Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

GIÁO TRÌNH dân số và môi TRƯỜNG (dành cho sinh viên đại học giáo dục chính trị)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.73 KB, 44 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

DÂN SỐ VÀ MÔI TRƢỜNG
(Dành cho sinh viên Đại học Giáo dục Chính trị)

Tác giả: ThS. LÊ THỊ THU HIỀN

Năm 12016


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. DÂN SỐ ........................................................................................................ 3
1.1. Một vài vấn đề cơ bản về dân số ..............................................................................3
1.1.1. Khái niệm dân cƣ – dân số ................................................................................3
1.1.2. Các quan điểm cơ bản về dân số .......................................................................3
1.2. Tình hình dân số trên thế giới và ở Việt Nam ..........................................................5
1.2.1. Tình hình dân số trên thế giới ...........................................................................5
1.2.2. Tình hình dân số ở Việt Nam ............................................................................6
1.3. Các động lực gia tăng dân số ....................................................................................7
1.3.1. Quy mô dân số...................................................................................................7
1.3.2. Các tỉ suất sinh ..................................................................................................7
1.3.3. Các tỉ suất tử ......................................................................................................8
1.3.4. Tỉ suất gia tăng tự nhiên ..................................................................................10
1.3.5. Tỉ suất gia tăng cơ học ....................................................................................11
1.4. Phân bố dân cƣ .......................................................................................................11
1.4.1. Khái niệm và thƣớc đo ....................................................................................11
1.4.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phân bố dân cƣ ................................................12


1.4.3. Đặc điểm phân bố dân cƣ trên thế giới ...........................................................14
1.5. Dân số và phát triển ................................................................................................15
1.6. Các biện pháp ổn định dân số ở các nhóm nƣớc ....................................................17
1.7. Bài tập ..................................................................................................................... 17
CHƢƠNG 2. MÔI TRƢỜNG………………………………………………………….....17
2.1. Môi trƣờng ..............................................................................................................18
2.1.1. Các vấn đề chung về khoa học môi trƣờng .....................................................18
2.1.2. Các thành phần cơ bản của môi trƣờng ...........................................................19
2.1.3. Các vấn đề môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam .......................................23
2.2. Tài nguyên thiên nhiên ...........................................................................................24
2.2.1. Các khái niệm chung .......................................................................................24
2.3. Ô nhiễm môi trƣờng ...............................................................................................31
2.3.1. Khái niệm ........................................................................................................31
2.3.2. Các loại ô nhiễm môi trƣờng ...........................................................................31
2.3.3. Các biện pháp bảo vệ môi trƣờng ...................................................................38
2.4. Phát triển bền vững .................................................................................................39
2.4.1. Khái niệm ........................................................................................................39
2.4.2. Các nguyên tắc của một xã hội phát triển bền vững .......................................39
2.5. Mối quan hệ giữa dân số và tài nguyên - môi trƣờng……………...……………...41
2.6. Bài tập ..................................................................................................................... 42
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 44

2


CHƢƠNG 1. DÂN SỐ
1.1. Một vài vấn đề cơ bản về dân số
1.1.1. Khái niệm dân cƣ – dân số
Dân cư: Một hiện tượng đặc sắc trên Trái Đất là có loài người sinh sống. Ở đó tập

hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định gọi là dân cư của vùng đó.
Ví dụ: Dân cƣ Hà Nội, dân cƣ Việt Nam, dân cƣ miền núi…
Dân cƣ của một vùng lãnh thổ là khách thể nghiên cứu chung của nhiều bộ môn
khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội: y học, kinh tế học, ngôn ngữ học…
mỗi môn nghiên cứu một khía cạnh, tức là xác định đối tƣợng nghiên cứu riêng của mình.
Dân số là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ quy mô và cơ cấu.
Nội hàm của khái niệm dân cƣ không chỉ là số ngƣời, cơ cấu theo độ tuổi và giới
tính mà bao gồm cả vấn đề kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ… tức là nó rộng hơn rất
nhiều so với nội hàm của khái niệm dân số.
Nhƣ vậy, nói đến dân số là nói đến quy mô, cơ cấu và những thành tố gây nên sự
biến động của chúng nhƣ: sinh, chết, di cƣ. Vì vậy, dân số thƣờng đƣợc nghiên cứu ở
trạng thái tĩnh và trạng thái động.
1.1.2. Các quan điểm cơ bản về dân số
Thế giới vật chất bao gồm 3 hệ thống cơ bản: hệ thống tự nhiên vô cơ, hệ thống tự
nhiên hữu cơ và xã hội loài ngƣời.
Trong cuộc sống, con ngƣời tác động đến thế giới vô cơ (lao động) tạo nên đồng
ruộng, làng mạc, thành phố… và tác động đến thế giới hữu cơ tạo nên vật nuôi, cây trồng
có chất lƣợng.
Xã hội loài ngƣời là một bộ phận đặc thù về chất tự nhiên. Con ngƣời vừa là chủ
thể, nhân tố chủ yếu của hệ sinh thái Trái Đất, vừa là nguồn gốc của mọi cơ cấu kinh tế,
xã hội tạo ra giá trị cho xã hội… luôn đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm.
a. Thuyết ManTuýt và tân ManTuýt
- Thuyết ManTuýt (Thomas Robert Malthus) : 1766 – 1834
Ông là mục sƣ – nhà kinh tế ngƣời Anh. Trong tác phẩm “Bàn về dân số” xuất bản
1798 ông đã đề cập vấn đề “Nhân mãn” có nội dung chính nhƣ sau:
- Dân số tăng cấp số nhân (2.4.8.16…) còn lƣơng thực, thực phẩm, phƣơng tiện sinh
hoạt tăng cấp số cộng (1.2.3.4…).
- Sự gia tăng dân số với nhịp độ không thay đổi, còn gia tăng lƣơng thực, thực phẩm
là có giới hạn (diện tích và năng suất).
- Dân cƣ trên Trái Đất phát triển nhanh hơn khả năng nuôi sống nó. Từ đó, đói khổ,

đạo đức xuống cấp, tội ác phát triển… là sự tất yếu.
* Đóng góp: ManTuýt là ngƣời có công đầu trong việc nêu lên và nghiên cứu dân
số, cố gắng tìm ra một quy luật nào đó cho nên đã lên tiếng báo động nguy cơ của gia
tăng dân số.
* Hạn chế: Do xuất phát từ chỗ cho rằng quy luật dân số là quy luật tự nhiên, vĩnh
viễn, nên ông đƣa ra những giải pháp có phần sai lệch và vô nhân đạo.
3


Thực chất thuyết ManTuýt không phải là việc đặt giới hạn cho số ngƣời trên Trái
Đất mà là việc giải thích sai lầm động lực dân số, cắt nghĩa không đúng những hậu quả
xã hội do sự gia tăng dân số gây ra và đề ra các giải pháp sai lầm ấu trĩ để hạn chế nhịp
độ tăng dân số.
- Các thuyết Tân ManTuýt
Ra đời nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhìn chung các thuyết này “mềm dẻo”
hơn. Nội dung cơ bản là: Sự gia tăng dân số, nhất là ở các nước đang phát triển, dẫn đến
nhiều loại tài nguyên thiên nhiên bị lôi cuốn vào quá trình sản xuất, làm kiệt quệ tài
nguyên và ô nhiễm môi trường. Theo các thuyết, thì sự giới hạn của sự phát triển trên
hành tinh có thể chỉ chịu đựng đƣợc trong vòng 100 năm tới, hậu quả là sẽ có sự sụp đổ
tức thời. Từ đó có nhiều luận điểm sai lầm và có phần phản động đó là: Là chỗ dựa tinh
thần cho bọn đế quốc.
Ví dụ: Dựa vào thuyết “Không gian sinh tồn”, Hitle đã nêu ra luận điểm dân Đức
đông, là dân tộc thƣợng đẳng cần có không gian sinh tồn… là lý do gây ra cuộc chiến
tranh thế giới thứ II.
b. Thuyết quá độ dân số
Là thuyết nghiên cứu sự biến đổi dân số qua các thời kỳ, xem xét mức sinh, mức tử
qua từng giai đoạn để hình thành một quy luật.
- Quá độ dân số là một quan niệm đƣợc sử dụng rộng rãi để lý giải sự thay đổi các
kiểu sản xuất dân cƣ trên thế giới.
A.Ladry (ngƣời Pháp) dùng thuật ngữ “cách mạng dân số” ra đời năm 1909 – 1934.

