Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Bao cao thuc tap nganh duoc nha thuoc quan 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC
----- // -----

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NHÀ THUỐC THU MINH
Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Lớp:
Khóa: 2015-2017
Người hướng dẫn:

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2017


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NHÀ THUỐC THU MINH


MỤC LỤC
Phần 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập ..........................................................4
1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập .............................................................................4
2. Nhiệm vụ và quy mô của tổ chức........................................................................4
2.1. Nhiệm vụ ......................................................................................................4
2.2. Quy mô tổ chức ............................................................................................4
3. Vai trò của dược sĩ trung cấp tại cơ sở................................................................6
Phần 2: Báo cáo kết quả thực tập – thực tế ............................................................7
1. Các hình thức bán lẻ thuốc, địa bàn để mở cơ sở bán lẻ thuốc, phạm vi hoạt
động .........................................................................................................................7


2. Điều kiện kinh doanh thuốc ................................................................................7
2.1. Chứng chỉ hành nghề dược ..........................................................................7
2.2. Giấy đăng ký kinh doanh .............................................................................8
2.3. Giấy chứng nhận đạt GPP ............................................................................8
2.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc ........................................8
3. Tiêu chuẩn nhà thuốc chưa đạt chuẩn GPP và đạt chuẩn GPP ...........................8
4. Các hoạt động chủ yếu của một cơ sở bán lẻ thuốc ..........................................11
4.1. Mua thuốc...................................................................................................11
4.2. Bán thuốc ..................................................................................................12
4.3. Các quy định về tư vấn cho người mua .....................................................12
4.4. Bán thuốc theo đơn ....................................................................................13
4.5. Bảo quản thuốc ...........................................................................................13
5. Yêu cầu đối với người bán lẻ thuốc ..................................................................13
5.1. Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc .......................................13
5.2. Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán thuốc ..................14
5.3. Các hoạt động đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi..............................14
6. Danh mục thuốc được phép kinh doanh tại Nhà thuốc .....................................15
7. Hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc ................................................................32
Phần 3: Kết luận – kiến nghị ..................................................................................39


LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi được cung cấp những thông tin cơ bản qua các môn học, trường đã
tạo điều kiện để em đi thực tập thực tế tại nhà thuốc. Đây là một bước đệm vô cùng
quan trọng trước khi em tốt nghiệp và đi làm. Vì em đã có cơ hội tiếp xúc thực tế để
kiểm tra, cũng như cũng cố những kiến thức mình đã được học. Qua việc tiếp xúc
trực tiếp với bệnh nhân, các loại thuốc, cũng như cách thức

hoạt động thực thụ ở


một nhà thuốc đã giúp em tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Và những kiến thức
đó sẽ là hành trang vững chắc giúp em tự tin hơn khi tốt nghiệp. Em tin với những
gì em đã được nhà trường trang bị sẽ là nền tảng để em học tập trao dồi thêm, cũng
như dùng những kiến thức đã được dạy để giúp mình cũng như mọi người xung
quanh hiểu đúng hơn về thuốc, cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả. Em cũng ý thức
được vai trò quan trọng của người dược sỹ trong ngành dược nói chung và là người
dược sỹ bán lẻ nói riêng. Người dược sỹ bán lẻ phải tận tâm, tận tình cung cấp
những thông tin chính xác, cũng như hướng dẫn bệnh nhân cách dùng thuốc an
toàn, hợp lý, tiết kiệm. Người dược sỹ phải làm việc với cái tâm, với đạo đức nghề
nghiệp. Nếu không tận tâm, tận tụy sẽ dẫn đến những sai lầm không đáng có, mà sai
lầm người dược sỹ gây ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tính mạng của bệnh
nhân. Do đó, người dược sỹ phải đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu khi hành nghề.
Bài báo cáo thực tập ở nhà thuốc này là tóm tắt lại những gì em đã được
hướng dẫn ở trường cũng như đối chiếu với thực tế ở nhà thuốc. Do hạn hẹp về thời
gian cũng như kiến thức nên bài báo cáo sẽ có những thiếu xót, em rất mong nhận
được sự thông cảm cũng như đóng góp từ thầy cô.

