Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

GIÁO TRÌNH GIÁO dục BIẾN đổi KHÍ hậu và NÂNG CAO NĂNG lực THÍCH ỨNG (dành cho sinh viên cao đẳng sư phạm địa lý hệ chính quy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.32 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC THÍCH ỨNG
(Dành cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Địa lý hệ chính quy)

Tác giả: Nguyễn Hữu Duy Viễn

Năm 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................... b
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 0
CHƯƠNG 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỒN CẦU ................................................ 1
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .. 1
1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu và các thuật ngữ liên quan ........................ 1
1.1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu ............................................................ 1
1.1.1.2. Các thuật ngữ liên quan ................................................................. 1
1.1.2. Đặc điểm của biến đổi khí hậu ............................................................. 2
1.1.2.1. BĐKH hiện nay có nguyên nhân từ con người............................... 2
1.1.2.2. BĐKH diễn ra chậm, khó phát hiện, khó điều chỉnh ...................... 2
1.1.2.3. BĐKH diễn ra trên phạm vi tồn cầu, có ảnh hưởng đến tất cả các
lĩnh vực đời sống con người ............................................................................... 3
1.1.2.4. BĐKH diễn ra với cường độ ngày một tăng và hậu quả nặng nề đối
với con người ..................................................................................................... 3


1.1.3. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu ....................................................... 3
1.1.3.1. Nguyên nhân do tự nhiên............................................................... 3
1.1.3.2. Nguyên nhân do con người ............................................................ 4
1.2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỒN CẦU .............................. 6
1.2.1. Nhiệt độ tăng, khí hậu trái đất nóng lên ............................................... 6
1.2.2. Mực nước biển dâng cao...................................................................... 6
1.2.3. Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển .................................. 7
1.2.3.1. Hiệu ứng nhà kính ......................................................................... 7
1.2.3.2. Suy giảm ơzơn tầng bình lưu ......................................................... 7
1.2.3.3. Ơ nhiễm khơng khí ........................................................................ 8
1.2.4. Sự xuất hiện và gia tăng của các thiên tai............................................. 9
1.3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU ........................................ 9
1.3.1. Kịch bản phát thải KNK ...................................................................... 9
1.3.2. Kịch bản nồng độ CO2 ....................................................................... 10
1.3.3 Kịch bản nhiệt độ ............................................................................... 10
1.3.4. Kịch bản lượng mưa .......................................................................... 11
1.3.5. Kịch bản về các hiện tượng thời tiết cực đoan.................................... 12
1.3.6. Kịch bản nước biển dâng ................................................................... 12
1.4. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỒN CẦU ........................... 13
1.4.1. Một số biến đổi của các hệ tự nhiên và hệ sinh thái ........................... 13
1.4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội ... 13
1.4.2.1. Tác động đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ........................ 13
1.4.2.2. Tác động đối với công nghiệp, năng lượng và xây dựng .............. 14
1.4.2.3. Tác động đến giao thông vận tải và du lịch .................................. 14
1.4.2.4. Tác động đối với sức khỏe và đời sống của con người ................. 14
b


1.4.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với các khu vực đặc biệt............... 14
CHƯƠNG 2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM ....................................... 16

2.1. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM ......................... 16
2.1.1. Biến đổi của các yếu tố khí hậu cơ bản .............................................. 16
2.1.1.1. Biến đổi nhiệt độ trung bình ........................................................ 16
2.1.1.2. Biến đổi ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ qua 20oC, 25oC.......... 18
2.1.1.3. Biến đổi của số giờ nắng ............................................................. 19
2.1.1.4. Biến đổi của lượng mưa.............................................................. 19
2.1.1.5. Sự biến đổi của các hiện tượng khí hậu khác ............................... 20
2.1.1.6. Biến đổi về thời gian và số lượng bão vào Việt Nam ................... 20
2.1.2. Biến đổi của mực nước biển .............................................................. 20
2.1.2.1. Xu thế biến đổi của mực nước biển ............................................. 20
2.1.2.2. Tương quan so sánh mực nước biển trung bình các thời kỳ ......... 21
2.1.3. Sự biến động của sinh vật tự nhiên và môi trường sinh sống .............. 22
2.1.3.1. Giảm diện tích đất ngập nước tự nhiên ........................................ 22
2.1.3.2. Biến động về thủy sinh ở một số địa phương ............................... 22
2.1.3.3. Nhiều rạn san hô bị tẩy trắng, tảo độc hại xuất hiện ..................... 23
2.1.3.4. Sự gia tăng bệnh tật ..................................................................... 23
2.2. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO VIỆT NAM .............................. 23
2.2.1. Kịch bản nhiệt độ .............................................................................. 23
2.2.2. Kịch bản lượng mưa .......................................................................... 26
2.2.3. Kịch bản nước biển dâng ................................................................... 29
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM ......................... 30
2.3.1. Khái quát về tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam..................... 30
2.3.1.1. Tác động do mực nước biển dâng ................................................ 30
2.3.1.2. Tác động do sự gia tăng các thiên tai ........................................... 31
2.3.2. Tác động cụ thể đến các khu vực ....................................................... 32
2.3.2.1. Tác động đến vùng Tây Bắc ........................................................ 32
2.3.2.2. Tác động đến vùng Đông Bắc...................................................... 33
2.3.2.3. Tác động đến vùng đồng bằng Bắc Bộ ........................................ 33
2.3.2.4. Tác động đến vùng Bắc Trung Bộ ............................................... 34
2.3.2.5. Tác động đến vùng Nam Trung Bộ .............................................. 35

2.3.2.6. Tác động đến vùng Tây Nguyên .................................................. 35
2.3.2.7. Tác động đến vùng Đông Nam Bộ ............................................... 36
2.3.2.8. Tác động đến vùng Tây Nam Bộ ................................................. 37
CHƯƠNG 3. GIÁO DỤC ỨNG PHĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH
THCS ........................................................................................................................ 38
3.1. KHÁI QT VỀ ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ........................ 38
3.1.1. Khái niệm về ứng phó với biến đổi khí hậu........................................ 38
3.1.2. Các nhóm biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ............................ 38
3.1.2.1. Chấp nhận tổn thất....................................................................... 39
c


3.1.2.2. Chia sẻ tổn thất ............................................................................ 39
3.1.2.3. Làm thay đổi nguy cơ .................................................................. 39
3.1.2.4. Ngăn ngừa các tác động............................................................... 39
3.1.2.5. Thay đổi cách sử dụng ................................................................. 39
3.1.2.6. Thay đổi/chuyển địa điểm ........................................................... 39
3.1.2.7. Nghiên cứu .................................................................................. 40
3.1.2.8. Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi.................. 40
3.2. NHỮNG HÀNH ĐỘNG HỌC SINH CÓ THỂ LÀM ĐỂ GÓP PHẦN
GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ......................................................................... 40
3.2.1. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ............................................. 40
3.2.1.1. Nhận thức về vai trò của năng lượng đối với con người ............... 40
3.2.1.2. Hiểu biết về diễn biến nguồn năng lượng..................................... 41
3.2.1.3. Nhận thức mối quan hệ giữa sử dụng năng lượng và môi trường . 43
3.2.1.4. Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng....................................... 45
3.2.2. Sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh ít gây ơ nhiễm mơi trường .... 47
3.2.2.1. Nhiên liệu sinh học ...................................................................... 47
3.2.2.2. Năng lượng Mặt Trời (quang năng) ............................................. 47
3.2.2.3. Năng lượng gió............................................................................ 48

3.2.2.4. Năng lượng biển (hải năng) ......................................................... 49
3.2.2.5. Năng lượng từ lòng đất (địa năng) ............................................... 49
3.2.2. Bảo vệ và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả ....................................... 49
3.2.2.1. Bảo vệ tài nguyên nước ............................................................... 49
3.2.2.2. Sử dụng nước hợp lý và tiết kiệm ................................................ 50
3.2.3. Bảo vệ rừng, trồng cây tạo môi trường sống trong lành...................... 50
3.2.4. Giảm thiểu và xử lý rác thải, chất thải................................................ 51
3.3. NHỮNG HÀNH ĐỘNG HỌC SINH CĨ THỂ LÀM ĐỂ THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ..................................................................................... 52
3.3.1. Học sinh biết tự bảo vệ mình (một số kỹ năng phịng chống thiên tai) 52
3.3.1.1. Hình thành ý thức thường trực phòng chống thiên tai .................. 52
3.3.1.2. Kỹ năng bơi lội giúp học sinh tự cứu mình khi mưa lũ hoặc khi gặp
nguy hiểm sông nước ....................................................................................... 52
3.3.1.3. Kỹ năng phòng chống điện giật khi mưa lũ.................................. 53
3.3.1.4. Kỹ năng phòng chống dịch bệnh trong và sau thiên tai, mưa lũ ... 54
3.3.2. Học sinh tham gia bảo vệ cơ sở vật chất trường học .......................... 55
3.3.3. Học sinh tham gia vào các phong trào hoạt động thích ứng với biến đổi
khí hậu của cộng đồng và địa phương.................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .................................................................... 58

d


LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình “Giáo dục biến đổi khí hậu và nâng cao năng lực thích ứng”
được biên soạn trên cơ sở những giáo trình đã có trước đây, những giáo trình có
liên quan của các trường bạn, kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trong
những năm gần đây và các bài giảng nhiều năm giảng dạy cho sinh viên Địa lý
và các ngành khác thuộc nhóm ngành Các khoa học về Trái Đất.
Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu và vấn đề

giáo dục biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu cho sinh viên sư phạm
trung học cơ sở được đào tạo tại Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Quảng
Bình. Những kiến thức này tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng lồng ghép
việc giáo dục về biến đổi khí hậu trong các nội dung bài giảng cho học sinh
trung học cơ sở.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để nội dung giáo trình đáp ứng được yêu cầu
của chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo, song chắc chắn không tránh
khỏi những sai sót. Tác giả kính mong nhận được sự chỉ bảo của các nhà khoa
học, các bạn đồng nghiệp , cùng sự góp ý của các bạn sinh viên khi sử dụng giáo
trình này.
Tác giả bày tỏ lịng biết ơn đến tập thể Bộ môn Địa lý – Việt Nam học –
Cơng tác xã hội, Trường Đại học Quảng Bình đã đọc và góp nhiều ý kiến bổ ích.

