Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam Trường hợp một số thành phố lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 175 trang )

Header Page 1 of 216.

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN VIỆT THẮNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
BẰNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH Tế
Chuyên ngành: Tổ chức và quản lý vận tải
Mã số

: 62.84.01.03

Hà Nội - 2017
Footer Page 1 of 216.


Header Page 2 of 216.

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN VIỆT THẮNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
BẰNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM



LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH Tế
Chuyên ngành: Tổ chức và quản lý vận tải
Mã số: 62.84.01.03

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. VŨ TRỌNG TÍCH
2. TS. LÝ HUY TUẤN

Hà Nội - 2017
Footer Page 2 of 216.


Header Page 3 of 216.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không
sao chép. Các số liệu và kết quả trong luận án này là hoàn toàn trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Việt Thắng

Footer Page 3 of 216.


Header Page 4 of 216.

i

MỤC LỤC

Danh mục bảng ......................................................................................................... iv
Danh mục hình vẽ....................................................................................................vii
Danh mục Từ ngữ viết tắt..................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
A. Tính cấp thiết của đề tài luận án.........................................................................1
B. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
C. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
D. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................3
E. Kết cấu luận án .....................................................................................................3
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ....... 5
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................5
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc..................................................................8
1.3. Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................10
1.3.1. Khoảng trống khoa học ...................................................................................10
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................................................11
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................11
1.4.1. Khung nghiên cứu của luận án ........................................................................11
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin ..............................................12
CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ ............................................................................... 14
2.1. Hoạt động vận tải .............................................................................................14
2.1.1. Khái niệm về hoạt động vận tải ......................................................................14
2.1.2. Dịch vụ vận tải ................................................................................................15
2.1.3. Doanh nghiệp vận tải ......................................................................................22
2.2. Đánh giá doanh nghiệp vận tải ô tô ................................................................24
2.2.1. Khái niệm đánh giá doanh nghiệp ...................................................................24
2.2.2. Mục đích và lợi ích đánh giá doanh nghiệp vận tải ô tô .................................26


Footer Page 4 of 216.


Header Page 5 of 216.

ii

2.2.3. Nội dung đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô .....................29
2.2.4. Phương pháp đánh giá doanh nghiệp vận tải ô tô ...........................................32
2.2.5. Lý luận về phương pháp phân tích thứ bậc để xác định trọng số của các tiêu
chí đánh giá ...............................................................................................................46
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................50
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM .................................... 52
3.1. Chiến lƣợc phát triển ngành giao thông vận tải và phát triển dịch vụ vận
tải ở Việt Nam ..........................................................................................................52
3.1.1. Quá trình phát triển của ngành vận tải Việt Nam ...........................................52
3.1.2. Chiến lược phát triển của ngành giao thông vận tải ........................................56
3.1.3. Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải ..............................................................59
3.2. Bối cảnh quốc tế, trong nƣớc - Cơ hội, thách thức của doanh nghiệp vận
tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập .....................................................................61
3.2.1. Bối cảnh quốc tế ..............................................................................................62
3.2.2. Bối cảnh trong nước ........................................................................................62
3.2.3. Cơ hội của doanh nghiệp vận tải .....................................................................64
3.2.4. Thách thức của doanh nghiệp vận tải ..............................................................64
3.3. Cơ sở vật chất và luồng tuyến vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam ..65
3.3.1. Hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ..............................................................66
3.3.2. Luồng tuyến vận tải hành khách bằng ô tô .....................................................67
3.4. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải hành khách đƣờng bộ
tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập .....................................................................69

3.4.1. Thực trạng các doanh nghiệp vận tải hành khách đường bộ Việt Nam ..........69
3.4.3. Cơ cấu tổ chức cơ bản hiện nay của dịch vụ vận tải .......................................71
3.4.4. Sản lượng vận tải hành khách .........................................................................73
3.5. Phân tích hoạt động đánh giá doanh nghiệp vận tải tại Việt Nam trong thời
kỳ hội nhập...............................................................................................................75
3.5.1. Đánh giá doanh nghiệp vận tải của các cơ quan quản lý nhà nước ................75
3.5.2. Tự đánh giá của doanh nghiệp vận tải ............................................................82
Footer Page 5 of 216.


Header Page 6 of 216.

iii

3.5.3. Đánh giá doanh nghiệp vận tải của các tổ chức nghiên cứu ...........................83
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................88
CHƢƠNG 4:XÂY DựNG VÀ HOÀN THIệN ĐÁNH GİÁ DOANH NGHIệP
VậN TảI HÀNH KHÁCH BằNG Ô TÔ Ở VIệT NAM ....................................... 90
4.1. Xây dựng quy trình đánh giá doanh nghiệp ..................................................90
4.2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp ...................................91
4.2.1. Đề xuất bổ sung các chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp vận tải ô tô ...................91
4.2.2. Đề xuất hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp vận tải ô tô ..........95
4.3. Xây dựng chuẩn mực đánh giá và lựa chọn phƣơng pháp đánh giá doanh
nghiệp vận tải ô tô ...................................................................................................98
4.3.1. Đánh giá nguồn lực của doanh nghiệp vận tải ................................................98
4.3.2. Đánh giá tổ chức và quản trị doanh nghiệp vận tải .......................................108
4.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội ..............................................................113
4.3.4. Đánh giá các tiêu chí khác ............................................................................115
4.4. Xác định điểm trọng số trong đánh giá tổng hợp doanh nghiệp vận tải ô tô
.................................................................................................................................125

4.5. Tổng hợp kết quả đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô.130
4.6. Đánh giá Công ty Cổ phần Ô tô khách Hà Tây...........................................132
4.6.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Ô tô khách Hà Tây.......................................132
4.6.2. Đánh giá Công ty Cổ phần ô tô khách Hà Tây .............................................133
KếT LUậN CHƢƠNG 4. ...................................................................................... 144
KếT LUậN ..............................................................................................................145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ...............147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................148
Tiếng Việt ...............................................................................................................148
Tiếng Anh ...............................................................................................................151
PHụ LụC ................................................................................................................ 153

Footer Page 6 of 216.


