Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giải mã bí mật 4 câu hỏi đọc hiểu ngữ văn Trịnh Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 20 trang )

Quà tặng đặc biệt
Từ thầy Trịnh Quỳnh

GIẢI MÃ
BÍ MẬT 4 CÂU HỎI ĐỌC HIỂU

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


Các cấp độ câu hỏi trong đề đọc hiểu
Hoạt động đọc hiểu một văn bản bao giờ cũng phải trải qua từng bước với các thao tác đòi
hỏi kĩ năng và tư duy khác nhau. Hệ thống câu hỏi thường đi từ dễ đến khó từ nhận biết,
thông hiểu đến vận dụng và vận dụng cao. Tùy mức độ câu hỏi yêu cầu mà đưa ra câu trả
lời khác nhau để tiết kiệm thời gian mà vẫn trúng đích. Trước khi đặt bút trả lời, hãy tự
mặc định mục đích của câu hỏi ngay từ đầu để định hướng cách trả lời cho hiệu quả.
Câu hỏi 1:
+ Nhận biết là câu hỏi ở cấp độ 1: chỉ cần
hoc sinh đọc kĩ văn bản để nhận ra phong
cách, phương thức biểu đạt hay nội dung
chính của văn bản… câu hỏi cấp độ này chỉ
cần trả lời thật ngắn gọn, đủ ý.

Câu hỏi 2:
+ Thông hiểu là câu hỏi đòi hỏi bắt đầu tư
duy và suy nghĩ để tìm câu trả lời, đôi khi
câu trả lời nằm ở ngay phần văn bản. Dạng
câu hỏi thông hiểu thường là vì sao, ý nghĩa
của, liệt kê các hình ảnh… học sinh không
cần suy nghĩ quá sâu xa, không cần suy
nghĩ ngoài văn bản.



Câu hỏi 3:
+ Vận dụng là câu hỏi cấp độ 3 thường yêu
cầu học sinh nhận định đánh giá vấn đề
hoặc phân tích một phần văn bản. Câu hỏi
này đòi hỏi học sinh có thái độ, quan điểm
riêng của bản thân. Câu hỏi chưa đòi hỏi
khả năng hành văn nhưng ý phải rõ ràng,
mạch lạc.

Câu hỏi 4:
+ Vận dụng cao là câu hỏi cấp độ 4 thường
yêu cầu học sinh từ vấn đề đặt ra trong văn
bản vận dụng vào giải quyết một tình
huống thực tiễn. Bạn phải vận dụng kiến
thức xã hội cộng với khả năng hành văn để
viết đoạn văn ngắn sao cho thật xúc tích,
các ý không trùng lặp.

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


Doing to learn vs. learning to do
(Làm để học và học để làm)

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:



Đọc hiểu văn bản theo cấu trúc của PISA
Như vậy, xu thế quốc tế hiện nay cho thấy sự mở rộng về văn bản đọc hiểu: có bao nhiêu
loại văn bản trong cuộc sống thì có bấy nhiêu loại được dạy đọc hiểu trong nhà trường
phổ thông. Ví dụ như một đơn thuốc, một thông báo, một trang báo, một cuộc tranh
luận… Việc dạy học đọc hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông phải đảm bảo giúp HS
hình thành và phát triển năng lực đọc, vận dụng được vào thực tế đời sống của bản thân.
Theo đó, PISA hướng trọng tâm tới kỹ năng đọc hiểu văn bản thông tin. Cụ thể như PISA
2012 cho rằng khi đọc hiểu, người đọc phải hoàn thành 5 nhiệm vụ đọc như sau: lấy thông
tin từ văn bản; tạo nên sự hiểu biết chung về văn bản; phát triển sự giải thích về văn bản;
phản ánh và đánh giá về nội dung của văn bản; phản ánh và đánh giá về hình thức của
văn bản. Năm nhiệm vụ trên được tổ chức thành ba khía cạnh chính: truy cập và lấy thông
tin; tích hợp và giải thích; phản ánh và đánh giá.
PISA 2012 đã đưa ra các mức độ đọc hiểu xếp từ cao xuống thấp cho từng loại văn bản.
Ở đây chỉ nói đến các mức độ đọc hiểu văn bản. Có 6 mức độ đọc hiểu như sau:
- Mức độ 6: yêu cầu người đọc tạo ra được nhiều suy luận, so sánh và phản bác một cách
chi tiết và cụ thể. Yêu cầu người đọc phải thể hiện/trình bày một cách đầy đủ và tỉ mỉ
hiểu biết của mình về một hoặc nhiều văn bản và có thể tích hợp thông tin từ nhiều văn
bản. Nhiệm vụ này cũng có thể yêu cầu người đọc bộc lộ suy nghĩ của mình về những
chủ đề mới hoặc khác nhau bằng việc nêu ra những ý tưởng/thông tin nổi bật, mang tính
khái quát của văn bản. Phản ánh và đánh giá có thể yêu cầu người đọc đưa ra giả thuyết
hoặc phê bình về một văn bản có tính tổng hợp/đa dạng về chủ đề và hình thức thể hiện,
đồng thời vận dụng sự hiểu biết sâu sắc về văn bản. Một điều kiện quan trọng đối với
phản ánh và đánh giá ở cấp độ này là độ chính xác của phân tích và sự quan tâm đến
từng chi tiết nhỏ trong văn bản.
- Mức độ 5: liên quan đến việc lấy thông tin, yêu cầu người đọc xác định vị trí và tổ
chức một số mảng thông tin liên quan đến các ý nằm sâu trong văn bản. Các nhiệm vụ
phản ánh đề cập đến việc người đọc đưa ra đánh giá hoặc giả thuyết dựa trên kiến thức
chuyên sâu/chuyên ngành. Cả hai nhiệm vụ diễn giải và phản ánh đều đòi hỏi một sự
hiểu biết đầy đủ và chi tiết về một văn bản có nội dung hoặc hình thức mới. Đối với tất
cả các khía cạnh của đọc, nhiệm vụ ở cấp độ này thường liên quan đến việc xử lí với các

