Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

GIÁO TRÌNH địa lí tự NHIÊN VIỆT NAM 2 (dành cho SV ngành CĐSP địa lý)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 86 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 2
(Dành cho SV ngành CĐSP Địa lý)

Tác giả: ThS. Lê Thị Thu Hiền

Năm 2016

1


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN VÙNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM ..5
1.1. CÁC QUY LUẬT PHÂN HOÁ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM ......................5
1.1.1. Quy luật phân hoá địa đới ...............................................................................5
1.1.2. Quy luật phân hoá phi địa đới .........................................................................8
1.1.3. Mối quan hệ giữa của các quy luật biểu hiện ở Việt Nam ...........................15
1.2. NGUYÊN TẮC VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN VÙNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN .....15
1.2.1. Các nguyên tắc phân vùng ............................................................................15
1.2.2. Các phƣơng pháp phân vùng địa lí tự nhiên .................................................17
1.3. HỆ THỐNG CÁC ĐƠN VỊ PHÂN VÙNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM ..19
1.3.1. Khái niệm......................................................................................................19
1.3.2. Khái quát những hệ thống phân vị đã đƣợc sử dụng để phân vùng địa lí tự
nhiên Việt Nam .......................................................................................................19
1.3.3. Những chỉ tiêu cơ bản để chẩn đoán các cấp phân vị ...................................24
CHƢƠNG 2. MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ .................................................30


2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ
....................................................................................................................................30
2.1.1. Đặc điểm chung ............................................................................................30
2.1.2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên ...............................................................30
2.2. SỰ PHÂN HÓA CỦA MIỀN THÀNH CÁC KHU ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN .......32
2.2.1. Khu Việt Bắc ................................................................................................32
2.2.2. Khu Đông Bắc ..............................................................................................34
2.2.3. Khu đồng bằng Bắc Bộ .................................................................................37
2.3. BÀI TẬP ............................................................................................................. 37
CHƢƠNG 3. MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ ...............................................39
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG
BỘ ..........................................................................................................................40
3.1.1. Đặc điểm chung ............................................................................................40
3.1.2. Đặc điểm của các thành phần tự nhiên .........................................................41
3.2. SỰ PHÂN HÓA CỦA MIỀN THÀNH CÁC KHU ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ..........44
3.2.1 Khu Tây Bắc ..................................................................................................44
3.2.2. Khu Bắc Trƣờng Sơn ...................................................................................48
3.2.3. Khu đồng bằng Bình – Trị – Thiên và Thanh – Nghệ – Tĩnh ...................... 47
3.4. BÀI TẬP ............................................................................................................ 53
CHƢƠNG 4. MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ ...............................................55
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ..............55
4.1.1. Đặc điểm chung ............................................................................................56
4.1.2. Đặc điểm của các thành phần tự nhiên ......................................................... 56
4.2. SỰ PHÂN HÓA CỦA MIỀN THÀNH CÁC KHU ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.........66
4.2.1. Khu Nam Trƣờng Sơn ..................................................................................66
4.2.2. Khu đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ ......................................................74

2



4.2.3. Khu Đông Nam Bộ .......................................................................................77
4.2.4. Khu Tây Nam Bộ hay đồng bằng sông Cửu Long: ......................................80
4.3. BÀI TẬP ............................................................................................................. 83
CÂU HỎI ÔN TẬP ....................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 85

3


LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam 2 là tài liệu dành cho sinh viên ngành Cao
đẳng sư phạm Địa lí. Nội dung giáo trình được chia làm 4 chương, trong đó chương 1
giới thiệu về Cơ sở lí luận phân vùng Địa lí tự nhiên Việt Nam, 3 chương còn lại đề
cập về các miền địa lí tự nhiên của nước ta đó là miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền
Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham
khảo và công trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các cơ quan
về những kết quả nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng và đưa vào giáo trình.
Giáo trình Địa lý tự nhiên Việt Nam 2 chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và
những hạn chế. Hi vọng rằng giáo trình sẽ là tài liệu bổ ích cho sinh viên chuyên
ngành cũng như những người quan tâm khác.

4


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN VÙNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
VIỆT NAM
Phân vùng địa lí tự nhiên (ĐLTN) lãnh thổ Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về
mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Nó cho phép làm sáng tỏ những sự
khác nhau của các thể tổng hợp địa lí tự nhiên trên lãnh thổ nƣớc ta, xác định và chứng

minh tính chất phức tạp và không đồng nhất về cấu trúc và các thành phần cấu tạo của
chúng, giúp chúng ta có đƣợc những nhận thức khoa học sâu sắc về thiên nhiên và các
thể tổng hợp địa lí tự nhiên (các khu vực) để sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trƣờng, làm giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra ở từng khu
vực cũng nhƣ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
1.1. CÁC QUY LUẬT PHÂN HOÁ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Lãnh thổ Việt Nam không tuy diện tích không rộng nhƣng thiên nhiên lại rất đa
dạng và có sự phân hoá phức tạp. Thiên nhiên thay đổi theo không gian ba chiều: từ
Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và từ thấp lên cao, đã hình thành nên nhiều khu vực
tự nhiên ở các cấp phân vị khác nhau. Những đơn vị địa lí tự nhiên khu vực này đƣợc
hình thành và phát triển do ảnh hƣởng trƣớc hết của các quy luật chung của tự nhiên.
Đa số các nhà nghiên cứu khi tiến hành phân vùng lãnh thổ tự nhiên Việt Nam đều
xuất phát từ những quy luật này. Sự phân hoá phức tạp và sự đa dạng của cảnh quan tự
nhiên Việt Nam là kết quả của lịch sử phát triển không đồng đều ở các bộ phận khác
nhau trên lãnh thổ, phụ thuộc vào sự tác động tƣơng quan của hai nguồn năng lƣợng
chủ yếu quyết định động lực của quá trình địa lí. Đó là năng lƣợng bức xạ Mặt Trời và
năng lƣợng bên trong của Trái Đất. Hai nguồn năng lƣợng này thay đổi theo thời gian
và không gian nhƣng quan trọng hơn, bản chất của những thay đổi này rất nhau. Trong
khi nguồn năng lƣợng bức xạ Mặt Trời có sự phân bố và thay đổi theo quy luật địa đới,
thì nguồn năng lƣợng bên trong của Trái Đất lại bị chi phối bởi quy luật phi địa đới.
1.1.1. Quy luật phân hoá địa đới
1.1.1.1. Quy luật địa đới
Quy luật địa đới về bản chất là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần
địa lí và các cảnh quan tự nhiên theo vĩ độ từ xích đạo về hai cực. Đây là quy luật phổ
cập, tạo nên các vòng đai địa lí bao quanh Trái Đất. Những mầm móng của học thuyết
về các đới đã đƣợc nảy sinh từ thời Hy Lạp cổ đại, nhƣng chỉ sau các công trình của
Đôcusaev vào những năm 1898 – 1900 thì tính địa đới mới đƣợc giải thích nhƣ một
qua luật địa lí. Đôcusaev chính là ngƣời đầu tiên khám phá ra quy luật địa đới theo
chiều ngang (theo vĩ độ) và theo chiều thẳng đứng (theo chiều cao). Ông đã xây dựng
học thuyết về các đới tự nhiên và về sau học thuyết này đƣợc tiếp tục phát triển bởi

nhiều nhà địa lí, đặc biệt là L.X.Becgơ và A.A.Grigôriev.
Quy luật địa đới là một trong những quy luật cơ bản của khoa học địa lí. Vì vậy
khi tiến hành nghiên cứu và phân vùng địa lí tự nhiên mỗi khu vực cần phải tính toán
tới số lƣợng và chất lƣợng của năng lƣợng Mặt Trời mà nơi đó nhận đƣợc. Chúng ta
đều thừa nhận sự phân bố không đồng đều của bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ là nguyên
nhân đầu tiên của tính địa đới. Sự thay đổi có quy luật của bức xạ Mặt Trời từ xích đạo
về phía hai cực cũng chính là sự thay đổi có quy luật của góc nhập xạ theo hƣớng đó.
Ngoài ra, nguyên nhân hình thành quy luật địa đới còn có sự tham gia của hoàn lƣu khí
quyển trên quy mô toàn cầu, khiến cho sự phân bố thực tế của bức xạ Mặt Trời trên bề
mặt Trái Đất sẽ rất khác nhiều so với sự phân bố lí thuyết. Hoàn lƣu khí quyển dựa
trên bốn khối khí cơ bản là khối khí cực, khối khí ôn đới, khối khí nhiệt đới và khối
khí xích đạo là cơ sở để xác định các vòng đai khí hậu. Thêm vào đó những dao động
5


theo mùa của hoàn lƣu khí quyển còn hình thành nên ba vòng khí hậu đai trung gian, ở
đó các khối khí của hai kiểu khác nhau sẽ thay đổi kế tiếp nhau theo mùa để hình
thành nên 7 vòng đai khí hậu chính của mỗi nửa cầu (Bắc và Nam) là: vòng đai cực,
cận cực, ôn đới, á nhiệt đới, nhiệt đới, á xích đạo và xích đạo (theo B.P.Alixov).
Nhƣ vậy, sự thay đổi theo đới của các đơn vị lãnh thổ (các thể tổng hợp địa lí tự
nhiên) là do năng lƣợng bức xạ Mặt Trời và lƣợng ẩm đƣợc phân bố theo đới. Chính
sự phân bố theo đới của nhiệt và ẩm đã dẫn tới tính địa đới của các thành phần và các
yếu tố khác của cảnh quan tự nhiên nhƣ: thuỷ văn, thổ nhƣỡng, thực bì, địa hình ngoại
sinh…
Trên thực tế các đới cảnh quan tạo thành một mạng rất phức tạp. Các đới này
thƣờng có sự phân bố đứt quãng và không phải bao giờ cũng hƣớng dọc theo các vĩ
tuyến một cách đều đặn. Sự chuyển tiếp từ đới này sang đới khác cũng diễn ra phức
tạp, có lúc đột ngột, có lúc diễn ra chậm chạp, từ từ.
Nhiều nhà địa lí đã lấy một số chỉ tiêu để xác định các đơn vị địa đới là mối
tƣơng quan nhiệt ẩm (chỉ số khô hạn của A.A.Grigoriev và M.L.Buđƣcô K=


B
.r
L

(trong đó K là chỉ số khô hạn, B là cán cân bức xạ tính bằng kcal/cm2/năm, L là tiềm
nhiệt hoá hơi của nƣớc tính bằng g/cm2/năm), chỉ số thuỷ nhiệt của I.T.Xêliannhinov
K=

r
10

t

(trong đó K là chỉ số thuỷ nhiệt, r là lƣợng mƣa trung bình năm,

 t : tổng

nhiệt độ trung năm trong suốt thời kì có nhiệt độ trung bình ngày >100C), chỉ số ẩm
ƣớt của V.N.Ivanov và G.N.Vƣxotxki K =

r
(trong đó K là chỉ số ẩm ƣớt, r là lƣợng
E

mƣa trung bình năm và E là khả năng bốc hơi trung bình năm tính bằng mm). Mối
tƣơng quan nhiệt ẩm thông qua các chỉ số này (chỉ số khô hạn, chỉ số thuỷ nhiệt, chỉ số
ẩm ƣớt) cho thấy rõ ràng khi nói tới các nhân tố khí hậu của tính địa đới thì không thể
tách vai trò của năng lƣợng Mặt Trời ra khỏi chỉ số ẩm khí quyển, cả hai nhân tố đó
luôn luôn xuất hiện cùng nhau và xem nhƣ là nguyên nhân trực tiếp về tính địa đới của

các thành phần khác của cảnh quan.
Cuối cùng tính địa đới đƣợc biểu hiện bên ngoài rõ rệt nhất trong giới hữu cơ.
Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều trƣờng hợp các đới cảnh quan có tên
gọi theo kiểu thực vật đặc trƣng (đới rừng gió mùa chí tuyến, đới rừng gió mùa á xích
đạo…)
Sự phân hoá địa đới theo vĩ độ quan trọng nhất và rõ ràng nhất là sự phân hoá
ra hai vòng đai địa lí tƣơng ứng với hai khu vực:
- Khu vực nội chí tuyến, giữa chí tuyến Bắc 23027’B và chí tuyến Nam
23027’N là vòng đai nội chí tuyến;
- Khu vực ngoại chí tuyến, từ hai chí tuyến về phía hai cực Bắc và Nam là vòng
đai ngoại chí tuyến.
Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến, thuộc nửa cầu Bắc nhích về chí
tuyến Bắc hơn về phía xích đạo nên trên lãnh thổ hàng năm có Mặt Trời qua thiên đỉnh
hai lần đem lại lƣợng bức xạ Mặt Trời lớn. Thời gian mặt trời qua thiên đinh cách
nhau tuỳ nơi. Nơi ít nhất chỉ cách nhau vài ngày cận ngày Hạ chí (22/6) nhƣ ở Đồng
Văn, còn nơi nhiều nhất tới hơn 4 tháng nhƣ ở Cà Mau, lần thứ nhất vào ngày 17/4 và
lần thứ hai vào ngày 28/8.

