BÀI GIẢNG CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
1. CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ
Chủ thể luật quốc tế (Luật Quốc tế) là thực thể đang tham gia vào những
quan hệ pháp luật quốc tế (PLuật Quốc tế)1 cách độc lập, có đầy đủ quyền &
nghĩa vụ quốc tế & có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do
những hành vi do chính chủ thể đó gây ra.
Các dấu hiệu cơ bản của chủ thể Luật Quốc tế:
+ Tham gia vào những quan hệ quốc tế (QHquốc tế) do Luật Quốc tế điều chỉnh.
+ Có ý chí độc lập không phụ thuộc vào chủ thể khác.
+ Có đầy đủ quyền & nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi
điều chỉnh của Luật Quốc tế.
+ Có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do các hành
vi của chủ thể đó gây ra.
Các chủ thể Luật Quốc tế:
+ Quốc gia
+ các tổ chức quốc tế liên chính phủ
+ các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
+ các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt (đài loan,hongkong. . )
* Quốc gia:
- Là chủ thể cơ bản, chủ yếu của Luật Quốc tế. Theo công ước Montendevio thì
quốc gia gồm các yếu tố cơ bản:
+ lãnh thổ xác định
+ dân cư ổn định
+ chính phủ
+ có khả năng thiết lập& thực hiện QHquốc tế
• Là chủ thể đầu tiên xây dựng nên luật quốc tế, là chủ thể cơ bản, chủ yếu
trong thực thi pháp luật quốc tế, trong áp dụng các biện pháp cưỡng chế, tuân
thủ PLuật Quốc tế.
• Là chủ thể duy nhất được quyền thành lập các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
* Các tổ chức quốc tế liên chính phủ:
- Là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền, được thành
lập& hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với Luật Quốc tế,có quyền
1
năng chủ thể riêng biệt& 1 hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các
quyền năng đó theo tôn chỉ, mục đích của tổ chức.
- Thành viên của tổ chức quốc tế liên chính phủchủ yếu là các quốc gia độc lập,
có chủ quyền. Ngoài ra một số thực thể khác như Hongkong,macau hay các tổ
chức quốc tế như EU là thành viên WTO.
- Chịu trách nhiệm pháp lý độc lập với các thành viên.
- Sự tồn tại, phát triển, chấm dứt là do các quốc gia quyết định.
- Được thành lập bằng 1 điều ước quốc tế để thực hiện 1 chức năng, 1 lĩnh vực
hoạt động nhất định.
- Là chủ thể hạn chế của Luật Quốc tế (chủ thể không có chủ quyền)
* Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết (là chủ thể đặc biệt)
- Dân tộc là 1 cộng đồng nhiều người, khối ổn định chung, được hình thành
trong 1 quá trình lịch sử lâu dài, được sinh ra trên cơ sở ngôn ngữ chung, 1 lãnh
thổ chung& được biểu hiện trong 1 nền văn hóa chung. Được coi là chủ thể Luật
Quốc tế khi đáp ứng các yêu cầu:
+ đang bị áp bức, bóc lột bởi 1 quốc gia, dân tộc khác
+ đã thành lập cơ quan lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc nhằm gpdt&
thành lập quốc gia độc lập, cơ quan lãnh đạo này được coic là đại diện cho lãnh
thổ trong quan hệ quốc tế.
+ được dân chúng ủng hộ.
* Các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt:
- Là 1 bộ phận cấu thành của 1 quốc gia khác, trong lịch sử là 1 bộ phận quốc
gia, gắn liền với quá trình xâm lược của 1 quốc gia khác.
- Có chế độ pháp lí đặc biệt mà khi tham gia QHquốc tế thì có tư cách chủ thể
PLuật Quốc tế (chủ yếu tham gia những quan hệ kinh tế thương mại, văn hóa,tôn
giáo, khoa học kỹ thuật. . . )
2. Đặc trưng trình tự xây dựng Luật Quốc tế
• Không có cơ quan lập pháp chung.
• Luật quốc tế được xây dựng từ tất cả ý chí của các quốc gia, các chủ thể Luật
Quốc tế.
• Được tạo ra bằng 2 cách:
+ các quốc gia cùng thừa nhận các tập quán quốc tế đã tồn tại để điều chỉnh các
QHquốc tế.
+ Thỏa thuận xây dựng các điều ước quốc tế để điều chỉnh các QHquốc tế
+ Địa vị pháp lý các chủ thể là bình đẳng.
2
3. Đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế
•
•
•
•
Là những QHquốc tế được PLuật Quốc tế điều chỉnh.
Chịu sự chi phối của nhà nước.
Phụ thuộc lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau.
Là những quan hệ vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia, chịu sự chi phối
của nhiều chủ thể Luật Quốc tế. Những quan hệ này được thiết lập nhằm
phục vụ lợi ích của các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân
tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, các vùng lãnh thổ có quy chế pháp
lý đặc biệt (không tồn tại cá nhân& lợi ích phi nhà nước) .
4. Các biện pháp thực thi & tuân thủ luật quốc tế
Trong Luật Quốc tế không tồn tại cơ quan cưỡng chế, Luật Quốc tế do các
chủ thể Luật Quốc tế tự nguyện tuân thủ& thực thi. Trong trường hợp có hành vi
không tuân thủ, vi phạm Luật Quốc tế thì các quốc gia tiến hành biện pháp
cưỡng chế thực thi Luật Quốc tế bằng 2 cách:
+ áp dụng các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ (cá nhân)
+ cưỡng chế tậpthể: nhiều quốc gia áp dụng cưỡng chế đối với 1 quốc giakhi cho
rằng quốc gí đó vi phạm Luật Quốc tế (cấm vận). Liên hợp quốc áp dụng 2 biện
pháp để trừng phạt 1 quốc gia vi phạm Luật Quốc tế nghiêm trọng:
- Các biện pháp phi vũ trang (đ 41 hiến chương liên hợp quốc): cắt đứt toàn bộ
hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính,
vô tuyến điện & các phương tiện thông tin khác, cắt đứt quan hệ ngoại giao.
- Các biện pháp vũ trang (đ 42 hiến chương LHQ) là những cuộc biểu dương lực
lượng, phong tỏa& những cuộc hành quân khác do các lực lượng hải, lục, không
quân của các quốc gia thành viên LHQ thực hiện.
5.
•
•
•
•
Vai trò của Luật Quốc tế
Là công cụ điều chỉnh cá QHquốc tế.
Bảo vệ lợi ích của các chủ thể Luật Quốc tế.
Bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế, những giá trị chung của cộng đồng.
Thúc đẩy phát triển các QHquốc tế về chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa.
6. Khái niệm& phân loại quy phạm pháp luật quốc tế
• Quy phạm pháp luật Quốc tế là những quy tắc xử sự do các quốc gia & các
chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên hoặc cùng nhau thừa
nhận giá trị pháp lý ràng buộc của chúng, Bao gồm quyền và nghĩa vụ qua lại
3
của các chủ thể. Là bộ phận cơ bản cấu thành hệ thống PLuật Quốc tế. Là
công cụ đánh giá tính pháp lý của các hành vi của chủ thể.
• Phân loại Quy phạm pháp luật Quốc tế:
• Căn cứ vào nội dung& tầm quan trọng nguyên tắc & quy phạm.
• Căn cứ vào phạm vi tác động quy phạm phổ cập& quy phạm khu vực.