Header Page 7 of 216.

iv
DANH MụC BảNG

Bảng 2.1. Phân loại doanh nghiệp vận tải .................................................................24
Bảng 2.2. Điểm so sánh cặp tiêu chí X/Y .................................................................48
Bảng 2.3. Giá trị chỉ số tương ứng nhất quán ...........................................................49
Bảng 3.1. Phân loại đường bộ Việt Nam ..................................................................66
Bảng 3.2. So sánh mật độ đường bộ của một số quốc gia ........................................66
Bảng 3.3. Cấp kỹ thuật quốc lộ phân theo địa hình ..................................................66
Bảng 3.4. Thống kê bến xe khách tuyến cố định ......................................................67
Bảng 3.5. Hiện trạng phân loại tuyến VTHK tuyến cố định theo cự ly....................68
Bảng 3.6. Phân loại tuyến theo cự ly ........................................................................69
Bảng 3.7. Thống kê doanh nghiệp và phương tiện vận chuyển khách .....................70

Bảng 3.8. Thống kê doanh nghiệp và PTVT theo tuyến cố định ..............................70
Bảng 3.9. Thống kê các đơn vị kinh doanh VTHK tuyến cố định ............................70
Bảng 3.10. Thống kê PTVT hành khách tuyến cố định ............................................71
Bảng 3.11. Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng vận tải hành khách đường bộ................74
Bảng 3.12. Cự ly vận chuyển hành khách bình quân ................................................74
Bảng 3.13. Các tiêu chí và chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp .....................................77
Bảng 3.14. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ........79
Bảng 3.15. Các tiêu chí cụ thể đánh giá phát triển bền vững của DN đối với lĩnh vực
kinh tế ....................................................................................................85
Bảng 4.1. Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp vận tải ô tô.............95
Bảng 4.2. Các tiêu chí đánh giá lực lượng lao động của DNVT ô tô .......................99
Bảng 4.3. Tiêu chuẩn đánh giá lao động của DNVT ô tô .......................................100
Bảng 4.4. Các tiêu chí đánh giá cơ sở vật chất của DNVT hành khách bằng ô tô .102
Bảng 4.5. Tiêu chuẩn đánh giá cơ sở vật chất của DNVT hành khách bằng ô tô...102
Bảng 4.6. Các tiêu chí đánh giá tình hình tài chính của DNVT .............................105
Bảng 4.7. Tiêu chuẩn đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp VTHK bằng ô
tô ..........................................................................................................106
Bảng 4.8. Các tiêu chí đánh giá nguồn lực khác của DNVT ..................................107
Bảng 4.9. Tiêu chuẩn đánh giá nguồn lực khác của DNVT hành khách bằng ô tô 107
Bảng 4.10. Các tiêu chí đánh giá quy mô và loại hình của DNVT .........................108
Bảng 4.11. Tiêu chuẩn đánh giá quy mô và loại hình của DNVT ..........................109
Footer Page 7 of 216.


Header Page 8 of 216.

v

Bảng 4.12. Các tiêu chí đánh giá cơ cấu tổ chức của DNVT .................................109
Bảng 4.13. Tiêu chuẩn đánh giá cơ cấu tổ chức của DNVT ...................................109

Bảng 4.14. Các tiêu chí đánh giá công tác hoạch định ...........................................110
Bảng 4.15. Tiêu chuẩn đánh giá công tác hoạch định.............................................110
Bảng 4.16. Các tiêu chí đánh giá tổ chức thực hiện và điều chỉnh các chiến lược và
kế hoạch trong doanh nghiệp vận tải ...................................................111
Bảng 4.17. Tiêu chuẩn đánh giá tổ chức thực hiện và điều chỉnh các chiến lược và
kế hoạch trong doanh nghiệp vận tải ...................................................112
Bảng 4.18. Các tiêu chí đánh giá lãnh đạo DNVT ..................................................112
Bảng 4.19. Tiêu chuẩn đánh giá lãnh đạo của DN ..................................................113
Bảng 4.20. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNVT ........................113
Bảng 4.21. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNVT .........................113
Bảng 4.22. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của DNVT ..................114
Bảng 4.23. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của DNVT ...................114
Bảng 4.24. Các tiêu chí đánh giá công tác bảo vệ môi trường của DNVT .............114
Bảng 4.25. Tiêu chuẩn đánh giá công tác bảo vệ môi trường của DNVT ..............115
Bảng 4.26. Các tiêu chí đánh giá chất lượng DVVT hành khách bằng ô tô ...........116
Bảng 4.27. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng DVVT hành khách bằng ô tô ............116
Bảng 4.28. Các tiêu chí đánh giá năng lực liên kết và kết nối của DNVT .............117
Bảng 4.29. Tiêu chuẩn đánh giá năng lực liên kết và kết nối của DNVT ..............117
Bảng 4.30. Các tiêu chí đánh giá thị trường của DNVT .........................................123
Bảng 4.31. Tiêu chuẩn đánh giá thị trường của DNVT ..........................................123
Bảng 4.32. Các tiêu chí đánh giá công tác an toàn - vệ sinh lao động của DNVT .125
Bảng 4.33. Tiêu chuẩn đánh giá công tác an toàn - vệ sinh lao động của DNVT ..125
Bảng 4.34. Ma trận so sánh cặp và trọng số các nhóm tiêu chí ..............................127
Bảng 4.35. Ma trận so sánh cặp và trọng số tiêu chí đánh giá các nguồn lực ........128
Bảng 4.36. Ma trận so sánh cặp và trọng số tiêu chí đánh giá tổ chức và quản trị
DNVT ..................................................................................................128
Bảng 4.37. Ma trận so sánh cặp và trọng số tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế và xã
hội của DNVT .....................................................................................129
Bảng 4.38. Ma trận so sánh cặp và trọng số tiêu chí đánh giá khác .......................129
Bảng 4.39. Trọng số các tiêu chí đánh giá DNVT hành khách bằng ô tô...............130

Footer Page 8 of 216.


