Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

1 gioi thieu va tong quan kinh te hoc lao dong (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 12 trang )

Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN
KINH TẾ HỌC LAO ĐỘNG

Đặng Đình Thắng
Giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM
Phòng H.103, 1A Hoàng Diệu, Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam
E-mail
:
Trang nhà : www.thangdang.org

Nội dung bài giảng
1

Giới thiệu Kinh tế học lao động
1.1 Khái niệm
1.2 Các vấn đề trên thị trường lao động
1.3 Các chủ thể trên thị trường lao động
1.4 Các giả định nghiên cứu
1.5 Vai trò của Kinh tế học lao động

2

Tổng quan Kinh tế học lao động
Tài liệu đọc thêm
Thuật ngữ
Tài liệu tham khảo

1


1


Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

1

Giới thiệu Kinh tế học lao động

Một vấn đề quan trọng mà kinh tế học – cũng như các nhánh kinh tế học
ứng dụng của nó – luôn đề cập đến trong quá trình phát triển là sự khan
hiếm về nguồn lực sản xuất. Nhu cầu của xã hội thì vô cùng hay không giới
hạn nhưng nguồn lực sản xuất để đáp ứng những như cầu đó lại hữu hạn
hay có giới hạn. Với một năng lực sản xuất nhất định, xã hội không thể
đáp ứng được tất cả hàng hóa và dịch vụ mà các cá nhân hay tổ chức
mong muốn có được. Do đó, xã hội phải đưa ra các quyết định lựa chọn:
(1) Sản xuất cái gì? (2) Sản xuất như thế nào? và (3) Phân bổ kết quả của
hoạt động sản xuất ra sao?
Vì nguồn lực có giới hạn nên xã hội phải hướng đến vấn đề quản lý, phân
bổ và sử dụng nguồn lực đó sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Cách thức quản
lý, phân bổ và sử dụng nguồn lực sao cho có thể tạo ra được tối đa kết quả
sản xuất là điều mà một xã hội nên hướng đến. Lao động cũng là một
nguồn lực quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một xã hội. Nghiên
cứu về cách thức sử dụng nguồn lực này một cách có hiệu quả nhất là cơ sở
cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của kinh tế học lao động (labor
economics).

1.1

Khái niệm


Kinh tế học lao động nghiên cứu, xem xét cách thức tổ chức, vận hành và
kết quả của thị trường lao động; các quyết định của các chủ thể trên thị
trường lao động không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong tương lai; và các
chính sách công liên quan đến khía cạnh lao động-việc làm (McConnell, C.
R., Brue, S. L., & Macpherson, D. A., 2010).

Một số khái niệm cơ bản:
Thị trường lao động (the labor market) là nơi mà số lượng dịch vụ lao động
(ký hiệu L) tương ứng với những vị trí công việc cụ thể (vacant job) được
2


Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

cung cấp bởi người lao động để đổi lấy giá của dịch vụ lao động, hay còn
gọi là lương (ký hiệu là w). Chú ý rằng những công việc trên thị trường đều
phải được tính bằng giá hay mức lương.
Giá trị của công việc (the value of a job) là giá trị của sản phẩm lao động
mà doanh nghiệp hay người lao động tao ra trong quá trình sản xuất.
Thặng dư của người lao động (the suplus of labor) là khoảng chênh lệch
giữa mức lương mà người lao động thực nhận được (the real wage) khi
tham gia làm việc và mức lương giới hạn (the reservation wage) của người
đó.
Mức lương giới hạn (the reservation wage) là mức lương mà tại đó người
lao động bàng quan giữa việc chấp nhận tham gia thị trường lao động hoặc
dành thời gian cho nghỉ ngơi, nhàn rỗi.
Thể chế thị trường lao động (the labor market institution) là hệ thống các
luật, các quy định pháp lý có được từ sự lựa chọn tập thể nhằm đưa ra
những giới hạn hay động cơ có thể làm thay đổi hành vi của các chủ thể

trên thị trường lao động thông qua lao động và mức lương.

1.2 Các vấn đề trên thị trường lao động
Thị trường lao động được xem là nơi phù hợp để người tìm việc và chủ
doanh nghiệp gặp gỡ và thực hiện giao dịch thông qua cung và cầu lao
động. Bên cạnh đó, những biểu hiện về sự thay đổi cấu trúc cung hoặc cầu
hay cả hai trên thị trường lao động cũng sẽ phần nào phản ánh được những
vấn đề kinh tế-xã hội phát sinh. Các vấn đề kinh tế-xã hội có thể song
hành cùng với các câu hỏi:
• Tại sao tỷ lệ phụ nữ tham gia làm việc ngày càng gia tăng?
• Các chương trình phúc lợi của chính phủ có làm giảm động cơ làm
việc của người dân?