+ Quy phạm phổ cập (toàn cầu) là quy phạm được ghi nhận trong các điều ước
quốc tế đa phương toàn cầu, có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế
giới& là cơ sở của toàn bộ hệ thống Luật Quốc tế. Vd: quy phạm trong công ước
Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao…
+ Quy phạm khu vực (quy phạm riêng, quy phạm không phổ biến) là quy phạm
chỉ có giá trị bắt buộc đối với các quốc gia thành viên điều ước quốc tế cụ thể.
Đó là các điều ước quốc tế song phương ở phạm vi khu vực địa lý nhất định.
• Căn cứ vào phương thức hình thành& hình thức tồn tại quy phạm điều ước&
quy phạm tập quán.
• Căn cứ vào giá trị pháp lý quy phạm mệnh lệnh& quy phạm tùy nghi.
+ Quy phạm mệnh lệnh (jus cogens) là 1 loại quy phạm đặc thù có hiệu lực pháp
lý tuyệt đối, đó là quy phạm mà các chủ thể không được quyền loại bỏ (ngay cả
trong trường hợp có sự thỏa thuận giữa các chủ thể) nếu như trong nội dung nó
quy định nghĩa vụ của các chủ thể phải áp dụng. vd đ 89 công ước 1982 về luật
biển.
+ Quy phạm tùy nghi là quy phạm mà theo đó các quốc gia liên quan có quyền
(hoặc thỏa thuận với các quốc gia khác) tự lựa chọn quy định cách xử sự cho
mình trong khuôn khổ cho phép nhưng không được làm thiệt hại đến quyền và
lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác (Quy phạm tùy nghi là quy phạm phổ
biến nhất).
7. Mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và luật quốc gia
* Cơ sở của mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia
- Luật Quốc tế& Luật Quốc gia có quan hệ biện chứng luôn tác động lẫn nhau
• Luật Quốc tế là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng đối ngọai, Luật
Quốc gia là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng đối nội.
• Việc thực hiện chức năng đối ngoại luôn xuất phát từ thực tiễn thực hiện chúc
năng đối nội, thực hiện chức năng đối ngọai sẽ tác động rất mạnh mẽ đến
chức năng đối nội vì lợi ích quốc gia.
• Sự tác động qua lại giữa Luật Quốc tế& Luật Quốc gia
• Luật Quốc gia tác động đến Luật Quốc tế:
4
+ Luật Quốc gia có trước, là nền tảng hình thành và phát triển Luật Quốc tế,
không có Luật Quốc gia thì sẽ không có Luật Quốc tế.
+ Nội dung Luật Quốc gia chi phối nội dung Luật Quốc tế (vì bản chất quá trình
xây dựng các Quy phạm pháp luật Quốc tế mà các quốc gia tiến hành thông qua
phương thức thỏa thuận chính là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung của
Luật Quốc tế)
+ Luật Quốc gia là điều kiện để thực thi Luật Quốc tế.
+ Luật Quốc gia là phương tiện để chuyểN tải, thực hiện Luật Quốc tế.
• Luật Quốc tế tác động đến Luật Quốc gia
+ Luật Quốc tế tác động hoàn thiện Luật Quốc gia thông qua nghĩa vụ thực hiện
Luật Quốc tế& việc chuyển hóa Luật Quốc tế vào Luật Quốc gia khi quốc gia
tham gia vào các điều ước quốc tế.
+ Luật Quốc tế thúc đẩy Luật Quốc gia phát triển theo chiều hướng ngày càng
tiến bộ.
8. Khái niệm nguồn của Luật Quốc tế
- Định nghĩa: Nguồn của Luật Quốc tế được hiểu là những hình thức biểu hiện
sự tồn tại của những quy phạm Luật Quốc tế do các chủ thể Luật Quốc tế
thoả thuận xây dựng nên hay thừa nhận trên cơ sở tự nguyện & bình đẳng. Có
2 dạng: điều ước quốc tế là nguồn thành văn của Luật Quốc tế và tập quán
quốc tế là nguồn bất thành văn của Luật Quốc tế (hệ thống luật AnhMỹ)
- Cơ sở pháp lý: k1 đ 38 quy chế toà án quốc tế:
+ Các điều ước quốc tế chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc
được các bên tranh chấp thừa nhận.
+ Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận
như những quy phạm pháp luật.
+ Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận.
+ Các án lệ& các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về Luật
Quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các
QPPL.
9. Khái niệm& phân loại điều ước quốc tế:
5
- Điều ước quốc tế do các chủ thể Luật Quốc tế thoả thuận ký kết trên cơ sở tự
nguyện&bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ pháp lý đối với nhau.
- Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản, chủ yếu của Luật Quốc tế vì:
+ Đại bộ phận Quy phạm pháp luật Quốc tế đều chứa đựng trong các điều ước
quốc tế.
+ Do các chủ thể cơ bản, chủ yếu của Luật Quốc tế (quốc gia) xây dựng nên.
+ Điều chỉnh tuyệt đại đa số quan hệ quốc tế.
+ Giá trị áp dụng cao trong giải quyết tranh chấp quốc tế
- Điều ước quốc tế gồm: chủ thể (chủ thể Luật Quốc tế), hình thức (văn bản),
nội dung (quyền& nghĩa vụ chủ thể), chức năng (điều chỉnh quan hệ quốc tế)
- Phân loại điều ước quốc tế:
• Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia (dựa vào số lượng tư cách đại diện các
bên để xác định) điều ước quốc tế song phương& điều ước quốc tế đa
phương.
+ Điều ước quốc tế song phương là văn bản pháp lý được ký kết giữa 2 quốc gia
hoặc có thể ký kết giữa 1 nhóm quốc gia với tư cách là 1 bên trong điều ước còn
các quốc gia còn lại với tư cách là bên kia của điều ước.
+ Điều ước quốc tế đa phương là văn bản pháp lý được ký kết hoặc tham gia bởi
từ 3 quốc gia trở lên bao gồm điều ước quốc tế đa phương khu vực& điều ước
quốc tế đa phương toàn cầu:
Điều ước quốc tế đa phương khu vực thường được ký kết trong phạm vi các
quốc gia có cùng chung khu vực địa lý, chế độ chính trị, kinh tế xã hội gần
gũi nhau (Nato, Asean)
Điều ước quốc tế đa phương toàn cầu là văn bản pháp lý quốc tế có sự ký kết
hoặc tham gia của tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới, vd: Hiến chương
liên hợp quốc, Công ước 1982 về luật biển…
• Căn cứ vào mục đích ký kết điều ước quốc tế về chính trị (thiết lập quan hệ
ngoại giao), về hoà bình, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật, an ninh quốc
phòng, điều ước quốc tế về thành lập các tổ chức quốc tế, pháp điển hoá Luật
Quốc tế.
• Căn cứ vào mức độ tham gia vào điều ước quốc tế của các chủ thể bên sáng
lập& bên gia nhập
+ Bên sáng lập: tham gia vào quá trình đàm phán, soạn thảo.
+ Bên gia nhập: không tham gia vào quá trình ký kếtđiều ước quốc tế mà chỉ
ràng buộc quyền và nghĩa vụ.
6
• Căn cứ vào chủ thể ký kết điều ước quốc tế điều ước quốc tế giữa các quốc
gia, giữa quốc gia& tổ chức quốc tế, giữa tổ chức quốc tế với nhau.
(Pháp luật VN thừa nhận điều ước quốc tế nhân danh nhà nước& điều ước quốc
tế nhân danh chính phủ).
10.Hình thức của điều ước quốc tế:
- Tên gọi: là danh từ chung, tên gọi chung chỉ các VBPLuật Quốc tế, bao gồm:
công ước (convention), thoả ước (arrangenent convenant, pacte), nghị định
thư (protocole), hiến chương (charte), hiến ước, quy chế, thoả hiệp (accord),
hiệp định (traité).