Header Page 9 of 216.

vi

Bảng 4.40. Mức xếp hạng doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô .................131
Bảng 4.41. Kết quả đánh giá nguồn lực của Công ty..............................................136
Bảng 4.42. Kết quả đánh giá tổ chức và quản trị của Công ty ................................139
Bảng 4.43. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội của Công ty ....................140
Bảng 4.44. Kết quả đánh giá các tiêu chí khác của Công ty ...................................141
Bảng 4.45. Tổng hợp điểm đánh giá Công ty .........................................................142

Footer Page 9 of 216.


Header Page 10 of 216.

vii
DANH MụC HÌNH Vẽ

Hình 1.1 Khung nghiên cứu của luận án ...................................................................12
Hình 2.1. Hệ thống cung cấp DVVT ........................................................................21
Hình 2.2. Quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống cung ứng dịch vụ vận tải ...........29
Hình 2.3. Hệ thống chỉ tiêu song song biểu thị hiệu quả SXKD ..............................39
Hình 2.4. Hệ thống chỉ tiêu hình tháp biểu thị HQKD của DNVT ô tô ...................41
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức trực tuyến .........................................................................72
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng .....................................................72
Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý ...........................................................73

Hình 4.1. Quy trình tổng quát đánh giá doanh nghiệp ..............................................90
Hình 4.3. Qui trình xác định trọng số các tiêu chí đánh giá DNVT .......................126
Hình 4.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty .......................................................133

Footer Page 10 of 216.


viii

Header Page 11 of 216.

DANH MụC Từ NGữ VIếT TắT
DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNVT

Doanh nghiệp vận tải

DVVT

Dịch vụ vận tải

ĐGDN


Đánh giá doanh nghiệp

GTVT

Giao thông vận tải

HTX

Hợp tác xã

HQKD

Hiệu quả kinh doanh

KD

Kinh doanh

KDVT

Kinh doanh vận tải

KT – XH

Kinh tế - xã hội

KHCN

Khoa học công nghệ


MTKD

Môi trường kinh doanh

PTVT

Phương tiện vận tải

TB

Trung bình

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(tiếng Anh: Vietnam Chamber of Commerce and Industry)

VNR

Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam

VTHK

Vận tải hành khách

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade
Organization)


Footer Page 11 of 216.


Header Page 12 of 216.

1
PHẦN MỞ ĐẦU

A. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, tham gia quá trình toàn cầu
hoá và gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế đa phương ngày càng sâu rộng đã tạo ra
môi trường kinh doanh phức tạp và luôn biến động với nhiều thành phần kinh tế
cùng tham gia. Mỗidoanh nghiệp có cơ hội nhất định nhưng luôn phải đối mặt với
những thách thức khác nhau. Khi đó, doanh nghiệp cần biết rõ vị thế hiện tại, triển
vọng phát triển trong tương lai và các nguy cơ tiềm ẩn để đề ra chiến lược, kế hoạch
kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường,
hướng tới sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh đó, cần đánh giá mọi mặt hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp vận tải
nói riêng nhằm cung cấp cơ sở khoa học để giúp cho doanh nghiệp và các bên liên
quan đưa ra quyết định phù hợp, hoạt động có hiệu quả hơn.
Vận tải là một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có tính đặc thù cao, vừa nhằm mục
tiêu tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc bán dịch vụ vận tải, vừa thực hiện vai trò
quan trọng đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội là lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi
lại của con người. Tính đặc thù còn thể hiện ở chỗ sự phức tạp của hệ thống dịch vụ
vận tải và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố không chắc chắn do tính chất của dịch vụ
vận tải. Do đó, đánh giá doanh nghiệp vận tải là một vấn đề nghiên cứu rất phức tạp
và đa dạng, đa mục tiêu, vừa đảm bảo nguyên tắc chung đối với doanh nghiệp và
phải phù hợp với đặc thù riêng,điều kiện của từng doanh nghiệp vận tải.
Trên thế giới, vấn đề đánh giá doanh nghiệp đã được nghiên cứu dưới nhiều
góc độ, từ khái quát mang tính nguyên tắc đến đánh giá trên một số khía cạnh hoặc

một lĩnh vực chuyên sâu. Một số hướng nghiên cứu như đánh giá xếp hạng tín dụng
(Standard and Poor’s, Moody’s), xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
(Natalie Mizik & Robert Jacobson, 2009), định giá điều chỉnh tài sản ròng
(Krzysztof Janas, 2013), đánh giá hoạt động thông qua hệ thống Giải thưởng chất
lượng, Tiêu chuẩn chất lượng,... Về đánh giá doanh nghiệp vận tải, một số ít nghiên
cứu đã đề cập đến một số khía cạnh như xác định chi phí bên ngoài doanh nghiệp,
đánh giá năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, xác định giá trị vô hình của
doanh nghiệp vận tải hàng không.
Tại Việt Nam, hình thành một số hướng nghiên cứu nhằm xác định giá trị
Footer Page 12 of 216.


Header Page 13 of 216.

