Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

NGHIÊN cứu TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN CTCC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 56 trang )

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN CTCC & DVDL HẢI PHÒNG NĂM 2010
I. Nghiên cứu về cơ cấu của bộ phận tài chính công ty
1) Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tài chính công ty
*) Chức năng
Tham mưu phương hướng ,biện pháp, quy chế .Quản lý tổ chức thực hiện
các quyết định tài chính của Hội Đồng Quản Trị và tổ chức thưch hiện công tác
kế toán sao cho có hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, đúng quy chế, chế dộ theo
quy định hiện hành.
*) Nhiệm vụ cụ thể
- Kế toán thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng, nôị dung
công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán .
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, nghĩa vụ thu nộp, thanh toán
nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát
hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán , tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp các thông tin , số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn
- Thực hiện việc chi trả tiền lương , các khoản phụ cấp và các khoản chi khác
phục vụ cho việc xây dựng cơ sở vật chất , sửa chữa mua sắm trang thiết bị
cho công ty.
- Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo về hoạt tài chính theo chế độ kế toán
hiện hành. Bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định.


2. Cơ cấu tổ chức
Là một đơn vị hạch toán kế toán độc lập, có địa bàn hoạt động tập trung
để đảm bảo cho việc chỉ đạo kiểm tra đôn đốc kế toán được sát sao, kịp thời nên
Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, tức là phòng kế
toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán chi


tiết và kế toán tổng hợp đến lập báo cáo tài chính. Mô hình kế toán tập trung là
một hình thức phù hợp với quá trình hoạt động của công ty. Vì mô hình này đơn
giản thuận tiện trong dự toán chi phí,dự toán thu nhập và kết quả của từng loại
hàng hoá, dịch vụ. Từ đó theo dõi ,kiểm tra suốt quá trình chi phí sản xuất ,mua
bán hàng hoá - dịch vụ để đáp ứng yêu cầu quản lý cụ thể của Doanh nghiệp một
cách hiệu quả,chính xác, kịp thời và tiện lợi.
Phòng kế toán gồm 5người, trong đó có một trưởng phòng, ba kế toán
viên và một thủ quỹ. Mỗi thành viên trong phòng được sắp xếp và bố trí công
việc rõ ràng.
Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán:
Kế toán
trưởng

(kiêm Kế toán tổng

Kế toán
thuế
và kế toán

Kế toán thanh
toán
và kế toán

Kế toán
kho

Thủ quỹ

*) Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành

toàn bộ hệ thống kế toán của công ty, làm tham mưu cho giám đốc về hoạt động
tài chính, lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra kế toán trong toàn Công ty. Nghiên cứu
vận dụng chế độ, chính sách kế toán của nhà nước vào đặc điểm của công ty, xét
duyệt báo kế toán của toàn công ty trước khi gửi lên giám đốc. Đồng thời tham
mưu cho giám đốc, bố trí, sắp xếp nhân sự phòng Tài chính, Kế toán sao cho
hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của công ty.


- Kế toán thuế, kế toán TSCĐ: Gồm một kế toán thuế kiêm kế toán TSCĐ,
có nhiệm vụ viết hoá đơn,chứng từ cho khách hàng. Tập hợp các hoá đơn đầu
vào và đầu ra để lập báo cáo thuế gửi lên cơ quan thuế. Ngoài ra kế toán thuế
còn theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định, theo dõi việc tính khấu hao
TSCĐ theo quy định của Nhà nước.
- Kế toán thanh toán và kế toán lao động tiền lương: Gồm có một người
kế toán thanh toán kiêm kế toán lao động tiền lương, theo dõi công nợ của khách
hàng và nhà cung cấp; Kiểm soát chứng từ thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng;
Phát hành giấy báo nợ, báo có; Theo dõi tạm ứng nhân viên; Theo dõi các hợp
đồng mua, bán; Thực hiện các công việc được giao khác do Giám Đốc và Kế
Toán Trưởng. Bộ phận thanh toán có nhiệm vụ ghi các sổ TK 111,112,341,…
tính lương và trích BHXH cho công nhân viên.
- Kế toán kho: Thủ kho đảm nhiệm việc xuất – nhập hàng hoá trong kho
trên cơ sở các phiếu nhập, phiếu xuất hợp lệ, hợp pháp. Thực hiện kiểm kê kho
định kỳ và thực hiện đối chiếu số dư hàng tồn thực tế trong kho với số dư trên sổ
sách kế toán. Quản lý kho công cụ, dụng cụ, trang thiết bị của công ty, quản lý
tài sản công ty.
- Thủ quỹ: Thực hiện việc kiểm tra lần cuối về tính hợp pháp và hợp lý của
chứng từ trước khi xuất, nhập tiền khỏi quỹ. Kiểm tra tiền mặt để phát hiện các
loại tiền giả và báo cáo kịp thời. Tự động thực hiện kiểm kê đối chiếu quỹ hàng
ngày với kế toán tổng hợp, quản lý toàn bộ tiền mặt trong két sắt. Quản lý chìa
khoá két sắt an toàn, không cho bất kỳ người nào không có trách nhiệm giữ hay

xem chìa khoá két. Chịu trách nhiệm lưu trữ chứng từ thu chi tiền. Đảm bảo số
dư tồn quỹ phục vụ kinh doanh và chi trả lương cho nhân viên bằng việc thông
báo kịp thời số dư tồn quỹ cho kế tổng tổng hợp. Thực hiện các công việc khác
do Kế toán trưởng và Giám đốc giao.
3) Mối quan hệ
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức ta nhận thấy bộ phận kế toán tài vụ trong công ty
chịu sự giám sát và quản lý trực tiếp của giám đốc công ty, và liên quan chặt chẽ
với các phòng ban khác trong công ty nhất là phòng tổ chức hành chính và


