Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

kinh tế va quản lý đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.19 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC BẬC CAO HỌC
MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC ĐÔ THỊ
SỐ TÍN CHỈ: 2

1. Giảng viên phụ trách
Học hàm/học vị, họ và tên
TS. Nguyễn Lưu Bảo Đoan

Bộ môn/Ban
Giảng viên, Khoa Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế

Email liên lạc


2. Điều kiện tiên quyết
Học viên có kiến thức kinh tế vi mô và vĩ mô, trình độ tiếng Anh ở mức khá để đọc hiểu tài liệu
tham khảo

3. Giới thiệu môn học
Kinh tế học đô thị không phải là môn học về những ngành kinh tế trong đô thị. Kinh tế đô thị
dựa trên nền tảng chính là lý thuyết kinh tế vi mô, kết hợp với khoa học vùng (regional science)
và ngành học về sử dụng đất và giao thông. Kinh tế đô thị với tư cách là một ngành kinh tế học
ra đời trong những năm 1960 ở Hoa Kỳ. Với sự tham gia nghiên cứu và ứng dụng của các nhà
kinh tế học trong những năm sau đó, ngành này đã phát triển mạnh mẽ bao gồm phần lý
thuyết nền tảng (mô hình thành phố đơn tâm) và phần ứng dụng dựa trên đặc điểm phân bổ
không gian của hoạt động kinh tế và nhà ở tại các thành phố của Hoa Kỳ.
Tùy vào từng thời kỳ, kinh tế học đô thị có những trọng tâm phát triển về mặt lý thuyết và ứng
dụng khác nhau và được phát triển chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu. Trong những năm gần đây,


các vấn đề được học giả trong lĩnh vực này quan tâm bao gồm quần tụ hoạt động kinh tế
(agglomeration/ clustering) và hiệu quả kinh tế do quần tụ hoạt động kinh tế, sự lan tràn của
kiến thức, quá trình đô thị hóa, và phân bổ lao động và việc làm. Các học giả từ khu vực Đông Á
và Đông Nam Á như tại Thailand và Việt Nam cũng đã bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực này từ
những năm 2000.
Những kiến thức có được từ môn kinh tế học đô thị sẽ giúp sinh viên hiểu được các quy luật
kinh tế chi phối hoạt động và hành vi của con người trong vùng đô thị và trong thành phố.
Những quy luật này sẽ là cơ sở giúp học viên đánh giá hiệu quả của quy hoạch đất đai trên cơ
sở kinh tế. Đồng thời những quy luật kinh tế này hỗ trợ sinh viên trong am hiểu bất động sản
và thị trường bất động sản.

4. Các mục tiêu học tập


Học viên áp dụng những kiến thức cơ bản về kinh tế vi mô để tìm hiểu về phân bổ hoạt động
kinh tế theo quy luật khách quan trong thành phố và trong vùng đô thị và vai trò của quy
hoạch trong phát triển kinh tế. Thông qua thảo luận sâu và nghiên cứu tài liệu về những tranh
luận cụ thể của giới học giả quy hoạch và kinh tế, học viên sẽ có kiến thức nâng cao về lý thuyết
và ứng dụng của kinh tế học đô thị xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng quyết định về vị trí địa lý
của doanh nghiệp, vai trò của cơ sở hạ tầng đối với hoạt động kinh tế, và phân bổ lao động việc
làm và dân cư. Quan trọng nhất là học viên sẽ được khơi gợi trí tò mò khám phá cách thức
các sự vật hoạt động theo những quy luật kinh tế trong vùng không gian đô thị. Sau khi kết
thúc môn học, học viên có các kiến thức cơ bản về những vấn đề trên để theo dõi các tranh
luận, tham gia tổ chức nghiên cứu, đọc hiểu các tài liệu liên quan.

