Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây Chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 52 trang )

Header Page 1 of 116.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƢỢC

LÊ THỊ NGUYỆT

NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY CHUA ME ĐẤT HOA VÀNG
(Oxalis corniculata L.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC HỌC

Hà Nội – 2017

Footer Page 1 of 116.


Header Page 2 of 116.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƢỢC

LÊ THỊ NGUYỆT

NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY CHUA ME ĐẤT HOA VÀNG
(Oxalis corniculata L.)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCNGÀNH DƢỢC HỌC

Khóa: QH.2012.Y
Người hướng dẫn: 1.TS. VŨ ĐỨC LỢI
2.PGS.TS. NGUYỄN QUỐC HUY

Hà Nội – 2017

Footer Page 2 of 116.


Header Page 3 of 116.

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy, Cục Khoa học công
nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế; TS.Vũ Đức Lợi, Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu và
Dược cổ truyền, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội; hai người thầy đã
tận tâm hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên thuộc Bộ môn Dược
liệu và Dược cổ truyền, Bộ môn Bào chế và Công nghệ dược phẩm, Bộ môn
Hóa dược và Kiểm nghiệm thuốc, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội;
các cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tập thể quý thầy cô giáo trong Khoa Y
Dược đã hết sức tận tình dạy dỗ, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt 5 năm
theo học tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Khoa Y Dược- Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và

nghiên cứu tại trường.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
luôn theo sát động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp tôi có thể hoàn
thành khóa luận này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Nguyệt

Footer Page 3 of 116.


Header Page 4 of 116.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1. CC

: Sắc ký cột

2. CTPT

: Công thức phân tử

3. ESI- MS

: Phổ khối


4. EtOAc

: Ethyl acetate

5. EtOH

: Ethanol

6. MeOH

: Methanol

7. NMR

: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

8. PFAF

: Plants For A Future

9. pTLC

: Sắc ký lớp mỏng điều chế

10. TLC

: Sắc ký lớp mỏng

11.TT


: Thuốc thử

Footer Page 4 of 116.


Header Page 5 of 116.

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

Hình 1.1

Hình ảnh hoa của 4 loài thuộc chi Oxalis tại Việt Nam.

3

Hình 1.2

Hình vẽ các đặc điểm của cây Chua me đất hoa vàng .

4

Hình 1.3 Cấu trúc hóa học của acid oxalic.

5


Hình 1.4 Cấu trúc hóa học của acid ascorbic.

6

Hình 1.5 Cấu trúc một số flavon có trong Chua me đất hoa vàng.

7

Hình 1.6 Cấu trúc hóa học của β-caroten.

8

Hình 3.1 Một số hình ảnh cây Chua me đất hoa vàng.

18

Hình 3.2

Hình 3.3

Hình ảnh các đặc điểm chi tiết của cây Chua me đất hoa
vàng.
Đặc điểm cấu tạo vi phẫu thân cây Chua me đất hoa

19

21

vàng.
Hình 3.4 Đặc điểm vi phẫu lá cây Chua me đất hoa vàng.


22

Hình 3.5 Đặc điểm bột toàn cây Chua me đất hoa vàng.

23

Hình 3.6 Sơ đồ chiết xuất cây Chua me đất hoa vàng.

30

Hình 3.7 Cấu trúc hóa học của hợp chất B1.

33

Footer Page 5 of 116.


Header Page 6 of 116.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phương
Bảng 3.1


pháp hóa học của loài Oxalis corniculata L.

29

Bảng 3.2 Số liệu phổ NMR của hợp chất B1 và chất tham khảo.

32

Footer Page 6 of 116.


Header Page 7 of 116.

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................ 1
1.1. Tổng quan về chi Oxalis .......................................................................... 2
1.1.1. Vị trí phân loại chi Oxalis............................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của chi Oxalis. ................................... 2
1.1.3. Thành phần hóa học của chi Oxalis. ............................................... 3
1.2. Tổng quan về loài Oxalis corniculata L .................................................. 3
1.2.1. Giới thiệu thực vật. ......................................................................... 3
1.2.2. Đặc điểm thực vật ........................................................................... 4
1.2.3. Phân bố ........................................................................................... 4
1.2.4. Thành phần hóa học ....................................................................... 4
1.2.5. Tác dụng sinh học và độc tính ....................................................... 9
1.2.6. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền............. ........ ..........11
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................. ...........................13

2.1.1. Nguyên liệu... .................................................... ...........................13
2.1.2. Hóa chất và trang thiết bị ............................................................. 13
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 14
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật ...................................................... 14
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học ................................................... 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 14
2.3.1. Xử lí và bảo quản mẫu .................................................................. 14
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm thực vật ...................................................... 15

Footer Page 7 of 116.


Header Page 8 of 116.

2.3.3. Nghiên cứu thành phần hóa học ................................................... 16
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................. 18
3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của loài Oxalis corniculata L ............... 18
3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu.............................. 18
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu thân ................................................................... 20
3.1.3. Đặc điểm vi phẫu lá ....................................................................... 21
3.1.4. Đặc điểm bột dược liệu.................................................................. 22
3.2. Nghiên cứu về hóa học ........................................................................... 23
3.2.1. Định tính thành phần hóa học trong cây Chua me đất hoa vàng .. 23
3.2.2. Chiết xuất, phân lập hợp chất và xác định cấu trúc ...................... 30
3.3. Bàn luận ................................................................................................. 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Footer Page 8 of 116.