2


LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn các cô ở trường đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành đợt
thực tập của mình. Cũng như em xin chân thành cám ơn cô Minh, chủ nhà thuốc
Thu Minh nơi em thực tập đã tạo mọi điều kiện để em có thể học tập cũng như trao
dồi thêm kiến thức thực tế. Những chia sẽ của cô là những tài sản vô giá mà em sẽ
luôn mang theo bên mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô. Mong các cô
luôn dồi dào sức khỏe để đào tạo ra nhiều thế hệ dược sỹ tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!


3


Phần 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập:
Nhà thuốc Thu Minh
53 Tô Hiến Thành, Phường 13, Q.10, TP. HCM
Dược sĩ phụ trách: Nguyễn Thị Thu Minh
2. Nhiệm vụ và quy mô của tổ chức:
2.1. Nhiệm vụ
 Lập kế hoạch cung ứng thuốc đảm bảo số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều
trị bệnh.
 Quản lý, theo dõi việc bán lẻ thuốc theo nhu cầu điều trị bệnh và các nhu cầu
khác.
 Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP)
 Thực hiện công tác tư vấn sử dụng thuốc, tham gia cảnh giác dược
 Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc
 Quản lý hoạt động của Nhà thuốc theo đúng quy định
Trách nhiệm của chủ nhà thuốc: Là nhà thuốc tư nhân, nên mọi hoạt động của
nhà thuốc đều do dược sĩ điều hành, chỉ dẫn và chịu trách nhiệm trước pháp luật
về:
 Chất lượng thuốc
 Phương pháp kinh doanh: Thực hiện chế độ quản lý thuốc theo chế độ thuốc
bán theo đơn và không bán theo đơn.
 Lập kế hoạch sử dụng thuốc
 Bảo đảm các loại thuốc thiết yếu
 Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật
2.2. Quy mô tổ chức
2.2.1. Cở sở vật chất
 Nhà thuốc khang trang, sáng sủa trang trí đẹp mắt và vệ sinh sạch sẽ

 Có quầy tủ chắc chắn để trình bày bảo quản thuốc, cân sức khỏe, phục vụ
khách hàng.
 Các thuốc được sắp xếp trong tủ, ngăn kéo, theo nhóm thuốc kê đơn và không
kê đơn, theo nguồn ngoại nhập. Để đảm bảo 3 dễ: “Dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra”
và theo nguyên tắc thuốc hết hạn trước xuất trước (FIFO, FIFA)
4


 Nội quy nhà thuốc và bảng giá theo quy định
 Từ điển tra cứu các loại thuốc tân dược
 Báo cáo định kỳ các loại sổ sách hàng tháng, quý, năm
 Chế độ sổ sách, báo cáo, kiểm tra
2.2.2. Tình hình kinh doanh nhà thuốc được thể hiện rõ ràng trên sổ sách và
được cập nhật thường xuyên :
 Sổ theo dõi lượng thuốc mua vào
 Sổ theo dõi hằng ngày
 Sổ theo dõi những mặt hàng nào khách hàng mua không có đơn tiện cho việc
đặt hàng
 Sổ theo dõi xuất nhập kho để theo dõi số lượng hàng.
2.2.3. Cách trưng bày và phân loại thuốc trong nhà thuốc:
Để thuận lợi cho việc bán thuốc và giao tiếp với khách hàng, nhà thuốc đặt phía
ngoài một quầy bàn hình chữ L có chiều cao khoảng 1,2m để giao dịch, phía dưới
quầy là từng hộc sắp xếp thuốc theo từng nhóm rất dễ dàng cho việc bán thuốc. Phía
sau quầy là hai tủ sắp xếp các thuốc kê đơn và không kê đơn thường bán. Giữa quầy
và tủ thuốc chừa khoảng 0,7m để dược sỹ đứng bán thuốc. Phía ngoài là hai tủ kính
lớn để đặt những thuốc dùng ngoài, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng cũng như thuốc
Đông y. Phía trước hai tủ thuốc ở ngoài là hàng ghế để bệnh nhân ngồi chờ. Ở đầú
hàng ghế là cân y tế có thước đo chiều cao để bệnh nhân có thể kiểm tra trọng lượng
cũng như chiều cao của mình. Ở cuối quầy là tủ để ra lẻ thuốc.
2.2.4. Bảo quản thuốc:

 Chất lượng thuốc tốt hay xấu điều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người, tính mạng và tiền của xã hội. Vì vậy, việc bảo quản nhằm giữ vững chất
lượng thuốc đây là một nhiệm vụ không thể thiếu được của những người làm
công tác dược.
 Các loại thuốc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và đảm bảo 3 dễ:
-

Dễ thấy

-

Dễ lấy

-

Dễ kiểm tra

 Đồng thời cũng đảm bảo 5 chống :
5


-

Chống ẩm nóng

-

Chống mối mọt, nấm mốc

-


Chống cháy nổ

-

Chống quá hạn dùng

-

Chống nhầm lẫn, đỗ vỡ, mất mát.