5. Phương pháp giảng dạy
Học viên phải đọc trước các bài đọc bắt buộc trước mỗi buổi lên lớp và phải chuẩn bị trả lời các
câu hỏi gợi ý để thảo luận. Ngoài ra học viên được khuyến khích đọc thêm các bài báo có liên
quan các chủ đề tương ứng. Bài thi nhằm đánh giá sự am hiểu lý thuyết của học viên.
Tham gia thảo luận

Học viên phải tham gia trình bày tóm tắt các bài đọc và tham gia đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi,
thảo luận trên lớp. Việc chấm điểm được tính dựa trên công thức: điểm tối đa = số lần tham
gia cao nhất của học viên. Khoảng cách điểm 0.5 cho mỗi 1 lần tham gia thấp hơn số tối đa. Và
0 điểm nếu học viên không tham gia.
Bài kiểm tra giữa kỳ
Bao gồm các vấn đề lý thuyết liên quan mô hình thành phố đơn tâm, đa tâm, quy hoạch sử
dụng đất, phát triển của đô thị. Bài kiểm tra được thực hiện vào buổi học 4. Học viên được
quyền sử dụng tất cả tài liệu, internet, cellphone, laptop.
Bài viết
Trong suốt học kỳ học viên phải nộp bản in 2 bài viết thể loại commentary tuân thủ các yêu
cầu sau
Yêu cầu về nội dung:
Bài viết bình luận về một bài báo được xuất bản từ tháng 1/2017 bàn về vấn đề cụ thể trên
các báo như Tuổi Trẻ, Người Đô Thị, Thanh Niên, hoặc tương đương. Những vấn đề cụ thể
này thuộc các đề tài quần tụ hoạt động kinh tế, sử dụng đất, kinh tế phi chính thức, quy
hoạch đô thị, thiết kế đô thị, giao thông, nhà ở. Bài bình luận theo một trong ba hướng sau:
• Bài viết có thể tranh luận với một hay một số quan điểm được nêu ra trong bài báo.
• Bài viết có thể đẩy xa hơn hoặc đi sâu vào một quan điểm được nêu ra trong bài báo,
thể hiện sự đồng tình nhưng củng cố quan điểm được nêu chặt chẽ hơn.
• Bài viết áp dụng lý thuyết đã học để làm rõ các vấn đề được bài báo đề cập.
Yêu cầu về hình thức:
• Bài viết có 1000 - 1500 chữ
• Font type: Times New Roman, Font size: 11
• Margin: 1 inch x 1 inch
• Không tóm tắt mà đính kèm bài báo theo bài bình luận. Vào thẳng vấn đề cần bình luận (Ví
dụ: X bỏ qua 2 vấn đề quan trọng trong phân tích).






Không khen ngợi chung chung bài báo hoặc tác giả. Vào thẳng vấn đề.
Tránh dùng tính từ hoặc những sáo ngữ (Ví dụ: bài viết tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng
người đọc)

Yêu cầu không đạo văn: Đạo văn là sử dụng ý, câu văn, bài viết của người khác trong bài viết
của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Học viên sẽ bị xem là đạo văn và nhận 0 điểm nếu:
• Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không có
trích dẫn phù hợp.
• Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác.
• Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà không có
trích dẫn phù hợp.
• Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu của
một đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác
nhau.
Lưu ý: Bài nộp trễ deadline bị trừ 30% điểm
Deadline Bài 1: 9:00 p.m. 15 August 2017
Deadline Bài 2: 9:00 p.m. 29 August 2017
ĐÁNH GIÁ
Đạt các yêu cầu kỹ
thuật của bài viết
commentary
Mức độ hiểu nội
dung bài viết và nội
dung môn học

Thể hiện khả năng tư
duy vấn đề phức tạp

Mức độ áp dụng

thành công nội dung
môn học vào vấn đề
thực tiễn

Thể hiện khả năng
phân tích và lý luận
chặt chẽ logic

80-100
Đạt và vượt tất cả các
yêu cầu kỹ thuật của
bài viết, theo đúng đề
cương
Thể hiện khả năng hiểu
và tổng hợp xuất sắc
nội dung môn học để
chọn nội dung bài viết
phù hợp
Thể hiện sự phức tạp
tương đối cao trong tư
duy và có phương pháp
tiếp cận vấn đề sáng
tạo
Thể hiện khả năng áp
dụng môn học vào thực
tế một cách chính xác,
sáng tạo, hợp lý, và có
phương pháp tiếp cận
nhiều chiều
Mức độ phân tích sâu

sắc cho thấy các khía
cạnh của vấn đề, đồng
thời diễn giải các vấn
đề liên quan nội dung
môn học đầy đủ

60-79
Chỉ đạt các yêu cầu kỹ
thuật của bài viết,
theo đúng đề cương
Thể hiện tương đối
đầy đủ và chính xác
các vấn đề chính của
nội dung quan trọng
Chỉ có một số ý tưởng
phức tạp và ít nét
sang tạo

Khả năng áp dụng lý
thuyết đã học vào
thực tế hợp lý

Mức độ phân tích chỉ
tương đối sâu và chưa
xét hết các mặt tích
cực và tiêu cực trong
vấn đề phân tích

40-59
Đạt đa số yêu cầu,còn

sai sót trong cách viết
sử dụng các cách viết
chưa phù hợp
Có mức độ hiểu tương
đối các vấn đề chính và
bỏ sót một số vấn đề
khác tương đối quan
trọng
Còn một số ý khá sơ
sài, đơn giản.

