Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ỨNG DỤNG CNTT DAY HỌC MÔN TƯ NHIÊN HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 27 trang )

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN
Họ vàtên: ĐÀO THỊ MAI PHƯƠNG
Tổ Toán – Trường THPT Hòa Bình
1. Sự cần thiết ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học của bộ môn
Toán:
CNTT là một phần phương tiện giúp chúng ta hòa nhập với thế giới trong mọi
lĩnh vực. Đối với ngành Giáo dục – Đào tạo, đặc biệt trong công tác giảng dạy, CNTT
có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra và đánh
giá. Nhờ đó giúp học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn,
chất lượng kiểm tra và đánh giá từ đó được nâng cao.
Định hướng đổi mới Phương pháp dạy học (PPDH) môn Toán hiện nay là tích
cực hóa hoạt động học tập nhằm hình thành cho Học sinh (HS) tư duy tích cực, độc lập,
sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Đặc trưng của Toán học là
trừu tượng hoá cao độ và có tính lôgic chặt chẽ, trong dạy học Toán ngoài suy diễn
lôgic phải chú trọng nguyên tắc trực quan quy nạp, trực giác Toán học. Với sự tham gia
của CNTT, môi trường dạy học thay đổi, có tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá
trình dạy học và tác động tới đổi mới PPDH môn Toán. Như hỗ trợ HS tìm hiểu sâu nội
dung kiến thức; rèn luyện kỹ năng, củng cố ôn tập kiến thức cũ; rèn luyện, phát triển tư
duy toán học; đổi mới phương pháp và hình thức dạy học môn Toán. Thay đổi vai trò
của Giáo viên (GV) thành người tổ chức, điều khiển, tác động lên HS; thực hiện phân
hoá cao trong quá trình dạy học Toán; hỗ trợ khả năng đi sâu vào các phương pháp học
tập, phương pháp thực nghiệm Toán học; kiểm soát và đánh giá quá trình học tập của
HS kịp thời; góp phần hình thành phẩm chất, đạo đức, tác phong hiện đại cho HS.
2. Cơ sở lý luận:
2. 1. Khái niệm:
Ứng dụng CNTT là áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất để từng bước giảm
khó khăn, kém hiệu quả; nâng dần năng suất và chất lượng.
Ứng dụng CNTT trong dạy và học là việc ứng dụng những thành tựu của CNTT
một cách phù hợp và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Như vậy, ứng
dụng CNTT trong giảng dạy và học tập không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là




dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên
lớp. Ứng dụng CNTT phải được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan
đến đào tạo; liên quan đến công việc của người làm công tác giáo dục; liên quan đến
hoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và
tài nguyên học tập … Và cao hơn, với E-Learning, hoạt động dạy và học ngày nay được
diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Trên lớp, ở nhà, ngay tại góc học tập của mình học sinh vẫn
có thể nghe thầy cô giảng, vẫn được giao bài và được hướng dẫn làm bài tập, vẫn có
thể nộp bài và trình bày ý kiến của mình …
2. 2. Một số ứng dụng CNTT trong dạy học:
Ứng dụng trong soạn thảo giáo án
Một trong những ứng dụng của CNTT trong dạy học là soạn thảo giáo án bằng
MS Office hay Open Office. Ngoài ra, tùy theo đặc thù môn học giáo viên còn có một
số phần mềm hổ trợ. Với môn Toán có các phần mềm hỗ trợ như: MathType, Latex,
GeoPlan, GeoSpace, Cabri, …
Soạn thảo bản trình chiếu điện tử thông dụng và đơn giản nhất hiện nay mà giáo
viên thường dùng là MS PowerPoint, Latex.
Ứng dụng trong thực hiện bài giảng
Một trong các yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng
dạy học là phương tiện dạy học qua việc sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại:
Máy chiếu projector, smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy
học, các trang web, …
Ứng dụng trong lưu trữ, khai thác, trao đổi, … tài liệu
3. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học của bộ môn Toán trường THPT
Hòa Bình:
3. 1. Thuận lợi:
Trong vài năm trở lại đây, nhìn chung CNTT đang được ứng dụng rộng rãi trong
việc dạy học Toán ở các trường THPT. Rất nhiều GV đã biết sử dụng phần mềm
Microsoft PowerPoint, MathType, Latex, GeoPlan, GeoSpace, Cabri, … để thiết kế

bài giảng điện tử, trình bày đề cương bài giảng gọn đẹp sinh động và thuận tiện. Vì vậy
người dạy tiết kiệm được thời gian và có điều kiện đi sâu vào bản chất bài học, và do
đó ngày càng được nâng cao.Với sự hỗ trợ của CNTT trong một thời gian ngắn của tiết
học, GV có thể hướng dẫn cho HS tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú, và sinh
động. Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Những hình
ảnh mô phỏng thực tế một cách hợp lý, sinh động sẽ thu hút được sự quan tâm, hứng
thú học tập của HS.


Nhà trường trang bị các dụng cụ, thiết bị, tài liệu phục vụ cho GV, HS nghiên
cứu, ứng dụng CNTT. Tạo điều kiện cho GV sử dụng các thiết bị thực hiện những tiết
dạy có ứng dụng CNTT.
GV, HS thường xuyên tham khảo, tìm hiểu, thực hành các ứng dụng mới, áp
dụng vào bài dạy.
3. 2. Khó khăn:
GV mất nhiều thời gian để chuẩn bị giáo án. Quá trình tìm kiếm nguồn tư liệu
hướng dẫn sử dụng, thực hành phần mềm mới tốn thời gian hơn soạn một giáo án thông
thường nên một số GV còn ngại ứng dụng.
Khi trình chiếu trong giờ dạy học trên lớp, HS hay tò mò chú ý đến hình ảnh,
hiệu ứng mà ít chú ý đến nội dung của bài học, ít ghi chép những nội dung quan trọng
của bài học.
Hiệu quả của một số tiết dạy chưa cao và không nổi bật so với các phương pháp
khác.
Cơ sở vật chất còn hạn chế, nên không thường xuyên thực hiện được những tiết
dạy có ứng dụng CNTT.
4. Biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học của bộ môn Toán:
Sử dụng phần mềm dạy học Toán làm phương tiện hỗ trợ một cách hợp lý sẽ cho
hiệu quả cao. Phần mềm mô phỏng những chuyển động hình học, chuyển động điểm,
sự biến thiên của đồ thị hàm số, ... để cho người học có thể quan sát được “điều” mà
các phương tiện khác khó có thể thực hiện được.

