Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giáo trình lí luận và phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.57 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tác giả: Th.s Lương Thị Lan Huệ

Năm 2017

1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở
TRƯỜNG THCS..............................................................................................
1.1 Một số khái niệm.
1.2 Vị trí, đặc điểm của mơn GDCD ở trường THCS
1.2.1 Vị trí mơn GDCD ở trường THCS
1.2.2 Đặc điểm mơn GDCD ở trường THCS
1.3 Những điểm mới của chương trình mơn GDCD ở trường THCS.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THCS......
2.1.Khái niệm phương pháp, phương pháp dạy học
2.2 Thực trạng dạy học môn GDCD ở trường THCS
2.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD hiện nay và một số yêu cầu


đối với giáo viên và học sinh trong q trình dạy và học mơn GDCD.
2.4 Kỹ năng dạy học tích hợp và phân hóa trong dạy học môn GDCD ở
trường THCS
2.5 Những nguyên tắc cơ bản trong dạy học môn GDCD ở trường THCS
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
VÀO GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS........
3.1 Các phương pháp dạy học môn GDCD phổ biến hiện nay ở trường
THCS
3.2 Một số phương pháp dạy học kích thích tính tích cực học tập của học
sinh đối với môn GDCD
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin học sinh
3.2.2 Phương pháp phá băng
3.2.3 Phương pháp sơ đồ mạng nhện
3.2.4 Phương pháp dạy học đóng mở
3.2.5 Phương pháp đóng vai
3.2.6 Phương pháp thảo luận nhóm
3.2.7 Phương pháp tình huống

2


3.2.8 Phương pháp trò chơi
3.2.9 Phương pháp trò chơi
3.2.10 Phương pháp đề án
CHƯƠNG 4: CÁCH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN
GDCD Ở TRƯỜNG THCS VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÁC
PHUƠNG PHÁP DẠY HỌC............................................................................
4.1 Khái niệm kiểm tra, đánh giá
4.2 Các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn GDCD ở trường
THCS

4.3 Thiết kế các đề kiểm tra trong dạy học môn GDCD ở trường THCS
4.4. Hướng dẫn soạn giáo án và thực hành giảng dạy.......................

3


LỜI NÓI ĐẦU

Phương pháp giảng dạy vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Tính
khoa học thể hiện ở chỗ, giảng viên vần phải nắm bắt được nội dung kiến thức của
bài học để chuyển tải đến sinh viên, là một nghệ thuật nghĩa là giảng viên phải là
một bậc thầy về tâm lý và các kỹ năng sư phạm để linh hoạt xử lý tình huống trong
dạy học đồng thời hướng người học suy tư về nội dung bài học. Tóm lại, người
giảng viên đứng trên bục giảng cần có hai yếu tố cơ bản đó là nền tảng tri thức và
kỹ năng sư phạm. Để có được điều đó, địi hỏi mỗi người dạy cần phải nghiên cứu
để luôn làm mới tri thức, sự hiểu biết của mình và trao dồi nghiệp vụ sư phạm.
Nhằm giúp sinh viên tiếp cận được những đổi mới và yêu cầu dạy học bộ
môn Giáo dục công dân, chúng biên soạn bài giảng: Lý luận và phương pháp dạy
học môn GDCD ở trường THCS. Nội dung bài giảng nhằm cung cấp cho sinh viên
một số kiến thức về vị trí, vai trị mơn GDCD trong nhà trường phổ thơng, những
u cầu đổi mới nội dung, chương trình mơn học, u cầu đối với sinh viên và
giảng viên khi nghiên cứu, học tập và giảng dạy môn học này và phương pháp dạy
học tích cực có tính phổ biến hiện nay. Hy vọng bài giảng sẽ là tài liệu nghiên cứu
bổ ích cho sinh viên chuyên ngành GDCT và GDCD.

Quảng Bình, tháng 6 năm 2017
Giảng viên

Lương Thị Lan Huệ


4


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở
TRƯỜNG THCS
1.1 Một số khái niệm
Cụm từ ‘Giáo dục cơng dân” đã có từ rất sớm. Bởi từ xưa người ta đã có ý thức
được rằng con người cần phải sống phù hợp chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực
pháp luật, muốn vậy con người cần phải được giáo dục. Mỗi chế độ xã hội có một
chuẩn mực đạo đức và pháp luật riêng để giáo dục con người thơng qua trường
học, gia đình. Từ đó, có thể định nghĩa giáo dục công dân như sau: Giáo dục công
dân là một môn học nhằm giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống cũng
như giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của người học sinh đối với gia đình,
cộng đồng, xã hội. Đây là mơn học đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục nhân
cách cho học sinh, xây dựng nền tảng đạo đức để các em trưởng thành.
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông Việt Nam, Giáo dục công dân
là môn học mới, mơn GDCD mới được đưa vào chương trình phổ thơng thay mơn
Chính trị thường thức. Năm 1990-1991 mơn GDCD mới được thực hiện đại trà ở
bậc trung học. Trước năm 1991 nội dung môn GDCD chủ yếu hướng đến mục tiêu
tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và được gọi là mơn Chính trị. Sau năm 1991, GDCD mới được xem là môn
khoa học xã hội, chú trọng mục tiêu giáo dục nhân cách. Ngày 20/5/1998 Chỉ thị
số 30/1998/CT-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đã xác định: “Môn GDCD
ở trường phổ thơng có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách
học sinh”. Tuy nhiên mãi đến năm 2002, chương trình mơn GDCD hiện hành mới
được xây dựng và năm học 2006-2007 mới được thực hiện đại trà.
1.2 Vị trí, đặc điểm của mơn GDCD ở trường THCS
1.2.1 Vị trí mơn GDCD ở Trường THCS