TÁC GIẢ


CHƯƠNG 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỒN CẦU
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu và các thuật ngữ liên quan
1.1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu
Theo Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) thì biến đổi khí hậu (BĐKH) là
sự thay đổi thành phần của khí quyển do hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con
người xảy ra trên quy mơ tồn cầu, khơng có sự hạn chế, ràng buộc nào về không gian,
diễn ra trong một khoảng thời gian dài thể hiện qua sự khác biệt tương đối rõ rệt về trị
số của các yếu tố hay thống kê khí hậu liên tục diễn ra trong khoảng thời gian hàng
chục năm, thậm chí hàng trăm năm theo một xu thế nhất định (có thể tăng hoặc giảm)
so với trị số trung bình nhiều năm.
1.1.1.2. Các thuật ngữ liên quan
- Thời tiết là trạng thái khí quyển ở một thời điểm tại một nơi nhất định được xác
định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa... Thời tiết là các

hiện tượng và các quá trình tự nhiên diễn ra trong lớp khơng khí ở gần mặt đất trong
một phạm vi hẹp, thời gian ngắn và rất hay thay đổi. Ví dụ: thời tiết nắng đẹp, ấm áp, gió
nhẹ. Thời tiết phức tạp là trạng thái thời tiết khi có bão đến, khi gió mùa về, khi trời trở
nóng, trở lạnh.
- Khí hậu là tổng hợp của thời tiết được đặc trưng bởi các trị số thống kê (trung
bình, xác suất các cực trị v.v..) của các yếu tố khí tượng biến động trong một khu vực
địa lý với thời kỳ trung bình thường là vài thập kỷ. Định nghĩa chính thức của Tổ chức
Khí tượng thế giới (WMO) “Tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định
đặc trưng bởi thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó”.
- El Nino, La Nina: Vào những khoảng thời gian không đều đặn, nhưng nhìn
chung vào khoảng bốn năm một lần, nhiệt độ bề mặt nước biển phía Đơng và trung tâm
xích đạo Thái Bình Dương lại nóng lên trên diện rộng. Sự nóng lên đó thường kéo dài
khoảng một năm, được gọi là hiện tượng El Nino (có nghĩa là “ Đứa con của Chúa”, do
hiện tượng này thường xảy ra vào mùa Giáng sinh ngoài khơi Nam Mỹ, kéo dài và mạnh
lên khi hiện tượng El Nino trên toàn Thái Bình Dương xảy ra). El Nino có thể được coi
như pha nóng lên của dao động khí hậu. Trong pha lạnh đi, gọi là La Nina, nhiệt độ bề
mặt biển Thái Bình Dương xích đạo lạnh đi so với bình thường. Nhiệt độ bề mặt biển đi
đơi với sự dịch chuyển lan rộng trong khí quyển về gió, mưa v.v...
- ENSO (El Nino/Shouthem Osciliation) thường được dùng để chỉ một hiện tượng
tổng thể của những biến đổi áp suất bề mặt vùng nhiệt đới đi kèm chu trình El Nino/La
Nina. Các hiện tượng này bao gồm sự tương tác mạnh giữa đại dương và khí quyển. Ở
khu vực Thái Bình Dương, chu trình ENSO sinh ra những biến đổi lớn, rõ ràng trong
các dòng hải lưu vùng nhiệt đới, nhiệt độ, gió tín phong, các khu vực mưa v.v.. Thơng
qua các mối liên hệ xa trong khí quyển, ENSO cũng ảnh hưởng đến khí hậu theo mùa ở
nhiều khu vực khác trên toàn cầu.
1


- Khả năng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH là mức độ mà một hệ
thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc khơng có khả

năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH, kể cả biến đổi tự nhiên và cực
trị. Tổn thương là hàm của tính chất, mức độ và tốc độ của biến đổi và biến động khí
hậu mà một hệ thống phát lộ ra cùng với độ mẫn cảm và năng lực thích ứng của nó.
- Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển trong
tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà kính, BĐKH và
nước biển dâng. Lưu ý rằng kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết và dự báo khí
hậu là nó chỉ đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển kinh tế - xã hội và hệ
thống khí hậu.
- Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên tồn cầu, trong đó
khơng bao gồm triều, nước dâng do bão,... Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể
cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của
đại dương và các yếu tố khác.
- Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng
và giảm nhẹ các tác nhân gây ra BĐKH.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con
người đối với hồn cảnh hoặc mơi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị
tổn thương do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường
độ phát thải khí nhà kính.
1.1.2. Đặc điểm của biến đổi khí hậu
Sự biến đổi khí hậu tồn cầu đang diễn ra hiện nay trên Trái Đất có 4 đặc điểm nổi
bật sau:
1.1.2.1. BĐKH hiện nay có nguyên nhân từ con người
Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên tồn cầu
đã được khẳng định là do hoạt động của con người. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp
(khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ
các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày
càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí
quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của Trái Đất.
1.1.2.2. BĐKH diễn ra chậm, khó phát hiện, khó điều chỉnh

BĐKH là hiện tượng và q trình diễn ra trong khí quyển của Trái Đất một cách
rất chậm chạp, không rõ rệt (trong vịng 100 năm, nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng
0,74oC). Con người phải có mạng lưới quan trắc rộng khắp; có nhận xét, phát hiện tinh
tế; có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại mới có khả năng nhận biết được
sự biến động này. Mặt khác, sự BĐKH lại do nhiều nguyên nhân gây ra, biểu hiện ở mỗi
khu vực trên Trái Đất cũng khác nhau nên khó điều chỉnh, thay đổi tình thế.

2


1.1.2.3. BĐKH diễn ra trên phạm vi tồn cầu, có ảnh hưởng đến tất cả các
lĩnh vực đời sống con người
Hầu như các chủ thể, các mặt hoạt động trên mọi nơi trên Trái Đất đều chịu ảnh
hưởng của BĐKH. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của BĐKH không diễn ra đồng đều ở
mọi nơi và như nhau đối với các chủ thể. Các vùng đồng bằng thấp ven biển, những
người nghèo, người già, phụ nữ và trẻ em sẽ gánh chịu ảnh hưởng nặng nề và dễ bị tổn
thương nhất từ BĐKH.
1.1.2.4. BĐKH diễn ra với cường độ ngày một tăng và hậu quả nặng nề đối
với con người
Các số liệu thống kê và các quan sát trong những năm gần đây cho thấy mức độ
BĐKH gây ra ngày một lớn, mạnh và bất thường, trái hẳn với quy luật vốn có; và vì
thế cũng gây nên những hậu quả và thiệt hại rất to lớn, khó lường như: lũ lụt, hạn hán,
siêu bão, những đợt nóng lạnh bất thường hay xảy ra trên một diện rộng và vào bất kỳ
thời điểm nào trong năm. Đây thực sự là nguy cơ, là hiểm hoạ tự nhiên to lớn nhất mà
loài người phải gánh chịu.
1.1.3. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là hiện tượng đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử phát triển
của Trái Đất. Tiêu biểu và rõ nét nhất của biến đổi khí hậu là sự biến động của nhiệt độ
trung bình của Trái Đất theo xu thế tăng lên hoặc giảm đi khiến cho Trái Đất trải qua
các thời kỳ nóng lên hoặc lạnh đi.

Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đi đến kết luận là có 2 ngun
nhân chính dẫn đến sự biến đổi khí hậu tồn cầu: do những quá trình tự nhiên và do
ảnh hưởng hoạt động của con người.
1.1.3.1. Nguyên nhân do tự nhiên
Xuất phát từ nguồn gốc năng lượng chủ yếu cho mọi quá trình tự nhiên cũng
như quyết định sự sống của sinh vật trên Trái Đất là nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời.
Nguồn năng lượng này tác động trực tiếp tới Trái Đất thơng qua những diễn biến trong
khí quyển. Khi nguồn năng lượng này có những biến động bất thường, tất yếu sẽ dẫn
đến biến đổi khí hậu Trái Đất. Sự biến động bất thường của nguồn năng lượng bức xạ
Mặt Trời chiếu tới bề mặt Trái Đất có thể do các nguyên nhân sau:
- Cường độ bức xạ Mặt Trời thay đổi tuỳ theo sự hoạt động và biến động của Mặt
Trời, là nguồn cung cấp năng lượng cho Trái Đất.
- Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời luôn thay đổi cũng như
tốc độ chuyển động của Trái Đất và khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời khơng bao
giờ ổn định.
- Góc nghiêng giữa trục quay của Trái Đất với mặt phẳng hoàng đạo cũng có sự
thay đổi trong q trình hình thành và phát triển của hệ Mặt Trời.
- Khói bụi do hoạt động của núi lửa phun trào; sự va đập của các thiên thạch vào
Trái Đất gây nên các vụ nổ rất lớn làm lớp khơng khí sát bề mặt đất trở nên mù mịt,
ngăn cản năng lượng bức xạ Mặt Trời chiếu tới Trái Đất, khiến cho Trái Đất bị lạnh đi
trong một thời gian dài.
3


- Sự biến động của thành phần các chất khí trong khí quyển cũng ln diễn ra,
thường là khi thành phần hơi nước và điôxit cacbon (CO2) tăng lên làm cho nhiệt độ
khơng khí cũng tăng lên.
Các q trình tự nhiên này thường diễn ra trong thời gian dài tới hàng triệu năm
và cũng có khi diễn ra theo chu kỳ kế tiếp nhau từ hàng nghìn năm tới hàng chục vạn
năm. Bởi vậy người ta cũng thường nói đó là sự biến đổi khí hậu trong thời kỳ địa

chất.
Khí hậu Trái Đất đã trải qua nhiều lần biến đổi. Khoảng 65 triệu năm về trước,
một thiên thạch khổng lồ va vào Trái Đất làm bề mặt Trái Đất bị bao phủ một lượng
khói bụi dày đặc và Trái Đất bị chìm trong bóng tối một thời gian dài do khơng có ánh
sáng Mặt Trời. Trái Đất bị lạnh đi và loài khủng long bị tiêu diệt.
Khoảng 40 triệu năm trước, Trái Đất cũng trải qua nhiều lần băng hà lạnh lẽo và
gian băng ấm áp với chu kỳ mỗi lần khoảng 100 nghìn năm. Chênh lệch nhiệt độ trung
bình giữa kỳ băng hà và gian băng khoảng 5 - 7oC, riêng vùng cực khoảng 10 - 15oC.
Thời kỳ gian băng cách đây khoảng 125 - 130 nghìn năm, nhiệt độ trung bình của
bề mặt Trái Đất cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp (1750) khoảng 2oC và mực nước
biển trung bình cao hơn trong thế kỷ XX từ 4 - 6 m.
Thời kỳ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây khoảng 10 - 15 nghìn năm. Sau thời
kỳ này, Trái Đất ấm dần lên, các sinh vật mới dần dần phát triển.
Đầu thế kỷ XIV, châu Âu trải qua một thời kỳ băng hà nhỏ kéo dài khoảng vài
trăm năm. Những khối băng khổng lồ hình thành và những mùa đông khắc nghiệt làm
cho mùa màng thất bát, dẫn đến nạn đói, nhiều gia đình phải di cư đi nơi khác.
1.1.3.2. Nguyên nhân do con người
Khí hậu Trái Đất hiện nay đang nóng lên cũng giống như chúng ta đang sống
trong một nhà kính. Trong nhà kính, ánh sáng Mặt Trời vẫn xuyên qua. Mặt đất trong
nhà kính hấp thu năng lượng bức xạ Mặt Trời nóng lên lại bức xạ trở lại lớp khơng khí
trong nhà kính. Lớp khơng khí này hấp thu và giữ lại nguồn năng lượng bức xạ sóng
dài vì thế nóng lên, sinh ra hiệu ứng nhà kính. Những quan trắc và đo đạc trong vòng
hơn 200 năm gần đây người ta nhận thấy nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên có
liên quan chặt chẽ với sự gia tăng nồng độ của các chất khí như CO2, CH4 và một số
chất khí khác. Các chất khí này có đặc tính hấp thu rất mạnh nguồn năng lượng bức xạ
sóng dài làm cho các lớp khơng khí ở sát mặt đất nóng lên giống như khả năng giữ
nhiệt trong nhà kính.Vì thế các chất khí này được gọi là khí nhà kính. Sự tăng nồng độ
của khí nhà kính sẽ dẫn đến sự tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển và dẫn đến kết
quả là làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất.
Đặc điểm của khí nhà kính là chúng tồn tại khá lâu trong khí quyển, từ vài tháng

đến vài trăm năm, ln được xáo trộn nhanh chóng và làm thay đổi thành phần khơng
khí trong khí quyển. Do vậy các chất khí nhà kính được phát thải vào khí quyển bất kỳ
từ nguồn nào và bất kỳ ở đâu cũng đều có ảnh hưởng tới khắp mọi nơi trên Trái Đất.
Vì thế sự biến đổi khí hậu khơng phải mang tính cục bộ, riêng rẽ mà là vấn đề mang
tính tồn cầu.
4


Chính con người qua các hoạt động sản xuất như sử dụng nhiên liệu hóa thạch để
sản xuất năng lượng, hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp,
đốt phá rừng, ... tạo ra lượng phát thải khí nhà kính ngày một lớn, khó kiểm sốt.
Trong số các chất khí nhà kính thì CO2 là chất khí đóng vai trị quan trọng nhất vì
nó chiếm tới một nửa khối lượng khí nhà kính và đóng góp tới 60% khả năng làm tăng
nhiệt độ khơng khí. Chính vì thế chỉ số CO2 được lựa chọn là chỉ tiêu quan trọng nhất
để xác định và tính tốn các kịch bản biến đổi khí hậu.
Từ giữa thế kỷ XVIII, nhân loại bước vào thời kỳ sản xuất cơng nghiệp địi hỏi
sử dụng rất nhiều năng lượng, nguyên liệu. Con người phải đốt nhiều loại nhiên liệu
hóa thạch và thải vào khí quyển ngày càng nhiều CO2. Các số liệu đo đạc cho thấy chỉ
trong vòng 250 năm, từ năm 1750 đến năm 2000, nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã
tăng lên khoảng 28%, từ 280ppm lên 370ppm và tính trung bình tổng lượng CO2 trong
khí quyển tăng từ 0,5 đến 1% mỗi năm. Lượng CO2 trong khí quyển tăng lên còn do
việc sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện giao thông, hoạt động sản xuất nông
nghiệp và đặc biệt là nạn đốt phá rừng, cháy rừng chẳng những thải vào khí quyển
nhiều khí CO2 mà cịn làm giảm hẳn khả năng hấp thụ khí CO2 trong khơng khí.
CH4 là loại khí nhà kính quan trọng thứ hai sau khí CO2 chủ yếu do hoạt động
sản xuất nơng nghiệp gây ra từ sự phân giải yếm khí của các thải hữu cơ. Khí
CH4 cũng có thể do các mỏ than, giếng dầu và các ống dầu khí rị rỉ ra. Tính chung,
nồng độ khí CH4 trong khí quyển tăng lên rất nhanh và hoạt động của con người đã
chiếm một nửa trong số tăng đó.
Theo tính tốn của các nhà khoa học, tỷ lệ phần trăm của các chất khí gây nên

hiệu ứng nhà kính hiện nay là: CO2 50%; CFCs 20%; CH4 16%, O3 8%, N2O 6%; tỷ lệ
phần trăm của các hoạt động con người sản sinh ra các khí nhà kính là: sản xuất điện
năng 21,3%; nông nghiệp 12,5%; khai thác, chế biến và phân phối nhiên liệu 11,3%;
thương mại và tiêu dùng 10,3%; sử dụng và đốt cháy sinh khối 10,0%; rác thải 3,4%.
O3 là loại khí nhà kính quan trọng thứ ba sau khí mêtan. Ơzơn có nguồn gốc tự
nhiên và do hoạt động của con người thải vào khí quyển từ việc sử dụng các động cơ,
các nhà máy điện. Hiện nay hàm lượng khí ơzơn ở tầng đối lưu đã tăng lên khoảng
35% so với thời kỳ tiền cơng nghiệp.
N2O là khí nhà kính có nguồn gốc tự nhiên, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong thành
phần khí quyển. Tuy vậy, do hoạt động của con người đốt các loại nhiên liệu, đốt phá
rừng, sản xuất các hóa chất, sử dụng phân hóa học đã làm cho nồng độ ơxit ni tơ tăng
lên khoảng 8% trong khoảng 100 năm gần đây và làm tăng 15% lượng ơxit nitơ trong
khí quyển.
Ngồi các chất khí nhà kính có nguồn gốc tự nhiên kể trên, hoạt động sản xuất
của con người còn tạo ra một chất khí nhà kính mới là Cloruafluo cacbon (CFCs) gọi
tắt là chất CFC. Chất CFC mới được sản xuất từ năm 1930 và được sử dụng rộng rãi
trong kỹ thuật làm lạnh như máy làm nước đá, tủ lạnh, điều hịa nhiệt độ, máy lạnh,
bình xịt bọt khí, các chất tẩy rửa. Nồng độ chất CFC trong khí quyển tăng lên nhanh
chóng trong mấy chục năm gần đây. Chất CFC nguy hại ở chỗ vừa là khí nhà kính vừa
5


có tác động phá huỷ tầng ơzơn ở tầng bình lưu nên ảnh hưởng nhiều đến biến đổi khí
hậu. CFC đã bị cấm sản xuất từ 1995 vì thế từ năm 1995 trở lại đây, nồng độ khí CFC
trong khí quyển đã giảm đi rõ rệt.
1.2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỒN CẦU
Những biểu hiện chính, thể hiện rất rõ nét của biến đổi khí hậu tồn cầu là: nhiệt
độ tăng, khí hậu Trái Đất ấm lên; sự dâng cao của mực nước biển; sự thay đổi thành
phần và chất lượng khí quyển; sự xuất hiện của những thiên tai bất thường, trái quy luật,
có cường độ của quy mơ lớn.

