Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Giáo trình tín dụng và thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.84 KB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KINH TẾ - DU LỊCH

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)
TÍN DỤNG VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
(Danh cho Sinh viên Đại học - Hệ Chính quy)

Tác giả: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm: 2017


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................4
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI .......................................5
1.1 Sự ra đời và phát triển của thị trƣờng ngoại hối ...................................................5
1.2 Đặc điểm ...............................................................................................................7
1.3 Các thành phần tham gia giao dịch .......................................................................7
1.4. Cấu trúc thị trƣờng ...............................................................................................8
1.5. Quy mô thị trƣờng ................................................................................................8
1.6. Vị trí và vai trò của thị trƣờng ngoại hối..............................................................9
1.7 Giới thiệu sơ lƣợc về thị trƣờng ngoại hối Việt Nam .........................................10
CHƢƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ................................................................................12
2.1 Hối đoái và tỷ giá hối đoái ..................................................................................12
2.2 Cơ chế xác định tỷ giá .........................................................................................12
2.3 Phƣơng pháp biểu thị tỷ giá ................................................................................14
2.4. Tỷ giá chéo .........................................................................................................15
2.5. Tỷ giá mua và tỷ giá bán ....................................................................................16
CHƢƠNG 3: CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI .................................19
3.1. Thị trƣờng hối đoái giao ngay ............................................................................19


3.2. Thị trƣờng hối đoái có kỳ hạn ............................................................................20
3.3. Thị trƣờng hoán đổi tiền tệ .................................................................................21
3.4. Thị trƣờng tiền tệ giao sau .................................................................................22
3.5 Thị trƣờng quyền chọn ngoại hối ........................................................................22
CHƢƠNG 4: NHỮNG ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ ...............................26
4.1 Điều kiện về tiền tệ và điều kiện thanh toán .......................................................26
4.2 Đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán .......................................................27
4.3 Điều kiện đảm bảo hối đoái ................................................................................27
4.4 Điều kiện địa điểm thanh toán ............................................................................27
4.5 Điều kiện thời gian thanh toán ............................................................................28
4.6 Điều kiện về phƣơng thức thanh toán .................................................................28
CHƢƠNG 5: NHỮNG PHƢƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ ........................29
5.1 Giới thiệu chung về các loại thanh toán quốc tế .................................................29
5.2. Hối phiếu (Bill of Exchange hoặc Draft) ........................................................29
5.2 Lệnh phiếu ...........................................................................................................34
5.3. Séc ......................................................................................................................35
Chƣơng 6: NHỮNG PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ ...........................40
6.1 Giới thiệu về các phƣơng thức thanh toán quốc tế..............................................40
6.2 Phƣơng thức chuyển tiền .....................................................................................40


6.3. Phƣơng thức thanh toán nhờ thu (COLLECTION PAYMENT) .......................42
6.4. Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit hoặc Letter of
Credit – L/C) .............................................................................................................46
CHƢƠNG 7: TÍN DỤNG QUỐC TẾ ...........................................................................53
7.1 Khái quát về hoạt động ngân hàng thanh toán quốc tê .......................................53
7.2. Tín dụng quốc tế.................................................................................................54
7.3 Rủi ro và xử lý rủi ro trong tín dụng quốc tế ......................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................58



LỜI NÓI ĐẦU
Thƣơng mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ càng phát triển càng đòi hỏi hệ
thống tiền tệ, tín dụng và thanh toán quốc tế phát triển tƣơng ứng. Hoạt động của thị
trƣờng tiền tệ và tín dụng cũng nhƣ hệ thống thanh toán quốc tế có ảnh hƣởng quyết
định đến kết quả kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, nghiên cứu và hiểu đầy đủ về
hệ thống tiền tệ, tín dụng và thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái và dự báo tỷ giá, cơ chế
và phƣơng thức hoạt động trên thị trƣờng ngoại hối, cơ chế và phƣơng thức thực hiện
các hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng thƣơng mại quốc tế, các phƣơng tiện và
phƣơng thức thanh toán quốc tế cũng nhƣ quản trị và kiểm soát tài chính thƣơng mại
quốc tế là một yêu cầu đối với sinh viên, cán bộ nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế,
kinh doanh và quản trị kinh doanh, các doanh nhân và những chuyên gia hoạt động
trong lĩnh vực có liên quan.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện để giáo trình “Tín dụng và Thanh toán
quốc tế” để phục vụ làm tài liệu tham khảo nội bộ có chất lƣợng nhƣng vẫn khó tránh
khỏi những thiếu sót, các tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các đồng
nghiệp và các bạn đọc để ngày càng hoàn thiện hơn nữa.


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI
Mục tiêu
Chương này sẽ giới thiệu khái quát về thị trường ngoại hối bao gồm sự hình
thành, đặc điểm hoạt động, thành phần tham gia, quy mô và vai tò của thị trường
ngoại hối trong hoạt động kinh tế. Mục tiêu của chương này nhằm cung cấp cho sinh
viên:
- Khái niệm về ngoại hối, thị trường ngoại hối
- Thành phần tham gia trên thị trường ngoại hối
- Vai trò của thị trường ngoại hối trong nền kinh tế
1.1 Sự ra đời và phát triển của thị trƣờng ngoại hối
Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phƣơng tiện có giá trị đƣợc dùng để

tiến hành thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại
hối của mỗi nƣớc, khái niệm ngoại hối có thể không giống nhau, nhƣng nhìn chung
có thể bao gồm 5 loại sau:
- Ngoại tệ: (Foreign Currency) tức là tiền của nƣớc khác lƣu thông trong một
nƣớc. Ngoại tệ bao gồm 2 loại: ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng.
- Các phƣơng tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ: thƣờng gồm có: Hối
phiếu (Bill of Exchange); Lệnh phiếu (Promissory Note); Séc (Cheque); Thƣ chuyển
tiền (Mail Transfer); Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer); Thẻ tín dụng (Credit
card); Thƣ tín dụng ngân hàng (Bank Letter of Credit)
- Các chứng khoán có giá ghi bằng ngoại tệ nhƣ: Cổ phiếu (Stock); Trái phiếu
công ty (Debenture); Công trái quốc gia (Government Loan); Trái phiếu kho bạc
(Treasury Bill)
- Vàng bạc, kim cƣơng, ngọc trai, đá quý… đƣợc dùng làm tiền tệ
- Tiền của Việt Nam dƣới các hình thức sau đây: Tiền của Việt Nam ở nƣớc
ngoài dƣới mọi hình thức khi quay lại Việt Nam; Tiền Việt Nam là lợi nhuận của
ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam; Tiền Việt Nam có nguồn gốc ngoại tệ khác
Tất cả các ngoại hối nêu trên đƣợc quản lý theo Luật quản lý ngoại hối của
nƣớc CHXHCN Việt Nam hiện hành. Thị trƣờng hối đoái là nơi thực hiện việc
mua và bán, trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ và
các phƣơng tiện thanh toán quốc tế, mà giá cả ngoại tệ đƣợc hình thành trên cơ
sở cung cầu. Hoặc có thể nói thị trƣờng hối đoái là nơi chuyên môn hóa về trao đổi
mua bán ngoại tệ, thông qua sự cọ sát giữa cung và cầu ngoại tệ để thỏa mãn nhu
cầu của các chủ thể kinh tế đồng thời xác định các điều kiện giao dịch tức là giá
cả và số lƣợng ngoại tệ mua bán.


Năm 1876 Dƣới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy
bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu đƣợc yêu cầu. Các
chính phủ sử dụng thƣớc đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt
của chính phủ nƣớc khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lƣợng tiền mặt lƣu

