Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CTXH VS NN mo ta TH gia dinh ngheo DP thai trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.39 KB, 4 trang )

MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP NGƯỜI NGHÈO_ HUỲNH THỊ THƯƠNG
Tên: Huỳnh Thị Thương _ 50 tuổi
Sinh năm: 1968
Địa chỉ: Thôn An Trung, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

1. Tổng quan về thân chủ

Một người mẹ đơn thân _ Cô Huỳnh Thị Thương, 50 tuổi, hiện đang sống tại
thôn An Trung, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Hiện tại cô
đang sống cùng với hai đứa con gái là Huỳnh Thị Bạn _ 11 tuổi, đang sống và theo
học tại làng Hy Vọng thành phố Đà Nẵng và Huỳnh Thị Thu Thảo _ 8 tuổi đang học
tại trường Tiểu học Duy Trung. Trước đây cô có một người cha nhưng đã qua đời
cách đây một năm, chị gái cô cũng cắt đứt mọi mối quan hệ và tin tức từ đó. Công
việc hiện tại của cô là đi thu mua ve chai hoặc đi làm ruộng thuê. Mức thu nhập của
gia đình không ổn định. Bản thân trước đây có mắc căn bệnh tâm thần phân liệt. Rất
ít khi có người thuê cô đi làm, đôi khi còn bị chèn ép trả giá rất thấp cho một ngày
công, công việc đạp xe hàng ngày đi thu mua ve chai cũng rất ít lời. Nếu tính thu
nhập bình quân đầu người thì chưa đạt mức 400.000 đồng/tháng/người. Tài sản vật
chất của cô chỉ có một căn nhà chưa đến 80 m2, 1 sào lúa và một đám mè nhỏ. Đã
được công nhận là hộ nghèo nhưng hiện tại không giữ giấy chứng nhận. Chưa được
hưởng trợ cấp hàng tháng dành cho người khuyết tật và người nghèo.
2. Thực trạng nghèo

Gia đình cô Huỳnh Thị Thương đã được UBND xã Duy Trung chứng nhận
thuộc diện hộ nghèo.
Biểu hiện nghèo đói của từng quốc gia, từng vùng, từng nhóm người khác nhau
và của cá nhân cũng khác nhau ở nhiều khía cạnh. Đối với gia đình cô Huỳnh Thị
Thương ở thôn An Trung cũng vậy… cái nghèo đeo cái khổ.
1



-

Không có nghề nghiệp ổn định: Rất hiếm khi có người kêu cô đi làm thuê, chỉ
khi nào đến vụ mùa cô sẽ được kêu đi làm vài ba ngày, ngày công cũng không
cao, chỉ tầm 100.000/ ngày hoặc ít hơn. Những ngày còn lại cô đạp xe đi thu
mua ve chai. Có ngày chạy đi năm ba vòng thì kiếm được 15 – 20 nghìn, còn đa

-

số chỉ lời 8 – 10 nghìn.
Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng đạt dưới mức trung bình: chưa đến

-

400.000đồng / người.
Nghèo về tài sản: Tài sản vật chất chỉ có một căn nhà, bên trong không có vật
dụng gì có giá trị ngoài chiếc xe đạp với cái bếp ga cũ; không có ti vi; không có
giường mà chỉ ngủ trên sạp. Tài sản con người hạn chế : Lao động chính là cô
Thương, bản thân vừa có vấn đề về sức khỏe lại phải nuôi con nhỏ đi học nên
nguồn thu nhập cho gia đình vô cùng khó khăn; tài sản tự nhiên có 2 mảnh
ruộng, một sào lúa với 1 đám mè nhỏ, đất ở đây khô lắm nếu chăm lo tốt thì thu
được 1 ít mè, đôi lúc trời mưa gió bất thường cộng với bản tính hay quên,
không có kinh nghiệm của cô thì coi như bỏ hết. Về tài sản chính, ngay cả việc
chi tiêu hàng ngày còn rất e dè thì làm sao có thể tạo ra được tài sản lớn hơn.
Gia đình cô cũng không thể để dành một khoản tiền nào để phòng khi bất trắc
xảy ra. Tài sản xã hội bị hạn chế do không có tài sản có giá trị trong nhà nên
khó có thể tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ như vay vốn, ít tham gia vào các hoạt

-


động, tổ chức tập thể hoặc cá nhân khác ngoài xã hội.
Về y tế: Được cấp thẻ bảo hiểm miễn phí dành cho người nghèo. Bản thân từ
nhỏ đã mắc căn bệnh tâm thần phân liệt. Hiện tại đang tự uống thuốc tại nhà
nhưng không thường xuyên. Không có phương tiện đi lại dễ dàng nên mỗi lúc

