Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.5 KB, 13 trang )

For Training Only – Management Resource Innovation

OHSAS 18001:2007

HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP CÁC YÊU CẦU

1 PHẠM VI
2 TIÊU CHUẨN THAM KHẢO
3 THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
4

CÁC YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH & S

4.1 Các yêu cầu chung
Tổ chức phải thiết lập, văn bản, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý
OH & S theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn này và xác định bằng cách nào nó đáp ứng
các yêu cầu này.
Tổ chức phải xác định và văn bản hóa phạm vi Hệ thống quản lý OH & S của nó.
4.2 Chính sách OH&S
Lãnh đạo cao nhất phải xác định và phê duyệt Chính sách OH & S của Tổ chức và đảm
bảo rằng phạm vi đã xác định của Hệ thống quản lý OH & S :
a) thích hợp với bản chất và mức độ các rủi ro OH & S của tổ chức;
b) bao gồm việc ngăn ngừa thương tật và sự suy yếu sức khỏe và cải tiến liên tục về Hệ
thống quản lý OH & S và thực hiện OH & S;
c) bao gồm cam kết tối thiểu phải phù hợp với các yêu cầu luật định và các yêu cầu
khác mà tổ chức đó mô tả liên quan đến các mối nguy OH&S của nó;
d) cung cấp cơ sở cho việc thiết lập và xem xét các mục tiêu OH&S;
e) đuợc văn bản hóa, được thực hiện và được duy trì;
f) được phổ biến đến tất cả người lao động của Tổ chức với ý định để họ nhận thức
được nghĩa vụ của cá nhân họ về OH&S;


1


For Training Only – Management Resource Innovation

OHSAS 18001:2007

g) có sẵn đối với các bên liên quan; và
h) được xem xét định kỳ để đảm bảo rằng nó tiếp tục phù hợp với Tổ chức.
4.3 Hoạch định
4.3.1 Nhận diện mối nguy, Đánh giá rủi ro và xác định việc kiểm soát.
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một quy trình cho việc nhận dạng mối nguy,
đánh giá rủi ro và xác định các cách kiểm soát thích hợp.
Quy trình nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro phải đề cập tới:
a) các họat động bình thường và bất thường;
b) các hoạt động của tất cả mọi người tiếp cận với nơi làm việc ( bao gồm cả nhà thầu
và khách đến làm việc);
c) cư xử, năng lực và các yếu tố con người khác;
d) các mối nguy từ nguồn bên ngoài có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và an tòan của
những người dưới sự kiểm soát của tổ chức tại nơi làm việc;
e) các mối nguy được tạo thành từ các vùng lân cận nơi làm việc bởi các hoạt động liên
quan đến công việc nằm trong sự kiểm soát của Tổ chức;
Lưu ý 1. Nó có thể thích hợp hơn đối với những mối nguy để được đánh giá như là các
khía cạnh môi trường.
f) hạ tầng cơ sở, thiết bị và vật liệu ở nơi làm việc mà được cung cấp bởi tổ chức đó
hoặc những cái khác;
g) sự thay đổi hoặc những thay đổi được đề xuất trong Tổ chức, các hoạt động của nó
hoặc các nguyên vật liệu ;
h) sự điều chỉnh đối với Hệ thống quản lý OH&S, bao gồm những thay đổi tạm thời,
những tác động của nó trong hoạt động vận hành, các quá trình và các hoạt động;

i) bất kỳ nghĩa vụ tuân thủ luật pháp có thể áp dụng đối với việc đánh giá rủi ro và thực
hiện những biện pháp kiểm soát cần thiết (Xem lưu ý ở mục 3.12);
j)thiết kế khu vực làm việc, các quá trình, lắp đặt, máy móc, thiết bị, quy trình vận hành
và tổ chức công việc, bao gồm sự điều chỉnh đối với năng lực nhân sự.
Phương pháp nhận dang mối nguy và đánh giá rủi ro của Tổ chức phải:
2