5



Mơn GDCD vừa có vị trí thơng thường của một mơn học, vừa có vị trí đặc
biệt của nó.
Ở vị trí thơng thường, mơn GDCD được xếp ngang hàng với các môn khoa
học khác trong hệ thống các môn học. Nó có nhiệm vụ như các mơn khoa học
khác: trang bị cho học sinh những tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện
kỹ năng, phát triển trí tuệ cho học sinh.
Ở vị trí đặc biệt, mơn GDCD có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù bộ
mơn, khác biệt so với các bộ mơn khác. Đó là mơn GDCD cùng với các mơn học
khác đều có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Song môn GDCD
là môn học trực tiếp nhất về mặt này vì do đặc điểm kiến thức của nó. Nếu như các
môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khác có nhiệm vụ là cung cấp các tri thức
về tự nhiên về xã hội thì mơn GDCD thiên về cung cấp các tri thức, bài học đạo
đức làm người. Có thể nói mơn GDCD là mơn học giáo dục một cách hệ thống về
mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh; Trực tiếp xây dựng tư tưởng, tình
cảm, thái độ, hành vi đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của cơng dân với gia đình,
nhà trường, cộng đồng xã hội cho học sinh. Hiểu đúng tính đặc thù của bộ môn
GDCD sẽ giúp xác định tầm quan trọng của bộ môn , tránh việc coi nhẹ hay tầm
thường hóa bộ mơn này. Người giáo viên giảng dạy GDCD khơng chỉ có nhiệm vụ
truyền đạt tri thức mà cịn là người trực tiếp giáo dục tư tưởng, hình thành quan
niệm đạo đức, pháp luật cho học sinh.
1.2.2 Đặc điểm của môn GDCD ở Trường THCS
Thứ nhất, môn GDCD là mơn học thay thế cho mơn Chính trị-Đạo đức trước
đây. Đặc điểm cơ bản của nó là bao quát các kiến thức về đạo đứ và pháp luật. Tất
nhiên các kiến thức của nó rất đơn giản, như quan hệ ứng xử trong gia đình, hàng
xóm, cộng đồng dân cư, xã hội, các quyền công dân. Những kiến thức lớp 8, 9
bước đầu cung cấp những tri thức về pháp luật ở mức đơn giản nhất như quyền của
người công dân: quyền bất khả xâm phạm của con người về các mặt tự do, dân chủ
6



và trách nhiệm của công dân: trách nhiệm của người con trong gia đình, trách
nhiệm đối với cộng đồng xã hội. Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm đều
bao gồm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật nhưng theo mức khó, mở rộng tăng
dần phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của học sinh.
Thứ hai, môn GDCD chứa đựng một khối lượng tri thức công dân thể hiện ở
tên gọi của môn học, dạy học môn GDCD để làm người công dân thực hiện đúng
các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật. Đây là mơn học mang tính giáo
dục cao. Nhiệm vụ dạy học môn GDCD không đơn giản là truyền thụ tri thức mà
còn chú trọng đến giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Để mục đích cuối cùng là hình thành hành vi, thói quen đạo đức, pháp luật ở mỗi
học sinh.
Thứ ba, môn GDCD là môn học mà các tri thức, chuẩn mực, kỹ năng của nó
đều gắn chặt với sự kiện, chất liệu của cuộc sống hiện thực. Đó là những vấn đề
đạo đức và pháp luật hàng ngày, mối quan hệ, ứng xử giữa con người với con
người, giữa con người với tự nhiên, xã hội. Vì vậy, dạy học mơn GDCD phải gắn
bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn, nội dung dạy phải mang chất liệu của đời sống
xã hội, của học sinh. Trong qúa trình dạy học, giáo viên phải hướng dẫn học sinh
phát huy vốn kinh nghiệm sống của bản thân để phân tích, lý giải các hiện tượng
và chiếm lĩnh các chuẩn mực giá trị. Khắc phục sự tách rời giữa nhận thức và hành
động giữa lý luận và thực tiễn.
Thứ tư, môn GDCD là môn học được tích hợp nhiều nội dung giáo dục cần
thiết đối với người cơng dân. Ngồi hai chuẩn mực chính là đạo đức và pháp luật,
môn học cung cấp cho học sinh những vấn đề do cuộc sống đặt ra như: Quyền trẻ
em, dân số-sức khỏe, sinh sản, môi trường, bảo tồn di sản văn hóa...Việc tích hợp
các nội dung giáo dục được thể hiện trong chương trình mơn học và trong bài học.
Để dạy tốt địi hỏi giáo viên phải có kiến thức liên mơn, có ý thức vận dụng tích
hợp trong giảng dạy.
7



1.3 Những điểm mới của chương trình mơn GDCD ở trường THCS
- Chương trình mơn GDCD ở trường THCS được thực hiện với thời lượng:
+ Dạy các bài mới : 26 tiết.
+ Thực hành ngoại khóa: 3 tiết
+ Kiểm tra viết (45 phút): 2 tiết
+ Ôn tập học kỳ:

2 tiết

+ Kiểm tra học kỳ:

2 tiết
Cộng 35 tiết

- Chương trình GDCD THCS hiện nay cịn mang tính hàn lâm, tham kiến
thức, một số nội dung chưa phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Ví dụ: Ví dụ lớp 7
các em phải nắm được nội dung như HS phải nắm hết kiến thức về quốc hội,
HĐND các cấp ở các bài về bộ máy nhà nước sau đó làm bài tập với các câu hỏi
muốn đăng ký tạm trú, kết hôn... phải đến những cơ quan nào? Hay như ở bài
Quyền tự do tín ngưỡng và tơn giáo, các em phải nghe giảng về tình hình tơn giáo
ở Việt Nam, các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước”.
Xu hướng đổi mới nội dung, chương trình mơn GDCD ở trường THCS sau
năm 2015 là:
- Từ năm 2018 sẽ đổi mới căn bản giáo dục, đó là sự đổi mới căn bản, tồn
diện và sâu sắc về giáo dục. Đó là đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương
pháp giảng dạy, đổi mới cách thức tổ chức lớp học, đổi mới kiểm tra, đánh giá và
đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong đó,
chương trình giáo dục phổ thơng mới (THCS và THPT) sẽ đa dạng hóa hình thức

tổ chức học tập, coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm
sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học.
- Học sinh sẽ được trang bị 3 phẩm chất chính: Sống u thương, sống tự
chủ và sống có trách nhiệm và 8 năng lực: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo,
năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực
tính tốn, năng lực cơng nghệ thơng và truyền thông.
8


