Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

GIÁO TRÌNH hậu PHƯƠNG CACH MẠNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1945 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.83 KB, 53 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
---------------------

GIÁO TRÌNH
HẬU PHƢƠNG CACH MẠNG TRONG
CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1945 - 1975)
(LƢU HÀNH NỘI BỘ)

Quảng Bình – 01/2016

1


GIÁO TRÌNH
HẬU PHƢƠNG TRONG CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1945- 1975
+ Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Nội dung học phần trang bị cho sinh viên những vấn đề lý luận về hậu phương và tiền
tuyến trong chiến tranh hiện đại; vai trò của hậu phương trong chiến tranh cách mạng Việt
Nam bao gồm hậu phương trong kháng chiến chống Pháp và hậu phương trong kháng
chiến chống Mỹ.
+ Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp: Đủ số tiết qui định
- Bài tập: chuẩn bị chu đáo nghiêm túc
- Dụng cụ học tập: sách, báo, tạp chí, phim về chiến tranh Đông Dương 1954 - 1975
- Khác: Không
+ Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Dự lớp: Đảm bảo thời gian được qui định.
- Thảo luận: chuẩn bị chu đáo, tham gia thảo luận tích cực.
- Bản thu hoạch: có giá trị khoa học và thực tiễn.
- Thuyết trình: hấp dẫn lôi cuốn được người nghe.


- Báo cáo: Khúc chiết mạch lạc .
- Thi giữa kỳ: Phải đạt điểm trung bình trở lên .
- Thi cuối kỳ: nghiêm túc.

2


NỘI DUNG HỌC PHẦN
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẬU PHƢƠNG VÀ
TIỀN TUYẾN TRONG CHIẾN TRANH HIỆN ĐẠI
I. Một số khái niệm
I.1. Chiến tranh và các loại chiến tranh
a) Khái niệm "Chiến tranh"
Chiến tranh là sự kế tục của âm mưu chính trị bằng những thủ đoạn khác, thông
qua đường lối chính trị của giai cấp thống trị. Chiến tranh chẳng qua là chính trị từ đầu
đến cuối. Chiến tranh là sự tiếp tục thực hiện những mục đích chính trị mà giai cấp thống
trị đã vạch ra trong đường lối của giai cấp thống trị bằng những phương pháp khác mà
thôi. Mọi cuộc chiến tranh đều gắn liền với một chế dộ chính trị. Trong tất cả các xã hội
có giai cấp đều có chiến tranh. Ví dụ chiến tranh đế quốc là sự kế tục của chính sách đế
quốc.
Nói cách khác "Chiến tranh: Là hiện tượng chính trị - xã hội được thể hiện bằng đấu
tranh vũ trang giữa các nước hoặc liên minh các nước, giữa các giai cấp đối kháng trong
một nước, giữa các sắc tộc, dân tộc hoặc tôn giáo nhằm đạt tới những mục đích chính trị
và kinh tế nhất định. Mọi cuộc chiến tranh xét về bản chất xã hội, đều là sự tiếp tục chính
trị bằng bạo lực. Trong thời đại ngày nay, chiến tranh là một cuộc đấu tranh toàn diện
(quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá, tâm lí, tư tưởng...) giữa hai bên đối địch.
Chiến tranh chi phối mọi mặt hoạt động của xã hội, của nhà nước và nhân dân. Chiến
tranh thử thách toàn bộ sức mạnh chính trị - tinh thần, kinh tế, quân sự và tổ chức của mỗi
nước, mỗi chế độ xã hội”.
b) Khái niệm "Xung đột" là khái niệm gần nghĩa với chiến tranh song có nội hàm rộng

hơn chiến tranh
Xung đột là sự va chạm, đánh nhau, tranh giành giữa những nhóm người, tập đoàn
người hay giữa các quốc gia, dân tộc vì những mâu thuẫn đối địch về tư tưởng, ý thức hệ,
về quyền lợi vật chất, về tôn giáo, chủng tộc hay lãnh thổ, vv. Xung đột có thể dừng lại ở
mức "chiến tranh lạnh" vấn đề được giải quyết thông qua đối thoại, hoà giải nhưng cũng
có thể bùng nổ lên thành những cuộc ẩu đả bằng bạo lực, thành những cuộc nội chiến hay
chiến tranh biên giới đẫm máu, nhất là những xung đột tôn giáo và sắc tộc.
I.2 Các loại chiến tranh và thái độ của chúng ta đối với các cuộc chiến tranh:
a) Các loại chiến tranh: Phân loại theo tính chất của chiến tranh nói chung có thể chia
thành: Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.

3


Phân loại theo hình thái KT-XXH thì có thể chia thành: chiến tranh chiếm hữu nô lệ,
chiến tranh phong kiến, chiến tranh tư bản chủ nghĩa (chiến tranh đế quốc).
Phân loại theo qui mô thì có thể chia thành: nội chiến, chiến tranh quốc gia với quốc
gia, chiến tranh cục bộ (khu vực), chiến tranh thế giới.
Phân loại theo đặc điểm lực lượng thì có thề phân thành: chiến tranh cách mạng và
phản cách mạng.
Phân loại theo chiến trường: Chiến tranh trên bộ (lục địa), Chiến tranh trên biển,
không chiến, chiến tranh mạng…
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã xuất hiện nhiều kiểu, nhiều hình
thái chiến tranh từ thấp đến cao như: Chiến tranh chiếm hữu nô lệ; Chiến tranh lãnh địa
cát cứ phong kiến; Chiến tranh đế quốc; Chiến tranh lạnh; … Song hầu hết các hình thái
chiến tranh đó đều có bản chất là chiến tranh xâm lược, chiến tranh do một lực lượng
quân sự của giai cấp cầm quyền ở một quốc gia này tiến hành nhằm thôn tính và chiếm
đoạt đối với một quốc gia hay dân tộc khác. Mỗi giai cấp tiến hành chiến tranh đều nhằm
đạt được mục đích chính trị của mình.
Chiến tranh tư bản chủ nghĩa hay chiến tranh đế quốc là kết quả quá trình phát triển của

CNTB. Để xác định tính chất của một cuộc chiến tranh chúng ta cần xác định mục đích
của cuộc chiến tranh đó là gì.
+ Chiến tranh chính nghĩa: là những cuộc chiến tranh vì mục đích tiến bộ để chống
lại các thế lực phản động, đế quốc xâm lược, bảo về độc lập, tự do, chủ quyền lãnh thổ
hay đấu tranh để khôi phục nền độc lập chủ quyền của dân tộc. Cũng có thể là cuộc nội
chiến giữa giai cấp tiến bộ với giai cấp thồng trị lỗi thời phản động nhằm lật đổ chế độ cũ
thiết lập chế độ mới để đưa xã hội phát triển đi lên. Thông thường có các loại chiến tranh
chính nghĩa như chiến tranh nhân dân chống xâm lược, chiến tranh giải phóng dân tộc,
nội chiến cách mạng. Những cuộc chiến tranh đó đều mang tính cách mạng, tính chất tiến
bộ. Ví dụ cuộc chiến tranh của quần chúng nhân dân trong cách mạng tư sản Pháp chống
lại sự can thiệp phong kiến châu Âu định bóp chết cách mạng Pháp, hay cuộc chiến tranh
của nước Nga Xô Viết chống sự can thiệp của 14 nước đế quốc trong những năm 1918 1920, để bảo vệ chính quyền Xô Viết non trẻ...
+ Chiến tranh phi nghĩa: Là loại chiến tranh không mang lại lợi ích cho sự tiến bộ
của loài người, hoặc chỉ vì quyền lợi ích kỷ của một nhóm người hay một nhóm nước đế
quốc. Ví dụ Chiến tranh thế giới thứ nhất, Cuộc chiến tranh của liên minh thần thánh
chống lại nước Pháp cách mạng hay các cuộc thập tự chinh của Giáo hội La Mã ở thế kỷ
XI-XIII.

4


+ Khái niệm "Chiến tranh nhân dân": Ngược lại với tất cả các loại hình chiến tranh
xâm lược là loại hình chiến tranh nhân dân. Khi đất nước bị xâm lăng, một dân tộc cùng
nhất tề đứng lên để chiến đấu bảo vệ tổ quốc, giải phóng đất nước, thì dù đó là tự phát hay
được tổ chức, ở mức độ nhất định đều là sự thể hiện tính chất cơ bản của một cuộc chiến
tranh nhân dân, hay nói một cách giản lược chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh
chính nghĩa của nhân dân.
Tuy nhiên, phải từ sau khi chủ nghĩa Mác - Lê nin ra đời, tư tưởng và lý luận về
chiến tranh nhân dân mới thực sự trở thành một học thuyết hoàn chỉnh, và sau đó tiếp tục
được kiểm chứng bằng thành công trên thực tiễn của chiến tranh cách mạng ở các nước xã

hội chủ nghĩa (XHCN) trong suốt bốn thập kỷ từ những năm ba mươi đến những năm bảy
mươi. Đặc biệt, học thuyết của Mác - Lê nin về chiến tranh nhân dân đã được Đảng Cộng
sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách
sáng tạo, tài tình. Trong điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, chiến tranh
nhân dân đã phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp, toàn diện của dân tộc Việt Nam, để
chiến thắng chiến tranh xâm lược của hai đế quốc đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
và còn liên tục chiến thắng nhiều kiểu, nhiều loại hình chiến tranh xâm lược của các thế
lực thù địch khác, bảo vệ được thành quả cách mạng tháng Tám /1945. Có thể nói, Đảng
Cộng sảm Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần bổ sung hoàn chỉnh học
thuyết Mác - Lê nin về chiến tranh nhân dân trên một bình diện mới cả về lý luận và thực
tiễn.
Như vậy, chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc (không thể có
hình thái chiến tranh nhân dân để xâm lược), là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ, cách
mạng do nhân dân tiến hành một cách toàn diện để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc
+ Đặc trưng của chiến tranh nhân dân: Lực lượng tiến hành chiến tranh là lực
lượng toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; kết hợp các hình thức
và biện pháp đấu tranh, đánh địch toàn diện trên tất cả các mặt trận; kết hợp lực lượng
chính trị với lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; bằng
chiến tranh nhân dân địa phương và chiến tranh của các binh đoàn chủ lực; kết hợp tác
chiến của lực lượng toàn dân đánh giặc trong khu vực phòng thủ địa phương với tác chiến
của các binh đoàn chủ lực cơ động.
Trong điều kiện ngày nay, chiến tranh nhân dân của chúng ta là sự kết hợp giữa kế
thừa tinh hoa lịch sử quân sự thế giới với kế thừa và phát huy truyền thống quân sự độc
đáo của dân tộc như: “cả nước một lòng chung sức đánh giặc”; “lấy ít địch nhiều”; “lấy
nhỏ thắng lớn”; “lấy yếu chống mạnh”. Chiến tranh nhân dân ngày nay là kết hợp chặt
chẽ giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, là đánh bằng mọi loại vũ khí theo truyền thống

