Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.26 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN : LỊCH SỬ KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN
Phân tích thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế
Việt Nam thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay

Hà Nội, 2015
Mục lục


I, Lời mở đầu
II, Nội dung của đổi mới kinh tế
III, Đánh giá về thực thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng
1, Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế
2, Tốc độ tăng trưởng của từng nhóm ngành kinh tế
3, Tăng trưởng nhìn từ yếu tố đầu vào
4, Tốc độ tăng trưởng nhìn từ yếu tố đầu ra
IV, Kết luận

I, LỜI MỞ ĐẦU


Từ sau công cuộc đổi mới tháng 12/1986 cho đến nay nước ta đã đạt được những
thành tựu nhất định.Trải qua các kỳ đại hội, Đảng ta đã tổng kết, đánh giá và đề ra những
mục tiêu chiến lược cho từng thời kỳ, từng gia đoạn.Nó vừa phản ánh thực trạng của nền
kinh tế trong nước đồng thời phù hợp với xu hướng của nền kinh tế thế giới thông qua
việc kịp nắm bắt những thành tựu mới nhất, kịp thời nhất của nền kinh tế thế giới.Với
đường lối chiến lược đoa, trong thời gian qua, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển
biến với những mốc son chói lọi.


II, Nội dung của đổi mới kinh tế


Để đưa đất nước thoát dần ra khỏi cuộc khủng hoảng, tháng 12/1986, Đại hội VI
của Đảng quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, mở ra thời kỳ mới của phát
triển kinh tế Việt Nam.Tiếp đó, Đại hội VII(1991), Đại hội VIII(1996) Đại hội IX(2001)
Đại hội X (2006), Đại hội XI (2011) đã tiếp tục khẳng định, bổ sung và hoàn thiện các
chủ trương chính sách đổi mới kinh tế với các nội dung cơ bản như sau:
1, Phát triển kinh tế có nhiều thành phần
Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiềuthành phần kinh
tế (Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có 6 thành phần
kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân,
kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở
hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp). Tuy nhiên, kinh tế Nhà
nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
A, Đối với hệ thống doanh nghiệp nhà nước
Thực hiện sắp xếp đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước thông qua các biện
pháp giải thể, sáp nhập, cổ phần hóa.Sau cuộc tổng kiểm kê đánh giá tài sản của doanh
nghiệp nhà nước ngày 1/1/1990 việc chỉnh đốn, sắp xếp và đăng kí lại doanh nghiệp nhà
nước được tiến hành vào các năm 1992- 1993 theo Nghị định 288/HDBT ngày
20/11/1991.
Trên cơ sở tổng kết tình hình hoạt động của hơn 250 công ty liên hiệp được thành
lập trước năm 1991, Chính phủ tổ chức lại các công ty nhằm xóa bot hoạt động hành
chính trung gian. Thời gian sau thực hiện chuyển đổi một số tổng công ty sang mô hình
các công ty mẹ- công ty con, hình thành và phát triển các loại tập đoàn kinh tế.
Quá trình chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động vùng một mặt bằng
pháp lý đã thúc đẩy cạnh tranh và tăng thêm tính hiệu quả kinh doanh với doanh nghiệp
nhà nước.
B, Đối với khu vực kinh tế tập thể
Thực hiện giải thể các hợp tác xã yếu kém, chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ sang

hợp tác xã kiểu mới hoặc thành lập mới tạo điều kiện hình thành các hợp tác xã cổ phần,
các hình thức hợp tác giản đơn như tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất, hội nghề nghiệp.
Trong các hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp có những thay đổi cơ bản.
Với đất đai trong sản xuất nông nghiệp, người lao động có quyền sử dụng ruộng
đất với các quyền cơ bản được nhà nước thừa nhận.Hợp tác xã thực hiện chuyển giao
nhượng bán lại tư liệu sản xuất cho hộ xã viên tự quản lý.
Về quan hệ quản lý, các hộ gia đình được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ.