Đổi mới chương trình theo hướng tích hợp lớp dưới và phân hóa lớp trên,
tăng mơn tự chọn, giảm mơn bắt buộc. Tên mơn học có thể thay đổi từng cấp học.
VD môn học cốt lõi của lĩnh vực giáo dục đạo đức-cơng dân có các tên gọi:
Tiểu học: Giáo dục lối sống.
THCS: Giáo dục công dân.
THPT: Công dân với Tổ quốc. Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo đã tích hợp
ba phân mơn Đạo đức- cơng dân, lịch sử và quốc phịng- an ninh thành mơn học
cơng dân với tổ quốc và là môn học bắt buộc.
- Xây dựng môn học GDCD trước hết cần làm rõ những giá trị cơ bản của
đạo lý dân tộc, đạo đức xã hội, trách nhiệm cộng đồng. Chương trình cần đảm bảo
tính kế thừa, liên tục, tính phát triển khơng trùng lắp vì vậy nên thành lập ban xây
dựng chương trình môn học thống nhất từ Tiểu học cho đến THPT, tránh đổi mới
riêng rẻ, manh mún, thiếu tính hệ thống.
- Đổi mới nội dung, chương trình mơn GDCD ở trường THCS phù hợp với
trình độ, tâm sinh lý lứa tuổi, chuyển mục tiêu nhận biết sang mục tiêu kỹ năng vận
dụng, thích ứng các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật vào cuộc sống.
Ví dụ 1: Qua bài học: Yêu thương mọi người (lớp 7) học sinh không chỉ
nhận thức được trong cuộc sống cần có lịng u thương, giúp đỡ mọi người mà
còn thể hiện bằng hành động cụ thể (thấy cụ già đi qua ngã ba đường, học sinh có
hành động giúp cụ đi qua đường an tồn)
Ví dụ 2: Học sinh hưởng ứng các hoạt động ủng hộ trẻ em vùng lũ như gửi

áo quần cũ còn dùng được, đồ dùng học tập cho trẻ em vùng lũ thơng qua tổ chức
cơng đồn trường....
Ví dụ 3: Sau khi học bài: Dân chủ và kỷ luật (lớp 9) học sinh không đi học
muộn, không bỏ học tùy tiện, tham gia phát biểu, đóng góp ý kiến để xây dựng tập
thể lớp vững mạnh.

9


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở
TRƯỜNG THCS (5 tiết)
2.1 Khái niệm phương pháp, phương pháp dạy học
Danh từ phương pháp theo nghĩa gốc chữ Hy Lạp là Metod nghĩa là con
đường, phương tiện hay phương thức hành động để đạt đến mục đích nào đó. Theo
nghĩa chung nhất, phương pháp được hiểu là phương thức giúp chúng ta tìm hiểu
sự vật hiện tượng, nhận thức được đối tượng. Với ý nghĩa đó, trong hoạt động thực
tiễn và nhận thức, con người cần nắm lấy phương pháp tối ưu nhằm đạt được hiệu
quả một cách nhanh nhất, đúng đắn nhất.
. Phương pháp giữ vai trị rất quan trọng, có tính chất quyết định tới hiệu quả
của con người trong hoạt động.
"Với một phương pháp tốt, một tài năng vừa phải, có thể làm được nhiều
việc. Cịn đối với một phương pháp khơng tốt thì ngay cả thiên tài cũng sẽ khơng
được gì và cũng khơng có thành tựu gì có giá trị và chính xác" (V.I.Paplôp)
Phương pháp gồm 2 mặt:
Mặt chủ quan: Con người là chủ thể sáng tạo và sử dụng phương pháp.
Phương pháp là sản phẩm của hoạt động nhận thức của con người.
Mặt khách quan: Để sáng tạo, vận dụng phương pháp đạt hiệu quả phải xuất phát
từ khách thể trong hiện thức khách quan, phù hợp với quy luật, hoàn cảnh khách
quan và đối tượng tác động.
Phương pháp dạy học

Có nhiều quan niệm khác nhau về dạy và học. Dạy học là tạo môi trường
cho học sinh học theo cách học của chúng, trẻ học những cái mà chúng khám phá
ra chứ không phải là những cái mà giáo viên áp đặt vì quá trình học của học sinh là
quá trình suy nghĩ diễn ra trong đầu của học sinh, có như vậy, học sinh mới hiểu và
nhớ. Dạy học có nhiều cách khác nhau. Có thể dạy học theo kiểu đưa ra các câu
hỏi nhằm gợi mở cho học sinh khám phá tri thức, sau đó, giáo vien có thể sửa sai
(dạy học theo theo xu hướng kiến tạo-Dạy học tích cực). Có thể dạy học đưa ra
10


một hình mẫu (dạy học kiểu truyền thống). Dạy như thế nào? Học như thế nào? lại
là vấn đề vấn đề phương pháp.
Phương pháp dạy học là phương pháp được xây dựng và vận dụng vào một
quá trình cụ thể - quá trình dạy học. Đây là quá trình được đặc trưng ở tính hai mặt:
Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trị. Do đó, phương pháp dạy học là
tổ hợp các cách thức hoạt động của cả thầy và trị trong q trình dạy học, được
tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy và chủ động của trò nhằm thực hiện tốt các
nhiệm vụ dạy học. Nói cách khác đó là cách thức dạy của thầy nhằm truyền đạt tri
thức và cách thức hoạt động của trò nhằm tiếp thu tri thức. Bản chất của phương
pháp dạy học là sự tác động biện chứng giữa 2 chủ thể: thầy và trò và là sự tương
tác giữa hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục
đích. Chiếm lĩnh tri thức. Trong đó, cách dạy của thầy quyết định cách học của trò;
khả năng nhận thức và cách học của trò, ngược lại cũng tác động đến sự vận dụng,
điều chỉnh cách dạy của thầy
Một trong những yêu cầu đầu tiên đối với giáo viên trong quá trình dạy học
là phải tìm hiểu, nắm bắt được những thơng tin cơ bản và nhu cầu học tập của học
sinh để từ đó giáo viên có những phương pháp, nội dung dạy học phù hợp, dạy
những cái gì mà người học muốn học chứ khơng dạy cái mà người dạy có. Trong
một buổi dạy giáo viên phải định lượng xem học sinh đã biết được những gì, học
sinh muốn điều gì và cần học cái gì? Điều gì chưa hiểu? Trên cơ sở đó, giáo viên