5



dân tộc, kết hợp không ngừng nghiên cứu sử dụng và phát triển sáng tạo các loại vũ khí,
phương tiện hiện đại theo yêu cầu chiến tranh công nghệ cao.
Trong thời hiện đại khi xã hội có giai cấp đang tồn tại thì chiến tranh là một giai đoạn
không thể tránh khỏi, chiến tranh vì thế đều mang tính giai cấp nhất định.
b) Thái độ của chúng ta đối với chiến tranh:
Với tất cả các cuộc chiến tranh phi nghĩa đã phá hoại nhiều giá trị văn hóa, hủy diệt
nhiều nền văn minh của nhân loại, nói chung chến tranh phi nghĩa chỉ mang lại chết chóc,
đau khổ khủng khiếp cho quần chúng nhân dân nên chúng ta cần phải lên án và phản đối
mạnh mẽ, nếu có thể thì tìm cách ngăn chặn. Chiến tranh là tội ác, do đó chúng ta không
chỉ lên án mà còn tìm mọi cách để ngăn chặn
Với những cuộc chiến tranh chính nghĩa thì chúng ta cần giúp đỡ ủng hộ, thậm chí có
điền kiện thì có thể tham gia sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì chính nghĩa, nhất là chiến
tranh bảo vệ tổ quốc.

I.3 Hậu phƣơng và tiền tuyến
a) Chiến trƣờng (tiền tuyến): Là khu vực xãy ra tranh chấp giữa 2 lực lượng đối lập
nhau đó là nơi tập trung tất cả những đội quân chủ lực để chiến đấu. Ở những vị trí trọng
yếu thì nó là nơi tập trung những vũ khí hiện đại nhất, những lực lượng tinh nhuệ nhất,
lương thảo dồi dào nhất, sự thành bại của chiến tranh là do chiến trường quyết định.
Ví dụ trong chiến tranh thế giới thứ hai thì chiến trường Xô - Đức là chiến trường
quyết định sự thất bại của phát xít Đức
b) Các cấp độ chiến trƣờng: có 2 cấp độ: Chiến trường chính và chiến trường phụ,

- Chiến trường chính là chiến trường có vị trí chiến lược trọng yếu là nơi tập trung
những đội quân chủ lực tinh nhuệ nhất, những vũ khí tối tân nhất, nơi có bộ chỉ huy tối
cao điều khiển cuộc chiến
- Chiến trường phụ là chiến trường có vai trò hỗ trợ cho chiến trường chính và cũng
có thể là chiến trường ở sau lưng địch. Tuy nhiên các khái niệm này không bất biến mà
trong chiến tranh có những chiến trường giai đoạn này là chiến trường chính nhưng giai
đoạn sau lại là chiến trường phụ

c) Hậu phƣơng - Căn cứ địa:
+ Hậu phương: Trong chiến tranh khi đã có tiền tuyến thì cũng có hậu phương.
Hậu phương là miền đất phía sau của tiền tuyến miền đất đó kết hợp với tiền tuyến để đạt
được mục đích của chiến tranh.
Hậu phương theo nghĩa h p còn được định nghĩa là nơi đối ng với tiền tuyến, có
sự phân biệt rạch r i b ng yếu tố kh ng gian, là l nh thổ ngoài v ng chiến sự, phía sau

6


chiến tuyến, có dân cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực. à nơi ây dựng
và huy động s c ngư i s c của, đáp ng nhu c u của lực lượng v trang ngoài tiền tuyến.
Theo nghĩa rộng, Hậu phương là ch dựa để tiến hành chiến tranh, nơi cung cấp s c
ngư i s c của cho chiến tranh kh ng phân biệt rạch r i với tiền tuyến về mặt kh ng
gian”. Trong chiến tranh khi một quốc gia có chủ quyền tiến hành chiến tranh thì vùng
đất phía sau tiền tuyến là hậu phương là hậu phương có chủ quyền, còn với những nước
chưa có chủ quyền thì hậu phương đó gọi là những căn cứ địa.
+ Căn cứ địa là v ng đất được giải phóng uất hiện trong v ng vây của kẻ địch,
cách mạng dựa vào đó để tích l y và phát triển về mọi mặt, tạo nên những trận địa vững
chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa lấy đó làm nơi uất phát để mở rộng d n và
cuối c ng tiến lên đánh bại kẻ th giải phóng hoàn toàn đất nước. Căn c địa là ch đ ng
chân của C ,đ ng th i c ng là ch dựa để ây dựng và phát triển lực lượng v trang,
đ y mạnh đấu tranh v trang cách mạng, trên ý nghĩa đó, nó c ng là hậu phương của
chiến tranh cách mạng”. Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “CCĐ là vùng được
chọn để làm bàn đạp xây dựng và phát triển phong trào cách mạng rộng ra các vùng khác.
Căn cứ địa CM phải có khả năng tạo được những cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội
và địa lý thuận lợi cho đấu tranh CM và chiến tranh CM.
Ví dụ: Trước CM tháng Tám 1945, ta đã có các căn cứ địa Bắc Sơn - Võ nhai, căn cứ địa
Việt Bắc. Căn cứ địa chính là nơi xây dựng lực lượng của cách mạng. Khi chiến tranh thế
giới thứ hai nổ ra, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa vũ

trang giành chính quyền nhưng lúc này ta chưa có một tấc đất đứng chân. Trong điều kiện
đó thì căn cứ địa vững chắc nhất của cách mạng là lòng dân.đối với cách mạng. Do đó
Đảng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng những cơ sở chính trị ở miền núi làm
chỗ dựa. Từ những cơ sở đó Đảng xây dựng các khu căn cứ du kích, từ đó mà đánh chiếm
1 số vùng làm căn cứ địa.
Trong kháng chiến chống Pháp ngoài việc tiếp thu căn cứ địa cũ của cm thời kỳ
trước là Việt bắc làm nơi đứng chân của của các cơ quan lãnh đạo và bộ đội chủ lực thì
còn có các vùng tự do cũng ngày càng được mở rộng. Cuộc kháng chiến càng phát triển
thì vai trò của các căn cứ địa và các vùng tự do càng quan trọng. Tại các nơi đó Đảng và
chính phủ đã có những chính sách xây dựng và phát triển mọi mặt. Trong điều kiện chiến
tranh của ta luôn ở thế chênh lệch lực lượng nghiêng về phía địch thì ta phải lựa chọn
vùng rừng núi và nông thôn làm căn cứ địa. Sở dĩ như vậy vì rừng núi là những nơi có
tầm quan trong mà địch không đủ sức kiểm soát hơn nữa đó là những nơi hạn chế được
thế mạnh của địch về tính cơ động, kỹ thuật nhưng lại thích hợp với sở trường của ta là
dễ ngụy trang, di chuyển linh hoạt, triển khai kiểu chiến tranh du kích.... Sau rừng núi là

7


nông thôn nơi có 90% dân số sống ở nông thôn. Đại đa số người nông dân ở nông thôn bị
bóc lột áp bức nặng nề của phong kiến và đế quốc, họ lại không có ruộng đất nên họ sẵn
sàng đi theo cách mạng, theo Đảng. Ở thành phố thì hậu phương có thể xây dựng được là
lòng dân (các cơ sở bí mật).
+ Các cấp độ hậu phương: Chiến trường có cấp độ thì hậu phương cũng có cấp độ: có
chiến trường chính thì cũng có hậu phương chính.
Trong kháng chiến chống Mỹ chúng ta có 3 cấp độ hậu phương: Hậu phương tại chỗ
(các vùng giải phóng ở miền Nam); hậu phương lớn miền Bắc XHCN và hậu phương
quốc tế là các lực lượng tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Do tính chất, và hình
thức, mức độ của chiến tranh mà tạo nên hình thức và các mức độ của hậu phương, Ngay
trong tiền tuyến vẫn có hậu phương (hậu phương tại chỗ - vùng giải phóng).