For Training Only – Management Resource Innovation

OHSAS 18001:2007

a) được xác định, tương ứng với phạm vi, bản chất và thời gian để đảm bảo nó mang
tính phòng ngừa hơn là khắc phục; Và
b) cung cấp sự nhận biết, thứ tư ưu tiên và văn bản hóa các rủi ro và áp dụng cách kiểm
soát như thích hợp.
Đối với việc quản lý sự thay đổi, Tổ chức phải nhận biết các mối nguy OH & S và các rủi
ro tương ứng với sự thay đổi trong tổ chức, hệ thống quản lý OH & S hoặc các họat
động của chúng, trước khi giới thiệu những sự thay đổi này.
Tổ chức phải đảm bảo rằng các kết quả của việc đánh giá này là được cân nhắc khi xác
định các cách kiểm soát.
Khi xác định việc kiểm soát hoặc cân nhắc những thay đổi đối với việc kiểm soát hiện
tại, việc cân nhắc phải được thực hiện để giảm các rủi ro theo thứ bậc sau:
a) loại trừ ;
b) thay thế;
c) các cách kiểm soát;
d) biển hiệu/ biển cảnh báo / cách kiểm soát hành chính;
e) thiết bị bảo vệ cá nhân.
Tổ chức phải văn bản hóa và lưu giữ các kết quả của việc nhận dạng mối nguy, đánh
giá rủi ro và cách kiểm soát đã xác định một cách cập nhật.

Tổ chức phải đảm bảo rằng các rủi ro OH&S và việc kiểm soát đã xác định được đưa
vào khi thiết lập, thực hiện và duy trì Hệ thống quản lý OH&S của nó.
Lưu ý 2 Xem OHSAS 18002 để được hướng dẫn thêm về nhận dạng mối nguy, đánh
giá rủi ro và xác định việc kiểm soát.
4.3.2 Các yêu cầu luật định và yêu cầu khác
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một quy trình cho việc nhận biết và tiếp cận
các yêu cầu Luật định và các yêu cầu OH & S khác mà có thể áp dụng tại Tổ chức đó.
Tổ chức phải đảm bảo các yêu cầu Luật định này và các yêu cầu khác mà Tổ chức phải
tuân thủ phải được đưa vào trong quá trình thiết lập, thực hiện và duy trì Hệ thống quản
lý OH & S của nó.

3


For Training Only – Management Resource Innovation

OHSAS 18001:2007

Tổ chức phải cập nhật những thông tin này.
Tổ chức phải phổ biến các thông tin liên quan về các yêu cầu luật định và các yêu cầu
khác cho những người làm việc dưới sự kiểm soát của Tổ chức và các bên liên quan
khác.
4.3.3 Các mục tiêu và Chương trình
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các Mục tiêu OH & S bằng văn bản tại các bộ
phận chức năng liên quan trong Tổ chức.
Các mục tiêu phải đo lường được, ở những nơi thích hợp và nhất quán với Chính sách
OH & S, bao gồm cam kết đối với việc ngăn ngừa sự tổn thương và suy yếu sức khỏe,
đối với việc phù hợp với các yêu cầu Luật định có thể áp dụng và với các yêu cầu khác
mà tổ chức phải tuân thủ, đối với việc cải tiến liên tục.
Khi thiết lập và xem xét các mục tiêu của mình, Tổ chức phải cân nhắc đến các yêu cầu

luật định và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ, và các rủi ro OH & S của mình.
Tổ chức phải cân nhắc đến các quan điểm công nghệ, các yêu cầu về tài chính, vận
hành và kinh doanh , và quan điểm của các bên liên quan.
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) Chương trình để đạt được các Mục tiêu
OH & S. ( Các) Chương trình này phải bao gồm tối thiểu:
a) Phân công trách nhiệm & quyền hạn để đạt được các Mục tiêu ở các bộ phận chức
năng liên quan và các cấp độ của Tổ chức; và
b) Phương tiện và thời hạn để mục tiêu là đạt được.
(Các ) Chương trình phải được xem xét ở những khỏang thời gian định kỳ và theo kế
họach, và được điều chỉnh như cần thiết, để đảm bảo rằng các Mục tiêu là đạt được.
4.4 Thực hiện và điều hành
4.4.1 Các nguồn lực, vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn
Lãnh đạo cao nhất phải chịu trách nhiệm cuối cùng về OH & S và Hệ thống quản lý OH
& S.
Lãnh đạo cao nhất phải chứng minh cam kết của mình bằng:
a) đảm bảo có sẵn các nguồn lực thiết yếu cho việc thiết lập, thực hiện , duy trì và cải
tiến Hệ thống quản lý OH&S;
4