6


Trong khu vực nội chí tuyến, hàng loạt các dấu hiệu, các chỉ tiêu và yếu tố khí
hậu nhƣ chế độ nhiệt, chế độ ngày ngắn và ít dao động trong năm (<3 giờ) giữa ngày
dài nhất và ngày ngắn nhất. Trong khu vực này, Mặt Trời luôn đứng cao trên đƣờng
chân trời khiến cho toàn bộ lãnh thổ có lƣợng bức xạ tổng cộng rất lớn, cán cân bức xạ
dƣơng quanh năm và có trị số lớn, nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng. Vòng đai nội chí
tuyến có thể chia thành các đới chí tuyến, á xích đạo và xích đạo.
1.1.1.2. Biểu hiện của quy luật phân hoá đới ở Việt Nam
Xét quy luật địa đới ở Việt Nam, bình thƣờng và đúng ra nhƣ một số lãnh thổ
có các vĩ độ tƣơng tự khác thì sự phân hoá của quy luật này (sự phân hoá theo vĩ độ) là

không đáng kể và không rõ ràng lắm, song trên thực tế lại có những biểu hiện gần nhƣ
hoàn toàn trái ngƣợc. Nếu tính riêng về mùa hạ trên lãnh thổ Việt Nam có sự đồng
nhất về nhiệt độ, nhiệt độ tháng nóng nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh (28,90C), chỉ cao
hơn nhiệt độ tháng nóng nhất ở Hà Nội (28,80C) có 0,10C. Song tính chung cho cả năm
thì sự phân hóa Bắc - Nam tính theo nhiệt độ trung bình năm tới 0,360C/1 vĩ tuyến
(nghĩa là gấp hơn 10 lần so với các nƣớc khác cùng vĩ độ, thí dụ nhƣ Ấn Độ chỉ có
0,040C/1 vĩ tuyến. Đặc biệt về mùa đông, do ảnh hƣởng của chế độ gió mùa mùa đông
cùng với sự xuất hiện của các front cực ở phần phía bắc đã làm cho sự chênh lệch về
nhiệt độ giữa miền Bắc và miền Nam trở nên rất lớn, tới 90C, nhiệt độ trung bình tháng
1 (tháng lạnh nhất trong năm của Hà Nội là 16,50C và ở Thành phố Hồ Chí Minh là
25,80C).
Sự luân phiên tác động của các khối không khí tạo nên sự phân hoá trong chế
độ ẩm của khí hậu với hai mùa mƣa và khô khác nhau rõ rệt. Song sự có mặt của khối
không khí cực đới đã hạ thấp nền nhiệt độ ở phần phía bắc vĩ độ 160 Bắc (vĩ tuyến của
dãy Bạch Mã). Do tác động ngăn chặn của dãy núi này, các front cực thƣờng tĩnh lại, ít
hoạt động xuống phía nam, tạo nên ranh giới giữa hai đới cảnh quan, theo Vũ Tự Lập,
là đới rừng gió mùa nhiệt đới (chí tuyến) và đới rừng gió mùa á xích đạo.
Nhƣ vậy, sự xuất hiện hai đới cảnh quan địa lí mà ranh giới là vĩ độ 160B liên
quan không chỉ đến nhân tố phân hoá chính là gió mùa đông bắc và thời tiết lạnh do nó
gây ra mà còn do tác động của bức chắn địa hình. Gió mùa đông bắc tràn về lãnh thổ
Việt Nam ở khu vực phía bắc đèo Hải Vân dù đã biến tính song vẫn còn giữ đƣợc bản
chất khô và lạnh, khiến cho khu vực thuộc đới rừng gió mùa chí tuyến đều có thời tiết
lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dƣới 180C) mà biểu hiện rõ rệt nhất là nhiệt độ thấp
nhất tuyệt đối, dƣới 100C vẫn còn gặp ở Bình Trị Thiên, (Đồng Hới là 8,30C, Huế là
8,80C).
Khu vực phía bắc đèo Hải Vân thuộc đới rừng gió mùa chí tuyến có sự phân
hoá theo vĩ độ tiếp theo mà ranh giới tồn tại là ở l80B (Hoành Sơn) để phân biệt ra hai
á đới: Từ đèo Ngang trở ra phía Bắc là khu vực có mùa đông dài trên 3 tháng với nhiệt
độ trung bình tháng dƣới 180C, thậm chí có nơi dƣới 150C. Tại khu vực này, tính chất
khô (lƣợng mƣa trung bình tháng nhỏ hơn lƣợng bốc hơi trung bình tháng) cũng có

trên 3 tháng. Từ đèo Ngang trở vào đến đèo Hải Vân chỉ có thời kì lạnh và thời tiết
lạnh khi gió mùa đông bắc tràn tới. Ở đây mùa đông ngắn, thƣờng không đến 3 tháng.
Tại các khu vực đồng bằng ven biển tính chất nhiệt đới đã rõ rệt, không còn tháng nào
nhiệt độ xuống dƣới 180C nữa.
Từ khu vực phía nam đèo Hải Vân, không còn thời tiết lạnh và nhiệt độ trung
bình tháng thƣờng lớn hơn 200C nên sự phân hoá theo vĩ độ tiếp theo của quy luật địa
đới tại đây là sự phân hoá theo chế độ ẩm. Ranh giới để phân biệt ra hai á đới của đới
rừng gió mùa á xích đạo ỏ khoảng vĩ độ 140B, do ảnh hƣởng của khối núi Kon Tum

7


nên khí hậu của á đới này tƣơng đối ẩm, mùa khô ngắn và không sâu sắc. Khu vực
phía nam vĩ độ 140B, địa hình thấp hơn, mùa khô trở nên sâu sắc, có thể kéo dài tới 5 –
6 tháng. Thêm vào đó, từ Quy Nhơn trở vào nam, tổng nhiệt độ cả năm đã đạt tiêu
chuẩn của chế độ nhiệt xích đạo.
Nhƣ vậy, ở Việt Nam việc phân chia trong nội bộ vòng đai nội chí tuyến thành
các đới và á đới chính là kết quả và biểu hiện rõ ràng của quy luật địa đới còn gọi là sự
phân hoá theo vĩ độ hay sự phân hoá bắc – nam.
1.1.2. Quy luật phân hoá phi địa đới
Quy luật phi địa đới là quy luật quan trọng thứ hai của sự phân hoá và phát triển
của các thể tổng hợp địa lí tự nhiên.
Quy luật phi địa đới gắn liền với cấu tạo phức tạp của bề mặt Trái Đất. Tính
không đồng nhất của cấu trúc địa chất, sự khác nhau về vị trí, độ cao và các yếu tố địa
mạo đều do các lực bên trong của Trái Đất quyết định. Ngoài ra cũng còn phải tính đến
vị trí của các bộ phận lục địa so với biển và đại dƣơng. Vị trí này cũng ảnh hƣởng đến
sự thay đổi không chỉ của khí hậu mà còn tới cả toàn bộ thiên nhiên theo hƣớng kinh
tuyến.
Thực tế cho thấy, trong các thể tổng hợp địa lí tự nhiên sẽ có mặt của các đơn vị
phân vùng mang sắc thái rõ nét của quy luật địa đới (vòng đai, đới, á đới) và cả các

đơn vị phân vùng mang sắc thái của quy luật phi địa đới (á lục địa, xứ, khu).
Các quy luật phi địa đới ở Việt Nam bao gồm:
- Quy luật phân hoá theo kinh độ (hay quy luật địa ô)
- Quy luật phân hoá đai cao
1.1.2.1. Quy luật phân hoá theo kinh độ (hay quy luật địa ô)
a. Sự thay đổi của tự nhiên theo hướng kinh tuyến
Trên Trái Đất có sự phân bố kế tiếp của các múi lục địa và đại dƣơng theo
hƣớng kinh tuyến chạy dài từ Bắc cực tới Nam cực.
Bản chất của quy luật theo kinh độ là sự thay đổi tuần tự các hiện tƣợng địa lí,
trên các lục địa tuỳ thuộc vào mức độ xa đại dƣơng đến trung tâm lục địa. Quy luật
phân hoá theo kinh tuyến của các thể tổng hợp địa lí tự nhiên cũng nhƣ các thành phần
của cảnh quan tự nhiên còn đƣợc nhiều nhà địa lí trên thế giới gọi là tính địa đới theo
kinh tuyến. Bản chất của quy luật phân hoá theo kinh tuyến là sự khác nhau giữa bề
mặt lục địa và bề mặt đại dƣơng trong quá trình tiếp nhận năng lƣợng Mặt Trời. thông
thƣờng bức xạ năng lƣợng Mặt Trời tiếp nhận đƣợc trên một đơn vị diện tích ở đại
dƣơng lớn hơn ở trên lục địa từ 10 – 20%. Nói chung không khí trên các đại dƣơng ấm
hơn so với lục địa, chỉ trừ ở vòng đai gió mậu dịch là nơi lục địa đƣợc sƣởi nóng mạnh
hơn đại dƣơng (do sự mất nhiệt cho bốc hơi giảm và do tính chất vật lí khác nhau giữa
bề mặt lục địa và mặt nƣớc trên các đại dƣơng).
Theo một số nhà địa lí gọi sự phân hóa theo kinh tuyến tƣơng tự nhƣ tính địa
đới theo vĩ độ của các cảnh quan tự nhiên là tính địa ô. Ngƣời ta đề nghị phân chia trên
mỗi lục địa ra thành 3 địa ô theo chiều kinh tuyến: 2 địa ô đại dƣơng và 1 ô lục địa
(Cômarôv, 1921).
Tuy nhiên sự phân hóa địa lí theo kinh tuyến biểu hiện không phải đồng đều ở
mọi nơi trên bề mặt Trái Đất. Phụ thuộc vào đặc điểm hoàn lƣu khí quyển, kích thƣớc,
hình dáng và vị trí địa lí của lục địa khiến số lƣợng địa ô ở các vĩ độ có sự khác nhau:
Đầy đủ nhất là 3 địa ô, quan sát thấy ở các vĩ độ ôn đới của lục địa Âu – Á do sự tồn