2

doanh nghiệp phục vụ cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đánh giá
xếp hạng tín dụng, xây dựng mô hình đánh giá trình độ công nghệ, định giá tài sản
(ví dụ, phục vụ công tác đấu thầu). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu toàn diện, độc lập
về đánh giá doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam. Dưới góc độ quản lý nhà nước, một số
văn bản pháp lý đã quy định hướng dẫn phương pháp xác định và xếp hạng doanh
nghiệp vận tải ô tô nhằmquy định khung trả lương đối với quản trị cấp cao của doanh
nghiệp vận tải thuộc sở hữu nhà nước.Như vậy, ở trên thế giới và Việt Nam, việc xây
dựng mô hình đánh giá như thế nào đối với doanh nghiệp vận tải vẫn là một khoảng
trống cần nghiên cứu một cách hệ thống cả về lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu
cầu của quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước và lợi ích của các bên liên quan. Với
ý nghĩa đó, đề tài luận án “Nghiên cứu đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách
bằng ô tô ở Việt Nam” được lựa chọn nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn
để đánh giá doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam hiện nay và tương lai.
B. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải ô tô nói riêng trong
nghiên cứu cũng như trong thực tiễn được xem xét dưới những góc độ khác nhau.
Khi các chủ thể đánh giá doanh nghiệp với mục đích để chỉ ra những điểm yếu cần
khắc phục để doanh nghiệp phát triển bền vững, cần phân tích và đánh giátổng quát
(toàn diện) các mặt hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp để từ đó tìm ra những vấn
đề cần khắc phục.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu khoa học thế giới và trong nước, mục đích
nghiên cứu của luận án là nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và lựa
chọn phương pháp, chuẩn mực đánh giá tổng hợp trạng thái phát triển củadoanh
nghiệp vận tải hành khách phù hợp với môi trường kinh doanh và điều kiện khai thác
hiện nay của các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam; trong đó, lựa chọn doanh nghiệp
vận tải hành khách bằng ô tô trên tuyến cố định để vận dụng thử nghiệm thực tế kết
quả nghiên cứu đã đạt được.
C. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động đánh giá tổng hợp doanh
nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam.

Footer Page 13 of 216.


Header Page 14 of 216.

3

Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu đánh giá các doanh nghiệp vận tải ô tô nói chung và
các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định nói riêng tại Việt
Nam.
Về thời gian: Nghiên cứu tình hình, số liệu về hoạt động đánh giá các doanh

nghiệp vận tải trong giai đoạn hội nhập từ năm 2007- khi Việt Nam chính thức gia
nhập WTO đến nay và cho tương lai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
D. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học: Luận án hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý
luận về hoạt động vận tải và đánh giá doanh nghiệp vận tải.
Trên cơ sở phân tích hệ thống cung cấp dịch vụ vận tải, luận án xây dựng và
hoàn thiện hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá doanh nghiệp vận tải
hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định làm cơ sở đề ra các quyết định của các chủ
thể có liên quan đến doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định.
Đồng thời, đề xuất sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc để xây dựng mô hình xác
định trọng số phản ánh mức độ quan trọng của các tiêu chíđến kết quả đánh giá tổng
hợp doanh nghiệp vận tải bằng ô tô.
Về ý nghĩa thực tiễn: Ý nghĩa thực tiễn của đề tài thể hiện ở chỗ cung cấp căn
cứ khoa học và thực tiễn để tổ chức triển khai đánh giá các mặt hoạt động cũng như
đánh giá tổng hợp doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô, từ đó xác định trọng
tâm quản lý và ra các quyết định hợp lý cho các chủ thể liên quan.
E. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về đánh giá doanh nghiệp vận tải
Chương 2. Cơ sở lý luận về đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô

Chương 3. Phân tích hoạt động đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách bằng
ô tô ở Việt Nam
Chương 4. Xây dựng và hoàn thiện đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách
bằng ô tôở Việt Nam.

Footer Page 14 of 216.



Header Page 15 of 216.

Footer Page 15 of 216.

4


Header Page 16 of 216.

5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI

Đánh giá DNVT là một phạm trù nghiên cứu rất rộng và phức tạp, liên quan
đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Vấn đề nghiên cứu phương pháp đánh giá
doanh nghiệp nói chung và DNVT nói riêng cũng đã được các tổ chức, nhà khoa học
trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu dưới nhiều góc độ với các cách tiếp cận khác
nhau.
Phần tổng quan phân tích tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về
vấn đề ĐGDN nói chung và DNVT nói riêng dưới các góc độ, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm,các khoảng trống khoa học và xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
luận án.
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, hầu hết các nghiên cứu về ĐGDN nói
chung chủ yếu tập trung vào nội dung đánh giá xếp hạng tín nhiệm, đánh giá giá trị
hoặc đánh giá một khía cạnh nhất định nào đó của DN (khả năng cạnh tranh, hiệu
quả kinh doanh,chất lượng sản phẩm, dịch vụ, ...).
Các tổ chức đánh giá như Standard and Poor’s (S&P), Moody’s, Flitchđã
nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và công bố kết quả đánh giá xếp
hạng tín nhiệm trên thế giới đối với các nền kinh tế cũng như đối với các DN. Trong

đó, phương pháp chuyên gia được sử dụng để đánh giá khả năng và sự sẵn sàng đáp
ứng các điều kiện về tài chính, từ đó đưa ra kết quả xếp hạng tín dụng của một quốc
gia hay DN [62]. Dựa vào kết quả xếp hạng này mà các nhà đầu tư có quyết định về
giá cả và khối lượng mua, bán chứng khoán của quốc gia hoặc DN được xếp hạng.
Tuy nhiên, xếp hạng DN của S&P chỉ phản ánh ý kiến của các chuyên gia trong hội
đồng xếp hạng về rủi ro tín dụng dựa trên phân tích hoạt động tài chính và kết quả
đạt được về mặt tài chính, chưa đánh giá mọi khía cạnh hoạt động và kết quả đạt
được của DN nên chưa cung cấp đầy đủ căn cứ để các chủ thể khác ngoài các nhà
đầu tư đưa ra các quyết định phù hợp.
Nghiên cứu của tác giả Pablo Fernandez (2007) hệ thống hóa các phương pháp
định giá và chỉ ra những lỗi thường gặp trong quá trình áp dụng các phương pháp
định giá DN [60]. Tác giả cũng nhấn mạnh lỗi được chỉ ra nhiều nhất trong hoạt
động đánh giá là sự thiếu chính xác của dữ liệu về tình hình tài chính DN. Tuy nhiên,
Footer Page 16 of 216.