đề ra các biện pháp tác động phù hợp với từng đối tượng, từng nhóm học sinh và
điều chỉnh phương pháp nội dung bài giảng của mình. Người ta nói ví von rằng,
nếu bạn là một người thợ xây, bạn có hộp đồ nghề. Trong hộp đồ nghề có đầy đủ
tất cả các vật dụng cần thiết, người thợ xây sẽ suy nghĩ để sử dụng đúng công dụng
của từng đồ vật khác nhau. Tương tự như vậy, trong giảng dạy có rất nhiều
phương pháp. Người giáo viên phải có nền tảng kiến thức, nắm vững các phương
pháp giảng dạy để vận dụng linh hoạt và có hiệu quả.
Khái niệm về hoạt động học
11


Như thế nào là học
Có ba quan điểm về học, cụ thể như sau:
Một là, học là công việc của người học chứ không phải là việc của người
dạy.
Hai là, mỗi cá nhân sẽ được gọi là học nếu nếu bản thân họ đưa ra cách trả
lời và khi đó, họ đã đối phó được với việc học, cịn khi họ sao chép từ sách hay từ
kiến thức của giáo viên thì khơng phải là học (chỉ là q trình chuyển giao). Đó là
q trình dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Ba là, học tích cực người học có cơ hội học tập, họ muốn học, nội dung bài
học là những cái lôi cuốn họ.
Người ta học tốt nhất khi nào?
Khoa phương pháp giảng dạy trường Đại học New England cho rằng, có 10 điều
để học tốt:
+ Kiến thức trước đây của mỗi cá nhân được liên kết.
+Giáo viên phải nắm được kiến thức có sẵn vè các lĩnh vực của học sinh.
+Khi người học được thảo luận vấn đề họ hiểu với người khác
+Khi người học được tạo động cơ học, họ thích học và bị cuốn hút vào việc
học
+Khi người học cảm thấy thoải mái trước việc đương đầu với thử thách

+Khi người học hiểu rõ người dạy u cầu họ cái gì
+Khi người học có đủ thời gian mà họ có thể làm chủ được kiến thức của
mình.
+Khi người học học tập thật sự tích cực
+Khi người học hiểu được vấn đề bằng cách của họ
+Khi những lời giải thích của người dạy phù hợp với phương pháp
học của người học.

12


2.2. Thực trạng dạy học môn giáo dục công dân ở trường THCS
- Về phía giáo viên
Dạy học mơn GDCD gần đây đã có khởi sắc, giáo viên đã chú trọng hoạt
động dạy học kích thích tính tích cực học tập của học sinh, sưu tầm dụng cụ trực
quan để bài giảng thêm sinh động, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử
dụng phương tiện dạy học hiện, học sinh chủ động hơn trong học tập. Tuy nhiên,
dạy học mơn GDCD ở trường THCS hiện nay vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập, nó cản
trở chất lượng dạy học bộ mơn. Cụ thể:
Thứ nhất, có nhiều giáo viên lạm dụng phương pháp thuyết trình làm cho
khơng khí lớp học nhàm chán, chất lượng dạy học chưa cao.
Mặc dù đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh đã trở thành nguyên tắc dạy học, được quán triệt đến từng giáo viên, tuy
nhiên đến nay phổ biến vẫn là phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên thuyết
giảng, học sinh nghe và ghi chép lại. Nhiều giáo viên đã lạm dụng phương pháp
này làm cho khơng khí lớp học trở nên nặng nề, hiệu quả dạy học chưa cao. Chính
giáo viên cũng cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi do áp lực thời gian và nội dung
cần truyền tải. Chúng ta biết rằng phương pháp dạy của thầy quyết định phương
pháp học của trị, phương pháp học của trị có tác động nhất định đến phương pháp
dạy của thầy. Vì vậy, nếu sử dụng thuần túy phương pháp này sẽ không tạo cho

sinh viên thói quen tự học, tự nghiên cứu. Hậu quả là làm triệt tiêu tính tự giác, tích
cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập, hiệu quả và dạy học khơng cao
và tầm vĩ mơ thì chi phí đào tạo khơng hiệu quả.
Thứ hai, nhiều giáo viên chưa đầu tư, chưa tỏ ra linh hoạt trong vận dụng
phương pháp dạy học tích cực dẫn đến chất lượng bài dạy chưa cao
Một số giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực chủ yếu thảo luận
nhóm, phương pháp hỏi đáp nhưng chưa đầu tư xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn đến
lên lớp đặt câu hỏi tùy tiện như câu hỏi quá dễ, quá khó, quá dài, nội dung nào
cũng nêu câu hỏi dẫn đến mục tiêu bài dạy không đạt được. Mặt khác, khi học sinh
13


trả lời câu hỏi, giáo viên khơng có thói quen nhận xét, đánh giá, khích lệ, động
viên. Do đó, khơng phát huy được hiệu quả trong dạy học. Các hình thức thảo luận
rập khn, máy móc, chưa chú ý đến sự tham gia tích cực của các thành viên nhóm
dẫn đến nhiều học sinh quan niệm giờ thảo luận cũng là giờ nghỉ giải lao.
Thứ ba, trong giảng dạy việc liên hệ thực tiễn của giáo viên cịn có nhiều bất
cập.
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, một bộ phận giáo
viên chưa chú trọng liên hệ thực tiễn, thông tin mới chưa được cập nhật kịp thời, lý
giải các vấn đề thực tiễn đôi khi chưa thấu đáo dẫn đến bài giảng đơn điệu, sáo
rỗng, nhàm chán. Như trên đã viện dẫn, Lý luận chính trị là tổ hợp các mơn học
mang tính lý luận cao song lý luận tự bản thân nó là sự tổng kết thực tiễn, vì vậy
nếu trong giảng dạy giáo viên khơng gắn lý luận với thực tiễn thì bài dạy sẽ khơng
có tính thuyết phục cao.
- Về phía học sinh
Thứ nhất, hầu hết học sinh chưa có phương pháp học tập có hiệu quả. Nhiều
học sinh quan niệm, học là khi học sinh lắng nghe giáo viên giảng bài, ghi chép bài
và làm bài tập đầy đủ. Quan niệm về học như vậy là chưa đầy đủ. Thực chất của
việc học là tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời. Ngoài học ở trên lớp, về nhà học sinh

phải đọc, nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu liên quan, tự đặt câu hỏi và tự trả lời.
Tức là các em phải rèn cho mình có thói quen tự học và tự nghiên cứu. Ngay cả
những học sinh có ý thức tự học, tự nghiên cứu, trả lời vanh vách các câu hỏi của
giáo viên nhưng vẫn chưa phải là mục tiêu học sinh hướng tới. Học là phải tỏ ra có
kỷ năng thích ứng và vận dụng trong thực tiễn cuộc sống. Thực tiễn dạy học cho
thấy, hầu hết học sinh chưa có thói quen tự học, tự nghiên cứu, chưa sử dụng quỹ
thời gian tự học ở nhà có hiệu quả. Các em đang lảng phí thời gian học tập vào ban
đêm. Trong khi đó, thời gian và kiến thức học sinh học ở trên lớp chưa đủ để thẩm
thấu, dẫn đến chưa biến kiến thức của bài học thành kiến thức riêng có của

