Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Bài giảng quản lý hệ thống máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

QUẢN LÝ HỆ THỐNG MÁY TÍNH
(Dành cho sinh viên hệ CĐSP Lý - Tin, CĐSP Toán - Tin)

Tác giả biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh

Năm 2015



Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MÁY TÍNH .....................................1
1.1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử (MTĐT) ..............................................3
1.2. Nguồn điện máy tính .......................................................................................4
1.3. Mainboard .......................................................................................................7
1.4. CPU (Central Processing Unit) .....................................................................14
1.5. Bộ nhớ ...........................................................................................................19
1.6. Thân máy (Case) ...........................................................................................22
1.7. Các thiết bị ngoại vi thông dụng ...................................................................24

CHƢƠNG 2. LẮP RÁP MÁY TÍNH ......................................................................27
2.1. Các thiết bị cần thiết .....................................................................................27
2.2. Dụng cụ .........................................................................................................27
2.3. Các bƣớc thực hiện .......................................................................................27
CHƢƠNG 3. PHÂN VÙNG VÀ ĐỊNH DẠNG ĐĨA CỨNG.................................32
3.1. Mục đích của việc định dạng ........................................................................32
3.2. Các bƣớc thực hiện .......................................................................................32
CHƢƠNG 4. THIẾT LẬP BIOS .............................................................................36
4.1. Giới thiệu BIOS và CMOS ...........................................................................36
4.2. Thao tác vào BIOS SETUP ..........................................................................36
4.3. Thiết lập các thành phần cơ bản (Standard CMOS Setup) ...........................36
4.4. Thiết lập các thành phần nâng cao (Advanced Setup) ..................................38

4.5. Thiết lập các thành phần khác.......................................................................38
CHƢƠNG 5. CÀI ĐẶT PHẦN MỀM.....................................................................39
5.1. Cài đặt hệ điều hành ......................................................................................39
5.2. Cài đặt các phần mềm ứng dụng ...................................................................45
CHƢƠNG 6. BẢO TRÌ HỆ THỐNG ......................................................................46
6.1. Dụng cụ cần thiết ..........................................................................................46
6.2. Làm vệ sinh và tẩy OXY hóa các thiết bị .....................................................46
6.3. Dọn rác máy tính sử dụng công cụ ...............................................................49
2 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015


CHƢƠNG 7. KIỂM TRA, CHUẨN ĐOÁN VÀ SỬA LỖI ...................................54
7.1. Sơ đồ chẩn đoán hƣ hỏng MT .......................................................................54
7.2. Quá trình khởi động và sự cố khắc phục ......................................................55
7.3. Một số lỗi thƣờng gặp ...................................................................................56
7.4. Hệ thống câu hỏi và bài tập ..........................................................................61

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MÁY TÍNH
1.1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử (MTĐT)
Hơn nửa thế kỷ qua, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tính năng của
MTĐT đã đƣợc hoàn thiện không ngừng. Mặc dù vậy, các nguyên lý hoạt động,
3 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình



Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

cũng nhƣ cấu trúc cơ bản của MTĐT vẫn chƣa có gì thay đổi đáng kể. Cấu trúc
tổng quát của các hệ MTĐT đều bao gồm các khối chức năng chủ yếu sau:
 Bộ nhớ (Memory): là nơi lƣu trữ các dữ liệu. Bộ nhớ đƣợc phân cấp thành
2 loại. Bộ nhớ trong là bộ nhớ làm việc trong quá trình xử lý. Bộ nhớ ngoài có tốc
độ làm việc chậm. Bù lại, thông tin trong bộ nhớ ngoài có thể lƣu trữ lâu dài mà
không cần nguồn nuôi. Tuy nhiên máy tính không thể xử lý trực tiếp các thông tin
trong bộ nhớ ngoài mà trƣớc khi xử lý phải chuyển chúng vào bộ nhớ trong.
 Bộ số học và Logic (Arithmetic Logic Unit - ALU): là nơi thực hiện các

xử lý để thực hiện các phép tính số học và logic.
 Bộ điều khiển (Control Unit - CU): là đơn vị chức năng đảm bảo cho máy
tính thực hiện đúng theo chƣơng trình đã định. Bộ điều khiển phải điều phối, đồng
bộ hóa tất cả các thiết bị của máy tính để phục vụ yêu cầu xử lý do chƣơng trình
quy định. Do bộ điều khiển và bộ số học logic phải phối hợp hết sức chặt chẽ trong
suốt quá trình thực hiện chƣơng trình nên kể từ máy tính thế hệ thứ 3, ngƣời ta
thƣờng chế tạo chúng trong một khối chức năng chung gọi là bộ xử lý trung tâm
(Central Processing Unit).
 Thiết bị ngoại vi (Peripheral Device): là các thiết bị giúp máy tính giao
tiếp với môi trƣờng bên ngoài kể cả với ngừi sử dụng.