Đối với HS chưa khá giỏi toán, các bài toán hình học còn trừu tượng, khó hiểu.
Vì vậy, học hình học với sự trợ giúp của hình ảnh trực quan được mô phỏng trên phần
mềm là cách học rất tốt.
Với HS giỏi toán, thấy hứng thú học tập, giúp sáng tạo những bài toán hay, phát
huy được tính tích cực chủ động trong học toán, góp phần phát triển trí tuệ, bồi dưỡng
năng lực tư duy sáng tạo cho HS.
Môn Toán cần chú trọng các phần mềm mô phỏng, minh họa các chuyển động
hình học, giúp HS tự tìm tri thức mới, tự ôn tập, tự luyện tập theo nội dung tùy chọn,
theo các mức độ tùy theo năng lực của từng HS. Các phần mềm như: GeoPlan,
GeoSpace, Cabri, Mindmap (vẽ bản đồ tư duy), ... hỗ trợ hiệu quả dạy học môn Toán.
Giúp HS có thể tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi kiến thức mới, thiết kế những bài toán
hay, bài toán vui phát huy tính sáng tạo của HS. Các phần mềm này cho một bộ công


cụ tương tự như “thước kẻ, compa” để người sử dụng có thể thao tác trên chúng tạo ra
các hình hình học và các hiệu ứng chuyển động ...
4. 1. Ứng dụng phần mềm Cabri vẽ đồ thị hàm số bậc hai (Đại số 10):
Vẽ đồ thị hàm số y = 3x2 – 2x – 1.


y
O

x


4. 2. Ứng dụng phần mềm Geoplan tìm ảnh của hình qua phép dời hình và
phép đồng dạng (Hình học 11):
Tìm ảnh của đường thẳng AB qua phép dời hình được thực hiện liên tiếp bởi
phép tịnh tiến theo v, v  (1; 4) vàphép quay Q( O;  ) . Viết phương trình ảnh của đường

2

thẳng AB, biết phương trình đường thẳng AB: x – 3y + 5 = 0.

4. 3. Ứng dụng phần mềm Geospace vẽ hình không gian (Hình học 11, 12):

Hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình chữ nhật

Hình lăng trụ


4. 4. Bài tập ngoại khóa:
Thu thập các hình ảnh thực tế có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu, các khối đa
diện (hình học 12), …
Sử dụng trò chơi toán học trên mạng Internet là hình thức học mà chơi, vừa góp
phần cho các em được làm quen với máy tính, khai thác hiệu quả mạng Internet.
Tìm hiểu về hình học Fractal và bông tuyết Vônkốc khi học về phép biến hình
(hình học 11), …
5. Kết luận và kiến nghị:
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, mang
lại hiệu quả cao là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở
vật chất và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát
triển CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của
các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành – của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực
học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên.
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể dựa hoàn toàn vào CNTT, cónhững bài học
cóthể ứng dụng CNTT, nhưng cũng có những bài phải sử dụng phương pháp khác hoặc
phải kết hợp nhiều phương pháp để có được một bài dạy hiệu quả nhất. Ứng dụng
CNTT vào dạy học nói chung, dạy học Toán nói riêng làmột việc làm cần thiết, nó
không còn làchuyện của từng cánhân mỗi GV màlàtrách nhiệm vàlàbiện pháp nhằm

thúc đẩy hoạt động dạy vàhọc ở các bậc học.
Vấn đề đặt ra làcần có cái nhìn và định hướng đúng đắn trong việc sử dụng
CNTT trong dạy học Toán. Nên ứng dụng CNTT ở những thời điểm nào, bài học nào,
mức độ nào, … để khai thác hết khả năng tiềm ẩn của nómàkhông hạn chế việc phát
triển tư duy của HS, bởi Toán học cótí
nh chất trừu tượng cao độ vàtí
nh lôgic. Điều đó
đòi hỏi người GV phải cótâm huyết với nghề, thường xuyên tìm hiểu vàthực hành các
phần mềm ứng dụng mới, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nắm vững những yêu
cầu, kĩ năng về CNTT, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Toán,… và người GV
vẫn luôn giữ vai tròchủ đạo trong sự thành công của tiết học.
Nhà trường, tổ bộ môn thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn GV sử dụng
các phần mềm ứng dụng mới.
GV phải thường xuyên cập nhật, trao đổi, sử dụng, thực hành các ứng dụng, áp
dụng thí
ch hợp cho từng bài.


THAM LUẬN
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Bộ Môn Tin Học
GV: Trương Thị Nam Thủy
Tổ vật lý – công nghệ - Tin học

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo đã chọn là năm Công nghệ
thông tin, bao hàm: CNTT trong quản lý, điều hành tác nghiệp và trong giảng dạy, học
tập.
Trong Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm
thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện

để tiến tới một xã hội học tập”.
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước, nhất là chỉ thị 58CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT
phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành
giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công
tác giáo dục và đào tạo, hiện nay trường chúng ta đã đáp ứng cơ sở vật chất phục vụ
tốt việc ứng dụng CNTT.
II. CƠ SỞ LÍLUẬN
Từ năm học 2006 - 2007, Tin học đã là bộ môn học bắt buộc ở khối THPT. Vìvậy,
100% các trường THPT trên toàn quốc đã được trang bị máy tính và một số trang thiết
bị CNTT hiện đại khác để phục vụ giảng dạy.
Bản thân tôi cũng đã ứng dụng để soạn giáo án điện tử, xây dựng các mô phỏng
thuật toán, chạy các chương trình, các câu lệnh, yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung
rồi trình bày kiến thức dưới dạng một sản phẩm công nghệ...


Như vậy, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là
nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường
giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép”,
học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp
hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.

 Ưu điểm (so với phương pháp truyền thống)
- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera … với âm thanh,
văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu
quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan.
- Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện
nhà trường.
Vídụ: mô phỏng các thínghiệm nguy hiểm, độc hại: axit; thínghiệm với bạc, vàng ...
Film về thế giới động vật...

- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử
dụng qua những mạng máy tính, kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên
những điều kiện cực kìthuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập.
- Những thínghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm
thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh
có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới.
Rõ ràng, CNTT chắc chắn có những tác động tích cực tới sự phát triển trítuệ của học
sinh.
 Nhược điểm:
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một
mức độ nào đó thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn
trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không
phải toàn bộ chương trình


VD: những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo
phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vìgiáo viên sẽ ghi tất cả nội
dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu
đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử.
- Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, thậm
chícòn né tránh.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên
cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm
dụng.

III. THỰC TRẠNG
- Giáo viên: biết sử dụng máy vi tính và có thể thiết kế, chỉnh sửa giáo án trên
Powerpoint và Violet. GV tích cực đổi mới, không ngừng học tập phương pháp hiệu
quả, tự rèn luyện nâng cao trình độ tin học, sử dụng các trang thiết bị hiện đại. Đặc
biệt GV luôn chuẩn bị kĩ bài giảng trước khi đến lớp. Tuy nhiên cơ sở vật chất của nhà

trường còn chưa được hoàn thiện: Trường có máy projecter, máy tính nhưng chưa có
phòng chức năng riêng nên việc sử dụng các phương tiện dạy học còn hạn chế. Khi
giáo viên muốn sử dụng thìphải tháo và lắp đặt tại lớp học của mình.. Việc thiết kế 1
bài giáo án trên Powerpoint hay Violet cũng mất rất nhiều thời gian (ít nhất là 2 giờ)
nên việc đưa giáo án điện tử vào giảng dạy các tiết học nói chung cũng như tiết học
TNXH nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập.
- Tính đến thời điểm này, vẫn chưa có một loại giáo trình hay tài liệu nào dùng để
hướng dẫn sinh viên các trường sư phạm hoặc giáo viên phổ thông về việc ứng dụng
CNTT như thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
- Các lớp bồi dưỡng về CNTT còn ít và chất lượng chưa cao.


- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy
tin học và ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế: Thiếu các phòng học
chức năng; số máy tính phục vụ cho học tin học của học sinh còn ít (chỉ có 02 phòng
với 40 máy tính). Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự tích cực tham
mưu của nhà trường, đến nay tình trạng cơ sở vật chất về tin học và công nghệ thông
tin của nhà trường đã được cải thiện đáng kể: Số máy tính phục vụ cho văn phòng
BGH, phòng chuyên môn, giáo viên, kế toán, thư viện là 08 máy; phục vụ cho dạy học
là 40 máy. Trong đó tất cả các máy đều được nối mạng Internet. Nhà trường có 04
máy chiếu projector, 06 máy in, 02 máy photo và một số phương tiện khác.
IV. BIỆN PHÁP
1.Công tác bồi dưỡng giáo viên
Xác định Con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành
công trong việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy. Do đó, nhà trường đặc
biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc biệt là các kỹ năng
ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên. Để hiểu rõ trình độ và kỹ năng Tin học của đội
ngũ, ngoài việc tìm hiểu hồ sơ giáo viên, nhà trường đã tiến hành khảo sát thực tế. Kết
quả cho thấy 100% giáo viên có chứng chỉ Tin học từ A trở lên nhưng trong đó kỹ năng
sử dụng máy tính của một số giáo viên còn hạn chế.

2. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Nhà trường luôn cố gắng bố trísắp xếp khoa học để khai thác hiệu quả và sử dụng
tối đa số trang thiết bị hiện có.
- Các máy chiếu nên được lắp đặt cố định trên lớp học, tiện cho giáo viên sử dụng;
- Khuyến khích cán bộ giáo viên trong nhà trường kết nối Internet theo chương trình
khuyến mại dành riêng cho ngành giáo dục;
- Song song với việc khai thác sử dụng, nhà trường luôn chú trọng khâu quản lý cơ sở
vật chất, trang thiết bị như: giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận, thường xuyên
bảo dưỡng, quan tâm bồi dưỡng kiến thức cho người sử dụng với phương châm “ giữ
tốt- dùng bền” nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả trang thiết bị được cung cấp.
3. Các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học


- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng
phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên tích hợp CNTT vào từng môn học
thay vìchỉ được học trong môn Tin học. Mỗi giáo viên dạy trung bình ít nhất 1 tiết có
ứng dụng CNTT/ tháng, hàng tháng cán bộ phụ trách thiết bị báo cáo tổng hợp số tiết
dạy học có ứng dụng CNTT của mỗi giáo viên. Chuyên môn nhà trường chú trọng dự
giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm và tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về cách ứng
dụng CNTT một cách chọn lọc, phù hợp với đối tượng, nhằm phát huy có hiệu quả tác
dụng của phương tiện, tránh lạm dụng quá mức.
Các hình thức sử dụng hiệu quả được nhiều giáo viên sử dụng là: Dạy trình chiếu
với cách thiết kế các sile về hình thức gần giống với bảng truyền thống (màu sắc, cách
chia bảng, cách trình bày đầu bài, đề mục,...); sử dụng máy chiếu như là phương tiện
hỗ trợ cung cấp kênh hình với nhiều hình ảnh sinh động, âm thanh, video mà không
phải mang vác nhiều tranh ảnh, bảng phụ, máy móc thiết bị khác; CNTT với nhiều
phần mềm tiện ích là công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV trong công tác soạn bài, quản lý
điểm, đánh giá xếp loại học sinh… được tiện lợi và nhanh chóng.
- Tham gia lập và sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo
trên website của Bộ, Sở và các trường bạn, tài nguyên dùng chung trên website của

trường.
- Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác quản lý và
giảng dạy của CBGV thông qua bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết
với trang web của trường.
- Tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích, hiệu quả
trong trao đổi cập nhật thông tin. Yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên lập và đăng ký một địa
chỉ mail cố định với nhà trường.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia thi giờ dạy có ứng dụng CNTT.
- Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy
học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội
dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thìkhông nên sử dụng,


- Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy
vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org,
giaovien.net, moet.edu.vn, …
- Khi thiết kế bài giảng điện tử, cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, hình ảnh,
bảng đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn
giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont thìcần lưu ý về Font chữ, màu chữ và hiệu ứng
thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài
giảng)
4. Phương tiện CNTT ứng dụng cho bài giảng trên lớp thường gồm:
- Máy móc, thiết bị điện tử.
- Phần mềm trình chiếu như powerpoint (đơn giản và thuận tiện nhất) hay một số
phần mềm trình chiếu khác. Đây là dạng phổ biến nhất hiện song hay nhầm lẫn gọi đây
là giáo án điện tử. Vì vậy việc sử dụng powerpoint soạn bài, có thể gọi là bản trình
chiếu.
- Các phần mềm dạy học như phần mềm thínghiệm ảo, soạn bài giảng violet, adobe
presenter, mô phỏng flash, phần mềm quay phim camtasia, snap it…
- Các công cụ thể hiện multimedia. Một sản phẩm, một phần mềm, một thiết bị tin học

được cho là multimedia khi nó cho phép khai thác thông tin đa thức, nhiều kiểu như:
văn bản văn bản (text), âm thanh (sound), tiếng nói (voice), hình ảnh tĩnh (image),
video-clip, hình động (animation), đồ hoạ (graphic)...
5. Kiểm tra, đánh giá
Giáo viên cũng có thể sử dụng các phần mềm trên để kiểm tra bài cũ của học
sinh. Thông qua các trò chơi ô chữ, kéo thả chữ giáo viên cũng có thể tổ chức vào các
buổi kiểm tra miệng, sinh hoạt lớp.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Ứng dụng CNTT trong dạy học không phải là một phương pháp mà chỉ là sự hỗ trợ
đổi mới phương pháp dạy học bằng các công cụ, phương tiện CNTT. Do đó điều cần
-


tránh là tuyệt đối không thể đồng nhất việc thực hiện tiết dạy có ứng dụng CNTT với
bài trình chiếu powerpoint đơn thuần.
- Cần tránh việc lạm dụng ứng dụng CNTT mà không xem xét kĩ những nội dung nào
cần thiết và khi nào cần thiết, hoặc loại bỏ hẵn những phương tiện khác.
- Việc ứng dụng CNTT trong một tiết dạy-học không có nghĩa là thời lượng toàn bộ tiết
dạy-học chỉ dành duy nhất cho ứng dụng CNTT. Giáo viên cần linh hoạt sử dụng
phương tiện CNTT hay phương tiện truyền thống khác trong tiết dạy-học khi nào xét
thấy cần thiết và hiệu quả.
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với giáo viên, nhưng
qua một thời gian không dài, chủ trương này đã cho thấy hiệu quả tích cực khi CNTT
mang lại cho cả thầy và trò không gian mới nhiều hứng thú trong lớp học. Với sự hỗ
trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có
thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc
sống hiện đại gần gũi hơn với học sinh mà còn giúp cả người dạy và người học được
tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.
Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu

quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo sâu sát của
ngành, sự vào cuộc thực sự của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nhiệt tình, nỗ lực học
hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên. Cần cung cấp cho họ “công cụ” để họ
bớt khó khăn trong việc chuẩn bị bài lên lớp. Theo tôi, công cụ này bao gồm : Tài liệu
hướng dẫn phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT, kho tư liệu hình ảnh thực (đoạn
phim ngắn) hoặc hình ảnh mô phỏng các thínghiệm khó, đồng thời giới thiệu các phần
mềm có thể ứng dụng hoặc các trang web để truy cập khai thác thông tin phục vụ việc
dạy học. Người thiết kế thư viện tư liệu hình ảnh không những phải giỏi về lĩnh vực
CNTT mà còn phải nắm vững về phương pháp dạy học. Chính vìvậy, không phải giáo
viên nào cũng tự mình thiết kế được các thínghiệm mô phỏng hoặc các hình ảnh phục
vụ bài giảng. Để có được phần mềm cũng như bộ tài liệu và kho tư liệu hình ảnh có
chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu dạy học theo chương trình, các cơ quan có chức năng
về sản xuất đồ dùng dạy học cần khẩn chương tìm hiểu nhu cầu thị trường, sản xuất
và cung ứng kịp thời về các địa phương. Nếu giáo viên được trang bị những công cụ


này thìhọ chỉ cần đầu tư thời gian để thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với đối tượng
học sinh và cơ sở vật chất của nhà trường. Đồng thời họ cũng định hướng được việc
sử dụng các trang thiết bị CNTT cho phù hợp với bài học và yêu cầu sư phạm. Tránh
được hiện tượng "nhìn chép" hoặc "chiếu chép " như đã từng xảy ra ở một số nơi có
ứng dụng CNTT như hiện nay.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN
SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH
Dương Anh Trung
Tổ Hóa – Sinh – THPT Hòa Bì
nh
1. Sự cần thiết ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học của bộ môn Sinh
học.
Thế kỷ XXI - thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học vàcông nghệ đặc biệt là

CNTT. CNTT ảnh hưởng đến sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực vàgiáo dục cũng không
nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Để một tiết dạy thành công vàthu hút sự chúýcủa các em
học sinh cần phải có các hì
nh ảnh sống động, những đoạn phim minh họa nên nếu ứng
dụng CNTT (phần mền MS powerpoint, đầu DVD...) vào việc giảng dạy thìrất dễ dàng.
Sinh học làmột trong số những môn học như vậy, trong định hướng về phương pháp
vàthiết bị dạy học Sinh học bậc THPT Bộ GD - ĐT chỉ rõ: "Cần xây dựng những băng
hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tí
nh tạo thuận lợi cho giáo viên giảng dạy những cấu trúc,
quátrì
nh sống ở cấp tế bào, phân tử vàcác cấp trên cơ thể”.
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường
việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại cụ thể làviệc ứng dụng CNTT.
Nhất làở Trường THPT Hòa Bình, điều kiện cơ sở vật chất như tranh, hình là rất
hạn chế nên để dạy một tiết học thành công lại càng khó. Vìvậy cần tạo ra cho các em sự
thí
ch thúhọc tập để làm được điều đó thì phải áp dụng CNTT. Chí
nh vìvậy, tôi đã chọn
đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT Hòa
Bình” nhằm mục đích nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp.
2. Cơ sở lýluận.
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất làchỉ thị 58-CT/UW
của Bộ Chí
nh Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa vàHiện đại hóa đã chỉ rõtrọng tâm của ngành giáo
dục là: “Đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo”.