hành, tỷ giá quy đổi, v.v..) Ý tƣởng ở đây là để ổn định tiền tệ thế giới bằng cách neo
giá vàng. Đó là một ý tƣởng tốt về mặt lý thuyết, nhƣng trong thực tế, vào khoảng đầu
của Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, nó phá sản hàng loạt là do các nƣớc lớn của
châu Âu không có đủ vàng để hỗ trợ tất cả các đồng tiền của họ đã đƣợc in để trả tiền
cho các dự án quân sự lớn cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ chế độ bản vị vàng.
Những ngƣời ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng hệ thống này chống đƣợc sự
bành trƣớng tín dụng và nợ nần. Không nhƣ chế độ tiền luật định (không có vàng bảo
đảm), đồng tiền đƣợc bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền
giấy. Cản trở này ngăn hiện tƣợng lạm phát do đánh tụt giá tiền tệ. Nó đƣợc tin rằng
giúp loại bỏ đƣợc sự bất ổn hệ thống tiền tệ, đảm bảo sự tín nhiệm của tổ chức phát
hành tiền tệ và khuyến khích hoạt động cho vay. Ở những nƣớc không áp dụng bản vị
vàng một cách triệt để nhƣ tuyên bố bảo đảm hàm lƣợng vàng nhƣng phát hành tiền
giấy nhiều hơn, trải qua các cuộc khủng hoảng tín dụng và trì trệ kinh tế. Ví dụ là sự
hoang mang ở Hoa Kỳ năm 1819 sau khi Ngân hàng quốc gia thứ hai ra đời năm 1816.
Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới còn áp dụng bản vị vàng. Thay
vào đó, tiền luật định đƣợc áp dụng, có nghĩa là Nhà nƣớc áp đặt sử dụng đồng tiền do
họ phát hành, yêu cầu nộp thuế, nhận trợ cấp, thanh toán của Chính phủ bằng đồng
tiền đó. Mặc dù bản vị vàng bị sụp đổ, nhƣng các kim loại quý không bao giờ bị mất vị
trí của nó nhƣ là hình thức của giá trị tiền tệ. Ở một số định chế tài chính tƣ nhân, bản
vị vàng vẫn đƣợc áp dụng. Thế giới sau đó quyết định có tỷ giá hối đoái cố định mà
đồng đô la Mỹ là đồng tiền chính và nó sẽ là đồng tiền duy nhất đƣợc hỗ trợ bằng vàng,
còn đƣợc gọi là 'Hệ thống Bretton Woods, và nó đã xảy ra vào năm 1944.
Năm 1971 Mỹ tuyên bố không còn trao đổi vàng cho đô la Mỹ. đó là điều làm
phá vỡ hệ thống Bretton Woods. cuối cùng đã dẫn đến việc toàn cầu chấp nhận tỷ giá
hối đoái thả nổi nƣớc ngoài năm 1976. Đây là mốc "khai sinh" của thị trƣờng ngoại
hối hiện tại, mặc dù khi đó chƣa giao dịch rộng rãi cho đến khoảng giữa những năm
1990.
Mãi đến năm 1997 khi thị trƣờng ngoại hối mới mở cho các nhà đầu tƣ cá nhân
tham gia giao dịch trực tuyến (giao dịch ký quỹ), cung cấp cho các trader trên toàn thế
giới cơ hội tuyệt vời để kiếm lợi nhuận từ thị trƣờng ngoại hối. Thị trƣờng ngoại hối

hiện nay là thị trƣờng tài chính lớn nhất trên thế giới, với khối lƣợng đƣợc giao dịch
trung bình hàng ngày 3,98 nghìn tỷ USD (nhiều hơn tất cả các thị trƣờng tài chính của
Mỹ hợp lại).


1.2 Đặc điểm
Nếu hiểu theo nghĩa rộng, thị trƣờng hối đoái là một phần của thị trƣờng tài
chính, hoạt động mang tính chất đa dạng phong phú với những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất , thị trƣờng hối đoái mang tính quốc tế vì nó hoạt động không chỉ
trong phạm vi một nƣớc, mà trên phạm vi toàn thế giới. Mối sự biến động của tỷ
giá hối đoái trên một thị trƣờng này đều có ảnh hƣởng đến tỷ giá trên những thị
trƣờng khác.
Thứ hai, thị trƣờng hối đoái mang tính liên tục, các giao dịch diễn ra 24/24
trong các ng ày làm việc trong tuần.
Thứ ba, thị trƣờng hối đoái chỉ giao dịch một số ngoại tệ nhất định , trong đó
đồng USD đƣợc coi là đồng tiền chuẩn. Trên thị trƣờng hối đoái hiện nay tập trung
giao dịch 15 đồng tiền chủ yếu, đƣợc công bố qua Forex.com.
Thứ tƣ, sản phẩm giao dịch trên thị trƣờng ngoại hối đã gia tăng rất mạnh,
đặc biệt là sự tăng trƣởng rất cao của các nghiệp vụ phái sinh nhƣ forward,
option…
Thứ năm, phƣơng thức giao dịch trên thị trƣờng hối đoái chủ yếu là không qua
quầy OTC (over the counter) mà đƣợc thực hiện qua qua điện thoại, telex, fax, vi
tính nối mạng...
1.3 Các thành phần tham gia giao dịch
Tùy theo luật lệ của mỗi quốc gia mà đối tƣợng tham gia vào th ị trƣờng hối
đoái có thể có những khác nhau. Nhƣng có thể có 4 đối tƣợng sâu đây: các ngân
hàng thƣơng mại, các nh à môi giới, ngân hàng trung ƣơng, các công ty kinh doanh.
Các ngân hàng thương mại
Đây là nhân vật chính của thị trƣờng. Các ngân hàng này mua bán ngoại tệ
không chỉ để thực hiện các lệnh của khách hàng mà còn kinh doanh cho chính

bản thân các ngân hàng. Các ngân hàng lớn còn hình thành bộ phận kinh doanh
ngoại t ệ quốc tế. Bộ phận n ày có vai trò quan trọng trong việc điều phối vốn, kinh
doanh tiền gửi, mua bán ngoại tệ. Nó đƣợc trang bị nhiều phƣơng tiện thông tin
hiện đại nhƣ telex, fax, điện thoại, máy tính. Bộ phận này thƣờng bao gồm các tiểu
bộ phận sau đây:
- Tiểu bộ phận chuyên kinh doanh mua bán ngoại tệ
- Tiểu bộ phận gồm các nhà phân tích để dự đoán tỷ giá, tính toán tỷ giá
- Tiểu bộ phận quản trị, kiểm soát.
Các nhà môi giới
Họ là trung tâm giữa ngân hàng và qua đó họ phân tích các hoạt động của thị
trƣờng bằng cách làm cho cung và cầu tiếp cận nhau. Họ cung cấp cho khách hàng
những thông tin tức thời về thị tr ƣờng, khả năng tìm thấy bạn hàng khi cần gọi, họ


bảo đảm cho sự vận hành tốt của c ơ chế thị trƣờng và qua liên lạc màn hình giữa
ngƣời mua và ngƣời bán cho tới khi thỏa thuận đƣợc giao dịch. Với những thuận
lợi, công lao của họ dành cho khách hàng nên nhà môi giới đƣợc tả công cho
từng giao dịch mua bán.
Ví dụ: Tiền phí cho môi giới ở Singapore là 25 SGD/ 1 triệu USD mua bán.
Ngân hàng trung ương
Họ tham gia thị trƣờng với 2 danh nghĩa. Một mặt nhƣ mọi ngân hàng khác
họ tham gia thị trƣờng hối đoái là nhằm phục vụ khách hàng của mình; mặt khác
họ tham gia với tƣ cách là cơ quan giám sát thị trƣờng nhằm điều khiển hoạt động
của thị trƣờng trong khuôn khổ các quy định của luật pháp. Đồng thời qua đó Ngân
hàng trung ƣơng theo dõi biến động củ đồng bản tệ để có thể can thiệp vào thị
trƣờng khi cần thiết nhằm duy trì ổn định đồng bản tệ.
Các công ty kinh doanh
Các công ty này tham gia mua bán ngo ại tệ để thanh toán các khoản nợ
thƣơng mại. Dịch vụ, đầu tƣ nƣớc ngoài. Thông thƣờng đó là công ty xuất nhập
khẩu, dịch vụ quốc tế ... kể cả khách du lịch quốc tế.

1.4. Cấu trúc thị trƣờng
Theo tính chất của thị trƣờng thì thị trƣờng hối đoái đƣợc chia làm hai loại:
Thị trường ngoại hối chính thức (thị trƣờng ngoái hối có tổ chức): Đây là loại
thị trƣờng có quy chế và hoạt động của thị trƣờng, có quy định tiêu chuẩn thành viên,
có quy trình giao dịch thanh toán đƣợc quy định chặt chẽ an toàn. Trong thị trƣờng
chính thức có thể thực hiện giao dịch trong giờ giao dịch, cũng có thể đƣợc thực hiện
không qua quầy (Over the counter – OTC) mà giao dịch qua hệ thống vi tính nối mạng,
fax... một cách trực tiếp giữa ngƣời mua và ngƣời bán.
Thị trường phi chính thức (thị trƣờng tự do): Đây còn đƣợc gọi là thị trwonfg
chợ đen (Unorganized market), là nơi mua bán trực tiếp và bằng tiền mặt. Đây là loại
thị trƣờng không đƣợc thừa nhận về mặt pháp lý. Thị trƣờng này giải quyết nhanh
chóng các nhu cầu ngoại tệ tiền mặt cho các đối tƣợng, nhƣng có độ rủi ro rất cao.
1.5. Quy mô thị trƣờng
Thị trƣờng ngoại hối là thị trƣờng tài chính lớn nhất và phổ biến nhất trên thế
giới, giao dịch trên toàn cầu bởi một số lƣợng lớn của các cá nhân và tổ chức. Trên thị
trƣờng ngoại hối, nhà giao dịch có thể quyết định họ giao dịch với ai phụ thuộc vào
điều kiện giao dịch, tỷ giá hấp dẫn, và danh tiếng của đối tác giao dịch
Biểu đồ dƣới đây cho thấy trong các loại tiền tệ giao dịch nhiều nhất. Đồng
USD là đồng tiền giao dịch nhiều nhất, chiếm 84,9% của tất cả các giao dịch. Đồng
Euro đứng thứ 2 với 39,1%, trong khi đồng Yên là thứ ba với 19,0%.