Sơ đồ cấu trúc của MTĐT (Các mũi tên là đường chuyển dữ liệu, các đường nét

đứt thể hiện các kênh điều khiển)
1.2. Nguồn điện máy tính
1.2.1. Chức năng
Chức năng cơ bản của bộ nguồn là biến đổi dòng điện xoay chiều thành các
dòng điện một chiều cung cấp cho các bộ phận của máy tính. Thông thƣờng các
4 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

thành phần điện tử và các mạch trong hệ thống máy tính sử dụng nguồn +3,3V và
+5V. Các mô tơ (ổ đĩa, quạt) sử dụng nguồn +12V.

1.2.2. Phân loại
Bộ nguồn dùng cho máy tính cũng có nhiều chủng loại ứng với mỗi loại bo
mạch chủ khác nhau, phổ biến là ATX và BTX.
a. Nguồn AT:
Nguồn này cung cấp 4 mức điện áp +5 V, +12 V, -5 V và -12 V , sử dụng
chân 12 chân cắm đƣợc chia làm hai phần, mỗi phần 6 chân.

Chân cắm nguồn AT
b. Nguồn ATX:
Nguồn ATX cho phép tắt mở nguồn tự động bằng phần mềm/ thông qua
mạng mà không phải sử dụng công tắc (với card mạng có tính năng Wake-onLAN). Một số loại bộ nguồn ATX:
ATX: jack chính 20 chân (dùng cho Pentium III hoặc Athlon XP).

ATX12V: jack chính 20 chân, dây phụ 4 chân (Pentium 4/ Athlon 64).
ATX12V 2.X: dây chính 24 chân, dây phụ 4 chân (Pentium 4 Socket 775 và các hệ
thống Athlon 64, PCI-Express).

Bộ nguồn ATX và chân cắm
5 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

ATX


V2.2/ V2.1

V2.01 /V 2.0

V1.3

Đầu cấp nguồn

24 pin

24 pin


20 pin

Số rail đƣờng12V

2

2

1

Đầu cấp nguồn SATA






0

Hiệu suất thấp nhất

72 %
70 %
Bảng so sánh các bộ nguồn ATX


60 %

c. Nguồn BTX
Nguồn BTX một chuẩn mới đƣợc thiết kế với các thành phần bên trong hoàn
toàn khác với chuẩn ATX. Chuẩn BTX đƣợc thiết kế tối ƣu cho những công nghệ
mới nhất hiện nay: SATA, USB 2.0 và PCI Express…

Bộ nguồn BTX
1.2.3. Các thành phần của bộ nguồn

6 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình



Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

1- Quạt tản nhiệt
2- Đầu cấp nguồn
3- Công tắc điều chỉnh điện áp
4- Ổ cắm nguồn
1.2.4. Các thông số của bộ nguồn

Thông số của bộ nguồn thường được ghi trên vỏ của bộ nguồn
Volt: chỉ số chênh lệch năng lƣợng điện giữa hai điểm hiệu điện thế
Amp: cƣờng độ dòng điện

Watt: công suất nguồn điện
1.3. Mainboard
1.3.1. Chức năng
7 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

Trong các thành phần bên trong thân máy thì Mainboard đóng vai trò rất
quan trọng. Nó liên kết tất cả các thành phần khác nhau của toàn bộ hệ thống máy
tính với nhau. Chất lƣợng của Mainboard chính có ảnh hƣởng lớn đến hiệu suất
hoạt động của toàn bộ hệ thống máy tính. Mainboard có các thuật ngữ tiếng anh

sau: Mainboard, Motherboard, Systemboard.
1.3.2. Các kiểu Mainboard
a. Mainboard không tích hợp
Là kiểu thiết kế chỉ có những thành phần cốt lõi. Các thành phần khác sẽ
đƣợc bổ sung thông qua các khe cắm mở rộng. Đƣợc dùng cho những ngƣời có
nhu cầu sử dụng máy tính đòi hỏi tốc độ nhanh mà những thiết bị tích hợp trên
Mainboard thƣờng không đáp ứng đƣợc.