-

đau ốm thì tự tìm thuốc bằng lá cây hoặc mua thuốc ở các tiệm.
Về giáo dục: Con gái cô Thương vẫn được miễn tiền học phí. Nhưng, tất cả
những suất hỗ trợ học tập người nghèo em vẫn chưa bao giờ nhận được. Con cái
của cô Thương vẫn được đến trường nhưng tình hình học tập của em rất bất ổn
(đứa con hiện đang sống với cô). Lười học. Học lực yếu kém lại không có
người chỉ dạy, không người quan tâm, đôi lúc không có đủ tiền mua một quyển
vở hay một chiếc bút em vẫn như thế đến lớp cho qua ngày.
2


-

Môi trường sống: Nơi ở thiếu vệ sinh, không có nguồn nước sạch nên dễ sinh và

-

lây bệnh.
Tài sản tinh thần: Ngoài những lúc có thể kiếm được tiền, ngoài những lúc sức
khỏe tốt cô rất hay bị người khác chèn ép, bóc lột. Cô hay chữi người khác
nhưng ngược lại rất sợ bị người khác chữi mắng mình. Vì người ta nghĩ thần
kinh cô không được bình thường nên chèn ép giá cả ngày công của cô hay buộc

-


cô đi làm thuê cho họ nếu không sẽ đến la mắng cô. Sợ bị bệnh nặng.
Chất lượng cuộc sống thấp: Quần áo thì người ta cho gì mặc nấy, quần áo đi học
của bé Thảo cũng là xin đồ cũ của người khác. Rất hiếm khi cô Thương đi chợ,
những ngày có kha khá tiền lời thì được miếng cá miếng canh còn không thì

-

mắm với dưa.
Không có tiếng nói và quyền lực: Cô đã được công nhận là hộ nghèo nhưng
không được giữ giấy tờ chứng nhận hộ nghèo. Không được hưởng trợ cấp hàng
tháng. Cô không biết những quyền lợi mà người nghèo được hưởng, người khác

cho gì lấy nấy, bảo gì nghe theo.
3. Nguyên nhân nghèo
- Do bản thân mang căn bệnh tâm tâm thần phân liệt nên việc tính toán và sức
-

khỏe không đủ để nâng cao năng suất lao động.
Không có ý thức thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, an toàn => sức khỏe yếu => nghèo về

-

con người => nghèo về tài sản.
Không có vốn, không có nguồn hỗ trợ, không có điều kiện, không có phương

tiện sản xuất hay công cụ lao động.
- Chưa có công việc phù hợp với khả năng và cải thiện kinh tế gia đình.
- Không có kinh nghiệm, trình độ.

- Không biết tiếp cận công nghệ, kỹ thuật thông tin.
- Không có người thân, họ hàng.
- Không có nhiều mối qun hệ xã hội.
- Chưa được chính quyền quan tâm tận tình.
4. Ảnh hưởng nghèo
- Đời sống không được đảm bảo: Thiếu ăn no, mặc ấm.
- Khó tiếp cận với các dịch vụ y tế tốt.
- Chất lượng học tập của con cháu không cao.
- Bất bình đẳng trong xã hội.
- Dễ sa vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp, bài bạc,… => suy đồi đạo đức thế hệ sau.
- Dễ sa ngã hoặc ảnh hưởng đến tính mạng.
3


- Dễ sinh bệnh, đặc biệt là bệnh tâm lý.
5. Giải pháp, đề xuất
- Gặp chính quyền địa phương để biện hộ quyền lợi mà thân chủ đáng được
-

hưởng, xin cấp giấy chứng nhận hộ nghèo.
Tìm kiếm các tổ chức, các dịch vụ ở địa phương và cộng đồng có khả năng hỗ

trợ cho TC.
- Kết nối với các nguồn lực hỗ trợ:
• Kết nối các dịch vụ, trung tâm, xí nghiệp để giới thiệu việc làm: công việc
quét dọn, đan mây.
• Giúp cô tiếp cận được với chính sách vay vốn dành cho người nghèo ở địa
-

phương.

Giúp cho thân chủ nhận thức được mình nghèo như thế nào, ảnh hưởng của
nghèo đói nghiêm trọng ra sao, cùng nhau phân tích và tìm ra nguyên nhân,

-

cuối cùng tạo động lực cho thân chủ từng bước vượt lên khó khăn.
Làm việc với con gái của thân chủ (Bé Thảo), giúp em hiểu được tầm quan
trọng của việc học để em chăm chỉ hơn, có tinh thần tự học, hạn chế nguy cơ sa

-

vào những cám dỗ tiêu cực.
Kêu gọi sự giúp đỡ từ phía những người xung quanh.

4



×