1.2.1. Nhiệt độ tăng, khí hậu trái đất nóng lên
Nhiệt độ khơng khí của Trái Đất đang có xu hướng tăng khiến cho Trái Đất ấm
lên, cao hơn nhiệt độ trung bình hiện nay (15oC). Từ năm 1850 đến nay, nhiệt độ trung
bình đã tăng 0,74oC; trong đó nhiệt độ tại 2 cực của Trái Đất tăng gấp 2 lần so với số
liệu trung bình tồn cầu, nhiệt độ trên đất liền tăng nhiều hơn ở trên biển. Nhiệt độ
trung bình của Trái Đất đã tăng lên rõ rệt trong thời kỳ 1920 - 1940, sau đó giảm dần
trong khoảng giữa những năm 1960 và lại tiếp tục tăng từ sau năm 1975. Đây là thời
kỳ nhiệt độ Trái Đất cao nhất trong vòng 600 năm trở lại đây và thập kỷ 1990 là thập kỷ
nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua.
Bước sang thế kỷ XXI, nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng. Năm 2002 chuẩn sai nhiệt độ
(độ lệch chuẩn so với nhiệt độ trung bình) là +0,48oC. Năm 2003 nhiệt độ trung bình
của Trái Đất tăng 0,46oC so với trung bình của thời kỳ 1971 – 2000; trong đó chuẩn sai
nhiệt độ ở bán cầu Bắc là +0,59oC, ở bán cầu Nam là +0,32oC.
Ở Bắc Cực, nhiệt độ tăng nhiều hơn ở các vĩ độ ôn đới. Nhiệt độ trung bình năm
ở Greenland thời kỳ 1910 - 1940 tăng trên 3oC so với cuối thế kỷ 19. Băng hà ở các
vùng núi cao ở Na Uy và trên dãy Alps bắt đầu rút lui từ khoảng những năm 50 - 70
của thế kỷ XIX và mạnh mẽ hơn ở thế kỷ XX, đặc biệt vào các năm 1920, 1980.
Các dự báo của các nhà khoa học cho thấy đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung
bình của Trái Đất có thể sẽ tăng 2,0oC - 4,5oC so với cuối thế kỷ XX. Trái Đất sẽ nóng
lên khá rõ rệt.
1.2.2. Mực nước biển dâng cao
Các đo đạc và tính tốn cho thấy cùng với sự tăng lên của nhiệt độ là sự tăng lên
của mực nước biển trên các đại dương thế giới. Tính chung, mực nước biển trung bình lên
10 - 25cm với tốc độ tăng trung bình 1 - 2mm/năm trong thế kỷ XX. Thời kỳ 1993 2003 mức nước biển đã dâng cao khoảng 2,8mm/năm, trong đó tăng khoảng
1,6mm/năm do giãn nở nhiệt độ và khoảng 1,2mm/năm do băng tan. Đáng chú ý là
trong thời gian gần đây, thời kỳ 1993 - 2003, mực nước biển dâng nhanh đáng kể so
với khoảng thời kỳ trước đó từ 1961 - 2003.
Các ảnh vệ tinh cho thấy diện tích phủ băng ở Bắc Băng Dương đã thu hẹp
khoảng 2,7% cho mỗi thập kỷ, trong đó mùa hạ giảm tới 7,4%. Diện tích phủ băng trên
các đảo lớn ở vùng Bắc Cực (Greenland) hoặc trên các đỉnh núi cao (Alps, Hymalaya,

Kilimanjaro) cũng giảm đi rõ rệt sau mỗi thập kỷ.
6


1.2.3. Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển
Tác động của những hoạt động do con người gây ra cùng với những tác động của
tự nhiên như núi lửa, cháy rừng, hạn hán, bão, lũ lụt đã làm cho thành phần của khí
quyển thay đổi rất nhiều. Đó là sự gia tăng của các chất khí nhà kính trong khí quyển, tuy
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nồng độ rất thấp so với hai chất khí chủ yếu là N2 (78%) và O2
(21%) nhưng tác hại của chúng lại rất lớn. Chất lượng khí quyển vì thế giảm sút rất
nhanh. Chẳng những chúng trực tiếp gây nên hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ
khơng khí và khiến Trái Đất nóng lên mà cịn là các khí độc hại ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống sinh vật nói chung, của con người nói riêng; ảnh hưởng tới các quá
trình tự nhiên và mọi mặt hoạt động của con người một cách trực tiếp và gián tiếp.
1.2.3.1. Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính do Jean Baptiste Joseph Fourier (Pháp) đặt tên, dùng để chỉ
hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt Trời xuyên qua các cửa sổ
hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt cho bầu khơng
khí bên trong nhà, dẫn đến việc sưởi ấm tồn bộ không gian bên trong nhà chứ không
chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. Hiệu ứng này đã được sử dụng trong các nhà kính
trồng cây ở nơi khí hậu lạnh. Nó cũng được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng
Mặt Trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở. Trong khí quyển
cũng xảy ra hiện tượng tương tự gọi là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Khi các tia bức xạ
sóng ngắn (chẳng hạn tia cực tím) từ Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất
và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt, một số phân tử trong khí quyển (trong
đó chủ yếu là đioxit các bon (C02) và hơi nước) có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này
và nhờ đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển.
Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vịng 100 năm trở lại đây: đioxit
các bon tăng 20%, metal tăng 90%, …) đã làm tăng nhiệt độ Trái Đất lên 2oC. Tới cuối
thế kỷ XXI nhiệt độ tăng thêm từ 1,4oC – 4oC (gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại, tức

là hiệu ứng nhà kính do con người gây ra).
1.2.3.2. Suy giảm ơzơn tầng bình lưu
Ơzơn là một chất độc có khả năng ăn mịn và là một chất gây ơ nhiễm chung. Nó
có mùi hăng mạnh. Nó tồn tại với một tỷ lệ nhỏ trong bầu khí quyển Trái Đất, có thể
được tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện, tia cực tím, ví dụ như trong các tia chớp,
cũng như bởi tác động của bức xạ điện từ trường năng lượng cao.
Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn ôzôn là một chất khí có màu xanh
nhạt. Ơzơn hóa lỏng màu xanh thẫm ở -112°C và hóa rắn có màu xanh thẫm ở -193°C.
Ơzơn có tính ơxy hóa mạnh hơn ơxy nhưng nó kém bền hơn ơxy, dễ bị phân hủy thành
ơxy thường theo phản ứng: 2O3 → 3O2.
Ơzơn do Christian Friedrich Schonbein phát hiện năm 1840. Mật độ tập trung cao
nhất của ơzơn trong khí quyển nằm ở tầng bình lưu (khoảng 20 đến 50 km tính từ mặt
đất), trong khu vực được biết đến như là tầng ôzôn. Tại đây, nó lọc phần lớn các tia
cực tím, là tia có thể gây hại cho phần lớn sinh vật trên Trái Đất. Việc giảm ơzơn trong
khơng khí sẽ làm tăng mức độ các tia cực tím ở gần mặt đất.
7


Sự suy giảm ôzôn đang được quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương
lai đã trở thành một mối quan tâm tồn cầu, dẫn đến việc cơng nhận Nghị định thư
Montreal hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp
chất cácbon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây
suy giảm tầng ơzơn khác như tetraclorit cácbon, các hợp chất của brôm (halon)
và methylchloroform.
1.2.3.3. Ơ nhiễm khơng khí
Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt các chất lạ hoặc một sự biến đổi đáng kể trong
thành phần khơng khí, làm cho khơng khí khơng sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi
khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
* Nguồn gây ơ nhiễm: có rất nhiều nguồn gây ơ nhiễm khơng khí. Có thể chia ra
thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.