Biểu đồ trên cho thấy mức độ thƣờng xuyên của đồng đô la Mỹ đƣợc giao dịch
trên thị trƣờng giao dịch ngoại hối. 84.9% của tất cả các báo cáo giao dịch lại là cùng
nằm 1 bên đồng USD.
1.6. Vị trí và vai trò của thị trƣờng ngoại hối
Hiện nay quan hệ thƣơng mại quốc tế ngày càng phát triển từ đó làm n ảy sinh
nhiều hợp đồng mua bán ngoại thƣơng. Vì vậy, vấn đề đƣợc đặt ra là tổ chức nhập
khẩu cần mua ngoại tệ để thanh toán cho nƣớc ngoài, tổ chức xuất khẩu cần bán ngoại
tệ để lấy đồng nội tệ trang trải các chi phí phát sinh trong. Các tổ chức này sẽ mua, bán

ngoại tệ ở đâu, với giá cả là bao nhiêu. Để giải quyết đƣợc vấn đề này cần thiết phải tổ
chức thị trƣờng ngoại hối. Bởi thị trƣờng ngoại hối sẽ giải quyết những vấn đề cơ bản
sau đây:
- Giá cả hàng hóa ở thị trƣờng ngoại hối, tức là tỷ giá hối đoái sẽ đƣợc hình
thành một cách thích hợp trên cơ sở cọ xát giữa cung và cầu ngoại hối. Đó chính là giá
phải chăng, giá vừa lòng ngƣời mua, thuận lòng ngƣời bán.
- Thị trƣờng cũng cho ta biết ai là ngƣời bán, ai là ngƣời có ngoại tệ nhàn rỗi
tạm thời
- Số lƣợng ngoại tệ mua, bán là bao nhiêu
- Thông qua thị trƣờng ngoại hối giúp Nhà nƣớc có thể tham gia kiểm soát
ngoại hối và có thể can thiệp vào thị trƣờng thông qua sự tác động vào cung hay cầu
ngoại tệ nhằm thực hiện chính sách kinh tế quốc dân.
- Thị trƣờng hối đoái giúp ngƣời mua và ngƣời bán gặp nhau khi cần thiết, thay
vì phải điện thoại hỏi các đơn vị khác nhau, có khi mua phải giá cao, giá thấp, hoặc
trậm trễ trong thanh toán. Ở Việt Nam, ngày 20/9/1994 Thống đốc Ngân hàng Nhà


nƣớc đã ký quyết định số 203/QĐ-NH ban hành quy chế "Tổ chức và hoạt động của
thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng".
1.7 Giới thiệu sơ lƣợc về thị trƣờng ngoại hối Việt Nam
Bắt đầu từ ngày 20/09/1994, thị trƣờng ngoại tệ Việt Nam đƣợc chính thức
thành lập theo quyết định số 203/QĐ-NH của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt
Nam về Quy chế "Tổ chức và hoạt động của thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng".
Thị trƣờng này do Ngân hàng Nhà nƣớc tổ chức và điều hành nhằm hình thành th ị
trƣờng mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép
kinh doanh ngoại tệ, làm cơ sở cho việc ra đời của thị trƣờng hối đoái hoàn chỉnh
ở Việt Nam. Thông qua thị trƣờng ngoại tệ liên hàng, Ngân hàng Nhà nƣớc sử
dụng Quỹ điều hòa ngoại tệ với tƣ cách là ngƣời mua, ngƣời bán cuối cùng để
can thiệp vào thị trƣờng một cách có hiệu quả, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ,
tỷ giá của Nhà nƣớc.

Điều 3 của Quy chế quy định đối tƣợng tham gia th ị trƣờng liên ngân hàng
phải thỏa m ãn các điều kiện sau đây:
- Là ngân hàng đƣợc phép kinh doanh ngoại tệ
- Có hệ thống thông tin nội bộ nối mạng với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Các thành viên tham gia thị trƣờng ngoại tệ liên hàng đƣợc quy định trong
điều 2 của Quy chế. Cụ thể bao gồm các ngân hàng sau:
- Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh
- Ngân hàng đầu tƣ phát triển
- Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
- Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động ở Việt Nam
- Ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nƣớc ngoài hoạt
động tại Việt Nam
- Ngân hàng Nhà nƣớc trung ƣơng.
Phƣơng thức giao dịch thị trƣờng ngoại tệ liên hàng đƣợc quy định ở điều 11,
cụ thể bao gồm các phƣơng tiện nhƣ điện thoại, telex, fax hoặc qua mạng vi tính.
Đồng tiền giao dịch đƣợc quy định ở điều 6, bao gồm USD, DEM, GBP,
FRF, JYP, HKD, VND. Hiện nay các đồng tiền DEM, FRF đựoc thay thế bằng
đồng EUR
Các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ đƣợc quy định ở điều 9, cụ thể bao gồm hai
loại:
- Nghiệp vụ giao ngay - SPOT
- Nghiệp vụ có kỳ hạn - FORWARD
Câu hỏi ôn tập


1. Thị trƣờng ngoại hối là gì? Nó giao dịch những loại hàng hóa nào? Có đặc điểm gì
khác với thị trƣờng hàng hóa?
2. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa các thành phần tham gia giao dịch trên thị
trƣờng ngoại hối sau đây:
- Ngân hàng Trung ƣơng và ngân hàng thƣơng mại

- Nhà đầu cơ và nhà môi giới
3. Ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò gì trên thị trƣờng ngoại hối?
a. Nhà kinh doanh
c. Nhà đầu cơ

b. Nhà môi giới
d. Phƣơng án a và b

e. Tất cả đều đúng
f. Tất cả đều sai.
4. Phân biệt thị trƣờng có tổ chức và thị trƣờng tự do? Cho ví dụ minh họa.
5. Trình bày các mốc lịch sử quan trọng liên quan đến việc hình thành và phát triển của
thị trƣờng ngoại hối Việt Nam?


CHƢƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Mục tiêu
Chương này sẽ giới thiệu những khái niệm cơ bản liên quan đến tỷ giá bao gồm
khái niệm, cách xác định tỷ giá chéo, phương pháp yết giá. Vận dụng lý thuyết để xác
định tỷ giá mua hay tỷ giá bán. Mục tiêu của chương này là nhằm giúp sinh viên:
- Làm quen với cách niêm yết tỷ giá của ngân hàng để có thể dễ dàng lựa chọn
tỷ giá thích hợp cho từng giao dịch.
- Biết cách tính tỷ giá chéo của hai đồng tiền dự trên cơ sở tỷ giá của hai đồng
tiền đó với đồng tiền thứ ba.
2.1 Hối đoái và tỷ giá hối đoái
2.1.1. Hối đoái
Trong hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty, doanh nghiệp thƣờng xuyên
liên quan đến việc sử dụng nhiều loại đồng tiền khác nhau và cần thiết phải chuyển đổi
từ đồng tiền mình đang có sang đồng tiền mình đang cần. Việc chuyển đổi này gọi là
hối đoái.

