Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tieu luan hanh vi to chuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.46 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi người là một cá thể, nhưng trong công việc mỗi cá thể lại đảm nhiệm
những vai trò khác nhau trong tập thể để cùng hướng tới một mục tiêu chung là
hoàn thành tốt nhiệm vụ và công việc. Là một doanh nghiệp nhỏ trong ngành thiết
kế xây dựng với 10 nhân viên đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau, sự cố gắng
và tích cực của mỗi cá nhân trong nhiệm vụ được giao sẽ ảnh hưởng đến tiến độ
hiệu quả công việc của nhóm, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Doanh nghiệp.
Từ lý do trên, việc nghiên cứu cơ sở hành vi nhóm của các cá nhân sẽ giúp
cho người quản lý giải quyết được những vấn đề vướng mắc và xử lý tốt những
tình huống có thể xảy ra giữa các cá nhân trong nhóm.

1


PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI CỦA NHÓM
1. Khái niệm và phân loại nhóm.
- Khái niệm: Nhóm gồm hai hay nhiều cá nhân, tương tác và phụ thuộc lẫn
nhau nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể.
- Có 02 loại nhóm gồm: nhóm chính thức (bao gồm: nhóm chỉ huy và nhóm
nhiệm vụ) và nhóm không chính thức (bao gồm: nhóm lợi ích và nhóm bạn bè).
+ Nhóm chính thức: là nhóm thực hiện các công việc cụ thể theo cơ chế tổ
chức. Trong các nhóm chính thức, mục tiêu của tổ chức là cơ sở thúc đẩy và định
hướng các hoạt động cá nhân. Gồm:
• Nhóm chỉ huy: được xác định theo sở đồ tổ chức. Nhóm bao
gồm một nhà quản lý và một số nhân viên dưới quyền.
• Nhóm nhiệm vụ: bao gồm một số người cùng làm việc để hoàn
thành một công việc hay dự án nào đó theo phân công của tổ
chức. Khi hoàn thành xong nhiệm vụ, nhóm này sẽ tan rã.
+ Nhóm không chính thức: là liên minh giữa các cá nhân được hình thành
không phụ thuộc vào cơ cấu cũng như mục tiêu của tổ chức. Trong môi trường làm


việc, nhóm này hình thành do nhu cầu về giao tiếp và quan hệ xã hội. Gồm:
• Nhóm lợi ích: các thành viên liên kết với nhau để đạt được mục
tiêu cụ thể mà mỗi người trong số họ quan tâm.
• Nhóm bạn bè: là những các nhân có đặc điểm chung, bất kể họ
có làm việc cung nhau hay không.
2. Cơ sở hình thành nhóm:

2


Các cá nhân tham gia vào nhóm vì nhiều lý do, các nhóm khác nhau cung cấp
các lợi ích khác nhau cho các thành viên của mình. Vì vậy mỗi người có thể tham
gia một số các nhóm nhất định.
Có 03 lý do chính để các cá nhân tham gia nhóm:
- Vì lý do an toàn: bằng cách tham gia một nhóm nào đó, các cá nhân có thểm
giảm được tình trạng mất an toàn của tính trạng đơn lẻ. Mọi người cảm thấy mạnh
mẽ và tự tin hơn khi họ thuộc vào một nhóm nào đó.
- Vì lý do hội nhập: Các nhóm có thể đáp ứng các nhu cầu xã hội, mọi người
có thể phát triển mối quan hệ khi là thành viên nhóm (điều này thể hiện rõ hơn với
một quốc gia).
- Vì lý do sức mạnh: nhiều việc một các nhân đơn lẻ không thể đạt được có thì
có thể hoàn thành bởi một nhóm vì nó có thể hội tụ được tài năng, kiến thức để
hành thành công việc.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân trong nhóm.
3.1. Vai trò của cá nhân: là tập hợp các chuẩn mực hành vi mà một người
nắm giữ một vị trí nhất định trong một nhóm phải tuân thủ.
3.2. Chuẩn mức nhóm: là tiêu chuẩn hành vi trong khuôn khổ một nhóm mà
các thành viên phải tuân thủ, đây là yếu tố mà nhà quản lý quan tâm nhất trong
việc quản lý công việc vì khi được nhóm nhất trí và chấp thuận thì các chuẩn mực
nhóm có ảnh hưởng đến hành vi cá nhân.