For Training Only – Management Resource Innovation

OHSAS 18001:2007

Lưu ý 1. Nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực và những kỹ năng cụ thể, cơ sở hậ tầng,
công nghệ và các nguồn lực tài chính.
b) xác định vai trò, định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm và phân cấp quyền hạn để quản lý
OH & S hiệu quả; Vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn phải được văn bản hóa
và phổ biến.
Tổ chức phải chỉ định một thành viên trong Ban lãnh đạo với trách nhiệm cụ thể, không

kể những trách nhiệm khác, và với vai trò và quyền hạn được xác định để:
a) đảm bảo rằng Hệ thống quản lý OH & S được thiết lập, thực hiện và duy trì theo Tiêu
chuẩn OH & S này;
b) đảm bảo rằng các báo cáo về việc thực hiện Hệ thống quản lý OH & S được Lãnh
đạo cao nhất xem xét và sử dụng như là 1 cơ sở cho việc cải tiến Hệ thống quản lý OH
& S.
Lưu ý 2 Lãnh đạo cao nhất có thể chỉ định 1 trong những cấp phó làm đại diện lãnh đạo
trong khi vẫn đảm đương những nhiệm vụ khác. ( Chẳng hạn : các tổ chức/ công ty lớn,
một ban giám đốc điều hành ).
Việc Chỉ định của Lãnh đạo cao nhất phải có sẵn đối với những người làm việc dưới sự
kiểm soát của Tổ chức. Những người này, với trách nhiệm quản lý phải chứng minh
cam kết của họ đối với việc cải tiến liên tục của việc thực hiện OH & S.
Tổ chức phải đảm bảo rằng các cá nhân trong khu vực làm việc có trách nhiệm với các
khía cạnh của OH & S mà họ kiểm soát, bao gồm sự tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu OH
& S có thể áp dụng của Tổ chức.
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức
Tổ chức phải đảm bảo rằng bất kỳ một người nào thuộc sự kiểm soát của Tổ chức đang
thực hiện công việc mà có ảnh hương đến OH & S là đủ năng lực trên cơ sở giáo dục,
đào tạo hoặc kinh nghiệm, và phải duy trì các hồ sơ tương ứng.
Tổ chức phải nhận biết các nhu cầu đào tạo tương ứng với các rủi ro của OH & S và Hệ
thống quản lý OH & S. Tổ chức phải cung cấp đào tạo hoặc đưa ra hành động khác để
đáp ứng các nhu cầu này, đánh giá hiệu quả của Đào tạo hoặc hành động được đưa ra
và duy trì các Hồ sơ tương ứng.