Hối đoái (exchange) – là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền
khác, chẳng hạn chuyển đổi từ đồng Việt Nam (VND) sang đô la Mỹ (USD) hay từ
euro (EUR) sang yen Nhật (JPY) ... Sự chuyển đổi này xuất phát từ yêu cầu thanh toán
giữa các cá nhân, các công ty, các tổ chức thuộc hai quốc gia khác nhau và dựa trên
một tỷ lệ nhất định giữa hai đồng tiền. Tỷ lệ đó gọi là tỷ giá hối đoái hay gọn hơn là tỷ
giá.
2.1.2. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền nước này
tínhbằng 1 số đơn vị đồng tiền nước khác xác định tại một thời gian và thời điểm nhất
định. VD: tỷ giá giữa USD và VND, viết là USD/VND, chính là số lƣợng VND cần
thiết để mua 1 USD 1 USD = 20.600 VND.
2.2 Cơ chế xác định tỷ giá
2.2.1 Ngang giá vàng
Trƣớc năm 1850, rất nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi một chế độ tiền tệ
song bản vị: bạc và vàng là hai loại tiền tệ chính đƣợc lƣu hành trong thanh toán
thƣơng mại giữa các quốc gia, tỷ giá hối đoái do đó đƣợc hình thành trên cơ sở so sánh
hàm lƣợng vàng và bạc. Năm 1850, khi khám phá ra hai mỏ vàng mới ở Mỹ và Úc,
lƣợng vàng khai thác đƣợc đổ dồn về các quốc gia Châu Âu. Nếu trƣớc đó chỉ có Anh
tiến hành vàng hóa thanh toán (tức mọi giấy bạc của Anh đều đổi đƣợc ra vàng) thì


năm 1851, Pháp và một số quốc gia khác cũng đi theo bƣớc chân của Anh. Đồng bạc
bị loại khỏi thanh toán và chế độ bản vị vàng bắt đầu.
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nƣớc bất kì thời kỳ bản vị vàng đƣợc
quyết định dựa trên việc so sánh hàm lƣợng vàng của hai nƣớc với nhau. Giả sử hàm
lƣợng vàng của đồng bảng Anh (GBP) là 1 ounce = 6 GBP trong khi hàm lƣợng vàng
của franc Pháp (FRF) là 1 ounce = 12 FRF thì suy ra:
6GBP = 12FRF thì 1GBP = 2FRF
Có thể tổng quát hóa bằng công thức sau:
Tỷ giá hối đoái (Đồng A/Đồng B) =


HLVT1DVTA
HLVT1DVTB

Với hàm lƣợng vàng nhƣ trên giữa các đồng tiền GBP và FRF, giả sử GBP bị
sụt giá trên thị trƣờng ngoại hối tức 1GBP= 1,8FRF; một nhà nhập khẩu Anh cần
1000FRF để mua hàng hóa từ Pháp; nếu nhà nhập khẩu mua trực tiếp FRF bằng GBP,
nhà nhập khẩu sẽ phải bỏ ra 555,56 GBP để có 1000FRF. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu
này đã dùng 1000FRF để mua vàng tại Anh sau đó đổi từ vàng sang GBP. Qui trình 1
khiến nhà nhập khẩu phải mua vàng để có 1000FRF với giá (1000/12)*6 = 500GBP;
nhƣ vậy nhà nhập khẩu này đã lãi 55,56 GBP. Các nhà nhập khẩu khác cũng sẽ làm
tƣơng tự nhƣ vậy dẫn đến cầu đồng bảng tăng cho đến khi tỷ giá quay trở lại vị trí cân
bằng ban đầu 1GBP = 2FRF. Chế độ bản vị vàng với cơ chế ngang giá vàng đã đem lại
nguồn lợi cho rất nhiều quốc gia đặc biệt là Anh. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ 19, các mỏ
vàng đứng trƣớc nguy cơ bị khai thác hết, lƣợng cung vàng khan hiếm dần, tình trạng
giảm phát liên tiếp xảy ra, một cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái mới xuất hiện: Cơ chế
ngang giá sức mua.
2.2.2 Ngang giá sức mua
Thời kì bản vị vàng qua đi, tiền giấy đảm nhận toàn bộ chức năng thanh toán,
cùng với việc giấy bạc không đƣợc tự do đổi ra vàng theo hàm lƣợng vàng ấn định,
ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái; thay vào đó, việc so
sánh hai đồng tiền với nhau đƣợc thực hiện bằng so sánh sức mua của hai loại tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái hình thành trên cơ chế ngang giá sức mua ra đời. Và để nghiên cứu cơ
chế này, chúng ta hay cùng nhau tìm hiểu thuyết ngang giá sức mua. Ý tƣởng ngang
giá sức mua xuất phát từ thế kỉ thứ 19 với sự góp mặt của nhà kinh tế học trƣờng phái
cổ điển David Ricardo, sau đó đƣợc mở rộng và hệ thống hóa bởi nhà kinh tế học
Thụy Điển Gustav Cassel những năm 1920. Ngang giá sức mua nhanh chóng đƣợc
đón nhận trong bối cảnh siêu lạm phát diễn ra ở Đức, Hungari và Liên bang Xô Viết
khi sức mua tiền tệ các quốc gia này đột nhiên sụt giảm bất ngờ. Thuyết ngang giá sức
mua đƣợc xây dựng trên sự phát triển qui luật một giá cho rằng: Tỷ giá hối đoái giữa

tiền tệ hai quốc gia sẽ bằng tỷ lệ giữa mức giá của hai quốc gia đó. Từ đây, tỷ giá hối


đoái đƣợc hình thành nhƣ sau: nếu xem PD là mức giá của giỏ hàng hóa trong nƣớc
(tính bằng nội tệ), PF là mức giá của giỏ hàng hóa (tính bằng ngoại tệ) thì : Tỷ giá hối
đoái (số đơn vị nội tệ /1 đơn vị ngoại tệ) = PD/ PF Ví dụ tại Mỹ, một áo sơ mi bán với
giá 4 USD trong khi tại Anh, cũng áo đó nhƣng giá bán là 3 GBP thì trên thị trƣờng
Mỹ, tỷ giá sẽ là 1GBP = 4/3 = 1,3 USD.
Cách áp dụng tính tỷ giá nhƣ trên gọi là PPP tuyệt đối, chỉ đúng trong trƣờng
hợp chi phí vận chuyển thấp, không có rào cản nào giữa hoạt động thƣơng mại hai
nƣớc còn khi chi phí vận chuyển cao đi cùng với cạnh tranh không hoàn hảo, có sự can
thiệp của nhà nƣớc bằng các hàng rào thuế và phi thuế thì tỷ giá hối đoái chắc chắn sẽ
không hoàn toàn đƣợc xác định nhƣ trên. PPP tƣơng đối đƣợc đƣa ra để khắc phục
nhƣợc điểm này. Đối với PPP tƣơng đối thì tỷ giá đƣợc hình thành trên cơ sở xem xét
chênh lệch lạm phát giữa hai nƣớc.
Trong đó:

%∆S = %∆ PD - %∆PF
%∆S: Tốc độ thay đổi của tỷ giá

%∆PD: Tỷ lệ lạm phát trong nƣớc
%∆PF: Tỷ lệ lạm phát nƣớc ngoài
Điều này có thể hiểu là nếu tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam là 10%, ở Mỹ là 5% thì
giá đồng đô la sẽ đƣợc nâng lên 5% so với đồng Việt Nam. Tuy nhiên, PPP tƣơng đối
lại chỉ xem xét hàng hóa mậu dịch; đối với hàng hóa phi mậu dịch nhƣ dịch vụ cắt tóc
thì PPP tƣơng đối chƣa giải thích đƣợc cơ chế hình thành tỷ giá, PPP tƣơng đối không
giải thích đƣợc tại sao cắt một kiểu đầu mới giá ở Mỹ là 20 USD trong khi ở Mêhicô
chỉ có 7 USD. Song dù thế nào đi nữa thì PPP cũng đã đƣa ra đƣợc một cơ chế hình
thành tỷ giá mới dựa trên cơ sở ngang giá sức mua, mặc dù tỷ giá đƣợc xem là chịu tác
động của nhiểu yếu tố nhƣ lạm phát, lãi suất…song cái cốt lõi của việc hình thành tỷ

giá trong chế độ tiền giấy ngày nay vẫn chính là ngang giá sức mua.
2.3 Phƣơng pháp biểu thị tỷ giá
- Yết giá trực tiếp: là phƣơng pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị ngoại tệ qua 1 số
lƣợng nội tệ nhất định. VD: 1 USD = 20.800VND; 1 GBP = 32.049 VND (ở Việt
Nam)
- Yết giá gián tiếp: là phƣơng pháp biểu thị giá trị nội tệ thông qua một số lƣợng
ngoại tệ nhất định.
VD: 1 GBP = 1,4521 USD (ở Anh)
1 USD = 103 JPY (ở Mỹ)
- Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá
+ Đồng tiền yết giá là đồng tiền biểu thị giá trị của nó qua đồng tiền khác.
+ Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị đồng tiền khác.


