Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLENIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.45 KB, 13 trang )

Trường Đại học Duy Tân
Khoa Chính Trị

TIỂU LUẬN
NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG TRÁI
QUY LUẬT KHÁCH QUAN VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ.

GVHD : TRỊNH ĐÌNH THANH
SVTH :

ĐOÀN QUỐC TUẤN

MSSV :

2021418444

LỚP

PHI 161 FA

:

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2017


Mục lục

2



A.MỞ ĐẦU:
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac-LeNin nói chung và triết
học Mac-LeNin nói riêng là môn khoa học cơ bản trang bị cho
chúng em những kiến thức cơ bản trong nhận thức và hành động.
Triết học là định hướng, là dẫn dắt, là hạt nhân của lý luận thế giới,
Giúp con người xây dựng thế giới khoa học ,văn minh, chính nghĩa.
Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật và hiện tượng phong phú
và đa dạng. Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về
hai lĩnh vực: vật chất và ý thức. Có rất nhiều quan điểm triết học
xoay quanh vấn đế về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, nhưng chỉ
có quan điểm triết học Mác - Lênin là đúng và đầy đủ đó là: vật chất
là cái có trước, ý thức là cái có sau.
Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động
trở lại vật chất. Trước năm 1986, đất nước ta đã gặp rất nhiều khó
khăn bởi một nền kinh tế trì trệ, một hệ thống quản lý yếu kém cũng
là do một phần không nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa
vận chất và ý thức. Vấn đề này đã được nhận thực đúng sau đổi mới
ở đại hội VI, và quả nhiên đã giành rất nhiều thắng lợi sau khi đã
chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều này là 1 ví dụ cho chúng ta thấy sự quan trọng của quy luật
khách quan. Và hôm nay em xin làm bài tiểu luận về đề tài: “tìm

hiểu một số biểu hiện không tôn trọng quy luật khách quan
và hậu quả của nó”.

B. NỘI DUNG
3



Chương I: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm trong việc
giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
Dựa trên tổng kết toàn bộ lịch sử triết học, Ph.Ăngghen cho rằng:
“Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện
đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”(C.Mác và
Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20,
tr.403), hay giữa ý thức với vật chất.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
Mặt thứ nhất, (mặt bản thể luận) trả lời câu hỏi: trong mối quan hệ
giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước,
cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai, (mặt nhận thức luận) trả lời câu hỏi: tư duy con người
có khả năng nhận thức thế giới hay không?
Việc giải quyết vấn hai mặt vấn đề cơ bản của triết học là xuất phát
điểm của các trường phái lớn: chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy
vật; khả tri luận (thuyết có thể biết) và bất khả tri luận (không thể
biết). Ngoài ra còn có chủ nghĩa nhị nguyên và hoài nghi luận.
Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm:
bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là
tính thứ hai; vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức.
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học cho rằng: bản chất của
thế giới là tinh thần; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai;
ý thức có trước và quyết định vật chất.

4


Chủ nghĩa duy tâm có hai trào hình thức cơ bản là Chủ nghĩa duy

tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan.Chủ nghĩa duy tâm
khách quan thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức nhưng tinh
thần, ý thức đó được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức
khách quan có trước và tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con
người. Những đại biểu của trào lưu này là Platon, Hêghen, Tômat
Đacanh… Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của
ý thức con người, khẳng định ý thức quyết định vật chất, vật chất
không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào cảm giác, ý thức. Những đại
biểu của trào lưu này là G.Beccơli, D.Hium.
Ngoài sự phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người
ta còn phân biệt:
Thuyết nhất nguyên là khuynh hướng triết học cho rằng thế giới chỉ
có một bản nguyên, là thực thể vật chất hoặc thực thể tinh thần có
trước và quyết định. Tùy theo quan niệm cho rằng vật chất hay tinh
thần là thực thể của thế giới mà thuyết nhất nguyên có hai hình thức
tương ứng: thuyết nhất nguyên duy vật và thuyết nhất nguyên duy
tâm.
Thuyết nhị nguyên cho rằng có hai thực thể vật chất và ý thức song
song tồn tại, không phụ thuộc lẫn nhau.
Thuyết đa nguyên là khuynh hướng triết học cho rằng có nhiều cơ
sở, nhiều bản nguyên của tồn tại, chúng không phụ thuộc lẫn nhau.
Trong việc giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học có hai
khuynh hướng đối lập nhau là thuyết khả tri và thuyết bất khả tri. Đa
số các nhà triết học khẳng định rằng con người có khả năng nhận
thức được thế giới, có khả năng đạt được chân lý khách quan.