8



tại của khối lục địa rộng lớn trải trên 200 độ kinh tuyến và do sự chuyển động của các
khối khí theo hƣớng đông – tây (V.L.Cômarôv); 2 địa ô đối với vòng đai gió mậu dịch:
địa ô hoang mạc ở bờ tây do không có điều kiện cho các khối khí đại dƣơng xâm nhập
tới, vì sự thống trị của gió có thành phần đông, và địa ô ẩm ƣớt ở phía đông của các
lục địa nhờ có gió mùa tạo nên sự dƣ thừa ẩm, đặc biệt là vào mùa hè. Ở các vĩ độ
thuộc xích đạo và miền cận cực, sự phân hóa địa lí theo kinh tuyến biểu hiện không rõ
rệt (sự vận chuyển theo chiều ngang của các khối khí ở xích đạo yếu và gần nhƣ đồng
nhất ở cận cực).
b. Biểu hiện của quy luật phân hóa theo kinh độ
Xét về mặt vị trí theo kinh độ thì Việt Nam nằm gọn trong á địa ô gió mùa
châu Á. Đó là á địa ô gió mùa Đông Nam Á hoặc Trung - Ấn. Khu vực này vừa có chế
độ gió mùa phức tạp , vừa mang tính chất trung gian chuyển tiếp. Sự gặp gỡ và giao
thoa giữa gió mậu dịch ở nửa cầu Bắc (khối khí chí tuyến TBDg và Tm) với gió mùa
đông bắc (khối khí cực lục địa NPc, khối khí nhiệt đới biển Đông Trung Hoa (Tp)) và
gió mùa tây nam (khối khí xích đạo Em, khối khí nhiệt đới biển bắc Ấn Độ Dƣơng hay
còn gọi là khối khí chí tuyến vịnh Bengan TBg) cộng với vai trò của bức chắn địa hình
đã tạo nên sự phân hóa đông – tây trên lãnh thổ Việt Nam. lại và gió mùa tây nam từ
Nam bán cầu vƣợt xích đạo đi lên. Hai hƣớng gió chính là hƣớng đông bắc về mùa
đông và hƣớng tây nam về mùa hạ đều gần nhƣ thẳng góc với các dãy núi lớn chạy
theo hƣớng tây bắc - đông nam, hƣớng gió đông nam trong mùa hạ của gió mậu dịch
nửa cầu Bắc và các dãy núi hƣớng vòng cung (á kinh tuyến) là những nhân tố chính
làm xuất hiện quy luật địa ô ở Việt Nam. Có thể nói sự phân hóa theo kinh độ này chủ
yếu do hiệu ứng phơn và tác dụng của bức chắn địa hình, còn vai trò của vị trí so với
biển thì lại ít tác dụng hơn trong việc hình thành quy luật này, vì hình dáng nƣớc ta
hẹp ngang và chạy dọc theo hƣớng kinh tuyến. Nơi gió mùa đông bắc trực tiếp tràn
vào sẽ lạnh hơn nơi khuất gió đến vài ba độ (0C), do có mƣa front và mƣa địa hình nên
cũng ẩm hơn. Cũng nhƣ vậy, nơi đón gió mùa tây nam cũng ẩm hơn và ít nóng hơn nơi
chịu hiệu ứng phơn (gió tây khô nóng). Các dãy núi giữ vai trò quan trọng nhƣ các bức
chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn, dãy núi biên giới Việt Lào, dãy Truờng Sơn,

tiếp đến là dãy Ngân Sơn và khối Kon Tum. Đây chính là nhân tố tạo nên sự khác
nhau rõ rệt về tự nhiên giữa các khu vực: Việt Bắc và Đông Bắc, Việt Bắc và Tây Bắc,
giữa Bắc Trƣờng Sơn và Lào, sƣờn Đông của Nam Truờng Sơn và Tây Nguyên. Sự
phân hoá đông - tây làm cho khu vực phía tây dƣờng nhƣ là lùi xuống vài vĩ độ. Nếu
khử ảnh hƣởng của độ cao sẽ thấy đƣờng đẳng nhiệt chạy chênh chếch theo hƣớng tây
bắc - đông nam và Lai Châu sẽ nóng tƣơng tự nhƣ Huế, tạo nên sự đồng nhất giữa Tây
Bắc và Bắc Trung Bộ.
Căn cứ vào độ lục địa thì ở Việt Nam có biên độ nhiệt năm (hiệu số giữa nhiệt
độ trung bình tháng nóng nhất và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất) lớn hay nhỏ sẽ
kéo theo sự tăng hay giảm độ lục địa. Nơi có độ lục địa lớn nhất là miền Bắc và Đông
Bắc Bắc Bộ với biên độ nhiệt trung bình năm là 12- 140C, tiếp đến là miền Tây Bắc và
Bắc Trung Bộ với biên độ nhiệt trung bình từ 10- 120C. Từ phía nam đèo Hải Vân biên
độ nhiệt xuống dƣới 100C và cuối cùng là từ phía nam Nha Trang biên độ xuống dƣới
50C (đạt tiêu chuẩn khí hậu xích đạo) (Bảng 1.1).
Nhƣ vậy, sự phân hóa rõ rệt nhất theo kinh độ một lần nữa cho thấy là do tác
động của gió mùa đông bắc biểu hiện bằng tƣơng quan nhiệt - ẩm cũng tƣơng tự nhƣ
sự phân hóa theo vĩ độ.

9


Sự phân hoá theo kinh độ còn thể hiện qua giới sinh vật và rõ rệt nhất là sự
phân bố của thảm thực vật tự nhiên. Các yếu tố bản địa và đặc hữu cùng với các luồng
di cƣ thực vật đƣợc thể hiện rõ ở ba miền địa lí thực vật có độ lục địa khác nhau và có
liên quan khá chặt chẽ với nhau. Miền Đông Bắc và Bắc TrungBộ đến vĩ tuyến 160B là
ranh giới cuối cùng của khu vực phân bố Lim (Eythrophlolum Fordii). Trong miền này
tồn tại chủ yếu những yếu tố bản địa và đặc hữu của khu hệ Đệ Tam Nam Trung Hoa –
Bắc Việt Nam nhƣ Re (Lanraceac), Dẻ (Fagceac), Dâu tằm (Moraceac), đậu
(Leguminosae). Miền Tây Bắc và Trƣờng Sơn đến vĩ tuyến 10B là giới hạn cuối cùng
của thông hai lá (Pinus merkusii). Ở các đai cao ẩm ƣớt chủ yếu tồn tại các loài của

luồng thực vật Himalaya. Trong đó chủ yếu là loài cây lá kim ngành phụ hạt trần
(Gumnos permae), thông 3 lá (Pinus kha Sya), Pơ mu (Fokiena – hodginssi). Ở các
vùng khô hạn, thấp hơn thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên có các loài thực vật rụng lá mùa
khô có nguồn gốc từ Ấn Độ - Mianma. Miền Nam Bộ và Trung Trung Bộ đến vĩ tuyến
180B chủ yếu là các yếu tố của luồng Mã Lai – Inđônêxia, tiêu biểu là họ Dầu
(Dipterocarpaceca) quả 2 cánh, đặc biệt của vùng nhiệt đới đóng vai trò chủ yếu ở
Đông Nam Á (nhƣ cây lá kim ở ôn đới). Ngoài ra, một số loài nhƣ Sau Sau
(Liquydambar Formosana), Lim (Eythrophlolum Fordii), Sim (Rhodomytus
tomentosa), Thanh hao (Baeckea Futescens), chỉ phân bố ở khu vực phía đông, ngƣợc
lại Săng lẻ (Lagerstrocmia tomentosa), Tếch (Tectonia Grandis), Thung (Tetrametes
nudiflora), Chiêu liêu (Terminaliasp) chỉ gặp ở khu vực phía tây nơi có mùa khô dài và
sâu sắc.
Bảng 1.1.Biên độ nhiệt trung bình năm tại một số địa điểm ở Việt Nam
Địa điểm
Nhiệt độ tháng nóng Nhiệt độ tháng lạnh Biên độ
nhất (0C)
nhất (0C)
(0C)
Phó Bảng (Hà Giang)
20,9 (tháng 7)
8,3 (tháng 1)
12,6
Trùng Khánh (Cao Bằng) 26,0 (tháng 7)
11,5 (tháng 1)
14,5
Thất Khê (Lạng Sơn)
27,6 (tháng 7)
13,3 (tháng 1)
14,3
Hữu Lũng (Lạng Sơn)

28,5 (tháng 7)
15,0 (tháng 1)
13,5
Móng Cái (Quảng Ninh)
28,4 (tháng 6)
15,1 (tháng 1)
13,3
Sơn Động (Bắc Giang)
28,2 (tháng 7)
15,0 (tháng 1)
13,2
Lai Châu (Lai Châu)
26,6 (tháng 8)
17,2 (tháng 1)
9,4
Sơn La (Sơn La)
25,1 (tháng 6)
14,6 (tháng 1)
10,5
Sa Pa (Lào Cai)
19,8 (tháng 7)
8,5 (tháng 1)
11,3
Hà Nội
28,9 (tháng 7)
16,4 (tháng 1)
12,5
Thái Bình
29,2 (tháng 7)
16,1 (tháng 1)

13,1
Thanh Hóa
29,0 (tháng 7)
17,0 (tháng 1)
12,0
Quảng Trị
29,5 (tháng 7)
19,4 (tháng 1)
10,1
Huế
29,4 (tháng 7)
20,0 (tháng 1)
9,4
Đà Nẵng
29,2 (tháng 7)
21,3 (tháng 1)
7,9
Quy Nhơn (Bình Định)
29,8 (tháng 8)
23,0 (tháng 1)
6,8
Nha Trang (Khánh Hòa)
28,4 (tháng 7)
23,8 (tháng 1)
4,6
Đà Lạt (Lâm Đồng)
19,7 (tháng 5)
16,4 (tháng 1)
3,3
Tây Ninh

28,8 (tháng 4)
25,2 (tháng 12)
3,6

10


Tân sơn nhất (T.p.HCM) 28,9 (tháng 4)
25,7 (tháng 12)
3,2
Quy luật phân hóa phi địa đới của địa lí tự nhiên còn do sự không đồng nhất về
cấu trúc hình thái của bề mặt lục địa. Tham gia vào việc tạo nên quy luật này là các
nhân tố: thành phần nham thạch, đá, lịch sử phát triển tự nhiên và đặc điểm cấu trúc
địa hình. Thực tế đã chứng minh rằng các đá quyết định thành phần các nguyên tố hoá
học cũng nhƣ thành phần vật chất bị di chuyển, đặc điểm về chế độ nƣớc của các cảnh
quan (độ thấm nƣớc, mạng lƣới thuỷ văn), thành phần khoáng chất của lớp phủ thổ
nhƣỡng, sinh vật. Mức độ chia cắt bề mặt, tính thoát nƣớc, mức độ muối hoá, sự phát
triển của các quá trình thỗ nhƣỡng, cấu trúc và thành phần loài của các quần xã, độ
phát triển của mạng lƣới thuỷ văn (trong đó có cả các hồ, đầm) v.v…thƣờng phụ thuộc
vào tuổi của lục địa, nghĩa là thời gian phát triển của nó.
Đặc điểm cấu trúc hình thái của địa hình các dãy núi, khối núi, cao nguyên,
đồng bằng thấp bồi tụ, các hồ kiến tạo…có nguồn gốc phát sinh là do các quá trình
kiến tạo, đặc biệt là các vận động kiến tạo hiện đại. Cấu trúc hình thái địa hình đƣợc
coi nhƣ mộtng nhân tố hình thành khí hậu (một khối núi nâng lên ngoài việc tạo ra sự
phân hoá khí hậu theo chiều thẳng đứng còn có ảnh hƣởng quan trọng đến các cảnh
quan lân cận: hƣớng núi, độ cao của các khối núi ảnh hƣởng đến đƣờng di chuyển của
các khối khí, làm sâu sắc thêm sự tƣơng phản của khí hậu (có thể vừa là những giới
hạn của các khối khí vừa là ranh giới khí hậu quan trọng). Thực tế cho thấy, có nhiều
dãy núi kéo dài theo hƣơng vĩ tuyến là những vật chƣớng ngại đối với sự xâm nhập
của các khối khí từ phƣơng Bắc tràn xuống hoặc từ phƣơng Nam tràn lên, làm tăng

