Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TIỂU LUẬN môn HÀNH VI tổ CHỨC1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.19 KB, 5 trang )

Học phần: Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học
Kinh tế vi mô là một bộ phận của kinh tế học - với tư cách là một môn
khoa học cơ sở, nghiên cứu bản chất của hiện tượng kinh tế, tính quy luật và xu
hướng vận động của các hiện tượng và quy luật kinh tế thị trường như chi phí cơ
hội cung cầu, co dãn, sản xuất, phân tích chi phí, cạnh tranh, độc quyền, vai trò
điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế thị trường…
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên của kinh tế học vi mô, cùng
với những kiến thức đã được học trong nhà trường, em xin được tóm tắt những
nội dung cơ bản giáo trình Kinh tế học vi mô của Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam được tái bản lần thứ mười một do GS.TSKH Ngô Đình Giao làm chủ biên.
Giáo trình Kinh tế học vi mô gồm 08 chương, nội dung của các chương
được tóm tắt sơ lược như sau:
Chương I: Tổng quan về kinh tế học vi mô.
Chương này cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế học vi mô và
những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp. Theo đó, kinh tế học vi mô là
một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề
kinh tế cụ thể của các thành viên trong một nền kinh tế. Kinh tế học vi mô
nghiên cứu tính quy luật, xu thế vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi
mô, những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò điều tiết của Chính Phủ.
Việc nghiên cứu kinh tế học vi mô phải thông qua những phương pháp nghiên
cứu kinh tế học như: phương pháp mô hình hóa, phương pháp so sánh tĩnh, quan
hệ nhân quả.
Ngoài đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu, chương I còn đề
cập đến những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, lựa chọn kinh tế tối ưu, ảnh
hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần, quy luật chi phí cơ hội tăng
dần và hiệu quả kinh tế.
Chương II: Cung- cầu
Học viên: Đào Thế Hải
Lớp: Quản lý kinh tế K1B

1




Học phần: Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học
Chương II trình bày lý thuyết cung -cầu và nghiên cứu nội dung của
cung và cầu. Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng
và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Cung là
số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các
mức giá khác nhâu trong một thời gian nhất định. Từ hai khái niệm cung- cầu,
giáo trình Kinh tế học vi mô cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung và
cầu, cơ chế hình thành giá và sự thay đổi của giá do cung, cầu thay đổi và các
hình thức điều tiết giá (Luật cung, luật cầu)
Chương III: Lý thuyết hành vi của người tiêu dùng
Chương này phân tích hành vi của người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích,
nghiên cứu các vấn đề về quy luật lợi ích cận biên giảm dần trong tiêu dùng, sự
lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng và sự co giãn của cầu…Lợi ích cận biên của
một hàng hóa có xu hướng giảm đi khi tiêu dùng ngày càng nhiều hơn hàng hóa
đó ở trong một thời kỳ nhất định. Dựa trên những lý thuyết và công cụ khác
nhau giúp chúng ta giải thích quyết định tối ưu của người tiêu dùng dưới ảnh
hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan.
Chương IV: Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Với nội dung tiếp tục việc nghiên cứu các khía cạnh của cung, hành vi
của người sản xuất, xem xét các doanh nghiệp sản xuất như thế nào để có hiệu
quả, chi phí sản xuất thay đổi ra sao khi giá đầu vào và đầu ra thay đổi.
Chương này không đi sâu phân tích những đặc điểm kinh tế kỹ thuật,
những hình thức pháp lý của doanh nghiệp mà chỉ nghiên cứu hành vi của doanh
nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa sản lương, chi phí và lợi nhuận;
doanh nghiệp quyết định sản xuất như thế nào và tính toán các chi phí ra sao để
có lợi nhuận tối đa.
Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp nghiên cứu các quy luật trong sản
xuất, chi phí và lợi nhuận. Cũng trong chương này, đề cập đến các kỹ thuật về