vấn đề trái với suy nghĩ thông thường.
- Mức độ 4: bao gồm việc lấy thông tin, yêu cầu người đọc xác định vị trí và tổ chức một
số thông tin lấy từ trong văn bản. Một số nhiệm vụ ở cấp độ này yêu cầu giải thích ý
nghĩa sắc thái của ngôn ngữ trong một đoạn văn bằng cách đặt nó vào chỉnh thể của văn
bản. Các nhiệm vụ diễn giải khác đòi hỏi sự hiểu biết và áp dụng vào một ngữ cảnh mới.
Các nhiệm vụ phản ánh ở cấp độ này yêu cầu độc giả sử dụng các kiến thức cơ bản và
phổ thông để đưa ra giả thuyết hoặc phê bình đánh giá một văn bản. Người đọc phải thể
hiện một sự hiểu biết chính xác về một văn bản dài hoặc phức tạp với nội dung hoặc hình
thức có thể không quen thuộc.
- Mức độ 3: đòi hỏi người đọc xác định vị trí, và trong một số trường hợp nhận ra các
mối quan hệ giữa một số thông tin. Các nhiệm vụ giải thích ở cấp độ này đòi hỏi người
Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


đọc tích hợp một số phần của một văn bản để xác định nội dung chính, hiểu một mối quan
hệ hoặc giải thích ý nghĩa của một từ hoặc cụm từ. Người đọc cần phải đưa ra được những
biểu hiện cụ thể trong khi so sánh, đối lập hoặc phân loại. Các thông tin đưa ra thường
không phải là nổi bật hoặc có nhiều thông tin cạnh tranh/nhiễu, hoặc có những trở ngại
khác từ văn bản, chẳng hạn như các ý tưởng (của người viết) trái với kỳ vọng/suy nghĩ
thông thường hoặc có những cách diễn đạt tiêu cực. Những nhiệm vụ phản ánh ở mức
này có thể yêu cầu kết nối, so sánh và giải thích, hoặc có thể yêu cầu người đọc đánh giá
một đặc điểm của văn bản. Một số nhiệm vụ phản ánh yêu cầu độc giả chứng minh một
ý hay của văn bản liên quan đến tri thức hàng ngày.
Các nhiệm vụ khác không yêu cầu hiểu chi tiết văn bản, nhưng yêu cầu người đọc rút ra
kiến thức ít phổ biến hơn.
- Mức độ 2: đòi hỏi người đọc xác định vị trí của một hoặc nhiều mẩu thông tin có thể
cần phải được suy ra và có thể gặp trong một số hoàn cảnh nhất định. Những yêu cầu
khác như nhận ra nội dung chính của một văn bản, hiểu các mối quan hệ, hoặc giải thích
ý nghĩa của một phần của văn bản được giới hạn khi thông tin là không nổi bật và người

đọc phải đưa ra được suy luận ở mức độ thấp. Các nhiệm vụ ở cấp độ này có thể liên quan
đến việc so sánh hoặc tương phản dựa trên một đặc điểm nào đó của văn bản. Các nhiệm
vụ phản ánh tiêu biểu ở cấp độ này yêu cầu độc giả so sánh hoặc tạo ra sự kết nối giữa
các văn bản và kiến thức bên ngoài, bằng cách dựa trên kinh nghiệm và thái độ của cá
nhân.
- Mức độ 1a: đòi hỏi người đọc xác định vị trí của một hoặc nhiều phần thông tin để
nhận ra chủ đề chính hay mục đích của tác giả trong một văn bản về một đề tài quen
thuộc, hoặc để tạo ra một kết nối đơn giản giữa các thông tin trong các văn bản và kiến
thức thông thường hàng ngày. Thông thường các thông tin cần thiết trong văn bản là nổi
bật và có rất ít tính cạnh tranh/nhiễu. Người đọc được định hướng một cách rõ ràng để
xem xét các yếu tố liên quan trong nhiệm vụ và trong văn bản.
- Mức độ 1b: đòi hỏi người đọc xác định vị trí của một mẩu thông tin duy nhất được quy
định rõ ràng ở một vị trí nổi bật trong một văn bản đơn giản về cú pháp, ngắn và quen
thuộc về chủ đề và thể loại, chẳng hạn như một văn bản tự sự hay một bản danh sách đơn
giản. Các văn bản thông thường cung cấp cho người đọc các dấu hiệu, chẳng hạn như sự
lặp đi lặp lại các thông tin, hình ảnh hoặc biểu tượng quen thuộc với rất ít các thông tin
cạnh tranh/nhiễu. Trong các nhiệm vụ giải thích, người đọc có thể cần phải thực hiện các
kết nối đơn giản giữa các thông tin gần kề nhau.
Để đạt được các nhiệm vụ trên, trong quá trình dạy học đọc hiểu, HS cần thực hiện
các nội dung cơ bản sau:
a) Huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân - là những hiểu biết về chủ
đề hay hiểu biết về các vấn đề văn hóa xã hội có liên quan đến chủ đề, thể loại của văn
bản)
b) Thể hiện những hiểu biết về văn bản:
- Tìm kiếm thông tin: đọc lướt để tìm ý chính; đọc kĩ để tìm các chi tiết.
- Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, phân tích, so sánh, kết nối, tổng hợp… thông tin
để tạo nên hiểu biết chung về văn bản:
Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:



+ Giải thích nghĩa và tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết, biện pháp tu từ...
trong văn bản.
+ Thu thập thông tin từ những yếu tố khác của văn bản như các bản đồ, biểu đồ,
đồ thị… (nếu có).
+ Chỉ ra được mối quan hệ giữa các thông tin trong văn bản.
+ Sắp xếp các chi tiết trong văn bản theo một trình tự nhất định (theo thứ tự thời
gian hoặc không gian), phân loại các chi tiết được đưa ra.
+ Nắm được ý chính của các đoạn trong văn bản.
+ So sánh để chỉ ra sự tương đồng hoặc khác biệt giữa các tư tưởng/quan điểm (của
các nhân vật).
+ Phân tích các mô hình tổ chức trong văn bản: liệt kê/nêu trình tự các ý tưởng
hay sự kiện, so sánh – đối lập, nguyên nhân – kết quả, các lí do/tổng hợp-kết luận, vấn
đề-giải pháp.
+ Đưa ra những kết luận về văn bản từ các thông tin, quan điểm của người viết...
- Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản:
+ Đánh giá các thông tin, các cảm xúc, suy nghĩ của người viết.
+ Nhận ra những khuynh hướng tư tưởng của người viết (ví dụ: qua những từ ngữ,
ngôn ngữ văn học mà người viết sử dụng).
+ Đưa ra những sự khái quát hóa ở mức độ phê bình bằng cách: kết nối/ so sánh với
các văn bản khác (về thể loại, về các hình ảnh, chi tiết…).
+ Làm rõ phong cách của người viết ở các khía cạnh: sử dụng ngôn từ (từ vựng, ngữ
pháp), sử dụng các kĩ thuật viết/biện pháp nghệ thuật, cách thức và quan điểm khi đề cập
đến một chủ đề hoặc đề tài nào đó.
c) Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc hiểu vào việc đọc các loại văn
bản khác nhau, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong đời sống
yêu cầu dùng đến hoạt động đọc hiểu.
+ Đọc các văn bản khác (ngoài chương trình, sách giáo khoa) có cùng đề tài/chủ đề
hoặc hình thức thể hiện để củng cố những hiểu biết và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu.
+ Suy luận để bàn luận về những vấn đề trong cuộc sống có thể giải quyết bằng sự học

hỏi từ nội dung của văn bản đã đọc hiểu.
+ Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể (là một nhiệm vụ trong
học tập, trong đời sống) từ việc vận dụng những hiểu biết về văn bản đã đọc hiểu.
Tuy nhiên yêu cầu và phương pháp đọc hiểu của PISA phù hợp hơn với văn bản
thông tin, có quan điểm khoa học, rõ ràng, khách quan. Khoảng cách giữa các văn bản
thông tin này và thực tiễn rất gần nhau vì vậy việc vận dụng tri thức đọc hiểu để giải
quyết các vấn đề trong đời sống trở nên thiết thực hơn, dễ dàng hơn.
Mục tiêu của việc tập trung phát triển những năng lực trên là xây dựng những con
người hành động, có năng lực thực tiễn, cụ thể là:
- Khai thác được thông tin ở mọi văn bản trong cuộc sống.
- Chủ động trong tiếp nhận và lựa chọn được những thông tin hữu ích đối với nhận
thức và hành động của mình.
Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


- Vận dụng được tri thức đọc hiểu tiếp nhận được để giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống.
- Đưa ra những phản hồi, đánh giá về nội dung, hình thức, giá trị của văn bản.
- Trình bày được quan điểm của bản thân, thuyết phục được người khác đồng ý với
quan điểm của mình.
Đề bài: Đọc đoạn văn sau để trả lời các câu hỏi bên dưới.
Cách đây hai năm, các quốc gia trên thế giới đã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh
HIV/AIDS, cần phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động. Tại phiên họp đặc biệt vào
năm 2001 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về HIV/AIDS, các quốc gia đã nhất trí thông
qua Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS, trong đó đưa ra một loạt mục tiêu cụ
thể kèm theo thời hạn để chiến đấu chống lại dịch bệnh này.
Ngày hôm nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn lực đã được tăng lên. Song những hành
động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế.
Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách đáng