thêm sự tƣơng phản địa đới theo vĩ tuyến giữa hai phía của các sƣờn. Còn các khối núi
chạy dọc theo chiều kinh tuyến (nhất là ở các miền ven biển tiếp giáp với biển) lại có
tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các khối khí từ biển vào sâu trong lục địa, góp
phần làm tăng thêm sự khác biệt của khí hậu theo kinh tuyến (địa ô). Ngoài ra, ở các
đồng bằng, dƣới ảnh hƣởng của các dãy núi xuất hiện các cảnh quan đặc biệt là các
cảnh quan chân núi đón gió (hoặc các cảnh quan khuất gió).
1.1.2.2. Quy luật phân hoá đai cao
a. Sự thay đổi của tự nhiên theo độ cao.
Tính vành đai theo độ cao (còn đƣợc gọi là tính địa đới theo chiều thẳng đứng)
là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của quy luật phi địa đới. Sự thay đổi các thành
phần và cảnh quan tự nhiên diễn ra theo độ cao dƣới dạng các dải và các vành đai ở
vùng núi, đặc biệt ở các vùng núi cao. Nguyên nhân chính của sự hình thành các vành
đai theo độ cao là sự thay đổi các điều kiện khi lên cao. Tuy nhiên, sự thay đổi này
không giống nhƣ sự thay đổi nhiệt theo vĩ độ. Nhƣ đã biết, ở miền núi, cán cân nhiệt
đƣợc hình thành nhƣ sau: cƣờng độ bức xạ Mặt Trời tăng theo độ cao khoảng 10% đối
với 1000m, trong khi đó bức xạ sóng dài của bề mặt Trái Đất đồng thời cũng tăng và
còn tăng nhanh hơn so với bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời, dẫn tới có sự hạ thấp nhiệt
độ nhanh chóng (gradien nhiệt độ theo chiều thẳng đứng vƣợt gradien nhiệt độ cao
theo chiều ngang hàng trăm lần). Điều đó có nghĩa là nhiệt độ hạ xuống theo độ cao ở
các miền núi nhanh hơn gấp hàng trăm lần so với sự thay đổi theo vĩ độ (theo chiều
ngang) ở các đồng bằng.
Điều kiện ẩm ƣớt cũng thay đổi theo độ cao. Thông thƣờng, ở độ cao lớn, lƣợng
ẩm của không khí và lƣợng mƣa giảm, song do vai trò của bức chắn của các dãy núi
không khí chứa nhiều hơi nƣớc ở dƣới thấp đƣợc bốc lên cao, nhiệt độ giảm có điều
kiện thuận lợi cho sự ngƣng kết thành mây và gây mƣa với lƣợng mƣa tăng lên tới một
giới hạn độ cao nào đó (giới hạn này không đồng nhất ở các vùng núi khác nhu), sau

11



đó lại giảm xuống. Vì vậy sự phân bố điều kiện ẩm ở các vùng núi khá đa dạng và
phức tạp (trong đó yếu tố độ cao tuyệt đối chỉ có vai trò gián tiếp).
Sự biến đổi theo độ cao còn đƣợc thể hiện ở các thành phần tự nhiên khác nhƣ
các quá trình địa mạo đặc thù ở miền núi (núi lở, lở tuyết, trƣợt đất…), không hề thấy
ở các cảnh quan đồng bằng. Miền núi có mạng lƣới thuỷ văn rất đặc biệt, với các dòng
sông suối nƣớc chảy xiết, lắm thác ghềnh khác hẳn với các dòng sông ở đồng bằng.
Hiện tƣợng băng tuyết ở trên núi cũng không giống nhƣ các lớp phủ băng tuyết ở vùng
cực. Thổ nhƣỡng miền núi khác với thổ nhƣỡng đồng bằng ở chỗ phẫu diện mỏng và
chứa nhiều vật liệu thô vụn, với thành phần các khoáng nguyên sinh và cuối cùng thể
hiện rõ rệt nhất là sự phân bố các kiểu quần xã sinh vật theo độ cao.
Sự sắp xếp các vành đai theo độ cao từ thấp lên cao có nhiều nét tƣơng tự nhƣ
sự sắp xếp các đới tự nhiên theo vĩ độ từ xích đạo về phía hai cực. Song sự sắp xếp
này có phần phong phú và đa dạng hơn. Đặc tính và số lƣợng các kiểu vành đai theo
độ cao phụ thuộc vào vị trí địa lí của khối núi và đặc điểm sơn văn của nó. Từ hai cực
về phía xích đạo số lƣợng của các vành đai theo độ cao tăng lên.
Cuối cùng, cần nhận rõ bản chất của sự phân hoá vành đai theo độ cao là sự
phân hoá phi địa đới mà nguyên nhân sâu xa của nó là do các lực bên trong của Trái
Đất gây ra.
b. Biểu hiện của quy luật phân hoá đai cao
Lãnh thổ Việt Nam với hơn ¾ diện tích là đồi núi nên có điều kiện dễ dàng
nhận ra quy luật phân hoá đai cao. Mỗi khối núi có một hệ thống đai cao riêng. Hệ
thống này tuỳ thuộc vào độ cao tuyệt đối, vào vị trí của nó trong một đới, á đới, một
địa ô, á địa ô, vào lịch sử phát triển và đặc điểm hình thành của khối núi đó.
Việc xác định số lƣợng, tính chất và giới hạn của các đai cao, đặc biệt là ranh
giới các vành đai đã đƣợc các nhà địa lí Việt Nam thực hiện qua các tài liệu khí hậu,
thổ nhƣỡng, sinh vật và lấy điều kiện nhiệt - ẩm làm cơ sở. Việc xác định ranh giới các
đai cao chủ yếu dựa vào tài liệu khí hậu, mà cơ sở là dựa vào đặc điểm khí hậu mùa
hạ, là mùa dài nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát sinh và phát triển của các
điều kiện tự nhiên, đồng thời cũng là mùa mà sự phân hoá đai cao diễn ra đồng nhất
trên cả nƣớc. Còn tác động của mùa đông thể hiện qua nhiệt độ trung bình năm cũng

nhƣ những sự so le về ranh giới đai của các thành phần tự nhiên khác nhƣ thổ nhƣỡng,
sinh vật sẽ đƣợc xét ở cấp thấp hơn, cấp á đai. Nhƣ vậy, chúng ta sẽ có một hệ thống
đai cao thống nhất cho toàn quốc, chỉ đến hệ thống các á đai mới có sự phân hoá cụ thể
cho từng đới, từng miền, từng khu địa lí tự nhiên.
Thực tế cho thấy, trong mỗi đai chỉ có điều kiện nhiệt là đồng nhất, còn tƣơng
quan nhiệt - ẩm thì lại xen kẽ kiểu bức khảm. Lƣợng mƣa thay đổi nhanh chóng trong
một không gian không lớn, nhƣ ở khu vực sƣờn đón gió và khu vực khuất gió, nhƣ ở
đồi thấp chân núi và sƣờn núi cao, nên trong phạm vi một đai cao đồng nhất về điều
kiện nhiệt vẫn tồn tại sự xen kẽ của cả 5 tƣơng quan nhiệt ẩm từ khô (K<1,0), hơi khô
(K=1,0  1,5), hơi ẩm (K= 1,5  2,0), ẩm (K= 2,0  3,0) và ẩm ƣớt (K>3,0). Tuy
nhiên, thiên nhiên nƣớc ta nói chung có tính chất ẩm với tƣong quan nhiệt - ẩm là hơi
ẩm (K từ 1,51 đến 2,0) và ẩm (K từ 2,01 đến 3,0) vẫn chiếm ƣu thế, và vì vậy thảm
thực vật tự nhiên ở nƣớc ta chiếm ƣu thế vẫn là rừng xanh quanh năm và rừng nửa
rụng lá.
Trên lãnh thổ nƣớc ta, tồn tại một hệ thống gồm ba đai cao và á đai sau:
* Đai nhiệt đới khô đến ẩm ướt chân núi có độ cao dưới 600m

12


Đặc trƣng của đai này là có một mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng  250C,
đáp ứng yêu cầu cao về nhiệt của các loài cây nhiệt đới và xích đạo và có tổng nhiệt độ
hoạt động >75000C (Bảng 1.2)
Từ bảng 1.2 cho thấy nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của các trạm có
độ cao dƣới 600m từ Bắc vào Nam, từ đông sang tây, từ đất liền ra hải đảo có sự
thống nhất trong đai này là luôn luôn có các tháng mùa hạ (từ tháng 4,5 đến tháng 10)
có nhiệt độ trên 250C. Từ biên giới phía Bắc cho đến đèo Ngang, mùa hạ có nhiệt độ
trung bình hàng tháng trên 250C dài nhất chỉ có 5 tháng ở độ cao dƣới 300m, ở các nơi
có độ cao >300m có thể rút ngắn lại còn 3 tháng. Tại Bình – Trị - Thiên mùa hạ nóng
trên 250C kéo dài đến 7 tháng, nhƣng ở các nơi có độ cao >300m cũng chỉ còn 3

tháng. Ở khu vực phía Nam, gần nhƣ quanh năm nóng với nhiệt độ trung bình hàng
tháng trên 250C, ở các địa phƣơng có độ cao >300m mùa nóng kéo dài tới 6 tháng, các
địa phƣơng ở độ cao >500m vẫn có độ dài mùa nóng là 5 tháng. Nhƣ vậy có thể lấy độ
cao 300m làm ranh giới á đai. Riêng ở khu vực phía Bắc độ cao 100m cũng là một
ranh giới á đai vì chỉ dƣới độ cao này mới không có mùa đông rét (nhiệt độ trung bình
tháng <150C), cây nhiệt đới khó tồn tại ở ngƣỡng này. Vì vậy, trong đai nhiệt đới khô
đến ẩm ƣớt đƣợc chia ra thành ba á đai.
- Á đai từ độ cao 0m đến 100m:
+ Miền Bắc không có mùa đông rét.
+ Miền Nam nóng quanh năm.
- Á đai từ độ cao 100m đến 300m:
+ Miền Bắc có nơi đã có mùa đông rét.
+ Miền Nam mùa nóng đã giảm xuống.
- Á đai từ độ cao 300m đến 600m:
+ Miền Bắc nhiều nơi có mùa đông rét.
+ Miền Nam mùa nóng giảm đi một nửa.
* Đai á nhiệt đới hơi ẩm đến ẩm ướt trên núi có độ cao từ 600m đến 2600m
Đặc trƣng của đai này là mùa hạ mát, nhiệt độ trung bình tháng dƣới 250C và có
tổng nhiệt độ hoạt động >45000C. Đai này ít có biến động theo địa phƣơng và trong
đai không có tƣơng quan nhiệt ẩm và hơi khô (K từ <1,0 đến 1,5).
Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở nước ta
1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