Chiến lược phát triển trong giai đoạn 2005 – 2010 đã chỉ rõ: “Nhanh chóng áp dụng

công nghệ thông tin vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục”
Năm học 2010 – 2011 là năm học Bộ giáo dục tiếp tục triển khai đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy vàquản lí. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy
làviệc ứng dụng các sản phẩm phần mềm tin học vào thiết kế các bài giảng phục vụ các
giờ lên lớp. Giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên cóthể khai
thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tùy thuộc vào trình độ
của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên, kết hợp những ưu điểm của phương
pháp dạy học truyền thống vàcủa các công nghệ hiện đại.
Như vậy, CNTT là công cụ đắc lực, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả giảng dạy. Do đó, ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn
hiện nay.
3. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn Sinh học trường THPT
Hòa Bì
nh.
Dẫu biết rằng CNTT rất cần thiết, làcông cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên, nhất là
giáo viên môn sinh học nhưng hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn Sinh
học trường THPT Hòa Bì
nh làrất hạn chế, thường chỉ sử dụng vào tiết biểu diễn, thao
giảng …. Có thực trạng này, theo tôi việc ứng dụng CNTT trong môn Sinh học trường
THPT Hòa Bì
nh rất í
t còn do một số nguyên nhân như sau:
Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian
cho việc chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện các bài giảng một cách công phu bằng các
dẫn chứng sống động trên các slide trong các tiết học líthuyết làmột điều màcác giáo viên
không muốn nghĩ đến.
Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thìgiáo viên phải vất vả
gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tí
nh, sử dụng

thành thạo các phần mềm (đặc biệt làMicrosoft Power point) giáo viên cần phải cóniềm
đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tí
nh thẩm mĩ để

m nguồn tư liệu từ nhiều nguồn.
Hơn nữa, trong quátrì
nh thiết kế, để cómột giáo án điện tử tốt, từng cánhân giáo
viên còn gặp khánhiều khó khăn trong việc đi tìm hình ảnh, phim minh họa, tư liệu dẫn
chứng phùhợp với bài giảng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho giáo
viên thường nétránh việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Ngoài ra, bài giảng đã được định hì
nh sẵn, mang tính áp đặt nên tiến trì
nh bài giảng
sẽ giống nhau cho các lớp, và các bước lên lớp cũng giống nhau. Các đề mục không được


giữ lại trong suốt bài học để học sinh tái hiện lại nội dung kiến thức khi cần liên hệ. Xuất
hiện kiến thức quánhanh, học sinh không thể đọc được, không thể ghi được, cuối cùng
“chỉ nhìn”. Học sinh tiếp thu bài giảng làcả một quátrì
nh kết hợp giữa việc nghe bài giảng
bằng tai, thấy thầy viết bằng mắt, hiểu vàghi lại bằng tay. Thiếu một khâu thì chưa thể nói
làtiếp thu bài giảng tốt được, hiểu bài được (đó là chưa kể các em sẽ làm việc khác bằng
khâu đó). Mặt khác sự xuất hiện đột ngột cũng như sự biến mất đột ngột làm cho võnão
không ghi nhận được thông tin hoặc thông tin không để lại ấn tượng trong võnão, sự tái
hiện về cuối bài học sẽ rất khó(phần củng cố), về nhàsẽ khó hơn.
Lạm dụng những hiệu ứng, màu sắc, đưa vào bài giảng những hì
nh ảnh làm cho bị
nhiễu thông tin trong quátrì
nh tiếp thu bài giảng của học sinh (đây là lỗi nhận thức). Nếu
“bảng xuất hiện đầy những tí

n hiệu lạ, hì
nh ảnh lạ”, học sinh sẽ bị phân tâm, tòmò, chúý
phần giáo viên không yêu cầu, hệ quả mang lại ngoài ýmuốn của giờ học làhọc sinh không
hiểu bài.
Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo (chưa có phòng nghe nhìn cố định).
Việc chuẩn bị cho một giáo án điện tử đã mất thời gian, ngoài ra để thực hiện một tiết dạy
cóứng dụng CNTT thì ngoài giáo án, tư liệu còn cần phải cóthời gian để lắp đặt công cụ
hỗ trợ như projector, màn chiếu. Việc này sẽ làm mất nhiều thời gian của giáo viên.
Chí
nh vìnhững nguyên nhân trên màhiện nay việc ứng dụng CNTT trong giảng
dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT Hòa Bì
nh làkháhạn chế.
4. Biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học của bộ môn.
4.1. Ứng dụng CNTT trong kiểm tra bài cũ.
Lâu nay, giáo viên thường sử dụng phương pháp kiểm tra bài cũ theo lối truyền
thống làvấn đáp. Với hì
nh thức này, diễn ra thường xuyên cóthể sẽ gây sự nhàm chán cho
học sinh. Mặt khác, học sinh sẽ học theo kiểu đối phó, sau tiết học đó có một số học sinh
sẽ quên kiến thức. Để khác phục tì
nh trạng này, tôi sử dụng hì
nh ảnh liên quan đến kiến
thức, yêu cầu học sinh thông qua hì
nh ảnh để tái hiện lại kiến thức. Với cách làm này, học
sinh sẽ phải học kiến thức một cách chủ động, yêu cầu không chỉ nhớ màcòn phải biết,
phải hiểu.
Vídụ: Trước khi vào dạy Bài 30: Sự nhân lên của Virut trong tế bào chủ tôi hỏi bài
cũ học sinh bằng cách đưa hình sau đây và đặt các câu hỏi:


Điền tên các bộ phận tương ứng với các số 1, 2 , 3, 4, 5

Trì
nh bày về cấu tạo vàchức năng của các bộ phận đó
HD:
1: Gai glicoprotein: Được cấu tạo từ protein vàcacbohydrat, làkháng nguyên và
giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ
2: Vỏ ngoài: Cấu tạo từ lớp kép photpholipit vàprotein, cóchức năng bảo vệ virut
3. Vỏ capsit: Được cấu tạo từ các đơn vị hì
nh thái làcapsome, cóchức năng bảo vệ
lõi axit nucleic
4: Hệ gen: Có thể làADN hoặc ARN, có chức năng quy định mọi đặc điểm của
virut
5: Nucleocapsit
Trên đây là cách để kiểm tra kiến thức của 1 bài. Ngoài cách kiểm tra trên tôi cósử
dụng thêm “trò chơi ô chữ” để vừa tạo sự hứng thúcho học sinh trong kiểm tra bài cũ.
Ngoài ra, với cách kiểm tra này tôi cóthể kiểm tra kiến thức của toàn chương.
Vídụ: Tôi sử dụng ôchữ trong kiểm tra bài cũ của Chương II: Sinh trưởng vàsinh
sản của vi sinh vật thuộc Phần ba: Sinh học vi sinh vật trong chương trình sinh học 10.
4.2. Ứng dụng CNTT trong truyền tải nội dung bài mới.
Môn Sinh học làmôn khoa học thực nghiệm, chương trình môn Sinh học đặc biệt
làChươngIII: Virut và bệnh truyền nhiễm thuộc Phần ba: Sinh học vi sinh vật trong chương
trì
nh sinh học 10 là chương liên quan đến thực tế rất nhiều. Tuy nhiên, trong khuôn khổ
của SGK chỉ đưa ra một số hì
nh ảnh tượng trưng, chưa được đầy đủ, đặc biệt chương này
cóthể sử dụng các đoạn phim để minh họa cho nội dung bài học rất hay. Do đó tôi sử dụng
CNTT để đưa thêm các hình ảnh minh họa, các đoạn phim để phục vụ cho việc giảng dạy
nội dung bài mới.
4.2.1. Sử dụng hì
nh ảnh để truyền tải kiến thức
Với thời lượng vàkhuôn khổ của mì

nh, SGK chỉ đưa ra một số hì
nh minh họa.
Trong môn Sinh học cómột số nội dung thìhì
nh ảnh trong SGK chưa thể hiện rõ. Do đó
tôi minh họa thêm một số hì
nh ảnh để làm rõthêm kiến thức bài học cho học sinh.


Vídụ: Khi dạy Bài 29: Cấu trúc các loại virut thuộc Phần ba: Sinh học vi sinh vật
trong chương trình sinh học 10 . Nội dung trong SGK chỉ nói về cấu trúc của vỏ ngoài gồm
lớp photpholipit kép vàprotein, không cóhì
nh minh họa, tôi sử dụng thêm hì
nh cấu trúc
của vỏ ngoài để minh họa cho học sinh. Nhờ vậy học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, không
trừu tượng

4.2.2. Sử dụng phim trong giảng dạy bài mới
Hạn chế lớn nhất của SGK đối với bộ môn Sinh học làvới đặc trưng của bộ môn,
cóphần kiến thức quá trình. Do đó cách tốt nhất làcóphim minh họa, nhưng với SGK thì
phim không thể thể hiện được. Để khắc phục hạn chế này, tôi sử dụng CNTT để đưa vào
các đoạn phim minh họa trong dạy học kiến thức quátrì
nh
Vídụ: Sử dụng đoạn phim “Các giai đoạn trong chu trì
nh nhân lên của Virut” để
giảng dạy nội dung mục I – Chu trì
nh nhân lên của Virut ở Bài 30: Sự nhân lên của Virut
trong tế bào chủ thuộc chương trình Sinh học 10.
Đầu tiên, tôi sử dụng đoạn phim về cả quátrì
nh nhân lên của Virut để cho học sinh
cócái nhì

n tổng quan về quá trình này. Kèm theo đó tôi yêu cầu học sinh xác định xem
quátrì
nh này gồm những giai đoạn nào?

Sau đó cũng với đoạn phim trên, tôi cắt nó ra thành các đoạn nhỏ tương ứng với
từng giai đoạn, cho học sinh kết hợp với SGK để tì
m ra kiến thức bài học.
Với cách truyền tải như thế này, theo tôi học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức một cách
chủ động, vìngoài những từ ngữ, hì
nh ảnh đã được giới thiệu trong sách giáo khoa thì
thông qua các đoạn phim minh họa, học sinh sẽ hiểu được kiến thức đó như thế nào?
4.3. Ứng dụng CNTT trong củng cố kiến thức
Lâu nay giáo viên thường dùng các câu hỏi ngắn để củng cố kiến thức cho học sinh.
Để thay đổi trong vấn đề củng cố kiến thức bài học tôi sử dụng CNTT để soạn các câu hỏi


củng cố dưới dạng trắc nghiệm để củng cố lại kiến thức bài học cho học sinh. Ngoài ra tôi
cũng sử dụng cả trò chơi ô chữ, với trò chơi này tôi làm giảm được sự căng thẳng cho học
sinh bên cạnh củng cố lại kiến thức cho học sinh. Ngoài ra với cách củng cố này, học sinh
có thể thuộc bài ngay tại lớp. Đặc biệt, để khắc phục nhược điểm của bài giảng có ứng
dụng CNTT là các đề mục của bài học không được thể hiện đầy đủ. Để khắc phục nhược
điểm này, tôi thường sử dụng các sơ đồ (sử dụng phần mềm Mind map) để củng cố lại kiến
thức bài học cho học sinh.
Vídụ: Khi dạy xong Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể thuộc Chương I: Cơ
chế di truyền vàbiến dị trong chương trình Sinh học 12, tôi thiết kế sơ đồ như sau:

Với sơ đồ này, học sinh sẽ cóthể hì
nh dung, ôn tập lại những kiến thức đã được
học trong bài.
5. Kết luận vàkhuyến nghị