- Ngôn ngữ điều ước quốc tế: do các bên thoả thuận, thông thường thì:
+ Đối với điều ước quốc tế song phương: ngôn ngữ của 2 nước, các bên cũng có
thể thoả thuận chọn 1 ngôn ngữ duy nhất hoặc soạn thảo thêm 1 ngôn ngữ thứ 3
ngoài 2 ngôn ngữ của 2 bên, ngôn ngữ thứ 3 cũng có giá trị chính thức& thường
dùng để tham khảo, đối chiếu trong trường hợp có xung đột giữa các bên về việc
áp dụn& giải thích điều ước.
+ Đối với điều ước quốc tế đa phương bình thường: sử dụng ngôn ngữ do các
bên thoả thuận (thông dụng là Tiếng Anh, Tiếng Pháp).
+ Đối với điều ước quốc tế đa phương đặc biệt (do LHQ soạn thảo) sử dụng
ngôn ngữ làm việc chính thức của LHQ (Anh, PHáp, Nga, Trung Quốc, Tây ban
nha, ả rập)
- Cơ cấu điều ước quốc tế: 1 điều ước quốc tế được xây dựng gồm 3 phần:
+ Lời nói đầu: chỉ đề cập đến điều kiện, hoàn cảnh, động cơ, mục đích, các bên
tham gia ký kết điều ước quốc tế. Về mặt kỹ thuật xây dựng: khho6ng thiết kế
thành từng chương, điều, khoản, điểm.
+ Phần nội dung ghi nhận những quyền và nghĩa vụ các bên tham gia ký kết.
Được xây dựng thành chương, điều, khoản, điểm, đoạn như luật quốc gia.
+ Phần cuối quy định vấn đề hiệu lực, gia nhập, bảo lưu, phê chuẩn, phê duyệt,
bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ điều ước. Được xây dựng thành chương, điều, khoản,
điểm như luật quốc gia.
- Luật Quốc tế không bắt buộc 1 văn bản thoả thuận phải có từng điều khoản
cụ thể mới được coi là điều ước.
7
11.Điều kiện trở thành nguồn của Luật Quốc tế
Một điều ước quốc tế được coi là nguồn của Luật Quốc tế nếu nó đáp ứng các
yêu cầu:
- Xây dựng tên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
- Phù hợp hình thức, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật của các
bên ký kết.
- Nội dung điều ước quốc tế phù hợp các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế.
12.Vai trò của điều ước quốc tế
- Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm Luật Quốc tế để xây
dựng& ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình
thành và phát triển.
+ Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì& tăng cường các quan hệ hợp
tác quốc tế giữa các chủ thể.
+ Là đảm bảo pháp lí quan trọng cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
Luật Quốc tế được duy trì& tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế.
- Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại& để tiến hành hiệu
quả việc pháp điển hoá Luật Quốc tế.
13.Trình tự ký kết điều ước quốc tế:
Là 1 quá trình gồm nhiều giai đoạn để các chủ thể tham gia ký kết điều ước quốc
tế làm cho các thoả thuận cuả mình có giá trị pháp lý. Trải qua các giai đoạn:
đàm phán, soạn thảo, thông qua văn bản , ký điều ước quốc tế, phê cuẩn hoặc
phê duyệt (điều ước quốc tế quan trọng: 4 bước, bình thường: 3 bước).
Đàm phán:
- Thư uỷ nhiệm là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho đại diện
của mình đi ký kết các điều ước quốc tế. Thẩm quyền cấp thư uỷ nhiệm do
luật quốc gia quy định. ở Việt nam, theo điều 22 luật ký kết, gia nhập thực
hiện điều ước quốc tế 2005 những người không thư uỷ nhiệm khi ký kết điều
ước quốc tế (đại diện đương nhiên) bao gồm: chủ tịch nước, thủ tướng, bộ
trưởng bộ ngoại giao.
- Đàm phán là giai đoạn đầu tiên của quá trình ký kết điều ước quốc tế, có vai
trò quyết định trong việc ký kết& thực hiện điều ước quốc tế. Là quá trình
đấu tranh, thương lượng, thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia điều ước quốc tế. Có thể tiến hành đàm phán theo nhiều cách thức như
đàm phán trên cơ sở của dự thảo văn bản điều ước đã chuẩn bị trước của mỗi
8
bên, của 1 bên hoặc cùng đàm phán để trực tiếp xây dựng văn bản điều ước.
Bao gồm các hình thức:
+ Thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
+ Tại hội nghị quốc tế của 1 tổ chức quốc tế.
+ Tổ chức 1 hội nghị riêng để đàm phán giữa các bên hữu quan.
Soạn thảo: Nếu đàm phán thành công các bên sẽ soạn thảo văn bản điều ước:
- Đối với điều ước quốc tế song phương bình thường 2 bên cùng cử đại diện để
tiến hành soạn thảo văn bản.
- Đối với điều ước quốc tế đa phương bình thường các bên sẽ thành lập uỷ ban
soạn thảo có đại diện tất cả các bên tham gia soạn thảo, điều ước quốc tế của
LHQ do uỷ ban quốc tế của LHQ chủ trì& soạn thảo.
Sau khi soạn thảo văn bản dự thảo điều ước các bên tiến hành thông qua văn
bản. Văn bản được các bên nhất trí thông qua là văn bản cuối cùng, các chủ thể
kết ước không thể đơn phương sửa đổi, chỉnh lý, bổ sung mới.
- Đối với điều ước quốc tế song phương việc thông qua do 2 bên thoả thuận.
- Đối với điều ước quốc tế đa phương:
+ Bỏ phiếu kín.
+ Biểu quyết.
+ consesus (đồng thuận tuyệt đối) chỉ được thông quakhi tất cả các chủ thể tham
gia đồng ý, chấp nhận. Consesus được áp dụng khi việc thực hiện áp dụng điều
ước quốc tế chỉcó ý nghĩa, giá trị khi được tất cảcác quốc gia cùng đồng thuận
- Phương pháp thông qua: trọn gói (package deal), từng phần (partie).
Ký điều ước quốc tế: là hành vi của vị đại diện của các bên tham gia ký kết
ký vào văn bản điều ước quốc tế nhằm để xác định văn bản điều ước quốc tế
chính là văn bản do mình đã đàm phán, soạn thảo hoặc làm cho điều ước quốc tế
phát sinh hiệu lực (theo quy định của điều ước quốc tế).
- Các hình thức ký điều ước quốc tế: ký tắt, ký tượng trưng (adreferendum), ký
đầy đủ.
+ Ký tắt là ký của vị đại diện các bên tham gia đàm phán, xây dựng văn bản điều
ước nhằm xác nhận văn bản dự thảo điều ước. Ký tắt không làm phát sinh hiệu
lực điều ước quốc tế.
+ Ký adreferendum: ký của vị đại diện với điều kiện có sự đồng ý tiếp sau đó
của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quốc gia. Hình thức ký
này có thể làm phát sinh hiệu lực cho điều ước quốc tế nếu các cơ quan có thẩm
quyền của quốc gia tỏ rõ sự chấp nhận sau khi ký adreferendum.
9
+ Ký chính thức (ký đầy đủ): ký của vị đại diện của các bên vào văn bản dự thảo
điều ước. Sau khi ký đầy đủ điều ước quốc tế có thể phát sinh hiệu lực. Đây là
hình thức ký phổ biến nhất& được áp dụng cho cả điều ước quố tế song phương
& đa phương.
Phê chuẩn hoặc phê duyệt: là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm công nhận hiệu lực của điều ước quốc tế (chấp nhận sự ràng buộc của điều
ước quốc tế đối với quốc gia mình).
