Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Báo cáo công tác bảo vệ rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.22 KB, 5 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
XÃ .............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …/BC- UBND

............., ngày … tháng … năm 2013

BÁO CÁO
Kết quả công tác bảo vệ rừng – phát triển rừng, phòng cháy chữa
cháy rừng 8 tháng đầu năm 2013
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1. Thuận lợi:
Công tác QLBVR & PCCCR luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao
của cấp uỷ, chính quyền Huyện BTV Đảng uỷ xã; sự phối hợp chặt chẽ của các
ban ngành, đoàn thể trong xã, bản.
Chính sách đầu tư cho công tác BVR – PTR từng bước được quan tâm,
góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thông qua các dự án
chi trả dịch vụ môi trường rừng, Nghị quyết 30a…
2. Khó khăn:
Địa bàn tương đối rộng, địa hình hiểm trở, bị chia cắt nhiều lô khoảnh có
nguy cơ cháy rừng cao, diện tích rừng có trữ lượng tập trung ở xa giáp ranh với
các xã bạn như xã Mường Bang, Tân Phong, khó khăn cho công tác quản lý bảo
vệ, phát triển & PCCCR.
Trình độ dân trí của một số bộ phận nông dân còn thấp, hộ nghèo chiếm tỷ
lệ cao, đa số là đồng bào dân tộc sống và sản xuất xen kẽ với rừng. Trình độ sản
xuất nông nghiệp còn lạc hậu, hiệu quả chưa cao, thu nhập của người dân chủ
yếu là trồng trọt theo vụ năng xuất sản lượng thấp dẫn đến thiếu lương thực giáp


hạt thường xuyên. Đây là áp lực đối với công tác quản lý bảo vệ, phát triển &
PCCCR trên địa bàn.
Khí hậu thời tiết thường xuyên khắc nghiệt, mùa khô hanh kéo dài. Đây là
thời điểm khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp và là thời điểm có nguy cơ dễ
xẩy ra cháy rừng.
Trách nhiệm của một số cán bộ lãnh đạo chưa cao, cán bộ chuyên trách
giúp việc cho công tác bảo vệ rừng không có, hầu hết là hoạt động kiêm nhiệm.
Công tác bảo về rừng ở cấp bản các chủ rừng chưa nêu cao vai trò trách nhiệm
của mình còn đùn đẩy cho là công việc của cấp xã, của cán bộ kiểm lâm.


Tình trạng khai thác lâm sản trái phép, hoạt động lén lút của các đối tượng
lâm tặc vẫn thường xuyên xảy ra. Lâm tặc dùng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, liều
lĩnh hơn gây không ít khó khăn cho công tác quản lý lâm sản tận gốc.
II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN & PCCCR
1. Công tác tuyên truyền:
Trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển và phòng cháy chữa cháy rừng
biện pháp tuyên truyền luôn được quan tâm hàng đầu. Ban lâm nghiệp đã có sự
phối kết hợp với ban ngành đoàn thể xã, xây dựng kế hoạch và các nội dung
tuyên truyền đến các bản và mọi người dân quán triệt thực hiện. Trong đó tập
trung tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng, các Nghị định, Thông tư của
Chính phủ như Nghị định 99/2009/NĐ- CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản; Quyết định số: 07/2012/QĐ- TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012
của Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành một số chính sách tăng cường
công tác bảo vệ rừng; Nghị định số: 09/2006/NĐ- CP, ngày 16/10/2006 quy định
về PCCCR; Thông tư liên tịch Bộ nông nghiệp và Bộ tài chính số:
52/2008/TTLB – BNN – BTC, ngày 14/4/2008 về hỗ trợ cấp gạo cho đồng bào
dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy… cũng như