14


mình.Tình trạng học theo mùa vụ, học vào thời điểm chuẩn bị thi, học xong rồi
quên trở nên phổ biến trong học sinh.
Thứ hai, phần lớn học sinh chưa có thói quen tư duy phản biện trong học tập
mơn GDCD . Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích
và đánh giá một thơng tin đã có theo cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và
khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Tư duy phản biện trở nên đặc biệt quan
trọng đối với phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm – tức kích thích
tính tích cực học tâp của học sinh. Khi học sinh có tư duy phản biện sẽ hiểu sâu
sắc hơn nội sung bài học, kiến thức ghi nhớ bền vững hơn, đồng thời tỏ rõ “cái
tơi”, năng lực chiếm lĩnh tri thức của mình. Tuy nhiên, thực tế các giờ thảo luận
hiện nay, nhiều học sinh cịn thụ động, có tư tưởng ngồi chờ, ỉ lại, xuề xịa, ít có
chính kiến. Các em chưa có thói quen đặt câu hỏi, tại sao? Vì sao có kết quả như
thế? Nêu ví dụ chứng minh, cần làm rõ thêm ý? Điều này tôi chưa hiểu? Khi học
sinh chưa hình thành được thói quen tư duy phản biện (đặt câu hỏi chất vấn, lấy ví
dụ phân tích, chứng minh, diễn giải các vấn đề kinh tế - xã hội) sẽ làm cho giờ học
nhàm chán, phương pháp dạy học tích cực trở nên khơng hiệu quả. Một mặt nào đó
chưa tạo ra động lực chiếm lĩnh tri thức cả người dạy và người học.

Thứ ba, phần lớn học sinh chưa có kỹ năng giao tiếp phi ngơn từ trong học tập
môn GDCD. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua cử chỉ, hành
động của cơ thể như nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, hành động. Những hình thức giao
tiếp này đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình giao tiếp, chuyển tải thơng
tin. Ví dụ, khi học sinh thuyết trình nội dung thảo luận của nhóm hoặc bài tập cá
nhân nếu sử dụng các động tác, cử chỉ, điệu bộ bổ trợ để biểu lộ, minh hoạ cho bài
thuyết trình của mình ngay lập tức sẽ thu hút sự chú ý, quan tâm của cả lớp. Đồng
thời nó cũng chứng tỏ sự tự tin, cái tơi trong q trình học tập của học sinh. Khác
với các bộ môn khoa học khác, GDCD được xem là một mơn học mang khơ khan,
khó so với tư duy của học sinh. Vì vậy, khi trả lời câu hỏi, hay thuyết trình bài tập
thảo luận nhóm học sinh tỏ ra rất căng thẳng. Hầu hết học sinh chưa có kỹ năng
15


giao tiếp phi ngôn ngữ, chủ yếu sử dụng thuần t ngơn ngữ nói, đọc để thuyết
trình dẫn đến hiệu quả giờ thảo luận chưa cao. Ví dụ, khi lên bảng trình bày thay vì
nhìn xuống lớp để trao đổi thơng tin thì một số học sinh quay mặt về phía giảng
viên, đứng nghiêm tỏ vẻ lo lắng, sợ sệt. Một số em trình bày theo kiểu học thuộc
làm cho người nghe nhàm chán. Nguyên nhân của hạn chế này có thể là do tố chất
của một số học sinh nhút nhát, khơng tự tin khả năng của mình, hoặc do chưa nắm
được nội dung bài học cần chuyển tải, do bí từ diễn đạt, do ức chế tâm lý như đứng
trước đám đông. Những hạn chế trên đang là rào cản lớn trong việc thực hiện
phương pháp dạy học tích cực-Lấy người học làm trung tâm.
Thứ tư, đa số học sinh gặp khó khăn trong việc sưu tầm, lựa chọn ví dụ minh
họa và dẫn dắt vấn đề lý luận. Lựa chọn ví dụ nào để minh họa một cách cụ thể
sống động, dễ hiểu, vừa mang tính thời sự, thực tiễn vừa giải quyết được nội dung,
mục tiêu bài học đặt ra là một thách thức đối với học sinh. Hầu hết, các em tỏ ra
không tự tin với những ví dụ do mình sưu tầm nên chủ yếu dựa vào những ví dụ có
sẵn trong sách tham khảo làm cho phương pháp và cách thức tiếp cận kiến thức
cịn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu tìm tịi, sáng tạo.

2.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD hiện nay và một số yêu cầu đối
với giáo viên và học sinh trong q trình dạy học mơn GDCD ở trường THCS
+ Đối với giáo viên :
Giáo viên nói chung và giáo viên dạy GDCD cần đạt được 4 yêu cầu : Đạo
đức nghề nghiệp, ý thức chính trị, năng lực sư phạm, kiến thức chun chun
mơn. Trong đó, năng lực sư phạm và kiến thức chuyên môn là yếu tố động nhất vì
nó đáp ứng địi hỏi đổi mới phương pháp dạy học tích hợp và phân hóa hiện nay.
Bản chất của quá trình dạy học vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật,
do đó, người giáo viên đứng trên bục giảng phải có 3 yếu tố : Dạy đúng, dạy phù
hợp với đối tượng và dạy hay.

