Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

CHUYÊN ĐỀ:NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHIM ĐEN PARASTROMATEUS NIGER (BLOCH, 1795)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.38 KB, 14 trang )

04/09/15

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC NĂM 2015

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHIM ĐEN
PARASTROMATEUS NIGER (BLOCH, 1795)

TS. Mai Viết Văn
Khoa Thủy Sản-Đại học Cần Thơ

BỐ CỤC TRÌNH BÀY

1. Giới thiệu

2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3. Kết quả-Thảo luận
4. Kết luận-Đề xuất

1


04/09/15

GIỚI THIỆU
 Cá chim đen có tên khoa học Parastromateus niger (Bloch, 1795), thuộc
giống Parastromateus, họ cá khế (Carangidae), bộ cá vược
(Perciformes).
 Trên thế giới cá chim đen phân bố ở các vùng: Nam Phi, Mozambique,
Kenya, biển Ả Rập, vịnh Bengal, Indonesia, Philippines, Trung Quốc,
miền Nam Nhật Bản và Úc. Nhưng phong phú nhất trên bờ biển phía tây
của Ấn Độ và Indonesia.


 Ở Việt Nam, cá chim đen phân bố nhiều ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung
Bộ, Đông và Tây Nam Bộ (Froese and Pauly, 2014).
 Cá chim đen là loài ăn thịt, thức ăn chủ yếu là động vật không xương
sống cỡ nhỏ, cá con và giáp xác (Pati, 1983; Dadzie, 2007).

GIỚI THIỆU (tt)
 Cá chim đen có thịt thơm, ngon và rất giàu dinh dưỡng nên có giá trị
thương phẩm cao, là đối tượng khai thác phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới
và ở Việt Nam.
 Các công trình nghiên cứu về cá chim đen trên thế giới
 Phân bố (FAO, 2012);
 Đặc điểm hình thái (Froese và Pauly, 2015);
 Đặc điểm sinh trưởng (Dutta et al., 2012);
 Đặc tính dinh dưỡng (Sivaprakasam,1964; Dadzie, 2007);
 Đặc điểm sinh sản (Dadzie et al., 2009).
Hầu hết các nghiên cứu trên đều triển khai ở vùng biển Ả Rập và Ấn Độ.
 Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh sản
của cá chim đen còn rất hạn chế.

2


04/09/15

GIỚI THIỆU (tt)
Mục tiêu nghiên cứu

 Nhằm xác định một số đặc điểm về sinh học sinh sản và mùa vụ sinh
sản tự nhiên của cá chim đen, làm cơ sở khoa học cho việc học tập,
giảng dạy, nghiên cứu quy trình sản xuất giống nhân tạo, góp phần

cung cấp đối tượng nuôi mới ở vùng ven biển, giảm áp lực của việc
khai thác tự nhiên làm suy giảm nguồn lợi.
Nội dung nghiên cứu

 Phân tích quan hệ hồi qui giữa chiều dài và khối lượng thân cá, biến
động hệ số điều kiện (CF) của cá hàng tháng.
 Phân tích đặc điểm phát triển TSD của cá (GSI, Tần suất xuất hiện các
giai đoạn thành thục; Cấu trúc mô học TSD của cá).
 Xác định mùa vụ sinh sản tự nhiên và sức sinh sản của cá.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu

 Phạm vi thu mẫu nghiên cứu
thuộc vùng biển từ Sóc Trăng-Cà
Mau (Vùng C và D trên bản đồ).
Thời gian nghiên cứu

 Từ tháng 03/2014 đến 02/2015

Bản đồ vùng nghiên cứu

3


04/09/15

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tt)
Vật liệu nghiên cứu













Cân điện tử
Thước đo, thước Pamme
Dao mổ,
Ben,
Kim mũi giáo,
Kim mũi nhọn,
Kéo
Giấy bóng mờ,
Tập vỡ
Bút chì










Máy tự động xử lý mẫu mô,
Máy đúc khối mẫu,
Máy cắt mẫu,
Tủ ấm,
Bếp đun, v.v …
Bộ xử lý và nhuộm mẫu mô
Hóa chất: dd Bouin, dd
Gilson’fluid, dd Formol, Ethanol,
Xylen, Paraffin, thuốc nhuộm
Haematoxyline, Eosin và các hóa
chất khác.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tt)
Phƣơng pháp phân tích đặc điểm sinh học