Header Page 9 of 116.

MỞ ĐẦU
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa thay đổi theo địa hình, đã làm
cho nước ta có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Thế giới cây cỏ
thiên nhiên có muôn vàn bí ẩn với khả năng chữa bệnh diệu kỳ. Từ xa xưa,
nhân dân ta đã biết sử dụng cây cỏ để chữa bệnh và phòng bệnh, nhưng chủ
yếu theo kinh nghiệm dân gian tùy vào từng địa phương. Phần lớn các cây
thuốc chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, nhất là về thành phần hóa học
và tác dụng sinh học.Với ưu điểm chứa nhiều loại biệt dược quý và hầu như
không gây tác dụng phụ, nên xu hướng quay trở về với các dược phẩm có
nguồn gốc thiên nhiên đang ngày càng phát triển.
Chua me đất là một loại cỏ mọc lan bò trên mặt đất, thường gặp ở
những nơi ẩm ướt. Có rất nhiều loại Chua me đất, tuy nhiên loại Chua me đất
hoa vàng thường hay gặp nhất, cũng như hay được sử dụng làm thuốc nhất [9,
11].
Cây Chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata L.) hay Chua me ba
chìa, Tạc tương thảo…thuộc chi Oxalis là một dược liệu quý được sử dụng
nhiều trong Y học cổ truyền [8]. Phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,
mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Ngoài ra, nó còn mọc hoang ở châu Âu
và nhiều nước thuộc châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Philipin…[9]. Cho đến
nay, các công trình nghiên cứu đã công bố về đặc điểm hình thái, thành phần
hóa học cũng như tác dụng sinh học của cây Chua me đất hoa vàng ở Việt
Nam còn rất ít. Để góp phần cung cấp những cơ sở tiền đề cho việc sử dụng,
bảo tồn và phát triển loài Chua me đất hoa vàng làm thuốc ở Việt Nam, đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây Chua me đất
hoa vàng (Oxalis corniculata L.)” được thực hiện nhằm mục tiêu như sau:
1. Nghiên cứu được các đặc điểm thực vật và xác định được tên khoa

học của mẫu cây Chua me đất hoa vàng.
2. Định tính được các nhóm chất có trong cây Chua me đất hoa vàng.
3. Chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc một số chất từ cây Chua me
đất hoa vàng.

1
Footer Page 9 of 116.


Header Page 10 of 116.

CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Oxalis
1.1.1. Vị trí phân loại chi Oxalis
Theo hệ thống phân loại thực vật APG III (2009), vị trí phân loại chi
Oxalis được tóm tắt như sau:
Giới Thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa Hồng (Rosidae)
Bộ Chua me đất (Oxalidales)
Họ Chua me đất (Oxalidaceae)
Chi Oxalis
1.1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của chi Oxalis
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật
Các loài thuộc chi Oxalis là những cây thảo, sống một năm hay nhiều
năm. Thân hình trụ tròn, toàn thân hơi có lông; cũng có một số loài thân tiến
hóa thành củ nằm dưới mặt đất [34]. Các thành viên của chi này đều có cuống
lá hình trụ dài; đỉnh mang 3 lá chét mỏng đều nhau, có thể hơn, hình tim
ngược. Lá tạo nên hiện tượng "chuyển động ngủ", do đặc điểm khác biệt của

chúng là mở ra khi có ánh sáng và khép lại khi tối trời. Hoa đơn độc hay mọc
thành cụm dạng xim hay tán. Cụm hoa có cuống dài, mọc ở kẽ lá. Hoa nhỏ,
màu hoa từ trắng sang hồng, đỏ hoặc vàng, hoặc hoa nhiều màu, gồm 5 lá đài
xếp đè lên nhau; 5 tràng hoa xếp đè lên nhau, nhị hoa 10, bộ nhụy gồm 5 ô,
mỗi ô có 1 đến nhiều noãn. Quả chủ yếu thuộc dạng quả nang: quả thuôn dài,
đỉnh nhọn, vỏ quả mỏng, chứa rất nhiều hạt. Các loài thuộc chi Oxalis tái tạo
mỗi năm từ hạt giống. Hơn nữa, chúng cũng có thể dễ dàng tái phát triển và
sinh trưởng bởi hệ thống rễ ngầm của chúng [24, 33, 40- 42].
1.1.2.2. Phân bố

2
Footer Page 10 of 116.


Header Page 11 of 116.

Chi Oxalis là chi lớn nhất và đa dạng nhất trong họ Chua me đất, gồm
hơn 900 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc miền nam Châu
Phi cả Madagasca, Brazil, Mexico, Hoa Kỳ, châu Úc, châu Á, châu Âu và
Châu Mỹ…[9, 31]. Tại miền nam châu Phi, Oxalis gồm 270 loài, phần lớn
xảy ra ở khu vực Cape Flora [34, 39]. Một số ít loài còn thấy ở vùng ôn đới
ấm [9, 42].
Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện có 4 loài thuộc chi Oxalis, bao gồm:
Chua me núi (Oxalis acetosella L.) có hoa màu trắng vân hồng, Chua me đất
hoa hồng (Oxalis corymbosa L.), Chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata
L.) và Me đất đỏ (Oxalis deppei L.), trong đó có 3 loài được dùng làm thuốc.
Cây Chua me đất hoa vàng là loài hay gặp nhất ở Việt Nam [9].