Áp dụng có chỗ chưa
chính xác, chưa thể
hiện cân nhắc tiếp cận
nhiều chiều

Thiếu chiều sâu và tính
chặt chẽ trong suy luận
còn chưa thể hiện đều

< 39
Không tuân thủ đa số
các yêu cầu kỹ thuật
Bài viết thể hiện hiểu
sai hoặc chưa thể hiện
việc hiểu đúng nội dung
môn học

Bài viết chưa hoàn
chỉnh hoặc thiếu ý


Chưa hoàn chỉnh hoặc
việc áp dụng có sai sót

Chưa hoàn chỉnh hoặc
có nhiều vấn đề trong
suy luận thiếu logic cơ
bản


Vấn đề trình bày và
format

Tuân thủ đầy dủ các
yêu cầu trình bày và có
lưu ý đến cấu trúc câu
và cách viết phù hợp

Tuân thủ đầy đủ yêu
cầu trình bày, có lưu ý
đền cách viết nhưng
còn vài chỗ chưa đạt

Chưa tuân thủ đầy đủ
các yêu cầu format và
có sai sót về cách viết
nhưng không nghiêm
trọng

Chưa hoàn chỉnh hoặc

có quá nhiều sai sót

Bài thi cuối kỳ
Bao gồm các vấn đề lý thuyết liên quan quy hoạch giao thông, quy hoạch sử dụng đất, chính
sách nhà ở. Học viên được quyền sử dụng tất cả tài liệu, internet, laptop.

6. Tài liệu học tập, tham khảo
Bắt buộc:
1) O’ Sullivan, A. Urban economics. 8th Edition. McGraw-Hill Irwin, New York, NY. 2012.
2) Báo cáo của Ngân hàng thế giới về đô thị hóa ở Việt Nam 2011
/>
7. Cách thức đánh giá kết quả học tập
1. Điểm quá trình:

Bài kiểm tra giữa khóa:
Tham gia thảo luận trong lớp:
Bài viết
2. Bài thi cuối khóa :

60%
20%
10%
30%

40%

8. Các chính sách giảng dạy áp dụng trong môn học
Học viên không được để chuông điện thoại reo và làm ảnh hưởng đến sự chú ý của thành viên
khác trong lớp.
Học viên được phép ăn uống trong giờ học

9. Nội dung chi tiết
Buổi
1

Nội dung
Nguồn gốc và chức năng của thành phố
Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:
- Tại sao lại có thành phố?
Khái niệm quan trọng cần lưu ý: quần tụ doanh nghiệp (firm clustering), quần tụ hoạt
động kinh tế (agglomeration), hiệu quả kinh tế cục bộ (localization economies), hiệu quả
kinh tế do đô thị hóa (urbanization economies), tính kinh tế do quy mô (economies of
scale), tính kinh tế do đa dạng trong lĩnh vực (economies of scope).

2

Quần tụ họat động kinh tế (agglomeration and firm clustering)


Bài đọc bắt buộc trước khi vào lớp:
- Henderson, V. Cities and Development. Journal of Regional Science, Vol 50 No.
1, 2010: 515–540.
Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:
- Tại sao có hiện tượng quần tụ hoạt động kinh tế ở các phạm vi địa lý khác nhau?
- Những hiện tượng này có tồn tại khi thay đổi trong những nền kinh tế khác nhau:
nông nghiệp vs dịch vụ, đang phát triển vs đã phát triển?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng sự lan tràn kiến thức?
Khái niệm quan trọng cần lưu ý: tacit knowledge, informal knowledge, learn by doing,
social capital.
3