Header Page 17 of 216.

6

tác giả chưa xây dựng được quy trình đánh giá tổng thể giá trị DN và lựa chọn
phương pháp đánh giá như thế nào đối với từng đối tượng cụ thể.
Nhằm mục đích xác định giá trị thương hiệu của DN, nhóm tác giả Natalie
Mizik & Robert Jacobson (2009) nghiên cứu xây dựng mô hình toán học ước lượng
theo tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu và các biến số thuộc thương hiệu sản phẩm (sự
phù hợp, uy tín, tích hợp công nghệ và sử dụng năng lượng) [58].Nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng, đối với lĩnh vực dịch vụ (trong đó có vận tải), sự khác biệt của dịch vụ
đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất đến giá trị thương hiệu. Tuy nhiên,
nghiên cứu chưa chỉ rõ áp dụng mô hình như thế nào để đánh giá giá trị thương hiệu
của một DNVT.

Tác giả Krzysztof Janas (2013) đề xuất phương pháp định giá điều chỉnh tài sản
ròng của DN nhưng không đưa ra mô hình tổng thể định giá DN [56]. Về cơ bản,
phương pháp tài sản ròng là một phương pháp có độ chính xác cần thiết để xác định
giá trị tài chính của DN. Tuy nhiên cần nghiên cứu tính đặc thù và quy mô hoạt động
của DN để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tài chính, đặc biệt là tài sản vô
hình; riêng đối với DNVT thì chưa được tác giả đề cập trong nghiên cứu. Nhằm xác
định giá trị DN, Steiger (2008) đã phân tích và đề xuất sử dụng phương pháp chiết
khấu dòng tiền (DCF) để xác định giá trị gần đúng của DN [51]. Tuy nhiên, nghiên
cứu chưa xét ảnh hưởng do sự biến động của MTKD. Cho nên, cần nghiên cứu toàn
diện hơn và phải xem xét vấn đề áp dụng như thế nào đối với DNVT.
Dưới góc độ quản lý chất lượng, các chứng chỉ chất lượng (Tiêu chuẩn chất
lượng theo ISO), giải thưởng chất lượng quốc tế, khu vực hoặc theo từng quốc gia đã
cung cấp phương pháp đánh giá chất lượng và hoạt động quản lý chất lượng của DN.
Trong đó, bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO được sử dụng để đánh giá mức độ đáp ứng
về chất lượng sản phẩm và minh chứng cho sự minh bạch, hiệu quả của hệ thống
quản lý DN. Việc đáp ứng các yêu cầu của chứng chỉ chất lượng ISO được coi là một
yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng đáp ứng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường
của DN. Các mô hình Giải thưởng chất lượng lại nhằm mục đích nâng cao nhận thức
và khuyến khích các tổ chức, DN tự đánh giá hoạt động quản lý chất lượng như Giải
thưởng Deming [61], Giải thưởng Malcolm Baldrige (Hoa Kỳ) [64], Giải thưởng
chất lượng châu Âu [50]. Hạn chế của các mô hình giải thưởng chất lượng là chỉ nêu
ra và xác định kết quả cần đạt được nhưng không chỉ ra cách thức làm thế nào để đạt
Footer Page 17 of 216.


Header Page 18 of 216.

7

được kết quả đó, không đánh giá tổng thể hoạt động quản lý.

Trong lĩnh vực vận tải, một số ít công trình nghiên cứu đã đề cập đến đánh giá
một vài khía cạnh về chi phí, hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh, chất lượng
dịch vụ vận tải, …theo những cách tiếp cận khác nhau.
Theo cách tiếp cận chi phí, các tác giả M. Maibach, C. Schreyer (2008) xây
dựng mô hình phân tích định lượng để xác định chi phí bên ngoài ảnh hưởng đến
hoạt động KD của DNVT [57]. Mặc dù không nghiên cứu trực tiếp về đánh giá DN,
nhưng nghiên cứu đã cung cấp phương pháp mang tính định hướng để xác định các
chi phí bên ngoài, từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách của DNVT, đồng
thời cung cấp cơ sở khoa học để hoạch định chính sách quản lý vĩ mô trong lĩnh vực
giao thông vận tải.
Nhằm đánh giá năng lực cạnh của DNVT đường bộ, tác giả Tокарь,
Александр Сергеевич (2011) nghiên cứu và làm rõ một số nguyên tắc nghiên cứu
khả năng cạnh tranh của DNVT đường bộ. Đặc biệt, tác giả sử dụng các công cụ
thống kê dựa trên mô hình phân tích SWOT, phân tích theo nhóm yếu tố nhằm xây
dựng mô hình toán học đánh giá khả năng cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh của các
DNVT đường bộ [66].
Tác giả Caroline Rodier (2012) nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá hiệu
quả của DNVT theo 04 tiêu chí về đáp ứng nhu cầu vận tải, sử dụng năng lượng,
hiệu quả kinh tế và môi trường [49]. Kết quả nghiên cứu được sử dụng để hoạch định
quy hoạch phát triển và đổi mới chiến lược kinh doanh của các DNVT (trừ vận tải
hàng không). Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đưa ra mô hình mang tính khái quát cao
dựa trên thông tin tổng quát hóa từ dữ liệu về hoạt động tài chính của doanh nghiệp,
chưa xem xét chi tiết những yếu tố ảnh hưởng của các yếu tố thị trường (như thay đổi
trong hệ thống giao thông vận tải).
Tác giả O. Rybak (2014) đề xuất phương pháp đánh giá giá trị vô hình của
Công ty hàng không Ucraina theo 6 tiêu chí: Quyền khai thác nguồn lực tự nhiên;
quyền sử dụng phương tiện cá nhân; bằng sáng chế; bản quyền và quyền liên quan;
quyền đối với tài sản phi truyền thống và quyền đối với tài sản vô hình khác [59].
Tác giả đề xuất phương pháp đánh giá theo các cách tiếp cận doanh thu, tiếp cận thị
trường và chi phí với 3 mức độ đánh giá: quyền sử dụng cơ bản; quyền sử dụng thứ

cấp và các quyền phụ khác. Nghiên cứu đã chỉ ra khả năng áp dụng phương pháp
Footer Page 18 of 216.