5


For Training Only – Management Resource Innovation

OHSAS 18001:2007


Tổ chức phải thiết lập , thực hiện và duy trì quy trình để làm cho người lao động nhận
thức được:
a) Hậu quả của OH&S , thực tế và tiềm ẩn của các hoạt động công việc của họ, thái độ
của họ và lợi ích của OH & S trong việc nâng cao thực hiện cá nhân;
b) Vai trò và trách nhiệm của họ và tầm quan trọng trong việc đạt được sự phù hợp đối
với chính sách và các quy trình OH & S và đối với các yêu cầu của hệ thống quản lý OH
& S, bao gồm các yêu cầu về chuẩn bị và đối phó với trường hợp khẩn cấp (Xem 4.4.7);
c) Hậu quả tiềm tàng xuất phát từ những quy trình cụ thể.
Việc đào tạo các quy trình phải cân nhắc đến mức độ khác nhau của:
a) nhiệm vụ, khả năng, các kỹ năng ngôn ngữ và học vấn ; và
b) rủi ro.
4.4.3 Phổ biến trao đổi , tham gia và tư vấn
4.4.3.1 Phổ biến trao đổi
Với các rủi ro của OH&S và Hệ thống quản lý OH&S của mình, Tổ chức phải thiết lập,
thực hiện và duy trì một quy trình để:
a) trao đổi nội bộ về mức độ và chức năng khác nhau của Tổ chức;
b) trao đổi với các nhà thầu và các khách thăm khác đến nơi làm việc;
c) tiếp nhận, văn bản hóa và phản hồi các trao đổi với các bên liên quan bên ngoài. .
4.4.3.2 Tham gia và tư vấn
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một quy trình để:
a) sự tham gia của người lao động bằng cách họ:
• Tham gia thích hợp trong việc nhận biết các mối nguy, đánh giá rủi ro và xác định cách
thức kiểm soát;
• Tham gia thích hợp trong việc điều tra sự cố;
• Tham gia trong việc triển khai và xem xét các chính sách, mục tiêu OH & S;
• Tư vấn đóng góp ở những nơi mà sự thay đổi bất kỳ làm ảnh hưởng đến OH & S của
họ;

6



For Training Only – Management Resource Innovation

OHSAS 18001:2007

• Phản kháng về các vấn đề OH&S.
Người lao động phải được thông báo về sự sắp xếp tham gia của họ, bao gồm Ai là
người đại diện của họ về vấn đề OH & S ? .
b) Tư vấn với các Nhà thầu ở những nơi mà có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến OH & S
của họ.
Tổ chức phải đảm bảo rằng, khi thích hợp, các bên liên quan bên ngoài dược tư vấn về
các vấn đề OH & S.
4.4.4 Hệ thống văn bản
Văn bản của Hệ thống quản lý OH&S phải bao gồm:
a) Chính sách và các Mục tiêu OH&S;
b) Mô tả phạm vi của Hệ thống quản lý OH&S;
c) Mô tả các yếu tố chính của Hệ thống quản lý OH&S và mối tương tác của chúng, và
tham chiếu đến các tài liệu liên quan;
d) Các tài liệu, bao gồm các hồ sơ được yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế OHSAS này;

e) Các tài liệu, bao gồm các hồ sơ được xác định bởi Tổ chức là cần thiết để đảm bảo
việc hoạch định, vận hành và kiểm soát các quá trình liên quan đến quản lý các rủi ro
OH&S hiệu quả.
Lưu ý. Quan trọng là tài liệu phải tương ứng với mức độ phức tập, mối nguy và rủi ro
liên quan và được giữ ở mức tối thiểu cho hiệu quả và hiệu lực.
4.4.5 Kiểm soát tài liệu
Tài liệu được yêu cầu bởi Hệ thống quản lý OH&S và bởi tiêu chuẩn OHSAS này phải
được kiểm soát. Hồ sơ là loại tài liệu đặc biệt và phải được kiểm soát theo các yêu cầu
ở 4.5.4.

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì quy trình để:
a) phê duyệt thỏa đáng các tài liệu trước khi ban hành;
b) xem xét và cập nhật khi cần thiết và tái phê duyệt tài liệu;

7


For Training Only – Management Resource Innovation

OHSAS 18001:2007

c) đảm bảo rằng những sự thay đổi và trạng thái sửa đổi hiện hành của Tài liệu được
nhận biết;
d) đảm bảo rằng các bản phát hành liên quan của các tài liệu có thể áp dụng là sẵn có ở
các điểm sử dụng;
e) đảm bảo rằng các tài liệu được giữ rõ ràng và dễ dàng nhận biết;
f) đảm bảo rằng các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được xác định bởi tổ chức và cần
thiết cho việc hoạch định và vận hành Hệ thống quản lý OH & S được nhận biết và việc
phân phối chúng được kiểm soát; và
g) ngăn ngừa việc sử dụng không đúng mục đích các tài liệu lỗi thời và áp dụng việc
nhận biết thích hợp chúng nếu chúng được giữ lại vì mục đích nào đó.
4.4.6 Kiểm soát vận hành
Tổ chức phải xác định các hoạt động vận hành này và các hoạt động liên quan đến các
Mối nguy đã được nhận dạng ở những nơi việc thực hiện kiểm soát là cần thiết để quản
lý các rủi ro OH & S. Việc này bao gồm quản lý sự thay đổi ( xem 4.3.1).
Đối việc vận hành và các hoạt động, Tổ chức phải thực hiện và duy trì:
a) kiểm soát vận hành, như có thể áp dụng đối với tổ chức và các hoạt động của nó; Tổ
chức phải tích hợp việc kiểm soát vận hành này vào Hệ thống quản lý OH&S chung của
mình;
b) kiểm soát đối với các hàng hóa, thiết bị và dịch vụ đã mua;