các văn bản khác của tỉnh và của huyện về công tác quản lý bảo vệ, phát triển và
PCCCR, trong sản xuất nương rẫy, trong khai thác, sử dụng lâm sản trên địa bàn.
2. Công tác PCCCR và chỉ đạo sản xuất nương rẫy:
Ban lâm nghiệp tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thực hiện
tốt công tác PCCCR theo phương án đã được huyện phê duyệt. Củng cố kiện
toàn Ban chỉ huy PCCCR, duy trì hoạt động tốt trên toàn bộ địa bàn.
Thực hiện phương châm phòng là chủ động, chữa phải khẩn trương kịp
thời và triệt để. Ban lâm nghiệp phân công đội trực 24/24h trong ngày vào thời
điểm nắng nóng khô hanh dự báo cháy rừng ở cấp cao.
Trong sản xuất nương rẫy tuyên truyền và hướng dẫn người dân trên địa
bàn đốt nương vào đúng thời điểm thích hợp không để xảy ra cháy rừng.
3. Công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng:
Ban lâm nghiệp tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch
bảo vệ diện tích rừng hiện còn và khoanh nuôi tái sinh, thực hiện ký cam kết với
các chủ rừng. Ban hành nhiều văn bản nhằm đảm bảo cho công tác bảo vệ và
phát triển rừng ở cơ sở theo luật định như: Lệnh đình chỉ, quyết định xử lý, chỉ
thị về phòng cháy chữa cháy, phương án bảo vệ rừng - phòng cháy chữa cháy
rừng, kế hoạch, các công văn chỉ đạo…


Thực hiện kế hoạch giải ngân chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn
huyện ............. 6 tháng đầu năm xã được chi trả kinh phí bảo vệ rừng với tổng
diện tích được thanh toán 3144,79 ha, thành tiền 691.857.000 đồng, giải ngân
vào tháng 4 năm 2013 đến các chủ rừng trong toàn xã.
4. Công tác kiểm tra, giám sát:
Sáu tháng đầu năm đến nay Ban lâm nghiệp chỉ đạo đội bảo vệ rừng của
xã, đội bảo vệ rừng các bản phối hợp với cán bộ kiểm lâm huyện ............. tăng
cường công tác kiểm tra, ngăn chặn và xử phạt các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình
vị phạm. Phân công lực lượng các tổ trực trực đêm tại trụ sở UBND xã ngăn
chặn các hành vi vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép ra bến Đá Mài. Huy

động lực lượng thường xuyên tuần tra đến các địa bàn, bến bãi, lối, khu vực
trọng điểm khai thác lâm sản trái phép như Bản Đá Mài 1,2,3, dọc sông khu Mó
Tôm, Mó Sách. Chỉ đạo cán bộ địa chính, cán bộ lâm nghiệp xã xây dựng kế
hoạch kiểm tra, vạch sơn các khu rừng khoanh nuôi bảo vệ giáp với đất sản xuất
của người dân đảm bảo tốt công tác bảo vệ diện tích rừng khoanh nuôi hiện còn.
Thông qua công tác kiểm tra phát hiện:
+ Xâm canh 7 trường hợp trong đó khu Đồi luồng 6 trường hợp thuộc 6 hộ
dân bản In phát rừng làm nương vào diện tích rừng KNBV xã ............. quản lý,
đã lập hồ sơ chuyển cấp trên xem xét giải quyết; khu Thuộc Túng 1 trường hợp
đã giải quyết xong.
+ Phát rừng làm nương trái pháp luật 7 trường hợp trong đó 4 trường hợp
người dân bản Đá Mài 3 phát rừng làm nương vào diện tích rừng KNBV khu
Trơng Hơm thuộc bản Suối Lúa 1 quản lý; 3 trường hợp thuộc người dân bản
Suối Lúa 2 phát rừng làm nương vào diện tích rừng KNBV bản quản lý. Đã lập
biên bản và xử lý các trường hợp vi phạm trên, 3 trường hợp đã nộp tiền xử phạt
= 2.200.000 đồng.
+ Khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép: 7 vụ trong đó thu gỗ
vô chủ tại khu Mó Tôm 1 vụ = 0,6 m3 gỗ nhóm 6; 6 vụ lập biên bản hành vi buôn
bán, vận chuyển lâm sản trái phép tại bến Đá Mài thu giữ 24 thớt nghiến (khối
lượng 24 – 26 kg), thu xử phạt = 3.000.000 đồng.
5. Những tồn tại và nguyên nhân:
5.1. Những tồn tại:
Công tác quản lý bảo vệ rừng tuy được các cấp, các ngành quan tâm, lực
lượng cở sở được tăng cường. Song tình hình lén lút khai thác, vận chuyển lâm
sản trái phép trên địa bàn vẫn còn xảy ra. Việc xử lý các vụ việc vi phạm chưa
kịp thời, cương quyết, việc chấp hành xử phạt của các đối tượng vi phạm còn
kém.