VD: EUR/VND = 23.459 hay 1 EUR = 23.459 VND. EUR biểu hiện giá trị của nó là
19.459 VND nên gọi là đồng tiền yết giá VND dùng để xác định giá trị của EUR nên
gọi là đồng tiền định giá.
2.4. Tỷ giá chéo
Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa 2 đồng tiền đƣợc tính toán thông qua một đồng tiền
thứ 3.
VD: Tại Paris, Ngân hàng Quốc gia Paris công bố tỷ giá:
USD/EUR = 0.8100
GBP/EUR = 1.4634
Xác định tỷ giá: USD/GBP chính là xác định tỷ giá chéo
2.4.1. Xác định tỷ giá chéo của hai đồng tiền định giá
Quy tắc 1 : Muốn xác định tỷ giá chéo của hai đồng tiền định giá, ta lấy tỷ giá có đồng
tiền định giá mới chia cho tỷ giá có đồng tiền yết giá mới.
Quy tắc 2 : Muốn xác định tỷ giá mua của hai đồng định giá ta vận dụng quy tắc 1 và
bằng cách lấy tỷ giá mua chia cho tỷ giá bán.
Quy tắc 3 : Muốn xác định tỷ giá bán của hai đồng định giá ta vận dụng quy tắc 1 và

bằng cách lấy tỷ giá bán chia cho tỷ giá mua.
VD: USD/JPY 119,04/06
USD/CHF 0,9951/53
Hãy xác định tỷ giá JPY/CHF?
Cách thực hiện:
- Áp dụng quy tắc 1: JPY/CHF = USD/CHF chia cho USD/JPY
- Áp dụng quy tắc 2: Bid JPY/CHF = Bid USD/CHF chia cho Ask USD/JPY
- Áp dụng quy tắc 3: Ask JPY/CHF = Ask USD/CHF chia cho Bid USD/JPY
2.4.2. Xác định tỷ giá chéo của hai đồng tiền yết giá
Quy tắc 4: Muốn xác định tỷ giá chéo của hai đồng tiền yết giá ta lấy tỷ giá có đồng
tiền yết giá mới chia cho tỷ giá có đồng tiền định giá mới.
Quy tắc 5: Muốn xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán của hai đồng tiền yết giá ta vận
dụng quy tắc 4 và xử lý tương tự quy tắc 2 và quy tắc 3.
VD: EUR/USD 1,0924/27
GBP/USD 1,4762/64
Hãy xác định tỷ giá EUR/GBP?
Cách thực hiện:
- Áp dụng quy tắc 4: EUR/GBP = EUR/USD chia cho GBP/USD
- Áp dụng quy tắc 5: Bid EUR/GBP = Bid EUR/USD chia cho Ask GBP/USD
- Áp dụng quy tắc 5: Ask EUR/GBP = Ask EUR/USD chia cho Bid GBP/USD
2.4.3. Xác định tỷ giá chéo của một đồng tiền yết giá, một đồng tiền định giá


Quy tắc 6: Muốn xác định tỷ giá chéo của một đồng tiền yết giá và một đồng tiền định
giá (vị trí đó không thay đổi trong tỷ giá chéo) ta lấy tỷ giá đã công bố nhân lại với
nhau.
Quy tắc 7: Muốn xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán của một đồng tiền yết giá và một
đồng tiền định giá ta vận dụng quy tắc 6 và bằng cách lấy tỷ giá mua nhân tỷ giá mua
để có tỷ giá mua ; lấy tỷ giá bán nhân tỷ giá bán để có tỷ giá bán.
VD: EUR/USD 1,0924/27

USD/VND 22.470/73
Hãy xác định tỷ giá EUR/VND?
Cách thực hiện:
- Áp dụng quy tắc 6: EUR/VND = EUR/USD nhân với USD/VND
- Áp dụng quy tắc 7: Bid EUR/VND = Bid EUR/USD nhân với Bid USD/VND
-Áp dụng quy tắc 7: Ask EUR/VND = Ask EUR/USD nhân với Ask USD/VND
2.4.4. Tỷ giá đối ứng
Tỷ giá đối ứng hay còn gọi là tỷ giá nghịch đảo là tỷ giá mà đồng tiền yết giá
trở thành đồng tiền định giá và đồng tiền định giá trở thành đồng tiền yết giá.
Quy tắc 8:Muốn xác định tỷ giá đối ứng ta chỉ cần nghịch đảo tỷ giá đã cho.
Quy tắc 9: Muốn xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán đối ứng ta vận dụng quy tắc 8 và
bằng cách nghịch đảo tỷ giá bán đã cho để có tỷ giá mua đối ứng và nghịch đảo tỷ giá
mua đã cho để có tỷ giá bán đối ứng.
2.5. Tỷ giá mua và tỷ giá bán
- Tỷ giá Ngân hàng Nhà nước: là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nƣớc xác định và công bố
hàng ngày. Tỷ giá này thƣờng dùng làm tỷ giá tham khảo cho các ngân hàng thƣơng
mại và làm tỷ giá tính toán trong công tác kế toán và kế hoach. Tỷ giá này không áp
dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ. Trong giao dịch mua bán ngoại tệ ngƣời ta
thƣờng sử dụng tỷ giá của ngân hàng thƣơng mại.
- Tỷ giá của ngân hàng thương mại:
+ Tỷ giá bán là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi ngân hàng mua vào đồng định
giá bán ra đồng yết giá.
+ Tỷ giá mua là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi mua vào đồng yết giá bán ra
đồng định giá. Nếu nói đầy đủ thì phải nói là tỷ giá mua và tỷ giá bán của ngân hàng,
nhƣng trên thực tế ngƣời ta ít khi nói đầy đủ mà thƣờng nói ngắn gọn là tỷ giá mua và
tỷ giá bán. Là khách hàng chúng ta phải ngầm hiểu tỷ giá mua ở đây là tỷ giá ngân
hàng mua, khách hàng bán và ngƣợc lại. Giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua có chênh lệch
(spread) nhằm đảm bảo cho ngân hàng có thu nhập để trang trải chi phí giao dịch và
tìm kiếm lợi nhuận thỏa đáng. Do vậy, khi yết giá ngân hàng thƣờng yết cả giá mua và



giá bán. VD: Một Ngân hàng thƣơng mại có thể yết giá nhƣ sau: USD/VND: 20.820 –
20.855 hoặc rút gọn là: USD/VND: 20.820 - 55 tỷ giá mua tỷ giá bán
+ Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá ngân hàng thƣơng mại áp dụng để mua ngoại tệ tiền
mặt của khách hàng.
+ Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá ngân hàng thƣơng mại áp dụng để mua và bán
ngoại tệ chuyển khoản với khách hàng.
+ Tỷ giá đóng cửa là tỷ giá ở thời điểm cuối giờ giao dịch.
+ Tỷ giá mở cửa là tỷ giá ở thời điểm đầu giờ giao dịch. Thông thƣờng tỷ giá đóng
cửa của ngày hôm trƣớc bằng tỷ giá mở cửa của ngày hôm sau.
- Tỷ giá liên ngân hàng là tỷ giá áp dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ giữa
các ngân hàng với nhau trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng. Tỷ giá này chỉ áp dụng
cho khách hàng là ngân hàng khác chứ không phải là khách hàng thông thƣờng.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày khái niệm ngoại hối, khái niệm tỷ giá hối đoái. Cho ví dụ minh hoạ. 2.
Trình bày công thức tính chéo tỷ giá. Cho ví dụ minh hoạ.
Bài tập
Bài 1: Giả sử vào ngày 4/8/200x, trên thị trƣờng ngoại hối quốc tế có bảng yết giá nhƣ
sau: USD/VND: 22.447/49 USD/CHF: 1,2541/11 GBP/USD: 1,7651/91 EUR/USD:
1,2248/98 USD/JPY: 114,81/00 AUD/USD: 0,7681/27 Xác định tỷ giá và đối khoản
tƣơng ứng khi khách hàng muốn thực hiện các giao dịch sau:
a) Khách hàng A: mua 20.000 GBP bằng CHF?
b) Khách hàng B: bán 20.000 GBP lấy CHF?
c) Khách hàng C: mua 28.000 EUR bằng VND?
d) Khách hàng D: bán 28.000 EUR bằng VND?
e) Khách hàng E: mua 40.000 AUD bằng VND?
f) Khách hàng F: Bán 40.000 AUD lấy VND?
g) Khách hàng G: Bán 12 triệu JPY lấy VND?
h) Khách hàng H: Mua 12 triệu JPY bằng VND?
i) Khách hàng I: bán 30.000 GBP lấy AUD?

j) Khách hàng J: mua 30.000 GBP bằng AUD?
Bài 2: Một công ty lữ hành A từ hoạt động kinh doanh nhận khách thu đƣợc 450.000
CNY. Với số tiền này công ty A muốn dùng để thanh toán 500.000 JPY cho hoạt động
gởi khách. Số tiền còn lại công ty chuyển thành EUR. Hãy xác định số EUR mà công
ty A sẽ có. Biết rằng các tỷ giá đƣợc công bố nhƣ sau: USD/CNY = 8,2745/80
USD/JPY
=
118,20/119,60
EUR/USD
=
1,3125/45
Bài 3: Một doanh nghiệp xuất khẩu thu đƣợc 5 triệu HKD, cần phải mua 1 triệu JPY
để thanh toán tiền nhập khẩu cho một Công ty của Nhật, số tiền còn lại chuyển thành