Ngoài ra nhà thuốc còn có nhiệt ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ cũng như độ ẩm thường
xuyên. Máy lạnh hoạt động 24/7 để đảm bảo nhiệt độ tại nhà thuốc không quá 30oC.
3. Vai trò của dược sĩ trung cấp tại cơ sở:
 Thực hiện quy trình bán thuốc theo sự hướng dẫn của dược sĩ phụ trách, tư
vấn cho khách hàng về cách sử dụng thuốc và cách phòng ngừa bệnh, giải đáp
mọi thắc mắc của khách hàng, theo dõi và phản hồi tình hình sử dụng thuốc của
khách hàng.
 Sắp xếp, bảo quản thuốc theo yêu cầu của Nhà thuốc.
 Tham gia dọn vệ sinh Nhà thuốc.

6


Phần 2: Báo cáo kết quả thực tập – thực tế
1. Các hình thức bán lẻ thuốc, địa bàn để mở cơ sở bán lẻ thuốc, phạm vi hoạt
động
 Nhà thuốc: Do Dược sĩ Đại học đứng tên phụ trách. Được mở tại địa bàn tất
cả các địa phương trên cả nước. Phạm vi hoạt động của Nhà thuốc là được bán
lẻ thuốc thành phẩm và pha chế thuốc theo đơn.

 Quầy thuốc: Do Dược sĩ Đại học hoặc Dược sĩ Trung học đứng tên phụ trách.
Được mở tại địa bàn huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị đối với các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phạm vi hoạt động của Quầy thuốc là
được bán lẻ thuốc thành phẩm.
 Đại lý thuốc của doanh nghiệp: Do người có trình độ chuyên môn từ Dược tá
trở lên đứng tên phụ trách. Được mở tại địa bàn các huyện, xã của các huyện
ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phạm vi
hoạt động của đại lý thuốc của doanh nghiệp là được bán lẻ thuốc thành phẩm
theo doanh mục thuốc thiết yếu.
 Tủ thuốc của Trạm y tế: Do người có trình độ chuyên môn từ Dược tá trở lên
đứng tên phụ trách. Được mở tại địa bàn các xã của các huyện ngoại thành phố,
ngoại thị xã đối của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phạm vi hoạt
động của tủ thuốc là được bán lẻ thuốc thành phẩm theo danh mục thuốc thiết
yếu sử dụng cho tuyến y tế cấp xã.
 Lưu ý: Các cơ sở bán lẻ thuốc không được bán nguyên liệu hóa dược làm
thuốc.
2. Điều kiện kinh doanh thuốc
Các loại giấy phép cần thiết để đủ điều kiện kinh doanh hình thức Nhà thuốc, Quầy
thuốc.
2.1. Chứng chỉ hành nghề dược: Được cấp cho cá nhân đăng ký hành nghề
dược, do Giám đốc Sở Y tế cấp và có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký.
Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có các điều kiện sau đây:
 Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng hình thức
kinh doanh thuốc.
 Đã qua thực hành nghề nghiệp ít nhất từ 2 năm đến 5 năm tại cơ sở dược hợp
pháp đối với từng hình thức kinh doanh.
7


 Có đạo đức nghề nghiệp.