Hình 1.1: Hình ảnh hoa của 4 loài thuộc chi Oxalis tại Việt Nam [41].
1.1.3. Thành phần hóa học của chi Oxalis

Thành phần hóa học có trong chi Oxalis chủ yếu là acid oxalic,
carotenoid; acid ascorbic; tanin; alkaloid; steroid; acid phenolic; flavonoid
(malvidin-3-O-acetylglucoside-5-O-glucosid, glycosides flavonol, flavan-3ols, malvidin-3-rutinoside-5-glucosid, flavon và các dẫn xuất flavanon,
anthocyanin monomeric; tocopherol; malic; chlorophyl; các acid tartric;
protein; 3-heptadecyl-5-methoxy-phenol; phylloquinon...[9, 14, 17, 22, 23,
26, 32, 35, 36]. Ngoài ra, chi Oxalis còn chứa: Ca, Mg, Na, acid caffeic, dẫn
xuất của acid vanillic và cinnamic, 2-heptanal, 2-pentylfuran, t-phytol3,7,11,15- tetramethyl-2-hexadecenol [19, 29 36].
1.2. Tổng quan về loài Oxalis corniculata L.
1.2.1. Giới thiệu thực vật
 Tên khoa học: Oxalis corniculata L. [11].

3
Footer Page 11 of 116.


Header Page 12 of 116.

 Tên nước ngoài: Yellow oxalis, Indian sorrel, Procumbent oxalis [11].
 Tên tiếng việt: Chua me đất hoa vàng, Chua me ba chìa, Tạc tương thảo
[9, 11].
 Họ Chua me đất (Oxalidaceae) [9].
1.2.2. Đặc điểm thực vật
Chua me đất hoa vàng (Tạc tương thảo, Chua me ba chìa) là loại cỏ
mọc lan bò trên mặt đất. Thân mảnh hình trụ tròn, dài 10-35 cm, màu xanh
hoặc đỏ nhạt, đa nhánh, có lông trắng mịn. Lá mọc cách, kép chân vịt; cuống
lá hình trụ dài 1-13cm, gầy, hơi có lông, mang ở đỉnh 3 lá chét, mỏng, đều
nhau, đáy cuống bè ra tạo thành bẹ ôm thân. Mỗi lá chét có một vết hõm trên
đầu, tạo thành hình tim ngược. Hoa mọc đơn độc hoặc thành tán gồm nhiều
hoa, màu vàng; gồm 5 lá đài hình mũi mác, dài 3-5 mm; 5 tràng hoa thuôn dài
6-8 mm; nhị hoa 10, sợi mờ trắng; nhụy có 5 ô chứa nhiều noãn . Quả thuôn

dài, hình nang. Hạt hình trứng 1 đầu nhọn, hơi dẹt, màu nâu đỏ, mọc đều
thành hàng. Hằng năm, cây non mọc từ hạt xuất hiện vào cuối xuân, sinh
trưởng nhanh trong mùa hè và có thể lụi tàn vào mùa thu, sau khi đã ra hoa
kết quả. Tuy nhiên, đối với những cây mọc muộn vào cuối mùa hè và đầu thu
sẽ không lụi tàn mà tồn tại qua đông [7, 9-11, 40- 42].

Chú thích:
a, Cây chua me đất hoa
vàng; b, Cụm hoa; c,
Hoa; d, Bộ nhị; e, Bộ
nhụy; f, Quả; g, Hạt
non; h, Hạt già.

Hình 1.2: Hình vẽ các đặc điểm của cây Chua me đất hoa vàng [41].
4
Footer Page 12 of 116.


Header Page 13 of 116.

1.2.3. Phân bố
Chua me đất hoa vàng phân bố rộng rãi khắp nơi, từ vùng núi xuống
đến trung du, đồng bằng; ưa sống nơi đất ẩm và hơi chịu bóng; có mặt ở hầu
hết các nước châu Phi, Hoa Kỳ, Trung Mỹ (quần đảo Cayman) và Bắc Mỹ
(Canada), Polynesia thuộc Pháp, châu Á, ở vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung
Quốc, Philipin và một số nước khác [9, 24, 31, 42].
1.2.4. Thành phần hóa học
Trong chi Oxalis, Oxalis corniculata L. là loài chứa gần như đầy đủ các
hoạt chất hóa học phổ biến đã được nghiên cứu trong chi Oxalis. Các chất đã
được phân lập gồm: các flavonoid, acid ascorbic 125 mg/100 g, β-caroten 36

mg/100 g, tanin, alkaloid, carbohydrat, acid oxalic, muối kali oxalat,
tocopherol, xanthophyl, terpenoid, glycosid, phlobatanin, phytosterol, protein,
acid amin, hydroxybenzoic, vanillic, axit syringic [9, 11, 23, 30, 32, 41].
Năm 2006, Raghvendra cùng cộng sự đã phát hiện sự hiện diện của các chất
acid palmitic; một hỗn hợp của oleic, linoleic, linolenic và axit stearic [31].
Ngoài ra, lá cây này còn chứa nhiều lipid trung hòa (1,47%), qua kính hiển vi
điện tử còn cho thấy vỏ tế bào chứa khối ferritin là nguồn sắt ở phôi cây [14].
1.2.4.1. Acid oxalic
Công thức phân tử acid oxalic: H2C2O4 [3].
Công thức cấu tạo dạng đơn giản: HOOC-COOH.