EUR để đầu tƣ sang Pháp. Hãy tính số EUR thu đƣợc? Biết rằng tỷ giá công bố nhƣ
sau: USD/JPY 119,80/80; USD/HKD 7,7460/90; USD/EUR 0,8110/20
Bài 4: Công ty Xuất nhập khẩu Thừa Thiên - Huế xuất khẩu thu đƣợc 40,000USD.
muốn mua EUR để trả tiền nhập khẩu hàng hoá cho một công ty của Đức. Hãy tính
xem ngân hàng sẽ thanh toán cho công ty bao nhiêu EUR? Biết tỷ giá công bố nhƣ
sau: USD/VND = 22.470/22.480
EUR /VND = 24.226/24.236
Bài 5: Công ty xuất khẩu lâm đặc sản Quảng Bình cần bán 1 triệu JPY để mua GBP,
tỷ giá công bố nhƣ sau: USD/JPY = 121,10/20 USD/GBP = 1,4740/43 a. Ngân hàng sẽ
áp tỷ giá bao nhiêu? b. Nếu ngƣợc lại, công ty muốn mua 1 triệu JPY trả bằng GBP thì
ngân
hàng
sẽ
áp
tỷ

giá
bao
nhiêu?
Bài 6: Doanh nghiệp lữ hành Y nhận khách thu đƣợc 5.000 CHF. Với số tiền này,
doanh nghiệp Y thanh toán 600.000 JPY cho hoạt động gởi khách. Số tiền còn lại
doanh nghiệp Y đổi thành USD. Xác định số USD tƣơng ứng? Biết tỷ giá: USD/JPY =
95,5284/96,853; USD/CHF = 1,1164/1,2352.
Bài 7: Một khách du lịch A cần phải thanh toán 370 USD. Ngƣời này muốn thanh toán
bằng 80 EUR và số còn lại sẽ thanh toán nốt bằng GBP. Hãy xác định số GBP mà
ngƣời khách du lịch A cần phải thanh toán nốt. Biết rằng các tỷ giá đƣợc công bố nhƣ
sau: EUR/USD = 1,3125/45
GBP/USD = 1,8135/65
Bài 8: Một khách du lịch A cần phải thanh toán 5.400.000 VND. Ngƣời này muốn
thanh toán bằng 50 GBP số còn lại sẽ thanh toán nốt bằng EUR. Hãy xác định số EUR
mà ngƣời khách du lịch A cần phải thanh toán nốt. Biết rằng tỷ giá đƣợc công bố nhƣ
sau: EUR/USD = 1,3125/45; GBP/USD = 1,8135/65; USD/VND = 16810/16830.


CHƢƠNG 3: CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI
Mục tiêu
Chương này sẽ giới thiệu các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối bao gồm nghiệp
vụ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, giao sau và quyền chọn. Các nghiệp vụ này thường
bao gồm khái niệm, phương pháp yết giá và kỹ thuật thực hiện. Mục tiêu của chương
này là nhằm trang bị cho sinh viên:
- Kiến thức chung về hoạt động của thị trường ngoại hối giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi,
giao sau và quyền chọn.
- Kỹ năng thực hiện các giao dịch trên.
3.1. Thị trƣờng hối đoái giao ngay
3.1.1. Khái niệm
Nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong các

nghiệp vụ hối đoái. Nghiệp vụ giao ngay là hoạt động mua bán ngoại tệ mà theo đó
việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc trong vòng hai ngày làm việc theo
tỷ giá đã được thỏa thuận.
3.1.2. Kỹ thuật thực hiện
Gọi N là ngày cam kết mua bán (ngày ký hợp đồng – date of contract). Thì N+2
sẽ là ngày giao nhận ngoại tệ và thanh toán đƣợc gọi là ngày giá trị (value date).
VD: - Giao dịch ngày thứ 2 thì ngày giá trị là ngày thứ 4
- Giao dịch ngày thứ 3 thì ngày giá trị là ngày thứ 5
- Giao dịch ngày thứ 4 thì ngày giá trị là ngày thứ 6
- Giao dịch ngày thứ 5 thì ngày giá trị là ngày thứ 2 tuần kế tiếp
- Giao dịch ngày thứ 6 thì ngày giá trị là ngày thứ 3 tuần kế tiếp.
Mọi giao dịch giao ngay nếu không có thỏa thuận gì đặc biệt đều có giá trị sau
hai ngày làm việc. Tỷ gia mua bán trong giao dịch này đƣợc gọi là tỷ giá giao ngay.
Ngày giá trị của giao dịch giao ngay chỉ có giá trị khi nó rơi vào ngày làm việc của hai
nƣớc có đồng tiền giao dịch. Khi rơi vào ngày không làm việc (nghỉ lễ hoặc nghỉ cuối
tuần) của một trong hai nƣớc có đồng tiền giao dịch, ngày giá trị sẽ có hiệu lực vào
ngày làm việc kế tiếp.
3.1.2. Giao dịch ứng dụng nghiệp vụ giao ngay
Giao dịch ứng dụng nghiệp vụ giao ngay gọi là giao dịch ac-bit, đây là nghiệp
vụ hối đoái nhằm sử dụng mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trƣờng để thu lợi theo
nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất. Giao dịch này còn đƣợc gọi là giao
dịch kinh doanh chênh lệch tỷ giá.
VD: Ở Thái Lan, 1 USD = 40,9 THB trong lúc đó ở Hong Kong 1 USD = 41,4 THB.
Nếu kinh doanh chênh lệch tỷ giá thì quyết định mua USD ở Thái Lan và lập tức bán
lại USD ở Hong Kong, nhà kinh doanh chênh lệch tỷ giá thu đƣợc 0,5 THB cho 1USD


chƣa kể chi phí giao dịch. Giao dịch ac-bit có thể tiến hành giữa hai đồng tiền qua hai
thị trƣờng hoặc cũng có thể tiến hành giữa nhiều đồng tiền qua nhiều thị trƣờng thông
qua phƣơng pháp tính tỷ giá nghịch đảo hoặc tính tỷ giá chéo.

3.2. Thị trƣờng hối đoái có kỳ hạn
3.2.1. Khái niệm
Giao dịch kỳ hạn là giao dịch là giao dịch mua bán một lƣợng ngoại tệ nhất
định theo một tỷ giá xác định, việc giao nhận và thanh toán sẽ đƣợc thực hiện sau một
thời hạn nhất định do hai bên thỏa thuận.
3.2.2. Kỹ thuật thực hiện
Ngày giá trị giao dịch kỳ hạn = ngày thỏa thuận + kỳ hạn VD: Ngày giao dịch
là ngày 25/3 thì ngày giá trị kỳ hạn 1 tháng là ngày 25/4; ngày giá trị kỳ hạn 2 tháng là
ngày 25/5... Nếu ngày giá trị rơi vào ngày nghỉ thì ngày giá trị có hiệu lực sẽ đƣợc tính
sang ngày làm việc kế tiếp. Giao dịch kỳ hạn thƣờng đƣợc thỏa thuận với các kỳ hạn
bất kỳ tối đa là 12 tháng song phổ biến nhất là các kỳ hạn 1, 3 6, 9 tháng. Đây là giao
dịch phổ biến ở các thị trƣờng ngoại hối hoàn chỉnh, ổn định và có uy tín. Giao dịch kỳ
hạn chiếm vị trí rất quan trọng trên thị trƣờng ngoại hối vì ngoài mục đích kiếm lời,
đây là giao dịch đƣợc sử dụng rộng rãi để bảo hiểm vốn trong kinh doanh và tài chính.
Tham gia giao dịch kỳ hạn chủ yếu là các ngân hàng thƣơng mại các công ty đa quốc
gia và các nhà đầu tƣ tài chính mà hoạt động của họ thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng bởi
sự biến động của tỷ giá. Đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, việc tiến hành
các giao dịch kỳ hạn với ngân hàng giúp họ tính toán trƣớc đƣợc hiệu quả của thƣơng
vụ, hơn nữa đảm bảo tránh đƣợc rủi ro do biến động tỷ giá. Điều này thể hiện ở chỗ
những khoản tiền mà trong tƣơng lai ngƣời ta mới cần đến hoặc mới có không phải
đƣợc tính toán theo tỷ giá giao ngay vào thời điểm tƣơng lai đó mà theo tỷ giá đã đƣợc
xác định trƣớc lúc thỏa thuận giao dịch kỳ hạn. Tỷ giá sử dụng trong giao dịch kỳ hạn
gọi là tỷ giá kỳ hạn. Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn là loại hợp đồng không thể
hủy ngang. Để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng, các ngân hàng thƣơng mại
thƣờng yêu cầu khách hàng ký quỹ hay đặt cọc với một mức tiền nhất định và có thể
trả lãi cho số tiền đó.
3.2.3. Cách xác định tỷ giá kỳ hạn
Xuất phát từ lập luận rằng giao dịch kỳ hạn chính là giao dịch giao ngay kết
hợp với giao dịch tiền gửi và đi vay trên thị trƣờng tiền tệ, ngƣời ta thấy rằng tỷ giá
giao ngay và chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền giao dịch chính là những căn cứ xác