kể, nhờ vào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời, vấn đề thành lập quỹ toàn
cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét cũng đã được thông qua.
Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS của mình.
Ngày càng có nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc.
Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện đang
hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức khác để
cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này.
Nhưng cũng chính lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế
giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày
trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV.
Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm
trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới
một nửa trong tổng số người bị nhiễm trên toàn thế giới.
Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như
vẫn còn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U- ran đến Thái Bình
Dương.
(Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 - Cô-phi An-nan)
Câu 1: Trên đây là đoạn mở đầu của văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống
aids, 1/12/2003 của tác giả Cô - phi An –nan, Tổng thư kí Liên hiệp quốc (1997- 2007).
Mở đầu văn bản, tác giả nhiều lần nhắc về thời gian hiện tại Ngày hôm nay …, Đến thời
điểm này…, cũng chính lúc này… nhằm mục đích gì?
a. Động viên các nước đang có những hoạt động tích cực phòng chống HIV/ AIDS.
b. Tổng hợp tình hình hiện tại của việc phòng chống HIV/ AIDS.
c. Khẳng định những nguy cơ của bệnh dịch HIV/ AIDS trong hiện tại.
d. Định hướng lý do cấp bách của bản thông điệp.
Câu 2:

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:



Cô-phi An-nan không nêu tổng số người nhiễm HIV trong một năm mà thống kê số người
bị nhiễm HIV trong một phút mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người
bị nhiễm HIV. Hiệu quả cách đưa dữ liệu ấy?
a. Giảm nỗi sợ hãi của người đọc trước sự hoành hoành của bệnh dịch HIV.
b. Gây ấn tượng mạnh mẽ về sự hoành hoành dữ dội của bệnh dịch HIV.
c. Dễ ghi nhớ số liệu được thống kê.
d. Khẳng định chắc chắn bệnh dịch HIV xảy ra chưa được một năm.
Câu 3:
Bệnh dịch HIV gây tử vong cao, giảm sút tuổi thọ của con người, mức độ lây lan với tốc
độ báo động ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn.
Anh/chị sẽ làm gì để làm chậm lại và ngăn chặn hậu quả nhiễm HIV ở địa phương mình?

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


Mối quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời
Kỹ thuật QAR (QtA)
Đọc thành công không chỉ đơn giản là quá trình cơ học của "giải mã" văn bản. Thay
vào đó, nó là một quá trình điều tra tích cực. Các độc giả có năng lực tiếp cận văn bản
với các câu hỏi và phát triển các câu hỏi mới khi họ đọc, ví dụ:
Nội dung cơ bản của văn bản này là gì?
Quan điểm của tác giả muốn là nói gì?
Tác giả đã truyền đạt được điều đó chưa? Nếu vậy thì sao?
Ngay cả sau khi đọc, độc giả tham gia vẫn đặt câu hỏi:
Ý nghĩa của những gì tôi đã đọc?
Tại sao tác giả kết thúc đoạn văn (hoặc chương, hoặc cuốn sách) theo cách này?
Mục đích của tác giả trong việc viết bài này là gì?
Bằng cách này, đọc trở thành một sự hợp tác giữa người đọc và tác giả. Tác phẩm

của tác giả là đặt câu hỏi và trả lời chúng - hoặc cung cấp một số câu trả lời có thể. Người
đọc hợp tác bằng cách đặt các câu hỏi đúng, chú ý cẩn thận đến các câu trả lời của tác
giả, và đặt câu hỏi của riêng mình.
Cấp độ 1: Trong văn bản
 Ngay tại văn bản.
Những loại câu hỏi này là câu hỏi theo nghĩa đen. Bởi vì câu trả lời nằm trong một
câu của văn bản; câu hỏi và câu trả lời thường có cùng một từ ngữ. Câu trả lời thường là
đáp án ngắn, thông thường chỉ có một câu trả lời đúng cho câu hỏi dạng này. Về mặt hình
thước, có những cụm từ thường được sử dụng cho kiểu câu hỏi này:
Văn bản hình thức gì, thuộc loại văn bản nào?
Trong đoạn văn bản, ai là…? ở đâu….?
Sự việc này diễn ra ở đâu? Trong bối cảnh nào?
Những gì là…?
Bao nhiêu…?
 Suy nghĩ và tìm kiếm
Câu trả lời có thể được tìm thấy trong một số phần của văn bản. Tuy nhiên không
dừng ở việc trích lại thông tin, chi tiết có sẵn, câu hỏi dạng này đòi hỏi độc giả phải tư
duy về thông tin ấy xem chúng có liên quan như thế nào giữa các phần của văn bản từ đó
mà cắt nghĩa, lí giải, đưa ra câu trả lời. Câu hỏi và trả lời có những đoạn văn khác
nhau. Câu trả lời thường là câu trả lời ngắn.
Một số ví dụ về cụm từ được sử dụng cho các câu hỏi suy nghĩ và tìm kiếm:
Lý do gì...?
Như thế nào...?
Tại sao đã...?
Điều gì đã gây ra ...?
Cấp độ 2: Trong đầu tôi
Học sinh phải sử dụng kiến thức nền tảng có sẵn để trả lời những loại câu hỏi này.
Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:



 Tác giả và tôi
Câu trả lời cho câu hỏi bắt nguồn từ cả hai manh mối trong văn bản và kiến thức sẵn
có của học sinh. Sinh viên phải tổng hợp văn bản để hiểu đầy đủ câu hỏi. Đây là kiểu câu
hỏi sáng tạo tạo ra kết nối trong hoạt động đọc, đào sâu những tầng ngữ nghĩa phía sau
câu chữ.
Một số ví dụ về cụm từ được sử dụng cho câu hỏi tác giả và tôi:
Tác giả ngụ ý gì…?
Quan điểm của tác giả…?
Điều tác giả nói có gì giống và khác biệt với những văn bản khác?
Bạn đã đồng ý với ...?
Bạn nghĩ gì về ...?
 Suy nghĩ riêng tôi
Câu trả lời hoàn toàn dựa trên kiến thức của học sinh. Những câu hỏi này đòi hỏi suy
luận và trình bày quan điểm cá nhân. Các câu trả lời không đòi hỏi thông tin từ văn bản
nhưng yêu cầu học sinh phải đưa ra một số đánh giá về hoặc liên quan đến chủ đề của
văn bản. Đòi hỏi đây phải là những câu hỏi mở vì tri thức, trải nghiệm và quan điểm, cách
nhìn nhận của mỗi độc giả trước văn bản có thể có những khác biệt.
Một số ví dụ về cụm từ được sử dụng cho câu hỏi Suy nghĩ của riêng tôi:
Bạn có biết...?
Bạn có bao giờ...?
Theo ý kiến của bạn thì….?
Điều gì khiến bạn tâm đắc?
Dựa vào trải nghiệm của chính bạn…

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


Mức độ 1: Ngay tại văn bản


Mức độ 2: Suy nghĩ và tìm kiếm

Câu trả lời nằm trong văn bản
Câu trả lời nằm trong văn bản nhưng tôi
Câu trả lời có thể tìm kiếm ngay trong văn phải suy nghĩ về nó để có câu trả lời
bản
Nhưng câu hỏi có thể sử dụng những từ
ngữ có nghĩa tương đương nhưng mang
hình thức khác so với văn bản. Bạn phải
suy nghĩ về điểm khác biệt để tìm kiếm.

Mức độ 3: Tác giả và tôi

Mức độ 4: Suy nghĩ riêng tôi

Câu trả lời không nằm trong văn bản
Tôi thực sự có tri thức nền về điều này, và
tác giả đã cung cấp thêm thông tin cho tôi.
Những kết nối này dẫn tôi đi đến câu trả lời

Câu trả lời không nằm trong văn bản
Bạn cần sử dụng kiến thức nền tảng. Bạn
có thể trả lời câu hỏi mà không cần trả lời
câu hỏi mà không cần đọc lại văn bản. Câu
trả lời nằm trong não bộ (suy nghĩ) của
người đọc. Có thể gọi đây là câu hỏi mà
độc giả “đứng một mình”

Các dạng văn bản thường gặp trong đề đọc hiểu

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


Trong một đề đọc hiểu thường xuất hiện nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, nhiều
phương thức biểu đạt. Nhưng trong kỳ thi Thpt Quốc gia 2017, do có sự tích hợp với các
vấn đề nghị luận xã hội. Vì thế văn bản đọc hiểu thường tập trung ở hai dạng văn bản sau:
Văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
Văn bản nghị luận
- Khái niệm: Văn bản nghị luận là loại văn bản trong đó người viết (nói) trình bày những
ý kiến của mình bằng cách dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc về chân lí
nhằm làm cho người đọc (nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến của mình và hành
động theo những điều mà mình đề xuất.
Văn bản nghị luận được sử dụng trong đề đọc hiểu bao giờ cũng có phương thức biểu đạt
là phương thức nghị luận. Xét về phong cách ngôn ngữ, văn bản nghị luận thường mang
phong cách chính luận. Tuy nhiên, có một số văn bản thi ca cũng mang đặc điểm nghị
luận như bài Vội vàng – Xuân Diệu; Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm; Hỏi – Hữu Thỉnh…
khi đó văn bản mang phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Đặc điểm: mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận
+ Luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận.
+ Luận cứ: là những lý lẽ và dẫn chứng dùng để chứng minh cho luận điểm.
+ Cách nêu luận cứ để dẫn dắt đến luận điểm được gọi là lập luận.
- Phân loại:
Căn cứ vào nội dung nghị luận thì văn bản nghị luận được chia làm hai loại:
+ Văn bản nghị luận xã hội: là nghị luận về một thuộc mọi lĩnh vực đời sống xã hội như
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức, môi trường, dân số…
+ Văn bản nghị luận văn học là nghị luận về một vấn đề văn học như về một tác phẩm,
một tác giả, một trào lưu, một giai đoạn, một quan điểm văn học…
Văn bản nhật dụng
- Khái niệm:

+ Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả,
đánh giá… về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người
và cộng đồng.
Văn bản nhật dụng hay văn bản thông tin được sử dụng làm ngữ liệu đọc hiểu thường
mang phương thức biểu đạt thuyết minh. Văn bản nhật dụng có thể bắt gặp ở phong cách
khoa học; một số trường hợp là phong cách ngôn ngữ báo chí.
- Đặc điểm:
Đề tài của văn bản có tính cập nhật, gắn với cuộc sống bức thiết hằng ngày, gắn với những
vấn để cơ bản của cộng đồng. Cái thường nhật gắn với những vấn để lâu dài của sự phát
triển lịch sử xã hội.
Tất cả các vấn đề luôn được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến, được xã hội
và địa phương quan tâm.
- Với văn bản thông tin

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


Nhận biết

Thông hiểu

- Nhận biết được - Giải thích mối quan hệ, ý
đặc trưng VBTT; nghĩa của hoàn cảnh ra đời
phương thức biểu và nội dung văn bản;
đạt, bố cục của từng
- Phân biệt được VBTT
văn bản.
với các kiểu văn bản khác.
- Nhớ được chủ đề

- Hiểu ý nghĩa cấp thiết của
của các VBTT
các vấn đề đặt ra từ văn
bản trong mối quan hệ với
đời sống cộng đồng.