Về phân phối, thực hiện phân phối theo khả năng lao động của từng người theo
kết quả sản xuất.
C, Đối với khu vực kinh tế tư nhân
Rà soát các giấy phép kinh doanh hiện hành và điều kiện kinh doanh đối với
những ngành có điều kiện, đổi mới cơ chế kinh tế, các thủ tục hành chính trực tiếp liên
quan đến khu vực kinh tế tư nhân được đơn giản hóa, công khai và minh bạch hơn.
D, Đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thủ tục cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
ngày càng được đơn giản hóa.Các hình thức hút vốn đầu tư đa dạng.Cá quy định đặc thù
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được giảm dần.

2, Công nghiệp hóa và điều chỉnh cơ cấu các ngành kinh tế
Trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay, ) đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá
ở nước ta liên tục được bổ sung hoàn thiện cho phù hợp cới điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
của đất nước và xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới.
- Chuyển mô hình công nghiệp hóa từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình
công nghiệp hóa sử dụng những yếu tố hợp lý của cơ chế thị trường với nội dung cốt lõi
là thừa nhận vai trò của thị trường, kết hợp vai trò của thị trường và Nhà nước trong việc
phân bổ các nguồn lực.
- Chuyển từ quá trình công nghiệp hóa “khép kín’’ theo mô hình thay thế nhập khẩu
trên tinh thần “tự lực cánh sinh” sang công nghiệp hóa gắn liền với phát triển kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng mạnh vào xuất khẩu; phát huy lợi thế cạnh
tranh của cả nước cũng như từng ngành, từng lĩnh vực, sản phẩm.
- Cách thực hiện công nghiệp hóa từng bước đổi mới từ công nghiệp hóa theo cơ
chế kế hoạch hóa tập trung, với tư duy hiện vật chuyển sang công nghiệp hóa gắn kiền
với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, từng bước đồng hành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường phù hợp, từ thực hiên
công nghiệp hóa 1 cách riêng biệt chuyển sang thực hiện công nghiệp hóa gắn liền với
hiện đại hóa.
- Từ Đại hội lần thứ IX(2001) con đường công nghiệp hóa được rút ngắn định hình
rõ ràng hơn, Đại hội xác định : ”con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta
cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt” trên
cơ sở gắn CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xác định nội dung Công nghiệp hóa cụ thể cho từng thời kỳ cụ thể.


- Đưa ra một hệ thống quan điểm chỉ đạo về đẩy mạnh CNH, HĐH trong điều kiện
mới(Đại hội lần thứ VIII).Đó là CNH, HĐH nền kinh tế lấy việc phát huy nguồn lực con
người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững…
3, Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
Đại hội VI đã chủ trương mới về cơ chế quản lý kinh tế : “ Cơ chế kế hoạch hóa
theo phương thức hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân
chủ”.
Phương thức đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng “xóa bỏ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa’’
- Đổi mới chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế
Với nội dung chủ yếu: tách chức năng quản lý kinh tế của cơ quan Nhà nước, chức
năng chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp;
chuyển từ quản lý cụ thể các hoạt động của nền kinh tế sang quản lý tổng thể nền kinh tế
quốc dân, chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông

qua hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và công cụ điều tiết vi mỗ, đảm bảo khung
pháp lý cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, phát triển kinh tế nhiều thành phần.
- Đối với các công cụ quản lý vi mô
+ Về kế hoạch: chuyển sang kế hoạch giá trị/kế hoạc mang tính định hướng, phối
hợp giữa chiến lược, quy hoạch với kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm phát triển
kinh tế- xã hội…
+ Về công cụ tài chính: Xây dựng và ban hành hệ thống thuế mới, Luật ngân sách
nhà nươc, quy định quản lý thống nhất nề tài chính quốc gia..
+ Về tiền tệ: Từ name 1989, hệ thống ngân hàng được tổ chức lại theo mô hình hai
cấp là ngân hàng nhà nươc và các ngân hàng thương mại.Năm 1990, Nhà nước đã ban
hành pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
+ Về giá cả Đổi mới cơ chế hình thành giá, Nhà nươc trả lại chức năng định giá cho
thị trường.
- Tạo lập đồng bộ các loại thị trường
Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật hình thành khung pháp lý
cho ra đời và các hoạt động của các loại thị trường
+ Khung pháp lý về thị trường hàng hóa


