Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sử _Ngày làm số 25_Kỹ sư hư hỏng_Ôn THPT Quốc gia 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.07 KB, 6 trang )

HÀNH TRÌNH 80 NGÀY ĐỒNG HÀNH CÙNG 99ER
BIÊN TẬP: KỸ SƯ HƯ HỎNG

Họ và tên thí sinh:.........................................................
Số Báo Danh: ................................................................

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút

ĐỀ SỐ 25/80

Câu 1. Hội nghị cấp cao của 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ 4 - 11/2/1945 được tổ chức ở đâu?
A.Tại Oasinhtơn (Mĩ)
B.Tại Ianta (Liên Xô)
C.Tại Pốtđam (Đức)
D.Luân đôn (Anh)
Câu 2. Để kết thúc nhanh chiến tranh ở Châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống
nhất mục đích gì?
A.Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
B.Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức ở Beclin.
C.Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
D.Tất cả các mục đích trên
Câu 3. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập Liên Hợp Quốc tại hội nghị nào?
A. Hội nghị Ianta (Liên Xô)
B. Hội nghị Xan Phranxicô (Mĩ)
C. Hội nghị Pốtđam - Đức
D. A và B đúng
Câu 4. Nô ̣i dung gây nhiề u tranh caĩ nhấ t giữa ba cường quố c Liên Xô, My,̃ Anh ta ̣i Hô ̣i nghi ̣ Ianta
(Liên Xô):
A. Kế t thúc chiế n tranh thế giới thứ hai để tiêu diê ̣t tâ ̣n gố c chủ nghiã phát xit́ Đức và chủ nghiã quân


phiê ̣t Nhâ ̣t.
B. Thành lâ ̣p tổ chức quố c tế - Liên Hơ ̣p Quố c.
C. Phân chia khu vực chiế m đóng và pha ̣m vi ảnh hưởng của các cường quố c thắ ng trâ ̣n.
D. Giải quyế t các hâ ̣u quả chiế n tranh, phân chia chiế n lơ ̣i phẩ m
Câu 5. Năm 1949, đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nào?
A.Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B.Liên Xô đập tan cuộc "chiến tranh lạnh".
C.Liên Xô thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
D.Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 6. Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á là “con rồng” kinh tế châu Á?
A. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan
B. Trung Quốc, Nhật Bản.
C. Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản
D. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công.
Câu 7. Sau khi giành được độc lập, nhóm 5 nước sang lập ASEAN phát triển đất nước theo chiến
lược:
A. Công nghiệp hóa thay thế xuất khẩu
B. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
C. Cả hai đều đúng
B. Cả hai đều sai.
Câu 8. Mốc thời gian nào đánh dấu sự phát triển mới của ASEAN?
A. 2/1976
B. 7/1995
C. 7/1997
D. 9/1999.
Câu 9. Vì sao thực dân Pháp tiến hánh khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?
A. Để Bù vào nhừng thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 1



B. Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.
C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10. Trong cuộc khai thác thuộc địa lẩn thứ hai thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất
vào các ngành nào?
A. Công nghiệp chế biến.
B. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Giao thông vậntải.
Câu 11. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho
nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?
A. Nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
B. Nền kinh tế mở cửa.
C. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ Ihuộc vào pháp.
D. Nền kinh tế thương nghiệp và công nghiệp phát triển.
Câu 12. Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là gì?
A. Vừa thai thác vừa chê biến.
B. Đầu tư phái triển công nghiệp nhẹ.
C. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao.
Câu 13. Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành phong trào tự giác?
A. Năm 1920 (tổ chức công hội ở Sài Gòn được thành lập)
B. Năm 1925 (phong trào bãi công của công nhân Ba Son)
C. Năm 1929 (sự ra đời ba tổ chức cộng sản Việt Nam)
D. Năm 1930 (Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam)
Câu 14. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô
sản thời gian nào?
A. 1917