II. Vai trò của hậu phương trong chiến tranh
1) Vai trò của hậu phƣơng trong chiến tranh hiện đại
Lênin nói rằng: " uốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh thì phải có một
hậu phương được tổ ch c một cách vững chắc. Nếu kh ng được trang bị, cấp dưỡng đ y
đủ, kh ng được huấn luyện c n thận thì d là quân đội ưu tú nhất, có những ngư i trung
thành với cách mạng nhất c ng sẽ bị kẻ địch tiêu diệt ngay lập t c".
Trên thực tế sau CM tháng Mười Nga năm 1917, bọn phản động quốc tế với 14 nước
đế quốc can thiệp vào nước Nga Xô Viết, nhiều vùng đất đai quan trọng của nước Nga đã
rơi vào tay bọn can thiệp. Khi đó Nhà nước Xô Viết để tiến hành chiến tranh chống thù
trong giặc ngoài thì phải tiến hành tổ chúc 1 hậu phương vững chắc. Sau 2 năm thực hiện
tổ chức hậu phương Lênin khẳng định: Chúng ta đang thắng và chúng ta sẽ thắng.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai thời kỳ Liên Xô tham chiến, Nhà nước Xô Viết đã
kêu gọi: Tất cả mọi người, mọi cơ quan ở hậu phương phải làm việc ăn khớp như một cỗ
máy đồng hồ"
Lênin khẳng định: Nếu chiến tranh là không thể tránh khỏi để giành chiến thắng thì
phải xây dựng được một hậu phương vững chắc".
Xtalin nói: "Đức thất bại vì đánh giá không đúng hậu phương vững chắc của hồng
quân Liên Xô và ý chí quyết thắng của nhân dân Liên Xô. Phát xít Đức thất bại cũng vì đã
không đánh giá đúng nhược điểm trong nội bộ của nước Đức, của quân đội Đức; cũng
không đánh giá đúng tính chất dễ dàng tan rã của hậu phương châu Âu dưới sự thống trị
của Đức. Không có quân đội nào trên thế giới không có hậu phương mà có thể chiến
thắng được (chiến thắng lâu dài và vững chắc).

8


Hậu phương có tầm quan trọng bậc nhất đối với tiền tuyến. Chính hậu phương và với
hậu phương mới cung cấp cho tiền tuyến chẳng những nhu cầu đủ loại về vật chất mà còn
cung cấp cho binh lính cả nhu cầu về tình cảm và tư tưởng.

2) Vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến
- Hậu phương đóng vai trò nền tảng vật chất cho tiền tuyến: cung cấp về các vấn đề
ăn (lương thực thực phẩm), mặc (quân trang quân dụng), phương tiện di chuyển, trang bị
vũ khí, khí tài cho quân đô. Bất kỳ người điều hành chiến tranh nào cũng đều phải quan
tâm đến vấn đề thực túc binh cường".
- Hậu phương giữ vai trò là nguồn cung cấp sức người cho tiền tuyến (binh lực).
Trong chiến tranh ai khai thác được nhiều nguồn binh lực ở hậu phương hơn thì người đó
sẽ giành chiến thắng.
Ăngghen khi bàn về chiến tranh ở Đức năm 1866 có viết: "Cuối cùng toàn tư bản
phải ngạc nhiên trước tinh thần anh dũng mà quân đội tuổi trẻ đã tỏ ra trong cuộc chiến
đấu, cố nhiên đó là do những khẩu súng trường kiểu mới tạo nên, nhưng đương nhiên
những khẩu súng trường đó không thể tự nó hoạt động được mà cần phải có những trái
tim dũng cảm và cả những bàn tay rắn chắc thực hiện".
- Ngoài việc cung cấp lương thực, vũ khí, con người thì hậu phương còn cung cấp
tình cảm, tinh thần. Điều này có nghĩa hậu phương là sức mạnh tinh thần là ý chí, tình
cảm; yếu tố tinh thần là nguồn gốc cơ bản của mọi thắng lợi.
- Hâụ phương là vùng đất đứng chân, cơ sở để tổ chức, lãnh đạo chỉ đạo đối với tiền
tuyến.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Qua học tập phần 1 Anh chị hãy trình bày hiểu biết của mình về các khái niệm:
+ Chiến tranh, phân biệt các loại chiến tranh
+ Chiến trường; Tiền tuyến
+ Hậu phương; Căn cứ địa
2. Quan điểm của các nhà kinh điển về vai trò hậu phương trong chiến tranh hiện đại ?
3. Quan điểm của các nhà kinh điển về vai trò hậu phương trong chiến tranh hiện đại ?

9


PHẦN THỨ HAI

HẬU PHƢƠNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1945 -1975)
Chƣơng 1. Hậu phƣơng trong kháng chiến chống Pháp 1945 -1954
1.1. Xây dựng hậu phƣơng về chính trị
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta là một cuộc chiến
tranh nhân dân chính nghĩa. Do đó muốn kháng chiến thắng lợi chúng ta phải xây dựng
hậu phương vững chắc về chính trị. Trong lịch sử dân tộc, cha ông ta đã đúc kết: thế trận
lòng dân trong chiến tranh là rất quan trọng. Nhà chính trị quân sự lỗi lạc Nguyễn Trãi đã
từng khẳng định "Đẩy thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân, lật thuyền mới hay dân
như nước". Trần Quốc Tuấn trước khi lâm chung đã trả lời vua Trần Anh Tông về kế sách
giữ nước rằng "Bệ hạ hãy chú ý khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Hội nghị
Trung ương lần thứ VIII, năm 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương xây
dựng hậu phương chính trị là nhiệm vụ hàng đầu, cơ sở chính trị là cơ sở đảng, Đảng
muốn vững phải có cơ sở là quần chúng, quần chúng tham gia cm dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Khi Nam bộ kháng chiến, ngày 25/11/1945, Đảng đã ra chỉ thị "Kháng chiến kiến
quốc". Xây dựng cơ sở tổ chức Đảng lúc này là duy trì hệ thống tổ chức bí mật và bán
công khai. Ngày 11/11/1945, Đảng rút vào hoạt động bí mật dưới danh nghĩa tuyên bố tự
giải thể chỉ để lại một cơ quan là nghiên cứu chủ nghĩa Mác để tránh sự tiến công của
quân Quốc dân đảng Trung Quốc. Để tăng cường sức mạnh chính trị, Đảng chủ trương
phát triển mặt trận Việt Minh và các tổ chức cúu quốc, thống nhhất các tổ chức ấy trên
toàn kỳ, toàn quốc, tổ chức thêm những đoàn thể cứu quốc mới. Mặt trận Việt Minh giúp
cho Đảng Dân chủ thống nhất và phát triển để thu hút các tầng lớp trí thức tư sản, địa chủ
yêu nước tiến bộ. Sau khi Hiệp định sơ bộ được ký kết; Đảng chỉ rõ: Phải lợi dụng những
khả năng mới, thành lập những tổ chức mới. Triệt để lợi dụng thời gian hòa hoãn với
Pháp để củng cố tổ chức Đảng đào tạo cán bộ, phát triển cơ sở quần chúng chuẩn bị để
kháng chiến lâu dài.
Khi Hội nghị Phôngtennơblô thất bại, khả năng chiến tranh xảy ra thì trong một số
tầng lớp nhân dân đã xuất hiện tư tưởng bi quan, dao động, cơ hội. Trước tình hình đó
Đảng Cộng sản Đông Dương đã chỉ rõ: "Chính sách ngoại giao thắng hay bại phần lớn là
do ta, do sức mạnh đoàn kết phấn đấu ở ta". Khi điều kiện hòa hoãn không còn nữa,
kháng chiến bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chỉ ra

đường lối kháng chiến là: toàn dân, toàn diện, trường kỳ tự lực cánh sinh....quân, dân
chính nhất trí". Năm 1947, trong tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" Tổng bí thư
Trường Chinh đã giải thích rõ thêm một bước chủ trương, chính sách về chính trị là "làm

10


cho toàn dân tin tưởng tham gia kháng chiến". Đường lối trên không những giúp nhân dân
ta vượt qua những ngày đầu gian khổ của cuộc kháng chiến mà còn mang lại những thắng
lợi to lớn, quan trọng sau này. Đầu năm 1948, Hội nghị BCHTW mở rộng đã ra chỉ thị về
củng cố khối đoàn kết toàn dân phá chính sách "dùng người Việt chống người Việt";
chống phá âm mưu của Pháp tìm cách lập chính phủ bù nhìn. Năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phát động "toàn dân thi đua yêu nước" với khẩu hiệu "Tổ quốc trên hết". Để thực
hiện toàn dân kháng chiến, Đảng đã thành lập thêm Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
sau đó ta đã thống nhất Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam với Mặt trận Việt Minh để
thành lập ra Mặt trận Liên Việt. Để tăng cường mặt trận ta đã mở rộng các hội cứu quốc,
vận động tôn giáo, vận động đoàn kết các dân tộc; chỉ cho đồng bào thấy được âm mưư
thâm độc chia để trị của TD Pháp. Để nâng cao sức mạnh chính trị và hiệu lực quản lý của
chính quyền cm ta đã sáp nhập Uỷ ban kháng chiến với Ủy ban hành chính cùng cấp
thành Ủy ban hành chính kháng chiến.
Để thực hiện đoàn kết toàn dân, Mặt trận phải đi vận động từng ngành, từng giới. Để
lôi cuốn nông dân Đảng và Chính phủ phải giải quyết vấn đề ruộng đất, mở các hội nghị
nông dân; giúp nông dân hiểu cuộc kháng chiến sẽ mang lại quyền lợi cho họ. Đối với
công nhân có tổ chức công đoàn trong tất cả các công xưởng được thống nhất trong Tổng
liên đoàn lao động, có chính sách với những thợ khéo tay nghề để lôi kéo họ không phục
vụ cho địch. Với thanh niên Đảng chủ trương phải củng cố và gây uy tín cho Đoàn; tổ
chức Hội nghị Thanh niên toàn quốc đề phổ biến đường lối chủ trương chính sách,
phương pháp và phát huy nhiệt tình hăng hái tham gia kháng chiến của thanh niên.
Với phụ nữ, ta đã có Hội Liên hiệp phụ nữ đề ra các hình thức tổ chức phù hợp để
chị em tham gia vào kháng chiến. Trong kháng chiến ta đã có Hội nghị Tổng kết công tác