Thực hiện quy chế dỡ bỏ các mệnh lệnh có tính chất khép kín ở từng địa phương
nhằm thúc đảy giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế.
+ Khung pháp lý cho việc hình thành và vận hành thị trường các yếu tố sản xuất
*Khung pháp lý cho thị trường lao động
Ban hành bộ luật Lao động năm 1994, tạo nền tảng chi khung pháp lý của thị
trường lao động bằng việc công nhận quyền tự do tìm việc làm và quyền lựa chọn về lao
động.
*Khung pháp lý cho thị trường bất động sản
Khung thể chế về thị trường bất động sản nói chung và thị trường đất đai, nhà ở có
Luật đất đai, Luật Xây dựng, HIến pháp 1992, Bộ luật dân sự 2005, Luật Đầu tư năm
2005, luật Doanh nghiệp 2005 và luật đấu thầu năm 2005.

*Khung pháp lý cho thị trường tài chính
Chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp.Ban hành
các Pháp lệnh, nghị định, bộ luật điều chỉnh hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ.
*Khung pháp lý cho thị trường khoa học công nghệ
Ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến sự vận
hành và hành vi của các chủ thể tham gia thị trường công nghệ.
Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chuyển
giao công nghệ, vấn đề khuyến khích đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của doanh
nghiệp, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức khoa học công nghệ trên thị trường đã
được ban hành.
4, Mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Đại hội VI đã chỉ rõ: “cùng với việc mở rộng xuất nhập khẩu, tranh thủ vốn viện
trợ và vay dài hạn cần vận dụng nhiều hình thức đa dạng để phát triển kinh tế đối ngoại.”
Nhà nước ban hành chính sách “mở cửa” thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa và
đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại…, chủ trương : “Công bố chính sách khuyến
khích nước ngoài đầu tư vào nươc ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và
cơ sở đòi hỏi kĩ thuật cao, làm hàng xuất khẩu.Đi đôi với việc công bố luật đầu tư cần có
chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và việt kiều vào
nước ta để hợp tác kinh doanh”.
Đến Đại hội VII, tiếp tục chủ trương mở rộng hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi
với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế, không phân biệt chế đọ chính trị xã hội khác
nhau trên cơ sở nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình.


Đại hội IX nêu rõ quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo
tinh thần phát huy tới đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập dân
chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản
sắc dân tộc, bảo vệ môi trường.Tháng 11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức của WTO .
Chính sách thương mại quốc tế và thu hút đầu tư quốc tế có nhiều thay đổi:

- Về chính sách thương mại quốc tế :
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, Nhà nước xóa bỏ chế độ độc quyền ngoại
thương, nới lỏng về quản lý ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp
trong quá trình thanh toán với đối tác nước ngoài, các rào cản thuế quan được gỡ bỏ.
Chính sách thị trường nước ngoài hướng vào mục tiêu thúc đẩy, đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu.
Sau khi gia nhập WTO, cơ chế chính sách đối ngoại ngày càng đổi mới và hoàn
thiện theo thông lệ quốc tế.
- Về thu hút vốn đầu thư trực tiếp nước ngoài
+ Xây dựng môi trường pháp lý hấp đẫn đối với đầu tư nước ngoài.
+ Các lĩnh vực Việt Nam khuyến khích đầu tư
Nhà nước ưu tiên cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực : các ngành công nghệ cao sử
dụng lao động lành nghề, Các ngành có hàm lượng lao động cai, các dự án về cơ sở hạ
tầng như đường sá, cầu cống.., các dịch vụ có khả năng thu ngoại tệ, các dự án đầu tư ở
vùng sâu vùng xa có điề kiện kinh tế khó khăn, Các dự án bảo vệ môi trường và xử lý
chất thải.
III, Đánh giá về thực thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng
Đổi mới kinh tế đã đem lại những thành tựu quan trọng, con đương đổi mới đã
giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng đói nghèo, bước đầu xây dựng nền kinh tế
công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đi đôi với sự công bằng tương
đối trong xã hội; làm thay đổi diện mạo kinh tế- xã hội đất nước và nâng cao vị thế của
Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
1, Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế từ năm 1986 đến 2015
Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986.Kể từ
đó Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế,
chuyển đổi từ cớ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và
đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa hội nhập quốc tế.Con



đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng đói nghèo, bước đầu xây
dựng nề kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự
công bằng tương đối trong xã hội.
Trong những năm đổi mới giai đoạn 86- 90 thì sự chuyển dịch cơ cấu trong nền
kinh tế nước ta mới diễn ra trong hai khu vực nông nghiệp và dịch vụ là chính, còn trong
công nghiệp sự chuyển dịch này chưa nhiều.
Về cơ bản, kinh tế nước ta vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nông nghiệp
vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn này. ở thời kỳ này, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành diễn ra theo chiều hướng là tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ
trọng công nghiệp. Đây là chiều hướng phát triển bất lợi đối
với quá trình công nghiệp hoá. Tuy tỷ trọng của ngành có sự tăng, giảm, song số tuyệt đối
của các nhóm ngành trong GDP đều tăng lên.
Do đó làm cho nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng với con số đáng khích
lệ, năm 1986 tăng 2, 33%, đến năm 1990 tăng 5, 1%, tốc độ tăng trung bình là 4, 34%.
Từ năm 1991 đến năm 1996 nền kinh tế đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao năm
sau cao hơn năm trước, tỷ lệ tăng bình quân đạt đến 8, 5%/năm. Đến năm 1997 khi xảy ra
cuộc khủng hoảng kinh tế các nước trong khu vực, tăng trưởng của GDP vẫn con đạt trên
con số 8%, nhưng đó cũng là năm đầu tiên đánh dấu sự giảm sút đà tăng trưởng trong
phần còn lại của thập kỷ 90, năm 1998 là 5, 8%, năm 1999 là 4, 5%, dự báo năm 2000 đạt
khoảng 5, 1%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 năm 2001- 2005 tương đối cao và đạt mục tiêu đề
ra. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân hàng năm đạt 7, 51%, cao hơn
nhiều so với tốc độ tăng bình quân hàng năm 4, 45% của thời kỳ 1986- 1990, là thời
kỳ nước ta bắt đầu thực hiện đổi mới; đồng thời cũng cao hơn tốc độ tăng bình quân hàng
năm 6, 95% của kế hoạch 5 năm 1996 – 2000.
Giai đoạn 2006 - 2010: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và
quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước
thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp). GDP bình quân 5 năm đạt
7%.
Giai đoạn 2011- 2015 tốc độ tăng trưởng ước đạt 5.63%.

Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần ba thập kỷ đổi mới vừa qua
đã mang lại cho nước ta những thành quả bước đầu rất phấn khởi.Việt Nam đã tạo ra một
môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết.Nề kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên hiệu quả trong việc huy
động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế.Các quan hệ kinh tế đối ngoại
đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp


nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh
vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu, tiếp nhận
kiều hối…

2, Tốc độ tăng trưởng chung của các nhóm ngành kinh tế
Tăng trưởng GDP đạt được ở cả ba nhóm ngành với tốc độ khác nhau và tạo nên sự
dịch chuyển cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế.
Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng
công nghiệp và dịch vụ, giảm nông nghiệp.

Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu kinh tế trong nước đã có sự thay đổi
đáng kể. Tăng trưởng của khu vực dich vụ có nhiều biến động.Khu vực nông nghiệp do
chủ yếu vẫn còn trong tình trạng sản xuất, chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của thời tiết nên
tốc độ tăng trưởng còn thấp nhất trong 3 nhóm ngành kinh tế.Tốc độ tăng trưởng của
công nghiệp và xây dựng nhanh nhất trong 3 nhóm ngành kinh tế từ 1991 đến 2010, thấp
hơn tốc độ của ngành dịch vụ trong giai đoạn 1986- 1990 và 2011- 2015.
3, Tăng trưởng nhìn từ yếu tố đầu vào
Kể từ khi thực hiện cơ chế kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu lớn lao về kinh tế.Giai đoạn 1991- 1995 tốc độ tăng trưởng kinh tế
trung bình đạt 8.2% /năm, 1996- 2000 : 6.7% ; 2001- 2005 : 7.5 %; 2006- 2010: 7%, ;
2011- 2015 : 5.63%.
Đây là những tốc độ tăng thuộc loại cao trong khu vực và thế giới cùng khoảng thời

gian.
*Có được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy là nhờ Việt Nam đã huy động
được lượng vốn đầu tư khá lớn.Tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP liên tục gia tăng, năm 1990
đạt 17.3%, .Trong giai đoạn từ 1991- 1995 có hơn 1401 dự án FDI với tổng vốn đầu tư
hơn 20 tỷ USD, bình quân xuất khẩu mỗi năm tăng 27% gấp 3 lần tốc độ tăng
trưởng.Trong 10 năm 1996- 2006 tổng vốn đầu tư xã hội trung bình 12.7% /năm trong đó
giai đoạn 1996- 2000 tăng 12.4%, giai đoạn 2001- 2005 tăng 13%.Giai đoạn 2006- 2010
vốn viện trợ ODA tiếp tục tăng khi các nước sẽ viện trợ hơn 4.5 tỷ USD trong năm 2007,
vốn đầu tư FDI đã tăng kỷ lục so với các thời kỳ trước đó
*TFP cho biết mức độ đóng góp các nhân tố vô hình như khoa học công nghệ,
trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động, trình độ tổ chức quản lý sản xuất, sức cạnh tranh
của sản phẩm… tác động đến mức tăng trưởng GDP.


Trên phương diện tính toán, TFP chỉ phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần đóng góp
của tăng số lượng lao động và vốn. Xét ở góc độ các yếu tố đầu vào, một nền kinh tế đạt
được tăng trưởng dựa chủ yếu vào 3 nhân tố chính: Vốn (K), Lao động (L) và năng suất các
nhân tố tổng hợp (TFP). Với cách tiếp cận này, hàm sản xuất có dạng:
Y= F (K, L, TFP)
Trong đó Y là thu nhập của nền kinh tế (GDP)
GDP của thành phố giai đoạn 2001 - 2005; 2006 - 2010 và chung cho thời kỳ 20012010 với mức tăng bình quân là 11, 05%; 11, 32% và 11, 19%. Trong 3 yếu tố vốn, lao động
và TFP đóng góp vào mức tăng GDP, nhân tố đóng góp làm tăng GDP chủ yếu do tác động
tăng vốn (tỷ lệ vốn đầu tư/GDP là 57, 44%). Yếu tố lao động đóng góp thấp nhất vẫn có xu
hướng giảm từ 19% giai đoạn 2001- 2005 xuống 11, 13% trong giai đoạn 2006 - 2010. Đóng
góp của TFP vào GDP của thành phố đã có xu hướng tăng lên nhưng mới đạt mức trung
bình (TFP các nước đang phát triển từ 25 - 30%), Hải Phòng đạt 26, 68% giai đoạn 20012005; tăng lên 28, 98% trong giai đoạn 2006 - 2010 và bình quân 27, 78 % thời kỳ 20012010. Thời gian qua, tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong GDP của thành phố còn
thấp. Thêm vào đó, chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Việc đầu tư
ồ ạt vào một số lĩnh vực Ýt đem lại giá trị gia tăng cho xã hội mà chỉ mang tính chất phân
phối lại giá trị như bất động sản, chứng khoán... đã gặp nhiều rủi ro, làm cho kinh tế phát
triển không bền vững, càng thêm lệ thuộc nhiều vào vốn đầu tư. Đây là những khó khăn và