Năm

Trùng Khánh

Độ
cao
(m)
520

11,5

13,1

16,9


20,9

24,2

25,4

26,0

25,4

24,0

20,8

16,6

13,0

19,8

Lạng Sơn

258

13,3

14,3

18,2


22,1

25,5

26,9

27,0

26,6

25,2

22,2

18,3

14,8

21,2

Phó Bảng

1400

8,3

10,1

13,7


17,2

19,8

20,5

20,9

20,4

19,0

16,3

12,6

9,7

15,7

Mƣờng Khƣơng

772

11,6

13,0

16,7


21,0

23,4

24,1

24,5

23,9

22,8

20,3

16,5

13,5

19,3

Bắc Hà

957

10,8

12,2

16,0


19,7

22,5

23,5

23,7

23,1

21,8

19,2

15,6

12,1

18,5

2170

7,1

8,9

12,4

14,4


15,7

16,4

16,4

16,4

15,3

13,1

9,7

7,5

12,6

Sa Pa

1570

8,5

9,9

13,9

17,0


18,3

19,6

19,8

19,5

18,1

15,6

12,4

9,5

15,2

Sìn Hồ

1529

9,8

11,9

15,4

17,8


19,2

19,7

19,8

19,5

18,5

16,2

12,8

10,0

15,9

Pha đin

1347

12,3

14,1

17,6

19,9


20,5

20,6

20,5

20,4

19,8

17,9

14,6

12,1

17,5

Mù Cang Chải

975

12,4

14,3

17,9

20,7


22,2

22,6

22,5

22,2

21,4

19,2

15,9

12,7

18,7

Tam Đảo

897

10,8

12,2

15,1

18,6


21,6

23,0

23,1

22,6

21,6

19,0

15,7

12,7

18,0

Địa điểm

Hoàng
Sơn

Liên

13


Điện Biên


497

15,7

17,6

20,7

23,6

25,3

25,9

25,7

25,4

24,6

22,4

19,1

15,8

21,8

Mộc Châu


958

11,8

13,3

16,8

20,2

22,5

23,0

23,1

22,4

21,2

18,9

15,7

12,8

18,5

Hà Nội


5

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

23,5

Hƣơng Khê


10

17,0

18,1

20,9

24,6

27,5

28,5

29,0

27,7

25,9

23,7

20,7

18,2

23,5

Huế


17

20,0

20,9

23,1

26,0

28,3

29,3

29,4

28,9

27,1

25,1

23,1

20,8

25,2

Khe Sanh


367

17,6

18,4

21,8

24,4

25,6

25,6

25,3

24,6

24,0

22,8

20,4

18,2

22,4

Kon Tum


536

20,4

22,4

24,6

25,6

25,2

24,6

24,3

24,1

23,8

23,4

22,1

20,6

23,4

Plâycu


800

19,0

20,7

22,7

24,0

24,0

23,0

22,4

22,2

22,3

21,7

20,7

19,3

21,8

Buôn Ma Thuột


490

21,1

22,7

24,7

26,1

25,8

24,8

24,3

24,2

23,9

23,5

22,5

21,2

23,7

M’ Đrăk


478

20,0

21,7

24,1

25,6

26,0

25,7

25,6

25,7

24,6

23,4

21,9

20,0

23,7

Đà Lạt


1513

16,4

17,4

18,3

19,2

19,7

19,4

18,9

18,9

18,8

18,4

17,6

16,7

18,3

Liên Khƣơng


961

19,2

20,3

21,5

22,3

22,4

22,0

21,6

21,6

21,3

20,9

20,3

19,6

21,1

Phƣớc Long


24

23,6

25,4

26,8

27,4

26,9

25,7

25,4

25,1

25,0

24,8

24,3

23,3

25,3

Tân Sơn Nhất


9

25,8

26,7

27,9

28,9

28,3

27,5

27,1

27,1

26,8

26,7

26,4

25,7

27,1

Phú Quốc


2

25,6

26,7

27,8

28,6

27,6

27,8

27,4

27,4

27,1

26,8

26,6

25,9

27,2

Cà Mau


3

25,1

25,8

26,8

27,9

27,7

27,3

27,1

27,0

26,9

26,7

26,3

25,5

26,7

Do bề dày của luồng gió mùa đông bắc trung bình chỉ đến độ cao 1500m nên
bên trên độ cao này thƣờng có các luồng gió nhiệt đới trên cao, đặc biệt là tại các tầng

850mb (ở độ cao 1500m) và tầng 700mb (ở độ cao 3000m) từ áp cao Thái Bình
Dƣơng hoạt động hầu nhƣ quanh năm.
Đai á nhiệt đới hơi ẩm đến ẩm ƣớt trên núi có thể phân ra thành ba á đai:
- Á đai từ độ cao 600m đến 1000m:
Tại á đai này, chế độ nhiệt còn mang tính chất chuyển tiếp, nhƣ ở khu vực phía
Bắc nhiệt độ những tháng mùa đông còn cao hơn so với các khu vực vòng đai á nhiệt
đới theo chiều ngang (tại Athen – Hy Lạp, ở vĩ độ 37058’B, nhiệt độ trung bình các
tháng mùa đông xuống dƣới 100C) và ở khu vực phía Nam, số tháng có nhiệt độ trung
bình tháng trên 200C vẫn chiếm đa số. Các loài cây nhiệt đới dễ tính và đất Feralit đỏ
vàng còn xuất hiện trong á đai này.
- Á đai từ độ cao 1000m đến 1600m:
Trong á đai này thực bì và thổ nhƣỡng mang sắc thái á nhiệt đới rõ rệt, các loài
dẻ (Fagceac), Re (Lauraceac) chiếm ƣu thế tuyệt đối trên đất mùn Feralit vàng đỏ (quá
trình tích mùn đã trở thành chủ đạo, nhƣng vẫn còn có sự tích luỹ sắt).
- Á đai từ độ cao 1600m đến 2600m:
Đai này cũng mang tính chất chuyển tiếp lên đai ôn đới. Ở đây không có tháng
nào có nhiệt độ trung bình tháng trên 200C, tháng nóng nhất cũng chỉ xấp xỉ nhiệt độ
mùa hạ ôn đới. Tuy vậy mùa đông vẫn còn ẩm hơn mùa đông ở miền ôn đới. Quá trình
Feralit chấm dứt hoàn toàn và thay vào đó là đất mùn Alit, rừng rêu phát triển.
c. Đai ôn đới hơi ẩm đến ẩm ướt trên núi từ độ cao trên 2600m
Đai này chiếm diện tích nhỏ, chỉ phát triển ở một số vùng núi cao ở miền Bắc
Việt Nam (Hoàng Liên Sơn, PuSiLung). Ở miền Nam, đỉnh cao nhất (Ngọc Linh
2598m) cũng chƣa đạt độ cao của đai này. Trong đai này, thực vật ôn đới chiếm đa số
tuyệt đối, đặc biệt là hai loài cây lá kim chỉ xuất hiện từ độ cao 2600m trở lên nhƣ
Thiết sam (Tsugay unnanensis), Lãnh sam (Abies Pindrow). Đặc biệt từ độ cao trên
2800m (PuTaLeng 3096m, Pu Luông 2985m, Sà Phìn 2874m đều thuộc dãy Hoàng
Liên Sơn), họ tre trúc lùn chiếm ƣu thế, có nơi phát triển thành thảm thấp 20 – 30 cm

14



dày đặc. Ở đai này nếu có sự phân hoá thành á đai thì nguyên nhân chính là do địa
hình và thổ nhƣỡng quyết định chứ không phụ thuộc vào nhiệt độ. Cũng có thể nhận
biết ở đai này có hai á đai:
- Á đai có thực bì cằn cỗi: Á đai này gồm họ tre trúc lùn ở trên các đƣờng đỉnh
hẹp, dốc, gió mạnh, đất mỏng trơ đá gốc.
- Á đai có thực bì hỗn giao: Á đai này có trên các sƣờn ẩm hơn, đất dày hơn
với thực bì hỗn giao lá rộng – lá kim với họ Đỗ quyên (Ericaceac) chiếm ƣu thế.
1.1.3. Mối quan hệ của các quy luật biểu hiện ở Việt Nam
Các quy luật phân hoá trên thực tế không tác động riêng rẽ, độc lập mà chúng
tác động đồng thời, tƣơng hỗ. Tuỳ theo từng lúc, từng nơi mà quy luật này hay quy
luật khác giữ vai trò chủ yếu, trội, chi phối sự hình thành và chiều hƣớng phát triển của
các quá trình tự nhiên trong các địa tổng thể. Trƣớc hết là mối quan hệ giữa hai dạng
cơ bản của quy luật phi địa đới là quy luật địa ô và quy luật kiến tao - địa mạo có lien
hệ chặt chẽ với nhau. Các ranh giới khí hậu theo kinh tuyến thƣờng phù hợp với các
bức chắn sơn văn. Những sự phân chia bề mặt lãnh thổ theo hình thái kiến tạo lớn (nhƣ
xứ Hoa Nam, xứ Đông Dƣơng) lại là những khu vực đƣợc phân biệt theo vị trí của nó
đối với ảnh hƣởng của biển và đại dƣơng của quy luật địa ô. Những khu vực chịu ảnh
hƣởng của những điều kiện hình thành, di chuyển, biến tính của các khối khí, theo
mức độ lục địa của khí hậu và của cả vai trò của vị trí trên cao. Thêm vào đó các khối
núi không chỉ tạo nên quy luật phân hoá theo vành đai độ cao riêng biệt của nó mà còn
ảnh hƣởng quan trọng đến các cảnh quan tự nhiên của các đồng bằng và các khu vực
núi khác lân cận. Mặt khác, số lƣợng và cấu trúc của vành đai trong phạm vi một đới
cảnh quan cũng không đồng nhất và thƣờng bị phụ thuộc vào các nhân tố khí hậu phân
hoá theo hƣớng kinh tuyến (mức độ ẩm ƣớt) và mức độ lục địa (độ lục địa).
1.2. NGUYÊN TẮC VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN VÙNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
1.2.1. Các nguyên tắc phân vùng
Khi tiến hành phân vùng địa lí tự nhiên, việc phát hiện và vạch ra hệ thống các
đơn vị phân vùng lớn nhỏ phải là sự phản ánh các quy luật phân hoá khách quan của tự
nhiên không phụ thuộc vào bất kì mục đích phân vùng ứng dụng nào (phân vùng nông

nghiệp, phân vùng công nghiệp, phân vùng du lịch…). Để việc phân vùng đƣợc chính
xác, có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn thì yêu cầu trƣớc tiên là phải đảm bảo
đƣợc tính khách quan của việc nghiên cứu, tránh áp đặt những chủ quan của ngƣời
nghiên cứu.
Những nguyên tắc phân vùng địa lí tự nhiên là một trong những vấn đề quan
trọng nhất của phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp, bao gồm:
- Nguyên tắc phát sinh.
- Nguyên tắc tổng hợp.
- Nguyên tắc về tính đồng nhất tƣơng đối của tổng thể các thành phần tự nhiên.
- Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ.
Các nguyên tắc này thực chất có thể không cùng thứ bậc song chúng đều có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn đối với việc thể hiện và nghiên cứu các thể tổng hợp tự
nhiên.
1.2.1.1. Nguyên tắc phát sinh
Nguyên tắc này đòi hỏi khi xác định các đơn vị địa tổng thể phải xét đến nguồn
gốc hình thành nên các đơn vị phân vùng ấy, nghĩa là phải phân tích các quy luật phân