Có nhiều nghiên cứu để chỉ ra ảnh hưởng của chuẩn mực nhóm đến hành vi
các nhân, điển hình là các nghiên cứu sau:

3


* Nghiên cứu của Hawthorne:
Khi cả nhóm làm việc ở mức độ trung bình, mặc dù trong nhóm có những
người làm việc tốt nhưng không dám tăng năng suất lao động tối đa vì sợ sản
lượng dự kiến sắp tới sẽ tăng và ảnh hưởng đến mức khen thưởng của đơn vị, của
người làm chậm. Vì vậy nhóm cố gắng giữa năng suát lao động trung bình và ngăn
cản những người muốn phá vỡ chuẩn mực của nhóm. Theo nghiên cứu của
Hawthore:
- Nhóm có ảnh hưởng lớn đến hành vi cá nhân;
- Chuẩn mực nhóm chi phối và tác động mạnh đến kết quả làm việc cá nhân.
- Lợi ích kinh tế là nhân tố quyết định kết quả làm việc của nhân viên nhưng
không mạnh mẽ bằng các chuẩn mực, tình cảm và tính bảo đảm trong nhóm.
* Nghiên cứu của Solomon Asch:
Nghiên cứu này cho thấy 35% đối tượng thử nghiệm đưa ra câu trả lời mà họ
biết là sai nhưng lại nhất quán với câu trả lời của các thành viên khác trong nhóm.
Điều này cho thấy có những chuẩn mực nhóm buộc các cá nhân phải tuân theo.
3.3. Tính liên kết nhóm: là mức độ mà cá thành viên gắn kết với nhau, nó
ảnh hưởng đến năng suất của nhóm.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến tính liên kết giữa các cá nhân trong nhóm:
- Các yếu tố thuộc về tổ chức: phong cách lãnh đạo, sự thành công.
- Các yếu tố thuộc về môi trường làm việc: bản chất công việc, cách bố trí nơi
làm việc, thông tin giao tiếp trong nội bộ tổ chức, các công cụ công nghệ thông tin.

4



- Các yếu tố thuộc về thành viên của nhóm: số lượng thành viên trong nhóm,
sự khác biệt giữa các thành viên trong nhóm.
* Để tăng tính liên kết nhóm, có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Giảm quy mô nhóm.
- Khuyến khích các thành viên đồng tình ủng hộ các mục tiêu nhóm.
- Tăng lượng thời gian mà các thành viên nhóm ở bên nhau (cả trong công
việc và cuộc sống).
- Tăng địa vị của nhóm và tầm quan trọng được là thành viên trong nhóm.
- Thúc đẩy cạnh tranh với các nhóm khác.
- Trao phần thưởng cho nhóm chứ không phải là thành viên.
3.4. Quy mô nhóm: là số lượng cá nhân trong một nhóm, có thể quy ước: 10
thành viên trở lên là nhóm lớn và dưới 7 thành viên là nhóm nhỏ. Nhóm lớn tham
gia giải quyết vấn đề hiệu quả hơn nhóm nhỏ, nhưng nhóm nhỏ thường hoàn thành
nhiệm vụ nhanh hơn so với nhóm lớn.
- Quy mô nhóm là nguuyên nhân dẫn đến tình trạng ỷ lại. Sự ỷ lại là xu hướng
mà cá nhân làm việc tập thể ít nỗ lực hơn so với khi làm việc một mình. Ví dụ:
nằm 1920, nhà tâm ly s học Ringelmann (người Đức) so sánh kết quả của cs nhân
và kết quả của nhóm qua việc kéo dây thừng thì nhận thấy, lực kéo của cá nhân
tường người trong nhóm 3 chỉ gấp 2,5 lần và nhóm 8 người chưa được bằng 4 lần
so với từng cá nhân khi kéo một mình.
- Việc gia tăng quy mô nhóm có quan hệ nghịch với thành tích nhóm, đó là
hiện tượng ỷ lại:
5


+ Một số thành viên trong nhóm cho rằng người khác trong nhóm
không nỗ lực đúng mức để hoàn thành công việc của mình , nên họ lập lại "sự công
bằng" bằng cách giảm bớt nỗ lực của mình.
+ Sự phức tạp trong việc xác định công lao đóng góp của mỗi cá nhân

trong nhióm cũng là yếu tố gây lên sự ỷ lại.
3.5. Thành phần nhóm: thông thường, hoạt động nhóm đòi hỏi kỹ năng và
kiến thức đa dạng. Vì vậy, các nhóm không đồng nhất sẽ hiểu quả hơn các nhóm
đồng nhất, mặc dù sự đa dạng sẽ làm giảm khả năng thích nghi và tăng sự xung
đột.
Đa dạng văn hóa dường như là nhân tố quý báu để thực hiện những công việc
đòi hỏi phải có những cách nhìn khác nhau. Các nhóm này thường gặp khó khăn
trong việc học cách làm với nhau và giải quyết vấn đề. Thường các nhóm đa dạng
này mất khoảng 3 tháng để vượt qua sự cách biệt.
3.6. Địa vị cá nhân trong nhóm.
Địa vị là sự phân bậc trong phạm vi nhóm, địa vị có thể đạt được chính thức
do tổ chức quy định, gắn với nhiều quyền lợi hơn (lương, thưởng, quyền quyết
định, lịch làm việc). Địa vị có thể không chính thức nhờ đặc điểm cá nhân: tuổi
tác, trình độ giáo dục, giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm…
Địa vị là nhân tố quan trong việc hiểu biết hành vi: công việc thuận lợi hơn
khi người có địa vị cao giao việc cho người có địa vị thấp. Ngược lại, người có địa
vị thấp giáp việc cho người có địa vị cao sẽ gây xung đột trong hệ thống địa vị.