+ Nguồn tự nhiên
- Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua,
mêtan và những loại khí khác. Khơng khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun
lên rất cao.
- Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do
sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan
truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
- Bão bụi: gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mịn đất sa mạc, đất trồng và
gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang
theo bụi muối lan truyền vào khơng khí.
- Các q trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên: cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hố học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ơ nhiễm khơng khí.
+ Nguồn nhân tạo
Nguồn gây ơ nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.
Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các
nhà máy vào khơng khí.
- Do bốc hơi, rị rỉ, thất thốt trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của q trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi
ra ngồi bằng hệ thống thơng gió.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện;
vật liệu xây dựng; hố chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; các xí
nghiệp cơ khí; các nhà máy thuộc ngành cơng nghiệp nhẹ; giao thơng vận tải; bên cạnh
đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
* Các chất và tác nhân gây ô nhiễm:
+ Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các
loại khí halogen (clo, brom, iơt). Các hợp chất flo. Các chất tổng hợp (ête, benzen); các
8



chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol
khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa; các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như
đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi...; khí quang hố như ozơn, FAN, FB2N, NOX,
anđehyt, etylen...; chất thải phóng xạ; nhiệt độ; tiếng ồn.
+ Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua đioxit sinh
ra do đốt cháy than, đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp, tác động trực tiếp tới bộ phận tiếp
nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với ơxy và nước của khơng khí sạch để tạo thành axit
sunfuric (H2SO4) rơi xuống đất cùng với nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của
thuỷ vực, tác động xấu tới nhiều sinh vật. Như vậy, mưa axit là tác nhân ô nhiễm thứ
cấp được tạo thành do sự kết hợp SO2 với nước. Cũng có những trường hợp, các tác
nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hoá với nhau để tạo thành tác nhân ô nhiễm
thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng đối với các tác nhân ô nhiễm
phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động. Các khí nhân tạo nguy hiểm
nhất đối với sức khoẻ con người và khí quyển Trái Đất đã được biết đến gồm: Cacbon
đioxit (CO2); Dioxit sunfua (SO2); Cacbon monoxit (CO); Nitơ oxit (N2O);
Clorofluorocacbon (còn gọi là CFC) và Mêtan (CH4).
1.2.4. Sự xuất hiện và gia tăng của các thiên tai
Các thiên tai có liên quan đến khí quyển, đến sự biến đổi khí hậu trên quy mơ tồn
cầu như bão lớn (siêu bão), lốc xoáy, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, trở nóng, trở lạnh, ... xảy
ra thường xuyên hơn, đột ngột và bất thường hơn, trái với các quy luật thông thường,
cường độ cũng lớn hơn, quy mô cũng rộng lớn hơn. Các thiên tai này đã gây nên
những thiệt hại vô cùng nặng nề, những thảm hoạ cho nhân loại do khó dự báo trước,
khó phịng tránh và lường trước hết các hậu quả do chúng mang lại.
1.3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỒN CẦU
Theo Báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), kịch bản
biến đổi khí hậu (CS) là giả định có cơ sở khoa học và tin cậy về sự tiến triển trong
tương lai của các quan hệ kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính (KNK), biến
đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời

tiết /khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động.
Từ khi thành lập (1988) đến nay, IPCC đã 5 lần cơng bố báo cáo đánh giá biến
đổi khí hậu vào các năm: 1990, 1992, 2001, 2007 và 2013.
Trong mỗi báo cáo đánh giá biến đổi khí hậu đều có 2 - 4 trong số các kịch bản:
Kịch bản phát thải KNK, kịch bản nồng độ khí CO2, kịch bản nhiệt độ trung bình, kịch
bản lượng mưa, kịch bản các hiện tượng thời tiết cực đoan và kịch bản mực nước biển
dâng.
1.3.1. Kịch bản phát thải KNK
Kịch bản phát thải KNK 2001 bao gồm 4 họ với các đặc trưng cơ bản về kinh tế,
kỹ thuật, môi trường của thế giới.
* Họ A1: Kinh tế phát triển rất nhanh; Dân số đạt đỉnh vào giữa thế kỷ XXI, sau
đó giảm dần; Xuất hiện nhanh chóng nhiều cơng nghệ hiệu quả; Cơ sở hạ tầng đồng
đều giữa các khu vực trên thế giới.
9


Họ kịch bản A1 được chia thành ba nhóm khác nhau:
- Nhóm A1FI: Phát triển nhiên liệu hóa thạch;
- Nhóm A1T: Phát triển nhiên liệu phi hóa thạch;
- Nhóm A1B: Phát triển năng lượng cân bằng giữa hóa thạch và phi hóa thạch.
* Họ A2: Dân số tăng liên tục trong suốt thế kỷ XXI; Phát triển kinh tế chủ yếu
theo khu vực; Tăng trưởng kinh tế đầu người và chuyển giao kỹ thuật chậm hơn các kịch
bản khác.
* Họ B1: Dân số đạt đỉnh vào giữa thế kỷ như họ A1; Thay đổi nhanh cấu trúc
hướng tới nền kinh tế dịch vụ và thông tin; Giảm cường độ tiêu hao năng lượng đưa ra
nhiều công nghệ sạch và hiệu quả nhưng khơng có sáng kiến bổ sung về khí hậu.
* Họ B2: Nhấn mạnh các giải pháp khu vực về kinh tế, xã hội, môi trường bền
vững; Dân số tăng đều nhưng chậm hơn họ A2; Phát triển kinh tế vừa phải, chậm hơn
nhưng thay đổi kỹ thuật nhiều hơn B1, A1; Chú trọng tính khu vực trên cơ sở bảo vệ
môi trường và công bằng xã hội.

Căn cứ vào lượng phát thải KNK vào những năm cuối thế kỷ XXI, người ta chia
kịch bản trên thành ba nhóm:
Bảng 1. Tổng lượng phát thải CO2 theo kịch bản phát thải 2001 (GtC/năm)
Loại
Kịch bản
2030
2050
2100
A2
13,0
17,4
30,0
Cao
A1FI
15,5
23,9
29,1
A1B
14,0
16,4
13,4
Vừa
B2
8,5
11,0
13,2
B1
9,0
11,3
5,2

Thấp
A1T
11,0
12,3
5,0
(Nguồn: IPCC Biến đổi khí hậu 2001 - Báo cáo tổng hợp)
1.3.2. Kịch bản nồng độ CO2
Kịch bản về nồng độ CO2 năm 2001 bao gồm 6 nhóm thuộc 3 loại dựa vào nồng
độ vào cuối thế kỷ XXI:
Bảng 2. Nồng độ khí CO2 trong khí quyển theo kịch bản năm 2001 (phần triệu)
Loại
Kịch bản
2050
2100
A1FI
610
970
Cao
A2
590
850
A1B
510
730
Vừa
B2
480
620
A1T
500

580
Thấp
B1
470
550
(Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường)
1.3.3 Kịch bản nhiệt độ
Theo IPCC, kịch bản nhiệt độ 2007 gồm 6 nhóm với 3 loại:
10


Bảng 3. Mức tăng nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ XXI (oC)
so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản 2007
Loại
Kịch bản
Ước lượng tốt nhất
Khoảng dao động
B1
1,8
1,1 – 2,9
Thấp
A1T
2,4
1,4 – 3,8
B2
2,4
1,4 – 3,8
Vừa
A1B
2,8

1,7 – 4,4
A2
3,4
2,0 – 5,4
Cao
A1FI
4,0
2,4 – 6,4
(Nguồn: IPCC Báo cáo đánh giá thứ 4, 2007)
1.3.4. Kịch bản lượng mưa
Về lượng mưa khơng có các kịch bản hệ thống lâu dài như nhiệt độ mà chỉ có
các ước lượng cho một số khu vực ngắn hạn trong một số báo cáo đánh giá của IPCC.
IPCC ước lượng sự thay đổi của lượng mưa trung bình ngày (mm/ngày) trong
mùa đông (12, 1, 2) và trong mùa hạ (6, 7, 8) theo kịch bản A2 và kịch bản B2.
Bảng 4. Mức thay đổi lượng mưa thời kỳ 2071 - 2100
so với thời kỳ 1961 - 1990 theo kịch bản A2 và kịch bản B2
Kịch bản A2
Kịch bản B2
Khu vực
Lượng mưa Lượng mưa Lượng mưa
Lượng mưa
mùa đông
mùa hạ
mùa đông
mùa hạ
Tây Bắc Bắc Mỹ
3
2
2
2

Đông Bắc Bắc Mỹ
1
2
2
2
Tây Nam Bắc Mỹ
2
6
2
6
Trung Bắc Mỹ
6
6
6
6
Đông Nam Bắc Mỹ
2
6
2
6
Trung Mỹ
4
4
4
6
Bắc Nam Mỹ
6
6
3
3

Nam Nam Mỹ
6
6
6
6
Bắc Âu
2
4
2
3
Nam Âu
3
6
3
6
Bắc Phi
6
1
6
1
Tây Trung Phi
2
6
2
6
Đông Trung Phi
2
6
2
6

Nam Phi
6
4
6
4
Nga và Bắc Á
1
2
3
2
Tây Á
2
6
2
6
Trung Á
2
2
2
2
Nam Á
6
2
6
2
Đông Bắc Á
6
2
2
2

Đông Nam Á
3
3
3
6
Bắc Úc
6
4
6
4
Nam Úc
2
4
6
4
(Nguồn: IPCC, Biến đổi khí hậu 2001, Báo cáo tổng hợp)
11


1.3.5. Kịch bản về các hiện tượng thời tiết cực đoan
Cũng như lượng mưa, trong các báo cáo của IPCC khơng có riêng kịch bản về hiện
tượng thời tiết cực đoan. Trong tài liệu này trình bày các nhận định về sự biến đổi hiện
tượng đặc biệt trong các báo cáo đánh giá của IPCC vào các năm: 1990, 2001 và 2007.
* Nhận định về thời tiết cực đoan trong báo cáo đánh giá thứ nhất
- Tần số nhiệt độ vượt qua các cực đại sẽ gia tăng trong khi tần số nhiệt độ dưới
các cực tiểu giảm đi.
- Số ngày rất nóng tăng lên trong khi đó số đêm giá lạnh giảm đi.
- Mặc dù nhiệt độ nước biển tăng lên song các mơ hình khí hậu khơng thể hiện
được nhất quán rằng bão nhiệt đới tăng lên hay giảm đi về tần số và cường độ.
* Nhận định về thời tiết cực đoan trong báo cáo đánh giá thứ ba