phòng tổ chức kỹ thuật, phòng kế toán tài vụ sẽ phải phối hợp chặt chẽ và
chuyên nghiệp với các phòng ban này để lấy số liệu tổng hợp và thực hiện sản
xuất kinh doanh theo sự giám sát của ban giám đốc công ty, chính sự phối hợp
có đồng bộ và khoa học thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Phòng tài vụ phối hợp với các phòng nghiệp vụ xây dựng phương án tài
chính của Công ty, sử dụng vốn, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế. Phòng
kế toán của công ty chịu trách nhiệm theo dõi và hạch toán tất cả nhưng nghiệp
vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Trong phòng có thực hiện việc phân công
nhiệm vụ cho từng nhân viên kế toán chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực hoạt
động của công ty, sau đó tổng hợp báo cáo cho kế toán trưởng.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng kế toán.
Có sự phối hợp chặt chẽ hơn mối quan hệ mật thiết giữa bộ phận tài chính
doanh nghiệp với các phòng ban chức năng khác, đặc biệt tạo ra mối quan hệ
chặt chẽ giữa bộ phận quản trị tài chính với Giám đốc, Tổng giám đốc hay Hội
đồng quản trị doanh nghiệp. Đó là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp phát
triển nhanh hơn, tăng thêm khả năng hội nhập kinh tế thế giới. Một doanh
nghiệp phát triển và thành công trong kinh doanh bao giờ cũng phải đi kèm với
tình hình tài chính vững mạnh và hiệu quả.
4) Nhận xét

- Đặc điểm của cơ cấu tổ chức này là quan hệ giữa các thành viên trong
phòng được tổ chức thực hiện theo một đường thẳng. Người thừa hành sẽ nhận
và thi hành mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp. Cấp trên chịu trách nhiệm hoàn
toàn về kết quả công việc của người dưới quyền .
Mô hình cơ cấu này sẽ tăng cường được trách nhiệm cá nhân và tránh được
tình trạng người thừa hành phải thi hành những chỉ thị khác nhau thậm chí mâu
thuẫn của những người phụ trách .
Tuy nhiên, cơ cấu này có nhược điểm là: người phụ trách phải có kiến thức
toàn diện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và nó không tận dụng được sự sáng
tạo trong công việc của mỗi thành viên .


Tóm lại nhìn tổng quát thì cơ cấu tổ chức phòng tài vụ của công ty như thế
này là phù hợp thực tế. Mặc dù còn có một số nhược điểm nhưng những nhược
điểm này không mấy ảnh hưởng tới toàn bộ công ty.
- Về hình thức kế toán: Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là Nhật ký chung.
Đây là hình thức kế toán đơn giản, gọn nhẹ, dễ theo dõi. Dựa trên đặc điểm
riêng của công ty và đặc điểm quản lý, năng lực, trình độ chuyên môn của cán
bộ kế toán nên việc áp dụng hình thức Nhật ký chung là thích hợp. Bộ sổ kế toán
của công ty được lập hàng tháng, khá đầy đủ, được phản ánh theo trình tự thời
gian và theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cách thức ghi chép và
phương pháp hạch toán khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu, nguyên tắc của
chuẩn mực kế toán Việt Nam, việc tổ chức hạch toán kế toán khoa học, rõ ràng.
- Việc áp dụng kế toán máy vào trong kế toán xuất phát từ đòi hỏi cung cấp các
thông tin số liệu kinh tế một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời cho nhà
quản lý, lãnh đạo công ty biết, mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Máy được
nối mạng giữa phòng kế toán với các bộ phận khác của công ty, việc này tạo
điều kiện nâng cao hiệu quả trong khâu thu thập những chứng từ hạch toán ban
đầu, tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu suất và chất lượng, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.



II.Phân tích tình hình tài chính của công ty
1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHUNG CỦA CÔNG TY NĂM 2010
STT
I

Chỉ tiêu

Đơn vị

Đầu năm

Cuối kỳ
37.800.142.28
6
7.348.479.149
30.451.663.13
7
37.800.145.28
6
4.281.857.155
33.518.288.13
1

Chênh lệch

So sánh
(%)


-2.015.070.169

94,94

-1.948.512.672

79,04

-66.557.497

99,78

-2.015.067.169

94,94

-2.150.107.893

66,57

135.040.724

100,40

Quy mô sử dụng vốn
1
a.

Tài sản

Tài sản ngắn hạn

Đồng
Đồng

b.

Tài sản dài hạn

Đồng

2
a.

Nguồn vốn
Nợ phải trả

Đồng
Đồng

Vốn chủ sở hữu
Mức độ độc lập về mặt tài chính
Tỷ suất tự tài trợ
Khả năng thanh toán
Tỷ suất thanh toán hiện hành
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn
Tỷ suất thanh toán nhanh
Tỷ suất thanh toán tức thời

Đồng


39.815.212.45
5
9.296.991.821
30.518.220.63
4
39.815.212.45
5
6.431.965.048
33.383.247.40
7

%

83,85

88,67

4,82

-

Lần
Lần
Lần
Lần

6,19
1,60
1,59

1,16

8,83
1,86
1,85
1,37

2,64
0,26
0,26
0,21

142,61
116,40
116,31
118,31

b.
II
III
1
2
3
4


*) Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty năm 2010
a/ Đánh giá khái quát quy mô sử dụng vốn của doanh nghiệp
Về tình hình tài sản: Nhìn vào bảng phân tích tình hình tài sản của công ty
ta thấy TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn, đạt 80,56% trong tổng tài sản. Nguyên nhân