3


Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

• Dân di cư tác động như thế nào đến tiền lương và cơ hội làm việc
của dân bản xứ?
• Mức lương tối thiểu có làm tăng tỷ lệ thất nghiệp của lao động ít
chuyên môn?
• Lợi ích của việc đi học và có nên đi học hay không?
• Tại sao sự khác biệt về tiền lương lại tăng nhanh trong thời gian gần
đây?
• Tham gia tổ chức công đoàn có làm tăng mức lương hay không?
• Mức lương quá cao mà các CEO1 nhận được thật sự có liên quan đến
hiệu quả hoạt động thực của doanh nghiệp hay không?
• Tại sao thất nghiệp lại là một đặc điểm phổ biến của thị trường lao
động hiện đại?


1.3 Các chủ thể trên thị trường lao động
Có ba chủ thể chủ yếu tác động đến thị trường lao động thông qua hành vi
của mình và thông qua sự tương tác lẫn nhau. Đó là người lao động, doanh
nghiệp và chính phủ.

Người lao động
Đây là chủ thể đại diện cho phía cung lao động trên thị trường lao động.
Với tư cách là chủ thể cung ứng dịch vụ lao động cho thị trường lao động,
người lao động sẽ phải quyết định có làm việc hay không, nếu có thì ngành
nghề nào và làm việc bao nhiêu thời gian; khi nào thì nên rời khỏi thị
trường lao động để dành thời gian cho các hoạt động nhàn rỗi hay đầu tư
vào vốn con người; có nên tham gia công đoàn hay không và các quyết
1

CEO viết tắt của Chief Excutive Officer (Giám đốc điều hành)

4


Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

định quan trọng khác. Mỗi quyết định mà người lao động thực hiện đều bị
chi phối và thúc đẩy bởi mục tiêu tối đa hóa lợi ích mà họ sẽ nhận được.
Mục tiêu tối đa hóa lợi ích còn được gọi là mục tiêu tối đa hóa độ thỏa
dụng. Cung lao động của toàn bộ nền kinh tế chính là tổng tất cả các
quyết định cung lao động của từng cá nhân riêng lẻ.

Doanh nghiệp
Đây là chủ thể đại diện cho phía cầu lao động trên thị trường lao động.

Mỗi doanh nghiệp sẽ phải quyết định loại lao động, số lượng lao động, thời
gian lao động cần thuê hay sa thải. Quyết định cầu lao động của doanh
nghiệp đương nhiên là phải phụ thuộc vào tình hình sản xuất-kinh doanh,
hay chính xác hơn là cầu sản phẩm hàng hóa-dịch vụ mà doanh nghiệp sản
xuất và cung ứng trên thị trường sản phẩm. Quyết định cầu lao động của
doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào sự kết hợp với các nguồn lực sản xuất
khác như vốn. Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, do đó, động
cơ tối đa hóa lợi nhuận sẽ điều chỉnh hành vi cầu lao động một cách phù
hợp nhất. Vì vậy, quyết định tuyển dụng hay sa thải lao động của doanh
nghiệp sẽ được “dẫn dắt” bởi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Lợi ích của người lao động và doanh nghiệp là mâu thuẫn với nhau. Khi
mức lương trên thị trường thấp, người lao động sẽ có động cơ giảm cung
lao động, trong khi đó quyết định của doanh nghiệp là ngược lại. Điều này
hoàn toàn tương tự khi mức lương thị trường tăng. Ngay cả khi người lao
động đã vào làm việc trong doanh nghiệp thì mục tiêu của họ cũng có thể
mâu thuẫn với của doanh nghiệp nếu tình trạng thông tin bất cân xứng
không được khắc phục.

Chính phủ
Chính phủ tác động đến thị trường lao động thông qua khía cạnh thể chếchính sách hỗ trợ sự vận hành của thị trường. Chính phủ tác động đến
hành vi của người lao động và doanh nghiệp thông qua việc ban hành các
5


Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

luật có liên quan, đưa ra các quy định mang tính ràng buộc hành vi của
các chủ thể trên thị trường lao động. Thông qua đó, chính phủ tác động
đến hoạt động của thị trường lao động.
Một số quyết định của chính phủ có thể làm ảnh hưởng đến cung, hoặc

cầu, hoặc cả hai, trên thị trường lao động như sau: (1) Các điều khoản
trong luật lao động, luật doanh nghiệp và các luật có liên quan sẽ điều
chỉnh hành vi của các chủ thể có liên quan; (2) Chính sách thuế thu nhập
cá nhân sẽ điều chỉnh hành vi của người lao động; (3) Chính sách trợ cấp
thất nghiệp hay các chương trình phúc lợi cho người thất nghiệp sẽ ảnh
hưởng đáng kể đến quyết định tham gia thị trường lao động; (4) Chính
sách thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi sẽ ảnh hưởng đến động cơ mở
rộng hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp, và cầu lao động
của doanh nghiệp thay đổi; (5) Và các quy định, chính sách khác của chính
phủ.