c) kiểm soát liên quan đến các nhà thầu và các khách đến thăm tại nơi làm việc;
d) các quy trình bằng văn bản, để bao trùm lên các tình trạng mà ở đó nếu thiếu chúng
có thể dẫn tới sự lệch hướng khỏi Chính sách và các mục tiêu OH&S;
e) tiêu chuẩn vận hành đã quy định mà ở những nơi đó nếu thiếu chúng có thể dẫn tới
sự lệch hướng khỏi Chính sách và các mục tiêu OH&S.
4.4.7 Chuẩn bị trường hợp khẩn cấp và đối phó
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một quy trình:
a) để nhận biết các trường hợp khẩn cấp tiềm ẩn ;
b) để đối phó với các Trường hợp khẩn cấp như vậy.

8


For Training Only – Management Resource Innovation

OHSAS 18001:2007

Tổ chức phải đối phó với các tình trạng khẩn cấp thực tế và ngăn ngừa hoặc làm giảm
nhẹ các hậu quả về OH & S.
Trong Kế hoạch đối phó với trường hợp khẩn cấp của mình, Tổ chức phải cân nhắc đến
nhu cầu của các bên liên quan. Chẳng hạn các dịch vụ khẩn cấp và hàng xóm xung
quanh.
Tổ chức cũng phải thử nghiệm/ kiểm tra định kỳ quy trình đối phó với trường hợp khẩn
cấp của mình , ở những nơi có thể áp dụng , bao gồm cả các bên liên quan như thích
hợp.
Tổ chức phải xem xét định kỳ quy trình chuẩn bị và đối phó với trường hợp khẩn cấp
của mình , ở những nơi cần thiết, đặc biệt , sau khi kiểm tra định kỳ hoặc sau khi xảy ra
các Tình trạng khẩn cấp (xem 4.5.3).
4.5 Kiểm tra
4.5.1 Đo lường và giám sát thực hiện

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì quy trình để giám sát và đo lường việc thực
hiện OH & S một cách đều đặn. Quy trình này phải cung cấp để:
a) đo lường định tính và định lượng, thích hợp với nhu cầu của Tổ chức;
b) giám sát mức độ mà đối với chúng mục tiêu OH & S của Tổ chức đạt được;
c) giám sát hiệu quả của việc kiểm soát ( cho sức khỏe cũng như cho an toàn ) ;
d) đo lường trước hết việc thực hiện mà giám sát sự phù hợp với Chương trình OH & S,
kiểm soát và các tiêu chuẩn vận hành;
e) đo lường phản ứng trở lại của việc thực hiện mà giám sát sự suy yếu sức khỏe, sự
cố ( bao gồm tai nạn, suýt tai nạn v.v…) và các bằng chứng mang tính lịch sử của các
việc thực hiện sai OH & S;
f) ghi lại dữ liệu và các kết quả của việc giám sát và đo lường đủ để có hành động khắc
phục và phân tích hành động phòng ngừa.
Nếu thiết bị được yêu cầu để giám sát hoặc đo lường việc thực hiện, Tổ chức phải thiết
lập và duy trì các quy trình cho việc kiểm định/ hiệu chuẩn và bảo dưỡng các thiết bị này
như thích hợp. Các hồ sơ của hoạt động kiểm định và bảo dưỡng và kết quả thực hiện
phải được lưu giữ.