hậu phương về chính trị. Tháng 2 năm 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc họp của Đảng tại
Việt Bắc. Đại hội đã hoàn chỉnh đường lối của cách mạng Việt Nam; thể hiện sự thống
nhất về mặt chính trị của toàn Đảng, toàn dân để đua cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
Tại Đại hội Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Then chốt của kháng chiến là củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố liên minh công - nông; củng cố chính quyền dân chủ
nhân dân, củng cố và phát triển quân đội, củng cố Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng về mọi mặt, phát động quần chúng thực hiện cải cách ruông đất.
Toàn bộ các chủ trương chính sách, biện pháp trên về mặt chính trị đã làm cho nhà
nước dân chủ nhân dân, công cụ chuyên chính vô sản được củng cố từ trung ương đến địa
phương. Sự lớn mạnh về chính trị của Hậu phương đã tạo niềm tin vững chắc, niềm cổ vũ
tinh thần to lớn cho toàn dân, là cơ sở để chúng ta xây dượng hậu phương vững mạnh
toàn diện đảm bảo đưa kháng chiến đến thắng lợi.Trong quá trình xây dưng hậu phương

11


về chính trị Đảng phải đảm bảo tư tưởng của CN Mác - Lênin, đường lối chính sách của
Đảng đươc phổ biến rộng rãi và chiếm ưu thế trong đời sống chính trị tư tưởng của quần
chúng nhân dân

1.2 Xây dựng hậu phƣơng về kinh tế
Ăngghen nói: "Bạo lực không phải là hành vi đơn thuần của ý chí mà muốn thực
hiện được bạo lực thì phải có những điều kiện tiên quyết rất bạo lực nhất là công cụ. Công
cụ không chỉ đơn thuần vũ khí; những thắng lợi của bạo lực dựa trên nền sản xuất vũ khí
và sản xuất vũ khí đến lượt nó lại dựa trên nền sản xuất xã hội nói chung. Do đó dựa vào
kinh tế, tình hình kinh tế và phương tiện vật chất mà bạo lực đang sử dụng, trang bị, biên
chế, chiến lược, chiến thuật đều phụ thuộc vào trình độ sản xuất đạt được. Chiến tranh bắt
nguồn từ sự phát triển của nền kinh tế xã hội". Như vậy để chuẩn bị cho 1 cuộc chiến
tranh không phải chỉ bằng một vài lời kêu gọi, và câu khẩu hiệu động viên mà là 1 việc
làm lâu dài có tính kỹ luật trên qui mô lớn.

Lênin nói: "Để tiến hành chiến tranh phải chuẩn bị một cách kiên trì và nghiêm túc
bắt đầu từ việc phát triển kinh tế của đất nước". Hiểu được vai trò quan trọng của kinh tế
trong chiến tranh nên Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế ở
hậu phương. Đường lối kinh tế của ta phải căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm cụ thể
của nền kinh tế VN. Xây dựng và pt kinh tế là một cuộc cm của một nước nông nghiệp
lạc hậu, nghèo nàn bị thực dân khai thác bóc lột, lại bị chiến tranh tàn phá; chống lại một
tên đế quốc mạnh có sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ. Đặc điểm này nói lên tương quan so
sánh lực lượng không có lợi cho cách mạng mà trước hết là về kinh tế. Tuy vậy nền kinh
tế của Pháp giai đoạn này đang phát triển chậm lại vì Pháp vừa mới thoát khỏi chiến tranh
thế giới do đó Pháp càng đánh càng bộc lộ những mâu thuẫn yếu kém của nền kinh tế. Do
đó càng kéo dài chiến tranh thì Pháp ngày càng khó khăn và không gánh vác nổi chi phí
ngày càng tăng của cuộc chiến. Ngược lại ta càng đánh càng có thời gian khai thác tiềm
năng của đất nước để bổ sung cho những khiếm khuyết của nền kinh tế. Nền kinh tế của
Việt Nam lúc bấy giờ là kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, cư dân chủ yếu sống
bằng nông nghiệp vì thế mà nông dân chiếm tới gần 90% dân số và do đó một trong
những vấn đề cơ bản của cách mạng nước ta lúc đó là vấn đề ruộng đất và nông dân.
Chúng ta cần có chính sách đúng đối với nông dân. Tình hình đặt ra lúc này để huy động
nông dân tham gia kháng chiến thì Đảng cần có chính sách ruộng đất đúng đắn và kịp
thời. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nổ ra sau một năm chúng ta xây dựng
chế độ mới. Ta đã có Quốc hội, Chính phủ, có Hiến pháp mới. Quan hệ sản xuất cũ tuy
chưa bị thủ tiêu nhưng không còn nguyên v n như cũ với điểu kiện đó chính quyền nhân
dân các cấp là một công cụ mạnh mẽ để thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng.

12


Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta không chỉ nhằm mục tiêu độc lập dân
tộc mà còn tiếp tục thực hiện việc kiến quốc, củng cố mở rộng và xây dựng chế độ dân
chủ nhân dân. Đặc điểm này đặt ra đòi hỏi mỗi một hoạt động kinh tế không chỉ nhằm đáp
ứng nhu cầu của tiền tuyến mà còn phải đáp ứng việc xây dựng đất nước về lâu dài.

Từ những đặc điểm trên chúng ta xác định là phải xây dựng một nền kinh tế dân tộc,
dân chủ nhân dân, tự cấp tự túc, nền kinh tế đó phải xây dựng trên cơ sở nông nghiệp.
Muốn xây dựng kinh tế nước ta, chúng ta phải từng bước giải phóng sức sản xuất, thực
hiện người cày có ruộng, giải quyết mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân. Thủ tiêu sự ràng
buộc và lũng đoạn của thực dân Pháp đối với nền kinh tế nhất là ở các vùng địch tạm
chiếm. Đ/C Trường Chinh giải thích: Đảng vạch ra đường lối trên vì lý do "ở nước ta hầu
hết các nhu cầu của đời sống nhân dân đều do nông nghiệp cung cấp. Thực hiện từng
bước chính sách ruộng đất cốt phân hóa hàng ngũ địch, cô lập thực dân Pháp xâm lược và
bọn phong kiến tay sai. Hầu hết cán bộ chiến sỹ quân chủ lực của cách mạng là đều xuất
phát từ nông dân mà ra. Từ đó Đảng và Nhà nước chủ trương tăng gia sản xuất, tự cấp tự
túc tăng cường sản xuất vũ khí.
a) Phát triển nông nghiêp: Muốn đánh giặc thì bộ đội phải đảm bảo "thực túc thì binh
cường". Người lính có được ăn no thì đánh thắng. Do đó phải bám dân làm nông nghiệp,
phải thực hiện được khẩu hiệu "người cày có ruộng" nhưng phải thực hiện từng bước một.
Từ thông tư giảm tô 25 % (1949) yêu cầu địa chủ phải giảm tô cho nông dân, ngoài
ra Chính phủ còn đề ra yêu cầu là phải xóa bỏ địa tô phụ. Thành lập Hội đồng giảm tô ở
cấp tỉnh. Năm 1950, Chính phủ ban hành chế độ lĩnh canh, bảo đảm lĩnh canh của nông
dân, cấm địa chủ vô cớ đòi lại ruộng của nông dân. Bên cạnh đó thực hiện giảm tức, xóa
nợ nần cho nông dân, giảm tỷ suất vay lãi không được quá 18% đối với tiền, 20 % là thóc.
Nhờ có chính sách trên 5 tỉnh ở Liên khu Việt Bắc, 7 tỉnh ở Khu III và 4 tỉnh khu IV
(tính đến năm 1952) đã có 147000 mẫu ruộng được giảm tô đúng 25%. Ở Liên khu V, có
250.000 ha được thực hiện giảm tô, số địa chủ thực hiện giảm tức, số tá điền được giảm tô
khá nhiều. Cùng với sắc lệnh giảm tô, Chính phủ ban hành chính sách thuế nông nghiệp
(1951). Dựa trên cơ sở diện tích để đánh thuế (lũy tiến), chính sách này vừa có tác dụng
huy động được vật chất cho kháng chiến nhưng mặt khác cũng tạo điều kiện cho nông dân
có thể cải thiện được ít nhiều về đời sống. Khi cuộc kháng chiến đã bước vào giai đoạn
gần kết thúc thì nhu cầu về sức người sức của cho kháng chiến càng tăng lên; đòi hỏi
nông dân phải sản xuất hết diện tích ruộng đất. Do đó Chính phủ đã ban hành sắc lệnh
tạm cấp ruộng đất của thực dân Pháp, tay sai; trưng thu ruộng đất bỏ hoang tạm cấp ruộng
đất cho nông dân sản xuất và cho họ được miễn đóng thuế nông nghiệp 3 năm.