Quan điểm này đƣợc F.W.Notestein – nhà dân số học Hoa Kỳ kế tục và trình bày vào
năm 1945.
Cuối thế kỷ XIX, ngƣời ta nhận thức rằng chi phối mức sinh và mức tử của con
ngƣời không phải là quy luật tự nhiên (sinh học) mà là các nhân tố kinh tế - xã hội.
- Thuyết quá độ dân số phân biệt ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (giai đoạn trƣớc quá độ dân số): mức sinh và mức tử đều cao, dân số
tăng chậm.
+ Giai đoạn 2 (giai đoạn quá độ dân số): mức sinh và mức tử đều giảm nhƣng mức
tử giảm nhanh hơn nhiều do dân số tăng nhanh.
+ Giai đoạn 3 (sau quá độ dân số): mức sinh và mức tử đều thấp, dân số tăng chậm
tiến đến ổn định về dân số.
* Hạn chế: Thuyết quá độ dân số chỉ phát hiện đƣợc bản chất của quá trình dân số,
nhƣng chƣa tìm ra các tác động để kiểm soát và đặc biệt chƣa chú ý đến vai trò của các
nhân tố kinh tế - xã hội đối với vấn đề dân số.
c. Học thuyết Mac – Lênin
Các nội dung chính:
- Mỗi hình thức kinh tế - xã hội có quy luật dân số tƣơng ứng với nó (không có con
ngƣời thì không thể có bất kỳ hình thức sản xuất nào).
- Sản xuất vật chất và tái sản xuất dân cƣ, suy cho cùng là nhân tố quyết định sự
phát triển của xã hội loài ngƣời.
4


- Căn cứ vào những điều kiện cụ thể (tự nhiên, kinh tế, xã hội) mỗi quốc gia có trách
nhiệm xác định số dân tối ƣu.
F.Ăngghen: Một xã hội biết điều chỉnh số dân nhƣ điều chỉnh việc phát triển nền
kinh tế thì xã hội đó mới thật sự ổn định. Con ngƣời có đủ khả năng để điều chỉnh các
quá trình dân số theo mong muốn của mình. Đến một lúc nào đó xã hội phải điều chỉnh
mức sinh đẻ của con ngƣời.
1.2. Tình hình dân số trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Tình hình dân số trên thế giới
a. Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng còn nhanh
Đầu Công Nguyên, số dân trên thế giới có khoảng 270 – 300 triệu ngƣời. Lịch sử
dân số nhân loại trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện tỉ ngƣời đầu tiên. Thời gian có
thêm 1 tỉ ngƣời ngày càng rút ngắn (từ 123 năm đến 33 năm, 13-14 năm, 12 năm). Năm
1804, dân số thế giới đạt 1 tỉ ngƣời đầu tiên. Năm 2011, dân số thế giới đạt 7 tỉ ngƣời.
Năm 2013, tăng lên 7,137 tỉ ngƣời. Dự báo đến năm 2025 sẽ đạt xấp xỉ 8 tỉ ngƣời.
Để thể hiện nhịp độ tăng dân số ngƣời ta sử dụng chỉ số: thời gian tăng dân số gấp
đôi.
Bảng 1.1. Khoảng thời gian dân số tăng gấp đôi và khoảng thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người
Năm
Số dân TG (tỉ ngƣời)

1804

1927

1960

1974

1987

1999

1

2

3


4

5

6

Thời gian tăng thêm 1 tỉ ng
(năm)

123

Thời giang tăng gấp đôi
(năm)

123

33

14
47

13

12

2011

2025


7
12

8
14

51

Quy mô dân số bắt đầu tăng nhanh từ đầu thế kỉ XX, nhất là từ sau năm 1950. Dân
số gia tăng ở mức kỉ lục trong vòng 65 năm qua là nhờ áp dụng các công nghệ y tế công
cộng nhƣ thuốc kháng sinh và chất dinh dƣỡng, thuốc tiêu chảy và vacxin ở các xã hội có
mức sinh và mức chết cao. Do đó, mức chết, đặc biệt mức chết ở trẻ sơ sinh giảm nhanh
chóng trong khi mức sinh tuy có giảm nhƣng chậm hơn nhiều, dẫn tới sự “bùng nổ dân
số”. Vấn đề cấp bách đặt ra là phải thực hiện đẩy mạnh chƣơng trình dân số - sức khỏe
sinh sản.
Hiện nay, mức gia tăng dân số trên thế giới có hơi chững lại song vẫn ở mức cao.
b. Dân số thế giới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển
Sự chênh lệch trong quy mô dân số giữa các nhóm nƣớc vẫn tiếp tục gia tăng trong
vài thập kỷ tới. 95% số dân gia tăng hàng năm trên toàn thế giới xuất phát từ các nƣớc
đang phát triển (châu Á, châu Phi, châu Mỹ). Số dân của các nƣớc này chiếm hơn 2/3 dân
số thế giới và sẽ đạt 4/5 vào cuối thế kỷ này.
Dân số ở các nƣớc đang phát triển đang tăng vọt, tạo nên hiện tƣợng “bùng nổ dân
số”. Thực chất bùng nổ dân số là hiện tƣợng số dân thế giới tăng rất nhanh kể từ những
năm 50 của thế kỷ XX.
5


Sự chênh lệch rất lớn về phân bố dân số giữa hai nhóm nƣớc là kết quả của tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội khác nhau ngay từ thế kỷ XVIII. Mặc dù đã có chiều hƣớng
giảm tƣơng đối rõ rệt trong những năm cuối của thế kỷ này, nhƣng tốc độ gia tăng dân số

của các nƣớc đang phát triển vẫn ở mức cao nên số dân ngày càng nhiều hơn so với các
nƣớc phát triển.
Châu Á có quy mô dân số lớn nhất. Đây là nơi tập trung nhiều quốc gia đang phát
triển và đặc biệt có 2 quốc gia đông dân nhất trên thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ. Số dân
châu Phi tăng nhanh và liên tục.
1.2.2. Tình hình dân số ở Việt Nam
a. Dân số nước ta đông
Dân số trung bình năm 2014 của cả nƣớc ƣớc tính 90,73 triệu ngƣời, tăng 1,08% so
với năm 2013 (90 triệu ngƣời), đứng hàng thứ 3 ở Đông Nam Á (ĐNA) và hàng thứ 14
thế giới.
 nh hưởng:
- Thuận lợi: Với dân số đông, nƣớc ta có nguồn lao động dồi dào, đồng thời đây là
thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: Trong điều kiện của nƣớc ta hiện nay, dân số đông lại là trở ngại cho
việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống ngƣời dân.
b. Dân số tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ
* Dân số còn tăng nhanh
- Dân số nƣớc ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỷ 20, đã dẫn đến hiện
tƣợng bùng nổ dân số.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm (Ví dụ: giai đoạn 1979 - 1989 tỉ lệ gia tăng dân
số trung bình là 2,1%, đến giai đoạn 2002 - 2005 là 1,32%, năm 2013 giảm xuống còn
0,99%, năm 2014 là 1%) nhƣng mỗi năm dân số nƣớc ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu ngƣời.
 Hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh: Dân số tăng nhanh gây sức ép rất lớn đối với
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi
trƣờng và việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống nhân dân.
* Cơ cấu dân số trẻ
- Dân số nƣớc ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số
theo nhóm tuổi. Cơ cấu dân số năm 2014: từ 0 – 14 tuổi (24,3%), từ 15 – 64 (70,1%), trên
65 tuổi (5,6%).
- Lực lƣợng lao động nƣớc ta dồi dào chiếm 60% dân số (Lao động từ 15 tuổi trở lên

đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ƣớc tính 53,0 triệu ngƣời), mỗi năm tăng
thêm khoảng 1,15 triệu ngƣời gây khó khăn cho việc sắp xếp việc làm.
c. Phân bố dân cư chưa hợp lý
Mật độ dân số trung bình là 271 ngƣời/km2 (năm 2013) nhƣng phân bố chƣa hợp lý
giữa các vùng.
* Giữa đồng bằng với trung du miền núi

6


Dân cƣ tập trung dày đặc ở vùng đồng bằng. Khoảng 75% dân cƣ cả nƣớc cƣ trú ở
vùng đồng bằng phì nhiêu của các con sông lớn và vùng ven biển. Đồng bằng sông Hồng
là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nƣớc với 971 ngƣời/km2.
Trong khi đó, dân cƣ thƣa thớt ở trung du miền núi với 25% dân số. Vùng núi và
cao nguyên chiếm ¾ diện tích nhƣng dân cƣ chƣa tới ¼ số dân cả nƣớc. Rõ ràng, mật độ
dân số ở đây thấp, thấp nhất cả nƣớc là vùng Tây Bắc với 89 ngƣời/km2.
* Giữa thành thị với nông thôn
Dân cƣ nƣớc ta phân bố không đồng đều và chƣa hợp lý giữa thành thị và nông
thôn, bao gồm dân số thành thị 30,04 triệu ngƣời, chiếm 33,1%; dân số nông thôn 60,69
triệu ngƣời, chiếm 66,9%; dân số nam 44,76 triệu ngƣời, chiếm 49,33%; dân số nữ 45,97
triệu ngƣời chiếm 50,67%.
 Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư không đều nhƣ trên là do tác động của
nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội nhƣ: lịch sử định cƣ, điều kiện tự nhiên, trình độ
phát triển kinh tế - xã hội…
 Hậu quả: Sự phân bố dân cƣ không hợp lý sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng lao
động và khai thác tài nguyên. Ví dụ: miền núi giàu tài nguyên thiếu lao động, đồng bằng
đất chật, ngƣời đông thừa lao động.
1.3. Các động lực gia tăng dân số
1.3.1. Quy mô dân số
Quy mô dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ tại thời điểm nhất định.