9


For Training Only – Management Resource Innovation

OHSAS 18001:2007

4.5.2 Đánh giá sự phù hợp
4.5.2.1 Nhất quán với cam kết về sự phù hợp của mình [xem 4.2c)], Tổ chức phải thiết
lập, thực hiện và duy trì quy trình để đánh giá định kỳ sự phù hợp với các yêu cầu luật
định được áp dụng (xem 4.3.2).
Tổ chức phải giữ hồ sơ kết quả các lần đánh giá định kỳ.
Lưu ý. Tần suất đánh giá định kỳ có thể khác nhau giữa các yêu cầu Luật định.

4.5.2.2 Tổ chức phải đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu khác mà nó tuân theo (xem
4.3.2). Tổ chức có thể mong muốn hợp nhất việc đánh giá này với việc đánh giá sự phù
hợp với luật định được tham chiếu ở 4.5.2.1 hoặc thiết lập quy trình riêng rẽ.
Tổ chức phải giữ hồ sơ kết quả các lần đánh giá định kỳ.
Lưu ý. Tần suất đánh giá định kỳ có thể khác nhau đối với sự khác nhau của các yêu
cầu khácmà tổ chức tuân thủ. .
4.5.3 Điều tra sự cố, sự không phù hợp , hành động khắc phục và phòng ngừa.
4.5.3.1 Điều tra sự cố
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì quy trình để ghi lại, điều tra và phân tích các
sự cố để:
a) xác định các lỗi cơ bản và các yếu tố khác có thể đang gây ra hoặc đóng góp vào
việc xảy ra sự cố;
b) nhận biết nhu cầu đối với hành động khắc phục;
c) nhận biết cơ hội cho các hành động phòng ngừa;
d) nhận biết cơ hội cho cải tiến liên tục;
e) phổ biến kết quả của các cuộc điều tra này.
Việc điều tra phải được tiến hành không chậm trễ.
Bất kỳ nhu cầu nào được nhận biết cho hành động khắc phục hoặc cơ hội của hành
động phòng ngừa phải được giải quyết theo các phần liên quan tại 4.5.3.2.
Các kết quả điều tra sự cố phải được văn bản hóa và duy trì.
4.5.3.2 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa

10


For Training Only – Management Resource Innovation

OHSAS 18001:2007

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì quy trình để giải quyết các điểm không phù

hợp thực tế và tiềm ẩn và để đưa ra các hành động khắc phục và hành động phòng
ngừa. Các quy trình phải xác định các yêu cầu đối với:
a) nhận biết và khắc phục các điểm không phù hợp và đưa ra hành động để làm giảm
nhẹ hậu quả của OH & S;
b) điều tra sự không phù hợp, xác định nguyên nhân của chúng và đư ẩ hành động để
tránh chúng tái diễn;
c) đánh giá nhu cầu đối với các hành động để phòng ngừa sự không phù hợp và thực
hiện các hành động thích hợp để tránh chúng xảy ra;
d) ghi lại và phổ biến kết quả của các hành động khắc phục và hành động phòng ngừa
được đưa ra; và
e) xem xét hiệu quả của các hành động khắc phục và phòng ngừa được đưa ra.
Ở những nơi hành động khắc phục và hành động phòng ngừa nhận biết mối nguy mới
hoặc mối nguy đã thay đổi hoặc nhu cầu cho việc kiểm soát mới hoặc kiểm soát đã thay
đổi, quy trình phải yêu cầu rằng các hành động đề xuất phải được đưa ra thông qua
việc đánh giá rủi ro trước khi thực hiện.
Bất kỳ hành động khắc phục hoặc hành động phòng ngừa được đưa ra để loại bỏ
nguyên nhân của sự không phù hợp thực tế hoặc tiềm ẩn phải thích hợp với tính chất
nghiêm trọng của vấn đề và tương xứng với các rủi ro OH & S bất ngờ gặp phải.
Tổ chức phải đảm bảo rằng bất kỳ sự thay đổi cần thiết nào nảy sinh từ hành động khắc
phục và hành động phòng ngừa là được làm thành văn bản của Hệ thống quản lý OH &
S.
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các hồ sơ như cần thiết để chứng minh sự phù hợp với
các yêu cầu của Hệ thống quản lý OH & S và tiêu chuẩn OHSAS này, và các kết quả
đạt được.
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì quy trình để nhận biết , lưu trữ, bảo quản, lấy
ra, thời gian lưu và hủy bỏ hồ sơ.
Hồ sơ phải duy trì ở dạng rõ ràng, có thể nhận biết và truy vết.