16


Dạy đúng là yêu cầu người giáo viên phải có trình độ chun mơn, năng lực
nhận thức nhất định để dạy đúng các khái niệm, chuyển tải nội dung bài học mang
giá trị khoa học cao, học sinh dễ hiểu và nhớ, có khả năng vận dụng...Trong thời
đại bùng nổ thơng tin hiện nay, giáo viên có nền tảng kiến thức chưa đủ mà địi hỏi
người giáo viên phải ln có thói quen tự học tự nghiên cứu để làm giàu thêm kiến
thức của mình. Đáp ứng yêu cầu này là giáo viên có thể dạy tốt theo xu hướng tích
hợp.
Dạy phù hợp với từng đối tượng chính là dạy học phù hợp trình độ nhận
thức, tâm sinh lý lứa tuổi, dạy học dựa trên tiềm năng và nhu cầu của người học.
Khi người giáo viên bước vào lớp học là giáo viên chấp nhận sự đa dạng và nhân
cách, chính sự đa dạng về nhân cách từ đó mà có nhiều trình độ, cách thức lĩnh hội
kiến thức khác nhau. Do đó, người giáo viên phải thiết kế bài giảng sao cho đảm
bảo nguyên tắc tính vừa sức và tính nâng cao, trong bài học có nhiều hoạt đọng, có
nhiều câu hỏi theo thứ tự từ thấp đến cao để tất cả mọi học sinh có thể tham gia
tích cực. Ở phương Tây có lý thuyết trí tuệ đa cấp (Mỗi người có trí tuệ trí thơng
minh khác nhau do đó họ sẽ có cách học khác nhau) Bắc giàn (người ta ví người

giáo viên cũng giống như người thợ xây, người thợ xây muốn xây tầng 1 lên tầng 2
cần có giàn giáo, dạy học cũng vậy, hệ thống câu hỏi phải từ thấp đến cao, đối với
câu hỏi khó cần có bắc giàn, có gợi ý).
Tích cực vận dụng phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện dạy học
hiện đại, biết cách khai thác thông tin để ứng dụng bài giảng sinh động hơn.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch theo định hướng phát triển năng lực, chú
trọng giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị lối sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết
xã hội, thực hành pháp luật.
Bài giảng luôn được bổ sung mới theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Chú ý tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh. Chú trọng các hoạt
động sáng tạo, trải nghiệm của học sinh. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện

17


các nhiệm vụ dạy học ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học
sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.
Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu nâng cao vận dụng kiến
thức liên môn vào thực tiễn, cần tăng cường các câu hỏi mở, gắn với thực tiễn địa
phương và cuộc sống các em để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các
vấn đề kinh tế -xã hội. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá
bản thân, năng lực của mình.
Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và đổi mới sinh hoạt tổ chun
mơn
+ Đối với học sinh
Tích cực chủ động trong học tập, học là phải động não, biết vận dụng và có
ý thức thực hiện các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật đã được học.
Học sinh phải quán triệt hai nguyên tắc học mới:
Học là việc của người học chứ không phải của người khác.
Học là tự trả lời câu hỏi còn việc sao chép từ sách này qua sách khác là cách

học truyền thống chứ khơng phải hiện đại, kích thích tính tích cực của người học.
2.4. Kỹ năng dạy học tích hợp và phân hóa trong dạy học mơn GDCD ở
trường THCS
Tích hợp có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa là xác lập lại cái chung, cái
toàn thể, thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Như vậy, tích hợp có thể
hiểu là sự kết hợp, hợp nhất, hòa nhập các bộ phận, các phần tử khác nhau thành
một chỉnh thể thống nhất. Trong giáo dục khái niệm tích hợp xuất hiện vào thời kỳ
Khai sáng thế kỷ XVIII dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người,
chống lại hiện tượng làm cho phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Trong dạy học các
bộ mơn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp các nội dung có liên quan đến chủ đề
giáo dục thành một môn học mới như Vật lý, Hóa, Sinh tích hợp thành khoa học tự
nhiên ; Lịch sử, Địa lý, Xã hội học, Kinh tế học thành môn Nghiên cứu xã hội.
18


Mơn giáo dục cơng dân tích hợp các nội dung giáo dục đạo đức, bảo vệ môi
trường, giáo dục pháp luật...Như vậy tích hợp được hiểu sự kết hợp một cách hữu
cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một
nội dung thống nhất.
Dạy học tích hợp xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực
học sinh, đòi hỏi học sinh phải tăng cường vận dụng kiến thức để giải quyết các
vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề thực tiễn đòi hỏi học sinh phải vận
dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều mơn học. Vì vậy, dạy học phải theo
hướng tích hợp, liên mơn.
Xu hướng tích hợp ở Tiểu học và THCS, phân hóa ở bậc THPT. Đối với mơn
GDCD sẽ tích hợp các nội dung liên quan đến bộ môn như giáo dục đạo đức, giáo
dục pháp luật, giáo dục giới tính, bảo vệ mơi trường...
Để dạy học tích hợp đạt kết quả tốt, giáo viên cần có các năng lực như :
- Có năng lực chun mơn sâu, có kiến thức liên ngành rộng và có hiểu biết tình
hình kinh tế, chính trị-xã hội. Đây là nền tảng quan trọng để giáo viên chuyển tải

nội dung bài học một cách khoa học nhất.
- Khi dạy về chủ đề đạo đức, giáo viên phải trả lời ba câu hỏi lớn :
+ Nội dung của chuẩn mực đạo đức (nói về cài gì), khai triển được nội dung bài
học.
Ví dụ : Khai thác nội dung : Sống cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư (lớp
7) Giáo viên phải hiểu được ý nghĩa của từng chuẩn mực. Chẳng hạn : Cần tức là
cần cù, siêng năng, chịu khó nhưng cần cù phải có tri thức phải có hiệu quả. Lênin
cho rằng : « Nhiệt tình cộng vơ học bằng phá hoại » Khổng Tử cho rằng, người có
nhân phải có trí có dũng, người có trí khơng nhầm lẫn, người có dũng không sợ
hãi. Kiệm là tiết kiệm, không chỉ tiết kiệm tiền bạc mà cịn tiết kiệm thời gian,
cơng sức, khơng chỉ tiết kiệm cho bản thân mà còn tiết kiệm cho người khác, cho
19