6


Việc quan trọng là tạo ra sự công bằng trong thứ bậc địa vị. Bất kỳ sự bất
công nào cũng có thể tạo ra tình trạng mất cân bằng. Lợi ích gắn liền với địa vị
chính thức cũng tạo ra các nhân tố quan trọng trong việc duy trì sự công bằng.
4. Quyết định nhóm.
4.1. Tư duy nhóm và việc ra quyết định.
Tư duy nhóm là hiện tượng xảy ra khi các thành viên quá chú trọng đến sự tán
thành của người khác. Tư duy nhóm chịu ảnh hưởng mạnh của năm yếu tố:
- Tính gắn kết: tính gắn kết cao giúp cho nhóm bàn luận nhiều hơn, đưa thông
tin nhiều hơn, nhưng sẽ làm nản lòng ý kiến bất đồng.

- Phong cách lãnh đạo cở mở: phong cách này khuyến khích sự tham gia của
người dưới quyền.
- Các nhà quản lý tránh để nhóm tự tách mình khỏi môi trường bên ngoài. Các
nhóm cách ly thường thiếu thông tin đầy đủ và tính khách quan khi ra quyết định.
- Nhà quản lý cần giảm thiểu sự ảnh hưởng của hạn chế về thời gian. Các
thành viên khi bị áp lực thời gian sẽ lựa chọn đường tắt mà đôi khi dẫn đến sai lầm
hoặc đồng thuận hời hợt.
- Nhà quản lý khuyến khích việc sử dụng các bước ra quyết định có cơ sở
khoa học.
4.2. Phương pháp ra quyết định nhóm.
a, Phương pháp phát triển tư duy: được áp dụng khi trong cuộc họp, trưởng
nhóm nêu vấn đề rõ ràng sao cho tất cả mọi người đều hiểu. Với một khoảng thời

7


gian cho trước, các thành viên nêu ra càng nhiều ý kiến càng tốt, các ý kiến đều
được ghi lại sau đó bàn luận và phân tích.
Quy tắc thực hiện phương pháp này:
- Số lượng các ý tưởng quan trọng hơn chất lượng của ý tưởng.
- Không được phép phê phán khi người khác đưa ra ý kiến.
- Những ý tưởng mới lạ cần được khuyến khích.
- Ý kiến mới có thể được hát triên trên cơ sở ý kiến trước.
- Khuyến khích mọi người tham gia chứ không bắt buộc.
b, Phương pháp sử dụng nhóm danh nghĩa.
Đây là việc các thành viên trong nhóm đều có mặt tại cuộc họp nhưng họ hoạt
động hoàn toàn độc lập với nhau.
- Cá nhân gặp nhau với tư cách là thành viên một nhóm, trước khi có bất kỳ
sự bàn luận nào, các thành viên đều phải độc lập viết ra ý tưởng của mình về vấn
đề cần giải quyết.

- Mỗi thành viên nêu ý kiến của mình và được ghi chép lại. Việc thảo luận chỉ
bắt đầu khi không có ý kiến nào khác.
- Nhóm tiến hành thảo luận và đánh giá các ý tưởng được nêu.
- Mỗi thành viên trong nhóm xếp hạng các ý kiến một cách độc lập. Quyết
định cuối cùng là phương án được xếp hạng cao nhất.
c, Phương pháp hội họp điện tử.

8


Đây là phương pháp các thành viên trong nhóm tham gia bằng mý tính nối
mạng. Vấn đề được nêu ra cho tất cả mọi người và họ đánh câu trả lời của mình lên
màn hình máy tính. Lợi thế của hội họp này là dấu tên, trung thực và tốc độ.