- Theo đ 31 luật ký kế, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế 2005 cần phê
chuẩn:
+ Điều ước quốc tế quy định phải phê chuẩn .
+ Điều ước quốc tế nhân danh nhà nước: do chủ tịch nước trực tiếp ký với người
đứng đầu nhà nước khác, điều ước quốc tế về hoà bình, an ninh, biên giới, lãnh
thổ, chủ quyền quốc gia, điều ước quốc tế về quyền& nghĩa vụ của công dân, về
tương trợ tư pháp, về tổ chức quốc tế phổ cập& tổ chức quốc tế khu vực.
+ Điều ước quốc tế nhân danh nhà nước theo sự thoả thuận với bên ký kết nước
ngoài.
+ Điều ước quốc tế nhân danh chính phủ có quy định trái với quy định trong các
văn bản QPPL của QH, UBTVQH hoặc liên quan đến ngân sách nhà nước.
- Thẩm quyền phê chuẩn:
+ QH phê chuẩn các điều ước quốc tế do CTN trực tiếp ký với người đứng đầu
NN khác, các điều ước quốc tế theo đề nghị của CTN.
+ CTN phê chuẩn các điều ước quốc tế không thuộc nhóm trên (đ 32 luật ký kết,
gia nhập& thực hiện điều ước quốc tế).
- Theo đ 43 luật ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế, các điều ước
quốc tế cần phê duyệt:
+ Điều ước quốc tế nhân danh CP có quy định phải phê duyệt.
+ Điều ước quốc tế nhân danh CP có quy định trái với quy định trong văn bản
pháp luật của CP.
- Thẩm quyền phê duyệt điều ước quốc tế: chính phủ (đ 44 luật kí kết, gia
nhập, thực hiện điều ước quốc tế).
* Điểm giống và khác nhau của phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế:
- Giống nhau: đều là hành vi của CQNN có thẩm quyền nhằm công nhận hiệu
lực của điều ước quốc tế (chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đối
với quốc gia)
- Khác nhau:
10
+ Phê duyệt điều ước quốc tế liên quan đến kinh tế, thương mại, KHKT XH,
môi trường …, sự ảnh hưởng, tác động của điều ước quốc tế cần phê duyệt thấp
hơn so với điều ước quốc tế cần phê chuẩn. Điều ước quốc tế cần phê chuẩn chủ
yếu là những điều ước quốc tế đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về các lĩnh
vực: hoà bình, an ninh, lãnh thổ, biên giới, chủ quyền quốc gia, gia nhập các tổ
chức quốc tế toàn cầu (WTO), khu vực (ASEAN), lĩnh vực tương trợ tư pháp, tài
chính quốc gia.
+ Thẩm quyền phê chuẩn theo luật quốc gia quy định cho cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất hoặc nguyên thủ quốc gia.
+ Thẩm quyền phê duyệt điều ước quốc tế là thuộc cơ quan hành pháp.
14. Gia nhập điều ước quốc tế:
- Là hành vi đơn phương của 1 quốc gia chấp nhận ràng buộc với điều ước
quốc tế mà quốc gia chưa phải là thành viên.
- Điều ước quốc tế nào được gia nhập do chính điều ước quốc tế đó quy định.
- Thủ tục gia nhập do chính điều ước quốc tế đó quy định.
- Chủ thể gia nhập điều ước quốc tế phải tuân thủ toàn bộ nội dung điều ước
quốc tế.
- Chủ thể gia nhập điều ước quốc tế có quyền bảo lưu nếu điều ước quốc tế đó
cho phép bảo lưu.
- Chủ thể ra quyết định gia nhập điều ước quốc tế do luật quốc gia quy định.
- Quốc gia có thể gia nhập điều ước quốc tế khi: đã hết thời hạn ký trực tiếp
vào điều ước hoặc khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực.
- Gia nhập điều ước quốc tế chỉ cần 1 bước duy nhất là nộp văn kiện gia nhập.
Việc gia nhập có thể được thực hiện bằng nhiều cách: gửi công hàm xin gia
nhập, ký trực tiếp vào văn bản, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước.
15. Bảo lưu điều ước quốc tế
Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi đơn phương bất kể cách viết hay tên
gọi như thế nào của 1 quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia
nhập điều ước quốc tế nhằm qua đó loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của 1 hoặc 1
số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó (Công
ước Vienna 1969 về luật điều ước quốc tế).
Bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia ký kết điều ước quốc tế nhưng
quyền này cũng không phải là quyền tuyệt đối mà nó bị hạn chế trong những
trường hợp nhất định: quốc gia không bảo lưu những điều ước quốc tế song
11
phương, những điều ước quốc tế cấm bảo lưu, những điều khoản không cho
phép bảo lưu, những bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều
ước (điều 19 công ước Vienna về luật điều ước quốc tế).
- Mục đích của bảo lưu: các quốc gia tham gia& thực hiện tốt nhất điều ước
quốc tế trong khả năng có thể, là điều kiện để giúp quốc gia khắc phục khó
khăn, vướng mắc về kinh tế, chính trị, pháp luật trước khi thực hiện trọn vẹn
điều ước.
- Bảo lưu điều ước quốc tế được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá
trình ký kết điều ước, kể cả giai đoạn gia nhập điều ước.
- Quốc gia có quyền bảo lưu& có quyền huỷ bảo lưu trong bất kỳ thời điểm
nào nếu thấy cần thiết.
- Việc tuyên bố bảo lưu, chấp nhận bảo lưu, rút bảo lưu, phản đối bảo lưu phải
được thực hiện bằng văn bản, gửi cho quốc gia bảo quản điều ước và thông
báo cho các bên liên quan.
- Việc bảo lưu bằng văn bản& phải thông báo cho các bên liên quan biết, các
bên liên quan bày tỏ quan điểm của mình về việc bảo lưu trong vòng 12
tháng. Sau 12 tháng mà không có phản đối bảo lưu thì bảo lưu sẽ có hiệu lực.
- Nếu điều ước là văn kiện thành lập tổ chức quốc tế thì 1 bảo lưu cần được sự
chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức đó.
(Các bên liên quan chấp thuận công khai hoặc im lặng không phản đối thì với
quốc gia đưa ra bảo lưu sẽ không thực hiện điều khoản bị bảo lưu. Nếu phản đối
thì những quy định của điều ước không có gì thay đổi, vẫn phải thực hiện mọi
điều khoản trừ trường hợp điều ước quốc tế cho phép bảo lưu điều khoản đó thì
sự phản đối không có giá trị pháp lý).
16. Điều kiện có hiệu lực của điều ước quốc tế (chính là điều kiện trở thành
nguồn luật quốc tế của điều ước quốc tế)
- Được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
- Phù hợp hình thức, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật các bên
tham gia ký kết.
- Nội dung điều ước quốc tế phù hợp các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế.
17. Hiệu lực theo không gian và theo thời gian của điều ước quốc tế
* Hiệu lực theo không gian: là phạm vi lãnh thổ chịu sự tác động của điều ước
quốc tế. Về nguyên tắc điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ các quốc
gia thành viên, trong trường hợp đặc biệt điều ước quốc tế có thể có hiệu lực trên
lãnh thổ quốc tế như vùng trời, vùng biển quốc tế,Nam cực, đáy đại dương hoặc
12
các vùng quốc gia có quyền chủ quyền trên biển: vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc
quyền kinh tế& thềm lục địa.