15


hoá cảnh quan, xem xét chúng đƣợc phát sinh từ khi nào, do nguyên nhân gì, hiện nay
và trong tƣơng lai sẽ ra sao? Nhƣ vậy chỉ khi nào nắm đƣợc quy luật phát sinh và phát
triển của các địa tổng thể mới có thể điều khiển, sử dụng chúng một cách hợp lí nhất,
tránh đƣợc những hậu quả không lƣờng trƣớc đƣợc. Nguyên tắc này đòi hỏi khi tiến
hành phân vùng địa lí tự nhiên một lãnh thổ phải chia những đơn vị lãnh thổ, mà đặc
điểm không những có sự giống nhau bề ngoài của các điều kiện tự nhiên, mà còn phải
có chung một nguồn gốc phát sinh và phát triển (Grigôriev, 1951). Nhƣ vậy, trong việc
phân vùng theo nguyên tắc phát sinh cần phát hiện ra những nguyên nhân đầu tiên
hình thành và sự phân chia tiếp theo của mỗi đơn vị địa lí tự nhiên, đồng thời phải tìm
hiểu bức tranh tổng quát của lịch sử địa lí và xác định rõ những giai đoạn quan trọng

nhất trong lịch sử đó (N.A.Xonxev).
1.2.1.2. Nguyên tắc tổng hợp
Nguyên tắc này đòi hỏi phải tính toán đến tất cả mọi thành phần cấu tạo nên
một địa tổng thể không trừ một thành phần nào. Làm nhƣ vậy sẽ tránh cho phân vùng
địa lí tự nhiên dù có theo một nhân tố chủ đạo nào cũng không biến thành phân vùng
riêng cho nhân tố đó. Thí dụ, khi vạch ra các địa tổng thể mà nhân tố chủ đạo là kiến
tạo - địa mạo để hình thành một số cấp phân vị nhƣ xứ, miền và khu thì cũng không
trở thành phân vùng địa mạo. Tuy nhiên, sẽ hoàn toàn không đúng nếu áp dụng một
cách máy móc nguyên tắc này, nghĩa là tìm hiểu và trình bày lần lƣợt từng thành phần,
yếu tố một, sắp xếp chúng theo trình tự quy ƣớc cứng nhắc mà phải là tìm ra đƣợc mối
quan hệ qua lại mật thiết, gắn kết tất cả các thành phần, yếu tố đó lại với nhau, thống
nhất chúng thành một thể tổng hợp lãnh thổ hoàn chỉnh.
1.2.1.3. Nguyên tắc về tính đồng nhất tương đối của tổng thể các thành phần tự
nhiên (tính đồng nhất về mặt địa lí tự nhiên)
Tính đồng nhất tƣơng đối của tổng thể các thành phần tự nhiên là đặc điểm đặc
thù của các đơn vị phân vùng địa lí tự nhiên, cho phép phân biệt các đơn vị phân vùng
tổng hợp với các đơn vị phân vùng bộ phận. Nguyên tắc này cho thấy các vùng địa lí
tự nhiên vừa thống nhất lại vừa có sự phân hoá phức tạp: thống nhất trên cơ sở một số
chỉ tiêu nhất định đặc trƣng cho các mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần cấu tao
nên địa tổng thể, nhƣng đồng thời vẫn có sự phân hoá nội bộ khiến cho mỗi đơn vị địa
tổng thể lại có thể phân chia ra những địa tổng thể thấp thấp hơn (theo cách tiến hành
“từ trên xuống”) cũng nhƣ có thể ghép một số đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn (theo cách
tiến hành “từ dƣới lên”).
Thực tế cho thấy mức độ đồng nhất của tổng thể các thành phần ở một đơn vị
địa tổng thể thƣờng không thể bao trùm toàn bộ lãnh thổ, phần còn lại có thể khác xa
với sự đồng nhất này. Ví dụ trong cấu thành của một xứ địa lí tự nhiên miền núi, lại có
cả những đồng bằng giữa núi có lien quan với các núi và cùng với chúng tạo thành một
lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn về mặt phát sinh, song về mặt hình thái và các quá
trình tự nhiên của các đồng bằng giữa núi này lại không đồng nhất với tổng thể các
thành phần tự nhiên của xứ địa lí tự nhiên miền núi này. Nhìn chung, ranh giới của các

đơn vị địa lí tự nhiên đƣợc vạch ra ở nơi mà tính đồng nhất (ở mức độ cao hay thấp
nào đó) đƣợc thay thế bởi một kiểu đồng nhất khác (Kalexnik, 1951). Nguyên tắc “tính
đồng nhất về mặt địa lí tự nhiên” có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhất, vì ứng
dụng nguyên tắc này cho phép chia ra đƣợc các lãnh thổ ít nhiều đồng nhất về những
khả năng sử dụng tự nhiên vào thực tiễn (Minkov, 1959).
1.2.1.4. Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ

16


Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của phân vùng địa lí tự nhiên mà sự chia
ra những vùng tự nhiên có thể không lặp lại trong không gian, thời gian và không thể
bao gồm những bộ phận phân cách nhau về mặt lãnh thổ. Những bộ phận nhƣ thế, nếu
rất giống nhau về các đeiêù kiện tự nhiên tất nhiên có thể đƣợc gặp lại theo kiểu, loại,
giống, lớp,…song đó là những đơn vị phân kiểu chứ không phải là đơn vị phân vùng.
Nhƣ vậy nguyên tắc cùng chung lãnh thổ là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên sự khác
nhau cơ bản giữa các đơn vị phân vùng và các đơn vị phân kiểu của bất kì một lãnh
thổ nào. Ví dụ nhƣ không thể có hai “vùng đồi Phú Thọ” trong khi kiểu đồi lại có thể
thấy rải rác từ Bắc vào Nam trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2.2. Các phƣơng pháp phân vùng địa lí tự nhiên
Phƣơng pháp phân vùng địa lí tự nhiên có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng
phân vùng. Trong phân vùng địa lí tự nhiên đã và đang áp dụng các phƣơng pháp khác
nhau. Hiện nay đa số các nhà địa lí thừa nhận có hai cách: phân vùng từ trên xuống và
phân vùng từ dƣới lên. Trong các hệ thống phân vùng lãnh thổ Việt Nam, hầu hết các
nhà điạ lí đều tiến hành theo cách từ trên xuống bằng một số phƣơng pháp cụ thể khác
nhau nhƣ:
- Phƣơng pháp địa lí tự nhiên.
- Phƣơng pháp địa vật lí – hoá học cảnh quan.
- Phƣơng pháp toán học.
- Phƣơng pháp thực địa.

1.2.2.1. Phương pháp địa lí tự nhiên
Hiện nay, việc phát hiện các thể tổng hợp địa lí tự nhiên theo lãnh thổ đƣợc thể
hiện bằng một số phƣơng pháp cụ thể:
a. Chồng xếp các bản đồ
Phƣơng pháp này sử dụng các bản đồ địa lí bộ phận nhƣ địa chất, địa mạo, đất,
khí hậu, thực vật…chồng xếp chúng lên nhau để tìm ra ranh giới của địa tổng thể trên
cơ sở có sự trùng hợp giữa các ranh giới bộ phận. Song, thực tế rất ít khi có sự trùng
hợp mà phải có sự điều chỉnh bằng các ranh giới trung gian.
b. Phân tích liên kết các thành phần tự nhiên
Phƣơng pháp này đƣợc gọi là “phƣơng pháp phân vùng theo tổng hợp các dấu
hiệu”. Các đơn vị địa tổng thể (đới, miền, khu, vùng…) đƣợc hình thành dƣới tác động
tƣơng hỗ của các thành phần cấu tạo. Vì vậy khi phân vùng cần phải tính đến sự tổng
hợp lien kết của các nhân tố và các thành phần này, và khi thể hiện các đơn vị địa tổng
thể nên sử dụng các dấu hiệu chung đó. Nội dung của phƣơng pháp này là dựa trên các
bản đồ thành phần, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra nguyên nhân cơ bản hình
thành các đơn vị địa tổng thể các cấp.
c. Phương pháp phân tích bản đồ kiểu cảnh quan
Đây là phƣơng pháp mới đƣợc áp dụng mà theo đó các thể tổng hợp địa lí tự
nhiên đƣợc vạch ra dựa vào một tập hợp các kiểu cảnh quan. Việc sử dụng bản đồ kiểu
cảnh quan để phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp phải phân tích những mối tƣơng quan
về phát sinh và những tác động tƣơng hỗ giữa các thành phần tự nhiên để phát hiện
những nguyên nhân cơ bản làm phân hoá ra các thể tổng hợp địa lí tự nhiên.
d. Phương pháp địa viễn thám (Geo – Remote Sensing)
Việc sử dụng ảnh máy bay và ảnh vệ tinh cho phép nhận thức và thể hiện các
địa tổng thể. Các bức ảnh viễn thám không những cho phép thể hiện đƣợc những ranh

17


giới mà còn có thể nhận biết đƣợc đặc điểm chất lƣợng, cấu trúc của các địa tổng thể.

Ngoài ra, việc phân tích các ảnh viễn thám chụp ở các khoảng thời gian khác nhau còn
cho biết thêm nguồn thông tin quan trọng về sự thay đổi của các thể tổng hợp địa lí tự
nhiên thong qua các quá trình, hiện tƣợng nhịp điệu hay hoạt động kinh tế của con
ngƣời.
e. Phương pháp nhân tố chủ đạo
Phƣơng pháp này góp phần làm giảm bớt tính phức tạp trong phân vùng địa lí
tự nhiên tổng hợp. Phƣơng pháp này dựa trên cơ sở của tính không đồng nhất về giá trị
của các nhân tố phân hoá tự nhiên. Nhân tố chủ đạo là nhân tố có tính quyết định tới
sự hình thành và có khả năng tác động mạnh đến các nhân tố khác (thứ yếu hơn) của
mỗi cấp địa tổng thể. Mỗi cấp địa tổng thể có nhân tố trội riêng (đơn vị miền là sơn
văn kiến tạo và sự khác biệt về khí hậu theo kinh độ, đơn vị khu là đặc điểm địa mạo
cùng với những quan hệ tƣơng hỗ về thổ nhƣỡng, sinh vật…).
1.2.2.2. Phương pháp địa vật lí – hoá học cảnh quan
Phƣơng pháp địa vật lí cảnh quan là phƣơng pháp nhằm nghiên cứu tính toán
các cân bằng nhiệt, cân bằng bức xạ, cân bằng ẩm và cân bằng nƣớc ở các thể tổng
hợp địa lí tự nhiên (đặc biệt tập trung vào các đới địa lí tự nhiên). Phƣơng pháp địa hoá
học cảnh quan cho phép khi tiến hành phân vùng địa lí tự nhiên đƣợc sử dụng rộng rãi
các kết quả nghiên cứu phân tích lien kết hoá học các đá góc, nƣớc, thổ nhƣỡng và
sinh vật.
Phƣơng pháp địa vật lí - hoá học cảnh quan giúp xác định định lƣợng thành
phần vật chất của các địa tổng thể, các quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng, trao
đổi các nguyên tố hoá học bên trong một cảnh quan hay giữa các cảnh quan với nhau.
1.2.2.3. Phương pháp toán học
Phƣơng pháp toán học cho phép xác định các chỉ số của các yuế tố, các thành
phần cấu tạo nên các địa tổng thể, bao gồm các phƣơng trình (cân bằng nhiệt và nƣớc,
cân bằng nhiệt - ẩm), xây dựng các biểu đồ tƣơng quan (giữa lƣợng mƣa và tổng nhiệt
độ), xác định hệ số tƣơng quan giữa các thành phần cấu tạo (giữa độ dốc của sƣờn với
độ lẫn đá của đất…). Phƣơng pháp thống kê toán học (xác định mức độ đồng nhất và
không đồng nhất của các thể tổng hợp), xây dựng các mô hình toán học cho các quá
trình địa lí tự nhiên…

1.2.2.4. Phương pháp thực địa
Những phƣơng pháp trình bày ở trên chủ yếu thực hiện ở trong phòng, còn
phƣơng pháp thực địa đƣợc tiến hành ở ngoài trời. Đây là một phƣơng pháp quan trọng
nhất và không thể bỏ qua đƣợc trong phân vùng địa lí tự nhiên. Nội dung của phƣơng
pháp này là phát hiện ra các nhân tố chủ đạo trong sự phân hoá các địa tổng thể và các
dấu hiệu chỉ thị về khu vực phân bố tác động của từng nhân tố chủ đạo đó để xác định
ranh giới các thể tổng hợp địa lí tự nhiên (thong thƣờng những dấu hiệu biểu hiện ra
ngoài rõ rệt nhất là nham thạch, địa hình, thực vật). Đồng thời phƣơng pháp thực địa
còn giúp kiểm tra lại các ranh giới đã đƣợc vạch ra trong phòng để có những điều
chỉnh thích hợp.
Phƣơng pháp thực địa gồm khảo sát theo tuyến, theo diện và tại các trạm cố
định hoặc lƣu động, còn gọi là các điểm chìa khoá.