13


Tháng 3/1952, Chính phủ ban hành sắc lệnh về việc sử dụng công điền, công thổ,
chia ruộng đất công bằng có lợi cho nông dân.
Từ 1945 - 1949, tịch thu, trưng thu, trưng mua dược 113.306 ha.
Từ 1949-1952, tịch thu, trưng thu, trưng mua 183.434 ha chia cho nông dân. Trong
kháng chiến, chính quyền cm đã chia cho nông dân 58% diện tích đất nông nghiệp. Như
vậy chỉ còn 41,7% nữa nên việc tiến hành cải cách ruộng đất thời kì 1955-1957 không cần
phải dùng hình thức đấu tố địa chủ mà có thể bằng phương pháp khác nh nhàng hơn.
Ở Nam Bộ, hầu hết địa chủ chạy vào vùng tạm chiếm nên ruộng đất đã chia cho
nông dân là là 147.000 mẫu. Ở Liên khu V, đã có 2.842 mẫu đem tạm cấp cho nông dân.
Cuộc phát động triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức làm cho sức mạnh của nông dân được
nâng lên mạnh mẽ. Chủ trương giảm tô, giảm tức đã phát động nông dân được 7 đợt trong
quá trình phát động giảm tô, Nông hội được chấn chỉnh. Cuối năm 1953, Chính phủ ban
hành Luật cải cách ruộng đất với mục đích là xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất phong
kiến, thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn phát triển sản
xuất nông nghiệp, đẩy mạnh kháng chiến.
Luật cải cách ruộng đất qui định: Tịch thu, trưng thu, trưng mua theo thành phần giai
cấp và theo thái độ chính trị chứ không theo diện tích". Điều này thể hiện chính sách
khoan hồng và nhân đạo của Đảng và Nhà nước. Nếu chính sách này được duy trì thì sẽ
tránh được sai lầm của cải cách ruộng đất. Mặc dù CCRĐ chưa được thi hành trên toàn
quốc song nó đã có tác động tốt tới tinh thần tư tưởng, sức mạnh chiến đấu của toàn quân
đội và nông dân. Do đó đây là chính sách đúng đắn, nhờ đó hàng triệu nông dân được cổ
vũ... Khối liên minh công nông được củng cố. Mặt trận được mở rộng, chính quyền nhân
dân và LL vũ trang nhân dân được đẩy mạnh, kinh tế có bước phát triển.
Sự phát triển kinh tế: Đi đôi với việc giải quyết vấn đề ruộng đất, Đảng và Nhà nước
đã động viên các tầng lớp nông dân tăng gia sản xuất thực hiện tự cấp tự túc để kháng
chiến lâu dài. Điều này được thể hiện trong đường lối: Tự lực cánh sinh, dựa vào sức

mình là chính theo phương châm "Đẩy mạnh tăng gia sản xuất phát triển nông nghiệp giải
quyết nhu cầu ăn, mặc cho nhân dân và quân đội. Sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo
lương thực đầy đủ. Lương thực là vấn đề rất quan trọng vì muốn có 1 đội quân kiên
cường và dũng mãnh thì trước hết phải có tổ chức vững mạnh về hậu cần, lương thực.
Năm 1949, trong lời kêu gọi thi đua yêu nước, Hồ Chủ tịch viết: "Về kinh tế thì thi
đua làm cho quân ta đủ ăn, đủ mặc, đủ dùng để đánh giặc "Người nêu lên mối quan hệ
giữa sản xuất nông nghiệp với chiến trường: Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ
khí nông dân là chiến sỹ.

14


Trong nông nghiệp: Trong kháng chiến và trong một thời gian dài nữa vẫn đóng vai
trò quan trọng. Cho nên cần nắm được vai trò của việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp
là nắm được phần chủ yếu của phát triển kinh tế nước ta.
Theo thống kê ngày 24/4/1949, của Bộ Canh nông "những năm đầu kháng chiến,
UBHCKC đã phối hợp với các tiểu ban Canh nông của các tỉnh, huyện động viên phát
triển sản xuất, phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Phong trào này lúc đầu khá rầm rộ. Vì
hình thức HTX chưa có kinh nghiệm và chưa phù hợp nên đã chuyển sang hình thức các
tổ vần công, đổi công là hình thức có tác dụng tốt và thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp.
Tại Liên khu III có: 2.200 tổ. Tại Liên khu IV có 3712 tổ. Tại Nam bộ có 11.664 tổ.
Nói về phong trào đổi công năm 1949, báo Đảng viết: Đó là hình thức mềm dẽo sát
thực là sáng kiến của nông dân, thuận theo nguyện vọng và điều kiện sinh họat của nông
dân nó là cái hình mẫu tươi đ p của HTX nông nghiệp nó là phương pháp duy nhất lúc
này để nâng cao sản xuất nông nghiệp". Để lãnh đạo sản xuất nông nghiệp Nhà nước đã
đặt ra 1 hệ thống lãnh đạo từ TW đến địa phương, kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền với
đoàn thể. Nông nghiệp giai đoạn này Nhà nước đề ra 3 chính sách sau:
1) Chính sách toàn dân tăng gia sản xuất (tấc đất tấc vàng) chính sách này đã góp phần
ổn định và cải thiện đời sống nông dân, bộ đội, các cơ quan, cán bộ, giảm bớt một phần
đóng góp của nhân dân.

2) Chính sách vần công: Chính sách này tạo được sự hỗ trợ cho các gia đình liệt sỹ,
thương binh, gia đình bộ đội.
3) Chính sách cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp: áp dụng kinh nghiệm "nước phân
cần giống", làm phân xanh và đặt ra vấn đề làm thủy lợi, hệ thống thủy nông (tiểu thủy
nông) được đặt ra trong thời kỳ 9 năm kháng chiến.
Để tự túc lương thực ta phát động tăng gia sản xuất thêm hoa màu. Nhiều biện pháp
cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp đã được thực hiện mà tiêu biểu là của Hoàng Hanh,
Trịnh Xuân Bái. Ngoài việc phát động phong trào thi đua nói trên Nhà nước còn ban hành
chế độ bảo vệ nông nghiệp khi Thực dân Pháp thực hiện chính sách "Tam quang". Nhờ
một loạt chính sách trên mà nông nghiêp trong kháng chiến đã đạt được những thành tựu
lớn, cụ thể là ta không chỉ tự cấp tự túc được cho nhu cầu kháng chiến mà còn dự trữ
được một phần để kháng chiến lâu dài. Dưới đây là một số số liệu cụ thể:
Sản lượng lương thực các năm từ Bắc Trung bộ trở ra trong các năm như sau:
1946-1947: 2.443.000 tấn
1951:
2.414.830 tấn
1953:
2.757.700 tấn.

15


Riêng 5 tỉnh Bắc Cạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái nguyên, Yên Bái, sản lượng
năm 1953 so với 1950 tăng 210%. Tại Liên khu V đã sản xuất đủ cung cấp cho 2,5 triệu
người và có 1 phần giúp đỡ cho các tỉnh Nam Trung bộ.
Từ những thành tựu trên về nông nghiệp trong kháng chiến có thể rút ra một vài kết
luận như sau: 1) Ở một nước nông nghiệp qua nhiều năm là thuộc địa nửa phong kiến
muốn động viên nông dân tham gia kháng chiến thì phải biết kết hợp đúng đắn nhiệm vụ
phản đế, phản phong. Sự kết hợp đó khéo léo bao nhiêu thì nó càng tạo điều kiện thúc đẩy
kháng chiến thắng lợi nhanh chóng bấy nhiêu.

2) Đối với việc thực hiện khẩu hiệu ruộng đất cho nông dân, trong quá trình kháng
chiến có chính sách cụ thể kịp thời để khuyến khích động viên nhân lực tổ chức sản xuất
và huy động sự đóng góp của nông dân.
3) Trong hoàn cảnh kháng chiến, sản xuất phân tán Nhà nước vẫn thực hiện chức năng
tổ chức lãnh đạo nền kinh tế nên biết phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
4) Tiến hành tổ chức nông dân phát triển sản xuất phục vụ kháng chiến đi đôi với kiến
quốc đó là chủ trương đúng đắn.
b) Xây dựng và phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp
Căn cứ vào điều kiện kháng chiến & xuất phát từ tình hình thực tế là địch chiếm các
đô thị và các trung tâm giao thông nên việc liên hệ giữa các vùng khó khăn do đó để đáp
ứng nhu cầu của kháng chiến về kinh tế, Nhà nước chủ động phát triển thủ công nghiệp
và công nghiệp ở qui mô nhỏ, phân tán sử dụng công cụ thô sơ kết hợp với máy móc dựa
vào dân và nguyên liệu trong nước và địa phương để tự sản xuất thực hiện tự cấp tự túc.
Nhà nước xác định vị trí pt thủ công & CN đứng sau nông nghiệp. Trong thủ công
nghiệp coi trọng sản xuất vũ khí. Xuất phát từ điều kiện nước ta trong kháng chiến trang
bị vũ khí kém, lại chưa nhận được sự giúp đỡ, một mặt ta phải vừa đánh địch, mặt khác
phải gìn giữ các công binh xưởng ngoài ra ta phải phá hoại kho vũ khí của địch đồng thời
đặt ra yêu cầu chiếm cho được các kho vũ khí của địch để vũ trang cho ta...
TCN & CN phát triển các ngành dệt, in ấn, chiếu, đường, xà phòng thực hiện chủ
trương trên các địa phương đã tổ chức sản xuất cung cấp cho địa phương mình.
Đầu 1946, Việt Bắc đã sản xuất được 176.300 m vải
1947, Trung bộ sản xuất được 1.000.000 m vải. Liên khu V sản xuất đủ vải dùng cho
địa phương và còn hỗ trợ một số vùng khác.
Sợi
Vải

1948
1949
1950
1951.