* Hiệu lực theo thời gian bao gồm:
- Điều ước quốc tế vô thời hạn: là điều ước quố tế chỉ xác định thời điểm bắt
đầu có hiệu lực mà không quy định thời điểm điều ước quốc tế hết hiệu lực.
Điều ước vô thời hạn sẽ trở thành có thời hạn hay chấm dứt nếu có thoả thuận
của các bên bằng 1 điều ước quốc tế mới.
- Điều ước quốc tế có thời hạn là điều ước quốc tế quy định rõ thời điểm bắt
đầu phát sinh hiệu lực& thời điểm chấm dứt hiệu lực của điều ước (thường là
những điều ước quốc tế song phương về thương mại, hoà bình, hữu nghị, sở
hữu trí tuệ)
- Thời điểm phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế:
+ Đối với những điều ước quốc tế không cần phê chuẩn hay phê duyệt thì điều
ước sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký chính thức.
+ Đối với điều ước quốc tế phải phê chuẩn hoặc phê duyệt: nếu là điều ước quốc
tế song phương thì bắt đầu có hiệu lực sau khi trao đổi thư phê chuẩn cho nhau;
nếu là điều ước quốc tế đa phương thì sẽ có hiệu lực khi các quốc gia thoả thuận
đạt được số lượng chủ thể tham gia + thời gian nhất định.
18. Điều ước quốc tế hết hiệu lực
* Hết hiêu lực theo ý muốn của các bên:
- Bãi bỏ điều ước quốc tế: luôn được quy định trong điều ước.
- Huỷ bỏ điều ước quốc tế khi:
+ Một trong các bên vi phạm nghiêm trọng điều ước thì bên kia có quyền huỷ bỏ
điều ước.
+ Khi 1 bên chủ thể chỉ hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ tương ứng.
(Tuyên bố huỷ bỏ điều ước không được quy định trong điều ước mà nó chỉ căn
cứ vào thực tế quốc gia thực hiện điều ước quốc tế)
- Tạm đình chỉ hiệu lực của điều ước quốc tế do các quốc gia thoả thuận.
* Điều ước quốc tế tự động hết hiệu lực: khi đến ngày thángnăm hết hiệu lực mà
các bên đã thoả thuận trong điều ước, khi các bên đã thực hiện xong các quyền
và nghĩa vụ quy định trong điều ước.
19. Chiến tranh và hiệu lực của điều ước qốc tế
13
-
Thông thường khi chiến tranh xảy ra, các điều ước quốc tế về chính trị, kinh
tế, thương mại, ngoại giao, lãnh sự sẽ chấm dứt hiệu lực đối với các bên tham
chiến.
- Chiến tranh không làm chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế về các lĩnh vực:
lãnh thổ& biên giới quốc gia, những điều ước quốc tế liên quan đến nhân
đạo, quy chế tù binh, vũ khí, mục tiêu bắn phá trong chiến tranh.
20. Điều ước quốc tế& quốc gia thứ 3:
- Quốc gia thứ 3 được hiểu là “1 quốc gia không phải là 1 thành viên của điều
ước” cho nên về nguyên tắc, quốc gia thứ 3 không chịu sự ràng buộc của điều
ước quốc tế trừ trường hợp:
+ Điều ước quốc tế có quy định nghĩa vụ cho tất cả các quốc gia về hoà bình,
chống chiến tranh, sức khoẻ, y tế, bảo vệ môi trường.
+ Điều ước quốc tế có điều khoản tối huệ quốc.
+ Điều ước quốc tế tạo ra 1 hoàn cảnh khách quan thì quốc gia thứ 3 ẽ được
hưởng các quyền do điều ước quốc tế quy định.
+ Điều ước quốc tế được quốc gia thứ 3 viện dẫn áp dụng với tính chất của tập
quan quốc tế.
21. Thực hiện điều ước quốc tế:
- Điều ước quốc tế phải được thực hiện trên phạm vi toàn lãnh thổ của quốc
gia kết ước, theo cơ chế đã quy định trong mỗi điều ước quốc tế trên nguyên
tắc tận tâm, thiện chí, không thể viện dẫn sự khác biệt giữa điều ước quốc tế
đã ký kết với luật quốc gia của nước đó để không thực hiện điều ước quốc tế.
- Giải thích điều ước quốc tế là việc làm nhằm làm sáng tỏ nội dung thật của
những điều, khoản trong điều ước quốc tế, tạo điều kiện cho việc thực hiện
điều ước quốc tế 1 cách chính xác hơn, tránh sự hiểu lầm& gây xung đột giữa
các bên tham gia điều ước. Bao gồm:
+ Giải thích chính thức: do các quốc gia uỷ quyền cho 1 quốc gia khác hoặc 1 tổ
chức quốc tế được các bên tranh chấp uỷ quyền giải thích điều ước quốc tế. Kết
quả cuả việc giải thích này có giá trị pháp lý như chính điều ước quốc tế, bắt
buộc các bên phải thi hành.
+ Giải thích không chính thức: là giải thích bằng những lời tuyên đơn phương
của 1 quốc gia hoặc giải thích của những cơ quan nghiên cứu pháp luật hoặc là
sự giải thích của những luật gia nổi tiếng. Kết quả của việc giải thích này không
có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các quốc gia tham gia điều ước quốc tế.
14
• Yêu cầu của việc giải thích điều ước quốc tế:
- Điều ước quốc tế phải được giải thích thiện chí, phù hợp với ý nghĩa thông
thường của các thuật ngữ được sử dụng trong điều ước& trong mối quan hệ
với đối tượng và mục đích của điều ước.
- Việc giải thích điều ước phải có căn cứ vào nội dung văn bản điều ước, các
thoả thuận có liên quan đến điều ước được các bên chấp nhận trongky1 kết
điều ước, các thoả thuận sau này của các bên về giải thích điều ước, thực tiễn
tực hiện điều ước liên quan đến việc giải thích điều ước& các quy định thích
hợp của pháp luật quốc tế.
- Theo đ 102 Hiến chương LHQ: mọi hiệp ước& công ước do bất cứ thành
viên nào của LHQ ký kết, sau khi hiến chương có hiệu lực phải được đăng ký
tại Ban thư ký& do ban này công bố càng sớm càng tốt. Nếu không đăng ký
thì không 1 bên nào của điều ước được quyền viện dẫn điều ước hoặc công
ước đó trước các co quan của LHQ (Đăng ký không phải là giai đoạn của quá
trình ký kết, về nguyên tắc điều ước có đăng ký hay không đăng ký không
ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước)
- Thực hiện điều ước quốc tế: khi điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực, các quốc
gia tham gia phải tuân thủ nguyên tắc pacta sunt servanda (tân tâm, thiện ý, đ
16 công ước Vienna 1969). Gồm thực hiện trực tiếp và thực hiện gián tiếp:
+ Thực hiện trực tiếp: áp dụng trực tiếp vào lãnh thổ quốc gia. Áp dụng trong
trường hợp khi toàn bộ hoặc 1 phần điều ước quốc tế đã quy định 1 cách cụ thể,
rõ ràng, chi tiết.
+ Áp dụng gián tiếp: phải nội luật hoá điều ước quốc tế thành pháp luật quốc gia
để thực hiện bằng cách: ban hành văn bản pháp luật mới; sửa đổi, bổ sung những
văn bản hiện hành; huỷ bỏ, bãi bỏ VBPL cũ không còn phù hợp.