18


1.3. HỆ THỐNG CÁC ĐƠN VỊ PHÂN VÙNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
1.3.1. Khái niệm
Hệ thống các đơn vị phân vùng địa lí tự nhiên (gọi tắt là hệ thống phân vị) đƣợc
sử dụng để phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam là toàn bộ các vùng lớn nhỏ cấu thành
nên lãnh thổ Việt Nam. Hệ thống phân vị gồm nhiều cấp bậc. Nếu xét từ trên xuống thì
mỗi đơn vị phân vùng cấp lớn đều phức tạp hơn đơn vị và bao gồm một số đơn vị phân
vùng cấp thấp hơn (không ít hơn 2) và ngƣợc lại từ 2 vùng cấp thấp trổ lên có thể hợp
thành đơn vị cấp lớn hơn. Các đơn vị cấp cao, kích thƣớc lớn thƣờng kém đồng nhất
hơn các đơn vị cấp thấp. Vì vậy, muốn xét xem một khu vực địa lí tự nhiên thuộc cấp
phân vị nào ngƣời ta phải căn cứ vào một số chỉ tiêu định tính và định lƣợng đặc trƣng
cho sự thống nhất nội bộ của cấp, bậc đó. Điều đó có nghĩa là mỗi cấp phân vị phải có
những sắc thái riêng và dựa vào đó ngƣời ta chẩn đoán đƣợc các cấp, bậc này.
1.3.2. Khái quát những hệ thống phân vị đã đƣợc sử dụng để phân vùng địa lí tự
nhiên Việt Nam

1.3.2.1. Hệ thống phân vị của các tác giả nước ngoài
Trƣớc ngày hoà bình lập lại hay nói đúng hơn là trƣớc Cách mạng tháng Tám,
trong một vài tác phẩm của các nhà địa chất và địa lí ngƣời Pháp đã đề cập đến các
khu vực địa lí Việt Nam nhƣ: Đông Dƣơng thuộc Pháp của J.Sion (1927); Đông
Dƣơng thuộc Pháp của Ch. Robequain (1935, 1952); Ngƣời nông dân ở tam giác châu
Bắc Kì của P. Gourou (1931). Những khu vực địa lí đƣợc chia ra trong các tác phẩm
này dựa chủ yếu vào các yếu tố chính trị, xã hội, dân tộc và dân cƣ nên thực chất chƣa
phải là các khu vực địa lí tự nhiên và không có hệ thống phân vị.
Sau khi hoà bình lập lại (1954), một số nhà địa lí Liên Xô (cũ) đã có những
công trình nghiên cứu địa lí Việt Nam, trong đó có đề cập tới việc phân chia các khu
vực địa lí tự nhiên với sự có mặt của các hệ thống phân vị nhất định.
Tác phẩm “Việt Nam” của T.N.Seglova (Liên Xô, 1957) đã sử dụng một hệ
thống phân vị đơn giản với hai cấp là vùng và á vùng để phân chia các khu vực địa lí
tự nhiên Việt Nam. Chỉ tiêu phân cấp là yếu tố địa chất – kiến tạo, địa mạo, khí hậu và
thực vật (yếu tố khí hậu là yếu tố trội) và chỉ tiêu phân cấp á vùng là nhân tố địa mạo.
T.N.Seglova đã chia lãnh thổ Việt Nam thành 3 vùng và 8 á vùng (1)
Trong cuốn “Thiên nhiên miền Bắc Việt Nam”, 1961, V.M.Fridland, đã dành
chƣơng cuối cho phân vùng địa lí tự nhiên. Hệ thống phân vị đã sử dụng gồm 5 cấp:
Lãnh thổ - quận – á quận – đới (đối với các khu vực đá Silicat) hoặc vùng (đối với các
khu vực đá vôi). Có thể thấy rõ hệ thống phân vị của Fridland hoàn toàn theo các dấu
hiệu của quy luật phi địa đới và hạn chế của hệ thống phân vị này là không chỉ rõ đƣợc
mối quan hệ của các đơn vị cấp lãnh thổ với cấp trên nó và những chỉ tiêu cho từng
cấp phân vị.
1.3.2.2. Hệ thống phân vị của các tác giả Việt Nam
Cuốn “Địa lí tự nhiên Việt Nam” (phần đại cƣơng) của Nguyễn Đức Chính, Vũ
Tự Lập, 1963 đã dành một chƣơng cuối cho phân vùng. Hệ thống phân vị trong công
trình này gồm 6 cấp: đới – xứ - miền – khu –vùng – cảnh. Hệ thống phân vị này đã dựa
vào cả hai quy luật phân hoá địa lí tự nhiên: quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
Trong hệ thống này đã có những đơn vị bao trùm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (đới, xứ)


19


1

BẮC VIỆT NAM

NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA ĐẤT FERALIT ĐỎ VÀNG

ĐÔNG DƢƠNG

ĐÔNG NAM Á

và có cả những đơn vị cấp nhỏ nhất (cảnh). Hạn chế của hệ thống này là thiếu chỉ tiêu
cho mỗi cấp phân vị, cho nên ngƣời khác không thể áp dụng đƣợc.1
Năm 1970 cuốn “Phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam” (tập 1 – Bắc
Việt Nam) của Tổ phân vùng địa lí tự nhiên thuộc Uỷ ban khoa học Nhà nƣớc, các tác
giả sử dụng hệ thống phân vị bao gồm 7 cấp: á lục địa – xứ - đới – á đới – miền – á
miền – vùng (Bảng 1.3).
Hệ thống phân vị này tƣơng đối hoàn chỉnh, có đầy đủ cơ sở khoa học, tƣơng
đối ngắn gọn và khá rõ ràng, nhất là các chỉ tiêu cụ thể đối với từng cấp phân vị.
Nhƣ vậy, theo hệ thống phân vị 7 cấp này, lãnh thổ việt nam nằm trong một á lục địa
“Đông Nam Á”, một xứ “Đông Dƣơng”, một đới “đới nhiệt đới gió mùa đất Feralit đỏ
vàng”. Lãnh thổ miền Bắc Việt Nam năm trong một á đới “Bắc Việt Nam”, 6 miền, 8 á
miền và 51 vùng.
Bảng 1.3. Các đơn vị phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Bắc Việt Nam (Theo phân
vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, Tập 1. Bắc Việt Nam, 1970).
Á
Á
lục Xứ Đới

Miền
Á miền
Vùng
đới
địa
1. Vùng quần đảo
2. Vùng đồng bằng ven biển Tiên Yên
– Móng Cái.
A
Á Miền 3. Vùng đồi thấp Nam Mẫu – Bình
Liêu.
phía
Đông
4. Vùng đồi núi Lục Ngạn.
5. Vùng máng trũng Thất Khê – Lộc
Bình.
6. Vùng núi đá vôi Bắc Sơn.
Miền
7. Vùng núi Ngân Sơn – Liên Lạc.
Đông
8. Vùng núi đá vôi Đồng Văn – Trùng
Bắc
Khánh.
9. Vùng đồi Chợ Mới – Chợ Chu.
B
10. Vùng trũng lên minh – Phủ thông.
Á Miền
11. Vùng núi riôlit Tam Đảo.
phía Bắc
12. Vùng núi trung bình Phia la – Phia

Bioóc.
13. Vùng núi đá vôi Quảng Bạ - Phia
Phƣơng.
14. Vùng đồi núi lung lũng sông Lô.
(1) T.N.Seglova, 1957 chia lãnh thổ Việt Nam thành 3 vùng và 8 á vùng. Đó là:

I. Vùng Bắc với bốn á vùng: 1. á vùng đồng bằng Bắc Việt Nam; 2. á vùng núi thấp Đông Bắc; 3. á vùng núi trung bình Tây Bắc; 4.
á vùng Trƣờng Sơn Bắc.
II. Vùng Trung với hai á vùng: 5. vùng đồng bằng ven biển; 6. vùng cao nguyên Trung Bộ Việt Nam.
III. Vùng Nam với hai á vùng: 7. á vùng đất cao Nam Bộ; 8. á vùng đất thấp Nam Bộ

20


A
Á miền
Fanxipan

Miền
Tây
Bắc

B
Á miền
phía Tây

C
Á miền
Tây
Thanh –

Nghệ
Miền Trƣờng Sơn
Bắc

A
Á miền
đồng
bằng S.
Thái Bình
Miền
đồng
bằng
Bắc Bộ B
Á miền
đồng
bằng sông
Hồng

21

15. Vùng khối núi Granit thƣợng
nguồn sông Chảy.
16. Vùng cao nguyên đá vôi Bắc Hà.
17. Vùng thung lũng sông Hồng
18. Vùng núi cao Fanxipan
19. Vùng núi cao Xà Phình – Pu
Luông.
20. Vùng đồi núi thung lũng sông Mua.
21. Vùng đồi núi thung lũng sông Nậm
Mu.

22. Vùng cao nguyên đá vôi Sơn La.
23. Vùng cao nguyên đá vôi Mộc
Châu.
24. Vùng núi cao Pu – Si - Lung.
25. Vùng núi trung bình Pu – Đen –
Đinh.
28. Vùng núi thung lũng sông Mã.
29. Vùng đồi núi Cao Phong.
30. Vùng đồi núi Bồi Vĩnh.
31. Vùng đồi núi Bù Khang.
32. Vùng đồi Thƣờng Xuân – Tây
Hiếu.
33. Vùng núi Pu Lai Leng – Rào Cỏ.
34. Vùng núi Hoành Sơn.
35. Vùng đá vôi Kẻ Bàng.
36. Vùng đồi núi thấp tây Quảng Bình.
37. Vùng đồng bằng xen đồi Thái
Nguyên – Bố Hạ.
38. Vùng đồng bằng thung lũng hạ lƣu
các sông: Cầu, Thƣơng, Lục Nam.
39. Vùng cửa sông hiện đại sông Thái
Bình.
40. Vùng đồng bằng xen đồi Hà Tây –
Vĩnh Phú.
41. Vùng đồng bằng bồi tụ phù sa sông
Hồng.
42. Vùng đất trũng Hà Nam – Ninh
Bình.
43. Vùng tam giác châu hiện đại sông
Hồng.



Miền
đồng
bằng
Thanh
-Nghệ
Tĩnh

A
Á miền
đồng
bằng
Thanh
Hoá

44. Vùng đồng bằng châu thổ cũ sông
Mã – sông Chu.
45. Vùng châu thổ hiện đại sông Mã –
sông Chu.

46. Vùng đồng bằng ven biển Diễn
Châu.
47. Vùng đồng bằng xen đồi Vũ Liệt –
Hƣơng Khê.
48. Vùng châu thổ sông Cả.
49. Vùng đồng bằng ven biển Kì Anh.
50. Vùng đồng bằng ven biển Ba Đồn.
Miền đồng bằng
51a. Vùng đồi bazan Vĩnh Linh.

