Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

QUY TRINH SAN XUAT CAY XA LACH (lactura sativa car capitala l ) THEO GAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.64 KB, 3 trang )

Cây xà lách
(Lactura sativa car capitala L.)
I. Nguồn gốc, đặc tính sinh học và giá trị dinh dưỡng
1.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
Xà lách có nguồn gốc từ Trung á, nó được dùng làm rau ăn và làm thuốc từ năm 4500 trước
công nguyên. Nó là rau phổ biến ở Hylạp và Italia. ở các nước Tây Âu xà lách cuốn mới được
biết và sử dụng vào thế kỷ XIV, nhưng loại xã lách xoăn thì được dùng từ rất lâu. Ngày nay xà
lách là loại rau ăn sống quan trọng của hầu hết các nước trên thế giới.
Trong y học cổ truyền xà lách có vị đắng, tính lạnh, bổ gân cốt, có tác dụng chữa bệnh gan,
chứng mất ngủ... ngày nay người ta biết trong thân lá của xà lách có các thành phần như
lactucarium có tác dụng có thể so sánh với thuốc phiện, lactucerin, lactucin, acid lactucic,
asparagin, hioscyamin, chlorophin, vitamin A, C, D, E, các khoáng chất Fe, Ca, P, I, Mn, Zn,
Cu, Na, Cl, K, Co, As, các phosphas, sulffat, sterol, caroten...
Người ta đã tìm thấy trong xà lách có một đơn vị vitamin E/50g và 17,7mg vitamin C/100g cây
tươi. Để trong 3 ngày lượng vitamin C giảm xuống 4mg nếu ta không giữ dễ cây cẩn thận trong
nước.
Từ thành phần phong phú trên, người ta đã xác định được các tính chất của xà lách là giải nhiệt,
lọc máu, khai vị (vào đầu bữa ăn, nó kích thích các tuyến tiêu hóa), cung cấp các chất khoáng,
giảm đau, gây ngủ, trị ho, trị đái đường, lợi sữa, dẫn mật, chống thối.
Xà lách được chỉ định dùng làm thuốc trong các trường hợp thần kinh dễ kích thích, suy nhược
tâm thần, đánh trống ngực, co giật nội tạng, chứng đau dạ dày, di mộng tinh, kích thích sinh lý,
mất ngủ, mất khoáng chất, ho, ho gà, ho thần kinh, suyễn, đái đường, thống phong, tạng khớp,
bệnh sỏi, viêm thận, hành kinh đau bụng, vàng da, sung huyết gan, táo bón.
Người ta có thể dùng xà lách với liều điều trị là # thìa cafê dịch, ngày thứ hai 1 thìa, ngày
thứ ba 1 thìa #, cho đến ngày thứ 10 uống 5 thìa rồi giảm dần trở lại # thìa. Hoặc dùng
Lactucarium tức là dịch khô của cây. Nó có hiệu quả đối với bệnh thấp khớp, thống phong,
ho, hen và các rối loạn thần kinh.
Để dùng ngoài, có thể sắc nước dùng rửa trị bệnh nấm hoặc lấy lá nấu lên dẫn dầu dừa dùng


đắp trị mụn nhọt, apxe, bỏng. Dùng đắp liên tiếp vào ngực và vào lưng để trị ho.


Cần chú ý là chất Lactucarium không có hại như thuốc phiện vì nó làm dịu sự kích thich thần
kinh. Nó không gây nên táo bón và làm mất cảm giác ăn ngon miệng và không có tác dụng tổn
thương đến các bộ máy tuần hoàn và tiêu hóa.
Tùy giống mà lá có thể khác nhau, cuốn (xà lách) hay không cuốn (rau diếp). Thân thuộc loại
thân thảo và có một loại dịch trắng như sữa có thể dùng làm thuốc trong y học. Có bộ rễ rất
phát triển và phát triển rất nhanh.
1.2. Yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệt độ: xà lách phát triển tốt ở 8- 25oC, còn rau diếp từ 10- 27oC. Nhiệt độ thích hợp cho
toàn bộ quá trình sinh trưởng từ 15- 20oC.
- ánh sáng: ánh sáng ngày từ 10- 12 giờ rất thuận lợi để đạt năng suất cao.
- Nước: Độ ẩm thích hợp của đất từ 70- 80%.
- Đất và chất dinh dưỡng: Xà lách không kén đất, chỉ yêu cầu thoát nước; pH 5,8- 6,6. Sau khi
trồng 28- 40 ngày đã được thu hoạch, do đó cần các loại phân dễ tiêu.
II. Biện pháp kỹ thuật
2.1. Các giống xà lách và rau diếp trồng ở nước ta:
- Rau diếp:
+ Rau diếp xoăn (rau diếp ngô) mép lá xoăn ăn giòn
+ Rau diếp ta (có loại lá vàng và loại lá xanh).
- Xà lách:
+ Xà lách trứng: Lá trắng, chịu được mưa nắng, cuộn chắc.
+ Xà lách li ti: Lá xanh nhạt, tán lớn, ít cuộn xốp, chịu úng.
2.2. Thời vụ:
- Xà lách trứng: Gieo từ tháng 7 đến tháng 2.
- Xà lách li ti: Gieo từ tháng 3- 4 để ăn trong vụ hè.
- Rau diếp xoăn: Gieo tháng 8 đến tháng 3.
- Rau diếp ta: Gieo như trên, nhưng cũng có thể gieo gieo chậm hơn cũng được. Một hecta cần
350g- 450g hạt (13- 16g/1 sào). Tuổi cây giống 25- 30 ngày.


2.3. Làm đất, bón phân:

Đất yêu cầu làm nhỏ, tơi, kỹ, luống cao 7- 10cm. Chủ yếu là bón lót bằng phân chuồng hoai
mục, nếu không có phân chuồng hoai mục có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng dùng
800-1000 kg/ha tùy vào từng loại đất.
Lượng phân cần bón cho 1 ha như sau:
Tổng lượng
Loại phân

Bón lót

Bón thúc

(%)

(%)

7.000-10.000

100

-

7-10

-

100

20 - 25

40


60

phân bón (kg
/ha)

Phân chuồng
hoai mục
N
K2O

Chỉ bón đạm khi thấy cây có hiện tượng đói đạm và kết thúc bón phân trước khi thu hoạch 1015 ngày.
Bón phân kết hợp với xới xáo, làm cỏ
2.4. Trồng cây
Cây cách cây cách nhau 15- 18cm, đảm bảo mật độ 200.000- 300.000 cây/ha
2.5. Chăm sóc
- Tưới nước: Trồng xong tưới ngay, mỗi này một lần, sau chỉ tưới giữ ẩm, 2- 3 hôm mới tưới.
2.6. Thu hoạch:
Trồng được 30- 40 ngày thì thu hoạch. Năng suất xà lách của nước ta hiện nay từ 30- 45tạ/ha.



×