 Thu và cố định mẫu cá
Mẫu cá được thu định kỳ hàng tháng. Số lượng 30 cá thể/đợt được thu
ngẫu nhiên từ các tàu khai thác lưới kéo, lưới vây, lưới rê.
Mẫu được bảo quản lạnh và vận chuyển về phòng thí nghiệm phân tích.
 Thu và cố định mẫu tuyến sinh dục cá
Mẫu TSD cá được lấy ngẫu nhiên từ mỗi đợt thu mẫu và cố định trong
dung dịch Gilson’s fluid (Simpson, 1954. Được trích dẫn bởi Biswas,
1993).

4


04/09/15

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tt)


Phƣơng pháp phân tích đặc điểm sinh học

 Phân tích quan hệ hồi qui giữa chiều dài và khối lƣợng thân cá
Xác định quan hệ giữa chiều dài tổng và khối lượng thân cá theo
phương trình hồi qui của Huxley (1924) (Được trích dẫn bởi Biswas,
1993):
W = a.Lb
Trong đó:

W là khối lượng thân cá (g)
L là chiều dài của cá (cm)
a, b là các hệ số tăng trưởng

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tt)
Phƣơng pháp phân tích đặc điểm sinh học (tt)

 Phân tích biến động hệ số điều kiện CF theo công thức của King (1995):
CF = W/ Lb
Trong đó:
W: khối lượng thân cá (g)
L: chiều dài thân cá (cm)
 Phân tích biến động hệ số thành thục (GSI) theo công thức của Holden và
Raitt (1974):
GSI (%) = (Wg/ Wn) x 100

Trong đó:

GSI: Hệ số thành thục (%)
Wg: khối lượng tuyến sinh dục (g)

Wn: khối lượng cá không nội quan (g)

5


04/09/15

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tt)
Phƣơng pháp phân tích đặc điểm sinh học (tt)

 Phân tích đặc điểm phát triển tuyến sinh dục cá
• TSD cá được thu và cố định trong dung dịch Bouin’s trong 24-48 giờ
tùy theo khối lượng TSD.
• Mẫu TSD được chuyển sang ngâm trong dung dịch cồn 70% trước khi
đưa vào quy trình xử lý tiếp theo.
• Mẫu được khử nước (theo quy trình phân tích mô ở phòng thí nghiệm)
và cố định trên giá thể (cassettes) bởi paraffin.
• Các lát cắt 5-6 m được dán trên lamel và nhuộm màu bằng
Haematoxylin-Eosin trước khi chụp ảnh phân tích kết quả trên kính
hiển vi quang học (Drury and Wallington, 1967; Kiernan, 1990).
• Cấu trúc mô học TSD được mô tả theo Laurence và Briand (1990).

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tt)
Phƣơng pháp phân tích đặc điểm sinh học (tt)

 Xác định sức sinh sản tuyệt đối (F) theo công thức Biswas (1993):
F = n.G/g
Trong đó: G: khối lượng TSD (g)

n: số lượng trứng GĐ III, IV có trong mẫu đại diện.

g: khối lượng mẫu trứng được lấy ra đếm
 Xác định sức sinh sản tƣơng đối (FA) theo Biswas (1993)
FA = F/W
Trong đó: F: sức sinh sản tuyệt đối (trứng)
W: khối lượng thân cá (g)
 Xác định mối quan hệ giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng thân
cá bằng phương pháp phân tích tương quan.

6


04/09/15

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tt)

Phƣơng pháp xử lý số liệu

 Các số liệu thu thập được tính toán dưới dạng giá trị

trung bình, độ lệch chuẩn.
 Phần mềm Microsoft Excel 2007 được sử dụng để phân
tích và xử lý số liệu.