11



For Training Only – Management Resource Innovation

OHSAS 18001:2007

4.5.5 Đánh giá nội bộ
Tổ chức phải đảm bảo các cuộc đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý OH & S được tiến
hành ở những khoảng thời gian đã hoạch định để:
a) xác định liệu Hệ thống quản lý OH&S:
1) phù hợp với sắp xếp của quản lý OH&S , bao gồm các yêu cầu của Tiêu chuẩn
OHSAS này; và
2) đã được thực hiện và duy trì thích hợp; và
3) là hiệu quả trong việc đạt được chính sách và các mục tiêu của Tổ chức;
b) cung cấp thông tin kết quả các cuộc đánh giá lên Ban lãnh đạo.
Chương trình đánh giá phải được họach định, thiết lập, thực hiện và duy trì bởi Tổ chức,
dựa trên kết quả của đánh giá rủi ro các họat động của tổ chức , và kết quả những cuộc
đánh giá trước.
Quy trình đánh giá phải được thiết lập, thực hiện và duy trì mà chỉ ra:
a) trách nhiệm, năng lực và yêu cầu cho việc lên kế họach và thực hiện các cuộc đánh
giá, báo cáo kết quả và giữ các hồ sơ tương ứng; và
b) xác định tiêu chuẩn, phạm vi, tần suất và các phương pháp đánh giá.
Việc lựa chọn các đánh giá viên và thực hiện cụoc đánh giá phải đảm bảo tính khách
quan và công bằng của quá trình đánh giá.
4.6 Xem xét lãnh đạo
Lãnh đạo cao nhất phải xem xét hệ thống quản lý OH&S của tổ chức ở những khoảng
thời gian theo kế họach để đảm bảo phù hợp liên tục, đầy đủ và hiệu quả của nó. Việc
xem xét phải bao gồm đánh giá cơ hội cho cải tiến và nhu cầu đối với việc thay đổi Hệ
thống quản lý OH&S, bao gồm chính sách OH&S và các mục tiêu OH&S.
Hồ sơ xem xét lãnh đạo phải được duy trì.

Đầu vào xem xét lãnh đạo phải bao gồm:
a) các kết quả đánh giá nội bộ và các cuộc đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu luật
định và các yêu cầu khác mà Tổ chức tuân theo;
b) các kết quả tham gia và tư vấn (xem 4.4.3);
12


For Training Only – Management Resource Innovation

OHSAS 18001:2007

c) trao đổi liên quan từ các bên liên quan bên ngoài, bao gồm các khiếu nại;
d) việc thực hiện OH&S của Tổ chức;
e) mức độ các Mục tiêu được đáp ứng;
f) tình trạng điều tra sự cố, các hành động khắc phục và các hành động phòng ngừa;
g) các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét lãnh đạo trước;
h) sự thay đổi hòan cảnh, bao gồm sự phát triển các yêu cầu luật định và các yêu cầu
khác liên quan tới OH&S; và
i) các đề xuất cải tiến.
Đầu ra từ các cuộc xem xét lãnh đạo phải tương thích với cam kết của tổ chức đối với
việc cải tiến liên tục và phải bao gồm bất kỳ quyết định hoặc hành động liên quan đến
những thay đổi có thể đối với:
a) thực hiện OH&S;
b) Chính sách và mục tiêu OH&S;
c) các nguồn lực; và
d) các yếu tố khác của Hệ thống quản lý OH&S.
Các đầu ra liên quan từ xem xét lãnh đạo phải có sẵn cho việc trao đổi và tư vấn (xem
4.4.3).

13




×