9


PHẦN II. HIỆN TRẠNG THỰC TẾ CỦA NHÓM VÀ ỨNG DỤNG HÀNH
VI NHÓM TRONG CÔNG VIỆC

Do tính chất công việc là thiết kế các công trình xây dựng, nên mức độ đánh
giá việc chính là kết quả thiết kế công trình. Để hoàn thiện thiết kế một công trình,
căn cứ theo ý tưởng thiết kế ban đầu mỗi cá nhân sẽ được phân chia làm nhiệm vụ
thiết kế những chi tiết khác nhau để từ đó tổng hợp lại và chỉnh sửa để đưa ra sản
phẩm giao cho khách hàng.
Nhóm được hình thành dựa trên mức độ phức tạp của công trình cần thiết kế,
với một công trình đơn giản một nhóm có thể là 3 người, còn với một công trình
lớn phức tạp thì sẽ tập hợp toàn bộ nhân viên để hoàn thiện. Bên cạnh mức độ phức
tạp của công trình thì số lượng người tham gia nhóm thiết kế còn bị ảnh hưởng bởi
tiến độ giao sản phẩm thiết kế cho khách hàng. Khi nhóm được hình thành sẽ có

một người được giao làm trưởng nhóm với nhiệm vụ tổng hợp và giám sát quá
trình làm việc của nhóm.
Quy trình hoạt động của nhóm được áp dụng theo các bước như sau:
- Nhận công trình thiết kế được giao.
- Họp nhóm để nghiên cứu công trình và đưa ra các ý tưởng trong thiết kế để
từ đó đưa ra ý kiến thống nhất về mẫu thiết kế, giải pháp thiết kế công trình.
- Trưởng nhóm sẽ thực hiện phân công nghiệp vụ cho các thành viên trong
nhóm và yêu cầu tiến độ phải hoàn thành.

10


- Trong khi thực hiện công việc nếu có vướng mắc hoặc có ý tưởng mới, cá
nhân trong nhóm sẽ báo cáo lại với trưởng nhóm và tiến hành họp nhóm để lấy ý
kiến chung.
- Sau khi các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao, trưởng
nhóm sẽ tổng hợp lại.
Việc vận hành hoạt động của nhóm không phải lúc nào cũng thuận lợi và
không có vướng mắc bởi một số lý do như sau:
- Trình độ, kinh nghiệm và thâm niên của mỗi cá nhân trong nhóm có thể
không đồng đều nên có thể dẫn tới tình trạng có cá nhân không hoàn thành kịp
nhiệm vụ được giao.
- Đối với một số cá nhân có năng lực nhưng do định kiến hay ngại bị giao
thêm việc nên chỉ hoàn thành công việc theo tiến độ được giao hoặc đợi nộp bản
thiết kế cùng với mọi người trong nhóm.
- Ngại đưa ra quan điểm, quyết định của cá nhân mình khi khác với quan
điểm của các cá nhân khác trong nhóm.
Từ những lý do nêu trên, đòi hỏi người quản lý trong Công ty khi thực hiện
phân chia nhóm hay giao nhiệm vụ trong nhóm phải nắm bắt được năng lực của
từng cá nhân tham gia nhóm để giao nhiệm vụ phù hợp, đồng thời phải thường

xuyên có cơ chế khuyến khích để các cá nhân trong nhóm hoàn thành tốt công việc
được giao đồng thời tích cực có những ý kiến đóng góp của mình trong công việc.

11


KẾT LUẬN
Mô hình làm việc nhóm lpà xu tất yếu trong xã hội hiện nay vì những ưu
điểm của nó, làm việc Nhóm có thể đưa ra những giải pháp sáng tạo; đồng thời
thành viên trong nhóm có thể học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng
làm việc để qua đó nâng cao hiệu quả trong thực hiện công việc.
Làm việc nhóm giúp nâng cao hiệu quả trong thực hiện công việc, đồng thời
cũng có thể làm giảm hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Người lãnh đạo
cần có khả năng bố trí và sắp xếp công việc một cách hợp lý thì qua đó mới có thể
phát huy hết hiệu quả làm việc của nhân viên kể cả trong trường hợp làm việc độc
lập và làm việc nhóm.
Làm việc theo nhóm nghĩa là cùng nhau hướng về một mục tiêu chung, cùng
phấn đấu để tìm kiếm sự thành công trong học tập hoặc trong công việc. Kết quả
của sự cộng tác này đôi khi hiệu quả hơn cả sự mong đợi. Tuy nhiên mọi lý do
xuất phát tự sự ích kỷ, tính tự cao tự đại hay sự nể nang thái quá, sự nhút nhát
trong bày tỏ ý kiến, tư tưởng “dĩ hòa vi quý”; đùn đẩy trách nhiệm, không có tinh
thần đoàn kết,…đều có thể dẫn đến hoạt động của nhóm không đạt được mục tiêu
đã đề ra. Vì vậy, người lãnh đạo nhóm cần có đủ khả năng lôi kéo và hướng mọi
thành viên trong nhóm ới mục tiêu chung, từ bỏ hoặc hạ thấp cái “tôi” của từng
thành viên thì mới xây dựng được nhóm thực sự hiệu quả và qua đó mới có thể
nâng cao hiệu quả thực hiện công việc.

12




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×