Vận dụng
thấp

Vận dụng cao

- Đưa ra được
những
quan
điểm,
cách
cảm nhận cá
nhân về vấn đề
đã được tìm
hiểu trong các
VBTT đã học.

- Vận dụng đươc
vấn đề đã học để
giải quyết một tình
huống trong thực
tiễn.
- Vận dụng kỹ năng
tìm hiểu một VBTT
đã học để tìm hiểu

một VBTT khác.

- Lí giải sự lựa chọn các
phương thức biểu đạt phù
hợp với nội dung ý đồ
người viết.
- Với văn bản nghị luận
Nhận biết
+ Nhận diện thể
loại/ phương thức
biểu đạt/ phong
cách ngôn ngữ
của văn bản.
+ Chỉ ra chi tiết/
hình ảnh/ biện
pháp tu từ/ thông
tin... nổi bật trong
văn bản.
+ Chỉ ra cách thức
liên kết của văn
bản.

Thông hiểu

Vận dụng thấp

+ Khái quát chủ đề/ nội + Nhận xét/ đánh
dung chính/ vấn đề chính mà giá
về


văn bản đề cập.
tưởng/quan điểm/
tình cảm/ thái độ
+ Nêu cách hiểu/giải thích ý
của tác giả thể
nghĩa một thông tin trong
hiện trong văn
văn bản.
bản.
+ Hiểu được quan điểm/ tư
+ Nhận xét về một
tưởng của tác giả.
giá trị nội dung/
+ Hiểu được ý nghĩa/ tác nghệ thuật của văn
dụng/ hiệu quả của việc sử bản.
dụng thể loại/ phương thức
biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết/
hình ảnh/ biện pháp tu từ...
trong văn bản.

Vận dụng cao
+ Rút ra bài học
về tư tưởng/
nhận thức cho
bản thân.
+ Rút ra thông
điệp từ văn bản.

+ Lí giải sự lựa chọn các
thao tác lập luận/luận cứ phù

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


hợp với ý kiến, quan điểm
của người viết.

Đề thi môn văn kỳ THPT quốc gia năm 2017
Đo ̣c đoa ̣n trích sau và thư ̣c hiêṇ các yêu cầ u:
Lòng trắ c ẩn có nguồ n gố c từ sự thấ u cảm. Thấ u cảm là khả năng nhìn thế giới bằ ng con
mắ t của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giố ng như cái lạnh thấ u tủy hay cái
đau thấ u xương, thấ u cảm là sự hiểu biế t thấ u đáo, trọn ve ̣n một ai đó, khiế n ta hiểu được
những suy nghi ̃ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tấ t cả xảy ra mà không có
sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồ n của người khác là một khả năng phát
triển ở những người mẫn cảm. Thấ u cảm khiế n ta hồ i hộp khi quan sát một người đang đi
trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồ n với một nhân vật trong truyê ̣n.
Thấ u cảm xảy ra trong từng khoảnh khắ c của cuộc số ng. Một đứa trẻ ba tuổ i chìa con gấ u
bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi
bạn mình trên giường bê ̣nh chật vật uố ng một viên thuố c đắ ng. Mùa EURO 2016 kế t thúc
với một hình ảnh đe ̣p: một cậu bé Bồ Đào Nha tiế n tới an ủi một fan người Pháp cao to
gấ p rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kế t. Anh người Pháp cúi
xuố ng ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuấ t hẳ n rồ i
mới tiế p tục phấ t cờ mừng chiế n thắ ng.
(Trích Thiê ̣n, Á c và Smartphone – Đặng Hoàng Giang, NXB Hô ̣i nhà văn, 2017, tr.275)
Mức độ 1: Ngay tại văn bản

Mức độ 2: Suy nghĩ và tìm kiếm

Câu 1: Chỉ ra phương thức biể u đa ̣t chiń h
của đoa ̣n trích.