220 tấn
350 t
550 t
800 t
200 t
323 t
494 t
687t
Nghề sản xuất giấy cũng có sự phát triển cả nước sx được 5.060 tấn/ tháng.

16


Các ngành khác như muối, nước mắm, xà phòng, đường... đã cung cấp đủ nhu cầu
của nhân dân. Chứng tỏ Nhà nước đã có chính sách đúng đắn.
Ngành sản xuất vũ khí trước CM tháng Tám ta mới có một số xưởng sản xuất vũ
khí nhưng hoạt động bí mật như Xuân Phổ (Quảng Ngãi) Làng Chè ở Bắc Ninh. Sau khi
Nam bộ tiến hành kháng chiến thì các xưởng sản xuất vũ khí được tiến hành ở nhiều nơi.
Cuối năm 1946, trước nguy cơ chiến tranh lan rộng trên cả nước nên Nhà nước chủ
trương chuyển máy móc lên chiến khu để lập xưởng sản xuất vũ khí. Theo tài liệu thống
kê của Liên đoàn lao động VN thì:
Nghệ An đã vận chuyển 2 triệu tấn nguyên liệu.
Nam bộ 2/3 số máy móc di chuyển ra vùng tự do. Năm 1949, ta xây dựng được 100
xưởng sản xuất vũ khí với 29.000 công nhân, đó là chưa kể những xưởng do du kích lập
ra. Phương châm sản xuất vũ khí của ta là không coi thường vũ khí thô sơ, cố gắng sản
xuất vũ khí hiện đại. Do yêu cầu của K/chiến ngày càng tăng, địch bắt đầu sử dụng xe
tăng tiến công vùng tự do của ta. Các xưởng quân giới của ta phải chú trọng sản xuất các
loại vũ khí lớn như mìn, lựu đạn, DKZ, Bazôca. Nhịp độ sản xuất vũ khí PT theo nhịp độ
kháng chiến. Theo thống kê thì từ khu IV trở ra trong 8 năm sản xuất vũ khí tăng 30 lần.
Riêng năm 1953 tăng 35,5 lần. Với những vũ khí ta chế tạo ra đã có những trận đánh lớn.

Năm 1947 có chiến thắng Việt Bắc. Năm 1950 ta có chiến thắng Biên giới, 1951 ta có
chiến thắng Hòa Bình...
Từ những kết quả trên ta có nhận xét là: - Ngay trong điều kiện chiến tranh nếu có
đường lối đúng vừa kh/chiến vừa kiến quốc thì không những pt sản xuất TCN, CN cổ
truyền để đảm bảo yêu cầu của kh/chiến mà còn xây dựng những cơ sở đầu tiên của nền
công nghiệp.
- Trong ĐK chiến tranh cài răng lược, PP phát triển CN & TCN là phân tán qui mô
nhỏ, thực hiện tự cấp tự túc là đúng và có tác dụng tích cực.
- Qua pt công nghiệp ta thấy công nhiệp chiến tranh có mối quan hệ biện chứng.
Chiến tranh yêu cầu CN phát triển, ngược lại CN pt sẽ tạo ra những vũ khí phương tiện
chiến tranh mới, tạo điều kiện để đưa chiến tranh đến thắng lợi.
c) iao thông vận t i
Trong kháng chiến GTVT là cầu nối giữa hậu phương với tiền tuyến. Thấy rõ tầm
quan trọng của nó, ta đã thiết lập 1 hệ thống chuyên chở thích hợp vừa đảm bảo cho tiếp
tế ra tiền tuyến. Ta đã xây dựng 2.000 km đường ôtô, bắc 1000 cầu lớn nhỏ, đặc biệt trong
thời kỳ 1950- 1953, việc làm đường khẩn trương ở miền Bắc được đẩy mạnh. Miền Bắc
đã huy động 20.608.880 ngày công làm đường. Trong những chiến dịch lớn, miền Bắc đã

17


huy động 1.541387 người với 47.800 ngày công để làm đường chiến dịch, chuyển 94%
vật phẩm ra mặt trận bằng cơ giới và thô sơ.
d) Thương nghiệp
Thương nghiệp là ngành kinh tế đứng thứ ba sau NN, TCN và CN. Ta chủ yếu
kiểm soát ngoại thương đồng thời làm cho HTX mua bán gánh vác được một phần việc
phân phối hàng tiêu dùng. Trong k/chiến Nhà nước đã lập Nha tiếp tế với nhiệm vụ thu
mua và dự trữ hàng hóa.
- Cơ quan phân phối muối thuộc bộ Tài chính, đưa muối về thu mua an toàn. Để ngăn
chặn nạn đầu cơ tích trữ Chính phủ ra sắc lệnh trừng trị những kẻ có tôi đầu cơ lũng đoạn.

Động viên giáo dục, hướng dân tư thương buôn bán một cách chính đáng để góp phần cho
kháng chiến. Để đảm bảo khâu tiếp tế ở chiến trường, các cơ quan làm ổn định thị trường.
Tháng 2/1947, Chính phủ lập cục tiếp tế vận tải thay cho Nha tiếp tế và cơ quan phân
phối muối, làm nhiệm vụ thu mua vận chuyển lương thực, thực phẩm cho chiến trường.
Đồng thời khuyến khích phát triển HTX mua bán. Với sự pt TCN & TN, ta đề cao việc
dùng hàng nội hóa.
Ngày 14/5/1951, ta thành lập mậu dịch quốc doanh để tổ chức buôn bns với địch.
Sở mậu dịch có nhiệm vụ điều tiết thị trường ổn định giá cả giúp đỡ các cơ sở sản xuất.
Sau 2 năm hoạt động mậu dịch quốc doanh trở thành LL quan trọng của nền kinh tế quốc
dân, cơ sở cho sự phát triển kinh tế sau này.
Cùng với sự hoạt động của thương nghiệp thì hệ thống tín dụng phát triển. Tháng
11/1946, giấy bạc VN được Quốc hội duyệt việc phát hành giấy bạc VN. Tháng 5/1951,
ngân hàng Quốc gia VN được thành lập. Đây là công cụ hữu hiệu để giúp KT, TC, Tín
dụng phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến.

1.3 Xây dựng hậu phƣơng về quân sự
Xây dựng lực lượng quân sự, tổ chức đấu tranh quân sự ở hậu phương được đặt ra
nhằm phục vụ cho nhu cầu về tiền tuyến, nhu cầu về quân đội. Xây dựng quân đội ở địa
phương trước tiên. Dựa vào quan điểm cuộc chiến tranh nhân dân, cuộc đấu tranh mà
chúng ta tiến hành là cuộc đấu tranh do dân và vì dân. Năm 1927: Nguyễn Ái Quốc trong
tác phẩm “Cách mệnh là việc chung của nhân dân”. Người viết để tiến hành khởi nghĩa
và chiến tranh thì lực lượng của ta là dân”. Trong “Đường cách mệnh” Người viết: Dân
khí mạnh thì quân địch nào, súng ống nào c ng kh ng chống nổi.
Đến khi công cuộc kháng chiến bùng nổ, trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc
25/11/1945 “Đảng ta đã động viên lực lượng toàn dân kháng chiến”. Trong lời kêu gọi
Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 20/12/1946 có đoạn: ất cả đàn ng đàn bà kh ng phân
biệt l a tuổi kh ng chia t n giáo...”.

18



“Thực hiện toàn dân kháng chiến”: Xây dựng hậu phương về mặt quân sự tức là vũ
trang toàn dân, tổ chức toàn dân đánh giặc. Phải có lực lượng nòng cốt đó là lực lượng ba
thứ quân. Trước hết phải làm cho nhân dân hiểu rõ mục đích tính chất cuộc kháng chiến
là vì sự thắng lợi của cuộc kháng chiến ngoài tiền tuyến. Đảng và nhà nước ta chủ trương
làm cho toàn dân đánh giặc giỏi. Thực dân Pháp đi đến đâu cũng gặp sự kháng cự đến đó.
Nhân dân là tai mắt cho bộ đội.
Vũ trang toàn dân: Phát động toàn dân là tạo lực lượng để bổ sung cho quân chính
quy. “Sẽ thắng trận kẻ nào có nhiều quân dự bị, nhiều sinh lực và sức dẻo dai lấy ngay
trong quần chúng nhân dân”.
Cuộc kháng chiến của chúng ta xác định có hai loại: Lực lượng chính quy và dân
quân du kích. Trong dân quân du kích, dân quân tự vệ hướng phát triển chung sẽ xây
dựng ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích.
Trong bộ đội chủ lực: Công binh, pháo binh, bộ binh. Giữa ba thứ quân đó còn có mối
liên hệ với nhau, dân quân du lích là lực lượng bảo vệ hậu phương. Nhờ có hình thức phù
hợp như trên cho nên số quân ngày càng tăng từ 85.400 người ngày đầu kháng chiến đến
hè 1947, bộ đội chủ lực của ta lên đến con số 125.000 người tập trung trong 7 trung đoàn,
19 tiểu đoàn.
- Sự trưởng thành về mặt trang bị kỹ thuật trong chiến đấu.
Thu đông 1947, chúng ta có thắng lợi lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chấm dứt
thời kỳ đầu kháng chiến ta đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch, buộc
chúng phải chuyển sang đánh lâu dài, ta bảo vệ được cơ quan đầu não cách mạng. 1948
chúng ta có Hội nghị Trung ương đảng mở rộng và hội nghị quân sự đã chính thức đưa ra
chủ trương xây dựng lực lượng “Quy định chức năng của mỗi lực lượng và sự phối hợp
giữa các lực lượng đó”. Thực hiện phương châm trên ta có chủ trương: Khi địch thực hiện

chiến dịch vết dầu loang”, ta chủ trương xây dựng các đội quân độc lập “Phân tán
2/3 bộ đội chủ lực tạo thành đại đội độc lập”để giúp lực lượng du kích trưởng thành
trong chiến đấu; xây dựng làng chiến đấu chống lại chính sách dùng người việt
chống lại người việt của kẻ thù.