 Có đầy đủ sức khỏe.
2.2. Giấy đăng ký kinh doanh:
Nhà thuốc tư nhân phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dược phẩm (do
Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh cấp) và đã được Sở Y
tế, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề
bán lẻ thuốc.
2.3. Giấy chứng nhận đạt GPP:
Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế về GPP, từ 2/2011, các Nhà thuốc không đạt
chuẩn GPP chỉ được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn và chỉ hoạt
động đến hết 31/12/2011. Giấy chứng nhận đạt chuẩn GPP có thời hạn 3 năm. Để
đạt chuẩn GPP, chủ Nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược và có mặt tại cửa
hàng thuốc trong thời gian hoạt động; Nhà thuốc phải có diện tích tối thiểu từ 10m2,
được đặt ở địa điểm cố định; có đủ thiết bị để bảo quản thuốc…
2.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc:
Được cấp cho cơ sở kinh doanh thuốc, do Giám đốc Sở Y tế và có hiệu lực 5 năm
kể từ ngày ký. Cơ sở kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc phải có đủ các điều kiện sau đây:
 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết cho từng
hình thức kinh doanh thuốc.
 Người quản lý chuyên môn về dược đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược
phù hợp với hình thức kinh doanh.
3. Tiêu chuẩn nhà thuốc chưa đạt chuẩn GPP và đạt chuẩn GPP
So sánh điều kiện của cơ sở thực tập với nội dung quy định của GPP. Nhà thuốc
Thu Minh là cơ sở thực tập đã đạt chuẩn GPP. Như vậy điều kiện của cơ sở thực tập
tương đương với nội dung quy định của GPP. Dưới đây là bảng so sánh các những
nội dung quy định của GPP và điều kiện thực tế ở nhà thuốc Thu Minh:

8



Tiêu chuẩn

Theo quy định của GPP

Về nhân sự

- Người phụ trách hoặc - Cô Nguyễn Thu Minh

Thực tế tại nhà thuốc

chủ Nhà thuốc phải có

là dược sỹ đại học và đã

chứng chỉ hành nghề

có chứng chỉ hành nghề

dược (Dược sĩ Đại học)

dược

- Nhân lực thích hợp và - Có hai dược sỹ trung
đáp ứng quy mô hoạt

cấp hỗ trợ cô Minh

động.

trong quá trình hoạt

động

- Nhân viên có văn bằng - Hai dược sỹ trung cấp
chuyên môn về dược và

hỗ trợ cô Minh đều đã

thời gian thực hành

tốt

nghề nghiệp phù hợp,

trung cấp, có chứng chỉ

đủ sức khỏe, không bị

hành nghề và không bị

bệnh

nhiễm,

bệnh truyền nhiễm hay

không bị kỷ luật từ

kỷ luật, cũng như được

cảnh cáo trở lên có liên


khám sức khỏe theo

quan đến chuyên môn y

định kỳ.

truyền

nghiệp

dược

sỹ

dược.

9


Về diện tích xây dựng và - Diện tích tối thiểu 10m2

Thu Minh là 24 m2

thiết kế, bố trí các vị trí
trong Nhà thuốc

Xây dựng và thiết kế

Thiết bị bảo quản thuốc


- Diện tích của nhà thuốc

- Có khu vực trưng bày - Nhà thuốc có 3 tủ kính
bảo quản, giao tiếp

lớn làm nơi trưng bày,

khách hàng, có nơi rửa

bảo quản, có nơi rửa tay

tay dành cho người bán

dành cho nhân viên,

thuốc, khu vực dành

không có khu vực riêng

riêng cho tư vấn khách

để tư vấn nhưng có

hàng và ghế ngồi chờ,

hàng ghế ngồi chờ và

có khu vực dành riêng


có khu vực dành cho

cho những sản phẩm

những sản phẩm không

không phải là thuốc.

phải là thuốc

- Địa điểm cố định riêng - Địa điểm cố định riêng
biệt, cao ráo, thoáng

biệt, cao ráo, thoáng

mát, an toàn, cách xa

mát, an toàn, cách xa

nguồn ô nhiễm, xây

nguồn ô nhiễm, xây

dựng chắc chắn có trần

dựng chắc chắn có trần

ngăn bụi, nền dễ làm vệ

ngăn bụi, nền dễ làm vệ


sinh và đủ ánh sáng

sinh và đủ ánh sáng

- Nhà thuốc có đủ thiết bị - Nhà thuốc có đủ thiết bị
bảo quản thuốc, tránh

bảo quản thuốc, tránh

được những ảnh hưởng

được những ảnh hưởng

bất lợi đối với thuốc.

bất lợi đối với thuốc.