KẾT QUẢ-THẢO LUẬN
Quan hệ hồi qui giữa chiều dài-khối lƣợng thân cá

Cá cái

Cá đực


Khối lượng thân (g)

2000
Cá cái: W = 0,0249L2,9109

1500

R2 = 0,9874
n=106

1000
Cá đực: W = 0,0292L2,8537

500

R2 = 0,9787
n=114

0
10

20

30

40

50

Chiều dài tổng (cm)





Sinh trưởng của cá chim đen phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng-Cà
Mau thuộc dạng sinh trưởng không đều (grow allometrically).
Chiều dài tổng và khối lượng thân của cá chim đen có mối quan hệ rất
chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình tăng trưởng.

7


04/09/15

KẾT QUẢ-THẢO LUẬN (tt)
Địa điểm

Loài
N. thalassinus

P. niger

S. sihama

P. quadrilineatus

N. nasus

Chiều dài
(cm)


a

b

Không phân biệt
Không phân biệt

0.0088
0.0097

3.022
3.040

-

Không phân biệt

0.0625

2.642

-

Không phân biệt

0.0211

3.012


0.0100

3.062

0.0073

3.319

0.0069

3.028

0.0041

3.089

0.0059

3.130

TL:13.0-87.0

-Kuwait (Bawazeer, 1987)
-Indonesia; Western region
(Pauly et al., 1996)
-Indonesia; Pulau sea, South
Kalimantan (Hadisubroto and
Subani, 1994);
-Bangladesh; Bay of Bangal
(Mustafa, 1999);

-India; Godavary estuary (Rao,
1972);
-Indonesia; Western region
(Pauly et al., 1996)
-India; Palicat lake
(Krishnamurthy and
Kaliyamurthy, 1978);
-India; Palicat lake
(Krishnamurthy and
Kaliyamurthy, 1978);
-New Caledonia; lagoon
(Letourneur et al., 1998)
Turkey; Eastern Meditternian
(Taskavak and Bilecenoglu,
2001)
China Main; Daya Bay,
Guangdong (Xu et al., 1994)

SL: Chiều dài chuẩn; TL: Chiều dài tổng

Giới tính

TL: 32.0-56.0

Không phân biệt

TL: 5.0-38.0

Không phân biệt


TL:4.0-10.0

Không phân biệt

TL:10.1-33.0

Không phân biệt

FL:3.5-29.0

Không phân biệt

TL:7.9-12.1

Không phân biệt

0.0134

2.958

SL: 7.0-16.0

Không phân biệt

0.0108

3.105

Nguồn: Daliri et al,. 2012


Cá chim den
Cá ngừ chù

Tăng trưởng khối lượng thân (g/năm)

Tăng trưởng chiều dài fork (mm/năm)

KẾT QUẢ-THẢO LUẬN (tt)
Cá chim den
Cá ngừ chù

Tuổi (năm)

Tuổi (năm)

Hình a: Quan hệ giữa tuổi và chiều dài
fork cá chim đen và cá ngừ chù ở eo biển
Đài Loan (Yu et al,. 2012)

Hình b: Quan hệ giữa tuổi và khối
lượng thân cá chim đen và cá ngừ chù
ở eo biển Đài Loan (Yu et al,. 2012)

Cá chim đen (Black pomfret): TW = 4.4416×10−5 FL2.9811
(n = 587, r = 0.9433, F = 4724.2 > F500,0.01 = 6.69)
Cá ngừ chù (Frigate tuna): TW = 0.1815×10−5 FL3.3899
(n = 584, r = 0.9689, F = 6991.0 > F1000,0.01 = 6.66)

8



04/09/15

KẾT QUẢ-THẢO LUẬN
Biến động hệ số điều kiện CF

 Hệ số CF cá đực cao hơn CF cá cái do hệ số b của cá đực (2.8537) nhỏ hơn của
cá cái (2.9109).
 Hệ số CF của cá cái và cá đực trong thời gian nghiên cứu đạt giá trị cao nhất vào
tháng 10 (0,0282±0,0001) và duy trì ở mức thấp từ tháng 05 đến tháng 09
(0,0272±0,0006)

KẾT QUẢ-THẢO LUẬN
Biến động hệ số GSI

Biến động GSI (%) %)