Cũng tiếp tục chính sách trên, 1948 chúng ta chủ trương tổng phá tề tạo nên
phong trào kháng chiến kết hợp lực lượng vũ trang trừng trị tề ngụy, lập chính
quyền cách mạng ở nhiều nơi tạo ra hậu phương rộng lớn để khai thác hết khả năng
sức người, sức của phục vụ cho kháng chiến.
Có những khu du kích gần vùng tạm chiếm của địch “gọi là vùng ven đô trong
kháng chiến chống Mỹ” nơi chúng ta làm bàn đạp quấy rối địch. Trên cơ sở làng du
19


kích tháng 4 /1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương.
Các đại đội độc lập rút về xây dựng lại các đại đoàn tập trung- đơn vị chủ lực; trong
quá trình tổ chức kháng chiến nếu chỉ có dân quân tự vệ thì không thể kháng chiến
thắng lợi được mà cần phải có những đội quân chủ lực, những trận đánh tiêu diệt
làm cho tương quan lực lượng thay đổi.
Lực lượng chủ lực tập trung đánh những đòn chủ yếu ở những địa điểm quy
định (Ăngghen) đó là nguyên tắc chiến thuật vĩ đại cho đến nay vẫn quyết định hầu
hết mọi kết cục của cuộc kháng chiến” cho nên ta khắc phục mọi khó khăn để xây
dựng lực lượng chủ lực, phải có kỹ luật nghiêm minh, phải có trình độ (trình độ
giác ngộ chính trị, trình độ chiến thuật). Đại đoàn 308, 304, Trung đoàn 274, 219,
các chuyên ngành sơn pháo, công binh được thành lập. Có thể nói đây là lực lượng
tiên phong để đánh vận động trên chiến trường. Cho đến cuối cuộc kháng chiến
quân chủ lực của chúng ta xấp xỉ quân chủ lực của địch.
Địch: 1950 - 1951: 227.135
Ta:
,,
: 225.000
Song song với phát triển lực lượng 3 thứ quân, Đảng và Nhà nước cũng chú
trọng đổi mới và cải tiến, trang bị kỉ thuật chiến đấu cho bộ đội. Các công binh
xưởng sản xuất ra vũ khí mới đáp ứng yêu cầu kháng chiến (cối 85, 137, bom
phóng, súng SKZ, lựu đạn).

*Tóm lại: Nhờ có khâu tổ chức và sử dụng lực lượng một cách hợp lí ta buộc địch
phải đương đầu với cả dân tộc và đã phát huy được sức mạnh tổng hợp các lực
lượng vũ trang. Quân và dân ta đã thực hiện chính sách “ Mỗi người dân là một
chiến sĩ, mỗi xóm làng là một pháo đài” Nhờ có lực lượng lấy từ hậu phương làm
cho địch càng đánh càng úng túng. Mâu thuẫn giữa phòng ngự và tiến công, đặc
biệt mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung đục khoét sâu khiến cho thực dân Pháp
càng ngày càng khó khăn tạo điều kiện cho chúng ta tiến lên giành chính quyền và
giành thắng lợi đi đến kết thúc chiến tranh.
1.1 Xây dựng hậu phương về văn hóa - xã hội
Kháng chiến bùng nổ thì công tác giáo dục đào tạo cán bộ của ta gặp rất nhiều khó
khăn. Vì thực dân Pháp đô hộ nước ta hơn 80 năm, Pháp thực hiện chính sách ngu dân
nên 90% dân mù chữ hoặc nếu có đào tạo thì chỉ có đào tạo những người làm tay sai cho
chúng. Số người được đào tạo thuộc tầng lớp trên.

20


Mặc dù vậy chúng ta phải đào tạo cán bộ. 2/1947 đại hội cán bộ Đảng, ta tổ chức Hội
nghị văn hóa. Nội dung: đề ra chủ trương học thiết thực phục vụ cho kháng chiến. Học
sinh phải vừa học vừa lao động sản xuất để tự cấp tự túc một phần để bớt đi khó khăn cho
nhà nước, tiếp tục phong trào bình dân học vụ, trên cơ sở đó nâng cao hiểu biết và xóa
nạn mù chữ, đưa vào các vùng dân tộc ít người tạo điều kiện giúp họ tham gia kháng
chiến. Thực hiện chủ trương đó ta mở các lớp học cấp tốc để ngắn ngày đào tạo cán bộ
CNKT cho các ngành địa phương và nhà nước. Tổ chức các lớp đào tạo cán bộ chuyên
môn ở các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt trong tiểu công nghiệp cần thiết nhất là ngành
quân giới. Cách mở trường của ta rất linh hoạt, phong phú phù hợp với hoàn cảnh kháng
chiến, chương trình học cũng linh hoạt.
Từ 1948, xuất phát từ nhu cầu quản lí kinh tế nên Bộ kinh tế đã mở lớp hướng dẫn kĩ
thuật, bồi dưỡng lí luận và phương pháp quản lý để quản lý nền kinh tế của cán bộ trung
ương và địa phương. Ngoài các khóa đào tạo cấp tốc ta còn mở các khóa dài hạn. Từ 1950

các trường trung cấp chuyên nghiệp được mở ra nhiều hơn.
Riêng các trường của Bộ giáo dục tính đến 1950 ta có 1802 học sinh trung cấp còn
Đại học và Cao đẳng chỉ mở ở những căn cứ an toàn. Số sinh viên lúc này chỉ có 844
người, Cao đẳng có 1200 ngươi. Đến 1951, Đại hội Đảng lần 2, đã đề ra nhiệm vụ cho
ngành giáo dục là đào tạo cán bộ mới, cử nhân mới.
Chủ tịch HCM khẳng định: Phát triển văn hóa giáo dục cơ sở để đào tạo cán bộ có đội
ngủ cán bộ mới tạo điều kiện phát triển kinh tế, có phát triển kinh tế mới phát triển được
giáo dục đào tạo. Từ 1951 trở đi nhiệm vụ của giáo dục đào tạo càng được chú trọng để
phục vụ cho nhu cầu của kháng chiến ngày càng cao. Các trường phổ thông, bình dân
được xây dựng ngày càng nhiều, nạn mù chữ ở các vùng tự do, các khu du kích được
thanh toán trên căn bản. Đảng và Nhà nước có nghị quyết về công tác đào tạo nhằm nâng
cao trình độ văn hóa cho nhân dân nên đến cuối 1954 ta có 2.886.245 cán bộ học xong bổ
túc văn hóa.
Trong giai đoạn mới này chính phủ có quy định mới là: Mỗi năm cấp cho mỗi cán bộ
13kg thóc để làm học phí, mỗi tuần có 6 giờ giành để học tập. Tháng 11 năm 1950, Chính
phủ ra nghị định thành lập các trường bổ túc văn hóa công nông. Tháng 10/1953 ra nghị
định bổ túc văn hóa cho cán bộ xã, đây là thời kì chúng ta phát động giảm tô, triệt để
giảm tức nhằm CCRĐ để cán bộ xã có điều kiện thực hiện nhiệm vụ cách mạng, có đến
90 - 95% cán bộ xã đi học. Ngoài ra ta còn mở trường phổ thông lao động.
Giáo dục phổ thông cũng có biến chuyển căn bản: Tháng tư năm 1950, Đảng và Nhà
nước quyết định cải tổ toàn bộ nền giáo dục đào tạo, thay hệ thống giáo dục cũ bằng hệ

21


thống giáo dục 9 năm. Đây là cuộc cải cách giáo dục đầu tiên làm cho nền giáo dục ta
mang tính chất khoa học, dân tộc và đại chúng, để đào tạo được những con người mới.
Từ 1950 - 1951 trở đi ngành giáo dục bắt đầu thực hiện công cuộc giáo dục. Con số học
sinh tăng lên. Trong năm học 1953 - 1954 chúng ta có 1.068.260 học sinh cấp một, có
57.500 học sinh cấp 2; có 448 học sinh cấp 3 và chúng ta có 7.000 cán bộ kỹ thuật. Riêng

số học sinh cao đẳng và đại học có 4.247 người trong đó có 1.528 người là sinh viên đại
học. Tuy còn ít ỏi nhưng so với 1939 - 1940 con số sinh viên tăng gấp 3 lần. Bên cạnh
đào tạo trong nước, ta còn gửi học sinh ra đào tạo ở nước ngoài, có 700 người học khoa
học kỷ thuật; 2700 người học ngành sư phạm.
+ Về việc tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế trong kháng chiến chống Pháp
Bằng sự khéo léo của ta cùng với việc Đông dương lúc đầu chưa trở thành trọng
tâm chú ý của Mĩ trong chiến lược toàn cầu nên đã làm cho Mĩ đứng ngoài cuộc chiến
thời gian đầu (1945 – 1949)
Năm 1946, ta đã tranh thủ được sự giúp đỡ dù không nhiều lắm của chính phủ Thái
Lan của Thủ tướng Pri min đông.
1948, ta tranh thủ được sự ủng hộ của Chính phủ Miến Điện
Từ 1950- 1954, ta bắt đầu tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN đặc biệt là
Trung Quốc và Liên Xô cả về vạt chất và tinh thần.
Ngoài ra trong chống Pháp ta vẫn tranh thủ được sự ủng hộ của các lực lượng tiến
bộ trên thế giới trong đó có nhân dân Pháp.
Hình thành lien minh chiến đấu Việt – Miên – Lào.