- Trên hầu hết các khu vực:
+ Nhiệt độ cao nhất cao hơn, nhiệt độ thấp nhất cao hơn
+ Nhiều ngày nóng hơn, nhiều đợt nóng hơn, ít đợt lạnh hơn.
+ Ít ngày lạnh hơn, ít ngày sương giá hơn.
- Trên nhiều khu vực, nhiều đợt mưa lớn hơn.
- Trên hầu hết vĩ độ trung bình, mùa hạ ít mưa hơn dẫn đến hạn hán gia tăng.
- Trên nhiều lĩnh vực khác nhau, gia tăng hạn hán và lũ lụt liên quan đến ENSO.
- Gia tăng biến động của lượng mưa gió mùa châu Á.
- Gia tăng cường độ bão vĩ độ trung bình.
* Nhận định về thời tiết cực đoan trong báo cáo đánh giá thứ tư
- Trên hầu hết khu vực, lục địa gia tăng số ngày nóng.
- Tần số đợt nóng, tần số mưa lớn gia tăng trên hầu hết khu vực lục địa.
- Khu vực hạn hán gia tăng.
- Gia tăng hoạt động xoáy thuận nhiệt đới mạnh, ngập lụt do nước biển dâng cao.
1.3.6. Kịch bản nước biển dâng
Các kịch bản nước biển dâng được trình bày trong cả 5 báo cáo đánh giá của
IPCC, tạm gọi là các kịch bản nước biển dâng 1990, 1992, 2001, 2007 và 2013.
Trong kịch bản năm 2007, thời kỳ 1980 - 1999 được chọn để so sánh mực nước
biển dâng vào cuối thế kỷ XXI với ba nhóm nước biển dâng khác nhau tương ứng với
ba nhóm phát thải KNK:
Bảng 5. Mực nước biển dâng vào năm 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999
Loại
Kịch bản
Mực nước biển dâng (m)
A1FI
0,26 - 0,59
Cao
A2
0,23 - 0,51
A1B

0,21 - 0,48
Vừa
B2
0,20 - 0,43
A1T
0,20 - 0,45
Thấp
B1
0,18 - 0,38
(Nguồn: IPCC, Báo cáo đánh giá thứ 4, Báo cáo tổng hợp)

12


1.4. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỒN CẦU
1.4.1. Một số biến đổi của các hệ tự nhiên và hệ sinh thái
Các hệ tự nhiên và các hệ sinh thái trên Trái Đất đã được hình thành trong một
quá trình lâu dài và tương đối ổn định. Khí hậu là một thành phần quan trọng của các
hệ tự nhiên cũng như các hệ sinh thái.
Theo quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh trong lớp vỏ địa lý, khi có bất kỳ
một thành phần nào trong số các quyển thành phần là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển,
thổ nhưỡng quyển và sinh quyển mà thay đổi thì lập tức sẽ dẫn đến sự thay đổi của cả
hệ tự nhiên trên Trái Đất. Sự nóng lên của Trái Đất, sự mở rộng của các đại dương cũng
như sự thu hẹp diện tích các lục địa do nước biển dâng, sự xuất hiện ngày càng nhiều và
mức độ ác liệt của các thiên tai đã có tác động lớn và sâu sắc tới các hệ tự nhiên. Đó là
sự mở rộng của vịng đai nhiệt đới về phía hai cực của Trái Đất, sự thu hẹp của vành
đai băng tuyết trên các đỉnh núi cao, sự mất đi của nhiều lồi sinh vật do khơng thích
nghi nổi với những biến động mạnh mẽ của khí hậu.
Khí hậu là một thành phần rất quan trọng, nhiều khi có ý nghĩa quyết định đến
các hệ sinh thái. Trong số các hệ sinh thái đã được định hình và ổn định tại các vùng tự

nhiên trên Trái Đất, có nhiều hệ sinh thái dễ bị tổn thương, bị biến đổi sâu sắc do sự biến
đổi khí hậu như các hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái của vùng đồng bằng thấp ven
biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh
thái núi cao, ... Ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu có thể là trực tiếp (do nhiệt độ tăng,
thiên tai nhiều) có thể là gián tiếp (nước biển dâng) nhưng đều có tác động sâu sắc đến
các hệ sinh thái mà rõ nét nhất là sự suy giảm của đa dạng sinh học, sự xuất hiện của
nhiều loại bệnh dịch cho con người và sinh vật nói chung.
1.4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội
Các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của con người tại các quốc gia trên thế
giới rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, tác động của BĐKH tới các lĩnh vực kinh tế xã hội cũng có các mức độ và quy mô khác nhau.
1.4.2.1. Tác động đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Đối với sản xuất nông nghiệp, sản lượng nơng nghiệp có thể tăng do lượng
CO2 tăng; nhưng đất trồng sẽ bị suy thoái nhiều hơn do bị tổn thất chất hữu cơ, nhiễm
mặn và xói mịn; chăn ni gia súc gia cầm bị giảm do giá thức ăn tăng, dịch bệnh
nhiều. Các tai biến thiên nhiên như bão lụt, hạn hán sẽ làm mất mùa, đời sống của
nhân dân sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đối với rừng và thảm thực vật tự nhiên, biến đổi khí hậu theo chiều hướng nóng
lên sẽ mở rộng phạm vi sinh sống của cây họ Dầu (Diptero carpaceae) ra khỏi vùng
nhiệt đới và lên các đai cao hơn ở miền núi; diện tích rừng rụng lá và các cây chịu hạn
sẽ mở rộng do tình trạng khơ hạn kéo dài; một số lồi ưa lạnh như pơmu, hoàng đàn, lát
hoa, trầm hương, ... bị suy thối, thậm chí bị tuyệt chủng. Tình trạng sâu bệnh trong
thảm thực vật tự nhiên cũng gia tăng và kèm theo đó là nguy cơ cháy rừng do bị khô
hạn kéo dài.
13


Đối với thủy sản, hậu quả do biến đổi khí hậu làm nước biển dâng gây thiệt hại
đáng kể cho hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông, ảnh hưởng đến điều
kiện sống của các loại thủy sản nước ngọt. Theo dự báo ước tính trữ lượng của các lồi
thủy hải sản có giá trị kinh tế có thể bị giảm đi tới 1/3 so với hiện tại. Mặt khác, nhiệt

độ nước biển tăng có thể gây xáo trộn trong phân tầng nước, cơ cấu của các loài sinh
vật và nguồn thức ăn theo độ sâu dẫn đến tình trạng di chuyển đến nơi khác của nhiều
lồi sinh vật biển, thậm chí có thể làm giảm kích thước, trọng lượng của nhiều loài
thủy sinh.
1.4.2.2. Tác động đối với công nghiệp, năng lượng và xây dựng
Đối với sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải
sản bị lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu ln có sự biến động. Nguồn cung cấp nước cho
nhiều ngành công nghiệp như năng lượng, dệt, khai thác và chế biến khống sản, ...
cũng gặp rất nhiều khó khăn do không chủ động điều tiết được.
1.4.2.3. Tác động đến giao thông vận tải và du lịch
Đối với ngành giao thơng vận tải, sự biến đổi khí hậu nói chung là bất lợi. Các
thiên tai, lũ lụt, trượt lở đất có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều loại phương tiện giao
thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lượng của
các động cơ, chi phí cho đổi mới cơng nghệ hạn chế chất thải khí nhà kính càng tăng
lên, chi phí cho đảm bảo an tồn giao thơng, nạo vét luồng lạch cho giao thơng thủy
cũng rất tốn kém.
Đối với ngành du lịch, biến đổi khí hậu theo xu thế Trái Đất nóng lên sẽ tạo điều
kiện thuận lợi để kéo dài mùa du lịch hạ khiến cho miền biển và miền núi có cơ hội
phát triển loại hình du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng. Đồng thời cũng cần phải lường trước
và nhìn nhận những khó khăn do sự biến đổi khí hậu gây ra. Các bãi tắm ven biển và
trên đảo vốn đã định hình nhiều năm với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
sẵn có sẽ bị thu hẹp lại, cảnh quan rạn san hô dưới nước, rừng ngập mặn ở khu vực bãi
triều bị biến đổi. Dòng khách du lịch trong nước và quốc tế biến động bất thường do lệ
thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và những thiên tại. Chi phí cho các chuyến du
lịch trở nên đắt đỏ hơn, ...
1.4.2.4. Tác động đối với sức khỏe và đời sống của con người
Theo đánh giá của IPCC, có 6 vấn đề chính về tác động của biến đổi khí hậu gây
ra đối với sức khỏe và đời sống của con người là: các áp lực về sự tăng nhiệt độ, các
hiện tượng cực trị và các thiên tai, ơ nhiễm khơng khí, các bệnh nhiễm khuẩn, các vấn
đề liên quan đến vùng ven biển, những vấn đề liên quan đến lương thực và dinh

dưỡng, những đổ vỡ về kế hoạch dân số và kinh tế.
Những vấn đề này có liên quan trực tiếp đối với mọi người dân, không loại trừ
một ai và ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất.
1.4.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với các khu vực đặc biệt
Biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi tồn cầu, tuy nhiên biểu hiện và tác động
của nó tại các khu vực trên thế giới rất khác nhau.
14