Trả lời: Phương thức biểu đạt chính: Nghị
luận
Mức độ 3: Tác giả và tôi

Câu 2: Theo tác giả, thấ u cảm là gi?̀
Trả lời: Theo tác giả, thấu cảm là khả
năng nhìn thế giới bằng con mắt của
người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ.
Mức độ 4: Suy nghĩ riêng tôi

Câu 3: Nhâ ̣n xét về hành vi của đứa trẻ ba Câu 4: Anh/ Chi ̣ có đồ ng tiǹ h với ý kiế n:
tuổ i, cô gái có ba ̣n bi ̣ ố m, câ ̣u bé Bồ Đào Lòng trắ c ẩn có nguồ n gố c từ sự thấ u cảm?
Nha đươ ̣c nhắ c đế n trong đoa ̣n trích.
Vì sao?
Trả lời: Nhận xét về hành vi của các nhân Trả lời: Học sinh có thể nêu quan điểm
vật được nhắc tới trong văn bản
riêng của mình về vấn đề (đồng ý hoặc
Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


- Đứa bé ba tuổi sẵn sàng chìa con gấu không đồng ý hoặc có bổ sung ...) nhưng
bông của mình cho em bé sơ sinh để dỗ em cần phải lập luận mạch lạc, thuyết phục.
bé đang khóc.
- Đồng ý với ý kiến trên vì lòng trắc ẩn là
- Cô gái nhăn mặt cảm nhận được cái đắng tấm lòng thương xót người khác một cách
ngắt của vị thuốc mà bạn mình đang phải kín đáo, sâu xa. Chỉ có thể yêu thương
uống.
người khác khi ta thực sự hiểu họ, đồng
cảm với họ. Và để làm được điều đó, ta

- Cậu bé Bồ Đào Nha an ủi một cổ động
phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của người
viên người Pháp sau trận chung kết EURO
khác, đồng cảm với người khác. Đó chính
2016.
là sự thấu cảm. Vậy thấu cảm chính là
Các hành động ấy, ở nhiều lứa tuổi khác nguồn gốc của lòng trắc ẩn.
nhau, nhiều nền văn hoá khác nhau, trong
- Bổ sung: nhiều khi sự thấu cảm thôi chưa
những hoàn cảnh không giống nhau nhưng
đủ để tạo nên lòng trắc ẩn. Con người cần
đều thể hiện sự cảm thông, sẻ chia với
có tình yêu thương, lòng nhân ái, vị tha. Xã
những buồn đau, mất mát, những khó khăn
hội cũng cần có sự bao dung và đề cao
của người khác - dẫu cho người ấy là bạn
những giá trị nhân văn. Có như vậy, lòng
hay là đối thủ của mình. Đó là những hành
trắc ẩn, tình yêu thương mới được lan toả
động đẹp, thể hiện sự thấu cảm và lòng trắc
trong cộng đồng.
ẩn. Những hành động đẹp làm nên vẻ đẹp
nhân cách của con người, vẻ đẹp văn hoá
của xã hội.

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


Những sai sót dễ bắt gặp trong quá trình làm bài đọc hiểu

 Lỗi sai ý cơ bản:
Học sinh có thể đưa ra nhận diện chưa chính xác về phương thức biểu đạt; phong
cách ngôn ngữ, xác định thể loại hoặc biện pháp tu từ…
Đây là câu hỏi nhận biết là câu hỏi đơn giản nhất; để làm tốt phần này tránh nhầm
lẫn cần xem lại kiến thức căn bản về lý thuyết tiếng Việt.
 Lỗi thiếu ý:
Đối với câu hỏi trình bày nội dung chính: Học sinh chỉ xác định được đề tài của
văn bản; cần trình bày chi tiết hóa, cụ thể hóa bằng việc đặt thêm câu hỏi đề tài đó
như thế nào; tác giả thể hiện quan điểm tư tưởng gì thông qua đề tài đó.
Đối với câu hỏi xác định nghĩa hàm ẩn: Học sinh chỉ phân tích được nghĩa tường
minh; chưa đi sâu phân tích nghĩa hàm ẩn. Để làm tốt điều này, học sinh cần đi từ
thao tác giải thích các từ khóa.
Đối với câu hỏi vận dụng thực tiễn: Học sinh viết lan man, chưa rõ ý. Cần xác định
rõ ràng được bài học về nhận thức (anh/chị học được điều gì qua vấn đề đọc hiểu);
bài học về hành động (anh/chị sẽ làm điều gì để bản thân mình tốt lên sau khi đọc
xong văn bản).
Đối với câu hỏi phân tích biện pháp tu từ: Học sinh cần làm đủ 3 phần chỉ ra tên
biện pháp tu từ, biểu hiện về mặt ngữ âm; từ vựng hay cú pháp của biện pháp tu từ;
tác dụng của biện pháp tu từ đó (Thông thường biện pháp tu từ là cách thức nhấn
mạnh dụng ý của tác giả; làm nổi bật tư tưởng cảm xúc chủ đạo).
 Lỗi trình bày:
Học sinh trình bày sơ sài hoặc quá dài dòng, lan man. Học sinh cần lựa chọn cho
mình cách trình bày trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề; khi diễn đạt cần tường minh,
khách quan, có tư duy logic, hệ thống.