- Nhà thuốc có tủ, quầy, - Có tủ, quầy, giá, kệ
giá, kệ chắc chắn, trơn

chắc chắn, dễ vệ sinh,

nhẵn, dễ vệ sinh, thuận

thuận tiện việc bày bán,

tiện cho bày bán, bảo

bản quản và thẩm mỹ,


quản và đảm bảo thẩm

có máy lạnh và đèn

mỹ, có nhiệt ẩm kế, có

chiếu sáng đầy đủ, có

hệ thống thông gió và

hệ thống thông gió.

chiếu sáng.

10


Hồ sơ, sổ sách, tài liệu - Nhà thuốc có đủ tài liệu - Có các tờ hướng dẫn sử
chuyên môn

hướng dẫn sử dụng

dụng thuốc

thuốc và các quy chế
được hiện hành.
- Có hồ sơ, sổ sách liên - Có hồ sơ, sổ sách liên
quan đến hoạt động


quan đến hoạt động

kinh doanh thuốc, gồm

kinh doanh, sổ theo dõi

sổ sách và máy tính, có

xuất nhập thuốc. Có sổ

phần

theo dõi bệnh nhân

mềm

quản



thuốc tồn trữ, hồ sơ, sổ
sách lưu dữ liệu về
bệnh nhân, về hoạt
động mua bán thuốc,
pha chế thuốc.
- Các hồ sơ sổ sách phải - Hồ sơ được lưu trữ cẩn
lưu trữ ít nhất là 1 năm

thận


kể từ khi thuốc hết hạn
dùng.
- Xây dựng và thực hiện - Có qui trình thao tác
các quy trình thao tác

chuẩn cho hoạt động

chuẩn cho tất cả quy

bán thuốc và tư vấn

trình chuyên môn.

bệnh nhân

4. Các hoạt động chủ yếu của một cơ sở bán lẻ thuốc
4.1. Mua thuốc
 Nguồn thuốc được mua tại cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp.
 Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng
thuốc trong quá trình kinh doanh
 Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành. Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy
đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành. Có đủ
hóa đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về.
 Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên
11


nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng và có kiểm soát trong
quá trình bảo quản.
 Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu dùng cho tuyến C

trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do Sở Y tế địa phương quy định.
4.2. Bán thuốc: Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:
 Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi có liên quan đến bệnh, đến thuốc
mà người mua yêu cầu.
 Người bán lẻ thuốc tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc,
hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc
kèm theo, người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay
hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói.
 Người bán lẻ thuốc cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra đối chiếu thuốc bán
ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
4.3. Các quy định về tư vấn cho người mua
 Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều
trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.
 Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có
chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin
về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
 Đối với người bệnh cần phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng
thuốc, người bán lẻ cần phải tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên
môn thích hợp hoặc bác sĩ điều trị.
 Đối với người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán thuốc
cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh.
 Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì người bán lẻ cần tư
vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức
thấp nhất khả năng chi phí.
 Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán
thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, không khuyến khích người
mua coi thuốc là hàng hóa thông thường và không khuyến khích người mua
mua thuốc nhiều hơn cần thiết.
12



4.4. Bán thuốc theo đơn
 Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp của người bán lẻ có
trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành
của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn.
 Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc
không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng hoặc có sai phạm về
pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, người bán lẻ
phải thông báo lại cho người kê đơn biết.
 Người bán lẻ giải thích giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán
thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai
sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.
 Người bán lẻ là người Dược sĩ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một
thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý
của người mua.
 Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở thực
hiện đúng đơn thuốc.
 Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn thuốc
bản chính.
4.5. Bảo quản thuốc
 Thuốc được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.
 Thuốc được sắp xếp theo tác dụng dược lý.
 Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ
“Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo
đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận tiện, tránh nhầm lẫn.
5. Yêu cầu đối với người bán lẻ thuốc
5.1. Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc
 Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc.
 Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách
dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm

bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
 Giữ bí mật các thông tin về người bệnh trong quá trình hành nghề như bệnh
13