(Việc thực hiện điều ước quốc tế trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia thành
viên do chính quốc gia đó tự quyết định)
22. Khái niệm Điều kiện tập quán trở thành nguồn của luật quốc tế
- Khái niệm tập quán quốc tế: là những quy tắc xử sự hình thành trong thực
tiễn quan hệ quốc tế, được các quốc gia & các chủ thể khác của luật quốc tế
thừa nhận rộng rãi như những Quy phạm pháp luật Quốc tế có tính chất bắt
buộc. Các yếu tố tạo thành tập quán:
+ Yếu tố vật chất: là sự lặp đi lặp lại những sự kiện & hành vi pháp lý tạo ra quy
tắc xử sự thống nhất; hành vi này có thể phát sinh từ hành vi lập pháp, hành
pháp, tư pháp của quốc gia.
15
+ Yếu tố tâm lý: niềm tin các chủ thể Luật Quốc tế khi áp dụng tập quán quốc tế.
- Điều kiện trở thành nguồn của Luật Quốc tế:
+ Tập quán quốc tế phải được áp dụng qua 1 thời gian dài trong thực tiễn pháp
lý quốc tế.
+ tập quán quốc tế phải được thừa nhận rộng rãi như những QPPL có tính chất
bắt buộc
+ Nội dung tập quán quốc tế phải phù hợp các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc
tế.
23. Hiệu lực của tập quán quốc tế tập quán quốc tế là nguồn cơ bản, chủ
yếu của Luật Quốc tế có giá trị pháp lý ngang bằng điều ước quốc tế.
- tập quán quốc tế được sử dụng để điều chỉnh quan hệ quốc tế khi không có
điều ước quốc tế điều chỉnh hoặc khi được các chủ thể Luật Quốc tế thoả
thuận lựa chọn.
- Khi có sự xung đột với điều ước quốc tế thì lựa chọn tập quán quốc tế hay
điều ước quốc tế để điều chỉnh quan hệ đó là do các quốc gia thoả thuận
(nhưng thông thường các quốc gia lựa chọn điều ước quốc tế vì điều ước
quốc tế có những ưu điểm vượt trội hơn tập quán quốc tế: điều ước quốc tế là
văn bản, quyền và nghĩa vụ rõ ràng, chi tiết, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ
áp dụng trên thực tế. Khi có tranh chấp phát sinh, điều ước quốc tế là 1 chứng
cứ pháp lý đặc biệt quan trọng để các cơ quan tài phán quốc tế giả quyết các
tranh chấp có liên quan giữa các các quốc gia 1 cách chính xác).
24. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế:
- Tập quán quốc tế & điều ước quốc tế có mối quan hệ biện chứng & tác động
qua lại lẫn nhau.
- Sự tồn tại của 1 điều ước quốc tế không có ý nghiã loại bỏ giá trị áp dụng của
tập quán quốc tế tương đương về nội dung.
- tập quán quốc tế có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế và ngược
lại.
- Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, huỷ bỏ bằng con đường điều ước quốc
tế& cũng có thể có trường hợp điều ước bị thay đổi hay huỷ bỏ bằng con
đường tập quán pháp lý quốc tế.
- tập quán quốc tế có thể tạo điều kiện mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế.
25. . Các phương tiện hỗ trợ nguồn của Luật Quốc tế:
16
* Các nguyên tắc pháp luật chung: chỉ được xem là bộ phận hỗ trợ nguồn của
Luật Quốc tế, là cơ sở để tạo ra điều ước quốc tế& tập quán quốc tế, khi không
có loại nguồn chính nào giải quyết người ta có thể căn cứ vào nguyên tắc này để
xem xét sự việc.
* Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ:
- Nghị quyết có tính quy phạm: là nghị quyết quy định mức độ đóng góp của
các quốc gia thành viên, thường được ghi nhận trong Hiến chương, điều ước
quốc tế về việc thành lập các tổ chức. Nghị quyết này có giá trị pháp lý bắt
buộc đối với những nước là thành viên của tổ chúc đó.
- Nghị quyết khuyến nghị: tự bản thân nghị quyết này chỉ mang tính chất
khuyến nghị mà không sinh ra quy phạm pháp lý, không có giá trị pháp lý bắt
buộc đối với các quốc gia thành viên của tổ chức đó.
* Phán quyết của Toà án quốc tế:
- Bản án: có giá trị phá lý ràng buộc& mang tính chất chung thẩm đối với các
bên tranh chấp trong từng vụ việc nhất định.
- Bản kết luận tư vấn: không có giá trị ràng buộc đối với cơ quan, tổ chức yêu
cầuToà án ra bản kết luận tư vấn đó.
* Học thuyết về Luật Quốc tế:là những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong các
công trình nghiên cứu, tác phẩm& kết luận của các học giả, luật gia về những
vấn đề lý luận cơ bản của Luật Quốc tế. Học thuyết về Luật Quốc tế chỉ là
phương tiện bổ trợ để xác định QPPL. Bản thân học thuyết về Luật Quốc tế
không thể trở thành nguồn của Luật Quốc tế vì nó không phải là văn bản pháp lý
ràng buộc giữa các quốc gia, không thể hiện ý chí của quốc gia được nâng lên
thành luật; học thuyết không hàm chứa các QPPL, không làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong quan hệ quốc tế.
26. Khái niệm, đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế
- Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý
mang tính chỉ đạo bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (jus cogens) đối với
mọi chủ thể Luật Quốc tế, áp dụng trong mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế.
- Theo Tuyên bố ngày 24/10/1970, Luật Quốc tế gồm các nguyên tắc cơ bản
sau:
+ Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.
+ Nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế.
+ Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.
17
+ Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
+ Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết.
+ Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau.
+ Nguyên tắc pacta sunt servanda.
- Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh toàn bộ quá trình hình thành, tồn tại, phát
triển cũng như tổng quát hoá toàn bộ tư tưởng chính trị pháp lý của hệ thống
Luật Quốc tế.
- Đặc điểm các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế:
+ Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế có tính phổ cập, được áp dụng trên
phạm vi toàn cầu& được thừa nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế.
+ Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế có tính bao trùm nhất.
+ Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế có tính bắt buộc chung. Trong mọi
trường hợp, nếu các chủ thể Luật Quốc tế vi phạm các nguyên tắc cơ bản đều
được coi là hành vi vi phạm PLuật Quốc tế nghiêm trọng nhất.
+ Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế có mối quan hệ qua lại trong 1 chỉnh
thể thống nhất theo nghĩa ràng buộc qua lại giữa các nguyên tắc về nội dung&
yêu cầu thực hiện nội dung đó.
27. Vai trò các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế
- Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế là nền tảng pháp lý cho
tất cả các quốc gia, các dân tộc, các thực thể khác của Luật Quốc tế tuân
thủ& thực hiện PLuật Quốc tế 1 cách hiệu quả.
- Ổn định quan hệ quốc tế& ấn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể trong
quan hệ quốc tế, qua đó tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển.
28. Nội dung nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia: là cơ sở
để trật tự thế giới phát triển ổn định, hội nhập, tiến bộ.
- Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế
hiện đại. Trật tự thế giới chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của
các quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn bảo đảm.
- Nguyên tắc này được hình thành trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, nhưng chỉ là
bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia văn minh. Sau CMT10 Nga,
quannie65m về chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia mới có sự thay
đổi: NN Xô viết đã thừa nhận tất cả các quốc gia trên thế giới không phân
biệt lớn bé, giàu nghèo, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội đều là chủ
18
-
-
-
-
thể của Luật Quốc tế, đều bình đẳng về chủ quyền. Đây cũng là nguyên tắc
đầu tiên, làm nền tảng cho hoạt động của LHQ.
Nguyên tắc này được quy định tại k1 đ 2 Hiến chương LHQ & Tuyên bố
24/10/1970 của LHQ.