trở ngại khi thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Quá trình chuyển dần tăng
trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, về thực chất là quá trình làm cho tỷ phần của TFP trong
GDP ngày càng cao. Muốn vậy, phải áp dụng giải pháp nâng cao chất lượng các nhân tố cấu
thành nên TFP, đặc biệt là nâng cao mức đóng góp của nhân tố khoa học và công nghệ. Giải
quyết tốt vấn đề này sẽ tạo ra khâu đột phá trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
của thành phố hiện nay.
*Nhân tố lao động có những đống góp không nhở vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam.Với kết cấu dân số trẻ, lực lượng dồi dào (khoảng 45 triệu người trong độ
tuổi lao động ), hằng năm bổ sung thêm 1, 2- 1, 5 triệu người, lao động đã đóng góp 19, 07%
vào tăng trưởng của Việt Nam.
Đóng góp của các yếu tố vào GDP(%)
Đóng góp của

1993- 1997
16.02

1998- 2002
20

2003- nay
19.07

Đóng góp của

68.98

57.42

52.73


Đóng góp của

15

22.58

28.2

L
K
TFP
4, Tăng trưởng nhìn từ yếu tố đầu ra
a, Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch


Tỷ trọng các ngành trong GDP các năm:

Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là 46.3 %
năm 2013 còn 18.39%.Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã
dịch chuyển theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả
kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị sản xuất.
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục.Từ chỗ chưa khai thác
dầu mỏ đến nay mỗi năm đã khai thác được khoảng 20 triệu tấn quy ra dầu.Ngành công
nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản lượng công nghiệp.Công nghiệp xây dựng phát triển
mạnh với thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại.Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày
càng tăng và có chỗ đứng trong những thị trườn lớn.
Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33.1% năm 1988 đến 43.31% năm
2013.Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng hơn đáp úng ngày càng tốt hơn nhu cầu của
sản xuất và đời sống.



B, Xóa đói giảm nghèo
Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu quan trọng: Đất nước đã thoát ra
khỏi khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được cải thiện rõ nét.
Giải quyết vấn đề nghèo đói cũng là thể hiện mạnh mẽ cam kết của Đảng, Nhà nước Việt
Nam với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Chính phủ
Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm
nghèo. Mỗi giai đoạn tuy có những nội dung, giải pháp khác nhau nhưng đều hướng tới
mục tiêu chung là nâng cao mức sống của người dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ sống dưới
ngưỡng nghèo.
Theo Báo cáo Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ năm 2010, Việt Nam đã đạt được
những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và cho thấy dấu hiệu khả quan
của việc hoàn thành các mục tiêu vào năm 2015. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
(GDP) bình quân hằng năm trong thời kỳ 2001 - 2010 đạt 7, 2%, GDP bình quân đầu
người năm 2010 khoảng 1.160 USD.
Cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế, Việt Nam đặc biệt quan tâm và ưu tiên
nguồn lực cho giảm nghèo. Với việc giảm 1/2 hộ nghèo vào năm 2002, và đến nay đã
giảm được 3/4 số hộ nghèo (so với đầu thập niên 90 thế kỷ XX), hoàn thành trước mục
tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo, Việt Nam chuyển vị trí từ nước nghèo sang nhóm nước
có mức thu nhập trung bình thấp. Theo Báo cáo Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ năm
2010, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và
cho thấy dấu hiệu khả quan của việc hoàn thành các mục tiêu vào năm 2015. Tốc độ tăng
tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hằng năm trong thời kỳ 2001 - 2010 đạt 7,
2%, GDP bình quân đầu người năm 2010 khoảng 1.160 USD.
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng. Theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ
hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống khoảng 9, 5% năm 2010. Còn theo chuẩn
do Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Tổng cục Thống kê tính toán, thì tỷ lệ nghèo
chung (bao gồm cả nghèo lương thực, thực phẩm và nghèo phi lương thực, thực phẩm) đã
giảm từ 58% năm 1993 xuống 29% năm 2002 và còn khoảng 17% năm 2008. Như vậy,