Sự tăng nhiệt độ lớn nhất diễn ra ở khu vực phía Bắc của Bắc Mỹ, Bắc Á và Trung
Á. Nhiệt độ tăng ít hơn ở Nam Á và Đơng Nam Á vào mùa hạ, ở phía Nam của Nam
Mỹ vào mùa đông. Nhiệt độ tăng không lớn lắm ở Bắc Đại Tây Dương và quanh vùng
biển Nam Cực.
Các dự báo cho thấy lượng mưa sẽ tăng lên ở các khu vực vĩ độ cao của bán cầu
Bắc cả trong mùa hạ và mùa đông; ở các vĩ độ trung bình của bán cầu Bắc, vùng nhiệt
đới châu Phi và Nam Cực vào mùa đông; Nam Á và Đông Nam Á vào mùa hạ. Ở Úc,
Trung Mỹ và Nam Phi lượng mưa giảm vào mùa đông.
Tác động của BĐKH cũng diễn ra khơng đồng đều trên các khu vực. Nói chung
các vùng đồng bằng thấp và dải ven biển, đảo là nơi chịu ảnh hưởng to lớn và sâu sắc
nhất của BĐKH.
Nước biển dâng sẽ làm ngập lụt các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn của các
con sông lớn trên thế giới. Đồng bằng sông Nin ở Ai Cập, sông Hằng ở Banglađet,
sông Mê Công ở Việt Nam là 3 vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
nước biển dâng. Nhiều đảo có độ cao dưới 3m trong đó chủ yếu là các đảo trong Thái
Bình Dương thuộc châu Đại Dương đều có nguy cơ bị phủ ngập.
Tại các khu vực hoang mạc và bán hoang mạc tình trạng khơ hạn có thể trở nên
tồi tệ hơn do tình trạng khơ hạn, hạn hán kéo dài.

15



CHƯƠNG 2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
2.1. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
2.1.1. Biến đổi của các yếu tố khí hậu cơ bản
2.1.1.1. Biến đổi nhiệt độ trung bình
Biến đổi về nhiệt độ thể hiện qua biến đổi nhiệt độ khơng khí trung bình tháng 1
(tháng chính đơng), tháng 7 (tháng chính hạ) và nhiệt độ khơng khí trung bình năm.
Bảng 6. Mức tăng nhiệt độ theo xu thế trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu
và trung bình cho cả nước
Nhiệt độ (oC)
Số lượng
Vùng khí hậu
Trung bình
trạm
Tháng I
Tháng VII
năm
Tây Bắc
19
1,4
0,3
0,5
Đơng Bắc Bộ
33
1,5
0,5
0,6
Đồng bằng Bắc Bộ
42
1,4

0,5
0,6
Bắc Trung Bộ
26
1,3
0,5
0,5
Nam Trung Bộ
11
0,6
0,4
0,3
Tây Nguyên
12
0,9
0,4
0,6
Nam Bộ
18
0,8
0,4
0,6
Trung bình cả nước
161
1,2
0,4
0,56
- Ở miền núi và trung du Bắc Bộ khi phân tích trạm Phú Hộ cho thấy: Nhiệt độ
trung bình tháng 1 có xu thế tăng nhưng khơng đáng kể; nhiệt độ tháng 7 ít thay đổi;
nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng.

- Ở đồng bằng Bắc Bộ: Trạm Hà Nội nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và cả
năm có xu thế tăng từ 0,2 - 0,4oC. Tại trạm Hải Dương tháng 1 nhiệt độ trung bình có
xu thế tăng, tháng 7 nhiệt độ có xu thế giảm, cả năm nhiệt độ trung bình có xu thế tăng
không đáng kể. Tại trạm Nam Định nhiệt độ trung bình tháng 1 có xu thế tăng, nhiệt
độ trung bình tháng 7 có xu thế giảm khơng đáng kể nhưng nhiệt độ trung bình năm có
xu thế tăng gần bằng 0,5oC.
- Ở Bắc Trung Bộ: nhiệt độ trung bình có xu thế tăng 0,4oC, nhiệt độ trung bình
tháng 7 có xu thế tăng khoảng 0,2oC, nhiệt độ trung bình năm cũng có xu thế tăng
khoảng 0,2 - 0,3oC.
- Ở Nam Trung Bộ: nhiệt độ trung bình tháng 1 có xu thế tăng khoảng 0,8oC,
nhiệt độ trung bình tháng 7 có xu thế tăng khoảng 0,3oC, nhiệt độ trung bình năm tăng
khoảng 0,5oC. Đối với trạm Nha Trang nhiệt độ trung bình tháng 1 có xu thế tăng nhưng khơng đáng kể, nhiệt độ tháng 7 có xu thế giảm khơng đáng kể, nhiệt độ trung bình
năm khơng thay đổi.
- Ở Tây Nguyên: Nhiệt độ trung bình tháng 1 có xu thế tăng 1oC, nhiệt độ trung
bình tháng 7 có xu thế tăng 0,9oC, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 1oC. Đối với
trạm Buôn Ma Thuột nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng khoảng 0,9oC nhiệt độ trung
bình tháng 7 tăng khoảng 0,38oC nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5oC.
16


- Ở miền Đơng Nam Bộ: Trạm TP. Hồ Chí Minh nhiệt độ trung bình tháng 1 và
tháng 7 khơng tăng nhưng nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,2oC so với trung
bình nhiều năm.
- Ở đồng bằng sơng Cửu Long: Trạm Cần Thơ nhiệt độ trung bình tháng 1 có xu
thế tăng vào những năm gần đây khoảng 0,5oC, nhiệt độ trung bình tháng 7 cũng tăng
khoảng 0,5oC và nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5oC. Đối với trạm Bạc Liêu
nhiệt độ trung bình tháng 1 có xu thế tăng dần và nhiệt độ trung bình tháng 7 có xu thế
giảm khoảng 0,2oC nhưng nhiệt độ trung bình năm khơng đổi.
Có thể nhận thấy nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng
VII (tháng đặc trưng cho mùa hạ) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả

nước trong 50 năm qua. Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hạ và
các vùng có nhiệt độ tăng nhanh hơn là Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,5oC/50năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ
có nhiệt độ tháng I tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 0,9oC/50năm). Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta tăng lên
1,2oC trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng VII tăng khoảng 0,3 - 0,5oC/50năm trên tất cả
các vùng khí hậu của cả nước. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 - 0,6oC/50năm ở Tây
Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, còn
mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng
0,3oC/50năm. Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên
khoảng 0,56oC trong 50 năm qua.
Nghiên cứu dữ liệu khí tượng chi tiết của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc
gia cho thấy trong vịng 30 năm qua, ở Việt Nam nhiệt độ có xu hướng gia tăng đáng
kể, các tỉnh miền Bắc gia tăng nhiều hơn miền Nam, đặc biệt trong những tháng mùa
hạ với biên độ lớn hơn. Tóm lại biến đổi nhiệt độ ở Việt Nam về cơ bản phù hợp với
xu thế biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra trên tồn cầu cũng như trong khu vực.

Hình 1. Xu thế gia tăng nhiệt độ trung bình năm trên tồn cầu
(hình trên) và ở Việt Nam (hình dưới)
17


2.1.1.2. Biến đổi ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ qua 20oC, 25oC
Ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ qua 20oC, 25oC có ý nghĩa rất quan trọng để
sắp xếp cơ cấu thời vụ cho cây trồng đặc biệt là xác định mùa sinh trưởng của sinh vật
ở các vùng.
* Ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ qua 20oC
Như đã biết khi nhiệt độ xuống dưới 20oC là mùa đơng thì xu thế biến đổi ngày
bắt đầu và kết thúc mùa đông trong những năm gần đây có sự biến đổi rất khác nhau
giữa các vùng.
- Miền núi trung du Bắc Bộ: Ngày bắt đầu trên 20oC xấp xỉ với trung bình nhiều