B. 1918
C. 1919
D. 1920
Câu 15. Báo đời sống công nhân là của tổ chức nào?
A. Đảng xã hội Pháp
B. Đảng cộng sản Pháp
C. Tổng liên đoàn lao động Pháp
D. Hội liên hiệp thuộc địa
Câu 16. Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về những vấn đề dân tộc và
thuộc địa khi nào? ở đâu?
A. 7/1920- Liên Xô
B. 7/ 1920- Pháp
C. 7/1920- Quảng Châu (Trung Quốc)
D. 7/1920- Anh
Câu 17. Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “như chim én báo hiệu mùa xuân” ?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi
B. Sự thành lập của Đảng cộng sản Pháp
C. Vụ mưu sát tên toàn quyền Méc-lanh của Phạm Hồng Thái
D. Sự thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên
Câu 18. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thực hiên chủ trương “vô sản hóa” khi nào?
A. Cuối năm 1926 đầu năm1927
B. Cuối năm 1927 đầu năm 1928
C. Cuối năm 1928 đầu năm 1929
D. Cuối năm 1929- đầu năm 1930
Câu 19. Việt Nam quốc dân đảng được thành lập thời gian nào?
A. 12/1927
Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 2



B. 11/1926
C. 8/1925
D. 7/1925
Câu 20. Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra vào thời gian nào?
A. 9/2/1930
B. 9/3/1930
C. 3/2/1930
D. 3/9/1930
Câu 21. Báo Thanh niên của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra số đầu tiên vào thời gian
nào?
A. 21/6/1925
B. 21/7/1925
C. 21/8/1926
D. 21/9/1926
Câu 22. Hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “ Ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét nhât
trong thời kì cách mạng nào?
A. 1930-1931.
B. 1932-1935.
C. 1936-1939.
D. 1939-1945.
Câu 23. Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 được thể hiện như thế nào?
A. Phong trào thực hiện sự liên minh công - nông vừng chắc.
B. Phong trào đâu tranh liên tục từ Bắc đến Nam.
C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.
D. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa
phương thuộc Nghệ - Tĩnh và thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Câu 24.Đến tháng 3-1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là gì?
A. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương

C. Mật trận nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 25. Hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 diễn ra như thế nào?
A. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.
B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
C. Lợi dụng tình hình thê giới và trong nước đấu tranh công khai đối mặt với kẻ thù.
D. Đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường là chủ yếu.
Câu 26. Qua các cuộc mít tinh biểu tình, đưa “dân nguyện”, lực lượng nào tham gia đông đảo
và hảng hái nhất?
A. Công nhân và nông dân.
B. Học sinh và thợ thủ công,
C. Trí thức và dân nghèo thành thị.
D. Câu A và c đúng.
Câu 27. Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936- 1939 là gì?
A. Uy tín và ánh hưởng của Đảng được mớ rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.
B. Tư tưởng và chú trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và còng tác của đảng viên
được nâng cao.
C. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.
D. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức,
phương pháp đấu tranh phong phú.
Câu 28. Vì sao phong trào dân chủ 1936-1939 được xem là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho
thắng lợi của Cách mạng tháng 8-1945?
A. Uy tín và ảnh hướng của Đảng được mớ rộng, trình độ của Đảng viên được nâng cao.
B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến rộng rãi.
Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 3


C. Tập dượt cho quần chúng đấu tranh chính trị, thành lập một đội quân chính trị rộng lớn tập hợp

chung quanh Đảng.
D. Tát cả đều đúng.
Câu 29. Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đốt cho dân cày”
được giải quyết như thế nào trong thời kì 1939 - 1945?
A. Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
B. Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Tiếp tục thực hiện hai khẩu hiệu một cách đồng bộ.
D. Cả câu A và B đều đúng.
Câu 30. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 đã đánh dấu sự chuyển hưởng đúng đắn và chỉ đạo
chiến lược cách mạng như thế nào?
A. Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Xác định đúng kẻ thù là phát xít Nhật.
C. Mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.
D. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Câu 31. Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách
mạng tháng Tám 1945?
A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương
lần thứ 6.
C. Giải quyết được vâns đề ruộng đất cho nông dân.
D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
Câu 32. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là gì?
A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất khuất.
B. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong
mọi mặt trận thống nhất.
C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ 2: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh
đã đánh bại phát xít Đức - Nhật.
Câu 33. Khó khăn nào lớn nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2-9-1945
vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