cộng đồng, xã hội. Tiết kiệm khác với hà tiện. Tiết kiệm trên cơ sở chi tiêu hợp lý,
không phung phí, cịn hà tiện là keo kiệt, bủn xỉn. Con người chúng ta nên tiết
kiệm chứ không nên hà tiện. Liêm chính tức là chính trực, ngay thẳng, khơng tham
lam, không làm điều xấu trái với luân thường đạo lý. Chí cơng vơ tư là người làm
việc vì lợi ích của tập thể, khơng so đo, tính tốn, làm ơn nhưng khơng lấy cớ đó
để bắt buộc khác phải trả ơn cơng lao của mình. Người chí cơng vơ tư là luôn công
bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải. Phẩm chất sống cần, kiệm, liêm chính
chí cơng vơ tư là một phẩm chất cần rèn luyện đối với mọi người trong xã hội vì nó
góp phần hình thành và phát triển nhân cách của con người theo hướng chân, thiện,
mĩ, là điều kiện để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Từ
những chuẩn mực này giáo viên có thể lấy ví dụ trong sử học trong văn học, thơ ca
hoặc ltrong cuộc sống đời thường để minh họa, yêu cầu học sinh lấy ví dụ thực tế
trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các em.
Ví dụ : Khai thác nội dung bài : Tự tin (lớp 7)
Giáo viên giải thích khái niệm tự tin : Tự tin là tin vào khả năng bản thân, giám tự
quyết định và hành động một cách chắc chắn, làm việc có kế hoạch và chủ động

trong mọi việc. Giáo viên kể câu chuyên Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước :
Một hơm, Bác Hồ hỏi người bạn của mình. Anh Lê, anh có u nước khơng ?
Tất nhiên là có chứ.
Anh có thể giữ bí mật khơng ?
Có.
Tơi muốn đi ra nước ngồi, xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem
xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Anh muốn đi với tôi
không ?
Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi.

20


Đây, tiền đây. Nguyễn Tất Thành vừa nói vừa đưa hai bàn tay trắng ra,
chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh cùng đi
với tơi chứ ?
Sau đó, người bạn đã từ chối vì khơng tự tin vào bản thân sẽ làm được
nhưunxg điều mạo hiểm, lớn lao đó. Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành đã quyết
định ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà rồng.
Để làm sáng tỏ khái niệm tự tin, giáo viên giúp học sinh phân biệt các khái
niệm khác như tự cao tự đại và tự ti. Tự cao tự đại là luôn coi mình là nhất là đúng,
có ý coi thường người khác, khơng cần sự giúp đỡ, hợp tác của ai cịn tự ti là nhút
nhát, không tin vào khả năng của mình ngược lại ln xem mình là người thua
thiệt, rụt rè, hoang mang, dao động, không giám nghĩ không giám làm, thường phó
thác cho số phận.
Trong xã hội hội nhập hiện nay, đòi hỏi con người cần phải học tập có tri
thức, nhận biết quyền và nghĩa vụ ln tự tin khẳng định vị trí của mình trong xã
hội.
- Ví dụ : Bài : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân lớp 9
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân được cụ thể trong Hiến pháp 2013 :

Điều 44 Quy định : cơng dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ
quốc là tội nặng nhất. Điều 45 ghi rõ : Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và
quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham
gia xây dựng nền quốc phịng tồn dân. Đồng thời, cơng dân có nghĩa vụ tn theo
Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và
chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
+ Ý nghĩa và sự cần thiết phải rèn luyện chuẩn mực đạo đức đó.
VD : Người có đức tính tự tin sẽ làm việc chủ động, có hiệu quả, tự khẳng định
mình trong một tập thể.
21


+ Phương pháp, cách thức để rèn luyện chuẩn mực đạo đức.
Khi dạy Phần pháp luật, giáo viên phải nắm được các nội dung cơ bản :
+ Hiểu các khái niệm các chuẩn mực pháp luật thể hiện trong bài học. Nội
dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân liên quan
đén bài học, gồm:
Cơng dân được làm gì? (có quyền gì?)
Cơng dân phải làm gì? (có nghĩa vụ gì?)
Cơng dân khơng được làm gì? (những điều nghiêm cấm). Ví dụ trong kinh
doanh, cơng dân có quyền tự d lựa chọn ngành nghề, quy mơ, hình thức tổ chức
kinh doanh, có nghĩa vụ phải kê khai và phải đóng thuế cho Nhà nước, không được
kinh doanh những ngành nghề, những mặt hàng mà Nhà nước cấm.
+ ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực pháp luật trong cuộc sống của cá
nhân, gia đình và sự phát triển xã hội. Ví dụ thực hiện đúng những quy định của
pháp luật về hôn nhân sẽ bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của cá nhân, gia đình làm
cho mơi trường xã hội lành mạnh, phát triển vì gia đình là tế bào của xã hội, gia
đình hạnh phúc thì dẫn đến xã hội văn minh.
+Trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc thực hiện các quy định của
pháp luật, phương hướng và cách rèn luyện để thực hiện tốt những chuẩn mực

pháp luật.
2.5. Những nguyên tắc cơ bản trong dạy học môn GDCD ở trường THCS
2.5.1. Nguyên tắc tính khoa học
Nguyên tắc tính khoa học địi hỏi giáo viên truyền thụ đầy đủ, chính xác các
khái niệm, nội dung bài học. Truyền thụ chính xác, đầy đủ các khái niệm môn giáo
dục công dân khơng có nghĩa là nhắc lại ngun văn từng câu chữ mà điều quan
trọng là nêu bật được nội dung, bản chất của nó, tức là giảng giải rõ nội hàm và
ngoại diên, sự phát sinh và phát triển của chúng.