là do công ty có nhiều nhà cửa, máy móc, phương tiện vận tải phục vụ cho sản
xuất và hoạt động của công ty. Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
thông thường thì tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ lớn như thế này chưa hẳn đã tốt.
Nhưng do đặc thù của Công ty là hoạt động công ích, các tài sản phục vụ công
cộng chiếm tỷ lệ lớn, nên tỷ lệ TSCĐ của Công ty như trên là hợp lý. Về mặt
tổng giá trị tài sản của công ty cuối năm giảm 5,06% so với đầu năm. Tài sản
ngắn hạn tại thời điểm năm 2010 giảm so với năm 2009 nguyên nhân là do hầu
hết các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn đều giảm, chỉ có tài sản ngắn hạn khác là tăng
lên. Ở thời điểm cuối năm, tài sản ngắn hạn giảm như vậy là tốt, vì doanh nghiệp
đã không để xảy ra tình trạng ứ đọng vốn, thanh toán các khoản nợ nhanh chóng,
dự trữ ít, nên dễ gây khó khăn cho doanh nghiệp nếu trên thị trường biến động
giá cả.
Về tình hình nguồn vốn: nguồn vốn năm 2010 tuy có giảm hơn so với
năm 2009, song về mặt cơ cấu nguồn vốn lại tốt. Nợ phải trả năm 2010 giảm đi,
đạt 66,57% so với năm 2009, tương ứng giảm 2.150.107.893 đồng về số tuyệt
đối. Vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng lên, đạt 100,4% so với năm 2009, tương
ứng tăng 135.040.724 đồng về số tuyệt đối. Tình hình tài chính của doanh
nghiệp là rất khả quan, khả năng đảm bảo về mặt tài chính tăng lên, an toàn,
vững chắc.
b/ Đánh giá khái quát mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp
Qua bảng phân tích, tỷ suất tự tài trợ năm 2010 của doanh nghiệp là
88,67%, tăng 4,82% so với năm 2009. Mức độ độc lập về mặt tài chính của
doanh nghiệp ngày một tăng cao, phù hợp với tình hình thực tế của doanh
nghiệp trong năm qua. Từ tháng 7/2010 doanh nghiệp đã chuyển đổi từ doanh
nghiệp Nhà nước thành doanh nghiệp TNHH một thành viên, do đó mà vốn chủ
sở hữu trong doanh nghiệp tự chủ hơn.


c/ Đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Khả năng thanh toán hiện hành năm 2010 là 8,83 lần, tăng 2,64 lần so với năm

2009. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp
trong năm 2010 là khá tốt.
- Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2010 là 1,86 lần, tăng 0,26 lần so với năm
2009. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp là cao, đảm bảo vốn vừa thanh toán đủ nợ ngắn hạn vừa
tiếp tục hoạt động được. Doanh nghiệp hoạt động bình thường.
- Khả năng thanh toán nhanh năm 2010 là 1,85 lần, tăng 0,26 lần so với năm
2009. Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh các
khoản công nợ ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán tức thời năm 2010 là 1,27 lần, tăng 0,21 lần so với năm
2009. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình thanh toán tốt, song tỷ suất này là khá cao
phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền
chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Qua phân tích ta thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2010
đều tăng lên so với năm 2009, và đều thể hiện được tình hình thanh toán rất khả
quan của doanh nghiệp. Không chỉ năm 2010 mà cả những năm trước tình hình
thanh toán của doanh nghiệp luôn thể hiện được điều này.
2. Nghiên cứu tích tình hình bảo đảm nguồn vốn năm 2010


TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN
Đầu năm
STT

I

Chỉ tiêu

Tài sản lưu động
Tiền và các khoản tương đương tiền

Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác

2

Tài sản cố định

II

Nguồn vốn

1

Nguồn vốn chủ sở hữu

2

Nợ dài hạn

III
1
2

Chênh lệch

So sánh

(đồng)


(%)

Giá trị

Tỷtrọng

Giá trị

Tỷtrọng

(đồng)
39,815,212,45

(%)

(đồng)

(%)

100.00

37,800,142,286

100.00

-2,015,070,169

23.35
16.97
6.21

0.11
0.06

7,348,479,149
5,427,503,203
1,830,096,788
40,879,158
50,000,000
30,451,663,13

19.44
14.36
4.84
0.11
0.13

-1,948,512,672 79.04
-1,328,271,476 80.34
-643,795,551 73.98
-3,888,364 91.31
27,442,719 221.66

76.65

7

80.56

Nhu cầu tài sản
1

a
b
c
d

Cuối năm

5
9,296,991,821
6,755,774,679
2,473,892,339
44,767,522
22,557,281
30,518,220,63
4
10.795.880.06
7

100,00

22.201.894.64
4

-66,557,497

94.94

99.78

100,00


11.972.009.389 205,65

98,51
1,49

11,689,011,983 214,80
-282,997,406 53,91

21,870,892,05
10,181,880,067
614,000,000

94,31
5,69

29.019.341.38

-

0
331,002,594

Cân đối
Thừa nguồn
Thiếu nguồn

15.598.247.64

-


-13.421.093.746

53,75


8
2
CHO CÔNG TY TNHH MTV CTCC VA DỊCH VỤ DU LỊCH HẢI PHÒNG NĂM 2010


Nhận xét
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải
có tài sản, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Việc bảo đảm đầy đủ nhu
cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được
tiến hành liên tục và có hiệu quả.
Qua bảng phân tích thì từ đầu năm và cuối năm 2010 nhu cầu tài sản của
công ty luôn lớn hơn nguồn vốn. Cuối năm 2010 công ty thiếu vốn là
15.598.247.642 đồng, giảm 13.421.093.746 đồng so với đầu năm hay giảm
46,25 %. Như vậy nguồn vốn của công ty không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản,
tuy nhiên công ty cũng đã cố gắng huy động từ nhiều nguồn khác nhau, điều này
được thể hiện rõ qua việc số vốn bị thiếu ở cuối năm 2010 nhỏ hơn so với thời
điểm đầu năm. Để bảo đảm có đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh
nghiệp cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động,
hình thành nguồn vốn. Trong năm 2010 doanh nghiệp đã tăng được vốn chủ sở
hữu từ 10,181,880,067 đồng hồi đầu năm lên con số 21,870,892,050 đồng ở thời
điểm cuối năm, tăng 214,8%. Đồng thời công ty cũng cố gắng giảm tỷ lệ nợ dài
hạn, tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu lên 98,51%, nhằm làm tăng mức độ độc lập về
mặt tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn hạn chế tình trạng bị
các đối tác, khách hàng chiếm dụng vốn của mình, nên các khoản phải thu cuối

năm 2010 đã giảm 643,795,551 đồng so với đầu năm, tương ứng giảm 26,02%,
giúp cải thiện tình trạng thiếu vốn.
Nhìn chung với những biện pháp tài chính mà doanh nghiệp đang tiến
hành thì thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan, doanh nghiệp
đang trên đà phát triển và tạo dựng uy tín trên thị trường.