7.0000

cá đực

cá cái

6.0000
5.0000
4.0000
3.0000
2.0000
1.0000


15

15

02
/2
0

14

01
/2
0

14

12
/2
0

14

11
/2
0

14

10
/2

0

14

09
/2
0

14

08
/2
0

14

07
/2
0

14

06
/2
0

14

05
/2

0

04
/2
0

03
/2
0

14

0.0000

Thời gian

Hệ số thành thục (GSI) cao nhất vào tháng 08 (cá cái 4,68%; cá đực
1,29%), GSI thấp nhất vào tháng 04 (cá cái: 1,52%, cá đực: 0,59%)

9


04/09/15

KẾT QUẢ-THẢO LUẬN
Tần suất xuất hiện các giai đoạn thành thục

Tỷ lệ thành thục tuyến sinh dục của cá cái và cá đực tăng từ tháng 06
đến tháng 10, cao nhất vào tháng 08 (cá cái: 64%; cá đực: 82%)


KẾT QUẢ-THẢO LUẬN
Các giai đoạn phát triển noãn sào
Giai đoạn
Đặc điểm hình thái noãn sào
Đặc điểm mô học noãn sào
I
Noãn sào phân thành 2 thùy dạng sợi nhỏ, Trên lát cắt rất dễ quan sát thấy các noãn nguyên bào
có màu hồng phấn hơi trong (Hình 6).
ở thời kỳ I với nhân to tròn, nhân chiếm tỷ lệ lớn so
với thể tích của noãn bào (Hình 10).
II
Noãn sào tăng kích thước và có màu vàng Kích thước noãn bào lớn hơn các noãn nguyên bào ở
tươi (Hình 7).
thời kỳ I, tỷ lệ thể tích của nhân so với tế bào giảm
xuống. Noãn bào có dạng hình đa giác hoặc hình elip
được bao bọc bởi lớp màng follicul (Hình 11). Các
noãn bào thời kỳ II chiếm ưu thế về số lượng trong
noãn sào.
III
Noãn sào tăng nhanh kích thước, phồng Noãn bào gia tăng về kích thước và có hình dạng
dầy lên, xuất hiện các mạch máu nhỏ. Màu tròn, xuất hiện các không bào, các hạt mỡ và các hạt
sắc noãn sào chuyển từ màu vàng tươi noãn hoàng. Số lượng các giọt mỡ gia tăng đáng kể
sang màu vàng nhạt. Bằng mắt thường có so với noãn bào giai đoạn II. Đường kính TB noãn
thể quan sát thấy các hạt trứng nằm bên bào là 572,01±41,71 µm (Hình 12). Noãn bào thời kỳ
trong màng võ trứng (Hình 8).
III chiếm ưu thế về số lượng trong noãn sào.
IV
Noãn sào phát triển lớn, phân thùy không Kích thước lớn nhất, chiếm ưu thế về số lượng trong
rõ ràng. Có rất nhiều mạch máu phân bố noãn sào. Noãn bào tròn căng với các hạt noãn hoàng
trên bề mặt của noãn sào. Noãn sào có trộn lẫn với các hạt mỡ và các không bào. Màng nhân

màu vàng nhạt (Hình 9).
tiêu biến, nhiễm sắc chất phân tán. Đường kính của
noãn bào đạt 796,27±36,68 µm (Hình 13).

10


04/09/15

KẾT QUẢ-THẢO LUẬN
Các giai đoạn phát triển noãn sào (tt)

KẾT QUẢ-THẢO LUẬN
Các giai đoạn phát triển tinh sào
Giai đoạn thành thục
Đặc điểm hình thái tinh sào
Đặc điểm mô học tinh sào
I
Tinh sào có dạng hình sợi, có phân thùy Có sự hiện diện của tinh nguyên bào, số
nhỏ, màu trắng trong, nằm ôm sát phía lượng tinh nguyên bào lớn nằm trong các bào
cột sống của thân cá (Hình 14).
nang. Trên lát cắt chỉ thấy các tế bào bắt màu
hồng nhạt của thuốc nhuộm Eosin (Hình 18).
II

Tinh sào gia tăng kích thước và có màu Có sự xuất hiện các túi sinh tinh chứa các
trắng sữa nhạt (Hình 15).
tinh bào (Hình 19). Giai đoạn này chưa thấy
có sự xuất hiện của tinh trùng.