Dân số trung bình đƣợc tính theo công thức:
P

P P
0

1

2

Trong đó, P: dân số trung bình năm
P0: dân số đầu năm
P1: dân số cuối năm
1.3.2. Các tỉ suất sinh
Tỉ suất sinh chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố: tình trạng sức khoẻ, tâm lý xã hội,
phong tục tập quán, hoàn cảnh KTXH, chính sách dân số của từng quốc gia.
a. Tỉ suất sinh thô (CBR – Crude Birth Rate):
Tỉ suất thô là tỉ số giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với 1000 ngƣời dân trong
cùng thời gian đó.
Công thức tính tỉ suất sinh thô : CBR =

B
x1000
P(1 / 7)

Trong đó :
+ B là số trẻ em sinh ra trong năm.
+ P1/7 là số dân trung bình năm của một nƣớc hoặc một địa phƣơng nào đó
b. Tỉ suất sinh chung (GFR – General Fertility Rate):
Tỉ suất sinh chung là tỉ số giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với 1.000 phụ nữ ở độ

tuổi có khả năng sinh đẻ trong cùng năm đó.
7


Công thức tính tỉ suất sinh chung : GFR =

B
x 1.000
W (15  49)

Trong đó :
+ B là số trẻ em sinh ra trong năm còn sống
+ W(15 – 49) là số phụ nữ trung bình ở độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi).
c. Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR – Age Specific Fertility Rate):
Tỉ suất này đƣợc tính bằng tỉ số giữa số trẻ em sinh ra trong năm và số phụ nữ theo
từng nhóm tuổi tƣơng ứng.
Nếu chọn khoảng cách giữa hai nhóm tuổi liên tiếp nhau là 5 năm thì có thể chia độ
tuổi có khả năng sinh đẻ của phụ nữ ra thành các nhóm sau: 15 – 19; 20 – 24; 25 – 29; 30
– 34; 35 – 39; 40 – 44; 45 – 49 (có 7 nhóm tuổi).
Công thức tính tỉ suất sinh đặc trƣng theo tuổi :
ASFRx =

Bx
x 1.000
Wx

Trong đó :
+ Wx là số phụ nữ thuộc nhóm tuổi x
+ Bx là số trẻ em sinh trong năm còn sống của những bà mẹ thuộc nhóm tuổi x.
d. Tổng tỉ suất sinh (TFR – Total Fertility Rate):

Tổng tỉ suất sinh là tổng của các tỉ suất sinh đặc trƣng theo tuổi tính cho từng nhóm
tuổi trong độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ. Về bản chất, tổng tỉ suất sinh là số con trung bình sinh
ra còn sống của một ngƣời phụ nữ trong suốt cuộc đời mình.
Công thức tính tổng tỉ suất sinh :
49

TFR = n.x

ASFR
x 15

1.000

7

 ASFR

 n.x a1
1.000

Trong đó : n là số năm của từng nhóm tuổi (n = 5 năm)
Nếu khoảng cách của nhóm tuổi là 5 (15 – 19; 20 – 24; 25 – 29,..., 45 – 49).
7

Thì

TFR = 5x

ASFR
a 1


1.000

Tổng tỉ suất sinh thể hiện đƣợc sự phân hoá mức sinh ở từng lứa tuổi, không phụ
thuộc vào mức tử vong và những thay đổi về lứa tuổi. Nếu tính theo khoảng cách giữa
các nhóm tuổi là 1 (15, 16, 17..., 49) thì tỉ suất chỉ phụ thuộc vào mức độ hôn nhân.
Ngƣời ta quy ƣớc các mức tổng tỉ suất sinh nhƣ sau :
+ TFR < 2,15
: mức sinh thấp
+ TFR từ 2,15 đến 4,1
: mức sinh trung bình
+ TFR trên 4,1
: mức sinh cao
1.3.3. Các tỉ suất tử
a. Tỉ suất tử thô (CDR – Crude Death Rate):
Tỉ suất tử thô là tỉ số giữa số ngƣời chết trong cả năm so với 1.000 ngƣời dân trong
cùng năm đó.
8


Công thức tính tỉ suất tử thô : CDR =

D
x 1.000
P(1 / 7 )

Trong đó :
+ D là số ngƣời chết trong năm
+ P(1/7) là số dân trung bình năm.
Ngƣời ta quy nƣớc các mức tỉ suất tử thô nhƣ sau :

+ CDR < 110/00
: mức tử thấp
0
+ CDR từ 11 đến 14 /00
: mức tử trung bình
0
+ CDR từ 15 đến 25 /00
: mức cao
0
+ CDR trên 25 /00
: mức tử rất cao.
Năm 2014, CDR trên toàn thế giới là 7,890/00, trong đó các nƣớc có CDR thấp
nhất nhƣ Các tiểu vƣơng quốc Ả Rập (1,99), Singapore (3,42), Paraguay (4,64), Oman
(3,38), Libya (3,57), Việt Nam (5,93) và các nƣớc có CDR cao nhất nhƣ Mali (13,22),
Hungary (12,72), Hy Lạp (11), Đức (11,29).
b. Tỉ suất tử đặc trưng theo tuổi (ASDR – Age Specific Death Rate):
Tỉ suất này thể hiện chính xác hơn mức tử vong của dân cƣ và đƣợc dùng để đo lƣờng
mức tử vong cuả dân cƣ theo các nhóm tuổi (thông thƣờng là 5 năm).
Công thức tính tỉ suất tử đặc trƣng theo tuổi :
ASDR(x/x + n) =

D( x / x  n )
P( x / x  n )

x 1.000

Trong đó :
+ D(x/x + n) là số ngƣời chết trong năm của nhóm tuổi x đến x + n.
+ P(x/x + n) là số dân trung bình năm của nhóm tuổi x đến x + n.
Thông thƣờng tỉ suất tử đặc trƣng theo tuổi đƣợc tính riêng cho từng giới (nam, nữ).

Nếu sử dụng khoảng cách giữa các nhóm tuổi là 5 thì thƣờng nhóm tuổi đầu tiên là
từ 0 – 4 tuổi đƣợc tính thành hai phân nhóm: dƣới 1 tuổi và từ 1 đến 4 tuổi. Việc phân
chia nhƣ vậy sẽ hợp lý hơn vì số trẻ em dƣới 1 tuổi có mức tử vong rất cao.
c. Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (IMR – Inafanl Mortality Rate)
Tỉ suất tử vong trẻ em dƣới 1 tuổi (tỉ suất chết 0 tuổi hay còn gọi là tỉ suất tử vong
của trẻ sơ sinh) là tỉ số giữa số trẻ em sinh ra bị chết dƣới một tuổi trong năm so với
1.000 trẻ em sinh ra còn sống trong cùng năm đó.
Công thức tính tỉ suất tử vong trẻ em : IMR =

Do
x1.000
B

Trong đó :
+ B0 là số trẻ em sinh ra bị chết dƣới 1 tuổi trong năm.
+ B là số trẻ em sinh ra còn sống trong năm.
Tỷ suất này phản ánh trình độ, khả năng chăm sóc, nuôi dƣỡng, sức khoẻ của trẻ em
một nƣớc. Xu hƣớng hiện nay trên thế giới là tỉ suất tử vong trẻ em ngày càng giảm dần. Tuy
nhiên, tỉ suất này vẫn còn chênh lệch khá lớn giữa các nƣớc đang phát triển và nƣớc phát
triển, giữa các châu lục và khu vực trên thế giới.
d. Tỉ suất tử vong người mẹ khi sinh (MMR – Maternal Mortality Rate):
9


Tỉ suất tử vong của ngƣời mẹ khi sinh là tỉ số giữa số ngƣời mẹ bị tử vong khi sinh
trong năm so với 1.000 đứa trẻ em sinh ra còn sống trong cùng năm đó. Tỉ suất này phản ánh
mức độ chăm sóc và thể trạng sức khoẻ cuả ngƣời mẹ khi sinh.
Công thức tính : MMR =

WD

x 1.000
B

Trong đó :

+ WD là số ngƣời mẹ chết khi sinh
+ B là số trẻ em sinh ra còn sống trong năm.
e. Tuổi thọ trung bình
Là sự ƣớc tính số năm bình quân của một ngƣời sinh ra có thể sống đƣợc. Tuổi thọ
trung bình không tính tới những trƣờng hợp chết không bình thƣờng (chết do tai nạn, chết
do chiến tranh...). Tuổi thọ trung bình là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sống
của dân cƣ và đồng thời phản ánh đƣợc nhiều khía cạnh khác về KTXH của một quốc
gia, một địa phƣơng.
Tuổi thọ trung bình của dân cƣ chịu ảnh hƣởng chủ yếu vào các điều kiện: điều kiện
sống, các điều kiện chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, vào tỉ suất tử vong của trẻ em nhất là tỉ
suất tử vong của trẻ em dƣới 1 tuổi (trẻ sơ sinh).
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy, tuổi thọ trung bình của thế giới đã tăng từ 46,9
tuổi giai đoạn 1950-1955 lên 70 tuổi giai đoạn 2010-2015. Tuổi thọ trung bình của các
nƣớc phát triển năm 2013 là 77,7 tuổi, các nƣớc đang phát triển là 68,3 tuổi.
1.3.4. Tỉ suất gia tăng tự nhiên
a. Khái niệm gia tăng dân số tự nhiên
Dân số của một lãnh thổ trong từng thời kỳ tăng hay giảm là kết quả của mối tƣơng
quan giữa số sinh và số tử. Sự tăng, giảm dân số nhƣ vậy gọi là gia tăng dân số tự nhiên
(gia tăng tự nhiên). Gia tăng dân số tự nhiên, ở mức độ lớn quyết định tình hình dân số
của một lãnh thổ.
b. Các loại tỉ suất tăng tự nhiên :
* Tỉ suất tăng tự nhiên tại một thời điểm (NIR – Natural Increase Rate):
Khi tính toán tỉ suất gia tăng tự nhiên, ngƣời ta thƣờng dùng đơn vị tính là phần
trăm (%).
NIR =


