Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

day ve cho thieu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.5 KB, 10 trang )

DẠY VẼ CHO THIẾU NHI
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG VIỆC DẠY VẼ CHO
THIẾU NHI
III. CÁC MÔN HỌC
IV. CHƯƠNG TRÌNH
V. KẾT LUẬN
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Dạy vẽ cho thiếu nhi trước hết là nhằm giáo dục và nuôi dưỡng năng
lực thẩm mỹ, nuôi dưỡng tình yêu và niềm say mê nghệ thuật cho các
em. Giúp các em biết cảm nhận và rung động trước cái đẹp trong nghệ
thuật, trong cuộc sống và thiên nhiên xung quanh. Giúp cho tâm hồn
các em thêm đẹp, thêm phong phú và tinh tế, góp phần hoàn thiện
nhân cách cho các em.
2. Giúp các em thêm tự tin, biết tìm tòi và khám phá, biết bộc lộ bản
thân, đặc biệt là phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng và óc sáng
tạo. Những năng lực này không chỉ cần riêng cho mỹ thuật mà còn là
cơ sở của mọi ngành khoa học
3. Giúp các em nắm được những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ tạo hình
như: màu sắc, đường nét, bố cục, hình mảng. Bồi dưỡng kiến thức mỹ
thuật. Làm quen và biết xử lý chất liệu như chì, sáp màu, bột màu,
thuốc nước… biết biểu đạt lên tranh nhận thức và tình cảm của mình
với hình thức đẹp cũng như có thể vận dụng được phần nào vào cuộc
sống của các em. Bồi dưỡng và phát triển năng khiếu hội họa cho các
em
4. Giáo dục các em ý thức xã hội và phát triển kiến thức. Góp phần xậy
dựng phẩm chất nhân bản và giữ gìn cá tính cho các em. Tất cả các
năng lực kể trên sẽ là cơ sở vững chắc để tài năng nghệ thuật của các
em phát triển.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG VIỆC DẠY VẼ CHO
THIẾU NHI


1. Thực trạng hoạt động mỹ thuật của thiếu nhi
2. Trí tuệ và các giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ em
3. Năng khiếu
4. Phương pháp giảng dạy
III. CÁC MÔN HỌC
A. HỘI HỌA
1. Vẽ theo mẫu
Môn học này nhằm mục đích rèn luyện óc quan sát, khả năng bố cục,
kỹ năng thể hiện màu sắc và hình. Tùy theo lứa tuổi mà thầy cô giáo chọn
và bày mẫu hợp lý.
Với lớp nhỏ dành cho lứa tuổi Mầm non, giáo viên sử dụng mẫu đơn
giản và phân tích đặc điểm mẫu cho các em. Mẫu sẽ là cơ sở để các em
thể hiện tranh theo khả năng và cách nhìn, mỗi bài vẽ sẽ là dịp để các em
chơi với màu sắc và nét hình. Thầy cô không đòi hỏi các em phải vẽ đúng
tỷ lệ của mẫu mà gợi ý, nhắc nhở các em xử lý hình vẽ phù hợp với
khuôn khổ trang giấy. Không nên phủ nhận mọi sự thêm bớt của các em
nếu như chúng làm cho bức tranh thêm đẹp.
Với lớp lớn dành cho lứa tuổi Tiểu học, đương nhiên đòi hỏi sự hợp lý
của tỷ lệ mẫu, cấu trúc mẫu vẽ, nhưng quan trọng nhất là chủ động trong
việc giải quyết bố cục, tương quan màu sắc và không gian, chú ý kỹ năng
xử lý chất liệu.
2. Vẽ ngoài trời
Môn học này luôn mang lại sự hứng thú lớn cho các em, vì mỗi buổi
học này thường mang bóng dáng của buổi đi chơi, tiếp cận với thiên
nhiên. Trước tiên, cần chọn địa điểm thích hợp, đây là hình thức tìm hiểu
thiên nhiên, tìm hiểu không gian thực tế nhưng thầy cô cần giúp các em
không nên quá nệ thực mà vẫn cần có sự sáng tạo.
Thông thường, các em chưa chủ động được việc chọn cảnh, cắt cảnh,
nên cần có sự hướng dẫn, gợi ý cụ thể của thầy cô để chủ động thêm bớt
hay thay đổi vị trí của những cảnh vật cụ thể trong tranh để đem lại hiệu

quả đẹp hơn cho tranh. Đồng thời, giáo viên phân tích cho các em hiểu
hơn sự thay đổi của màu sắc thiên nhiên dưới tác động của ánh sáng và
mùa, cấu trúc của những đối tượng cụ thể trong thiên nhiên như một cái
cây, ngôi nhà…
3. Vẽ tranh theo đề tài
Đây là hình thức để các em vận dụng vốn sống, sự hiểu biết của mình
đồng thời là hình thức giúp các em phát huy cao nhất năng lực sáng tạo
và trí tưởng tượng trong nghệ thuật. Với mỗi đề tài, thầy cô cần dẫn dắt
khơi gợi để các em thảo luận, giúp các em thích thú và tìm hiểu sâu hơn
nội dung đề tài. Thông qua mỗi bài vẽ giúp các em rèn kỹ năng bố cục,
hòa sắc, tạo hình và kích thích sự sáng tạo trong hình thức thể hiện cùng
với cá tính riêng.
Ngoài những nội dung giúp cho trí tưởng tượng bay bổng, cũng cần
hướng tư duy sáng tạo của các em vào những chủ đề cụ thể gần gũi với
cuộc sống của các em, để ngoài việc giáo dục năng lực thẩm mỹ cho các
em còn giúp các em nhận thức về thế giới xung quanh. Xây dựng cho các
em những tình cảm tốt đẹp về tình yêu con người như gia đình, bạn bè,
xã hội, tình yêu thiên nhiên, đất nước, môi trường, góp phần xây dựng
những phẩm chất nhân bản và ý thức xã hội cho các em
4. Vẽ chân dung
Cần hướng học sinh chú ý nhớ hoặc quan sát những đặc điểm của nhân
vật, tránh vẽ theo thói quen.
5. Cắt, xé dán
Để các em thay đổi hình thức thể hiện và biết nhìn theo mảng, bố cục
theo mảng và xử lý chất liệu trên giấy màu. Cũng có thể kết hợp với 1 số
chất liệu khác để thể hiện.
6. Tranh liên hoàn.
Rèn luyện khả năng minh họa và sự sáng tạo trong việc thể hiện ý tưởng
7. Vẽ tranh tập thể
Rèn luyện hình thức làm việc tập thể, xây dựng tinh thần tập thể, tạo

hứng thú trong việc phối hợp và cộng tác với nhau
8. Trang trí
Trang trí là môn học giúp cho các em dần cảm nhận được cái đẹp của nét,
hình và hòa sắc, giúp các em rèn luyện kỹ năng thể hiện và vận dụng vào
cuộc sống

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×