Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Địa_Ngày làm số 23_Kỹ sư hư hỏng_Ôn THPT Quốc gia 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.66 KB, 7 trang )

HÀNH TRÌNH 80 NGÀY ĐỒNG HÀNH CÙNG 99ER
BIÊN TẬP: KỸ SƯ HƯ HỎNG

Họ và tên thí sinh: .........................................................
Số Báo Danh: ................................................................

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017
MÔN: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 50 phút

ĐỀ SỐ 23/80

Câu 1. Điểm cực Nam của nước ta nằm ở xã Đất Mũi thuộc tỉnh:
A. Kiên Giang.
B. Cà Mau.
C. Sóc Trăng.
D. Bạc Liêu.
Câu 2. Vị trí địa lí nước ta không tạo điều kiện thuận lợi cho việc:
A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. Phát triển các ngành kinh tế biển.
C. Phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt.
D. Mở rộng quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới.
Câu 3. Đặc điểm nào không phải của địa hình đồi núi của nước ta:
A. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
B. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình thấp dưới 500 m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.
D. Địa hình tương đối bằng phẳng chiếm phần lớn lãnh thổ.
Câu 4. Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế nước ta là:
A. Tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân.
B. Tăng cường cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật.
C. Thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.


D. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Câu 5. Vùng nào sau đây ở nước ta không nuôi nhiều bò?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 6. Năng suất lao động của khai thác thủy sản nước ta còn thấp chủ yếu do:
A. Môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản giảm.
B. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
C. Chế biến thủy sản, nâng cao chất lương thương phẩm còn hạn chế.
D. Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn hạn chế.
Câu 7. Cho biết điểm giống nhau giữa các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam
Bộ?
A. Các trung tâm công nghiệp đều có quy mô trên 120 tỷ đồng.
B. Các trung tâm công nghiệp đều tập trung với mật độ cao.
C. Các trung tâm công nghiệp đều đa dạng về sản phẩm.
D. Các trung tâm công nghiệp đều phát triển công nghiệp cơ khí.
Câu 8. Trong thời gian qua năng suất lúa của nước ta tăng mạnh là nhờ:
A. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và tăng vụ.
B. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và quảng canh.
C. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và thâm canh.
D. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và xen canh.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Trung du và miền núi phía Bắc có thể trồng được bắp cải, su hào…
vào mùa hè là:
A. Do khu vực này có nhiều đất mùn núi cao và đất fe-ra-lit.
B. Do khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.
C. Do khu vực này có các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 1



D. Do khu vực này có nhiều núi trung bình và núi cao.
Câu 10. Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là:
A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.
C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.
D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số các tỉnh biên giới trên đất liền
giáp với Lào không có tỉnh nào sau đây?
A. Gia Lai.
B. Kon Tum.
C. Điện Biên.
D. Sơn La.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 15, vùng có mật độ dân số thấp nhất là:
A. Tây Nguyên.
B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc.
D. Cực Nam Trung Bộ.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, nguyên nhân chính làm cho ngành nuôi trồng thuỷ sản
nước ngọt phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gì?
A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.
B. Có khí hậu cận xích đạo gió mùa.
C. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
D. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết vận tải đường sông ở phía bắc tập trung
chủ yếu ở hệ thống sông chính nào sau đây?
A. Sông Mê Công - Đồng Nai.
B. Sông Đà Rằng.
C. Sông Mã - sông Chu.

D. Sông Hồng - Sông Thái Bình.
Câu 15. Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm vì:
A. Gió thổi lệch về phía đông qua biển.
B. Gió di chuyển về phía đông.
C. Gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn.
D. Gió càng về gần phía nam.
Câu 16. Nội thuỷ là:
A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.
C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.
D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.
Câu 17. Đặc tính nào sau đây không đúng hoàn toàn với lao động nước ta?
A. Cần cù, sáng tạo, chịu khó.
B. Có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh.
C. Có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.
D. Có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư phong phú.
Câu 18. Hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp nước ta là:
A. Đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.
B. Tăng sản lượng lương thực vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa phục vụ xuất khẩu.
C. Phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản.
D. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến.
Câu 19. Đặc điểm nào sau đây thể hiện được việc nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông
nghiệp nhiệt đới?
A. Chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi và trung du.
B. Áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng trên toàn quốc.
C. Khai thác ngày càng tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
Câu 20. Khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí là hướng chuyên môn hóa của vùng:
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Duyên hải miền Trung.

Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 2


Câu 21. Nguyên nhân chính khiến tiềm năng phát triển nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
hạn chế do
A. Các đồng bằng nhỏ hẹp.
B. Hay có thiên tai, bão lũ.
C. Thiếu nước mùa khô.
D. Đất đai không thích hợp cho cây lúa.
Câu 22. Định hướng phát triển công nghệp của vùng KTTĐ phía Nam trong những năm tới là:
A. Công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm , công nghệ chế biế.
B. Công nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử - tin học, công nghệ cao.
C. Công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm , công nghệ cao.
D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng, công nghệ cao.
Câu 23. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta qua các năm (%)
Năm
2000
2005
2010
2012
2014
Tổng số
100,0
100,0

100,0
100,0
100,0
Thành thị
23,1
25,5
28,0
30,3
30,7
Nông thôn
76,9
74,5
72,0
69,7
69,3
(Nguồn: Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn)
Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta qua các năm có sự chuyển dịch theo hướng
A. Tăng tỉ trọng dân thành thị, giảm tỉ trọng dân nông thôn.
B. Tăng tỉ trọng dân thành thị, tăng tỉ trọng dân nông thôn.
C. Giảm tỉ trọng dân thành thị, giảm tỉ trọng dân nông thôn.
D. Tỉ trọng dân thành thị cao hơn tỉ trọng dân nông thôn.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và kiến thức đã học, hãy cho biết các trung tâm công
nghiệp có quy mô nhỏ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của những vùng nào?
A. Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.
B. Tây Bắc, Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
Câu 25. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:
A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.

C. Gió Tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Câu 26. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. Nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
D. Có nhiều khối núi cao đồ sộ.
Câu 27. Đặc điểm nào sau đây không thuộc ưu điểm của nguồn lao động nước ta:
A. Cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
B. Nguồn lao động dồi dào, gia tăng nhanh.
C. Tiếp thu nhanh khoa học và công nghệ.
D. Lao động có trình độ cao chiếm tỉ lệ rất lớn.
Câu 28. Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh cả cây công nghiệp lâu năm lẫn cây công nghiệp ngắn ngày
nhờ:
A. Có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận xích đạo.
B. Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nhất nước.
C. Có nhiều diện tích đất đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ.
D. Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm.
Câu 29. Biểu hiện nào sau đây chứng minh cho xu hướng chuyển dịch giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng
tỉ trọng của ngành chăn nuôi?
A. Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu từ các sản phẩm chăn nuôi.
Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 3


B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của cây công nghiệp tăng, cây lương thực giảm.
C. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đang giảm, ngành chăn nuôi đang tăng.
D. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng nhanh hơn ngành trồng trọt.
Câu 30. Có vị trí đầu tàu kinh tế, dẫn đầu trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa là vùng kinh tế.

A. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
B. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
D. Vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 31. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
B. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
C. Giáp Vịnh Bắc Bộ (Biển Đông).
D. Giáp với Thượng Lào.
Câu 32. Tuyến đường bộ hướng Đông - Tây nào sau đây không ở vùng Bắc Trung Bộ?
A. Đường số 6.
B. Đường số 7.
C. Đường số 8.
D. Đường số 9.
Câu 33. Các vùng gò đồi của Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển:
A. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
B. Trồng cây hoa màu, lương thực.
C. Chăn nuôi bò, dê, cừu.
D. Kinh tế vườn rừng.
Câu 34. Cho biểu đồ:
Tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp nước ta
thời kỳ 1995 - 2014

Nhận định nào sau đây là đúng với nguyên nhân tăng trưởng cuả ngành than:
A. Công nghệ khai thác ngày càng hiện đại, không có thị trường trong nước.
B. Công nghệ khai thác ngày càng hiện đại, không có thị trường nước ngoài.
C. Công nghệ khai thác ngày càng hiện đại, thị trường kém được đẩy mạnh.
D. Công nghệ khai thác ngày càng hiện đại, thị trường tiêu thụ ổn định.
Câu 35. Cho biểu đồ:


Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 4


Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu nước ta
thời kỳ 1995 - 2014
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Tỉ trọng xuất khẩu và nhập khẩu có sự chuyển dịch.
B. Tỉ trọng xuất khẩu và nhập khẩu nước ta không có sự chuyển dịch.
C. Tỉ trọng xuất khẩu có xu hướng tăng và nhập khẩu có xu hướng giảm.
D. Tỉ trọng xuất khẩu có xu hướng giảm và nhập khẩu có xu hướng tăng.
Câu 36. Cho bảng số liệu
Diện tích lúa cả năm của ĐBSH và ĐBSCL qua các năm (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005
2008
2010
Đồng bằng sông Hồng
1139
1110
1105
Đồng bằng sông Cửu Long
3826
3859
3946
(Nguồn: Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn)
Diện tích lúa năm 2010 của Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn Đồng bằng sông Hồng là do:
A. Diện tích đất phù sa ngọt của ĐBSCL lớn hơn ĐBSH
B. Diện tích đồng bằng sông Cửu Long lớn gấp 3 lần diện tích ĐBSH.

C. Diện tích đất bị thoái hóa, bạc màu của ĐBSH lớn hơn ĐBCSL.
D. Diện tích chưa sử dụng của ĐBSCL còn nhiều hơn ĐBSH.
Câu 37. Cho biết nhận định nào sau đây đúng?
A. Các trung tâm công nghiệp lớn đều nằm ở các tỉnh ven biển từ bắc vào nam.
B. Các trung tâm công nghiệp lớn đều nằm ở hai vùng kinh tế phát triển nhất.
C. Các trung tâm công nghiệp lớn đều nằm ở hai đồng bằng lớn nhất cả nước.
D. Các trung tâm công nghiệp lớn đều nằm ở những khu vực giàu tài nguyên khoáng sản.
Câu 38. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có:
A. Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. Hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.
C. Đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển.
D. Có đủ 3 đai khí hậu ở miền núi.
Câu 39. Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) thuận lợi nhờ vào:
A. Đất đỏ badan thích hợp.
B. Khí hậu các cao nguyên trên 1000 m mát mẻ.
C. Độ cao của các cao nguyên thích hợp.
D. Có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp.
Câu 40. Cho bảng số liệu:
Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 5


Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1979 - 2012
Năm
1979
1989
1999
2009
2012

Gia tăng tự nhiên (%)
2,50
2,28
1,43
1,08
0,99
Số dân (triệu người)
52,46
64,41
76,60
85,85
88,77
(Nguồn: Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn)
Để thể hiện tình hình dân số nước ta thời kỳ 1979 - 1999 biểu thích hợp nhất là:
A. Biểu đồ cột ghép.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ kết hợp cột và tròn.
D. Biểu đồ kết hợp cột và đường.
---------------------HẾT-------------------Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm
2009 đến năm 2016.

Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 6


1B
11B
21B
31D


2C
12B
22C
32A

3D
13D
23A
33C

ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÝ – ĐỀ 23
4C
5C
6D
7B
14D
15A
16B
17C
24B
25C
26B
27D
34D
35C
36A
37B

8C

18D
28C
38D

9D
19D
29D
39B

10A
20A
30C
40D

HÀNH TRÌNH 80 NGÀY ĐỒNG HÀNH CÙNG 99ER là khóa cung cấp đề thi
DÀNH RIÊNG CHO THÀNH VIÊN KỸ SƯ HƯ HỎNG
CẬP NHẬT MỚI – Bám sát cấu trúc 2017 từ các Trường Chuyên trên cả nước
Bao gồm các môn Toán Lí Hóa Sinh Văn Anh Sử Địa GDCD
Đăng kí thành viên tại Facebook.com/kysuhuhong
Ngoài ra, thành viên khi đăng kí sẽ được nhận tất cả tài liệu TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY của Kỹ Sư Hư
Hỏng mà không tốn thêm bất kì chi phí nào

Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 7



×