Hình1.3: Cấu trúc hóa học của acid oxalic.
Danh pháp quốc tế (IUPAC): acid etanedioic.
Ở điều kiện thường: tinh thể màu trắng, có tính chất thăng hoa, dễ tan
trong nước tạo dung dịch không màu, vị chua, chát [3]. Acid oxalic là một
acid hữu cơ tương đối mạnh (mạnh gấp khoảng 10.000 lần so với acid axetic).

5
Footer Page 13 of 116.


Header Page 14 of 116.

Dung dịch acid làm đổi màu chất chỉ thị và phản ứng được với các
chất: base, oxid base, kim loại, muối, phản ứng ester với rượu, bị oxi hóa
hoàn toàn trong phản ứng đốt cháy... Đặc biệt, acid oxalic có thể kết hợp với
ion kim loại tạo muối oxalat [3]. Ví dụ:
H2C2O4 + Ca2+ → CaC2O4 (muối calci oxalat).
Các muối oxalat đều độc, có thể gây bỏng ở miệng, họng và dạ dày,
nôn ra máu, đau đầu, chuột rút, co giật, hạ huyết áp, suy tim, suy thận, sốc,

hôn mê và có thể gây tử vong. Liều gây chết trung bình theo đường bụng là
10-15 gam [3].
1.2.4.2. Acid ascorbic (Vitamin C)
Công thức phân tử: C6H8O6 [3, 4].
Tên theo IUPAC: 2-oxo-L-threo-hexono-1,4- lactone-2,3-enediol.
Công thức cấu tạo:

Hình 1.4: Cấu trúc hóa học của acid ascorbic.


Tính chất:

Acid ascorbic: chất kết tinh không màu hoặc hơi vàng, không mùi; dễ
tan trong nước (300g/lít), ethanol; không tan trong chloroform, eter, benzen;
khi tiếp xúc với ánh sáng bị vàng dần. Dung dịch nước 5% có pH=3 [2, 5].
Acid ascorbic tính axit tương tự các axit thông thường: bị oxi hóa và bị
phân hủy thành CO2 và nước ở 193oC…Acid ascorbic bị oxy hóa cho acid
dehydroascorbic; phản ứng oxy hóa khử thuận nghịch, qua đó vitamin C tham
gia vào nhiều phản ứng hóa sinh trong cơ thể, như [2, 5]:
 Hydroxyl hóa; amid hóa; giúp dopamin hydroxyl hoá thành noradrenalin; giúp chuyển acid folic thành acid folinic trong tổng hợp
carnitin; dễ hấp thu sắt do khử Fe3+ thành Fe2+ ở dạ dày;
6
Footer Page 14 of 116.


Header Page 15 of 116.

 Tham gia xúc tác oxy hóa thuốc qua microsom (cytochrom P450)
gan; tổng hợp các hocmon steroid, các catecholamin; tổng hợp
collagen, proteoglycan và các thành phần hữu cơ khác ở răng,

xương, nội mô mao mạch.
1.2.4.3. Flavonoid
Phần lớn các flavonoid có màu vàng. Ngoài ra, còn có những chất màu
xanh, tím, đỏ hoặc không màu [1]. Trong Chua me đất hoa vàng, thành phần
có mặt nhiều nhất chính là flavon, anthocyanin và các dẫn chất của chúng
[25]. Các flavon kết tinh không màu đến màu vàng nhạt với các dẫn xuất có
trong Chua me đất hoa vàng: vitexin, isovitexin [25]; 5-hydroxy-6,7,8,4'tetramethoxyflavon (1) và 5,7,4'-trihydroxy-6,8-dimethoxyflavon (2) [18, 30];
Corniculatin A (3), một glucosid flavonoid mới, màu vàng, được phân lập từ
ethyl acetat [31].

(1). 5-hydroxy- 6,7,8,4'

(2). 5,7,4'-trihydroxy-6,

-tetramethoxyflavon

8-dimethoxyflavon

(3). Corniculata A.
Hình 1.5: Cấu trúc một số chất thuộc nhóm flavon.
 Tác dụng [1]:
- Trên hệ thần kinh có tác dụng an thần, giảm đau đầu, mất ngủ.

7
Footer Page 15 of 116.


Header Page 16 of 116.