3.Nghiên cứu cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
3.1.Những nghiên cứu về tài sản
a, Mục đích nghiên cứu tài sản của Công ty
Nghiên cứu cơ cấu TSCĐ là cơ sở cho công tác quản lý, phân loại một
cách khách quan sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý tốt hơn. Việc nghiên cứu cơ


cấu TSCĐ là xác định xem Tổng TSCĐ gồm có những loại nào và mỗi loại
chiếm bao nhiêu qua đó mà có một cơ cấu Tài sản tại các thời điểm.Với mục
đích của nhà quản lý là cần có một cơ cấu Tài sản hợp lý nhất, người quản lý sẽ
so sánh giữa cơ cấu hiện tại với nhu cầu để xác định loại tài sản thừa thiếu, đó là
bất hợp lý trong cơ cấu. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp điều
chỉnh để có cơ cấu hợp lý hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Phân tích chi tiết tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài sản để thấy rõ sự biến
động của từng khoản mục, xác định xem vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng
hay giảm chủ yếu do đâu, việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không.


CƠ CẤU TÀI SẢN NĂM 2010
CỦA CÔNG TY TNHH MTV CTCC VÀ DVDL HẢI PHÒNG
Số đầu năm

Số cuối kỳ


Giá trị
(đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Giá trị
(đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Chênh lệch
(đồng)

A. Tài sản ngắn hạn

9.296.991.821

23,35

7.348.479.149

19,44

-1.948.512.672

79,04


I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1.Tiền mặt
2. Tiền gửi ngân hàng
II. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu khác
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
III. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
IV. Tài sản ngắn hạn khác
1. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
2. Tài sản ngắn hạn khác

6.755.774.679
554.497.898
6.201.276.781
2.473.892.339
555.784.654
2.183.648.758
42.943.009
-308.484.082
44.767.522
44.767.522
22.557.281
20.070.000
2.487.281

16,97

1,39
15,58
6,21
1,40
5,48
0,11
-0,77
0,11
0,11
0,06
0,05
0,01

5.427.503.203
191.179.720
5.236.323.483
1.830.096.788
555.784.654
1.621.425.648
60.293.944
-407.407.458
40.879.158
40.879.158
50.000.000
0
50.000.000

14,36
0,51
13,85

4,84
1,47
4,29
0,16
-1,08
0,11
0,11
0,13
0,00
0,13

-1.328.271.476
-363.318.178
-964.953.298
-643.795.551
0
-562.223.110
17.350.935
-98.923.376
-3.888.364
-3.888.364
27.442.719
-20.070.000
47.512.719

80,34
34,48
84,44
73,98
100,00

74,25
140,40
132,07
91,31
91,31
221,66
0,00
2010,23

B. Tài sản dài hạn

30.518.220.634

76,65

30.451.663.137

80,56

-66.557.497

99,78

I. Tài sản cố định
1. Nguyên giá
2. Giá trị hao mòn

30.518.220.634
35.683.444.818
-5.165.224.184


76,65
89,62
-12,97

30.451.663.137
36.854.978.818
-6.403.315.681

80,56
97,50
-16,94

-66.557.497
1.171.534.000
-1.238.091.497

99,78
103,28
123,97

Tổng cộng tài sản

39.815.212.455

100,00

37.800.142.286

100,00


-2.015.070.169

94,94

Các loại tài sản

So sánh
(%)


b, Nhận xét:
Qua bảng phân tích có thể nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng
giảm đi. Cụ thể là tổng tài sản cuối năm 2010 là 37,800,142,286 đồng, đầu năm
2010 là 39,815,212,455 đồng. Như vậy so với đầu năm tổng tài sản cuối năm đã
giảm đi 2,015,070,169 đồng về số tuyệt đối và giảm về số tương đối là 94,94%,
đây là một sự giảm đi không quá lớn. Có sự giảm này là do sự giảm đi của cả tài
sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Điều này cho thấy quy mô vốn mà doanh nghiệp
sử dụng trong kỳ nhỏ đi. Cụ thể ta hãy xem xét thực trạng của từng loại tài sản
trong công ty.
Về mặt tài sản ngắn hạn
Cuối năm 2010 tài sản ngắn hạn của công ty là 7,348,479,149 đồng, đầu
năm là 9,296,991,821 đồng. Như vậy so với đầu năm thì tài sản ngắn hạn cuối
năm 2010 giảm 1,948,512,672 đồng, tương ứng với giảm 20,96 %. Tỷ trọng tài
sản ngắn hạn cuối năm 2010 là 19,44 %, đầu năm là 23,35 %. Như vậy là cả về
tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản cũng giảm đi đáng kể. Trong đó
chủ yếu là sự giảm đi rõ rệt của tiền và các khoản tương đương tiền. Ta có thể
thấy rất rõ điều này trên bảng tình hình tài sản của công ty.
*) Tiền của doanh nghiệp cuối năm 2010 là 5,427,503,203 đồng, đầu năm
là 6,755,774,679 đồng. Như vậy là tiền của doanh nghiệp giảm 1,328,271,476

đồng, tương ứng với 92.16%. Nguyên nhân việc giảm tiền ở cuối năm của cả
tiền mặt (giảm 65,52%) và tiền gửi ngân hàng (giảm 15,56%) là do doanh
nghiệp đã cố gắng thanh toán các khoản nợ phải trả, vì vậy mà hệ số thanh toán
của doanh nghiệp tương đối tốt. Ta cũng thấy tỷ lệ tiền mặt của doanh nghiệp
cũng giảm đi nhiều cũng là do công ty đã có những nỗ lực rất lớn trong việc lập
dự toán các khoản chi, giúp chủ động được kế hoạch chi tiêu. Vì vậy công ty
không cần dự trữ một lượng tiền mặt quá lớn tại quỹ. Điều này góp phần giúp
cho công ty tránh được những rủi ro mất mát tài sản.
*) Các khoản phải thu ngắn hạn: là tài sản của công ty hiện bị các công ty khác
chiếm dụng mà công ty phải có trách nhiệm thu hồi. Khoản thu này giảm
643,795,55 đồng chủ yếu là trả trước cho người bán giảm, khoản phải thu của


khách hàng không thay đổi, và khoản thu khác tăng nhẹ. Nhìn chung doanh
nghiệp đã giảm được tình trạng bị chiếm dụng vốn, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp quay vòng vốn được nhiều hơn.
+

Phải thu của khách hàng : là khoản thu do bán hàng hoá ,dịch vụ cho
khách hàng, khoản mục này không thay đổi cho thấy nỗ lực của doanh
nghiệp trong việc đôn đốc thu hồi các khoản nợ phải thu.