5.1. Kết luận
Ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung vàdạy học môn Sinh học nói riêng làmột
việc làm cần thiết, nó không còn làchuyện của cánhân của mỗi giáo viên màlàtrách
nhiệm vàlàbiện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động dạy học ở các bậc học.
Ứng dụng CNTT vào dạy học Sinh học ở trường THPT Hòa Bì
nh sẽ giải quyết một
phần những vướng mắc màchúng ta vấp phải như dạy chay, thầy đọc tròchép, tiết kiệm
được thời gian làm các thínghiệm cần thười gian dài. Giáo viên cóthể sử dụng CNTT vào
các chương trình thí nghiệm, các chương trình phục vụ cho hoạt động dạy học, phát huy

nh tí
ch cực vàhứng thúcủa học sinh.
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể dựa hoàn toàn vào CNTT, có những bài học
chúng ta cóthể sử dụng CNTT, nhưng cũng có những bài ta phải sử dụng phương pháp


khác hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác hoặc làchúng ta phải kết hợp nhiều phương
pháp lại để có được một bài giảng hiệu quả nhất. Quan trọng nhất, ở đây nên coi CNTT
chỉ làmột công cụ hỗ trợ. Đối với người giáo viên thìkhông thể tách rời với “bảng đen
phấn trắng”.
5.2. Khuyến nghị
Ban giám hiệu nên tạo điều kiện, khuyến khí
ch, vận động giáo viên ứng dụng CNTT
trong dạy học. Cần tổ chức thêm nhiều hội thảo để giáo viên học tập kinh nghiệm. Ngoài
ra, nên tổ chức các lớp hướng dẫn các chương trình, phần mềm mới liên quan đến dạy học
cho giáo viện Bên cạnh đó, nên xây dựng các phòng chức năng để giáo viên thuận tiện hơn
trong việc ứng dụng CNTT tong các tiết dạy của mì
nh.
Về phí
a bộ môn Sinh học nên xây kho tư liệu chung về ứng dụng CNTT trong dạy

học bộ môn để giáo viên cóthể thường xuyên hơn trong việc ứng dụng CNTT vào các tiết
dạy của mì
nh.
Đề tài của tôi trên đây có thể còn chưa hoàn thiện do còn hạn chế về trình độ kiến
thức vàkinh nghiệm giảng dạy. Vìvậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quí
báu của các thầy giáo, côgiáo vàcác bạn đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi
xin chân thành cảm ơn!
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BIỂU DIỄN CÁC THÍ
NGHIỆM VẬT LÝ
Tác giả : Lê Thị Tuân
Tổ Vật lí - Công nghệ-Tin học trường THPT Hòa Bình
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT)
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
Vật lílàmột môn khoa học thực nghiệm, để học sinh cóthể hiểu rõ hơn về bản chất
các hiện tượng về Vật lýsau những giờ học lýthuyết đã được đề cập làmột yêu cầu hết
sức cần thiết. Do đó việc kết hợp giữa lýthuyết vàthực nghiệm trong dạy học Vật lílàmột
phương pháp quan trọng. Điều này không những mang lại hiệu quả trong việc dạy học,
cũng như góp phần tí
ch cực trong hoạt động nhận thức của học sinh.
Một vấn đề hiện đang khó khăn ở các trường phổ thông hiện nay làtì
nh trạng thiếu
thốn về cơ sở vật chất. Không phải trường phổ thông nào cũng thuận lợi được trang bị
phòng thínghiệm vàdụng cụ thínghiệm đầy đủ vàhiện đại. Trường THPT Hòa Bì
nh hiện
nay vẫn chưa được trang bị đầy đủ các dụng cụ thínghiệm hiện đại đặc biệt đối với một
số thínghiệm Vật lýnên rất khó khăn cho việc truyền đạt các thínghiệm trực quan sinh
động cho học sinh nhất làvới các thínghiệm phức tạp trong chương trình học. Điều này
dẫn đến một kết quả học sinh chưa thể hiểu được hết bản chất các hiện tượng Vật lýchỉ
mô tả qua lý thuyết. Một phương án có thể giúp cho học sinh có thể quan sát trực quan



được các hiện tượng vật lýthông qua môphỏng lại các thínghiệm ảo bằng cách ứng dụng
một số phần mềm CNTT như Crocodile Physics 605, Flash, Optics Mar.03 kết hợp với
dạy học lýthuyết. Đâylà một giải pháp cólợi í
ch quan trọng trong việc giảng dạy của giáo
viên, đồng thời giúp học sinh cóhứng thútrong học tập vàtiếp thu kiến thức nhanh chóng,
sâu sắc. Vìvậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng CNTT trong biểu diễn các thí
nghiệm Vật lý”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các chỉ thị, quyết định
Theo chỉ thị số 29/2001/CT – BGD & ĐT ngày 30/7/2001 của bộ trưởng Bộ Giáo
Dục Đào Tạo về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: “Đẩy mạnh
ứng dụng CNTT ở tất cả các cấp học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như công cụ
hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn
học” .
Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chí
nh phủ “Đẩy
mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy vàhọc
theo hướng giáo viên tự tí
ch hợp CNTT vào từng môn học thay vìhọc trong môn tin học.
Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn vàtự chọn tài liệu vàphần mềm (mãnguồn mở)
để giảng dạy ứng dụng CNTT” .
2. Vai trò của ứng dụng CNTT trong biểu diễn thí nghiệm Vật lý
Thực trạng dạy học ở nước ta hiện nay còn mang nặng tính “thông báo, tái hiện”,
các phương tiện dạy học hiện đại chưa được chúýkhai thác, sử dụng đúng mức. Tuy nhiên
mỗi môn học đều có những tính chất và đặc thù riêng do đó việc ứng dụng công nghệ thông
tin cũng phải phù hợp với các tính chất và đặc thù tương ứng. Hiện nay hầu hết các giao
viên đang sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học làsoạn giáo án giảng dạy
điện tử bằng phần mềm tin học Microsoft office PowerPoint đã khắc phục được nhiều bất
cập trong quátrì

nh giảng dạy của giáo viên. Có thể đưa vào nhiều thông tin liên quan đến
bài giảng kết hợp giữa chèn vào một số hình ảnh, màu sắc, âm thanh, video thực tế phù
hợp với môn học tạo nên sự đa dạng và phong phú trong bài giảng của giáo viên, kích thích
sự tiếp nhận bài giảng và tư duy tích cực của học sinh.
Riêng đối với các nội dung kiến thức Vật lílàchuyên ngành khoa học thực nghiệm
với nhiều nội dung khátrừu tượng học sinh rất khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức,
cũng như là giáo viên khó diễn tả hết được hiện tượng Vật lý chỉ bằng các suy luận lý
thuyết. Nên rất cần cósự quan sát, phân tí
ch hiện tượng một cách trực quan thông qua thí
nghiệm thực tiễn. Do đó ta phải tì
m cách làm sao cósự kết hợp hài hòa giữa quan sát thí
nghiệm vàsuy luận lýthuyết. Trên thực tế nếu chỉ thông qua phần mềm Microsoft office
PowerPoint để trình chiếu các slide nội dung bài giảng và chèn thêm tranh ảnh, các đoạn
phim về thí nghiệm minh họa thì cũng chưa đủ. Ta còn có thể sử dụng các phần mềm khác
để tạo ra các thí nghiệm ảo khó thực hiện trong phòng thí nghiệm thực, hoặc có nhưng
chưa phân tích được hết quá trình xảy ra bên trong hiện tượng. Nếu sử dụng được các thí
nghiệm ảo này tích hợp vào các giáo án điện tử phục vụ cho việc giảng dạy môn Vật lý sẽ
đem lại hiệu quả cao hơn.


III. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ
TRƯỜNG THPT HÒA BÌNH
1. Thuận lợi:
 Đội ngũ giáo viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, nhiệt tình hăng say trong công
tác giảng dạy. Hơn nữa hầu hết đội ngũ giáo viên đã được trang bị kiến thức tin học cơ
bản.
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin như sử dụng phần mềm Microsoft office
Powerpoint để soạn giáo án điện tử trong giảng dạy đã và đang được sử dụng trong nhà
trường.
2. Khó khăn:

 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn khó khăn, chưa trang bị đầy đủ phòng thí
nghiệm bộ môn Vật lí
.
 Các thiết bị ứng dụng CNTT chưa nhiều.
 Các giáo viên chưa sử dụng một số phần mềm tin học khác trong giảng dạy.
 Thường thìkhi gặp các trở ngại trên giáo viên sẽ phải dạy "chay" nên chất lượng giờ
dạy vàhọc không đạt hiệu quả cao nhất.
IV. BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1. Liên kết các thínghiệm ảo vào bài dạy để biểu diễn
Thínghiệm ảo Vật lí được thiết kế trên các phần mềm Crocodile Physics 605,
Working model, Flash, Optics Mar.03…dựa trên các quátrì
nh màthínghiệm thực xảy
ra.
Đưa các thí nghiệm ảo liên kết vào bài dạy được xem làmột giải pháp trong việc hỗ
trợ cho việc nhân thức của học sinh phát hiện ra các vấn đề màgiáo viên muốn dẫn dắt.
Vídụ như trong phần dòng điện trong các môi trường (Vật lí11).
Bài Dòng điện trong kim loại
Kết luận được: Bản chất dòng điện trong kim loại làdòng chuyển dời có hướng của
các electron tự do dưới tác dụng của điện trường
Tuy nhiên về phương diện lý thuyết hay tiến hành một thínghiệm thực tế chúng ta
không thể thấy được bằng mắt quỹ đạo chuyển động của các electron như thế nào? Thông qua
thínghiệm ảo thìviệc quan sát trực quan các quỹ đạo chuyển động của electron trên hệ thống
thínghiệm đã được môphỏng bằng phần mềm thông qua hệ thống máy tính như Hình 1 sẽ
giúp học sinh hình dung ra được cơ chế chuyển động của electron dưới tác dụng của điện
trường, làm rõ được thuyết electron về tí
nh dẫn điện trong kim loại, sự phụ thuộc của điện trở
vào nhiệt độ. Kết quả sau khi quan sát học sinh sẽ tiếp thu bài giảng với hiệu suất cao hơn.




nh 1. Môphỏng thínghiệm ảo dòng điện trong kim loại
2. Liên kết các video thínghiệm thực vào bài dạy để biểu diễn
Video thínghiệm Vật lí được đưa vào bài giảng làmột số đoạn video các thao tác thí
nghiệm đã được thực hiện bởi một số chuyên viên, giáo viên phòng thínghiệm trọng điểm
ở các thành phố lớn đã được trang bị đầy đủ thiết bị thínghiệm hiện đại. Ta cóthể lấy được
các video thínghiệm từ các trang Web trên mạng như Youtube, Violet, Thư viện Vật lý…
Khi quan sát đoạn video các thao tác thínghiệm thực tế học sinh sẽ quan sát rõ được
trước hết làcác thao tác thực hiện thínghiệm, tiếp đến làcác kết quả của hiện tượng Vật lý
xãy ra trong quátrì
nh tiến hành thínghiệm như sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ một
cách trực quan nhất như được thể hiện ở Hình 2 dưới đây.

Hình 2. Đoạn cắt từ Video thực hiện thínghiệm bài Dòng điện trong kim loại


Đưa các đoạn Video thínghiệm thực không có điều kiện tiến hành ở phòng thực
hành nhà trường vào bài giảng cũng khá hay. Tuy nhiên để thiết kế các thínghiệm cóhiệu
quả, phùhợp với nội dung bài học thìcần phải nghiên cứu nắm rõcác kiến thức bài dạy.
Nghiên cứu, lựa chọn các video thínghiệm thực sao cho phùhợp.
Các thínghiệm do bản thân mỗi giáo viên tự thiết kế hay tì
m kiếm trên các phần
mềm nên sẽ phùhợp với mục đích, phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên và trình độ
của học sinh.
Thực tế nếu kết hợp được cả hai cách biểu diễn cả thínghiệm ảo và các đoạn video vào
trong một bài giảng thìhiệu quả của bài giảng sẽ cóchất lượng nhiều hơn. Cả hai cách biểu
diễn này cómối liên hệ mật thiết vàbổ sung cho nhau.Thínghiệm thực cóthể cho ta quan sát
thao tác vàhiện tượng vật lýtrực quan nhất, còn thínghiệm ảo sẽ quan sát được cơ chế bản
chất hiện tượng nên góp phần làm rõ hơn những nguyên nhân của hiện tượng Vật lý đã xãy
ra.
Một vídụ khác ở bài Thấu Kí

nh, sự tạo ảnh của vật qua thấu kí
nh hội tụ khi thínghiệm
thực cho ta thấy đường đi của tia sáng qua thấu kí
nh hay ảnh của vật qua thấu kính như hình
3.

Hình 3. Đường đi của tia sáng hay vật sáng qua thấu kí
nh
Còn khi sử dụng thínghiệm ảo ta thấy rõ được ảnh của vật trong các trường hợp vật
nằm trong tiêu điểm, ngoài tiêu điểm hay tại tiêu điểm vàcách vẽ ảnh qua thấu kí
nh.


×