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


Hình thành đoạn văn suy nghĩ của riêng tôi

Đoạn là một đơn vị của một bài viết bàn về một chủ đề (ý chính) tại một thời điểm nào
đó, theo một phương thức thống nhất, liên kết và có một trật tự nhất định. Điều quan trọng
của một đoạn là phải đảm bảo một cấu trúc logic, sự phát triển ý tưởng một cách logic, tạo
điều kiện cho người đọc hiểu được một cách rõ ràng và chính xác ý tưởng của người viết.
Khi viết một đoạn văn, người viết phải đảm bảo ba yếu tố:
- Câu chủ đề: Câu nêu lên được ý tưởng trung tâm của đoạn. Ý tưởng trung tâm này không
phải lúc nào cũng là câu đầu tiên của đoạn. Nó có thể nằm ở bất cứ vị trí nào trong đoạn,
tùy theo cách sắp xếp của người viết. Đôi khi chủ đề không được nói cụ thể bằng một câu
trong đoạn, mà nó được thể hiện bằng nội dung toát lên từ đoạn đó.
- Tính thống nhất: cả về hình thức lẫn nội dung. Đây là yêu cầu quan trọng nhất để có chất
lượng của một đoạn viết. Cứ cho rằng mỗi đoạn có một câu chủ đề thì câ này phải trở
thành câu trung tâm, những câu còn lại phải là những ý tưởng phục vụ, xoay quanh, mở
rộng ý tưởng chủ điểm. Điều quan trọng là không nên có hai ý tưởng chủ điểm trong một
đoạn.
- Có thể vận dụng hai hình thức triển khai đoạn văn nghị luận xã hội theo hình thức diễn
dịch, quy nạp hoặc tổng – phân – tổng để đảm bảo đầy đủ yêu cầu về hình thức và nội
dung.
- Dù viết một bài văn nghị luận 600 chữ hay viết một đoạn văn 200 chữ bài viết vẫn phải
đảm bảo các thao tác nghị luận căn bản: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…
Trong một số trường hợp cũng phải sử dụng đến thao tác lập luận so sánh, bác bỏ.

Giải thích
Khái niệm: giải thích là vận dụng tri thức
để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng
và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
Cách làm:
- Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái
niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ
- Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề,
chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

- Trả lời cho câu hỏi What? (Cái gì)

Phân tích
Khái niệm
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện
tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để
đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối
liên hệ bên trong của đối tượng.
Cách làm
- Khám phá chức năng biểu hiện của các
chi tiết
- Trả lời cho câu hỏi Why? (Vì sao).

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


Chứng minh
Khái niệm: Chứng minh là đưa ra những
cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng
tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người
đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
Cách làm
- Đưa lí lẽ trước
- Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần
thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận
chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi
thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.
- Trả lời cho câu hỏi Who? (ai) để tìm dẫn
chứng.


Bình luận
Khái niệm: Bình luận là bàn bạc đánh giá
vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai,
hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức
đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có
phương châm hành động đúng.
Cách làm:
- Đưa ra những nhận định về đối tượng
nghị luận. Thông thường, những nhận định
được rút ra từ kết quả phân tích
- Trên cơ sở của những nhận định, người
viết đánh giá vấn đề, rút ra bài học về nhận
thức và hành động.
- Trả lời cho câu hỏi How? (làm như thế
nào) để rút ra bài học cho bài làm nghị luận
xã hội.

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


Ví dụ: Bàn về tình yêu thương.
Giải thích
Lòng nhân ái là một đức tính cần thiết để
cuộc sống và những mối quan hệ trong xã
hội trở nên tốt hơn. Lòng nhân ái là tình
yêu thương, sự đùm bọc chở che giữa con
người với con người. Từng biểu hiện
chúng ta dành cho nhau, từ cử chỉ quan

tâm, lời nói, hành động hay lời nói ánh mắt
cũng có thể đem lại yêu thương cho người
khác.

Phân tích
Tôi có thể cùng một lúc yêu thương chính
mình, gia đình mình, yêu thương mọi
người, yêu mục đích của tôi và yêu cả thế
giới này. Nhân ái làm cho ta đồng cảm sẻ
chia với những số phận bất hạnh, làm thay
đổi những mảnh đời cơ cực, biến cái xấu
xa thành lương thiện. Con người sẽ thấy
tâm hồn mình trở nên phong phú tràn đầy
nhiệt huyết sống khi được cho và nhận tình
yêu thương. Khi lời nói của tôi mang đến
hoa hồng thay vì gai nhọn, tôi tạo nên một
thế giới tốt đẹp hơn.

Chứng minh
Còn trong câu chuyện Người ăn xin của
Tuốc ghê nhép, cậu bé không có tiền nhưng
trao đi cả tấm lòng. Người ăn xin nhận
được biết bao đồng cảm, thấu hiểu. Trong
xã hội hiện đại, câu chuyện MC Phan Anh
kêu gọi giúp đỡ đồng bào miền Trung lũ
lụt, ca sĩ Mỹ Tâm dừng lại để hát ủng hộ
một ca sĩ tật nguyền trong đêm giáng sinh
là những tấm gương sáng về lòng nhân ái.

Bình luận

Khi ta cảm thấy lòng mình rộng mở sẵn
sàng ân cần cảm thông, sẽ thật dễ dàng để
yêu thương. Hãy xóa bỏ sự ích kỷ, hẹp hòi,
hòa giải những hận thù và gửi đi tình yêu
thương. Hãy biến những trái tim chai sạn,
trái tim nhỏ nhen thành những trái tim nhân
hậu, trái tim quảng đại.

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:


THÔNG TIN VỀ THẦY TRỊNH QUỲNH
Fb: Fanpage: />Web:

Chờ đợi các tài liệu tiếp theo của thầy

Cập nhật tài liệu miễn phí về các kỹ năng làm bài – chinh phục và bứt phá kỳ thi thpt Quốc gia tại:
Fb: Fanpage: />Web:



×