+

Trả trước cho người bán là khoản tiền công ty trả trước để mua hàng
hoá dịch vụ mà công ty chưa được giao hàng. Cuối kỳ ta thấy khoản trả
trước cho người bán đạt 74,25% so với đầu năm, giảm 562,223,110 đồng về
số tương đối, chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp ngày một nâng cao, đối với
những khách hàng quen thuộc doanh nghiệp không phải trả trước nhiều nữa.


+

Các khoản phải thu khác: Trong kỳ các khoản phải thu khác lại tăng
khá cao, tăng 40,4%, doanh nghiệp cần quan tâm lưu ý, tuy rằng các khoản
thu này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số phải thu nhưng không nên để tăng quá
cao sẽ ảnh hưởng đến tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Đây là những
khoản phải thu không mang tính trao đổi mua bán.

+

Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các
khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn thanh toán
nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
Cuối năm 2010 doanh nghiệp đã tăng thêm khoản dự phòng phải thu khó
đòi cho năm sau lên 407,407,458 đồng, tăng 32,07% so với năm 2009. Tỷ lệ
tăng khá cao do đó doanh nghiệp cần chú ý vì doanh nghiệp có thể bị thất
thu các khoản nợ phải thu có thể phát sinh. Dự phòng tăng làm tăng chi phí,
đồng nghĩa với sự tạm thời giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo.
Công ty cần phải chú trọng hơn đến công tác bán hàng và thu hồi nợ, có

như vậy thì công ty mới tránh được rủi ro trong biến động giá, thiếu hụt vật tư,
nguyên – nhiên liệu.
*) Hàng tồn kho
Hàng tồn kho đầu năm là 44,767,522 đồng, cuối năm là 40,879,158 đồng
như vậy hàng tồn kho cuối năm giảm đi tương ứng với giảm tuyệt đối là


3,888,364 đồng giảm tương ứng là 8,69%. Do đặc thù kinh doanh của doanh
nghiệp là xây dựng và hoạt động môi trường cho nên thông thường lượng hàng
tồn kho chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng tài sản ngắn hạn, hầu hết vật

tư của doanh nghiệp đều ít nhập kho mà chuyển trực tiếp ra công trường giảm
lượng tiêu hao nhiên liệu, nhân công bốc vác, vận chuyển. Lượng hàng tồn kho
ít một mặt giúp doanh nghiệp có vốn để sử dụng cho hoạt động khác của doanh
nghiệp nhưng nếu giá cả thị trường biến động thì doanh nghiệp sẽ không có vật
tư dự trữ. Để tránh ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh thì công tác kế
toán phải dự báo biến động giá cả mà nhập vật tư, nhiên liệu dự trữ. Trường hợp
này rất cần thiết để không làm đội giá công trình. Dự trữ được vật tư lại là một
lợi thế trong kinh doanh.
*) Thuế và các khoản phải thu nhà nước
Thuế và các khoản phải thu Nhà nước đầu năm là 20.070.000 đồng, số
cuối năm là 0 đồng. Báo cáo tài chính năm 2009 và năm 2010 của Công ty ta
nhận thấy sự bất thường của con số này. Doanh nghiệp có chức năng thực hiện
một số hoạt động công ích, vì vậy hàng năm doanh nghiệp phải nộp cho Nhà
nước các khoản phí mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động công ích. Nhưng
2004 doanh nghiệp đã nộp thừa số tiền là 20.070.000 đồng, đến nay do thay đổi
cán bộ kế toán trưởng, và những phức tạp trong việc thu hồi lại số tiền này mà
Công ty đã cho xóa khoản nợ phải thu này.
*) Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản ngắn hạn khác đầu năm là 2.487.281 đồng, cuối năm là
50.000.000 đồng, tăng đột biến. Năm 2009, phòng tài vụ thay đổi cán bộ kế toán
trưởng, năm 2010 Công ty chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, cho nên chỉ tiêu
này biến động. Như vậy là do sự không đồng nhất trong cách hạch toán các
nghiệp vụ phát sinh của cán bộ phòng tài vụ. Thật vậy, số tài sản ngắn hạn ở đầu
năm là số chi sự nghiệp vượt quá, còn số tài sản ngắn hạn cuối năm là khoản chi
tạm ứng phát sinh. Doanh nghiệp đang cố gắng hoàn thiện tốt hơn nữa bộ máy
lãnh đạo của mình, không ngừng nâng cao trình độ cho các cán bộ chủ chốt.
Về tài sản dài hạn:


Cuối năm 2010 giá trị tài sản dài hạn của công ty là: 30.451.663.137đồng,

đầu năm là 30.518.220.634 đồng. Như vậy, so với đầu năm , tài sản dài hạn đã
giảm một lượng nhỏ là 66,557,497 đồng, tương ứng với 0,22%. Tỷ trọng tài sản
dài hạn so với tổng tài sản tăng lên từ 76,65% đầu năm 2010 đến 80,56 %.
Nguyên nhân của việc giảm như trên chủ yếu là do giá trị tài sản cố định
hữu hình. Đầu năm 2010 nguyên giá TSCĐ hữu hình là 35.683.444.818 đồng,
nhưng đến cuối năm 2010, nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng lên và đạt
36.854.978.818 đồng. Tức là đã tăng lên tới 1,171,534,000 đồng, hay tăng
3,28%. Tỷ trọng của nó cũng tăng từ 89,62 % năm 2009 lên 97,5 % năm 2010.
Nguyên nhân là do trong năm 2010 công ty đã mua bán thêm một số phương
tiện vận tải mới và đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thay thế, bổ sung.
Quỹ khấu hao của doanh nghiệp cuối năm 2010 tăng lên 1.238.091.497
đồng, tương ứng tăng 23,97% so với đầu năm. Mức tăng này là khá lớn, trong
khi nguyên giá TSCĐ tăng ít hơn nhiều. Nguyên nhân sự tăng đột biến quỹ khấu
hao của công ty là do trong năm doanh nghiệp đã thay đổi cách tính khấu hao
TSCĐ. Mọi năm công ty đều tính khấu hao theo dự tính, tức là doanh nghiệp
kinh doanh có lãi được bao nhiêu thì tự cho một khoản tương ứng là khoản khấu
hao TSCĐ, chứ không theo một tỷ lệ hợp lý nào. Năm nay, do đòi hỏi khách
quan của thực tế, doanh nghiệp đã tiến hành tách bạch TSCĐ dùng cho hoạt
động sự nghiệp và TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD để trích khấu hao hợp lý,
cho nên quỹ khấu hao của doanh nghiệp đột biến tăng cao.
c, Tiểu kết:
Qua bảng và nội dung phân tích ở trên ta thấy tổng tài sản giảm đi về số tuyệt
đối và số tương đối ở công ty là do giảm cả 2 loại tài sản ngắn hạn và dài hạn.
Trong đó có sự tăng lên về nguyên giá tài sản cố định hữu hình (máy móc thiết
bị và phương tiện vận tải...). Về kết cấu tổng tài sản của doanh nghiệp thì thấy
tài sản dài hạn, đặc biệt là TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn. Việc phân bố như vậy là
hợp lý bởi công ty là doanh nghiệp hoạt động công ích, xây dựng các công trình
vừa và nhỏ, kinh doanh dịch vụ nên cần nhiều máy móc thiết bị cũng như
phương tiện vận tải để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Đối với tài sản lưu



động và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ, các khoản phải thu giảm cho thấy
doanh nghiệp đang làm tốt công tác đôn đốc thu hồi nợ và việc sử dụng vốn có
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn bộc lộ những sai sót trong việc hạch
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sự không đồng nhất trong cách ghi chép kế
toán, nhiều khi chưa tuân thủ chế độ, chuẩn mực kế toán. Điều này đòi hỏi
doanh nghiệp cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng được
những yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn công việc tại công ty.
3.2. Những nghiên cứu về Nguồn vốn
a, Mục đích nghiên cứu
Cần xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số cũng như
xu hướng biến động của chúng. Nếu những nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ
trọng cao thì đánh giá là doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài
chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao, ngược lại nếu
công nợ phải trả chiếm phần lớn trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo
về mặt tài chính là thấp. Nếu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thuận lợi, lãi nhiều thì nên tăng nguồn vốn chủ và ngược lại, nếu tình hình sản
xuất của doanh nghiệp thường xuyên biến động lúc cần nhiều vốn, lúc cần ít vốn
thì nên dùng nguồn nợ phải trả. Cuối cùng ta đi đến kết luận là cơ cấu nguồn
vốn của doanh nghiệp như vậy là đã hợp lý hay chưa và cần thay đổi như thế
nào.


CƠ CẤU NGUỒN VỐN NĂM 2010
CỦA CÔNG TY TNHH MTV CTCC VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH HẢI PHÒNG
Các loại nguồn vốn
A. Nợ phải trả

Số đầu năm
Giá trị

Tỷ trọng
(đồng)
(%)
6.431.965.048
16,15

Số cuối kỳ
Giá trị
Tỷ trọng
(đồng)
(%)
4.281.857.155
11,33

Chênh lệch
(đồng)

So sánh
(%)

-2.150.107.893

66,57

I. Nợ ngắn hạn
1. Phải trả cho người bán
2. Người mua trả tiền trước
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
4. Phải trả người lao động
5.Các khoản phải trả, phải nộp khác

6. Quỹ khen thưởng phúc lợi
II. Nợ dài hạn
1. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
B. Vốn chủ sở hữu

5.817.965.048
1.347.633.059
1.887.288.650
498.463.706
1.682.149.036
327.792.140
74.638.457
614.000.000
614.000.000
33.383.247.407

14,61
3,38
4,74
1,25
4,22
0,82
0,19
1,54
1,54
83,85

3.950.854.561
2.020.865.763
732.288.650

496.753.737
550.882.434
251.888.140
-101.824.163
331.002.594
331.002.594
33.518.288.131

10,45
5,35
1,94
1,31
1,46
0,67
-0,27
0,88
0,88
88,67

-1.867.110.487
673.232.704
-1.155.000.000
-1.709.969
-1.131.266.602
-75.904.000
-176.462.620
-282.997.406
-282.997.406
135.040.724


67,91
149,96
38,80
99,66
32,75
76,84
-136,42
53,91
53,91
100,40

I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ đầu tư
2. Quỹ đầu tư phát triển
3. Quỹ dự phòng tài chính
4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
II. Nguồn kinh phí thuộc quỹ khác
1. Nguồn kinh phí
2. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

10.181.880.067
8.784.162.261
225.266.272
0
1.172.451.534
23.201.367.340
0
23.201.367.340

25,57

22,06
0,57
0,00
2,94
58,27
0,00
58,27

21.870.892.050
21.026.000.000
529.161.355
158.978.087
156.752.608
11.647.396.081
-191.543.281
11.838.939.362