1.4 Các giả định nghiên cứu
Nguồn lực khan hiếm
Nguồn lực của cá nhân là có giới hạn: thời gian và ngân sách. Mỗi ngày
chúng ta chỉ có 24 giờ đồng hồ để làm việc và nghỉ ngơi. Chúng ta phải đối
diện với sự đánh đổi giữa thời gian cho làm việc để tạo ra thu nhập với
thời gian nghỉ ngơi, làm việc nhà hay các hoạt động nhàn rỗi khác. Thu
nhập dùng cho tiêu dùng mà chúng ta có được cũng không phải là vô hạn.
Do đó, chúng ta phải chấp nhận tiêu dùng ít hơn một hàng hóa này để
được tiêu dùng nhiều hơn một hàng hóa khác.
Nguồn lực của doanh nghiệp là có giới hạn: vốn (đất đai, nhà xưởng, máy
móc, tài chính), lao động và nguồn lực khác mà doanh nghiệp sở hữu.
Nguồn lực của cả xã hội là có giới hạn và sự khan hiếm về nguồn lực chính
là vấn đề cốt lõi mà bất kỳ xã hội nào cũng luôn phải đối diện.

6


Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)


Hành vi có mục đích
Sự khan hiếm của nguồn lực thúc đẩy các cá nhân và tổ chức lựa chọn
phương án phù hợp nhất giữa nhiều phương án khác nhau để phân bổ và
sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất. Trong các phương án, chúng ta lại
phải chấp nhận sự đánh đổi giữa lợi ích nhận được và chi phí phát sinh; và
kết quả của phân tích lợi ích-chi phí chính là cơ sở cho sự lựa chọn cuối
cùng. Phương án được lựa chọn, rõ ràng phải là phương án mang lại lợi ích
ròng lớn nhất cho chúng ta. Hành vi này của chúng ta được gọi là hành vi
có mục đích hay hành vi mang tính chiến lược thông qua sự lựa chọn
“khôn ngoan” và duy lý. Do đó, một giả định được đưa ra là các chủ thể
trên thị trường lao động sẽ thực hiện các quyết định lựa chọn một cách duy
lý – có mục đích chứ không phải là ngẫu nhiên. Cũng cần lưu ý một điều
rằng chúng ta không thể nhìn vào kết quả để đánh giá hành vi của một
người nào đó là có duy lý hay không.

Khả năng thích ứng
Các chủ thể trên thị trường lao động có động cơ để thích ứng, hiệu chỉnh
và thay đổi hành vi để phù hợp với những sự thay đổi trên thị trường lao
động sao cho lợi ích ròng mà mình nhận được là lớn nhất.
Người lao động sẽ thay thay đổi hành vi để phù hợp với điều kiện mới như
sau:
• Người lao động sẽ điều chỉnh số giờ làm việc khi mức lương trên thị
trường thay đổi
• Khi chi phí đào tạo tăng lên thì số người tham gia các khóa đào tạo
này sẽ ít hơn do động cơ lợi ích cho việc tham gia giảm xuống.
• Doanh nghiệp sẽ thay đổi hành vi thuê lao động trên thị trường lao
động khi cầu về sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra thay đổi
trên thị trường hàng hóa.

7



Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

1.5 Vai trò của Kinh tế học lao động
• Kinh tế học lao động giúp chúng ta hiểu và giải thích được các vấn
đề kinh tế-xã hội trong nền kinh tế
• Giúp các nhà hoạch định chính sách trong việc ứng dụng để thiết kế
các chính sách phù hợp trong lĩnh vực lao động-việc làm và phúc lợi
xã hội.