định tỷ giá kỳ hạn. Gọi lãi suất kỳ hạn k ngày của đồng tiền yết giá là Ly (%/năm) và
lãi suất cùng kỳ hạn của đồng tiền định giá là Ld. Tỷ giá giao ngay là S. Tỷ giá kỳ hạn
k
ngày

F.
Ta
có:


(

)
Thực chất tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao ngay đƣợc điều chỉnh bởi lãi suất của hai

đồng tiền giao dịch: tỷ giá kỳ hạn bằng tỷ giá giao ngay cộng với một khoản chênh
lệch nhất định liên quan đến chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền giao dịch và số ngày
kỳ hạn.
- Nếu lãi suất của đồng tiền định giá lớn hơn lãi suất của đồng tiền yết giá
khoản chênh lệch này sẽ là số dƣơng, khi đó tỷ giá kỳ hạn lớn hơn tỷ giá giao và đƣợc
gọi là có điểm gia tăng.
- Nếu lãi suất của đồng tiền định giá nhỏ hơn lãi suất của đồng tiền yết giá,
khoản chênh lệch sẽ là số âm, khi đó tỷ giá kỳ hạn nhỏ hơn tỷ giá giao ngay, gọi là có
điểm khấu trừ.
3.2.4. Yết tỷ giá kỳ hạn
Trên thị trƣờng ngoại hối, tỷ giá kỳ hạn đƣợc yết theo hai cách:
1. Yết giá đầy đủ: outright quotation yết tỷ giá của hai đồng tiền theo những kỳ
hạn cụ thể.
VD:
2. Yết giá swap: yết số điểm gia tăng/khấu trừ vào tỷ giá giao ngay cho mỗi kỳ

hạn. Đây là cách yết tỷ giá kỳ hạn phổ biến trên các thị trƣờng ngoại hối, chủ yếu là
trên thị trƣờng liên ngân hàng.
VD:
3.3. Thị trƣờng hoán đổi tiền tệ
3.3.1. Khái niệm
Hoán đổi tiền tệ là một nghiệp vụ hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch
mua và bán cùng một số lƣợng đồng tiền này với một đồng tiền khác, theo các tỷ giá
đã đƣợc xác định với các thỏa thuận về thời hạn giao nhận và thanh toán khác nhau
bao gồm hai loại.
3.3.2. Nghiệp vụ hoán đổi giao ngay/ kỳ hạn
- Nghiệp vụ mua (bán) giao ngay kết hợp với bán (mua) kỳ hạn cùng một lƣợng
ngoại tệ nhất định.
VD: Bán 100.000 USD giao ngay đồng thời mua 100.000 USD kỳ hạn 3 tháng.
- Nghiệp vụ hoán đổi kỳ hạn/kỳ hạn: Nghiệp vụ kết hợp mua và bán cùng một
lƣợng ngoại tệ với những kỳ hạn khác nhau.
VD: Mua 500.000 USD kỳ hạn 2 tháng đồng thời bán 500.000 USD kỳ hạn 6 tháng.
Nghiệp vụ hoán đổi có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng thƣơng mại, nhà kinh
doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tƣ trong việc phòng chống rủi ro do biến động tỷ
giá hối đoái.


3.4. Thị trƣờng tiền tệ giao sau
3.4.1. Khái niệm
Giao sau là nghiệp vụ mua bán một lƣợng ngoại tệ với tỷ giá xác định, việc giao
nhận và thanh toán sẽ đƣợc thực hiện vào một thời hạn đƣợc ấn định tại Sở giao dịch
hối đoái. Giao dịch giao sau chỉ đƣợc thực hiện ở các Sở giao dịch hối đoái. Hoạt động
giao sau đầu tiên diễn ra vào ngày 16/5/1972 trên Thị trƣờng Tiền tệ Quốc tế - một bộ
phận của Sở giao dịch Chicago CME. Sau đó hoạt động nãy đã đƣợc tiến hành phổ
biến ở nhiều thị trƣờng khác nhau nhƣ Sydney, NewYork, Singapore. Ở Châu Âu,
London là thành phố đầu tiên có thị trƣờng giao sau với tên gọi LIFFE – London

International Futures Exchange (1982). Sau đó xuất hiện thêm nhiều thị trƣờng giao
sau ở các nƣớc khác nhƣ Pháp, Nhật. Nghiệp vụ giao sau giống nghiệp vụ kỳ hạn ở
chỗ là việc giao nhận và thanh toán sẽ đƣợc tiến hành ở một thời điểm trong tƣơng lai
theo một tỷ giá đã đƣợc xác định trƣớc. Song khác với nghiệp vụ kỳ hạn, các hợp đồng
giao sau đều đƣợc chuẩn hóa về loại ngoại tệ, trị giá và thời hạn giao nhận.
3.4.2. Kỹ thuật thực hiện
Ngƣời mua hay ngƣời bán giao sau không trực tiếp giao dịch với ngân hàng mà
qua phòng thanh toán bù trừ. Các bên tham gia giao dịch giao sau bắt buộc phải đóng
một khoản tiền ký quỹ nhằm mục đích đảm bảo vật chất cho việc thực hiện hợp đồng.
Tiền kỹ quỹ biến động hàng ngày theo sự biến động của tỷ giá giao dịch. Nếu số tiền
kỹ quỹ giảm xuống dƣới mức quy định thì ngƣời tham gia hợp đồng phải nộp thêm
tiền vào. Trái lại nếu tiền ký quỹ tăng lên, ngƣời tham gia hợp đồng có thể rút ra bằng
tiền mặt để sử dụng cho các mục đích khác. Cuối mỗi ngày, các hợp đồng giao sau đều
đƣợc đánh giá lại. Tùy theo sự biến động của tỷ giá mà nhà kinh doanh phải nộp thêm
hay hƣởng lợi tiền. Phần lớn các giao dịch giao sau đều kết thúc trƣớc khi đến hạn
bằng nghiệp vụ giao dịch đảo nghịch với việc hai bên thanh toán cho nhau phần chênh
lệch giá trị tại thời điểm kết thúc đó.
VD: Công ty G cần 1 triệu CAD để thanh toán cho khách hàng vào tháng 3/2015.
Ngày 10/1/2015 công ty G quyết định dùng USD mua 10 hợp đồng CAD, mỗi hợp
đồng trị giá 100.000 CAD với tỷ giá 1 CAD = 0,5970 USD. Số tiền ký quỹ là 1080
USD x 10 = 10.800 USD. Mức ký quỹ duy trì giao dịch này là 800 USD x 10 = 8000
USD.
- Cuối ngày 10/1 giá HĐ CAD tăng 15 điểm, công ty G đƣợc lời 0,0015 x 100.000 x
10 = 1.500 USD. Số tiền này đƣợc bổ sung vào tài khoản ký quỹ hoặc rút ra.
- Cuối ngày 11/1 giá HĐ CAD giảm 5 điểm, công ty G lỗ 0,0005 x 100.000 x 10 = 500
USD. Số tiền này đƣợc trừ vào tài khoản ký quỹ (12.300 – 500 = 11.800 USD)
- Cuối ngày 12/1 giá HĐ CAD tiếp tục giảm 20 điểm, công ty G lỗ 0,0020 x
100.000 x 10 = 2.000 USD. Số tiền này đƣợc trừ vào tài khoản ký quỹ (11.800 – 2.000