tật, các thông tin người bệnh yêu cầu.
 Trang phục áo Blouse trắng, sạch sẽ, gọn gàng và phải đeo bản tên.
 Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề
dược.
 Thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và
pháp luật Y tế.
5.2. Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán thuốc:
 Phải thường xuyên có mặt trong lúc hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về mọi hoạt động của cơ sở. Khi vắng mặt phải ủy quyền cho nhân viên có
trình độ chuyên môn tương đương trở lên điều hành theo quy định.
 Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc kê đơn, tư vấn cho người mua thuốc.
 Liên hệ với bác sỹ kê đơn trong trường hợp cần thiết
 Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp
luật về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng
thuốc.
 Đào tạo hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ về chuyên môn cũng như
đạo đức hành nghề dược.
 Theo dõi và thông tin cho cơ quan Y tế về tác dụng có hại của thuốc.
 Cộng tác với y tế cơ sở, cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo
dục về thuốc cho cộng đồng và các hoạt động khác.
5.3. Các hoạt động đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi:
 Phải có hệ thống lưu trữ các thông tin, thông báo về thuốc khiếu nại, thuốc
không được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi.
 Có thông báo thu hồi cho khách hàng. Kiểm tra và trực tiếp thu hồi, biệt trữ
các thuốc phải thu hồi để chờ xử lý.

 Có hồ sơ ghi rõ về việc khiếu nại và biện pháp giải quyết.
 Nếu hủy thuốc phải có biên bản theo quy chế quản lý chất lượng thuốc.
 Có báo cáo các cấp theo quy định.

14


6. Danh mục thuốc được phép kinh doanh tại Nhà thuốc

STT

Hoạt chất Nồng độ, hàm
lượng - Biệt

Chỉ định

Hình Minh Họa

dược
Nhóm thuốc Kháng Sinh
1

Cefixime 100mg

- Viêm tai giữa,

(CEFIXIM)

viêm họng, viêm
xoang, viêm

amiđan, Viêm
phế quản cấp,
viêm phổi.
- Bệnh lậu cổ tử
cung & niệu đạo
không biến
chứng, viêm bàng
quang, viêm bàng
quang - niệu đạo,
viêm thận - bể
thận

2

Ampicillin 500mg

Nhiễm khuẩn do

(AMPICILIN)

các vi khuẩn nhạy
cảm ở tai mũi
họng, hô hấp,
sinh dục, niệu, hô
hấp, dạ dày, ruột
& sản khoa.

15



3

Tetracycline 500mg

Các bệnh nhiễm

(TETRACYCLINE)

khuẩn:
– Đường hô hấp:
viêm họng, viêm
amidan, viêm
xoang, viêm phổi,
viêm phế quản,…
– Đường sinh dục,
tiết niệu: viêm niệu
đạo, giang mai, …
– Da và mô mềm:
mụn trứng cá.

4

Lincomycin 500mg

Nhiễm khuẩn

(LINCODAZIN)

nặng ở tai mũi
họng, phế quảnphổi, miệng, da,

sinh dục, xương
khớp, ổ bụng,
nhiễm khuẩn
huyết.

16


5 Erythromycin 500mg

- Nhiễm trùng tai,

(ERYTHROMYCIN ) mũi, họng, phế
quản - phổi, da và
mô mềm.
- Nhiễm trùng
răng miệng, tiết
niệu và sinh dục.
- Hóa dự phòng
các đợt tái phát
của thấp khớp
cấp.
- Bệnh amip ruột.
6 - Amoxicillin
875mg
- Clavulanic acid
125mg
(AUGMENTIN)

- Nhiễm khuẩn

đường hô hấp
trên (gồm cả taimũi-họng) như
viêm amidan,
viêm xoang,
viêm tai giữa.
- Nhiễm khuẩn
đường hô hấp
dưới như đợt
cấp của viêm
phế quản mạn,
viêm phổi thùy
và viêm phế
quản phổi.
- Nhiễm khuẩn
đường niệu-sinh
dục như viêm
bàng quang,
viêm niệu đạo,
17


viêm thận-bể
thận.
- Nhiễm khuẩn da
và mô mềm như
nhọt, áp-xe,
viêm mô tế bào,
nhiễm khuẩn vết
thương.
- Nhiễm khuẩn

xương và
khớp như viêm
tủy xương.
Nhiễm khuẩn
răng như áp-xe
ổ răng.
- Các nhiễm
khuẩn khác như
nạo thai nhiễm
khuẩn, nhiễm
khuẩn sản khoa,
nhiễm khuẩn
trong ổ bụng.
Nhóm thuốc chống dị ứng
1

Cetirizine 10mg

Cetirizine được

(ZYZOCETE)

chỉ định trong
điều trị triệu
chứng viêm mũi
dị ứng dai dẳng,
viêm mũi dị ứng
theo mùa, mày
đay mạn tính vô
căn ở người lớn và

18


trẻ em trên 12 tuổi
và viêm mũi dị
ứng theo mùa ở
trẻ em trên 12
tuổi, viêm kết mạc
dị ứng.
2

Loratadine 10mg

- Viêm mũi dị

(LORAL)

ứng.
- Viêm kết mạc dị
ứng.
- Ngứa và nổi mày
đay liên quan đến
histamin.