Mainboard không tích hợp
b. Mainboard tích hợp
Đƣợc tích hợp thêm một số thiết bị khác để giảm chi phí sản xuất và giảm
giá thành. Thƣờng đƣợc tích hợp các thiết bị nhƣ sound card, VGA card, LAN

card…

8 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

Mainboard tích hợp
1.3.3. Các thành phần trên Mainboard:
Một mainboard thƣờng đƣợc cấu tạo và tích hợp bởi nhiều thành phần linh
kiện điện tử khác nhau. Có thể chia làm các nhóm:
 Khe cắm mở rộng

 I/O port
 Các chip điện tử
 Khe cắm bộ nhớ
 Các kết nối (connectors)
 Jumpers và đế cắm vi xử lý.

Các thành phần trên Mainboard
a. Các chip điện tử (Chipset)
Nhiệm vụ của Chipset: Kết nối các thành phần trên Mainboard và các thiết bị ngoại
vi lại với nhau, điều khiển tốc độ Bus cho phù hợp giữa các thiết bị.
Có loại chipset:
 Chipset cầu bắc (North Bridge)

 Chipset cầu năm (Sourth Bridge)

9 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

Sơ đồ hoạt động của Chipset
b. Khe cắm mở rộng (expansion slot)
 Peripheral Component Interconnect (PCI): là chuẩn khe cắm mở rộng
cung cấp các đƣờng truyền tốc độ cao giữa CPU với các thiết bị ngoại vi
nhƣ: card màn hình, card mạng, card âm thanh….

 Accelerated Graphics Port (AGP): là khe cắm card mở rộng chuyên dùng
cho card màn hình tốc độ cao, nó ra đời thay thế cho PCI.
 PCI Express (PCIe): là chuẩn giao tiếp dùng cho card đồ họa của máy tính
(thay cho giao diện AGP) mới phát triển sau này.

Các loại khe cắm mở rộng
c. Khe cắm bộ nhớ
Các loại module khe cắm:
10 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015


 SIMM (Single Inline Memory Modules)
 DIMM (Dual Inline Memory Modules)
 RIMM (Rambus Inline Memory Modules)
 SoDIMM (Small Outline Dual Inline Memory Modules)
Chủng loại DIMM Modules:
Bao gồm:
 SDR SDRAM
 DDR SDRAM
 DDR II SDRAM
 DDR III SDRAM
d. Đế cắm vi xử lý (CPU)

Các loại giao tiếp của vi xử lý:
 Slot 1: Pentium II, Pentium III, Celeron
 Slot 2: Pentium II Xeon, Pentium III Xeon
 Slot A: các vi xử lý của hãng AMD
 Socket: là đế cắm dạng hình chữ nhật.

Giao tiếp kiểu Slot

11 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015


Giao tiếp CPU kiểu Socket
Đế cắm CPU kiểu Socket
 Socket 370: Pentium III, Celeron
 Socket A (462 pin): AMD Duron
 Socket 423: Pentium IV
 Socket 478: Pentium IV và Celeron
 Socket 775: Pentium IV và CoreTM 2 Duo
 Socket AM2 (939 pin): AMD Athlon 64
 Socket 1155/1156: CoreTM i3, i5
 Socket 1366: CoreTM i7
e. Các kết nối (connectors)

- Kết nối nguồn: Power Connectors: thành phần quan trọng dùng để cung cấp
năng lƣợng cho tất cả các thiết bị trên mainboard.

Kết nối nguồn
- Kết nối ATA/IDE và FDD (Floppy Disk Drive):
ATA/IDE (HDD): Là chuẩn kết nối CD/DVD, HDD với mạch điều khiển IDE trên
mainboard, gồm 40 pin.
IDE-FDD: Là chuẩn kết nối FDD với mạch điều khiển IDE trên mainboard gồm
34pin.
Một sợi cáp IDE chỉ kết nối 2 thiết bị (Master và slave)

12 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình



Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

Kết nối chuẩn IDE
- Kết nối SATA (HDD): Có thế mạnh về tốc độ, dung lƣợng, truyền tín hiệu tốt
hơn, an toàn hơn giúp SATA nhanh chóng thay thế giao diện Parallel ATA. Loại
này có 7 Pin.