III

Tinh sào tăng thêm kích thước so với
giai đoạn II, có màu trắng đục (Hình
16).
Tinh sào mở rộng, bề mặt tinh sào
phồng lên và căng tròn, quan sát bằng
mắt thường thấy bên trong có chứa
nhiều tinh trùng có màu trắng đục như
bông sữa (Hình 17).

IV

Có sự xuất hiện của tinh trùng trong các tinh
nang (bắt màu tím xanh của hematoxylin)
(Hình 20).
Tinh trùng đã thoát ra khỏi tinh nang và được
chứa đầy trong các tuyến và ống dẫn tinh.
Trên lát cắt cho thấy các tuyến chứa tinh
trùng bắt màu tím xanh rất rõ với
heamatoxylin (Hình 21).

11


04/09/15

KẾT QUẢ-THẢO LUẬN
Các giai đoạn phát triển tinh sào (tt)


KẾT QUẢ-THẢO LUẬN
Mùa vụ sinh sản tự nhiên

 Mùa vụ sinh sản của cá chim đen phân bố ở vùng biển Sóc Trăng-Cà
Mau bắt đầu từ tháng 06 đến tháng 10, thời gian sinh sản tập trung vào
tháng 08 trong năm.
 Cá chim đen phân bố vùng biển Sóc Trăng-Cà Mau bước vào mùa sinh
sản muộn hơn khoảng 02 tháng so với cá chim đen phân bố ở vùng biển
Ả-Rập (Dadzie et al., 2009).
 Nguyên nhân có thể do thời gian từ tháng 06 đến tháng 10 có gió mùa
Tây Nam hoạt động mạnh, gây mưa nhiều nên nhiệt độ nước vùng biển
Sóc Trăng-Cà Mau thấp hơn ở vùng biển Ả-Rập (Dadzie et al., 2009),
do đó cá có thời gian tích lũy tổng nhiệt thành thục chậm hơn. Mặt khác,
theo Mansor (1997) thì mùa vụ sinh sản của một số loài cá tầng mặt và
tầng giữa phân bố trong khu vực biển Đông nói chung chịu ảnh hưởng
về độ sâu của mực nước biển, về hiện tượng pha trộn các dòng chảy
theo hướng Tây Bắc và Đông Nam, khi các dòng chảy pha trộn với nhau
sẽ tạo nên các vùng nước trồi tạo thức ăn tự nhiên rất phong phú làm
ảnh hưởng đến mùa vụ sinh sản các loài cá phân bố trong khu vực đó.

12


04/09/15

KẾT QUẢ-THẢO LUẬN
Sức sinh sản của cá chim đen




Kết quả phân tích 106 cá cái và 122 cái đực (trong đó có 48 cá
thể cái mang trứng giai đoạn III và IV) cho thấy sức sinh sản
tuyệt đối của cá chim đen dao động từ 21.756 đến 1.784.151
trứng/cá thể.



Sức sinh sản tương đối của cá khoảng 629 trứng/g cá cái với
khối lượng thân dao động từ 237,52 đến 1.491,00 g/cá thể.



Cá nhỏ nhất phát hiện mang trứng giai đoạn IV có chiều dài
tổng là 30,50 cm.



Mối tương quan thấp đã được tìm thấy giữa sức sinh sản tuyệt
đối và khối lượng thân cá (r=0,51).

KẾT LUẬN-ĐỀ XUẤT

 Cá chim đen phân bố tại vùng biển Sóc Trăng-Cà Mau có mùa vụ
sinh sản tự nhiên kéo dài từ tháng 06 đến tháng 10. Thời gian sinh
sản tập trung vào tháng 08 trong năm.
 Sức sinh sản của cá chim đen cao nên thuận lợi cho việc khai thác
loài cá này quanh năm.
 Tuy nhiên, cần tránh các hoạt động khai thác cá vào mùa sinh sản,
nhằm tạo điều kiện giúp cá tái tạo quần đàn tự nhiên.
 Cần tiếp tục nghiên cứu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chim

đen để phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ ven biển
Đồng bằng sông Cửu Long.

13


04/09/15

CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE !

14



×