Chủ quyền là thuộc tính chính trị pháp lý không thể tách rời của quốc gia,
gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình& quyền
độc lập cảu quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia thực hiện quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bê ngoài, thông qua
những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá,XH nhưng phải
trên cơ sở ý chí chủ quyền của n hân dân.
Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của 1 quốc gia thể hiện qua quyền tự
quyết mọi vấn đề đối nội, đối ngoại của quốc gia không có sự áp đặt từ chủ
thể khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đống
quốc tế.
Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế được hiểu theo nghĩa
tương đối. Bình đẳng ở đây là bình đẳng về tư cách chủ thể.
Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Mọi quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý.
+ Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn.
+ Mỗi quốc gia phải có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác.
+ Mọi quốc gia đều có quyền toàn vẹn lãnh thổ& quyền độc lập về chính trị cuả
quốc gia là bất khả xâm phạm.
+ Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn& phát triển chế độ chính trị, kinh tế,
văn hoá, xh của mình.
+ Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ 1 cách đầu đủ& thiện chí các nghĩa vụ quốc
tế của mình& chung sống hoà bình với quốc gia khác.
29. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế:
- Đây là nguyên tắc trung tâm của các nguyên tắc cơ bản Luật Quốc tế. Trong
quan hệ quốc tế nếu 1 chủ thể của Luật Quốc tế có hành vi đe doạ hoặc sử
dụng vũ lực trái PLuật Quốc tế sẽ bị coi là xâm phạm tất cả các nguyên tắc
còn lại của hệ thống các nguyên tắc cơ bản.
- Trước CMT10 Nga, nếu các quốc gia đã sử dụng các biện pháp hoà bình mà
không giải quyết được các tranh chấp quốc tế thì các quốc gia có quyền sử
dụng chiến tranh như là biện pháp cuối cùng.
19
- Ngày 27/8/1928 Bộ trưởng bộ ngoại giao CH Pháp (Briand) & Bộ trưởng bộ
ngoại giao Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Kellog) đã ký “hiệp ước về khước từ
chiến tranh với tính cách là công cụ của chính sách nhà nước” khẳng định “
các bên tham gia hiệp ước có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng
biện pháp hoà bình”.
- Nguyên tắc này được quy định tại k4 đ 2 Hiến chương LHQ& Tuyên bố
24/10/1970.
- Thuật ngữ “ force vũ lực sức mạnh” được quy định trong nguyên tắc này
gồm nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
+ Theo nghĩa hẹp: các quốc gia sử dụng sức mạnh vũ trang để chống 1 quốc gia
độc lập có chủ quyền, quốc gia này sử dụng lực lượng vũ trang để gây sức ép, đe
doạ quốc gia khác nhằm đạt được mục đích chính trị của mình.
+ Theo nghĩa rộng: “ vũ lực “ được hiểu là tất cả những biện pháp kinh tế, chính
trị, quân sự mà quốc gia này sử dụng để chống lại quốc gia khác trong quan hệ
quốc tế.
-
Hành vi sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là hành
vi vi phạm nghiêm trọng nhất luật pháp quốc tế.
- Nguyên tắc này gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ
của quốc gia khác kể cả giới tuyến ngừng bắn.
+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực chống lại nền độc lập chính
trị của quốc gia khác.
+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp
quốc tế.
+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực để xâm lược quốc gia khác.
+ Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực để ngăn cản các dân tộc thực
hiện quyền dân tộc tự quyết của mình.
+ Cấm khuyến khích, tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào các cuộc nội
chiến hay các hành vi khủng bố tại các quốc gia khác.
+ Cấm tổ chức hoặc giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh
thuê đột nhập vào phá hoại lãnh thổ quốc gia khác.
+ Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược.
* Hành vi sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
- Xâm lược là 1 hành động quân sự đe doạ trực tiếp đến quyền tự do, tự chủ
của 1 quốc gia hay 1 vùng lãnh thổ. Hành vi phát động chiến tranh xâm lược
quốc gia khác là 1 trong những hành vi vi phạm PLuật Quốc tế nghiêm trọng
20
nhất, cá nhân phát động chiến tranh xâm lược được coi là phạm tội ác quốc
tế& phải chịu trách nhiệm hình sự cá nhân. Bao gồm các hình thức xâm lược:
+ Xâm lược trực tiếp: là hành vi sử dụng lực lượng vũ trang tấn công xâm lược
quốc gia khác.
+ Xâm lược gián tiếp: thông qua các tổ chức khác để xâm lược quốc gia thứ 3
bằng các hành vi như xúi giục, giúp đỡ các quốc gia đi xâm lược để thực hiện
mưu đồ chính trị của mình, khuyến khích các hoạt động phá hoại khủng bố các
quốc gia khác; cho phép các quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống
lại quốc gia thứ 3; kích động, gây nội chiến ở quốc gia khác, kích động lật đổ
chính quyền ở quốc gia khác.
+ Xâm lược kinh tế: là hành vi gây sức ép đối với các quốc gia có tiềm lực kinh
tế yếu hơn để nước này phụ thuộc vào mình về chính trị, kinh tế.
+ Xâm lược tư tưởng: 1 quốc gia thực hiện những hành động gây hoang mang,
lo sợ, thù hằn, kỳ thị dân tộc trong quần chu1nh nhân dân nhu tuyên truyền
chiến tranh, ca ngợi vũ khí giết n gười hàng loạt, kích động tư tưởng thù hằn dân
tộc…
* Hành vi đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
Đe doạ sử dụng vũ lực được hiếu là hành vi mà chủ thể Luật Quốc tế sử dụng
hàm chứa nguy cơ, mầm mống dẫn đến việc sử dụng vũ lực. Bao gồm các hành
vi:
+ Tập trận ở biên giới giáp quốc gia khác.
+ Tập trung, thành lập căn cứ quân sự ở biên giới giáp quốc gia khác.
+ Gửi tối hậu thư đe doạ quốc gia khác.
* Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử
dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế (quyền tự vệ chính đáng):
- Trong trường hợp có hành vi xâm lược hoặc phá hoại hoà bình& an ninh
quốc tế đã được HĐBALHQ áp dụng các biện pháp phi vũ trang nhưng
HĐBA nhận thấy những biện pháp này là “ không thích hợp hoặc tỏ ra là
không thích hợp thì HĐBA có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục,
không quân mà HĐBA xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà
bình& an ninh quốc tế. Nhưng hành động này có thể là những cuộc biểu
dương lực lượng, phong toả& những cuộc hành quân khác do các lực lượng
hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên LHQ thực hiện” (đ 42 Hiến
chương LHQ).
- Khi bị xâm lược vũ trang, các quốc gia, các dân tộc có quyền tự vệ cá nhân
hay tập thể cho đến khi HĐBA áp dụng các biện pháp hữu hiệu để duy trì hoà
21
bình& an ninh quốc tế nhưng phải “báo ngay cho HĐBA & không được gây
ảnh hưởng gì đến quyền hạn& trách nhiệm của HĐBA, chiểu theon hiến
chương này, đối với việc HĐBA áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà
hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và anh ninh quốc
tế” (đ 51 Hiến chương LHQ).
30. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà
bình:
- Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc này gắn liền với nguyên tắc
nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế, là hệ quả tất yếu của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử
dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Nguyên tắc này ra đời sau CMT10 nhưng nó chỉ được chính thức thừa nhận
là nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế đầu tiên trong Hiến chương LHQ (k3
đ 2)& được khẳng định lại 1 lần nữa trong tuyên bố 24/10/1970 của LHQ
- Nội dung cơ bản của nguyên tắc:
+ Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp
hoà bình.