Học viên: Đào Thế Hải
Lớp: Quản lý kinh tế K1B

2


Học phần: Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học
tối ưu hóa trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào. Mục tiêu chính của doanh
nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận được minh họa qua nguyên tắc tối đa hóa lợi
nhuận. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ chọn sản lượng nào đó, sao cho
chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lớn nhất. Ngoài ra, các phạm
vi về thời gian ngắn hạn và thời gian dài hạn cũng được đề cập tới.
Chương V: Cạnh tranh và độc quyền
Cơ cấu thị trường nghiên cứu các mô hình về thị trường. Khi xem xét
trên góc độ cạnh tranh hay độc quyền, tức là xem xét hành vi của thị trường, các
nhà kinh tế phân loại thành các cấu trúc thị trường sau: thị trường cạnh tranh
hoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (bao gồm
cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn).
Trong mỗi cơ cấu thị trường, các đặc điểm được trình bày và sau đó là
hành vi tối đa hóa lợi nhuận của Doanh nghiệp trong thị trường đó được xem xét
thông qua việc xác định mức sản lượng, giá bán nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Chương VI: Thị trường yếu tố sản xuất
Các yếu tố sản xuất được chia thành ba nhóm cơ bản là lao động, đất đai
và vốn. Các doanh nghiệp mua các yếu tố sản xuất cần thiết trên thị trường yếu
tổ để tiến hành tổ chức sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho xã hội.
Trên thị trường này các doanh nghiệp đóng vai trò là người mua, các hộ gia đình
đóng vai trò là người cung cấp các nguồn lực. Giá của lao động gọi là tiền công,
giá của đất đai gọi là giá thuê, giá của vốn gọi là lãi suất.
Thị trường các yếu tố sản xuất nghiên cứu các vấn đề chung và các đặc

điểm đặc thù của thị trường, yếu tố sản xuất so với thị trường hàng hóa. Sau đó
sẽ xem xét các thị trường cụ thể về lao động, đất đai và vốn.
Chương VII: Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
Học viên: Đào Thế Hải
Lớp: Quản lý kinh tế K1B

3


Học phần: Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học
Chương này trình bày những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò
của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, vai trò và sự can thiệp của chính phủ
đối với hoạt động kinh tế vi mô, vai trò của Doanh nghiệp Nhà nước.
Để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, Chính phủ thực hiện
các chức năng kinh tế chủ yếu là: Xây dựng pháp luật, các quy định và quy chế
điều tiết; Ổn định và cải thiện các hoạt động của nền kinh tế; tác động đến việc
phân bổ các nguồn lực; quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư và kết
cấu hạ tầng. Các công cụ chủ yếu của Chính phủ tác động vào kinh tế là hệ
thống pháp luật, công cụ tài chính, tiền tệ.
Chương VIII: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới sự cân bằng và
phản ứng của thị trường
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới sự cân bằng và phản ứng của thị
trường trong mô hình cạnh tranh hoàn hảo, nghiên cứu về mặt định lượng tác
động của các nhân tố tới cầu và cung qua đó là kết quả của toàn thị trường.
Qua nội dung của giáo trình kinh tế vi mô, học viên có thể nắm được
những khái niệm và các vấn đề liên quan đến kinh tế vi mô, sự vận động của quy
luật trong nền kinh tế vi mô, các chính sách của chính phủ tác động vào nên kinh
tế để từ đó đánh giá được việc ra quyết định của doanh nghiệp khi tham gia vào
thị trường đã đảm bảo đạt được yêu cầu đề ra hay chưa.
Kinh tế học vi mô là một môn học cơ sở và khởi đầu đối với các học

viên chuyên ngành kinh tế, để giúp cho học viên dễ tiếp cận các nội dung trong
giáo trình và nâng cao khả năng nghiên cứu môn học, theo quan điểm cá nhân
em giáo trình kinh tế học vi mô cần đáp ứng được những nội dung như sau:
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố tác động đến nền kinh
tế luôn biến động và thay đổi hàng ngày, vì vậy nội dung giáo trình cần bổ sung
những ví dụ minh họa mang tính thời sự, phù hợp với từng thời kỳ để giúp cho
Học viên: Đào Thế Hải
Lớp: Quản lý kinh tế K1B

4


Học phần: Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học
người nghiên cứu hình dung và liên hệ được giữa lý thuyết của giáo trình và
thực tế diễn ra của nền kinh tế.
- Là một môn học khởi đầu đối với học viên chuyên ngành kinh tế, nên
môn kinh tế vi mô là môn học cung cấp những nền tảng kiến thực đầu tiên. Do
vậy, đối với các thuật ngữ chuyên ngành trong giáo trình nên giải thích rõ ràng,
ngăn gọn và dễ hiểu, đồng thời tránh lập đi lặp lại một vấn đề nghiên cứu.
Với những nội dung nêu trên, là một học viên chuyên ngành kinh tế em
xin tóm tắt những nội dung cơ bản và có một vài ý kiến đề xuất đối với giáo
trình Kinh tế học vi mô của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Học viên: Đào Thế Hải
Lớp: Quản lý kinh tế K1B

5




×