Sử dụng đất trong đô thị: Mô hình thành phố đơn tâm (monocentric city)
Bài đọc bắt buộc:
- O’ Sullivan, Chương VI (Nhóm 1)
- Hoang, P., Wakely, P. Status, Quality and other Trade offs: Toward a New Theory of
Urban Residential Location. Urban Studies, Vol. 37 No. 1. 2000: 7-35. Bản dịch
tiếng Việt (Nhóm 2)
- Krugman, P. The New Economic Geography, Now Middle Aged. Paper prepared for
presentation to the Association of American Geographers, April 16, 2010. (Nhóm
3)
Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:
- Ở Việt Nam, đất không thuộc tư hữu thì có những hệ quả gì trong vấn đề trao đổi
mua bán bất động sản?
- Quy hoạch là gì?
- Giá bất động sản, giá thuê nhà/văn phòng ở Việt Nam có tuân theo quy luật
thành phố đơn tâm?
Khái niệm quan trọng cần lưu ý: monocentric cities, polycentric cities, time cost (chi phí
thời gian) vs out-of pocket cost (chi phí trực tiếp), two-tier land price

4

Sử dụng đất trong đô thị : Mô hình thành phố đơn tâm (monocentric city)
Bài đọc bắt buộc:
- Glaeser, E., Gyourko, Y. The Impact of Zoning on Housing Affordability. NBER
WORKING PAPER SERIES. Working Paper 8835. 2002. (Nhóm 4)
/>- Huỳnh Thế Du, Vấn đề là sửa quy hoạch như thế nào, Thời Báo Kinh tế Sài gòn,
17/7/2015. (Nhóm 5)
Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:
- Vai trò của quy hoạch ở Việt Nam?
- Công tác quy hoạch, tác động của quy hoạch, stakeholders của quy hoạch ở Việt
Nam?



Khái niệm quan trọng cần lưu ý: Hàm định giá thuê đất (bid rent function), phân khu
chức năng (zoning), quy hoạch (planning), quy hoạch chiến lược vùng (regional strategic
planning)
5

Phân bổ lao động và việc làm trong đô thị
Bài đọc bắt buộc:
- O’ Sullivan, Chương VII (Nhóm 2)
- Báo cáo của Ngân hàng thế giới về đô thị hóa ở Việt Nam 2011, Chương 1 (Nhóm
1)
Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:
- Tại sao quan tâm đến phân bổ việc làm – lao động trong đô thị?
- Location quotient là gì? Ý nghĩa của chỉ số?
Khái niệm quan trọng cần lưu ý: labor intensive industries, labor mobility, labor
distribution, employment center, commuters, mixed use, job – housing balance.

6

Thi giữa kỳ
Sự phát triển của đô thị và tranh luận về phát triển bền vững của đô thị
Bài đọc bắt buộc:
- Ewing, R. et al. Does urban sprawl hold down upward mobility? Landscape and
Urban Planning, No. 148, 2016: 80–88. (Nhóm 5)
/>- Báo cáo của Ngân hàng thế giới về đô thị hóa ở Việt Nam 2011, Chương 3 (Nhóm
3)
Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:
- Tìm thành phố tối ưu để sống nơi nào?
- Những tin tức quan trọng liên quan tới chất lượng sống ở các thành phố

Khái niệm quan trọng cần lưu ý: thành phố đơn tâm (monocentric city), thành phố đa
tâm (polycentric city), phát triển nhảy cóc (urban sprawl, sprawl), phát triển nén (urban
compactness), mật độ dân số (population density).

7

Giao thông trong đô thị
Bài đọc bắt buộc:
- Vũ Anh Tuấn. Chiến lược quản lý giao thông xe máy dài hạn cho các đô thị châu Á.
Bài viết gửi riêng. 2012 (Nhóm 4)
Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:
- Tại sao cần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân
- Giải pháp tối ưu?


8

Khái niệm quan trọng cần lưu ý: phương tiện giao thông công cộng (mass transit, public
transportation), phát triển theo định hướng phương tiện giao thông công cộng (Transit
Oriented Development TOD), lý thuyết về địa điểm (location theory).
Nhà ở và chính sách nhà ở
Bài đọc bắt buộc:
Ottensmann, J. et al. Urban Location and Housing Prices within a Hedonic Model. Journal
of Regional Analysis and Policy, Vol. 38 No.1, 2008: 19-35.
/>Các trả lời và bài báo đọc thêm cần chuẩn bị:
- Yếu tố ảnh hưởng cung cầu nhà ở
- Chính sách hỗ trợ thông qua ngan hàng có tốt hơn?
- Phương pháp Hedonic price modeling là gi?




×