BD
CBR  CDR
x 100 =
P(1 / 7 )
10

Trong đó :

+ B là số trẻ em sinh ra trong năm
+ D là số ngƣời chết trong năm
+ P(1/7) là số dân trung bình năm
* Tỉ suất tăng tự nhiên giữa hai thời điểm :
Tỉ suất này thƣờng đƣợc dùng để tính tốc độ gia tăng dân số trung bình năm của
một thời kỳ.
r=
Trong đó :

P2  P1
 100
(t 2  t1 )  P1

+ P1 là số dân ở thời điểm t1
10


+ P2 là số dân ở thời điểm t2
+ t1, t2 là các mốc thời gian của năm đầu và năm cuối của thời kỳ.
+ r là tỉ suất tăng dân số trung bình năm.
1.3.5. Tỉ suất gia tăng cơ học

a. Khái niệm
Gia tăng cơ học chính là sự chênh lệch giữa số ngƣời xuất cƣ và số ngƣời nhập cƣ.
Khi đề cập đến gia tăng cơ học tức là nói đến quá trình di cƣ (di dân).
b. Các thước đo mức di cư chính
Quá trình di cƣ gồm có 2 bộ phận: nhập cƣ và xuất cƣ.
- Tỉ suất nhập cƣ (IMR – Immigration Rate) (0/00)
I
x 1.000
P

IMR =

Trong đó: I là số ngƣời nhập cƣ; P là tổng số dân nơi đến
- Tỉ suất xuất cƣ (EMR – Emigration Rate)
EMR =

E
x 1.000
P

Trong đó: E là số ngƣời xuất cƣ; P là tổng số dân nơi đi
- Tỉ suất di cƣ thực (NMR – Net Migration Rate)
NMR =

I E
x 1.000
P

Trong đó: I là số ngƣời nhập cƣ; E là số ngƣời xuất cƣ; P là tổng số dân
c. Ý nghĩa của di cư

Quá trình di cƣ làm thay đổi quy mô dân số, phá vỡ kết cấu dân số theo tuổi, giới và
kết cấu xã hội của dân số; đồng thời tác động đến mức sinh và mức tử cả nơi đi và nơi
đến.
c. Phân loại
Có rất nhiều tiêu chí để phân loại:
- Theo phạm vi lãnh thô: trong nƣớc và quốc tế.
Chuyển cƣ trong nƣớc bao gồm nội vùng và ngoại vùng.
- Theo hình thức tổ chức: có tổ chức và tự do.
d. Các nhân tố ảnh hưởng
- Tự nhiên: địa hình, đất đai, nguồn nƣớc…
- Kinh tế - xã hội: đóng vai trò to lớn có ý nghĩa quyết định tới cƣờng độ và quy
mô di cƣ.
1.4. Phân bố dân cƣ
1.4.1. Khái niệm và thƣớc đo
Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lảnh
thổ phù hợp với điều kiện sống của họ và các yêu cầu nhất định của xã hội.
11


Mật độ dân số tự nhiên (hay thô) là chỉ số thƣờng đƣợc sự dụng rộng rãi nhất để
xác định mức độ tập trung dân chủ yếu sinh sống trên một lãnh thổ và đƣợc tính bằng
tƣơng quan giữa số dân trên một đơn vị diện tích ứng với số dân đó. Mật độ dân số tự
nhiên đƣợc tính theo công thức sau:
P
D=
Q
Trong đó, P là số dân thƣờng trú của lãnh thổ; Q là diện tích lãnh thổ (không kể
các hồ nƣớc lớn trong nội địa); D là mật độ dân số đƣợc tính theo đơn vị ngƣời/km2.
Mật độ dân số càng lớn thì mức độ tập trung dân càng cao và ngƣợc lại. Năm
2014, mật độ dân số trung bình của thế giới là 53 ngƣời/km2.

1.4.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phân bố dân cƣ
Theo quan điểm mác xít, sự phân bố dân cƣ là kết quả tác động tổng hợp của hàng
loạt các nhân tố tự nhiên, dân cƣ, KTXH, lịch sử; trong đó nổi lên hàng đầu là nhân tố
KTXH.
a. Nhân tố tự nhiên
Sự phân bố dân cƣ diễn ra trong hoàn cảnh tự nhiên, chịu ảnh hƣởng của tự nhiên
đến một mức độ nhất định.
Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phân bố dân cƣ có thể đƣợc xem xét ít nhất dƣới
hai góc độ. Dƣới góc độ cá nhân, nhân tố tự nhiên, trƣớc hết là khí hậu tác động đến sinh
lí của con ngƣời và từ đó ảnh hƣởng tới tình hình phân bố dân cƣ trên thế giới. Về mặt
sinh lí, sống trong kiểu khí hậu nào, con ngƣời thích nghi với khí hậu ấy. Nếu chuyển
sang khí hậu khác lại phải có quá trình thích ứng. Dƣới góc độ kinh tế, nơi nào có điều
kiện tự nhiên thuận lợi, các hoạt động sản xuất có điều kiện phát triển hơn, nơi đó dân cƣ
thƣờng đông đúc.
* Khí hậu
Nhân tố tự nhiên có ảnh hƣởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân cƣ là khí hậu. Nói
chung, khí hậu ấm áp thƣờng thu hút đông dân cƣ, còn khí hậu khắc nghiệt (nóng quá,
lạnh quá, khô quá hay ẩm quá) ít hấp dẫn con ngƣời.
Trong thực tế, nhân loại tập trung đông nhất ở khu vực ôn đới, sau đó đến khu vực
nhiệt đới. Dân cƣ ở vùng khí hậu nóng ẩm trù mật hơn ở vùng khô hạn.
* Nước
Có thể nói, ở đâu có nƣớc thì ở đó có ngƣời sinh sống. Không phải ngẫu nhiên, các
nền văn minh đầu tiên của nhân loại đều phát sinh từ những lƣu vực sông lớn nhƣ
Babilon ở Lƣỡng Hà (sông Tigơrơ và Ơphorát), Ai Cập ở lƣu vực sông Nin, Ấn Độ ở lƣu
vực sông Ấn- Hằng...
Bên cạnh lƣu vực sông Nin dân cƣ đông đúc là hoang mạc Xahara vắng bóng
ngƣời. Thậm chí bên trong các hoang mạc dân cƣ chỉ tập trung quanh các ốc đảo, nơi có
nguồn nƣớc xuất hiện.
* Địa hình và đất đai


12


Địa hình và đất đai cũng là nhân tố ảnh hƣởng đến sự phân bố dân cƣ. Những châu
thổ màu mỡ của các con sông lớn nhƣ Ấn- Hằng, Trƣờng Giang, Mê Công... là những
vùng đông dân vào loại nhất thế giới. Những vùng đất đai khô cằn ở các hoang mạc và
thảo nguyên khô nhƣ Xahara, Namip, Calahari, Patagôni... rất ít dân cƣ.
* Ngoài các nhân tố trên, nguồn tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định
trong việc phân bố dân cƣ. Những mỏ lớn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với con ngƣời.
b. Nhân tố kinh tế- xã hội, lịch sử
Các nhân tố tự nhiên ít nhiều tác động tới sự phân bố dân cƣ đƣợc thể hiện ở chỗ
hoặc là tạo điều kiện thuận lợi hoặc là gây trở ngại cho sự cƣ trú của con ngƣời. Tuy
nhiên, nếu chỉ căn cứ vào các nhân tố tự nhiên thì không thể cắt nghĩa nổi sự phân bố rất
đa dạng của nhân loại. Trên thế giới có nhiều vùng điều kiện địa lí gần tƣơng tự nhau
nhƣng mức độ cƣ trú lại rất khác nhau. Cùng là vùng nhiệt đới, dân cƣ nói chung đông
đúc, nhƣng đồng bằng Amazôn và lòng chảo Công gô chủ yếu vẫn là rừng hoang.
* Trình độ phát triển lực lượng sản xuất
Trong xã hội nguyên thuỷ, con ngƣời sinh sống bằng săn bắt, hái lƣợm nay đây mai
đó. Để phục vụ cho cuộc sống của một thị tộc cần phải có những diện tích đất đai rộng
lớn. Việc tập trung số dân lớn trên một diện tích nhỏ chỉ có thể có đƣợc khi nền nông
nghiệp định canh ra đời. Thành phố đã mọc lên từ lâu đời dƣới thời nô lệ, nhƣng thật sự
trở thành trung tâm thu hút dân cƣ từ lúc nền công nghiệp tƣ bản chủ nghĩa bắt đầu nở rộ.
Cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, bộ mặt phân bố dân cƣ trên địa cầu dần
dần thay đổi. Ngày nay, nhiều trung tâm dân cƣ lớn đã mọc lên ở cả vùng quanh năm
băng giá, ở các vùng núi cao ba bốn ngàn một, ở cả vùng hoang mạc nóng bỏng và thậm
chí vƣơn ra cả ngoài biển.
* Tính chất của nền kinh tế
Sự phân bố dân cƣ phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế. Nói chung,
những khu vực dân cƣ đông đúc thƣờng gắn với các hoạt động công nghiệp hơn so với
nông nghiệp. Trong khu công nghiệp, mật độ dân số cao thấp khác nhau tuỳ theo tính