Kết nối chuẩn SATA
f. Jumper: đƣợc thiết kế bằng plastic nhỏ có tính chất dẫn điện dùng để cắm vào
những mạch hở tạo thành mạch kín để thực hiện một nhiệm vụ nào đó.


13 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

Jumper
g. I/O port
Bao gồm:
- PS2: kết nối với chuột và bàn phím máy tính
- VGA: kết nối màn hình máy tính
- Parallel: kết nối máy in

- LAN: kết nối mạng LAN/Internet
- USB: kết nối với các thiết bị giao tiếp USB

Các I/O port
1.4. CPU (Central Processing Unit)
CPU là thành phần quan trọng nhất trong máy tính, là trung tâm xử lý và
điều khiển mọi hoạt động của hệ thống, là một mạch tích hợp đƣợc tạo thành từ
nhiều bóng bán dẫn (transistor).
1.4.1. Chức năng
Điều khiển tất cả mọi hoạt động của máy tính từ các công việc nhƣ: tính
toán, xử lý dữ liệu… đến các quá trình truy xuất, trao đổi thông tin với các thành
phần khác trong hệ thống theo những chƣơng trình đƣợc thiết lập sẵn.

14 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

Sơ đồ chức năng của CPU
1.4.2. Các nhà sản xuất vi xử lý
a. Intel
 Dòng Intel® Core™, Intel® Pentium®, Intel® Celeron® dùng cho máy để
bàn, Laptop và Notebook.
 Dòng Intel® Xeon™, Intel® Itanium™, dùng cho các máy chủ, máy trạm.


Vi xử lý Intel
b. AMD (Advanced Micro Devices)
 Dòng Phenom™, Athlon™, Sempron™ dùng cho máy để bàn.
 Dòng Turion™ 64 X2 Dual-Core Mobile Technology, Athlon 64 X2,
Mobile AMD Sempron dùng cho Laptop, Notebook.
 Dòng Athlon MP, Opteron™ dùng cho máy chủ, máy trạm.
15 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

Vi xử lý AMD

1.4.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Vi xử lý đƣợc cấu tạo từ nhiều thành phần với các chức năng chuyên biệt,
phụ thuộc vào từng nhà sản xuất. Tuy mỗi vi xử lý có thiết kế riêng nhƣng tất cả
đều có cùng chung một nguyên lý hoạt động.
a. Cấu tạo
Cấu tạo vi xử lý bao gồm
 Control Unit (CU)
 Arithmetic Logic Unit (ALU)
 Floating Point Unit (FPU)
 Register
 Cache L1
 Cache L2

 Bộ giải mã(Decode)
 IO – BUS Unit

16 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

Sơ đồ cấu tạo của vi xử lý
b. Nguyên lý hoạt động
Vi xử lý hoạt động thông qua các giai đoạn sau:
 Giai đoạn nạp: đọc các lệnh của chƣơng trình và dữ liệu cần thiết vào bộ xử

lý.
 Giai đoạn giải mã: xác định mục đích của lệnh và chuyển nó đến phần cứng
tƣơng ứng.
 Giai đoạn thực thi: thực hiện các lệnh và dữ liệu đã đƣợc nạp sẵn.
 Giai đoạn hoàn tất: lấy kết quả của giai đoạn thực thi đƣa vào thanh ghi của
bộ xử lý hay bộ nhớ chính.

17 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015


Sơ đồ khối nguyên lý hoạt động của vi xử lý
1.4.4. Đặc trƣng của vi xử lý
Mỗi vi xử lý đều có những đặc trƣng và các thông số kỹ thuật khác nhau.
Tuy nhiên khi đề cập đến vi xử lý chúng ta thƣờng quan tâm đến một số yếu tố sau
đây:
 Tốc độ làm việc
 BUS (FSB)
 Bộ nhớ đệm (Cache)
o Cache L1, L2
o L3
 Độ rộng Bus
 Điện áp hoạt động

 Socket/ slot
 …
1.4.5. Công nghệ của vi xử lý
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật tạo nên nhiều công nghệ mới giúp CPU
tối ƣu hóa mọi hoạt động và đạt đƣợc hiệu quả sử dụng cao nhất.
Các công nghệ tiêu biểu đƣợc tích hợp cho vi xử lý:
 Hyper Threading Technology
 Dual Core, Quad Core
 Intel Extended Memory 64 Technology (EM64T)
 Intel Virtualization Technology
 Enhanced Intel SpeedStep
 Execute Disable Bit