8


Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

2

Tổng quan Kinh tế học lao động
Sơ đồ1.1: Tổng quan về Kinh tế học lao động

Kế hoạch trả

Cấu trúc

Di cư và sự

lương hiệu

lương


dịch chuyển

quả

lao động

Cung lao động

Công đoàn và
thỏa ước tập
thể

Khía cạnh

Quyết định

kinh tế học vi

làm việc-nghỉ

mô của lao

ngơi

Thị trường
lao động

Chính phủ


động
Tỷ lệ tham gia

Phân biệt đối

lực lượng lao

xử

động

Kinh tế học

Tìm kiếm việc

Chất lượng lao

lao động

làm

động

Phân phối thu
nhập cá nhân

Cầu lao động

Khía cạnh
kinh tế học vĩ


Năng suất

mô của lao
động

Việc làm và
thất nghiệp

Nguồn: McConnell, C. R., Brue, S. L., & Macpherson, D. A. (2010)

9


Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

Tài liệu đọc thêm
Heckman, J. J. (2003). Some Brief Remarks on the Life and Work of Jacob
Mincer. Review of Economics of the Household , 245-247.
Leat, M. (2007). Chapter 5: The role of government. In M. Leat, Exploring
Employee

Relations

(pp.

179-226).

Oxford:


Butterworth-

Heinemann.
Leat, M. (2007). Chapter 6: Demography, labour force and market
characteristics and trends . In M. Leat, Exploring Employee
Relations (pp. 227-256). Oxford: Butterworth-Heinemann.
Leschke, J. (2008). Labour market developments . In J. Leschke,
Unemployment Insurance and Non-Standard Employment: Four
European Countries in Comparison (pp. 64-71). Wiesbaden: VS
Research.
Manning, C. (2010). Globalization and Labour Markets in Boom and Crisis:
The Case of Vietnam. ASEAN Economic Bulletin , 136–157.
Rothschild, K. W. (1993). Microeconomics of the labour market. In K. W.
Rothschild, Employment, wages and income distribution: Critical
essays in economics (pp. 3-8). New York: Routledge.
Sen, A. (2000). Work and rights . International Labour Review , 119-128.
Stiglitz, J. E. (2002). Employment, social justice and societal well-being.
International Labour Review, 9-29.

10


Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

Thuật ngữ
Kinh tế học lao động – Labor

Mức

Economics


reservation wage

Thị trường lao động – Labor

Thể chế thị trường lao động –

Market

Labor market institutions

Quyết định làm việc-nhàn rỗi –

Nguồn lực khan hiếm – Scarce

Work-leisure decision

resources

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

Độ thỏa dụng – Utility

– Participation rates

Hành vi có mục đích – Purposeful

Chất lượng lao động – Quality of

Behavior


labor

Hành

Cung lao động – Labor supply

Behavior

Cầu lao động – Labor demand

Khả năng thích ứng – Adaptability

Tìm kiếm việc làm – Job search

Cấu trúc lương – Wage structure

Việc làm – Employment

Công đoàn – Union

Thất nghiệp – Unemployment

Thỏa ước tập thể - Collective

Dịch chuyển lao động – Labor

Bargaining

mobility


Phân biệt đối xử - Discrimination

Di cư – Migration

Năng suất – Productivity

Thặng dư lao động – The suplus of
labor
Mức lương thực – The real wage

11

lương

vi

giới

duy

hạn







The


Rational


Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học)

Tài liệu tham khảo
Boeri, T., & Ours, J. v. (2008). The Economics of Imperfect Labor Markets.
New Jersey: Princeton University Press.
Borjas, G. J. (2000). Labor Economics (2nd edition). New York: McGraw-Hill.
Heckman, J. J. (2003). Some Brief Remarks on the Life and Work of Jacob
Mincer. Review of Economics of the Household , 245-247.
Leat, M. (2007). Chapter 5: The role of government. In M. Leat, Exploring
Employee Relations (pp. 179-226). Oxford: Butterworth-Heinemann.
Leat, M. (2007). Chapter 6: Demography, labour force and market
characteristics and trends. In M. Leat, Exploring Employee Relations
(pp. 227-256). Oxford: Butterworth-Heinemann.
Leschke, J. (2008). Labour market developments . In J. Leschke,
Unemployment Insurance and Non-Standard Employment: Four
European Countries in Comparison (pp. 64-71). Wiesbaden: VS
Research.
Manning, C. (2010). Globalization and Labour Markets in Boom and Crisis:
The Case of Vietnam. ASEAN Economic Bulletin , 136–157.
McConnell, C. R., Brue, S. L., & Macpherson, D. A. (2010). Labor
Economics: Introduction and Overview. In C. R. McConnell, S. L.
Brue, & D. A. Macpherson, Contemporary Labor Economics (pp. 113). New York: McGraw-Hill/Irwin.
Rothschild, K. W. (1993). Microeconomics of the labour market. In K. W.
Rothschild, Employment, wages and income distribution: Critical
essays in economics (pp. 3-8). New York: Routledge.
Sen, A. (2000). Work and rights . International Labour Review , 119-128.

Stiglitz, J. E. (2002). Employment, social justice and societal well-being.
International Labour Review , 9-29.
12



×