A. Các tổ chức phản cách mạng trong nước và ngoại xâm tìm cách chống phá cách mạng.
B. Nạn đói, nạn dốt đang đe doạ,
C. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu
D. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
Câu 34. Lý do nào là quan trong nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hoà hoãn với
Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
A. Tưởng dùng bọn tay sai Việt quốc, Việt cách để phá ta từ bên trong.
B. Thực dân Pháp dược sự giúp đờ, hậu thuẫn của Anh.
C. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh.
D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.
Câu 35. Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Pháp tăng cường
thực hiện chính sách gì ở Việt Nam?
A. “Mở rộng địa bàn chiếm đóng khắp cả nước”.
B. Phòng ngự đồng bàng Bắc Bộ”.
C. “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
D. “Tập trung quân Âu Phi, mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai”.
Câu 36. Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 là:
A. Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
B. Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện
chiến tranh.
C. Giải phóng dải biên giới Việt - Trung với chiều dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập.
D. Bộ đội ta đã phát triển với ba thứ quân.
Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 4


Câu 37. Ý nghĩa lớn nhất của kế hoạch 5 năm (1961-1965) là gì?
A. Bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều.
B. Nền kinh tế miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.

C. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH.
D. Bắc được củng cố và lớn mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu
phương.
Câu 38. Điểm nào trong các điểm sau đây là điểm khác nhau giữa“ Chiến tranh cục bộ” và
“Chiến tranh đặc biệt”?
A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và tiến hành chiến tranh phá hoại
miền Bắc.
B. Sử dụng cố vấn Mĩ, vù khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam
D. Tất cả các điểm trên.
Câu 39. Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cuộc tiến công chiến lược sang tổng
tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?
A. Chiến thắng Phước Long.
B. Chiến thắng Tây Nguyên,
C. Chiến thắng ở Huế - Đà nẵng.
D. Chiến thắng Quảng Trị.
Câu 40. Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước được nêu ra trong Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI là:
A.Đổi mới về kinh tế.
B. Đổi mới về chính trị.
C. Đổi mới về kinh tế và chính trị.
D. Đổi mới về văn hoá, xã hội.
------HẾT------

Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 5


ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ – ĐỀ 25

1
B
11
C
21
A
31
B

2
C
12
D
22
A
32
C

3
B
13
B
23
D
33
A

4
C
14

D
24
A
34
C

5
D
15
C
25
A
35
C

6
C
16
B
26
A
36
A

7
B
17
C
27
D

37
D

8
A
18
C
28
D
38
A

9
B
19
A
29
A
39
B

10
B
20
A
30
D
40
A


HÀNH TRÌNH 80 NGÀY ĐỒNG HÀNH CÙNG 99ER là khóa cung cấp đề thi
DÀNH RIÊNG CHO THÀNH VIÊN KỸ SƯ HƯ HỎNG
CẬP NHẬT MỚI – Bám sát cấu trúc 2017 từ các Trường Chuyên trên cả nước
Bao gồm các môn Toán Lí Hóa Sinh Văn Anh Sử Địa GDCD
Đăng kí thành viên tại Facebook.com/kysuhuhong
Ngoài ra, thành viên khi đăng kí sẽ được nhận tất cả tài liệu TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY
của Kỹ Sư Hư Hỏng mà không tốn thêm bất kì chi phí nào

Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 6



×