Việt Nam đã “hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo
vào năm 2015”, mà Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc đã đề ra Tại
cuộc Hội thảo quốc tế với tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinh nghiệm Việt Nam và một số
nước châu Á do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào giữa tháng 6- 2004, Việt
Nam được đánh giá là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế, Việt Nam đặc biệt quan tâm và ưu tiên
nguồn lực cho giảm nghèo. Với việc giảm 1/2 hộ nghèo vào năm 2002, và đến nay đã
giảm được 3/4 số hộ nghèo (so với đầu thập niên 90 thế kỷ XX), hoàn thành trước mục
tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo, Việt Nam chuyển vị trí từ nước nghèo sang nhóm nước
có mức thu nhập trung bình thấp.


Những năm qua, nhờ thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các
xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi (Chương trình 135), Chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (Nghị quyết số 30a) và các
chương trình kinh tế - xã hội khác hướng vào mục tiêu giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo cả
nước đã giảm nhanh từ 22% (năm 2005) xuống còn 11, 3% (năm 2009) và còn 9, 45%
(năm 2010), bình quân mỗi năm giảm 2% - 3% tỷ lệ nghèo. Người nghèo đã được tiếp
cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế (vốn, đất đai, công nghệ, thị trường...) và các dịch vụ xã
hội cơ bản như: giáo dục, y tế, nước sạch, trợ giúp pháp lý... Kết cấu hạ tầng của các
huyện, xã nghèo được tăng cường. Đời sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt.
Kinh tế tăng trưởng nhanh và liên tục, với tốc độ từ 7% - 8%/năm là một yếu tố
quan trọng trong việc giảm nghèo, nhưng điểm nổi bật ở Việt Nam khác với các nước
khác là tăng trưởng nhanh nhưng cũng hạn chế được tốc độ gia tăng bất bình đẳng. Hệ số
Gini, một chỉ số xem xét bất bình đẳng thu nhập, chỉ tăng từ 0, 329 năm 1993 lên 0, 356
năm 2008; độ sâu nghèo đói, tính bằng tỷ lệ người nghèo nằm gần ngưỡng nghèo đã giảm
xuống. Chính vì vậy, thành tựu giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi
nhận: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện
thành công nhất trong phát triển kinh tế.’’ với tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh .

C, Phát triển con người(HDI)
Trong những năm qua, chỉ số HDI của nước ta đang ở tình trạng có các chỉ số thành
phần vận động không đều. Chỉ số tuổi thọ và chỉ số kinh tế, giáo dục có những chuyển
biến tích cực sau kì Đổi mới.Việt Nam nằm trong số 100 nước luôn cải thiên được chỉ số
HDI trong suốt thời gian qua.( do GDP hằng năm tang tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp). Sự
nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp
từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học. Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về
xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; dự tính đến cuối năm 2010, hầu hết các tỉnh,
thành sẽ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở lên)
biết chữ đã tăng từ 84% cuối những năm 1980 lên 90, 3% năm 2007. Từ năm 2006 đến
nay, trung bình hằng năm quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp tăng 10%; cao đẳng
và đại học tăng 7, 4%. Năm 2009, trên 1, 3 triệu sinh viên nghèo được Ngân hàng chính
sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi để theo học.