5


Một số các nhà triết học phủ nhận một phần hay toàn bộ khả năng

nhận thức của con người. Những nhà triết học này thuộc thuyết bất
khả tri (có nghĩa là không thể nhận thức được). Đại biểu của khuynh
hướng này là Protagor, D.Hium, I.Cantơ…
Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật tồn tại và phát
triển có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, đồng
thời thường gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong
lịch sử. Chủ nghĩa duy vật không chỉ tổng kết, khái quát kinh
nghiệm và thành tựu mà con người đạt được mà còn định hướng cho
hoạt động thực tiễn của con người.
2.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng-hình thức phát triển cao nhất của
chủnghĩa duy vật. Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của khoa học
và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật được hình thành và phát triển với ba
hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật
siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.

a. Chủ nghĩa duy vật chất phác

Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết
học duy vật thời kỳ cổ đại. Họ thừa nhận tính thứ nhất của vật chất
nhưng lại đồng nhất vật chất với một hay dạng tồn tại cụ thể của vật
chất, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của vũ trụ. Đó là sự
nhận thức mang tính trực quan nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác
Scó ưu điểm là đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự
nhiên mà không viện đến một thần linh hay một đấng sáng tạo nào
để giải thích thế giới.
6


b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình


Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy
vật, phát triển rõ nét từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, và đạt đỉnh cao
vào thế kỷ XIX, nó gắn với thời kỳ cơ học cổ điển phát triển mạnh,
do đó chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình,
máy móc. Đặc điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình là nhận thức
thế giới như một cỗ máy cơ giới mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở
trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Nếu có biến đổi thì chỉ có sự tăng, giảm
đơn thuần về số lượng, do những nguyên nhân bên ngoài gây ra.
Tuy chưa phản ánh đúng hiện thực trong mối liên hệ phổ biến và sự
phát triển nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần vào việc
chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử
chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời Phục hưng ở các nước Tây
Âu.

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng
từ những năm 40 của thế kỷ XIX và được V.I.Lênin phát triển. Chủ
nghĩa duy vật biện chứng ra đời trên cơ sở kế thừa tinh hoa trong
lịch sử triết học, dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự
nhiên vì vậy, đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất
phác và chủ nghĩa duy vật siêu hình. Trên cơ sở phản ánh đúng đắn
7


hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển,
chủ nghĩa duy vật biện chứng là công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận
thức và thực tiễn cách mạng.


CHƯƠNG II : MỘT SỐ BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG
TRÁI QUY LUẬT VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ

1.

TRONG TỰ NHIÊN:

Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật
chất, của quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt
động tự nhiên và thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách
quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của
mình. LeNin đã nhiều lần nhấn mạnh không được lấy ý muốn chủ
quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm điểm xuất
phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý
muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay
cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.
8


Nếu ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn thì con người phải phát huy tính năng động chủ quan.
Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích
cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con người. Bản than ý
thức không tự nó trực tiếp thay đổi được gì trong thực tiễn. Điều đó
có nghĩa là sự tác động của ý thức phải thông qua hoạt động của con
người bắt đầu từ khâu nhận thức cho được quy luật khách quan. Biết
vận dụng đúng quy luật khách quan cần phải có ý chí, phải có
phương pháp tổ chức hành động, vai trò của ý thức là ở chổ trang bị
cho con người những kiến thức cơ bản về bản chất quy luật khách
quan của đối tượng.


2.

TRONG XÃ HỘI

Như chúng ta đã biết sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất
nước, nền kinh tế miến bắc bị suy giảm nghiêm trọng. Cơ sở vật
chất kĩ thuật yếu kém, cơ cấu kinh tế mất cân đối, năng suất lao
động thấp sản xuất nông nghiệp chưa cung cấp đủ lương thực cho
dân, nguyên liệu cho công nghiệp, hàng hoá cho xuất khẩu, ngoài ra
còn bị tàn phá nặng nề bởi đế quốc Mĩ. Ở miền nam sau 20 năm
chiến tranh nền kinh tế bị đảo lộn, nông nghiệp bị hoang hoá ở
nhiều vùng Trước tình hình đó đại hội Đảng ta lần thứ IV đã đề ra
chỉ tiêu và kế hoạch 5 năm 1976-1980 về xây dựng và phát triển
vượt quá khả năng kinh tế 1975 phấn đấu đạt 21 triệu tấn lương thực
9


1 triệu tấn cá biển, 1triệu ha khai hoang,1triệu 200 ha rừng mới10
triệu tấn than sạch ngoài ra còn đề xuất xây dựng thêm các cơ sở
mới về công nghiệp như cơ khí và đặc biệt là phải cải tạo Xã Hội
Chủ Nghĩa ở miền nam. Những chủ trương chính sách sai lầm đó đã
gây tổn hại đến nền kinh tế cuộc sống nhân dân đến hết 1980, nhiều
chỉ tiêu đề ra chỉ đạt được 50-60%, nền kinh tế tăng trưởng chậm,
tổng sản phẩm xã hội bình quân là 1,5% công nghiệp tăng 2,6%
nông nghiêp giảm 0,15%.

Đại hội Đảng lần V vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn mới cho
nền kinh tế 1981-1985. Chúng ta chưa khắc phục chủ quan trì trệ
trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo Xã Hội Chủ Nghĩa và quản lý

kinh tế lại phạm những sai lầm mới rong lĩnh vực phân phối lưu
thông.