Header Page 19 of 216.

8

đánh giá giá trị vô hình đối với DN dịch vụ, trong đó có các DNVT.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
Vấn đề đánh giá và xác định giá trị DN đã được đề cập trong một số văn bản
quản lý nhà nước, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại trường đại học
và một số nghiên cứu độc lập. Với mục tiêu và cách tiếp cận khác nhau, một số
nghiên cứu về đánh giá xếp hạng DN, xếp hạng tín dụng DN và xác định giá trị DN
nói chung và xác đinh giá trị tài sản của DN nói riêng. Số lượng nghiên cứu đánh giá
DNVT còn rất hạn chế.
Tác giả Nguyễn Minh Thu (2013) đã đề xuất quy trình, phương pháp tính chỉ số
tổng hợp đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam với ba bước. Đồng thời tính toán
thử nghiệm để đánh giá thực trạng bền vững trong quá trình phát triển của Việt nam
giai đoạn 2001 - 2010. Nghiên cứu đã tổng hợp được các nhân tố ảnh hưởng đến
đánh giá phát triển bền vững của quốc gia thông qua các chỉ số, nhưng chưa có khả
năng áp dụng ở các doanh nghiệp.
Tác giả Trần Đình Cường (2010) trình bày tổng quát nội dung đánh giá xếp
hạng DN và đánh giá giá trị DN [15],trong đó, tác giả đã nêu ra phương pháp xác
định giá trị liên tục và giá trị của chủ sở hữu trên cơ sở đánh giá về kết quả KD và
ước tính chi phí sử dụng ngân quỹ DN. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến phương
pháp đánh giá cho các DN hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù ngành như DNVT.
Các tác giả Trần Văn Dũng (2007)[16], Nguyễn Minh Điện (2010) [17],
Nguyễn Minh Hoàng (2008) [21]đã phân tích các mô hình xác định giá trị DN và đề
xuất phương pháp định giá DN phục vụ cho quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt

Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập đến việc đánh giá MTKD hoặc
đánh giá kết quả KD, triển vọng của DN trong tương lai như thế nào và chưa nghiên
cứu DNVT.
Tác giả Nguyễn Trọng Hòa (2009) nghiên cứu xây dựng mô hình xếp hạng tín
dụng DN Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi kinh tế [20]. Nghiên cứu lựa chọn
phương pháp phân tích hồi quy đa biến dựa vào dữ liệu thống kê để xây dựng mô
hình toán học đánh giá mức độ ảnhhưởng của 37 chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động
tài chính, phục vụ cho phân tích xếp hạng tín dụng các DN đang niêm yết trên thị
trường chứng khoán. Như vậy, nghiên cứu chỉ tập trung phân tích đánh giá dưới góc
độ tài chính dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê mà chưa đề cập đến các yếu tố môi
Footer Page 19 of 216.


Header Page 20 of 216.

9

trường khác có ảnh hưởng đến hoạt động KD của DN.
Tác giả Nguyễn Hồng Liên (2012) nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá trình
độ công nghệ dựa trên nền tảng Atlas công nghệ, khoa học trí tuệ nhân tạo và công
nghệ thông tin nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá mức độ đạt được về
trình độ công nghệ của DN [24]. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào mục tiêu
xây dựng mô hình phân tích đánh giá theo ngành và giải pháp kỹ thuật về công nghệ
thông tin để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá trình độ công nghệ
mà chưa đề cập đến những vấn đề quản lý KD của DN.
Tác giả Đinh Thế Hùng (2012) nghiên cứu áp dụng các phương pháp thống kê
nhằm xác định giá trị tài sản, đánh giá mức độ tuân thủ và minh bạch trong quản lý
tài sản để phục vụ cho công tác kiểm toán [23]. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến
các giá trị khác như vị thế của DN, ưu thế của sản phẩm, dịch vụ … cho nên chưa
đảm bảo ĐGDN một cách toàn diện.

Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Giang, Bùi Thị Hồng Nhung (2014) nghiên cứu áp
dụng mô hình định giá tương đối dựa trên các tỉ số P/B và P/E đối với các DN niêm
yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh [18]. Nghiên cứu cung
cấp cơ sở khoa học để đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư, đồng thời sử dụng
phương pháp phân tích hồi quy kiểm nghiệm khả năng áp dụng mô hình định giá
tương đối để dự đoán giá chứng khoán.
Tác giả nguyễn Thị Thanh Hải (2013) tiến hành nghiên cứu hoàn thiện hệ thống
chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ
Giao thông vận tải, đồng thời đã bổ sung các chỉ tiêu đánh giá tính sáng tạo và hiệu
quả của việc sử dụng các giải pháp thi công hợp lý, đánh giá hiệu quả của công tác
phục vụ thi công và đánh giá sự hài lòng của chủ đầu tư về tiến độ, thời gian, chất
lượng, giá cả thông qua các chỉ tiêu đánh giá HQKD của doanh nghiệp xây dựng.
Các tác giả Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Minh Huệ (2013) nghiên
cứu tổng hợp các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ và đề xuất tiêu chí đánh giá
các mô hình chất lượng. Nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển của mô hình đánh giá
chất lượng dịch vụ phản ánh sự thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ; kết quả
của việc đo lường chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách thức thiết
lập dịch vụ, thời gian, nhu cầu, mức độ kỳ vọng của khách hàng.
Tác giả Nguyễn Văn Thụ (2015), trong giáo trình “Phân tích kinh tế” đã chỉ ra
Footer Page 20 of 216.