18 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

 Centrino
1.5. Bộ nhớ
Bộ nhớ là thiết bị lƣu trữ thông tin trong quá trình máy tính xử lý. Bộ nhớ bao
gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
1.5.1. Bộ nhớ trong
Bộ nhớ trong gồm ROM và RAM :
 ROM (Read Only Memory) là Bộ nhớ chỉ đọc thông tin dùng để lƣu trữ các

chƣơng trình hệ thống, chƣơng trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (ROM-BIOS
: ROM-Basic Input/Output System). Thông tin đƣợc giữ trên ROM thƣờng xuyên
ngay cả khi mất điện. Bộ nhớ này đƣợc các công ty sản xuất máy tính cài đặt sẵn
trên máy. Ngƣời sử dụng máy tính không thể tự thay đổi nội dung thông tin trong
ROM.

ROM-BIOS
 RAM (Random Access Memory) là Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, đƣợc dùng
để lƣu trữ dữ kiện và chƣơng trình trong quá trình thao tác và tính toán. RAM có
đặc điểm là nội dung thông tin chứa trong nó sẽ mất đi khi mất điện hoặc tắt máy.
Các loại RAM thông dụng hiện nay:
o SDR SDRAM (Single Data Rate Synchronous Dynamic RAM): có tốc độ

bus từ 66/100/133/150MHz, tổng số pin là 168, với độ rộng bus là 64 bit, điện áp
là 3.3V và giao tiếp theo dạng Modules DIMM.

SDR SDRAM
o DDR SDRAM (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM): có tốc độ
19 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

bus 200/266/333/400/433MHz, 64 bit dữ liệu, tổng số pin là 184, điện áp là 2.5V.
Chuẩn giao tiếp là Modules DIMM.


DDR SDRAM
o DDR II SDRAM (Double Data Rate II Synchronous Dynamic RAM): phát
triển sau này có tốc độ bus khá lớn 400/433/533/667/800/1066MHz, số bit dữ liệu
là 64 bit, tổng số pin là 240, điện áp là 1.8V. Chuẩn giao tiếp là Modules DIMM.

DDR II SDRAM
o DDR III SDRAM (Double Data Rate III Synchronous Dynamic RAM): có
tốc độ bus 800/1066/1333/1600 Mhz, số bit dữ liệu là 64, điện thế là 1.5v, tổng số
pin là 240.

1.5.2. Bộ nhớ ngoài

Bộ nhớ ngoài nhƣ đĩa từ, băng từ ... Ðể lƣu trữ thông tin và có thể chuyển các
thông tin này qua máy tính khác, ngƣời ta sử dụng các đĩa, băng từ nhƣ là các bộ
nhớ ngoài. Các bộ nhớ này có dung lƣợng chứa lớn, không bị mất đi khi không có
nguồn điện. Trên các máy vi tính phổ biến hiện nay có các loại đĩa từ sau:
 Ðĩa cứng (hard disk): có nhiều loại dung lƣợng từ hàng trăm đến vài hàng
MB, đến nay đã có đĩa cứng hàng trăm, nghìn GB.
20 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

Đĩa cứng (HDD)

 Ðĩa mềm (floppy disk): phổ biến có 2 loại đĩa có đƣờng kính 5.25 inches
(dung lƣợng 360 KB hoặc 1.2 MB) và loại 3.5 inches (dung lƣợng 720 KB hoặc
1.44 MB)

Ðĩa mềm
 Ðĩa quang (Compact disk): loại 4.72 inches có dung lƣợng vào khoảng 600
MB. Ðĩa quang thƣờng chỉ đƣợc đọc và không ghi đƣợc (CD-ROM) là thiết bị phổ
biến với các phần mềm phong phú mang nhiều thông tin, hình ảnh, âm thanh
không thể thiếu đƣợc trong các phƣơng tiện đa truyền thông (multimedia).