Lực lượng đội bảo vệ rừng được phân công nhiệm vụ trực kiểm tra, ngăn

chặn, xử lý vận chuyển lâm sản trái phép ra bến Đá Mài chưa hoàn thành nhiệm
vụ, đến trực mang hình thức có mặt.
Các vụ vi phạm lâm luật xảy ra chưa được phát hiện kịp thời, tình trạng nể
nang thiếu trách nhiệm kể cả cán bộ cấp xã được phân công nhiệm vụ và cấp
bản, hộ gia đình được nhận bảo vệ rừng, gây bức xúc trong dư luận quần chúng
nhân dân.
5.2. Nguyên nhân:
Nhận thức của cán bộ, nhân dân còn hạn chế, tổ chức thực hiện trách
nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp chưa nghiêm, chưa tìm ra
giải pháp triệt để trước tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái
phép ngay trên địa bàn.
Các chủ rừng chưa quan tâm đến diện tích rừng được giao, còn ỷ lại cho
lực lượng chức năng, sự phối kết hợp giữa các đơn vị giáp ranh với xã bạn để
bảo vệ rừng chưa chặt chẽ.
Vai trò tham mưu giữa lực lượng kiểm lâm địa bàn, đội bảo vệ rừng của
xã, các chủ rừng, đặc biệt là các đồng chí trưởng bản các bản chưa chặt chẽ.
Chính sách đầu tư hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ, phát trển rừng chưa
kịp thời nên chưa khuyến khích được nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.
Công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển & PCCCR
còn nhiều hạn chế chưa kịp thời khuyến khích những tập thể, cá nhân có nhiều
thành tích trong công tác bảo vệ nên hiệu quả chưa cao.
III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC BẢO VỆ,
PHÁT TRIỂN & PCCCR TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Phương hướng:
Tập trung quản lý bảo vệ, phát triển bằng được toàn bộ diện tích rừng hiện
còn.
Tăng cường hiệu quả công tác quản lý bảo vệ, phát triển & PCCCR.
Xử lý nghiêm minh các vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
2. Nhiệm vụ:
Ban lâm nghiệp làm tốt chức năng tham mưu cho cấp Uỷ chính quyền địa

phương trong tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật bảo vệ rừng và quy định
về PCCCR. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án quản lý bảo vệ, phát triển
& PCCCR.


Tập trung làm tốt công tác PCCCR trên địa bàn, bố trí lực lượng, phương
tiện vào những tháng mùa khô hanh, xử lý và chữa cháy kịp thời khi có rừng xảy
ra.
Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác kiểm tra, quy
hoạch đất khoanh nuôi bảo vệ, hướng dẫn nhân dân sản xuất nương rẫy theo
đúng quy định.
IV. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện tăng cường công tác chỉ đạo lực lượng
kiểm lâm phụ trách địa bàn để có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa lực lượng kiểm
lâm và đội bảo vệ rừng của xã, xử lý vi phạm cần cương quyết, dứt khoát và triệt
để hơn.
Trên đây là Báo cáo kết quả công tác bảo vệ, phát triển và phòng cháy
chữa cháy rừng 8 tháng đầu năm, phương hướng những tháng cuối năm 2013./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
PHÓ CHỦ TỊCH



×