Header Page 21 of 216.

10

phương pháp đánh giá hiệu quả trong trạng thái động đã chỉ rõ phương pháp đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Đây là phương pháp
đánh giá hoàn toàn có định lượng và toàn diện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.3. Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

1.3.1. Khoảng trống khoa học
ĐGDN là một phạm trù nghiên cứu rất rộng và phức tạp do trong hệ thống KD
của DN luôn tồn tại quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành và chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố tác động. Mỗi khía cạnh đánh giá liên quan đến cả các yếu tố định
lượng và định tính. Mặt khác, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả đánh giá
rất khác nhau tùy thuộc vào quan điểm đánh giá, quy mô và sự phức tạp của đối
tượng được đánh giá. Đặc biệt trong lĩnh vực có tính đặc thù như doanh nghiệp vận
tải, cần có cách tiếp cận khoa học để đưa ra phương pháp đánh giá phù hợp, khả thi
trong MTKD nhất định.
Ở trên thế giới và trong nước, ngoài các nghiên cứu về ĐGDN nói chung,
nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá DNVT còn rất hạn chế về số lượng và chưa đảm
bảo tính hệ thống, toàn diện. Ngoài việc áp dụng đánh giá xếp hạng tín nhiệm DN
theo nguyên tắc chung, có 1 số công trình nghiên cứu đánh giá từng khía cạnh riêng
về chi phí bên ngoài, năng lực cạnh tranh, giá trị tài sản vô hình và giá trị thương
hiệu của DNVT. Do đó, ĐGDN một cách toàn diện và hệ thống vẫn còn là khoảng
trống rất lớn về khoa học. Đặc biệt đối với DNVT ở Việt Nam, ĐGDN vừa là nhiệm
vụ quan trọng của các nhà quản lý, vừa là đòi hỏi thực tiễn của mỗi DN trong bối
cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng.
Riêng phương pháp đánh giá của PGS. TS Nguyễn Văn Thụ, trong giáo trình
“Phân tích kinh tế” tuy đã chỉ ra phương pháp đánh giá quá trình phát triển của
doanh nghiệp trong trạng thái động. Tuy đây là một phương pháp đánh giá khá toàn
diện và đầy đủ nhưng còn chưa đề cập tới vấn đề “từ kết quả đánh giá toàn diện
chung ấy”,phương pháp này tuy đã xem xét đánh giá các yếu định lượng, nhưng các
yếu tố định tính lại chưa được xét đến, mà trong nền kinh tế thị trường ngành
KDdịch vụ chịu tác động rất lớn bởi các yếu tố định tính, vì vậy chưa có những đánh
giá chuyên sâu định tính này và không thể đề xuất các giải pháp khắc phục những
yếu tố định tính quan trọng tác động đến sự phát triển có hiệu quả của doanh nghiệp
trong giai đoạn sau như thế nào.
Footer Page 21 of 216.



Header Page 22 of 216.

11

1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu khoa học thế giới và trong nước và với
mục tiêu đề tài: “Hệ thống hóa cơ sở lý luận, nghiên cứuhoàn thiện phương pháp
đánh giá trạng thái phát triển của doanh nghiệp phù hợp với môi trường kinh doanh
và điều kiện khai thác hiện nay của các DNVT ở Việt Nam, trong đó lựa chọn một
DNVT hành khách bằng ô tô trên tuyến cố định để vận dụng thử nghiệm thực tế kết
quả nghiên cứu đã đạt được”, luận án đặt ra những nhiệm vụ cần thực hiện như sau:
- Hệ thống hóa và hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về đánh giá DNVT theo cách
tiếp cận hệ thống trong trạng thái vận động và phát triển của DNVT hành khách bằng
ô tô phục vụ cho quản lý hoạt động kinh doanh của các DNVT;
- Phát triển phương pháp phân tích đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá
DVNT hành khách bằng ô tô để làm cứ liệu thực tế cho việc hoàn thiện mô hình
đánh giá DNVT ở Việt Nam.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá; đề xuất phương pháp và chuẩn
mực đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hoạt động kinh doanh của
DNVT hành khách bằng ô tô trên tuyến cố định, làm cơ sở ra các quyết định tối ưu
cho các chủ thể có liên quan.
- Đề xuất phương pháp khoa học trong xác định trọng số cho từng tiêu chí, chỉ
tiêu đánh giá nhằm cung cấp luận cứ khoa học để áp dụng đánh giá tổng thể hoặc
từng khía cạnh phù hợp với quy mô và đặc thù kinh doanh của DNVT ở Việt Nam.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Khung nghiên cứu của luận án
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
Nghiên cứu cơ sở hình thành nội dung đánh giá DNVT ô tô nói chung và
DNVT hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định nói riêng. Cơ sở hình thành nội dung

đánh giá DNVT cần phải phản ánh được đầy đủ quan hệ các yếu tố bên trong DNVT
và các yếu tố đặc trưng của hoạt động vận tải, DVVT và DNVT trong môi trường
hoạt động.
Phân tích các nội dung đánh giá để hình thành hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và
chuẩn mực đánh giá các mặt hoạt động của DNVT. Đồng thời, đảm bảo kết quả đánh
giá giúp chủ thể đánh giá có thể nhận thức toàn diện về trạng thái hiện tại và triển
vọng của DNVT.
Footer Page 22 of 216.


Header Page 23 of 216.