Nhìn chung vẫn chưa đạt được mục tiêu đại hội V đề ra.
Tất nhiên ngoài những yếu tố chủ quan còn có yếu tố khách quan
dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế do chiến tranh, bối cảnh quốc tế
song chúng ta vẫn mắc sai lầm chủ quan trong việc quản lý cán bộ,
phát triển lực lượng sản xuất.
Nhắc lại thấy rõ tác động tiêu cực của ý thức đối với vật chất, thấy
rõ tác động qua lại giữa kinh tế và chính trị trước khi có công cuộc
đổi mới. Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng nếu ý thức là tiêu
cực thì sớm muộn sẽ bị đào thải.
b.
Hiện nay, nguồn lợi thủy sản ngày một mất dần về số lượng và
thành phần loài do có rất nhiều nguyên nhân. Một trong những
nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sự giảm sút về sản lượng
thuỷ sản là việc sử dụng xung điện để khai thác thuỷ sản tại các
10


sông, hồ, đồng ruộng,
Từ đầu mùa lũ, một số người dân các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa,
Vĩnh Hưng của tỉnh Long An đã dùng xung điện bắt cá trong ruộng
và kênh rạch nội đồng. Đến thời điểm nước lũ rút, nhiều người dùng
ghe và cào điện xuống tận lòng sông để đánh cá.
Và hậu quả của nó là:
· Làm chết hầu hết các loài thuỷ sản, thuỷ sinh trong vùng nước.
· Huỷ hoại nơi sinh sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thuỷ sản.
· Việc sử dụng bình ắc quy và bộ kích điện để đánh bắt cá đã xuất
hiện từ lâu và đang trở thành công cụ mưu sinh của nhiều gia đình

trong vùng lũ. Người dân có thể tự mua bình ắc quy và dây điện về
tự chế tạo hoặc mua bộ kích điện bán sẵn với giá chưa tới 2 triệu
đồng/bộ. Việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện rất đơn giản, chỉ
cần kích điện là tất cả các

loại cá lớn, nhỏ trong bán kính 2 - 3m đều bị chết hoặc nổi lên mặt
nước. Sau đó, người dân dùng lưới, vợt để vớt cá, tôm.
· Không chỉ dùng bình ắc quy nhỏ, nhiều người còn sử dụng cào
điện công suất lớn, trang bị cả ghe, lưới để quét sạch các loại thủy
sản trên diện rộng. Trung bình mỗi ngày người sử dụng xung điện
bằng bình ắc quy cầm tay có thể bắt được gần chục kilogam thủy
sản các loại, còn với các ghe cào điện thì số thủy sản thu được tăng
lên từ 3 -5 lần. Chính do cách khai thác tận diệt này mà nguồn lợi
thủy sản trên các kênh, rạch vùng Đồng Tháp Mười bị suy giảm
đáng kể và đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
· Các dụng cụ xung điện không chỉ tận diệt nguồn lợi thủy sản trong
tự nhiên mà còn là “lưỡi hái tử thần” đe dọa tính mạng người đi
đánh bắt cá. Trường hợp anh Võ Thành Đô, , ở ấp 2, xã Tân Trạch,
huyện Cần Đước là một ví dụ. Anh Đô dù đã có công việc ổn định
nhưng lại có sở thích bắt cá đồng về ăn cùng bạn bè. Một ngày cuối
11


tháng 9, trong lúc dùng bộ kích điện mua sẵn để bắt cá ở ao nước
gần nhà, anh Đô bị điện giật gây tử vong, để lại người vợ trẻ và đứa
con trai mới 3 tuổi.
Ông Nguyễn Văn Trung, Phó Chủ tịch xã Tân Trạch, huyện Cần
Đước cho biết: Dù đã được cảnh báo về sự nguy hiểm của việc sử
dụng xung điện đánh bắt thủy sản, thậm chí bị tịch thu bình ắc quy,
cần kích điện nhưng một số người dân vẫn cố tình vi phạm. Trong

thời gian tới, chính quyền xã sẽ phối hợp với các ban ngành, đến
từng nhà tuyên truyền để người dân bỏ nghề đánh bắt cá bằng xung
điện; đồng thời có biện pháp hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề
nghiệp để giảm thiểu nguy cơ cạn kiệt nguồn thủy sản và đảm bảo
tính mạng cho người dân.
Trên là 2 ví dụ cho ta thấy được những hậu quả nghiêm trọng của
việc không tôn trọng quy luật khách quan, chúng ta phải bắt đầu
nhìn nhận, giải quyết mọi việc từ thực tế khách quan.

Kết Luận:
Hậu quả của việc không tôn trọng nguyên tắc khách quan rất là
khôn lường. Ở trên là những ví dụ điển hình về việc đó. Vì vậy
chúng ta cần phải hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản khách quan
để tránh phạm phải lỗi lầm đáng tiếc.

12


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
13


1. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin 1. Ths. Trịnh Đình Thanh – Đh Duy Tân.
2. Thời báo kinh tế Việt Nam.
3. Internet.

14




×