Đĩa quang
 USB/ổ cứng di động: Là thiết bị nhớ cầm tay, nhỏ gọn phổ biến hiện nay


USB

21 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

Ổ cứng di động
1.6. Thân máy (Case)
Dùng để gắn kết và bảo vệ các thành phần linh kiện phần cứng giúp các thiết
bị hoạt động tốt và an toàn cũng nhƣ tạo vẻ mỹ quan cho hệ thống. Thùng máy

đƣợc thiết kế dựa trên cấu trúc của bo mạch chủ. Hiện nay gồm chuẩn ATX và
BTX…
1.6.1. Cấu trúc thân máy
Cấu trúc bên trong của các loại thùng máy đều tƣơng tự nhau. Phổ biến nhất
vẫn là kiểu thiết kế theo chuẩn ATX, gồm 4 khu vực chính:
 Khu vực lắp bộ nguồn
 Khu vực lắp các ổ đĩa quang
 Khu vực lắp các thiết bị 3.5”
 Khu vực lắp đặt Mainboard

Cấu trúc bên trong thân máy
22 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình



Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

Mặt trƣớc có các chức năng nhƣ nút công tắt nguồn, nút khởi động nóng và
các đèn tín hiệu nguồn, tín hiệu ổ cứng. Nhƣng đến đời Pentium IV mặt trƣớc còn
đƣợc tích hợp thêm một số chức năng nhƣ cổng giao tiếp USB, Audio…

Cấu trúc mặt trước trong thân máy
Mặt sau của thùng máy gồm các loại jack cắm (thƣờng gọi là cổng). Các
thiết bị vào/ra (I/O) và thiết bị ngoại vi, thông qua dây nối vào các cổng để giao
tiếp với thành phần bên trong của khối hệ thống.


Cấu trúc mặt sau trong thân máy
1.6.2. Dây tín hiệu và đèn
Là phần quan trọng trong thùng máy, dùng để kết nối các tín hiệu nhƣ đèn ổ
cứng, đèn báo tín hiệu nguồn và các nút khởi động… Đối với đời máy Pentium 4
thùng máy lại thêm một số chức năng nhƣ dây kết nối USB, dây mirophone nối ra
mặt trƣớc.
Thông thƣờng có các loại dây tín hiệu và đèn sau:
 POWER SW: Dây tín hiệu công tắc nguồn
 POWER LED: Dây tín hiệu đèn khi nguồn hoạt động
 RESET SW: Dây tin hiệu công tắc khởi động lại máy
 HDD LED: Dây tín hiệu đọc/ghi dữ liệu trên ổ cứng


23 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình


Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

Dây tín hiệu và đèn trong đi kèm thân máy
1.7. Các thiết bị ngoại vi thông dụng
Các thiết bị ngoại vi thông dụng bao gồm: Màn hình (Monitor), Bàn phím
(keyboard), Chuột (mouse), Máy in (printer), Máy quét (scanner)…
1.7.1. Màn hình
Là thiết bị giao tiếp giữa ngƣời và máy, nó đƣợc sử dụng để xuất các thông

tin kết
quả xử lý trong quá trình làm việc. Vì vậy nó là thiết bị không thể thiếu trong hệ
thống máy tính. Chất lƣợng của màn hình đƣợc đánh giá dựa 3 tiêu chí: kích thƣớc
(độ dài đƣờng chéo tính theo đơn vị inches), độ phân giải (tính theo số pixel trên
một đơn vị diện tích), tần số làm tƣơi (Hz). Ngày nay có hai loại màn hình phổ
biến xuất hiện trên thị trƣờng. Màn hình thƣờng (CRT) và màn hình tinh thể lỏng
(LCD)

Màn hình CRT

24 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình



Bài giảng Quản lý hệ thống máy tính 2015

Màn hình tinh thể lỏng (LCD)
1.7.2. Bàn phím (keyboard)
Là thiết bị chính giúp ngƣời sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ thống máy
tính.Bàn phím có thiết kế nhiều ngôn ngữ, cách bố trí, hình dáng và các phím chức
năng khác nhau. Thông thƣờng một bàn phím có từ 83 đến 105 phím và chúng
đƣợc chia bốn nhóm phím: phím dùng soạn thảo, phím chức năng, các phím số và
nhóm phím điều khiển màn hình. Bàn phím đƣợc nối với máy tính thông qua cổng
PS/2 và USB.


Bàn phím (keyboard)
1.7.3. Chuột (mouse)
Đây là thiết bị dùng để đào tạo máy tính, nó có hình giống chuột. Chúng thƣờng sử
dụng trên các giao diện đồ họa. Đƣợc nối với máy tính qua cổng PS/2, COM hay
USB.

Chuột (mouse)
1.7.4. Máy in (Printer)
25 Biên soạn: ThS. Nguyễn Duy Linh – Khoa KTCN, ĐH Quảng Bình



×