57,86
55,62
1,40
0,42
0,41
30,81
-0,51
31,32

11.689.011.983
12.241.837.739
303.895.083
158.978.087

-1.015.698.926
-11.553.971.259
-191.543.281
-11.362.427.978

214,80
239,36
234,90
100,00
13,37
50,20
51,03

Tổng cộng nguồn vốn

39.815.212.455

100,00

37.800.145.286

100,00

-2.015.067.169

94,94


b, Nhận xét:
Qua bảng phân tích tình hình nguồn vốn thì thấy nguồn vốn của công ty

năm 2010 giảm đi so với đầu năm. Nếu đầu năm là 39.815.212.455 đồng thì
cuối năm là 37.800.145.286 đồng giảm về số tuyệt đối là 2.015.067.169 đồng
tương ứng với giảm đi 94,94 %. Nguyên nhân của sự giảm đi này là do các
khoản nợ phải trả của doanh nghiệp giảm đi đáng kể, đặc biệt là các khoản vay
ngắn hạn.
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì khoản mục vốn chủ sở hữu đã
tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng vào năm 2010, còn nợ phải trả chiếm tỷ trọng
nhỏ có xu hướng giảm đi vào cuối năm. Như vậy, cho thấy tình huy động nguồn
vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty là tốt, tỷ trọng nợ phải trả
thấp thể hiện mức độ độc lập về tài chính của công ty là khá cao.
Nợ phải trả
Nợ phải trả là nguồn vốn kinh doanh được tài trợ từ bên ngoài công ty mà
công ty có trách nhiệm phải trả. Nợ phải trả cuối năm 2010 so với đầu năm là
66,57% tương ứng với mức giảm 2.150.107.893 đồng , nguyên nhân giảm là do
cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm.
*) Nợ ngắn hạn:
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời gian phải trả trong vòng một chu kỳ
kinh doanh, năm 2010 hầu hết các chỉ tiêu trong nợ ngắn hạn đều giảm,ngoại trừ
khoản phải trả người bán tăng lên. Trong cơ cấu nợ phải trả của Công ty thì nợ
ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn nợ dài hạn, do đó nó có tầm ảnh hưởng chủ yếu
đến sự biến động của tổng nợ phải trả. Cuối năm nợ ngắn hạn là 3.950.854.561đ,
đạt 67,91% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.867.110.487 đồng.
+ Phải trả cho người bán: chỉ tiêu này cuối năm 2010 so với đầu năm là tăng
673.232.704 đồng, tương ứng tăng 49,96%. Điều này là hợp lý vì doanh nghiệp
đã giảm được khoản trả trước cho người bán, đồng nghĩa với việc các khoản
phải trả người bán tăng lên.
+ Người mua trả tiền trước: chỉ tiêu này cuối năm 2010 là 732.288.650 đồng, đã
giảm 1.155.000.000 đồng so với đầu năm. Năm 2010 doanh nghiệp đã có những



chính sách thanh toán linh hoạt, đối với những khách hàng quen thuộc thì chỉ
phải đặt trước một khoản ít hơn so với trường hợp thông thường, tạo tin tưởng
cho các đối tác của Công ty. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp không tìm hiểu kĩ
khách hàng của mình thì có thể dẫn đến tình trạng bị chiếm dụng vốn.
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: đầu năm 2010 khoản mục này là
498.463.706 đồng nhưng đến cuối năm 2010 thì nó giảm nhẹ và đạt 496.753.737
đồng. Khoản mục này giảm 0,34% tương đương với số tiền là 1.709.969 đồng,
tình hình thực hiện nghĩa vụ Ngân sách nhà nước, nguồn Ngân sách nhà nước bị
giảm đi. Nguyên nhân là năm 2010 lợi nhuận của Công ty giảm so với năm 2009
nên thuế thu nhập doanh nghiệp giảm đi. Đồng thời năm nay Công ty không
phải đóng thêm các khoản thuế khác.
+ Phải trả người lao động: Chỉ tiêu này cuối năm giảm so với đầu năm rất nhiều,
giảm 1.131.266.602 đồng. Nguyên nhân biến động là đầu năm tài khoản này còn
tồn của năm trước, đến cuối năm doanh nghiệp đã tiến hành thanh toán cho
người lao động, vì vậy số cuối năm là giảm nhiều so với số đầu năm.
+ Các khoản phải trả phải nộp khác: chỉ tiêu này cuối năm đã giảm 75.904.000
đồng so với đầu năm, khoản phải trả này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nợ ngắn hạn.
Khoản này giảm do số công nhân giảm đi, dẫn đến tiền đóng bảo hiểm cho công
nhân cũng giảm.
+ Quỹ khen thưởng phúc lợi: chỉ tiêu này đầu năm là 74.638.457 đồng, cuối năm
là -101.824.163 đồng, giảm 176.462.620 đồng. Năm vừa qua doanh nghiệp đã
chi quá mức số tiền trong quỹ khen thưởng phúc lợi mà lợi nhuận chưa phân
phối của năm 2010 chưa được bổ sung quỹ. Vì vậy số cuối năm của quỹ khen
thưởng phúc lợi giảm so với số đầu năm.
*) Nợ dài hạn :
Trong nợ dài hạn của công ty không có nhiều, chỉ có một khoản là dự phòng trợ
cấp mất việc làm, chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
Dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp đầu năm là 614.000.000
đồng, đầu năm là 331.002.594 đồng, giảm 282.997.406 đồng. Năm 2010 do
chuyển đổi doanh nghiệp, công ty đã khuyến khích những công nhân đã đủ số