năm. Ngày kết thúc 20oC muộn 1 ngày nghĩa là mùa đông đến muộn hơn nhưng kết
thúc xấp xỉ trung bình nhiều năm.
- Đồng bằng Bắc Bộ: Ngày bắt đầu sớm hơn 1 ngày, kết thúc muộn 6 ngày nghĩa
là mùa đông đến muộn 6 ngày, kết thúc sớm 1 ngày. Đối với trạm Hải Dương bắt đầu
muộn 9 ngày, kết thúc sớm 1 ngày nghĩa là mùa đông đến muộn 9 ngày kết thúc sớm 1
ngày. Đối với trạm Nam Định đến muộn 1 ngày, kết thúc muộn 13 ngày nghĩa là mùa
đông đến muộn 13 ngày, kết thúc sớm 1 ngày.
- Bắc Trung Bộ: Trạm Vinh bắt đầu sớm 1 ngày kết thúc sớm 7 ngày nghĩa là
mùa đông bắt đầu muộn 7 ngày và kết thúc sớm 1 ngày.
- Nam Trung Bộ: Trạm Đà Nẵng ngày bắt đầu 20oC sớm 10 ngày và kết thúc
muộn 5 ngày nghĩa là bắt đầu mùa đông muộn 5 ngày, kết thúc sớm 10 ngày.
- Tây Nguyên: Trạm Pleiku bắt đầu sớm 9 ngày, kết thúc muộn 8 ngày, nghĩa là
mùa đông đến muộn 8 ngày kết thúc sớm 9 ngày. Đối với trạm Buôn Ma Thuột ngày
bắt đầu qua 20oC sớm 11 ngày, kết thúc muộn 3 ngày nghĩa là ngày bắt đầu mùa đông
muộn 3 ngày, kết thúc mùa đơng sớm 11 ngày.
Nhìn chung biến đổi của ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ qua 20oC hay ngược
lại ngày bắt đầu và kết thúc mùa đông ở vùng núi cao và ở những vùng có nhiệt độ
dưới 20oC biến đổi ở mỗi nơi mỗi khác, về cơ bản mùa đông rút ngắn lại so với nhiều
năm.
* Sự biến đổi ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ qua 25oC
Nhiệt độ bắt đầu và kết thúc qua 25oC rất có ý nghĩa cho thời vụ trỗ của lúa đông
xuân và mùa là cơ sở cho việc xác định thời vụ gieo trồng lúa ở các vùng.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Ngày bắt đầu nhiệt độ qua 25oC sớm 2 ngày, kết
thúc muộn 2 ngày.
- Đồng bằng Bắc Bộ: Trạm Hà Nội không thay đổi, trạm Hải Dương bắt đầu sớm,
kết thúc muộn, trạm Nam Định ngày bắt đầu qua 25oC sớm và kết thúc muộn.
- Bắc Trung Bộ: Trạm Vinh nhiệt độ qua 25oC bắt đầu sớm, kết thúc muộn 12
ngày.
- Nam Trung Bộ: Trạm Đà Nẵng bắt đầu sớm 12 ngày, kết thúc muộn 12 ngày.
Trạm Nha Trang bắt đầu sớm, kết thúc muộn.

- Tây Nguyên: Trạm Buôn Ma Thuột bắt đầu sớm hơn bình thường và kết thúc
muộn 10 ngày.
18


Ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ 25oC ở mỗi nơi mỗi khác điều đó khẳng định
thời vụ gieo trồng lúa và các cây màu lương thực cũng phải thay đổi theo các kịch bản
của biến đổi khí hậu.
2.1.1.3. Biến đổi của số giờ nắng
Số giờ nắng là một yếu tố quan trọng đối với quá trình quang hợp của thực vật.
Do vậy để xem xét biến đổi của số giờ nắng đã nghiên cứu sự biến đổi của số giờ nắng
tháng 1, tháng 7, số giờ nắng năm và theo mùa vụ (đông xuân và mùa).
- Đối với miền núi và trung du Bắc Bộ: Tháng 1 số giờ nắng có xu thế giảm so
với TBNN 20 giờ, tháng 7 giảm khoảng 10 giờ, cả năm giảm 45 giờ. Tổng số giờ nắng
vụ đông xuân giảm 40 giờ, vụ mùa giảm khoảng 1 giờ.
- Đồng bằng Bắc Bộ: Trạm Hà Nội, trạm Hải Dương, trạm Nam Định: Đều có xu
thế giảm vào tháng 1 từ 10 - 20 giờ, tháng 7 giảm 20 - 30 giờ. Vụ đông xuân và vụ
mùa giảm 50 - 70 giờ.
- Bắc Trung Bộ: Trạm Vinh số giờ nắng giảm 5 - 10 giờ đối với tháng 1, tháng 7,
cả năm và mùa vụ.
- Nam Trung Bộ: Trạm Nha Trang số giờ nắng tăng vào tháng 1, tháng 7, cả năm
và mùa vụ.
- Tây Nguyên: Cả 2 trạm Plâycu và Buôn Ma Thuột số giờ nắng tăng dần so với
TBNN.
- Đối với Nam Bộ số giờ nắng giảm giống như ở Bắc Bộ.
2.1.1.4. Biến đổi của lượng mưa
Để xem xét đánh giá xu thế biến đổi của lượng mưa các tác giả cũng nghiên cứu
biến đổi của lượng mưa tháng 1, tháng 7, năm và theo mùa vụ cho thấy:
- Trung du miền núi Bắc Bộ: Lượng mưa tháng I hầu như không thay đổi so với
TBNN, lượng mưa tháng 7 có xu thế tăng, lượng mưa năm, vụ có xu thế tăng.

- Đồng bằng Bắc Bộ: Tại Hà Nội lượng mưa tháng 1, tháng 7 có xu thế tăng,
lượng mưa năm tăng không đáng kể, lượng mưa vụ đông xuân tăng nhưng lượng mưa
vụ mùa có xu thế giảm. Đối với trạm Hải Dương lượng mưa tháng 1 tăng, tháng 7 và
năm có xu thế giảm, lượng mưa vụ đơng xn tăng nhưng lượng mưa vụ mùa giảm.
Tại trạm Nam Định lượng mưa tháng 1, tháng 7 có xu thế tăng, lượng mưa năm, vụ
đơng xn có xu thế giảm nhưng lượng mưa vụ mùa không thay đổi.
- Đối với Bắc Trung Bộ: Trạm Vinh lượng mưa tháng 1, tháng 7, năm, vụ mùa có
xu thế giảm, vụ đơng xn có xu thế tăng nhưng không đáng kể.
- Nam Trung Bộ: Trạm Đà Nẵng lượng mưa có xu thế tăng là mưa năm, vụ mùa,
vụ đơng xn cịn tháng 7 lượng mưa giảm, tháng 1 lượng mưa không thay đổi.
- Tây Nguyên: Trạm Pleiku lượng mưa có xu thế giảm vào tháng 1, tháng 7,
lượng mưa năm và các vụ có xu thế tăng. Tại trạm Buôn Ma Thuột lượng mưa năm, vụ
có xu thế tăng, tháng 7 lượng mưa có xu thế giảm.
- Đông Nam Bộ: Tháng 1, vụ mùa lượng mưa có xu thế giảm, lượng mưa vụ
đơng xn có xu thế tăng.
19


- Đồng bằng sông Cửu Long: Trạm Cần Thơ lượng mưa tháng 1, vụ đơng xn
có xu thế giảm, lượng mưa tháng 7 có xu thế tăng, lượng mưa năm, vụ mùa hầu như
không đổi. Tại trạm Bạc Liêu lượng mưa tháng 7 xu thế tăng còn lại đều xu thế giảm.
2.1.1.5. Sự biến đổi của các hiện tượng khí hậu khác
- Số ngày mưa phùn: Ở miền Bắc giảm một nửa, từ trung bình 30 ngày mỗi năm
trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày mỗi năm trong thập kỷ 1991 - 2000;
- Hạn hán: Có xu hướng mở rộng ở hầu hết các vùng, đặc biệt là ở các tỉnh Nam
Trung Bộ, dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa;
- Hiện tượng El Nino và La Nina: Ảnh hưởng đến Việt Nam mạnh mẽ hơn trong
vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều dị thường về thời tiết như nhiệt độ cực đại, nắng
nóng và hạn hán gay gắt trên diện rộng, cháy rừng khi có El Nino, điển hình là năm
1997 - 1998; mưa lớn, lũ lụt và rét hại khi có La Nina như năm 2007.

2.1.1.6. Biến đổi về thời gian và số lượng bão vào Việt Nam
Số cơn bão có xu thế tăng dần từ 1950 đến 1980. Số cơn bão giảm trong thập kỷ
1990. Nên chú ý rằng vào thập kỷ 1950 số lượng bão nhiều nhất vào tháng 8 và thập
kỷ 1960, 1970 vào tháng 9. Vào thập kỷ 1980 bão nhiều nhất vào tháng 10 thập kỷ
1990 vào tháng 11. Như vậy bão có xu thế xuất hiện muộn hơn so với trước.
Bảng 7. Bão đổ bộ vào Việt Nam theo tháng 1950 - 1999
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
50- 59
0
0
0
1
1
4
5
11
9
9

7
3
60- 69
0
1
0
1
1
5
11
13
19
12
8
1
70- 79
0
0
0
0
2
9
7
13
18
15
10
4
80- 89
0

0
2
0
1
9
10
9
9
24
11
2
90- 99
0
0
0
1
0
6
8
10
12
14
15
5
TB năm
0
0,02 0,04 0,06 0,1 0,66 0,82 1,12 1,34 1,48 1,02 0,3
2.1.2. Biến đổi của mực nước biển
2.1.2.1. Xu thế biến đổi của mực nước biển
* Mực nước biển trung bình năm

Trong thời kỳ 1960 - 2008, mức độ tăng của mực nước biển trung bình năm là 3,88
mm/năm ở trạm Hòn Dấu, tiêu biểu cho vùng biển Bắc Bộ; 3,10 mm/năm ở Sơn Trà,
tiêu biểu cho vùng biển Trung Bộ và 3,38 mm/năm ở Vũng Tàu tiêu biểu cho vùng
biển Nam Bộ. Giữa các trạm hải văn tiêu biểu cho 3 vùng khơng có sự khác biệt đáng
kể về mức độ tăng của mực nước biển trung bình năm.
Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm.
* Mực nước biển cao nhất năm
Mức độ tăng của mực nước biển cao nhất năm là 5,60 mm/năm ở Hòn Dấu; 1,29
mm/năm ở trạm Sơn Trà và 4,34 mm/năm ở Vũng Tàu. So với mực nước biển trung
bình năm, mức độ tăng của mực nước biển cao nhất có sự khác nhau đáng kể giữa các
trạm tiêu biểu.
* Mực nước biển thấp nhất năm
20


×