- Bảo vệ cấu trúc tế bào: flavonoid có khả năng phân hủy các gốc tự

do như HO-, ROO-…, chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc các
bệnh: ung thư, thoái hóa gan, lão hóa…
- Hỗ trợ công dụng của Vitamin C: tham gia vào quá trình hoạt động
của enzym oxy hóa - khử.
- Kiểm soát hội chứng viêm: dùng để điều trị các bệnh viêm da dị ứng,
nhiễm candida, ban đỏ…
- Tác dụng tốt trên tim mạch, làm giảm tổn thương gan, giải độc gan,
chữa trĩ, các bệnh nhãn khoa, tiểu đường, dạ dày…
- Đặc tính kháng sinh: có khả năng phá vỡ cấu trúc chức năng của một
số vi sinh vật; từ đó tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của chúng.
1.2.4.4. β-caroten
β-caroten thuộc carotenoid [3, 4] là một dạng sắc tố hữu cơ có trong
thực vật và một số loài sinh vật quang hợp như: tảo, nấm, vi khuẩn.
Công thức phân tử : C40H56 [3].
Công thức cấu tạo:

Hình 1.6: Cấu trúc hóa học của β-caroten.
Trong cấu trúc hóa học của β-caroten có 11 liên kết đôi xen kẽ với các
liên kết đơn tạo thành chromophore làm cho β-caroten có màu đỏ cam hoặc
vàng, thấy nhiều trong cà rốt, các trái cây có màu vàng và các loại rau màu
xanh đậm [3].
 Tính chất:
β-caroten: kết tinh ở dạng tinh thể [3].
Nhiệt độ nóng chảy cao: 130- 2200C.

8
Footer Page 16 of 116.


Header Page 17 of 116.


Dễ bị oxi hóa ngoài không khí.
Hòatan trong chất béo, các dung môi không phân cực khác, không tan
trong nước [3, 4].
Không hòa tan trong nước, rất nhạy đối với axit và chất oxi hóa, bền
vững với kiềm. Do có hệ thống nối đôi liên hợp nên nó dễ bị oxi hóa mất màu
hoặc đồng phân hóa, hydro hóa tạo màu khác. Các tác nhân ảnh hưởng đến độ
bền màu: nhiệt độ, ánh sáng, phản ứng oxi hóa trực tiếp, tác dụng của ion kim
loại, enzym, nước [4].
β-caroten khi bị oxy hoá tạo hợp chất có mùi thơm như các andehyd
không no hoặc keton đóng vai trò tạo hương thơm cho trà [3, 4].
 Tác dụng [3, 4]:
 β-caroten: chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn tế bào ung thư, chống
sự hình thành của các cục máu đông trong thành mạch máu.
 Khi hấp thu vào cơ thể, β-caroten chuyển hóa thành vitamin A giúp
bảo vệ niêm mạc mắt, cải thiện thị lực, ngăn chặn mù loà ở trẻ.


β-caroten làm sạch các nguyên tử oxy tự do dư thừa điện tử (hình
thành khi da bị phá huỷ bởi tia cực tím) trong da, chống oxy hóa, lão
hóa da.

1.2.5. Tác dụng sinh học và độc tính
 Tác dụng sinh học:
Hầu hết, các thành phần hóa học có mặt trong loài Oxalis corniculata
L. đều có hoạt tính sinh học đáng kể. Các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu
và chứng thực được các tác dụng sinh học điển hình:
 Tác dụng chống oxy hóa: Oxalis corniculata L. chứa các hoạt chất
như flavonoid, vitamin C, β-caroten …có tác dụng chống oxy hóa,
loại bỏ các gốc tự do, thúc đẩy các phản ứng sinh hóa có lợi cho cơ

thể, ngăn ngừa quá trình lão hóa, ung thư [32, 37].
 Tác dụng hoạt huyết, bổ huyết: làm giãn mạch, tan các khối máu
đông, lưu thông máu trong hành kinh, giúp cơ thể hấp thu sắt thông

9
Footer Page 17 of 116.


Header Page 18 of 116.

qua xúc tác phản ứng Fe+++ thành Fe++ ở tá tràng nhờ có hàm lượng
acid ascorbic cao [2, 5, 31].
 Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết Chua me đất hoa vàng có hoạt tính
kháng lại các chủng vi khuẩn gram dương (ít nhạy với vi khuẩn gram
âm), các loại nấm và diệt côn trùng [9, 32]. Hoạt tính kháng khuẩn
được đặc trưng bởi hai chất thuộc nhóm flavon: 5-hydroxy-6,7,8,4‟tetramethoxyflavon (1) và 5,7,4‟-trihydroxy-6,8dimethoxyflavon (2),
đã được sàng lọc chống lại bốn chủng vi khuẩn gây bệnh trên da:
Staph. aureus, Streptococcus pyogenes, Staphylococcus epidermidis,
Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli [18, 27, 30, 31].
 Tác dụng làm đẹp da: vitamin C làm đầy lớp biểu bì của da, giúp bổ
sung lượng collagen thiếu hụt, kiểm soát lượng nhờn dư ở mức cân
bằng, thu nhỏ lỗ chân lông giúp da mịn màng hơn. Với liều vừa đủ, nó
sẽ ngăn chặn sự hình thành và làm mờ các hắc sắc tố melanin hiệu
quả, chống tạo tàn nhang, làm trắng da [2, 5].
 Tác dụng an thần: flavonoid giảm lo âu, mệt mỏi, căng thẳng, suy
nhược thần kinh [1, 31].
 Tác dụng bảo vệ gan: chống độc, làm giảm các tổn thương trên gan,
bảo vệ chức năng gan [1, 31].
 Tác dụng bảo vệ tim mạch: dịch chiết nước Chua me đất hoa vàng
giúp chống lại isoproterenol (ISO) gây ra nhồi máu cơ tim, từ đó bảo