năm công tác về hưu sớm, vì vậy doanh nghiệp đã phải trích khoản dự phòng trợ
cấp mất việc làm cho những lao động này, nên số dự phòng cuối năm giảm hơn
so với số đầu năm.
Vốn chủ sở hữu
*) Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn tự bổ sung trong quá trình hoạt động kinh
doanh. Nguồn này do công ty có quyền chủ động sử dụng vào mục đích kinh
doanh, không phải hoàn trả như nguồn công nợ. Nguồn vốn chủ sở hữu của công
ty vào cuối năm 2010 tăng so với đầu năm là 0,4% tương ứng với mức tăng
135.040.724 đồng. Nguyên nhân nguồn vốn tăng chủ yếu do tăng vốn đầu tư
chủ sở hữu, và sự tăng của các quỹ.
+ Vốn đầu tư chủ sở hữu cuối năm đã đạt 214,80% so với năm 2009, tương ứng
tăng 11.689.011.983 đồng về số tuyệt đối. Sự tăng lên rất lớn của vốn đầu tư chủ
sở hữu cuối năm do doanh nghiệp đã chuyển một công trình phục vụ công ích
(công trình bãi xe khu II) sang nguồn vốn kinh doanh. Trong năm doanh nghiệp
thấy công trình này hiệu quả kinh doanh thấp, (thu nhập 92.000.000đ/năm), mà
tỷ lệ tính giá trị hao mòn lại lớn, nên doanh nghiệp mạnh dạn chuyển tài sản này
sang vốn chủ sở hữu để có những biện pháp kinh doanh khác hiệu quả hơn.
+ Quỹ đầu tư phát triển : cuối năm quỹ đầu tư phát triển đã tăng 303.895.083đ
so với đầu năm. Sự tăng lên này của quỹ là vì cuối năm doanh nghiệp đã phân
phối lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vào các quỹ của doanh nghiệp, đồng
thời doanh nghiệp cũng muốn trong năm tới đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới
công nghệ, điều kiện làm việc của doanh nghiệp, có thể trích lợi nhuận phân
phối vào quỹ nhiều hơn.
+ Quỹ dự phòng tài chính : chỉ tiêu này cuối năm là 158.752.608 đồng, tăng
100% so với đầu năm. Vì có những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá
trình kinh doanh mà doanh nghiệp đã không thể lường trước được. Cuối năm
doanh nghiệp đã phân phối lợi nhuận sau thuế theo một tỷ lệ nhất định sang quỹ

này, mà những năm trước doanh nghiệp không hề có lập quỹ này. Đây là một


trong các biện pháp tài chính doanh nghiệp sử dụng năm 2010, tạo sự an toàn
cho tài sản, tài chính Công ty.
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối : Chỉ tiêu này cuối năm giảm
1.015.698.926 đồng so với đầu năm, đã giảm rất mạnh. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối cuối năm giảm vì các lý do sau : thứ nhất do lợi nhuận sau thuế năm
2010 giảm nhiều so với năm 2009, thứ hai đây cũng là số dư cuối năm của tài
khoản này sau khi đã phân phối lợi nhuận vào các quỹ đầu tư phát triển và quỹ
dự phòng tài chính.
*) Nguồn kinh phí
Doanh nghiệp là doanh nghiệp Nhà nước có thu, nên sử dụng một phần
kinh phí Nhà nước cấp để thực hiện hoạt động công ích của mình, hay còn được
gọi là nguồn kinh phí sự nghiệp.
+ Nguồn kinh phí : chỉ tiêu này cuối năm là -191.543.281đ, đầu năm là 0 đ. Điều
này có nghĩa là doanh nghiệp đã chi mà chưa được Ngân sách cấp kinh phí vì
vậy chỉ tiêu này bị âm ở cuối năm.
+ Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ : chỉ tiêu này cuối năm đã giảm
11.362.427.978 đồng so với đầu năm. Trong năm doanh nghiệp đã chuyển một
công trình phục vụ công ích (công trình bãi xe khu II) sang nguồn vốn kinh
doanh, vì thế số cuối năm giảm nhiều.
c, Tiểu kết:
Qua bảng và đi sâu phân tích chi tiết từng chỉ tiêu tổng nguồn vốn của
Công ty, thì năm 2010 doanh nghiệp đã có các biện pháp tài chính cần thiết cho
việc huy động, hình thành nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh nâng
cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể trong năm
2010 doanh nghiệp đã tăng được vốn chủ sở hữu từ 10.181.880.067 đồng hồi
đầu năm lên con số 21.870.892.050 đồng ở thời điểm cuối năm, tăng 214,8%.
Đồng thời công ty cũng cố gắng giảm tỷ lệ nợ phải trả, tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu

lên 98,51%, làm tăng mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Năm
2010 doanh nghiệp cũng tiến hành phân phối lợi nhuận sau thuế vào các quỹ
một cách hợp lý. Năm 2011 và các năm tiếp sau doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều


hơn nữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh, làm tăng lợi nhuận cho công ty, hiện
tại lợi nhuận của công ty còn thấp so với sản lượng và doanh thu mà doanh
nghiệp đã đạt được năm vừa qua.
4. Đánh giá tình hình và khả năng thanh toán
4.1, Mục đích nghiên cứu
Tình hình và khả năng thanh toán của một doanh nghiệp phản ánh rõ nét
chất lượng công tác tài chính, nếu hoạt động tài chính tốt doanh nghiệp sẽ ít
công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm
dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì dẫn đến tình trạng chiếm
dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài. Ta
cần phải phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
4.2, Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp
Lập bảng thống kê các khoản phải trả, các khoản phải thu
đầu năm và cuối kỳ trong năm tài chính 2010:


TÌNH HÌNH THANH TOÁN NĂM 2010
CỦA CÔNG TY TNHH MTV CTCC VÀ DVDL HẢI PHÒNG
Đầu năm
Chỉ tiêu

A. Các khoản phải thu

Giá trị

(đồng)
2.782.376.421

Cuối kỳ
Tỷ
trọng
(%)
100

Giá trị
(đồng)
2.237.504.246

Tỷ
trọng
(%)
100

Chênh lệch
(đồng)

So sánh
(%)

-544.872.175

80,42

1. Phải thu của khách hàng


555.784.654

19,98

555.784.654

24,84

0

100,00

2. Trả trước cho người bán

2.183.648.758

78,48

1.621.425.648

72,47

-562.223.110

74,25

42.943.009

1,54


60.293.944

2,69

17.350.935

140,40

B. Các khoản phải trả

5.743.326.591

100

4.052.678.724

100

-1.690.647.867

70,56

1. Phải trả người bán

1.347.633.059

23,46

2.020.865.763


49,86

673.232.704

149,96

2. Người mua trả tiền trước

1.887.288.650

32,86

732.288.650

18,07

-1.155.000.000

38,80

498.463.706

8,68

496.753.737

12,26

-1.709.969


99,66

4. Phải trả người lao động

1.682.149.036

29,29

550.882.434

13,59

-1.131.266.602

32,75

5. Các khoản phải trả khác

327.792.140

5,71

251.888.140

6,22

-75.904.000

76,84


3. Phải thu khác

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước


×