Bình Trị Thiên
51b. Vùng đồng bằng ven biển Đồng
Hới.
Trong hai tác phẩm “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam”, 1976 và “Địa lí tự
nhiên Việt Nam” (phần khu vực), 1974, Vũ Tự Lập đã đƣa ra một hệ thống các đơn vị
phân vùng địa lí tự nhiên (gọi tắt là hệ thống phân vị). Hệ thống này đƣợc xây dựng
theo những nguyên tắc rõ ràng, phản ánh đúng đắn mối quan hệ giữa các quy luật phân
hoá không gian của địa lí quyển; đồng thời có đầy đủ các cấp (phần đất liền) để có thể
phân vùng ở mọi tỉ lệ cho các kích thƣớc lãnh thổ lớn nhỏ, cho cả miền núi và đồng
bằng. Ngoài ra trong hệ thống này còn có những đơn vị chủ yếu (những đơn vị bắt
buộc) có chỉ tiêu chính xác để làm chỗ dựa cho việc phân vùng một lãnh thổ theo cách
tiến hành “từ trên xuống” hoặc “từ dƣới lên”; từ cấp lớn nhất (địa lí quyển) đến cấp
nhỏ nhất (điểm địa li). Hệ thống này đƣợc thể hiện bằng sơ đồ sau: (Hình 1.1).
B
Á miền
đồng
bằng
Nghệ
Tĩnh

22


Địa lí quyển

Đại dƣơng

Đất liền

Ô địa lí


Vòng địa lí

Xứ địa lí

Đới địa lí

Miền địa lí
Khu địa lí

Khối địa lí
Á khu địa lí
Đai cao địa lí
Cảnh địa lí

Á cảnh địa lí

Á đai cao địa lí
Nhóm dạng địa lí
Dạng địa lí
Á dạng địa lí
Nhóm diện địa lí
Diện địa lí
Điểm địa lí

Hình 1.1. Hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập (1974)
Qua sơ đồ này, cho thấy một mặt phải xét đồng thời các quy luật phân hoá, vì
trên thực tế các quy luật địa đới và phi địa đới xâm nhập vào nhau và tác động tƣơng
hỗ với nhau. Nhƣng mặt khác, lại phải thấy sự thống nhất giữa các quy luật này là sự
thống nhất biện chứng, có mau thuẫn, nghĩa là có lúc, có nơi một quy luật nào đó sẽ

trội và quy luật kia chỉ giữ vai trò thứ yếu. Hơn nữa các quy luật phân hoá này có tính
độc lập tƣơng đối vì có nguồn gốc phát sinh riêng nên không thể xếp các đơn vị do

23


chúng hình thành trong mối quan hệ trực tiếp trên dƣới mà phải sắp xếp các cấp phân
vị theo hai dãy (địa đới và phi địa đới). Một xứ không thể nằm gọn trong phạm vi một
đới và ngƣợc lại một đới cũng có thể chạy qua nhiều xứ. Vì thế hệ thống phân vị này
có hai đoạn, các cấp phân vị đƣợc sắp xếp theo hai dãy (địa đới và phi địa đới). Tuy
nhiên, song song tồn tại với sự sắp xếp hai dãy này, xen kẽ lại có những đoạn các cấp
phân vị trong hệ thống đƣợc sắp xếp theo một dãy, hình thành nên một số cấp do sự
đan cắtgiữa hai dãy địa đới và phi địa đới (ví dụ cấp miền địa lí, khu địa lí). Ngoài ra
trong hệ thống nàycòn thấy có một số cấp phân vị chỉ có một khu vực núi (khối, đai
cao, á đai cao) và một số cấp khác chỉ có mặt ở khu vực đồng bằng (á khu, á cảnh).
Trong giáo trình này, về cơ bản chúng tôi dựa vào sơ đồ phân vùng theo hệ
thống phân vị của Vũ Tự Lập. Tuy vậy chúng tôi chỉ phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ
việt nam, phần đất liền, tới cấp khu và có sự điều chỉnh một số khu trong ba miền tự
nhiên ở nƣớc ta.
1.3.3. Những chỉ tiêu cơ bản để chẩn đoán các cấp phân vị
Hiện nay đối với mỗi cấp phân vị đều có một phức hệ chỉ tiêu định tính và định
lƣợng. Các chỉ tiêu chẩn đoán là những dấu hiệu dựa vào đó, bất kì ngƣời làm công tác
phân vùng nào cũng có thể xác định xem một khu vực nào đó là địa tổng thể thuộc cáp
nào. Các cấp phân vị có nhiều nhƣng ở đây ta chỉ xét các cấp có thể gặp trên lãnh thổ
Việt Nam và đã đƣợc các nhà địa lí đề cập tới.
1.3.3.1. Vòng địa lí
Vòng địa lí là đơn vị đƣợc dùng để phân chia các lãnh thổ rộng lớn nhƣ một
châu lục, một nửa cầu. Cấp này đƣợc xác định dựa vào nền tảng nhiệt hoặc là cán cân
bức xạ tính theo kcal/cm2/năm, hoặc là tổng nhiệt độ trên 100C (vì theo Buđucô tổng
nhiệt độ trên 100C chia cho 100 xấp xỉ với trị số cán cân bức xạ). Tuy nhiên tại một số

nơi hai giá trị này không trùng khớp, nhất là ở các khu vực núi và khu vực có gió mùa
nhƣ ở nƣớc ta, tổng nhiệt độ giảm nhanh hơn cán cân bức xạ, nên tại những nơi này có
sự thay thế tổng nhiệt độ trên 100C, bằng tổng nhiệt độ trên 00C. Số lƣợng các vòng
địa lí thay đổi, ít nhất là 2 (nội chí tuyến và ngoại chí tuyến), nhiều nhất là 7 (cực, cận
cực, ôn đới, á nhiệt đới, nhiệt đới, á xích đạo và xích đạo). Đa số các nhà địa lí phân ra
5 vòng địa lí, bao gồm:
- Xích đạo: tổng nhiệt độ trên 95000C
- Nhiệt đới: tổng nhiệt độ trên 75000C
- Á nhiệt đới: tổng nhiệt độ trên 45000C
- Ôn đới: tổng nhiệt độ trên 17000C
- Hàn đới: tổng nhiệt độ dƣới 17000C
Theo Vũ Tự Lập, nếu chỉ tiêu của vòng địa lí chủ yếu dựa vào chu kì quang thì
nên chia ba vòng địa lí, trong mỗi vòng sẽ căn cứ vào tổng nhiệt độ mà chia nhỏ thành
các vòng phụ. Ba vòng đó là: 1. Vòng cực; 2. Vòng ngoại chí tuyến; 3. Vòng nội chí
tuyến. Nhƣ vậy, Việt Nam nằm trọn trong vòng nội chí tuyến (có thể chia nhỏ thành
hai vòng phụ là chí tuyến (nhiệt đới) với tổng nhiệt độ trên 75000C và xích đạo với
tổng nhiệt độ trên 95000C).
1.3.3.2. Đới địa lí
Đới địa lí là đơn vị thông dụng nhất trong phân vùng địa lí tự nhiên theo quy
luật địa đới. Những chỉ tiêu cơ bản để xác định các đới địa lí là:

24


- Đới có một chỉ số tƣơng quan nhiệt - ẩm nhất định (chỉ số ẩm ƣớt của
N.N.Ivanov và G.N.Vƣxotxki; chỉ số khô hạn của A.A.Grigoriev và M.L.Buđucô hay
chỉ số thuỷ nhiệt của G.T.Xêlianhinov).
- Đới phải tƣơng ứng với một kiểu lớp phủ thổ nhƣỡng – sinh vật địa đới nhất
định, trong đó chú trọng đến kiểu thực vật địa đới nhiều hơn thổ nhƣỡng (quan hệ giữa
thực vật với khí hậu – nhân tố chủ yếu tạo đới – mật thiết so với quan hệ giữa thổ

nhƣỡng với khí hậu). Thổ nhƣỡng là thành phần bảo thủ hơn, phản ứng chậm hơn đối
với điều kiện khí hậu. Ranh giới của đới ở ngoài thực địa đƣợc xác định theo các kiểu
thổ nhƣỡng – thực vật địa đới (Thí dụ: đới rừng rậm nhiệt đới gió mùa trên đất Feralit
đỏ vàng).
Trên thực tế việc xác định các đới gặp những khó khăn nhất định: Một là các
chỉ tiêu định lƣợng (chế độ nhiệt, hoàn lƣu khí quyển, các đặc điểm của tự nhiên phụ
thuộc vào tƣơng quan nhiệt - ẩm) nhiều khi chỉ mới dựa vào trị số trung bình năm mà
chƣa phản ánh hết đƣợc các phức hệ khí hậu (bao gồm các trị số cực đại, cực tiểu, các
thời tiết đặc biệt và nhịp điệu mùa). Hai là việc dựa vào kiểu thực vật địa đới (đặc
trƣng bằng sự ƣu thế của một dạng sống nhất định kiểu nhƣ thân gỗ, cây bụi, thảm cỏ
v.v…) cũng không dễ dàng vì nhiều khi thực vật có biên độ sinh thái rộng, phải chú ý
đến cả tình hình sinh trƣởng và lịch sử khu hệ thực vật…
1.3.3.3. Địa ô (ô địa lí)
- Ô địa lí là kết quả của sự phân hoá theo kinh độ. Những biến đổi về khí hậu do
sự phân bố lục địa và biển thông qua hoạt động ƣu thế của các khối không khí hải
dƣơng – lục địa (gọi tắt là các bình lƣu khí quyển hải dƣơng – lục địa).
- Ranh giới các ô địa lí thƣờng đƣợc xác định theo một trong ba dấu hiệu hoặc
sự kết hợp của cả ba dấu hiệu với nhau. Đó là:
+ Phù hợp với một đƣờng đẳng độ lục địa nhất định;
+ Trùng với các dãy núi lớn là những bình phong chắn các bình lƣu khí quyển;
+ Những biến dạng theo độ lục địa của các thực bì địa đới.
Trong mỗi ô địa lí, do tính chất độc đáo của chế độ nhiệt – ẩm có thể bao gồm
một tập hợp các đới địa lí.
1.3.3.4. Xứ địa lí
- Xứ địa lí phải có sự thống nhất của một địa cấu trúc (nền bằng, khiên, vùng
uốn nếp) hoặc có dạng ƣu thế của vận động kiến tạo mới nhất, khiến cho các bộ phận
địa – cấu trúc khác nhau có chung những nét đại địa hình (núi, đồng bằng, cao
nguyên…). Trong từng trƣờng hợp, có sự xen kẽ giữa một số đơn vị đại địa hình (núi
xen đồng bằng, hay đồng bằng xen núi) thì những đơn vị này phải không thể tách biệt
về mặt lãnh thổ và phải có liên quan với nhau về lịch sử phát sinh và phát triển.

- Trong phạm vi rộng, xứ có đặc trƣng là có sự thống nhất khí hậu (xứ thƣờng
là nơi hình thành các khối khí, hoặc nếu khối khí từ nơi khác đến thì bị biến tính rõ
rệt), do đó xứ có một đai khí hậu riêng liên quan đến độ cao tuyệt đối của xứ, đến đặc
điểm cấu trúc sơn văn, và đến mức độ lục địa của khí hậu (chế độ khí hậu là lục địa,
đại dƣơng hay gió mùa…)
- Ranh giới của xứ địa lí chủ yếu đƣợc vạch theo đại địa hình, có xét tới cấu
trúc địa chất – kiến tạo và đại khí hậu. Trong trƣờng hợp một xứ núi, lại phải có những
nét riêng trong cấu trúc các vành đai theo độ cao.
1.3.3.5. Miền địa lí

25


×