vệ cơ tim tránh hiện tượng thiếu máu cục bộ, cao huyết áp, làm bền
thành mạch, giảm nồng độ cholesterol toàn phần máu…[15, 31].
 Tác dụng tốt trên bệnh nhân tiểu đường: do Chua me đất hoa vàng có
tác dụng cải thiện họat động của các enzym chống oxy hóa, ổn định
hoạt động enzym α-amylase, cũng như giảm nồng độ triglyceride,
lipoprotein và cholesterol, glucose huyết thanh và nồng độ glucose
máu [21].
 Tác dụng chống rối loạn tiêu hóa: dịch chiết của Chua me đất hoa
vàng với methanol có tác dụng chống tiêu chảy, giúp ổn định đường
ruột, làm giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày [38].
10
Footer Page 18 of 116.


Header Page 19 of 116.

 Tác dụng chống viêm: dùng để điều trị các chứng viêm họng, viêm
xương [2, 9].
 Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm sáng mắt, lợi tiểu, tốt cho răng
miệng…[2, 8, 31].
 Độc tính:
Do chứa oxalat nên Chua me đất hoa vàng có khả năng gây độc hại ở
liều cao cho động vật và người sử dụng. Do muối oxalat của nó chủ yếu dưới
dạng muối kali tan, kết hợp với calci ở huyết thanh hay nước tiểu tại thận để
tạo thành calci oxalat không tan, do đó làm giảm calci máu dẫn tới kích thích
cơ mạnh gây ra co giật, trụy tim mạch; ngăn chặn dòng chảy nước tiểu và gây
ra các cơn đau quặn thận, suy thận cấp, sỏi thận. Ngoài ra, các tinh thể này
cũng có thể hình thành trong xương, khớp, mạch máu, phổi và thậm chí cả
não. Vì thế, PFAF khuyến cáo rằng: Những người có xu hướng thấp khớp,
viêm khớp, bệnh gút, sỏi thận nên thận trọng đặc biệt khi dùng cây này trong

chế độ ăn uống [9, 41].
1.2.6. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền


Tính vị: vị chua, tính hàn [9].



Quy kinh: quy vào 4 kinh tâm, can, tỳ, phế [6].



Tác dụng và công dụng:

Cung cấp giá trị dinh dưỡng: giàu độ ẩm, carbohydrat, protein thô,
natri, kali, calci, nitơ và magie, chất béo thô; do đó nó nguồn thực phẩm thay
thế trong trường hợp khẩn cấp [30].
Dưỡng tâm, an thần: dùng trong các trường hợp lo âu, căng thẳng, suy
nhược thần kinh, mất ngủ, mệt mỏi... [8, 16, 30].
Thanh nhiệt, giải độc: Chua me có tính chất chua (toan), lạnh (hàn),
thường được dùng làm thuốc thanh nhiệt, mát máu, loại bỏ các gốc tự do,
giảm sự nhiễm độc do cây cà độc dược hoặc thủy ngân, chữa sốt lỵ, viêm gan,
viêm ruột, viêm niệu đạo, xích bạch đới, chuột rút, sốt và buồn nôn ...[8, 23,
31, 41] .

11
Footer Page 19 of 116.


Header Page 20 of 116.


Kháng khuẩn: điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nấm, các bệnh về da,
kiểm soát côn trùng, chữa rôm sảy ngứa ngáy, mụn nhọt, lở ngứa chảy nước
vàng, chữa khí hư, viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu…[8, 23, 27, 30,
31, 41].
Làm đẹp da: do có tác dụng kháng khuẩn nên lá Chua me đất được sử
dụng để làm mặt nạ dưỡng da, trị mụn [8, 23, 41]; dùng làm trắng da, ngăn
cản sự hiện diện của những khiếm khuyết trên da như: sạm da, nám da, tàn
nhang, làm tăng độ đàn hồi và săn chắc cho da, khiến da luôn căng mịn tràn
đầy sức sống …do có sự hiện diện của vitamin C với hàm lượng cao cùng với
các hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa [2, 5].
Hoạt huyết, bổ huyết: dùng khi thiếu máu, da dẻ xanh xao, điều trị các
chứng hành kinh không đều, đau bụng kinh, bế kinh; các trường hợp do chấn
thương mà cơ gân sưng tấy đau đớn [30].
Trên tim mạch, dùng để chữa các bệnh: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực,
giúp chống tăng đường huyết, giảm nồng độ cholesterol toàn phần máu, giảm
rối loạn lipid máu đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường [21, 31].
Gần đây hoạt động chống ung thư của nó đã được báo cáo [31].
Lá được dùng để chữa cảm lạnh, sốt, ho, đau dạ dày, cầm máu, trừ giun
sán, chữu trĩ, điều trị aphthae, cải thiện thị lực, rắn cắn …[2, 5, 8, 23, 30, 31].
Trong kỹ nghệ, dựa trên tính chất của aicd oxalic khi kết hợp với những
ion kim loại và kiềm thổ (cấu thành oxalat), người ta dùng nó để xử lý bề mặt
kim loại, đánh sạch và mài nhẵn cẩm thạch, tẩy trắng bột giấy, sợi vải, da
thuộc, làm thuốc cắn màu trong ngành nhuộm lông len [14].