chất của từng ngành sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, nhờ điện khí hoá, tự động hoá và
liên hiệp hoá, nhiều khu công nghiệp lớn ra đời với mật độ dân số không quá cao. Kỹ
thuật càng tiên tiến, mức độ tập trung dân cƣ trong các khu công nghiệp có chiều hƣớng
càng giảm.
Trên thế giới có nhiều khu vực nông nghiệp đông dân. Cùng là hoạt động nông
nghiệp nhƣng vẫn có nơi đông dân, nơi thƣa dân. Điều này có thể phải cắt nghĩa bằng cơ
cấu cây trồng. Việc canh tác lúa nƣớc đòi hỏi rất nhiều lao động. Vì vậy những vùng
trồng lúa nƣớc đồng thời là vùng dân cƣ trù mật nhất thế giới. Ngƣợc lại, các vùng trồng
lúa mì, ngô dân cƣ không đông lắm một phần là do việc trồng các loại cây này không cần
nhiều nhân lực.
* Lịch sử khai thác lãnh thổ
Việc giải thích sự phân bố dân cƣ đôi khi phải nhờ đến nhân tố lịch sử khai thác
lãnh thổ. Nói chung, những khu vực khai thác lâu đời nhƣ các đồng bằng ở Đông Nam Á,
Tây Âu có dân cƣ đông đúc hơn những khu vực mới khai thác nhƣ ở Úc, Canađa. Ở Nga,
khoảng một nửa dân số tập trung ở phía tây sông Vonga mà lãnh thổ chỉ chiếm diện tích
13


rất nhỏ so với diện tích toàn quốc cũng đƣợc lí giải bằng lịch sử khai thác lãnh thổ.
Tƣơng tự nhƣ vậy là miền Đông Bắc Trung Quốc rất màu mỡ thƣa dân so với miền
Trung và miền Nam đông dân. Ở Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ có lịch sử khai thác lâu
đời, dân cƣ trù mật nhất cả nƣớc, trong khi đó đồng bằng châu thổ sông Cửu Long phì
nhiêu nhƣng mật độ dân cƣ lại thấp hơn.
* Chuyển cư
Các dòng chuyển cƣ ít nhiều tác động tới bức tranh phân bố dân cƣ thế giới. Vào
khoảng giữa thế kỉ XVII, dân số Bắc Mỹ mới có 1 triệu, châu Mỹ Latinh 12 triệu, châu
Đại Dƣơng 2 triệu, nghĩa là mới chỉ chiếm chƣa đầy 0,2%; 2,3% và 0,4% dân số thế giới.
Ngày nay, sau hơn 3 thế kỉ, số dân của các lục địa ấy tăng lên hàng chục, hàng trăm lần.
Đó là kết quả của những cuộc chuyển cƣ khổng lồ từ châu Âu và châu Phi tới.
Sự phân bố dân cƣ mang tính qui luật, song rõ ràng vô cùng phức tạp. Các nhân tố

tự nhiên, kinh tế- xã hội, lịch sử... tác động tới sự phân bố dân cƣ không phải riêng lẽ, rời
rạc. Sự tác động của các nhân tố có tính tổng hợp trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa
chúng với nhau, trong đó nổi lên hàng đầu là nhân tố kinh tế - xã hội.
1.4.3. Đặc điểm phân bố dân cƣ trên thế giới
Tổng diện tích Trái Đất là 510 triệu km2, trong đó các đại dƣơng chiếm tới ¾ diện
tích. Phần lớn đất đai còn lại gồm có lục địa và đảo mà con ngƣời có khả năng cƣ trú
đƣợc (trừ châu Nam Cực). Số dân trên thế giới ngày càng đông. Khi phân tích sự phân bố
dân cƣ trên thế giới, có thể rút ra hai đặc điểm chính:
- Sự biến động phân bố dân cư theo thời gian
Tính từ năm 1750 đến những năm 90 của thế kỷ XX, sự phân bố dân cƣ trên thế giới
có nhiều thay đổi:
+ Châu Á có số dân đông nhất, chiếm tỉ trọng cao nhất và trong những năm gần đây
ít thay đổi do đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có tốc độ gia
tăng dân số tự nhiên cao và ít chịu ảnh hƣởng của các di cƣ liên lục địa.
+ Châu Âu bắt đầu xảy ra sự quá độ dân số, tỉ suất tử vong giảm, dân số tăng nhanh
và cũng bắt đầu những cuộc di cƣ lớn sang châu Mỹ. Đến năm 1900, dân số châu Âu đã
tăng lên đến gần 25%. Lúc này, Bắc Mỹ là 5%, châu Á 57,4% và châu Phi 8,1%. Nhƣng
từ thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới II dân số châu Á, Phi và Mỹ Latinh tăng
nhanh, trong khi đó châu Âu mức sinh bắt đầu giảm và ở mức thấp.
+ Châu Phi biến động nhanh nhất, và có thời gian giảm mạnh do buôn bán nô lệ từ
châu Phi sang châu Mỹ.
+ Châu Mỹ có xu hƣớng tăng lên đáng kể nhờ các dòng nhập cƣ từ châu Phi, châu
Âu.
+ Châu đại dƣơng chiếm tỉ trọng thấp nhất và đang có xu hƣớng tăng lên ít nhiều
sau khi có dòng nhập cƣ từ châu Âu.
Trong vòng 95 năm (1990 – 1995), dân số châu Á tăng lên và chiếm 60,4%, châu
Phi cũng tăng lên 13%, châu Mỹ từ 4,5% lên 8,5%, còn châu Âu giảm xuống còn 13%
dân số thế giới.
14



- Sự phân bố dân cư trên thế giới không đồng đều theo không gian.
+ Sự phân bố dân cƣ không đồng đều theo các đới khí hậu, các miền khí hậu.
Khu vực ôn đới chiếm 58% dân số thế giới, khu vực nhiệt đới 40% dân số thế giới
và khu vực hàn đới chỉ chiếm 2% dân số thế giới.
Những vùng tập trung dân cƣ cao độ nhƣ vùng đồng bằng châu Á gió mùa đƣợc
khai thác từ lâu đời, đất đai màu mỡ với lúa gạo là cây trồng chính. Tây Âu có khí hậu ôn
hòa cũng là khu vực đông dân đƣợc khai thác từ lâu. Ngƣợc lại những vùng băng giá,
đồng rêu ven Bắc Băng Dƣơng hay những hoang mạc rộng mênh mông ở châu Phi và
châu Úc, những vùng núi cao hầu nhƣ không có ngƣời cƣ trú.
+ Sự phân bố dân cƣ không đồng đều theo độ cao địa hình. Ở độ cao dƣới 500m so
với mực nƣớc biển chiếm 50% diện tích nhƣng chiếm 82% dân số còn độ cao trên 500m
cũng chiếm 50% diện tích nhƣng chỉ chiếm 18% dân số thế giới.
+ Tƣơng quan giữa biển và đại dƣơng: dải đất rộng 200km tính từ bờ biển trở vào
chiếm 16% diện tích lục địa nhƣng tập trung 50% dân số thế giới.
+ Theo lịch sử khai thác lãnh thổ, dân cƣ tập trung đông ở những vùng có lịch sử
khai thác lãnh thổ lâu đời nhƣ châu Á, châu Âu, châu Phi tập trung >85% dân số.
- Bản đồ phân bố dân cư trên thế giới
+ Khu vực dân cƣ tập trung đông (Nam Á và Đông Nam Á, Đông Á, Bắc Phi, 2 bên
bờ Bắc Đại Tây Dƣơng, duyên hải phía Đông và Tây Phi).
+ Khu vực dân cƣ tập trung thƣa thớt (Trung Á, Bắc Phi, Bắc Canada, trung tâm lục
địa Úc, ven bờ Bắc Băng Dƣơng, trung tâm lục địa Nam Mỹ).
1.5. Dân số và phát triển
Con ngƣời vừa là ngƣời trực tiếp lao động sản xuất ra của cải vật chất vừa là ngƣời
tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra.
* Quy mô dân số, chất lượng dân cư có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh
tế ở các nhóm nước:
- Nhóm nƣớc kinh tế phát triển: dân số giảm nên có những vấn đề khó khăn về lao
động và vấn đề già hóa dân số.
- Nhóm nƣớc kinh tế đang phát triển: dân số tăng làm suy giảm tài nguyên, hạn chế

tích lũy vốn, cản trở áp dụng kỹ thuật, khó khăn trong việc giải quyết việc làm và nâng
cao chất lƣợng lao động.
Nhƣ vậy, sự phát triển kinh tế có ảnh hƣởng rất lớn đến tỉ lệ gia tăng dân số và chất
lƣợng dân cƣ. Kinh tế là cơ sở vật chất để nâng cao chất lƣợng cuộc sống và góp phần
làm thay đổi về mức sinh.
* Theo Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), nếu dân số
tăng 1%, lƣơng thực tăng 2,5% thì thu nhập quốc dân tăng 4%.
- Nhóm nƣớc kinh tế phát triển: tỉ lệ gia tăng dân số: 1%; tỉ lệ tăng GDP/năm: >4%.
- Nhóm nƣớc kinh tế đang phát triển: tỉ lệ gia tăng dân số: >2%; tỉ lệ tăng
GDP/năm: 4,2%.
15


Nhƣ vậy, gia tăng dân số nhanh ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế và ngƣợc lại sự
phát triển kinh tế ở các nhóm nƣớc tác động trở lại dân số.