12

Nghiên cứu mô hình xác định trọng số các tiêu chí, phương pháp tổng hợp xếp
hạng DNVT và những đặc trưng chung cho từng hạng.
Nghiên cứu ứng dụng mô hình đã xây dựng để đánh giá một DNVT hành khách
cụ thể.
Với đối tượng nghiên cứu là đánh giá các DNVT hành khách bằng ô tô ở Việt
Nam trong giai đoạn hội nhập, khung nghiên cứu của luận án khái quát qua hình 1.1
Cơ sở hình thành nội dung

Nội dung đánh giá DNVT

đánh giá DNVT

hành khách bằng ô tô

Hoạt động vận tải và nhu cầu


Hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu

vận tải

đánh giá

Hệ thống cung cấp DVVT và

Phương pháp và tiêu chuẩn

quan hệ giữa các yếu tố

đánh giá DNVT

Đặc trưng DNVT và đánh giá

Xác định trọng số của các

DNVT

tiêu chí

Mục đích và lợi ích đánh giá

Mô hình tổng hợp kết quả

DNVT

đánh giá DNVT
Kết quả đánh giá DNVT


Hình 1.1 Khung nghiên cứucủa luận án
1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập thông tin
1.4.2.1. Thu thập và xử lý thông tin thứ cấp
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được để tiến hành nghiên cứu tổng quan về
đánh giá doanh nghiệp và DNVT, xác định khoảng trống khoa học và hình thành
khung nghiên cứu lý thuyết,bổ sung hoàn thiện hệ thống lý luận về DVVT, DNVT và
đánh giá DNVT.
- Nghiên cứu các lý thuyết chung về các lĩnh vực liên quan từ toán kinh tế, kinh
tế vĩ mô và vi mô, lý thuyết thông tin kinh tế, lý thuyết hệ thống,... trong đó đặc biệt
nghiên cứu một một nền tảng quan trọng trong tư duy và đối với phân tích kinh tế là
triết học Mác – Lê nin.
- Nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố có liên quan trong và ngoài
nước.
Footer Page 23 of 216.


Header Page 24 of 216.

13

- Nghiên cứu các văn bản pháp quy hiện nay của Nhà nước Việt Nam.
Để có các thông tin thứ cấp, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp khảo sát thực tiễn: Sử dụng để hình thành đối tượng, nội dung và
nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
Phương pháp thống kê: Dựa vào các báo cáo định kỳ của DNVT, của Tổng cục
Thống kê và Bộ Giao thông vận tải để tiến hành thống kê, so sánh và đánh giá mức
độ đạt được của các tiêu chí đánh giá DNVT.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để phân chia nhỏ đối tượng để tiến
hành nghiên cứu từng bộ phận cấu thành đối nhằm nhận biết những đặc trưng của

từng bộ phận cấu thành đối tượng. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để liên kết
đặc trưng các bộ phận cấu thành của đối tượng nghiên cứu nhằm nhận thức đối tượng
một cách tổng thể. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết
với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: Phân tích được tiến hành theo
phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân
tích.
1.4.2.2. Thu thập và xử lý thông tin sơ cấp
Ngoài những thông tin thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, luận
án còn thực hiện thu thập và xử lý các thông tin sơ cấp nhằm giải quyết các nhiệm vụ
đặt ra.
Phương pháp chuyên gia: Thu thập và xin ý kiến chuyên gia nhằm làm rõ các
nội dung nghiên cứu, đặc biệt sử dụng phương pháp này để xác định tiêu chuẩn,
chuẩn mực đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu định tính.
Phương pháp điều tra: Thực hiện chủ yếu qua phiếu điều tra để xác định tầm
quan trọng các tiêu chí, làm cơ sở để xây dựng mô hình và tính toán trọng số của các
tiêu chí đánh giá.
Phương pháp phỏng vấn và quan sát tại DNVT để đánh giá các chỉ tiêu định
tính.
Ngoài ra, trong luận án còn sử dụng các phương pháp của toán kinh tế, các
phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh; mô hình hóa, … để nghiên cứu và
thực hiện nhiệm vụ của luận án.

Footer Page 24 of 216.


Header Page 25 of 216.

14
CHƢƠNG 2


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP VẬN TẢIHÀNH
KHÁCH BẰNG Ô TÔ
2.1. Hoạt động vận tải
2.1.1. Khái niệm về hoạt động vận tải
2.1.1.1. Định nghĩa
Vận tải là hoạt động có mục đích của con người nhằm di chuyển hàng hoá,
hành khách trong không gian để thoả mãn nhu cầu của con người. Theo tiến trình,
hoạt động vận tải là một quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hóa, hành
khách trong không gian và thời gian cụ thể để nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người.
Cũng giống như các ngành sản xuất kinh doanh khác, quá trình cung cấp
DVVT (trừ vận tải đường ống) cũng có chu kỳ sản xuất (chu kỳ cung cấp DVVT)
bao gồm 9 giai đoạn, từ giai đoạn đầu là chuẩn bị cho đến giai đoạn cuối là chạy
rỗng đến nơi nhận hàng, khách tiếp theo, mỗi chu kỳ vận tải là chuyến đi cũng bao
gồm đầy đủ các yếu tố của quá trình sản xuất, đó là: Sức lao động, đối tượng lao
động (đối tượng vận chuyển) và tư liệu lao động (phương tiện vận chuyển và các cơ
sở vật chất khác cho vận chuyển).
2.1.1.2. Phân loại hoạt động vận tải
Có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại hoạt động vận tải, vận tải được
phân loại theo các tiêu thức sau:
Theo tính chất của vận tải
+ Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ) là việc vận chuyển trong nội bộ DN nhằm
di chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, con
người…phục vụ cho quá trình sản xuất của DN bằng phương tiện của DN đó mà
không trực tiếp thu tiền cước phí vận tải.
+ Vận tải công cộng là việc KDVT (hàng hóa hay hành khách) để thu tiền cước
DVVT và tìm kiếm lợi nhuận.
+ Vận tải bán công cộng là việc KDVT (hàng hóa hay hành khách) để thu tiền
cước DVVT và tìm kiếm lợi nhuận bằng xe và phương tiện thô sơ.
+ Vận tải cá nhân là việc vận chuyển cá nhân để nhằm thỏa mãn nhu cầu của

bản thân (hoặc người thân) mà không thu tiền cước vận tải.
Footer Page 25 of 216.


×