12
Footer Page 20 of 116.


Header Page 21 of 116.


CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu
Chua me đất hoa vàng được thu hái (đầy đủ các bộ phận của cây) tại xã
Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, tĩnh Hà Tĩnh vào tháng 07 năm 2016. Mẫu cây
tươi thu hái, làm tiêu bản (có đầy đủ bộ phận sinh sản), bảo quản, lưu mẫu tại:
Khoa Y Dược, Đại học quốc gia Hà Nội (số hiệu tiêu bản: Vũ Đức Lợi 11);
Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ
Việt Nam (số hiệu tiêu bản: Vũ Đức Lợi 11).
2.1.2. Hóa chất, trang thiết bị
2.1.2.1. Hóa chất
-

-

Hóa chất dùng trong tẩy nhuộm vi phẫu: javen, acid acetic, xanh
metylen, glycerin, đỏ son phèn và nước cất...
Các dung môi dùng để chiết xuất và phân lập: ethanol (EtOH), ethyl
acetat (EtOAc), aceton, chloroform, benzen, n-hexan, methanol
(MeOH), dicloromethan, ...
Các hóa chất dùng để định tính: FeCl3, dung dịch NaOH, H2SO4, HCl,
phenonphtalein, fehling …

- Pha tĩnh dùng trong sắc ký cột là silicagel pha thường cỡ hạt 0,0630,200 mm (Merck), (0,040 - 0,063 mm, Merck). Bản mỏng tráng sẵn
DC-Alufolien 60 F254 (Merck) (silicagel, 0,25 mm) và bản mỏng pha
đảo RP-18 F254 (Merck, 0,25 mm)...
 Các hóa chất đạt tiêu chuẩn phân tích.
2.1.2.2. Trang thiết bị
- Kính lúp soi nổi, kính hiển vi có gắn camera tại Bộ môn Hóa dược và

Kiểm nghiệm thuốc, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Sắc ký cột: sắc ký cột sử dụng silicagel cỡ hạt 0,063-0,200 mm (Merck)
và cỡ hạt 0,040- 0,063 mm (Merck) với các loại cột sắc ký có kích cỡ
khác nhau.
13
Footer Page 21 of 116.


Header Page 22 of 116.

- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân: NMR được ghi trên máy Bruker Avance
500MHz tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam.
- Phổ khối ESI-MS: đo trên máy AGILENT 1260 Series LC-MS ion
Trap (Agilent Technologies, Hoa Kỳ).
- Nhiệt độ nóng chảy: đo trên máy SMP10 BioCote, Khoa Y Dược,
ĐHQGHN.
- Góc quay cực riêng: đo trên máy PLR-4, MRC scientific instruments,
Khoa Y Dược, ĐHQGHN.
- Dụng cụ thí nghiệm: Pipet, ống nghiệm, bình nón, bình chiết…
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
- Mẫu cây Chua me đất hoa vàng sau khi thu hái xử lí sơ bộ, tiến hành
phân tích, mô tả các đặc điểm hình thái đặc trưng của loài, giám định
tên khoa học.
- Nghiên cứu, mô tả đặc điểm bột và vi phẫu thân, lá của cây Chua me
đất hoa vàng.
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học
- Định tính các nhóm chất trong cây Chua me đất hoa vàng bằng các
phản ứng hóa học.

- Chiết xuất và phân lập lập và nhận dạng cấu trúc hợp chất có trong cây
Chua me đất hoa vàng.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Xử lí và bảo quản mẫu
Mẫu dược liệu gồm dược liệu tươi và dược liệu đã phơi khô sau khi thu
hái. Dược liệu được bảo quản như sau:
Mẫu dược liệu cắt làm vi phẫu là mẫu tươi, sau khi có mẫu tiến hành
làm ngay. Trường hợp chưa thể làm kịp thì tiến hành bảo quản mẫu trong hỗn
hợp cồn:nước (1:1).
14
Footer Page 22 of 116.


Header Page 23 of 116.

Mẫu dược liệu dùng để soi bột được sấy khô, nghiền thành bột, bảo
quản trong lọ có nút kín, có ghi nhãn và để nơi khô ráo.
Mẫu dược liệu dùng để định tính, chiết xuất, phân lập, nhận dạng cấu
trúc hóa học được sấy ở nhiệt độ <50oC trong tủ sấy, bảo quản trong túi ni
lông kín, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời.
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
a. Nghiên cứu đặc điểm hình thái
- Phân tích hình thái thực vật: mô tả đặc điểm hình thái theo phương
pháp mô tả phân tích.
- Làm tiêu bản mẫu khô theo phương pháp làm tiêu bản cây khô.
- Giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu: đối chiếu đặc điểm mô
tả được với đặc điểm thực vật đã được công bố trong các tài liệu [9, 10, 11,
40] về loài Oxalis corniculata L. và một số loài thuộc chi Oxalis.
b. Nghiên cứu đặc điểm vi học
Nghiên cứu đặc điểm vi học của mẫu nghiên cứu theo tài liệu [10, 13],