Hình 1.1. Sơ đồ tác động của gia tăng dân số nhanh đến sự phát triển kinh tế

Hình 1.2. Sơ đồ tác động của sự phát triển kinh tế các nước phát triển đến dân số

Hình 1.2. Sơ đồ tác động của sự phát triển kinh tế các nước đang phát triển đến
dân số
16


Tóm lại, mối quan hệ giữa dân số và kinh tế là mối quan hệ tái sản xuất vật chất và
tái sản xuất dân cƣ của một xã hội. Chúng có mối quan hệ khăng khít, tác động nhiều
chiều, trong đó tái sản xuất con ngƣời là tiền đề và điều kiện để tái sản xuất vật chất có ý
nghĩa quyết định trực tiếp sự sống là cơ sở tái sản xuất con ngƣời cả về số lƣợng và chất
lƣợng.

1.6. Các biện pháp ổn định dân số ở các nhóm nƣớc
* Đối với nhóm nước phát triển:
- Chính sách duy trì dân số ổn định ở các nƣớc phát triển: Đan Mạch, Thuỵ Điển,...
- Thiếu hụt nguồn lao động trẻ em bổ sung cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất
nƣớc.
- Những vấn đề xã hội đặt ra cho ngƣời già, tỷ lệ nhóm 65+ ngày càng tăng, do tuổi
thọ trung bình đƣợc nâng lên.
* Đối với nhóm nước đang phát triển:
- Chính sách hạn chế gia tăng dân số ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc,
Việt Nam, Ấn Độ,... tiến tới ổn định quy mô dân số.
- Phát triển kinh tế để tạo việc làm cho ngƣời lao động, khắc phục tình trạng thất
nghiệp do lực lƣợng lao động trẻ tăng nhanh.
- Có chính sách phân bố lại dân cƣ trên quy mô cả nƣớc nhằm sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên.
Ví dụ: Nội dung Kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam năm 1993 trong NĐ 04NQ/HNTW:
+ Tuyên truyền, vận động và giáo dục nhân dân về dân số, khuyến khích chấp nhận
quy mô gia đình nhỏ.
+ Hƣớng dẫn mỗi gia đình có từ 1 - 2 con, sinh cách nhau 3 - 5 năm.
1.7. Bài tập
Sự biến đổi dân số ở các nhóm nƣớc (nhóm nƣớc phát triển và đang phát triển),
hậu quả và biện pháp khắc phục.

17


CHƢƠNG 2. MÔI TRƢỜNG
2.1. Môi trƣờng
2.1.1. Các vấn đề chung về khoa học môi trƣờng
a. Định nghĩa:
- Theo UNEP(1980): “Môi trƣờng là một tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học,

kinh tế xã hội bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc
một cộng đồng ngƣời”
- Theo Luật bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam, 1993: “Môi trƣờng gồm các yếu tố
tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có
ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên”.
Nhƣ vậy, môi trƣờng sống của sinh vật là tập hợp tất cả những điều kiện bên ngoài có
ảnh hƣởng tới đời sống, sự sinh trƣởng, phát triển của cơ thể. Bao gồm môi trƣờng đất,
môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng không khí và môi trƣờng sinh vật.
Môi trƣờng sống của con ngƣời là cả vũ trụ, bao gồm môi trƣờng tự nhiên, môi
trƣờng văn hóa – xã hội và môi trƣờng nhân tạo.
Môi trƣờng là tập hợp tất cả các nhân tố nhƣ ánh sáng, không khí, đất, âm thanh, cảnh
quan, tài nguyên thiên nhiên, nhân tố xã hội ảnh hƣởng tới chất lƣợng cuộc sống, sản
xuất của con ngƣời hiện tại và tƣơng lai.
b. Phân loại môi trường:
Căn cứ vào chức năng và tính chất, có các loại môi trƣờng chính sau đây:
+ Môi trƣờng tự nhiên: bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, địa lý tồn tại
ngoài ý muốn của co ngƣời nhƣng cũng ít nhiều chịu sự tác động của con ngƣời
Các thành phần của môi trƣờng tự nhiên bao gồm:

Thạch quyển (lithosphere) hay còn gọi là địa quyển hay môi trƣờng đất

Sinh quyển (biosphere) còn gọi là môi trƣờng sinh học.

Khí quyển (atmosphere) hay môi trƣờng không khí

Thủy quyển (hydrosphere) hay môi trƣờng nƣớc
+ Môi trƣờng xã hội: là tổng hợp các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, đó chính là
những luật lệ, chiếu lệ, cam kết, qui định, ƣớc định ở các cấp đọ khác nhau: gia đình,
dòng họ, thôn, xã, huyện, tỉnh, quốc gia và liên hợp quốc….
+ Môi trƣờng nhân tạo: bao gồm tất cả các yếu tố nhân tạo do con ngƣời tạo nên,

làm thành những tiện nghi trong cuộc sống: nhà ở, công sở, đƣờng xá, công viên…
c. Các chức năng cơ bản của môi trường: đối với sinh vật nói chung và con ngƣời
nói riêng thì môi trƣờng sống có các chức năng nhƣ sau:

Môi trƣờng là không gian sinh sống cho con ngƣời và thế giới sinh vật.

Môi trƣờng là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con ngƣời

Môi trƣờng là nơi chứa đựng các chất phế thải do con ngƣời tạo ra trong
cuộc sống và sản xuất

Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con ngƣời và sinh vật.

Môi trƣờng có chức năng lƣu trữ và cung cấp các thông tin cho con ngƣời.
18


d. Khoa học môi trường
Khoa học môi trƣờng là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tƣơng tác qua
lại giữa con ngƣời và môi trƣờng xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trƣờng sống
của con ngƣời trên trái đất.
Môi trƣờng là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhƣ sinh học, địa
học, hóa học… Tuy nhiên, các ngành khoa học đó chi quan tâm đến một phần hoặc một
thành phần của môi trƣờng theo nghĩa hẹp mà không có một ngành khoa học nào đang có
hiện nay đủ điều kiện nghiên cứu và giải quyết mọt nhiệm vụ của công tác bảo vệ môi
trƣờng là quản lý và bảo vệ chất lƣợng các thành phần môi trƣờng sống của con ngƣời và
sinh vật trên Trái Đất.
Nhiệm vụ là tìm ra những quy luật về môi trƣờng và vận dụng vào môi trƣờng cụ
thể để giải thích đƣợc những hoàn cảnh cụ thể của từng môi trƣờng, tạo cơ sở khoa học

cho những nguyên tắc, phƣơng pháp bảo vệ môi trƣờng, phát triển môi trƣờng bền vững
cho hiện tại và tƣơng lai.
Nhƣ vậy, có thể xem khoa học môi trƣờng là ngành khoa học độc lập, đƣợc xây
dựng trên cơ sở tích hợp các kiến thức của các ngành khoa học đã có cho một đối tƣợng
chung là môi trƣờng sống bao quanh con ngƣời với phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu
cụ thể.
2.1.2. Các thành phần cơ bản của môi trƣờng
a. Thạch quyển
Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên Trái
Đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc
thạch quyển dƣới), đƣợc kết nối với lớp vỏ. Thạch quyển bị chia nhỏ ra thành các mảng
khác nhau nhƣ trên hình.
Đặc trƣng phân biệt của thạch quyển không phải là thành phần của nó mà là các
thuộc tính về sự trôi dạt của nó.
Độ dày của thạch quyển dao động từ khoảng 1,6 km (1 dặm) ở các sống lƣng giữa
đại dƣơng tới khoảng 130 km (80 dặm) gần lớp vỏ đại dƣơng cổ. Độ dày của mảng thạch
quyển lục địa là khoảng 150 km (93 dặm).
Do lớp bề mặt đang nguội đi trong hệ thống đối lƣu của Trái Đất, độ dày của thạch
quyển tăng dần lên theo thời gian. Nó bị chia cắt ra thành các mảng tƣơng đối lớn, đƣợc
gọi là các mảng kiến tạo và chúng chuyển động tƣơng đối độc lập với nhau. Chuyển động
này của các mảng thạch quyển đƣợc miêu tả nhƣ là kiến tạo địa tầng. Có hai dạng của
thạch quyển là:

Thạch quyển/lớp vỏ đại dƣơng.