1.4. Vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống Pháp
Trên cơ sở những thành tựu đã dành được về xây dựng hâu phương về kinh tế, chính
trị, văn hóa ta thấy: Hậu phương là nguồn động viên về chính trị, là niềm tin, là hy vọng
của những người trên tiền tuyến. Trong hoàn cảnh chiến tranh cài răng lược chiến tranh
không phân ranh giới, tính chất này càng ác liệt, quy mô chiến tranh ngày lớn nhưng hậu
phương của ta ngày càng vững mạnh, có được điều đó là nhờ nhân dân đã thực hiện đủ
chức năng của nó và đoàn kết, được toàn dân đoàn kết thống nhất một ý chí để đưa sự
nghiệp kháng chiến đến thắng lợi.
Hậu phương vững mạnh là một yếu tố quan trọng đối với tiền tuyến. Tiến tuyến tin
tưởng chiến đấu cho ai (chiến tranh là sự thử thách toàn bộ xã hội, nó thử thách về mặt
tinh thần; giai cấp, dân tộc nào kiên trì). Hậu phương là nơi chuẩn bị tư tưởng chính trị,
bồ dưỡng lập trường chiến đấu cho bộ đội và cho mọi người tham gia kháng chiến.
- Hậu phương là nơi phát động thi đua trong toàn quốc để đẩy mạnh kháng chiến.


22


Hậu phương đóng góp ngày càng lớn sức người sức của cho tiền tuyến, cả tình cảm

-

cho tiền tuyến. Có thể nói nhân tài, vật lực của kháng chiến là do hậu phương cung
cấp nhờ đó mà tạo nên thắng lợi.
Tóm lại: Không có một hậu phương vững mạnh thì không thể kháng chiến thắng lợi.
VIỆN TRỢ QUỐC TẾ TRONG KHÁNG CHIẾN CHÓNG PHÁP 1950 -1954
Đơn vị tính : Tấn

Loại hàng

Tổng cộng

Năm/ số lƣợng
512/1950

1951

1952

1953

1-6/1954

Tấn


Tiền

Vũ khí, đạn
Nguyên liệu quân giới

949
71

463
157

990
342

1.600
103

791
30

136 Triệu
nd tệ (34

Vận tải xăng dầu

120

776


610

1.516

2.047

triệu rúp)

Gạo, thực phẩm
Quân trang

2.634
181

4.210
452

151
x

823
713

1.772
159

Quân Y
Thông tin

20


27
1

58
5

28
157

24
29

8

Công binh

Cộng

40

3.983 t 6.086 t

2.156 t

4.400 t

4.892 t

Trong đó về vũ khí

- 24 khẩu sơn pháo 75 mm
- 24 khẩu lựu pháo 105 mm
- 76 khẩu cao xạ 37 mm ( của Liên Xô)
-

12 khẩu hỏa tiễn H6 ( của Liên Xô)
715 xe ô tô vận tải ( 685 xe của Liên Xô)

+ Xêmina: Vai trò của hậu phƣơng trong kháng chiến chống Pháp

23

21.517 t


Chƣơng 2. Hậu phƣơng trong kháng chiến chống Mĩ 1954 -1975
Cuộc chiến tranh cm Việt Nam 1945-1975 đánh bại 2 tên đế quốc sừng sỏ là
Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Đặc biệt Mỹ là nước giàu mạnh nhất thế giới, sau chiến
tranh thế giới thứ hai với tiềm lực hùng mạnh đó Mỹ đã đứng ra lãnh đạo thế giới tư bản
với âm mưu trở thành bá chủ thế giới. Thế nhưng khi tiến hành chiến tranh Việt Nam thì
Mỹ đã lần đầu tiên trong lich sử 200 năm thành lập chịu sự thất bại nhục nhã. Sở dĩ dân
tộc VN làm nên kì tích đó trong thế kỷ XX. Nguyên nhân quan trọng nhất của chiến thắng
đó là do Đảng Cộng sản VN vận dụng và phát triển một cách sáng tạo nghệ thuật quân sự
truyền thống của dân tộc VN kết hợp với lý luận CN Mác - Lênin về chiến tranh cách
mạng. tạo nên sức mạnh vô địch chống xâm lược của nhân dân ta. Việc xây dưng hậu
phương vững mạnh của Đảng ta là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng. Hậu phương của ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một phức hợp gồm 3
tầng hậu phương: Hậu phương lớn Miền Bắc XHCN
Hậu phương tại chỗ - Vùng giải phóng ở miền Nam
Hậu phương quốc tế


2.1. Hậu phƣơng miền Bắc XHCN
2.1.1. Đƣờng lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: Sau ngày miền Bắc hoàn
toàn giải phóng Đảng ta đã khẳng điịnh: Miền Bắc sẽ là hậu phương lớn của cuộc kháng
chiến chống Mỹ.cứu nước.
a) Cơ sở lý luận: .
Trong lý luận về cm DCTS thời hiện đại. Lênin đã vạch rõ:
CMDCTS thời kỳ này phải do Đảng kiểu mới của g/c công nhân lãnh đạo. đó là
cuộc CMDCTS kiểu mới. Sau khi hoàn thành CM DCTS kiểu mới thì cũng có nghĩa là sự
chuyển ngay lên CM XHCN. Làm CM không ngừng, không dừng lại. Tuy nhiên với
những nước tiến lên CNXH chưa kinh qua phát triển TBCN thì phải có điều kiện đó là có
Đảng Cộng sản lãnh đạo, có kinh nghiệm của các nước XHCN đi trước và được sự giúp
đỡ chi viện của các nước XHCN.
Trung thành với nguyên lý trên của chủ nghĩa Mac- Lênin, ngay từ khi thành lập
Đảng ta đã xác định rằng: "CNXH là mục tiêu cơ bản, lâu dài của cm nước ta". Vì CNXH
là sự giải phóng giai cấp, dân tộc và giải phóng con người triệt để nhất. Chính cương
tháng 2 năm 1930 của Đảng ghi rõ: "Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" [1; 112].
Trong Luận cương tháng 10 năm 1930 cũng khẳng định: "...Cách mạng tư sản dân
quyền (CMDTDCND) là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Sau khi cm tư sản dân

24


quyền thắng lợi thì tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tiến thẳng lên con đường
Xã hội chủ nghĩa" [1; 115]
Sau Hiệp nghị Giơnevơ, miền Bắc đã cơ bản hoàn thành Cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân miền Bắc sẽ tiến lên CNXH với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ
quyền, có cơ sở pháp lý. Đảng ta khẳng định "Sự kết thúc thắng lợi cm DTDCND cũng có
nghĩa là sự mở đầu của cm XHCN" [*]

b) Cơ sở thực tiễn
- Xuất phát từ nhu cầu của thờ đại: Sau những năm 1950, CNXH đã trở thành xu thế
phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại vì thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên
CNXH. Do đó việc đưa miền Bắc lên CNXH là phù hợp với xu thế của thời đại. Việc đưa
miền Bắc lên CNXH còn góp phần tăng cường sức mạnh của phe XHCN. Mặt khác công
cuộc quá độ lên CNXH có kinh nghiệm của các nước XHCN đi trước sẽ nhận được sự hỗ
trơ giúp đỡ của các nước đó.
- Xuất phát từ nhu cầu của cm nước ta: Việc đua miền Bắc lên CNXH không chỉ tăng
cường sức mạnh của miền Bắc mà còn nhằm để miền Bắc có thể hoàn thành được nghĩa
vụ đối với miền Nam. Mặt khác lúc này VN phải tiến hành cuộc kháng chiến chống lại
tên đế quốc Mĩ là nước giàu mạnh nhất hành tinh nên càng cần phải có một hậu phương
thực sự vững mạnh. Như Bác Hồ đã nhấn mạnh: Muốn dựng ngôi nhà tốt phải xây nền
cho thật vững. Miền Bắc là cái nền, cái gốc của cuộc đấu tranh hoàn thành cmgpdt, thực
hiện thống nhất nước nhà. Do đó mọi việc chúng ta làm ở miền Bắc đều nhằm tăng cường
lực lượng cả 2 miền"
Miền Bắc tiến lên CNXH trong điều kiện hòa bình, độc lập, tự do là có công lao
chiến đấu hy sinh của nhân dân cả nước do đó miền Bắc phải có nghĩa vụ với miền Nam
đi trước về sau.. Trong Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 15 khóa II tháng
1/1959, đảng ta đã xác định:"Xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH là xây dựng căn cứ địa
cm cho cả nước.
Như vậy từ rất sớm Đảng ta đã thấu suốt và trung thành với CN Mác -Lênin, nắm bắt
thực tiễn cm 2 miền để đề ra đường lối cm Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.
c) Nội dung cơ bản của đƣờng lối
Xuất phát từ lý luận của CN Mác - Lênin kết hợp với việc phân tích tình hình thực
tiễn 2 miền Nam, Bắc nước ta, Đảng Lao động Việt Nam đã từng bước tìm tòi, vạch ra và
thể nghiệm con đường CM XHCN ở miền Bắc qua 2 thời kỳ:
- Từ Hội nghị BCHTW lần thứ 6 khóa II đến trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III.
- Từ ĐH Đảng toàn quốc lần thứ III đến Hội nghị TW lần thứ 23.
[*] Lê Duẫn, Dưới lá c vẻ vang của Đảng tiến lên vì độc lập tự do vì CNXH, Nxb Sự thật 1985, tr 77.


25


×