cụ thể: mẫu sau thu hái được đem xử lí theo phương pháp thích hợp rồi tiến
hành nghiên cứu.
 Đặc điểm vi phẫu
+ Chọn mẫu có kích thước lá và thân thích hợp.
+ Cắt mẫu làm tiêu bản: tiêu bản vi phẫu thân được cắt ngang ở đoạn
thân thứ 4 tính từ đầu cành. Tiêu bản vi phẫu lá được cắt ngang ở vị trí
khoảng 1/4-1/3 từ dưới gần gốc của lá trưởng thành.
+ Xử lý lát cắt: chọn những lát cắt mỏng đem nhuộm và làm tiêu bản
vi phẫu theo quy trình chuẩn [13].
+ Quan sát, mô tả và chụp ảnh: quan sát các đặc điểm vi phẫu, chụp
ảnh bằng kính hiển vi có gắn camera tại Bộ môn Hóa dược và Kiểm nghiệm
thuốc, Khoa Y Dược, Đại học quốc gia Hà Nội.
 Đặc điểm bột dƣợc liệu

15
Footer Page 23 of 116.


Header Page 24 of 116.

- Mẫu nghiên cứu được sấy khô, nghiền thành bột.
- Quan sát trực tiếp, nếm, gửi, xác định màu, mùi, vị.
- Làm tiêu bản bột dược liệu bằng phương pháp giọt ép, quan sát, mô tả
và chụp ảnh những đặc điểm điển hình của bột trên nền kính hiển vi có gắn
camera. Ảnh các đặc điểm bột được đưa vào máy tính sau đó ghép thành ảnh
hoàn chỉnh.
2.3.3. Nghiên cứu thành phần hóa học
2.3.3.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ
Chiết xuất lấy dịch chiết bằng các dung môi có độ phân cực khác nhau
(nước, ethanol, n-hexan…), sau đó định sơ bộ một số nhóm chất hữu cơ trong

dược liệu bằng các phản ứng hóa học thích hợp, theo quy trình chuẩn ghi
trong tài liệu [1, 12].
2.3.3.2. Phƣơng pháp chiết xuất, phân lập và nhận dạng cấu trúc
a. Phƣơng pháp xử lý mẫu và chiết xuất
Mẫu cây Chua me đất hoa vàng sau khi đã rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ
được ngâm chiết kỹ bằng dung môi methanol (3 lần, mỗi lần 3L), sử dụng
thiết bị chiết siêu âm ở 40oC trong vòng 3 giờ. Dịch chiết thu được lọc qua
giấy lọc, gộp dịch lọc và cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cao
chiết tổng màu xanh lá cây.
Phân tán cao chiết này trong 1,5 lít hỗn hợp MeOH : nước (1/1) rồi
chiết phân bố lần lượt bằng các dung môi n-hexan, dicloromethan, ethyl
axetat. Các phân đoạn n-hexan, dicloromethan, ethyl acetat được cất loại
dung môi dưới áp suất giảm để thu được từng phân đoạn tương ứng.
b. Phƣơng pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp
chất
Để phân tích và phân tách các phần chiết của cây cũng như phân lập
các hợp chất, các phương pháp sắc ký đã được sử dụng như: sắc ký lớp mỏng
(TLC, dùng để khảo sát), sắc ký cột (CC), sắc ký pha đảo.

16
Footer Page 24 of 116.


Header Page 25 of 116.

Sắc ký lớp mỏng (TLC): được thực hiện trên bản mỏng đế nhôm
Kieselgel 60 F254 (Merck) và bản mỏng pha đảo RP18 F254s (Merck, 0,25 mm).
Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 366 nm hoặc
dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% được phun đều lên bản mỏng, sấy
khô rồi hơ nóng trên bếp điện từ từ đến khi hiện màu.

Sắc ký lớp mỏng điều chế (pTLC): được thực hiện trên bản mỏng tráng
sẵn Silicagel 60G F254 1.0 mm (Merck), phát hiện vệt chất bằng đèn tử ngoại
ở hai bước sóng 254 nm và 366 nm, hoặc cắt rìa bản mỏng để phun thuốc thử
là dung dịch H2SO4 10% hơ nóng để phát hiện chất, ghép lại bản mỏng như
cũ để xác định vùng chất bằng dung môi thích hợp.
Sắc ký cột (CC): được tiến hành với chất hấp phụ là silicagel pha
thường và pha đảo, lựa chọn hệ dung môi có độ phân cực tăng dần. Silicagel
pha thường có cỡ hạt là 0,063-0,200 mm (Merck) và cỡ hạt 0,040- 0,063 mm
(Merck) với các loại cột sắc ký có kích cỡ khác nhau.
c. Phƣơng pháp xác định cấu trúc các hợp chất phân lập đƣợc
Sử dụng các loại phổ hiện đại: ESI-MS, NMR; xác định cấu trúc hóa
học của các hợp chất đã phân lập được bằng cách giải phổ thông qua các tín
hiệu, thông số:
- Điểm nóng chảy.
- Phổ khối ESI-MS
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR).

17
Footer Page 25 of 116.


×