Thạch quyển/lớp vỏ lục địa.
b. Khí quyển
Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và đƣợc giữ lại
bởi lực hấp dẫn của Trái Đất.
Khí quyển Trái Đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trƣng từ dƣới lên trên nhƣ

sau: tầng đối lƣu, tầng bình lƣu, tầng trung gian, tầng điện ly.
19


- Tầng đối lƣu: từ bề mặt Trái Đất tới độ cao 7-17 km, phụ thuộc theo vĩ độ (ở 2
vùng cực là 7–10 km) và các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao đạt đến 50 °C. Không khí trong tầng đối lƣu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang
rất mạnh làm cho nƣớc thay đổi cả 3 trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi vật lý.
Những hiện tƣợng thời tiết nhƣ mƣa, mƣa đá, gió, tuyết, sƣơng giá, sƣơng mù,... đều diễn
ra ở tầng đối lƣu.
- Tầng bình lƣu: từ độ cao trên tầng đối lƣu đến khoảng 50 km, nhiệt độ tăng theo độ
cao đạt đến 0 °C. Ở đây không khí loãng, nƣớc và bụi rất ít, không khí chuyển động theo
chiều ngang là chính, rất ổn định.
- Tầng trung lƣu: từ khoảng 50 km đến 80–85 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến 75 °C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nƣớc, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi
là mây dạ quang.
- Tầng điện li: từ 80–85 km đến khoảng 640 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên
đến 2.000 °C hoặc hơn. Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế gọi là tầng điện
li. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái Đất phải qua sự phản
xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới. Tại đây, do bức xạ môi trƣờng,
nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối với ôxy, nitơ, hơi nƣớc, CO 2...chúng bị phân tách
thành các nguyên tử và sau đó ion hóa thành các ion nhƣ NO+, O+, O2+, NO3-, NO2-...và
nhiều hạt bị ion hóa phát xạ sóng điện từ khi hấp thụ các tia mặt trời vùng tử ngoại xa.
- Tầng ngoài: từ 500–1.000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên
đến 2.500 °C. Đây là vùng quá độ giữa khí quyển Trái Đất với khoảng không vũ trụ. Vì
không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động
với tốc độ cao cố "vùng vẫy" thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái Đất lao ra
khoảng không vũ trụ. Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly. Tuy nhiêt, các nhiệt kế, nếu
có thể, lại chỉ các nhiệt độ thấp dƣới 0 °C do mật độ khí là cực kỳ thấp nên sự truyền
nhiệt ở mức độ có thể đo đạc đƣợc là rất khó xảy ra.
Ranh giới giữa các tầng đƣợc gọi là ranh giới đối lƣu hay đỉnh tầng đối lưu, ranh giới
bình lƣu hay đỉnh tầng bình lưu và ranh giới trung lƣu hay đỉnh tầng trung lưu v.v. ở tầng

này có mặt các ion O+ (<1500 km), He+(<1500), H+(>1500 km). Một phần hiđrô của Trái
Đất (khoảng vài nghìn tấn/năm) đƣợc tách ra đi vào vũ trụ đồng thời các dòng plasma do
môi trƣờng thải ra là bụi vũ trụ (khoảng 2g/km²) cũng đi vào Trái Đất. Giới hạn trên của
đoạn khí quyển và đoạn chuyển tiếp với vũ trụ rất khó xác định, ƣớc đoán khoảng
1.000 km. Nhiệt độ trung bình của khí quyển tại bề mặt Trái Đất là khoảng 14 °C.
c. Thủy quyển
Thủy quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái Đất gồm nƣớc ngọt,
nƣớc mặn ở cả ba trạng thái cứng, lỏng và hơi. Thủy quyển bao gồm đại dƣơng, biển, ao
hồ, sông ngòi, nƣớc ngầm và băng tuyết.
Nƣớc có vai trò quan trọng đối với cơ thể sinh vật. Nƣớc là thành phần không thể
thiếu của tất cả các tế bào sống và chiếm tới 80 – 95% khối lƣợng của các mô sinh
trƣởng. Nƣớc tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của cơ thể sinh vật: là nguyên liệu
cho quá trình quang hợp, là phƣơng tiện để vận chuyển và trao đổi khoáng trong cây, là
phƣơng tiện để vận chuyển máu và chất dinh dƣỡng ở động vật. Nƣớc tham gia vào quá
20


trình trao đổi năng lƣợng, điều hòa nhiệt độ cơ thể và là môi trƣờng sống của nhiều loài
sinh vật.
Khối lƣợng của thủy quyển khoảng 1,4.1018 tấn. Trong đó, đại dƣơng có khối
lƣợng chiếm 97,4%. Phần còn lại là băng trên núi cao và hai cực Trái Đất chiếm 1,98%;
nƣớc ngầm chiếm 0,6%; ao, hồ, sông, suối, hơi nƣớc chỉ chiếm 0,02%. Ranh giới trên
của thủy quyển là mặt nƣớc của các đại dƣơng, ao, hồ. Ranh giới dƣới của thủy quyển
khá phức tạp, từ các đáy đại dƣơng có độ sâu hàng chục km, vài chục mét ở các thấu kính
nƣớc ngầm cho đến vài chục cm ở các vùng đất ngập nƣớc. Thủy quyển phân bố không
đều trên bề mặt Trái Đất, ở Nam bán cầu là 80,9% và ở Bắc bán cầu là 60,7%.
Đại dƣơng chiếm phần quan trọng của Trái Đất, gồm có Thái Bình Dƣơng, Đại
Tây Dƣơng, Ấn Độ Dƣơng và Bắc Bắc Dƣơng. Trong các đại dƣơng, ngƣời ta lại chia ra
các vùng biển có diện tích nhỏ hơn nhƣ biển Ban Tích, biển Bắc, biển Đông, biển Nam
Trung Hoa… Tuy nhiên, có một số biển không có liên hệ với đại dƣơng nhƣ biển Caxpi,

biển Aran đƣợc gọi là biển hồ. Một số phần đại dƣơng hoặc biển ăn sâu vào đất liền đƣợc
gọi là vịnh nhƣ vịnh Thái Lna hoặc vịnh Bắc Bộ.
Trên Trái Đất, vòng tuần hoàn nƣớc là quá trình lƣu chuyển của nƣớc trong thủy
quyển. Nó bao gồm nƣớc có dƣới bề mặt Trái Đất, trong các lớp đất, đá thạch
quyển (tức nƣớc ngầm), nƣớc trong cơ thể động vật và thực vật (sinh quyển), nƣớc bao
phủ trên bề mặt Trái Đất trong các dạng lỏng và rắn, cũng nhƣ nƣớc trong khí
quyển trong dạng hơi nƣớc, các đám mây và các dạng mƣa, tuyết, mƣa đá, sƣơng.
Tài nguyên nƣớc ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung
trong thủy quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94%
lƣợng nƣớc là nƣớc mặn, còn lại là nƣớc sông và hồ. Lƣợng nƣớc trong khí quyển
khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lƣợng nƣớc
trên Trái Đất. Lƣợng nƣớc ngọt con ngƣời sử dụng xuất phát từ nƣớc mƣa (lƣợng mƣa
trên Trái Đất là 105.000 km3/năm). Lƣợng nƣớc con ngƣời sử dụng trong một năm
khoảng 35.000km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 235 cho công nghiệp và 63% cho hoạt
động nông nghiệp.
d. Sinh quyển
Theo X.V.Kaletxnik (1970): sinh quyển là một bộ phận của vỏ hành tinh chứa đầy
vật chật sống (nghĩa là toàn bộ các cơ thể sống) và các sản phẩm do hoạt động sống của
chúng sinh ra.
* Sinh quyển bao gồm các thành phần sau đây:
- Vật chất sống: bao gồm tất cả các cơ thể sinh vật, kể cả các bào tử và các viroit
bay lơ lửng trong không gian.
- Vật chất có nguồn gốc sinh vật: than đá, dầu mỏ, khí đốt…
- Vật chất đƣợc hình thành do tác động của các cơ thể sinh vật: lớp vỏ phong hóa,
lớp phủ thổ nhƣỡng, không khí trong tầng đối lƣu…
* Phạm vi của sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật:
21


- Giới hạn trên là nơi tiếp giáp với tầng ôzôn của khí quyển (cách mặt đất từ 25 –

30km) trong tầng bình lƣu, các bào tử có thể tồn tại trong độ cao này.
- Giới hạn dƣới xuống tới đáy đại dƣơng và trong lớp vỏ phong hóa ở các lục địa.
Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ bề dày của sinh quyển, chúng chỉ tập
trung nhiều ở những nơi có thực vật phân bố. Nhƣ vậy, giới hạn của sinh quyển bao gồm
toàn bộ môi trƣờng không khí tầng đối lƣu, môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng đất và lớp vỏ
phong hóa của thạch quyển (có độ sâu trung bình 60m).
Sự tƣơng tác qua lại giữa các cơ thể sống với môi trƣờng sống của chúng có ảnh
hƣởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các môi trƣờng sống: môi trƣờng nƣớc, môi
trƣờng đất và môi trƣờng không khí. Vì vậy, bảo vệ đa dạng sinh học không chỉ bảo vệ
vốn gen, mà còn bảo vệ sự cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trƣờng sống của chúng.
e. Thổ nhưỡng quyển
Thổ nhƣỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp
xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nƣớc, không khí, mùn và các loại sinh
vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt…
* Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trƣng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự
phân tầng cấu trúc từ trên xuống dƣới nhƣ sau:
- Tầng thảm mục và rễ cỏ đƣợc phân hủy ở mức độ khác nhau.
- Tầng mùn thƣờng có màu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dƣỡng của
đất.
- Tầng rửa trôi do một phần vật chất vị rửa trôi xuống tầng dƣới.
- Tầng tích tụ chứa các chất hòa tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.
- Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhƣng vẫn giữ đƣợc cấu tạo của đá.
- Tầng đá gốc chƣa bị phong hóa hoặc biến đổi.
Mỗi loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện thời tiết và khí hậu tƣơng tự
nhau đều có cùng một kiểu cấu trúc phẫu diện và độ dày.
* Thành phần khoáng của đất bao gồm loại ba chính đó là khoáng vô cơ, khoáng
hữu cơ và chất hữu cơ.
- Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân hủy
thành các khoáng vật thứ sinh.

- Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân hủy tạo thành.
- Chất hữu cơ là xác chết cua động thực vật đã và đang bị phân hủy bởi quần thể vi
sinh vật trong đất.
Ngoài các loại trên, nƣớc, không khí, sinh vật và keo sét tác động tƣơng hỗ với nhau
tạo thành một hệ thống tƣơng tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dƣỡng nitơ,
phôtpho…
* Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình
hình thành đất thành ba nhóm: quá trình phong hóa, quá trình tích lũy và biến đổi chất
hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất..
22


Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa
hình, thời gian. Các yếu tố trên tƣơng tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các
loại đất trên bề mặt thạch quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt Trái
Đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tƣợng tự nhiên khác nhƣ động đất, núi
lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nƣớc mƣa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng
hà và hoạt động của con ngƣời.
2.1.3. Các vấn đề môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam
Kể từ sau Hội nghị quốc tế về Môi trƣờng con ngƣời ở Stockholm (Thuỵ Điển)
1972, Khoa học môi trƣờng ở trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ. Trung bình hằng năm
có hơn 30 hội nghị khoa học Quốc tế liên quan đến môi trƣờng. Hội nghị Thƣợng đỉnh về
môi trƣờng và phát triển bền vững ở Rio de Janeiro (Brazil) 1992 đã thảo ra bản Hiến
chƣơng 21 (Agenda 21), đề cập đến các hoạt động của các quốc gia về môi trƣờng từ nay
đến thế kỷ XXI.
Gần đây nhất, Hội nghị Thƣợng đỉnh thế gíới về phát triển bền vững diễn ra từ
26/8 đến 4/9 2002 tại thành phố Johannesburg, Nam Phi, là hội nghị quan trọng có tầm
cở, quy mô lớn nhất từ trƣớc đến nay với sự tham gia của hơn 100 nguyên thủ quốc gia
và khoảng 50.000 đại biểu đến từ hơn 180 nƣớc. Hội nghị tập trung thảo luận nhiệm phát
triển, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và giải quyết 5 vấn đề chủ chốt:


Cung cấp nƣớc sạch và xử lý nƣớc thải

Cung cấp nguồn năng lƣợng mới để thay thế năng lƣợng từ dầu mỏ, than đá

Phòng chống các loại dịch bệnh

Phát triển sản xuất nông nghiệp, chống sa mạc hoá đất đai

Bảo vệ đa dạng sinh học và cải tạo hệ thống sinh thái
Ở Việt Nam, do nhận thức đƣợc tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề môi
trƣờng, ngay sau Tuyên bố Rio, Nhà nƣớc ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trƣờng năm
1993; sau đó đã hình thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống
quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng. Ngày 26 tháng 8 năm 1998, Bộ Chính trị đã ban
hành Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; Đặc biệt gần đây là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15
tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nƣớc, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản
không thể thiếu trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; “Bảo vệ môi trƣờng vừa là
mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững,... Khắc phục
tƣ tƣởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trƣờng. Đầu tƣ
cho bảo vệ môi trƣờng là đầu tƣ cho phát triển bền vững”.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
(2001 - 2010) và Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2001 - 2005) đã khẳng định “phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng”; “Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ và cải
23



thiện môi trƣờng, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trƣờng nhân tạo với môi trƣờng thiên
nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”.
Phát triển bền vững đã trở thành đƣờng lối, quan điểm của Đảng và chính sách của
Nhà nƣớc. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của
Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc đã đƣợc ban hành; nhiều chƣơng
trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã đƣợc tiến hành và thu đƣợc những kết quả
bƣớc đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần
trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nƣớc.
2.2. Tài nguyên thiên nhiên
2.2.1. Các khái niệm chung
a. Khái niệm:
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố tự nhiên có quan hệ trực tiếp với hoạt động
kinh tế của con ngƣời. Nói cách khác, tài nguyên thiên nhiên là các vật thể và lực lượng
tự nhiên, ở một trình độ phát triển lực lượng sản xuất nhất định được sử dụng nhằm thoả
mãn nhu cầu của xã hội như là phương tiện tồn tại của con người.
b. Tính chất:
Tài nguyên thiên nhiên có tính chất hai mặt:
- Tài nguyên thiên nhiên thuộc phạm trù KTXH và có quan hệ trực tiếp đến trình độ
phát triển của lực lƣợng sản xuất.
- Mặt khác, chúng là các vật chất, là lực lƣợng tự nhiên cho nên sự phân bố và tính
chất của chúng do các quy luật tự nhiên chi phối.
Tài nguyên thiên nhiên đƣợc mở rộng hay thu hẹp phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ
phát triển của lực lƣợng sản xuất và sự phát triển của xã hội, nhất là sự tiến bộ của KHKT
– CN.
c. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin đƣợc con ngƣời sử dụng
để tạo ra của cải vật chất hay tạo ra giá trị sử dụng mới. Tài nguyên thiên nhiên rất phong
phú, đa dạng. Do đó, cần tiến hành phân loại chúng.
Tài nguyên thiên nhiên đƣợc chia thành:

Tài nguyên vĩnh cữu: loại tài nguyên có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến năng
lƣợng mặt trời. Có thể phân ra:
- Năng lƣợng trực tiếp: là nguồn năng lƣợng chiếu sáng trực tiếp, giá trị định lƣợng có
thể tính đƣợc.
- Năng lƣợng gián tiếp: là những dạng năng lƣợng gián tiếp của bức xạ mặt trời bao
gồm: gió, sóng biển, thuỷ triều,...
Tài nguyên tái tạo: loại tài nguyên có thể tự duy trì, tự bổ sung liên tục khi đƣợc quản
lý hợp lý. Ví dụ: tài nguyên sinh vật (động thực vật), tài nguyên nƣớc, đất. Tuy nhiên,
nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo đƣợc.
Ví dụ: tài nguyên nƣớc có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hóa, bạc màu, xói
mòn…
24


Tài nguyên không tái tạo: là dạng tài nguyên bị biến đổi hay mất đi sau quá trình sử
dụng. Ví dụ: tài nguyên khoáng sản có thể cạn kiệt sau khi khai thác, tài nguyên di truyền
(gen) có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm.
Theo bản chất tự nhiên, tài nguyên đƣợc phân loại: tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển,....
2.2.2. Các loại tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên khoáng sản và vấn đề sử dụng
Tài nguyên khoáng sản là những nhiên liệu tự nhiên nằm trong lòng đất và chủ yếu
phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
* Phân loại:
Ngƣời ta chia khoáng sản thành hai nhóm chính:
- Khoáng sản kim loại, với các quặng kim loại thông thƣờng có trữ lƣợng lớn nhƣ:
sắt (Fe), nhôm (AL), mangan (Mn), magie (mg), đồng (cu), chì (Pb), kẽm (Zn)... và các
kim loại quý với trữ lƣợng nhỏ và phân tán nhƣ: vàng (Au), bạc (Ag), bạch kim (Pt), thuỷ
ngân (Hg)... kim loại hiếm (La, Ce...)
- Khoáng sản phi kim loại, với các quặng nhƣ: photphat, sunphat, natri, kali... các

nguyên liệu khoáng nhƣ: cát, sỏi, đá vôi... và các nhiên liệu nhƣ: than đá, dầu mỏ, khí
đốt...
* Các vấn đề môi trƣờng phát sinh do khai thác và sử dụng khoáng sản thể hiện
trong các hoạt động cụ thể sau:
- Khai thác khoáng sản làm mất đất, mất rừng, ô nhiễm nƣớc, ô nhiễm bụi, khí độc,
lãng phí tài nguyên.
- Vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm bụi, khí, nƣớc và chất thải rắn.
- Sử dụng khoáng sản gây ra ô nhiễm không khí, ô nhiễm nƣớc, chất thải rắn.
* Khai thác tài nguyên khoáng sản đang tạo ra các nguy cơ đối với con ngƣời:
- Trữ lƣợng hạn chế, đang cạn kiệt trong tƣơng lai.
- Khai thác khoáng sản tàn phá môi trƣờng.
- Sử dụng khoáng sản gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nƣớc.
* Các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng trong khai thác và sử dụng
khoáng sản ở Việt Nam:
- Hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi trƣờng trong quá trình
thăm dò, khai thác, chế biến.
- Điều tra chi tiết, quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản, không xuất thô các
loại nguyên liệu khoáng, tăng cƣờng tinh chế và tuyển luyện khoáng sản.
- Đầu tƣ kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng
khoáng sản nhƣ xử lý chống bụi, chống độc, xử lý nƣớc thải, quy hoạch xây dựng các bãi
thải.
b. Tài nguyên đất và vấn đề sử dụng
Đất là nguồn tài nguyên cơ bản của mỗi quốc gia. Đất là đối tƣợng và là tƣ liệu sản
xuất của nông, lâm nghiệp và nhiều hoạt động khác.
Tài nguyên đất trên thế giới
25


×