+ Các quốc gia giải quyết các tranh chấp trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền& lợi
ích hợp pháp của các quốc gia khác.
+ Các quốc gia có quyền lựa chọn bất kỳ biện pháp hoà bình để giải quyết tranh
chấp giữa họ với nhau, chủ yếu là các biện pháp được quy định tại điều 33 hiến
chương LHQ: đàm phán, điều tra, hoà giải, trọng tài, sử dụng những tổ chức
hoặc những điều ước khu vực; hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tuỳ teo sự
lựa chọn của các bên.
(Trong thực tiễn, đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc gia sử
dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng. Đàm pah1n trực tiếp là biện
pháp tốt nhất để giải quyết nhanh chóng tranh chấp quốc tế, đảm bảo quyền bình
đẳng giữa các bên, dễ đi đến thoả thuận nhượng bộ lẫn nhau).
31. . Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác:
- Nguyên tắc này được hình thành trong thời kỳ CMTS cuối TK18, nhưng còn
nhiều hạn chế vì Luật Quốc tế còn chịu sự khống chế của nguyên tắc vũ lực “
lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 lần đầu tiên nguyên tắc này được ghi nhận
trong hiến chương LHQ& được cụ thể hoá trong tuyên bố 24/10/1970 của
LHQ.
22
- Nội dung cơ bản của nguyên tắc:
+ Cấm can thiệp vũ trang& các hình thức can thiệp hoặc đe doạ khác nhằm
chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia
khác.
+ Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị& các biện pháp khác để buộc quốc
gia khác phụ thuộc vào mình.
+ Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ
chính quyền quốc gia khác.
+ Cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
+ Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội phù hợp với nguyện vọn của nhân dân.
* Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ
của quốc gia khác:
- Khi có xung đột vũ trang trong nội bộ quốc gia đã đến mức độ nghiêm trọng,
đe doạ hoà bình, an ninh quốc tế thì HĐBA có quyền can thiệp.
- LHQ quyết định can thiệp vào quốc gia nào đó có sự vi phạm nghiêm trọng
các quyền cơ bản của con người như phân biệt chủng tộc, diệt chủng hoặc vi
phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế quan trọng khác mà sự vi phạm này có thể
đe doạ hoà bình& anh ninh quốc tế.
32. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau:
- Nguyên tắc này đã được thiết lập từ thời kỳ đầu xuất hiện Nhà nước ở các
khu vực địa lý khác nhau nhưng chỉ dừng lại ở các lĩnh vực cơ bản như phân
định lãnh thổ, biên giới, hợp tác nhằm giải quyết các vấn đề về chiến tranh,
hoà bình, ngoại giao, lãnh sự.
- Sau chiến tranh TG2 nguyên tắc này đã trở thành 1 nguyên tắc quan trọng
của Luật Quốc tế hiện đại, đượ ghi nhận lần đầu tiên tại k3 đ 1 hiến chương
LHQ& được xác nhận chính thức trong tuyên bố 24/10/1970.
- Theo Hiến chương LHQ các quốc gia có nghĩa vụ hợp “tiến hành hợp tác
quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, XH, văn hoá& nhân đạo trên phạm
vi quốc tế” cũng như “ duy trì hoà bình& an ninh quốc tế bằng cách tiến hành
các biện pháp tập thể có hiệu quả”
- Nội dung của nguyên tắc:
+ Quốc gia phải hợp tác với các quốc gia khác trong việc duy trì hòa bình& an
ninh quốc tế.
23
+ các quốc gia phải hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng chung& tuân thủ
quyền con nguời& các quyền tự do cơ bản khác của cá nhân, thủ tiêu các hình
thứcphân biệt tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc.
+ Các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội, thương mại, KHKT, công nghệ theo các nguyên tắc bình đẳng về chủ
quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ.
+ Các quốc gia thành viên LHQ phải thực hiện các hành động chung hay riêng
trong việc hợp tác ới LHQ theo quy định của Hiến chương.
+ Các quốc gia phải hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, KHCN nhằm
khuyến khích sự tiến bộ về văn hóa, giáo dục, phát triển kinh tế trên tòan thế
giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
33. Nguyên tắc dân tộc tự quyết:
- Trước CTTG1 đây chỉ là nguyên tắc có tính chất chính trị nằm trongý thức
pháp luật của các dân tộc.
- Sau CMT10 thì trở thành nguyên tắc pháp lý nhưng chua được phổ cập rộng
rãi.
- Sau CTTG2, nguyên tắc này được khẳng định& ghi nhận trong nhiều văn bản
pháp lý quốc tế. Nội dung của nguyên tắc được cụ thể hóa trong tuyên bố
24/10/1970, Hiến chương LHQ, Nghị quyết 1514 (XV) ngày 14/12/1960 của
đại hội đồng LHQ về t rao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa.
- Nội dung của nguyên tắc:
+ Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc
gia liên bang hoặc đơn nhất trên cơ sở tự nguyện.
+ Tự lựa chôn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, XH.
+ Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngòai.
+ Quyền của dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh kể cả đấu tranh
vũ trang để giành độc lập& nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ từ bên ngòai, kể cả
giúp đỡ về quân sự.
+ Tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa,
tín ngưỡng, điều kiện địa lý.
34. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (pacta sunt
servanda)
24
- Đây là nguyên tắc cổ xưa nhất, được hình thành từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ&
tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế.
- Nguyên tắc này được ghi nhận trong rất nhiều văn kiện pháp lý quốc tế như:
Hiến chương LHQ, Công ước Vienna 1969 về luật điều ước quốc tế, tuyên bố
24/10/1970.
- Nội dung cơ bản của nguyên tắc:
+ Mỗi quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện 1 cách tận tâm, đầy đủ, thiện chí&
trung thực nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương LHQ, các điều ước quốc tế mà
quốc gia là thành viên, các tuyên bố đơn phương của quốc gia đưa ra phù hợp
với Hiến chương LHQ& Luật Quốc tế hiện đại.
+ Các quốc gia không được viện dẫn những lý do không chính đáng để từ chối
thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong điều ước như đất nước có biểu tình,
thiên tai, sự thay đổi lãnh thổ.
+ Nguyên tắc này chỉ được áp dụng đối với các điều ước quốc tế có hiệu lực tức
là những điều ước quốc tế được kí kết 1 cách tự nguyện trên cơ sở bình đẳng.
* Các trường hợp ngọai lệ của nguyên tắc pacta sunt servanda:
Các quốc gia không phải thực hiện các điều ước, cam kết mà mình là thành viên
khi:
+ Điều ước quốc tế mà mình đã ký kết hoặc tham gia có nội dung trái với Hiến
chương LHQ& các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế.
+ Khi ký kết các điều ước quốc tế, các bên đã vi phạm các quy định của pháp
luật quốc gia về thẩm quyền& thủ tục ký kết.
+ Khi 1 trong các bên tham gia điều ước vi phạm nghiêm trọng điều ước hoặc
chỉ hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ.
+ Khi những điều kiện để thực hiện điều ước có sự thay đổicơ bản (rebus
sisstantibus) vd: có sự thay đổi tư cách chủ thể Luật Quốc tế.
35. Khái niệm& đặc điểm công nhận quốc tế:
- Công nhận quốc tế có thể được quan niệm là hành vi chính trị pháp lý của
các quốc gia công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định (chủ yếu là
động cơ chính trị kinh tế quốc phòng) nhằm xác nhận sự tồn tại của thành
viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc gia công
nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế…của thành viên mới& ý
định muốn được thiết lập các quan hệ bình thường, ổn định với thành viên
mới của cộng đồng quốc tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc
tế.
25