3

Alimemazine 5mg

Điều trị triệu


(THERALENE)

chứng các trường
hợp: Dị ứng hô
hấp (viêm mũi,
hắt hơi, sổ mũi) và
ngoài da (mề đay,
sẩn ngứa). Ho
khan (ho do dị
ứng hoặc kích
ứng). Mất ngủ
(thỉnh thoảng hoặc
tạm thời) ở người
lớn và trẻ em. Nôn
thường xuyên ở
trẻ em.

19


4

Cinnarizin 25mg

- Rối loạn tiền

(CINNARIZINE)

- Phòng ngừa say
sóng, say tàu xe

và phòng ngừa
chứng đau nửa
đầu.
- Ðiều trị duy trì
các triệu chứng
bắt nguồn từ mạch
máu não bao gồm
hoa mắt, choáng
váng, ù tai …
- Ðiều trị duy trì
các triệu chứng rối
loạn tuần hoàn
ngoại biên

5

Diphenhydramine

- Ngừa và điều trị

90mg

chứng say tàu xe.

(NAUTAMINE)

- Ngừa và điều trị
buồn nôn và nôn.

20



6

Fexofenadine 180mg Ðiều trị các triệu
(FEXOFENADINE) chứng viêm mũi
dị ứng ở người lớn
và trẻ em ≥ 12
tuổi. Những triệu
chứng được điều
trị có hiệu quả là:
hắt hơi, chảy nước
mũi, ngứa vòm
miệng và họng,
mắt ngứa đỏ và
chảy nước mắt.

Nhóm tim mạch
1

Digoxin 0.25mg

Suy tim, rung nhĩ

(DIGOXINE)

và cuồng động
nhĩ nhất là khi có
tần số thất quá
nhanh, nhịp

nhanh trên thất
kịch phát.

2

Captopril 25mg

Tăng huyết áp,

(CAPTOPRIL)

suy tim, sau nhồi
máu cơ tim (ở
người bệnh đã có
huyết động ổn
định).

21


3

Nifedipine 20mg

- Tăng huyết áp.

(NIFEDIPIN)

- Bệnh mạch
vành ở tim gồm:

+ Đau thắt ngực
ổn định mãn tính
(do gắng
sức).
+ Đau thắt ngực
do co mạch (đau
thắt ngực không
ổn định, đau thắt
ngực kiểu
Prinzmetal).

4

Bisoprolol 2,5mg

Tăng huyết áp.

(CORNEIL)

Đau thắt ngực.
Suy tim mãn tính
ổn định, từ vừa
đến nặng, kèm
giảm chức năng
tâm thu thất trái
sử dụng cùng với
các thuốc ức chế
enzym chuyển,
lợi tiểu, và có thể
với glycosid trợ

tim. Chỉ định này
do thầy thuốc
chuyên khoa.

22


5

Nitroglycerin 2,6mg

- Dự phòng cơn

(NITROMINT)

đau thắt ngực.
- Điều trị hỗ trợ
trong bệnh suy
tim trái nặng hay
suy tim toàn bộ.

6

Amlodipin 5mg
(AMLODIPIN)

- Điều trị cao
huyết áp. Dùng
riêng lẻ hoặc
dùng kết hợp

với thuốc lợi
tiểu thiazid, ức
chế alpha, ức
chế bêta hay ức
chế men
chuyển.
- Điều trị khởi
đầu trong thiếu
máu cơ tim, do
tắc nghẽn mạch
vành (đau thắt
ngực ổn định)
và/hoặc co thắt
mạch (đau thắt
ngực không ổn
định hoặc do
hội chứng
Prinzmetal).

Nhóm Vitamin

23


×