= 9.800 USD) - Cuối ngày 13/1 giá HĐ CAD lại giảm tiếp 20 điểm, công ty G lỗ
0,0020 x 100.000 x 10 = 2000 USD. Số tiền này đƣợc trừ vào tài khoản ký quỹ (9.800
– 2000 = 7.800 USD). Mức này bé hơn mức ký quỹ duy trì, nếu muốn tiếp tục hợp
đồng thì công ty G phải bổ sung cho đủ số tiền ký quỹ.
3.5 Thị trƣờng quyền chọn ngoại hối
3.5.1. Khái niệm
Nghiệp vụ quyền chọn mua: Ngƣời mua quyền chọn mua có đƣợc quyền,
nhƣng không bắt buộc, mua một lƣợng ngoại tệ nhất định, theo một tỷ giá định trƣớc
vào một ngày đã đƣợc xác định trong tƣơng lai hoặc trƣớc ngày đó. Ngƣời bán quyền
chọn mua ngoại tệ có trách nhiệm phải bán một số ngoại tệ nhất định, theo một giá
định trƣớc tại một ngày xác định hoặc trƣớc ngày đó khi ngƣời mua muốn thực hiện
quyền chọn mua của mình.
Nghiệp vụ quyền chọn bán: Ngƣời mua quyền chọn bán có quyền, nhƣng không
bắt buộc, bán một lƣợng ngoại tệ nhất định, theo một tỷ giá định trƣớc vào một ngày
đã xác định trong tƣơng lai hoặc trƣớc ngày đó. Ngƣời bán quyền chọn bán có trách
nhiệm phải mua một số ngoại tệ nhất định, theo một giá định trƣớc tại một ngày xác
định hoặc trƣớc ngày đó khi ngƣời mua quyền chọn bán muốn thực hiện quyền của
mình.
3.5.2. Phân loại quyền chọn
Tùy thời điểm thực hiện quyền chọn, hiện nay trên thị trƣờng thế giới ngƣời ta
chia hai kiểu quyền chọn:
- Quyền chọn kiểu Mỹ: Ngƣời mua quyền chọn có thể thực hiện quyền chọn của mình
vào bất kỳ lúc nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Thời điểm chấm dứt hợp
đồng là thời điểm ngƣời mua quyền thực hiện quyền chọn của mình hoặc khi hợp đồng
hết hạn.
- Quyền chọn kiểu Âu: Ngƣời mua quyền chọn có thể thực hiện quyền chọn vào ngày
đáo hạn của hợp đồng. Thời điểm chấm dứt hợp đồng là khi hợp đồng hết hạn. Mức
phí giao dịch quyền chọn đƣợc thực hiện theo những căn cứ sau:
- Thời hạn hiệu lực quyền chọn
- Tỷ giá giao ngày hay tỷ giá kỳ hạn tại thời điểm ký kết hợp đồng

- Tỷ giá thực hiện
- Kiểu quyền chọn
- Lãi suất hai ngoại tệ giao dịch...
3.5.3. Kỹ thuật thực hiện
Giá của quyền chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ tỷ giá giao ngay, tỷ giá
thỏa thuận trên hợp đồng, thời hạn thỏa thuận, tỷ giá có kỳ hạn, lãi suất, tỷ giá dự
đoán ...


VD 1: Công ty A hỏi mua quyền chọn mua của ngân hàng B về lƣợng ngoại tệ là
100,000USD, theo giá thỏa thuận là USD/EUR = 0.8125; thời hạn là 3 tháng, giá
quyền chọn mua là 0.002 EUR cho 1 USD. Tỷ giá giao ngay là USD/EUR = 0.8115.
- Giả sử tỷ giá vào thời điểm đến hạn hợp đồng giảm xuống 0.8110. Hỏi công ty A có
thực hiện quyền chọn mua của mình không? Tại sao? - Giả sử tỷ giá tăng lên 0.8135
thì công ty có thực hiện quyền chọn mua của mình không? Tại sao? Trên thực tế, các
nhà xuất khẩu thƣờng mua quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua vì họ muốn có
sự đảm bảo chắc chắn về số ngoại tệ mà họ thu đƣợc từ số hàng đã bán. Ngƣợc lại, các
nhà nhập khẩu thì lại thƣờng bán quyền chọn bán hoặc mua quyền chọn mua. Các nhà
đầu tƣ cũng thƣờng mua quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua v ì họ muốn có sự đảm
bảo về tỷ giá đối với cam kết bằng ngoại tệ của họ. Ngoài ra, tham gia vào các nghiệp
vụ này còn có các nhà đầu cơ ngoại tệ nhằm mong kiếm lời.
Câu hỏi và bài tập ôn tập
1. Thế nào là nghiệp vụ hối đoái giao ngay? Ngày thứ bảy 9/1/2015 khách hàng A thỏa
thuận bán ngoại tệ cho ngân hàng theo hợp đồng giao ngay. Nhƣ vậy hai bên sẽ
chuyển giao ngoại tệ cho nhau chậm nhất ngày nào?
2. Thế nào là nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn? Tỷ giá kỳ hạn đƣợc xác định nhƣ thế nào?
3. Thế nào là một hợp đồng hoán đổi? Ƣu nhƣợc điểm của hợp đồng này nhƣ thế nào?
4. Phân biệt hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ và kiểu Âu?
5. Công ty A nhập khẩu lô hàng trị giá 450.000 AUD điều kiện trả chậm 5 tháng. Để
phòng ngừa rủi ro, ngày 01/01/2014 công ty đến ngân hàng X ký hợp đồng kỳ hạn.

Trong ngân quỹ hiện giờ không có AUD, ngân hàng X đã mua giao ngay số AUD nói
trên từ ngân hàng Y. Trong thời hạn hợp đồng kỳ hạn với công ty A chƣa đến hạn
ngân hàng X cho một khách hàng khác vay thời hạn 5 tháng. Tính lợi nhuận của ngân
hàng X? Biết rằng tỷ giá AUD/USD = 0,7293 – 97 và lãi suất tiền gửi – cho vay AUD:
4%/năm – 4,5%/năm; Lãi suất tiền gửi cho vay USD: 3,45%/năm – 4,55%/năm.
6. Công ty GE xuất khẩu lô hàng may mặc trị giá 1000.000 GBP và nhập khẩu lô hàng
nguyên vật liệu trị giá 758.000 EUR theo điều kiện trả ngay. Đồng thời số dƣ trên tài
khoản có 500.000 AUD và 5000.000.000 VND. Hỏi số VND còn lại sau khi công ty
thanh toán xong lô hàng nhập khẩu là bao nhiêu? Biết rằng: GBP/USD = 1,5135 – 45;
EUR/USD = 1,1582 – 80; AUD/USD = 0,8217 – 10; USD/VND = 21.310 – 21.330.
7. Giả sử không có chi phí giao dịch, xét xem nhà đầu tƣ có thể thực hiện kinh doanh
chênh lệch tỷ giá dựa vào bảng yết giá dƣới đây không? USD/CHF = 0,8630 – 35 ở
Thụy Sĩ GBP/USD = 1,5145 – 15 ở Mỹ GBP/CHF = 1,3091 – 90 ở Anh Mô tả cụ thể
giao dịch trong 2 trƣờng hợp:
a. Nhà đầu tƣ kinh doanh với 1 triệu GBP?
b. Nhà đầu tƣ kinh doanh với 1 triệu CHF?


8. Giả sử không có chi phí giao dịch, xét xem nhà đầu tƣ có thể thực hiện kinh doanh
chênh lệch tỷ giá dựa vào bảng yết giá dƣới đây không? USD/CHF = 0,8630 – 35 ở
Thụy Sĩ USD/CHF = 0,8632 – 37 ở Mỹ USD/CHF = 0,8648 – 68 ở Anh USD/CHF =
0,8650 – 59 ở Singapore Mô tả cụ thể giao dịch trong 2 trƣờng hợp: a. Nhà đầu tƣ kinh
doanh với 1 triệu USD? b. Nhà đầu tƣ kinh doanh với 1 triệu CHF?
9. Cô Mơ mua một quyền chọn mua của ACB có các điều khoản giao dịch đƣợc ghi
trong hợp đồng nhƣ sau:
- Ngƣời bán quyền: ACB
- Loại quyền: mua - Kiểu quyền: Mỹ
- Số lƣợng ngoại tệ: 100.000 EUR - Tỷ giá thực hiện: 1,2302
- Thời hạn: 90 ngày
- Phí mua quyền: 0,01 USD cho mỗi EUR

Cậu Tƣợng mua của ACB một quyền chọn bán có các điều khoản giao dịch nhƣ sau:
- Ngƣời bán quyền: ACB
- Loại quyền: bán
- Kiểu quyền: Mỹ
- Số lƣợng ngoại tệ: 100.000 EUR
- Tỷ giá thực hiện: 1,2202
- Thời hạn: 90 ngày
- Phí mua quyền: 0,01 USD cho mỗi EUR
Tỷ giá giao ngày trên thị trƣờng là EUR/USD = 1,2228 và hợp đồng quyền chọn
vẫncòn hạn hiệu lực. Vì cô Mơ và cậu Tƣợng chƣa am hiểu lắm về hợp đồng quyền
chọn nên nhờ bạn tƣ vấn giúp. Theo bạn:
a. Hiện tại cô Mơ và cậu Tƣợng nên thực hiện giao dịch quyền chọn không?
b. Cô Mơ và cậu Tƣợng mong đợi gì ở tỷ giá thị trƣờng giao ngay?
c. Cho 1 ví dụ về mức giá trên thị trƣờng giao ngay mà cô Mơ và cậu Tƣợng có
thể thực hiện quyền chọn và xác định mức lãi mà họ sẽ có.


×