22


+Nêu các sự kiện phải chân thực, khái quát phải đúng đắn, kết luận phải
chính xác.
Thực tiễn giảng dạy mơn giáo dục công dân cho thấy rằng việc nêu các sự
kiện thực tế vào bài giảng là việc làm không thể tránh khỏi đối với người giáo viên.
Nội dung môn học dù khái quát nó vẫn mang ý nghĩa thực tế sau sắc. Nó trực tiếp
gắn với những vấn đề diễn ra hằng ngày của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội và
nó trực tiếp tác động đến tư duy của học sinh. Sự kiện nêu ra trong giờ học có thể
có hai loại. Thứ nhất, nó phù hợp với tri thức lý luận của bài học, thứ hai mâu
thuẫn với tri thức trong bài giảng. Giáo viên nêu ra cả hai loại sự kiện đó. Giáo
viên cần lựa chọn những sự kiện điển hình tiêu biểu, mang tính giáo dục cao. Các
sự kiện phải mang tính chân thực, tính thời sự, phù hợp với nội dung của bài học.
+ Bảo đảm tính hệ thống, lơgic của bài giảng.
Ngun tắc tính khoa học cịn thể hiện ở sự trình bày các tri thức và kết cấu bài
giảng một cách lôgic, chặt chẽ. Đảm bảo tin hs hệ thống, logic của bài giảng, giáo
viên có thể trình bày bài giảng theo trình tự của sách giáo khoa. Vì ngay trong khi
xây dựng nội dung chương trình, các tác giả đã đã phải quan tâm đến yêu cầu tính
logic khoa học của nội dung. Mặt khác, giáo viên có thể đưa ra cách trình bày
khác mà kiến thức cơ bản phù hợp với nội dung, đối tượng học sinh.

2.5.2. Nguyên tắc tính đảng
Ngun tắc tính Đảng trong giảng dạy mơn giáo dục công dân là sự bảo vệ
những luận điểm khoa học của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối chính trị đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng đất
nước ngày càng phồn vinh, phát triển. Ngun tắc tính Đảng khơng chỉ thể hiện ở
mặt lý luận mà còn thể hiện cả mặt thực tiễn. Do bản chất nội dung của mình, mơn
giáo dục cơng dân mang tính Đảng rõ rệt hơn bất cứ bộ mơn khoa học nào. Nguyên
tắc tính Đảng càng trở nên đặc biệt quan trọng trong thời đại ngày nay khi cuộc
đấu tranh giữa hệ tư tưởng củc giai cấp công nhân và hệ tư tưởng của giai cấp tư

23


sản đang trở nên gay gắt, các trào lưu tư tưởng phản động đang tìm mọi cách để
xố bỏ các thành tựu cách mạng của ta.
Đảm bảo nguyên tắc tính đảng trong giảng dạy môn giáo dục công
dân là sự đóng góp có hiệu quả nhất, thiết thực nhất vào việc bảo vệ và phát triển
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Bồi
dưỡng tinh thần yêu nước, cũng cố niềm tin vào Đảng, vào chế độ chủ nghĩa xã hội
mà Đảng và nhân dân ta đã chọn. Thực hiện nguyên tắc này, trong dạy học địi hỏi:
+ Người giáo viên cần có lập trường tư tưởng chính trị vũng vàng, có tinh
thần u nước, có lịng tự hào tự cường dân tộc.
+ Đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
phê pháp, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, những tư
tưởng phản động, chống phá cách mạng.
+ Hiểu biết sâu sắc những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra.
2.5.3. Nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn
Thực chất của nguyên tắc này là làm cho việc giảng dạy và học tập môn giáo
dục công dân gắn liền với cuộc sống sinh động của xã hội. Đây cũng là một yêu
cầu tất yếu đối với việc truyền thụ kiến thức bộ môn này cho học sinh. Mặt khác,

ngun tắc này cịn có ngun nhân ở chỗ là các khoa học, trong đó có môn giáo
dục công dân đều do thực tiễn quy định, do nhu cầu của thực tiễn, khái quát thực
tiễn cuộc sống sinh động và quay trở lại phục vụ thực tiễn. Việc gắn lý luận với
thực tiễn nó làm ho bài giảng sinh động hơn, khắc sâu niềm tin của học sinh vào
các chuẩn mực đã học, đồng thời nó kích thích tính học hỏi, sáng tạo của người
học.
Trong khi truyền thụ tri thức của môn học, thông qua nguyên tắc này giáo
viên cũng đồng thời thực hiện nguyên lý của giáo dục học đi đôi với han hf, nhà
trường gắn với xã hội, rèn luyện năng lực sáng tạo, và năng lực hoạt động thực tiễn
của học sinh. Thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên phải:

24


+ Có ý thức sưu tầm ví dụ để minh hoạ bài giảng. Ví dụ minh hoạ phải chính
xác, điển hình, mang tính thời sự, tính giáo dục cao.
+ Có vốn sống, kinh nghiêm thực tiễn. Có khả năng phân tích, lý giải những
vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra.
+Có ý thức học hỏi, trau dồi những tri thức mới, làm giàu thêm vốn sống,
vốn hiểu biết của mình.
2.5.4 Tính vừa sức
Vừa sức trong dạy học được quan niệm là quá trình dạy học phù hợp với
trình độ tiếp thu tri thức mới của học sinh, kích thích, thúc đẩy và đi trước sự phát
triển trí tuệ của học sinh. Theo quan niệm này giáo viên sẽ gặp phải khó khăn
trong việc định lượng về trình độ của học sinh, trong việc xác định mối quan hệ
giữa vừa sức và phát triển của dạy học. Trong thực tế, chúng ta gặp phải hai loại
biểu hiện của dạy không vừa sức, đó là dạy những vấn đề quá mới, quá phức tạp
học sinh không thể tiếp thu nổi và dạy những vấn đề đơn giản, sơ sài khơng kích
thích sự tìm tịi, phát triển trí tuệ của học sinh.
Ngun tắc này xuất phát từ chỗ, quá trình nhận thức của con ngưowif diễn

ra nhờ hoạt động vật chất của bộ não, bao giờ cũng phải phù hợp với những quy
luật tâm sinh lý của con người, sự chuyển hoá giưuax các quá trình hưng phấn và
ức chế của hệ thần kinh trung uwowng và đồng thời không vượt quá giới hạn quy
định (ngưỡng) của các kích thích, nhờ đó con người có sự phản ứng với ngoại
cảnh. Vì thế, nếu đòi hỏi một cường độ học tập quá cao sẽ làm cho học sinh căng
thẳng, mệt mỏi trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Khi giảng dạy, giáo viên phải xác định được mục tiêu của môn học, đặc
điểm tâm sinh lý của học sinh, lựa chọn những cách thức truyền đạt phù hợp.
Trong khi biên soạn chương trình, sách giáo khoa các tác giả đã phải căn cứ
vào đối tượng học sinh, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ của học sinh, thời
gian hợp lý dành cho bộ mơn. Đó chin hs là chỗ dựa vững chắc cho giáo viên bộ

25


×