Báo cáo HDI 2014 cho biết, Việt Nam xếp hạng 121 trong năm 2013, thứ hạng như
năm 2012.
Chỉ số HDI của Việt Nam đang giảm chậm từ khoảng 1, 7 trước năm 2000 xuống
còn khoảng 0, 96 trong những năm năm 2013.
Báo cáo HDI 2014 cho biết, Việt Nam xếp hạng 121 trong năm 2013, thứ hạng như
năm 2012.
Chỉ số HDI của Việt Nam đang giảm chậm từ khoảng 1, 7 trước năm 2000 xuống
còn khoảng 0, 96 trong những năm năm 2013.
D, Công bằng xã hội
Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,
toàn diện. Cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, các mặt:
chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh được bảo đảm và ổn định. Trong đó có những
thành tựu rất đáng khích lệ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn bó chặt chẽ với
tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn lao động và chất lượng lao động, khoa học và công

nghệ. Thành tựu đó ngày càng khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố
quyết định thành công của đổi mới, khích lệ, động viên nhân dân tiếp tục hưởng ứng, góp
phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp
đổi mới toàn diện đất nước với những bước tiến cao hơn. Thành tựu này được các nước
trong khu vực cũng như các đối tác có quan hệ với Việt Nam thừa nhận và xem đây là
một thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.Hệ số GINI của Việt
Nam có xu hướng tăng, vẫn ở mức cao.
E, Bảo vệ môi trường
Áp dụng nhiều biện pháp vào vấn đề phát triển kinh tế bền vững kết hợp bảo vệ
môi trường.tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc.Theo
đánh giá của WB, năm 2010, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường
khoảng 5.5%GDP hangfnamw.
F, Năng lực cạnh tranh
Tăng trưởng kinh tế tuy cao và tương đối ổn định song chưa bền vững và chất
lượng tăng trưởng thấp.NĂng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản
phảm còn thấp.Theo WEF, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạng GCI của Việt Nam thấp là
do okeets cấu hạ tầng chưa phù hợp, quản lý thuế bất hợp lý, …
Năng lực cạnh tranh giai đoạn 2001 đến nay hâu fnhuw chưa được cải thiện.Năm
2007, Việt Nam đứng thứ 68 trong số 131 nước được xếp hạng, năm 2008 đứng thứ
70/134, 2009 đứng thứ 75/133.


Các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam đã từng bước được thừa nhân
tiêu chuẩn chất lượng quốc tê, dần xác định được vị thế trên thị trường quốc tế.

đạt

KẾT LUẬN
Có thể nói trong giai đoạn 1986 tới nay mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thử
thách nhưng nền kinh tế nước ta vẫn đang hòa nhập và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

Từ đó tạo ra những chuyển biến lớn, tiền đề cho sự phát triển lâu dài. Đồng thời góp phần
nâng cao tiềm lực cho nền kinh tế, chất lượng cuộc sống cho nhân dân và khẳng định vị
thế của nước ta trên trường quốc tế. Điều đó cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt và kịp thời
của Đảng và nhà nước ta. Trên bình diện quốc tế, thành tựu gần 30 năm đổi mới ở Việt
Nam mang ý nghĩa quan trọng. Dư luận quốc tế nhiều lần ghi nhận thắng lợi của đổi mới
ở Việt Nam góp phần quyết định tương lai của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới, mở
ra triển vọng khắc phục các cuộc khủng hoảng, thúc đẩy sự hình thành một trật tự thế giới
mới công bằng hơn.Trong khi đó, tại Hội nghị lần thứ X, Ban chấp hành Trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá 30 năm đổi
mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước, đánh dấu
sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam.Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Đổi mới mang tầm vóc lịch sử và ý nghĩa


cách mạng to lớn, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng
của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam. Nhìn tổng thể, sau 30 năm đổi mới, đất nước Việt
Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề quan trọng để
nước Việt Nam tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Trong 30 năm đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã
hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho đến nay, kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng
trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, gắn sản xuất với thị trường. Việt Nam đã thực hiện có kết quả chủ trương phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần
kinh tế.Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành,
kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Việt Nam cũng thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội,
đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Những thành tựu của công cuộc
đổi mới ngày càng khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định

thành công của đổi mới, khích lệ, động viên nhân dân tiếp tục hưởng ứng, góp phần quan
trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới
toàn diện đất nước với những bước tiến cao hơn.



×