ĐÀO THỊ
NGÂN
SẢN
XUẤT VÀ
PHÁT
TRIỂN
THUỐC
KHÓA
2013 –
2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
ĐÀO THỊ NGÂN
KHẢO SÁT NHU CẦU VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC
HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC CHÍNH QUY KHÓA 2014 KHOA DƯỢC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
TPHCM - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
ĐÀO THỊ NGÂN
KHẢO SÁT NHU CẦU VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HỌC
TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
CHÍNH QUY KHÓA 2014 KHOA DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH
Chuyên ngành: Sản xuất và phát triển thuốc
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
Hướng dẫn khoa học: ThS. Phan Thanh Thủy
TPHCM - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm
2018
Sinh viên thực hiện
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng tri ân sâu
sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô Khoa Dược – Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý
báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
đến cô Phan Thanh Thủy – GV bộ môn tiếng Anh chuyên ngành, đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn và theo dõi sát sao đầy tinh thần trách nhiệm trong suốt quá trình em
viết Báo cáo tốt nghiệp, cũng như cung cấp những tài liệu thông tin khoa học cần
thiết cho luận văn này.
Báo cáo tốt nghiệp với đề tài “Khảo sát nhu cầu và khó khăn trong việc học
tiếng anh chuyên ngành của sinh viên đại học chính quy khóa 2014 khoa Dược
trường Đại học Nguyễn Tất Thành” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng
của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của các thầy cô, bạn bè và
người thân; cùng sự tham gia nhiệt tình của các bạn sinh viên Khóa 14 khoa Dược.
Qua trang viết này em xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ em trong thời
gian học tập – nghiên cứu khoa học vừa qua.
Trong quá trình nghiên cứu, do kiến thức và trình độ lý luận còn hạn hẹp,
khó tránh khỏi sai sót; mong các Thầy, Cô bỏ qua và rất mong nhận được ý kiến
đóng góp từ phía Thầy, Cô để em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn
thành tốt hơn.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý!
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...........................................................................................iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
1.1. Tổng quan về tiếng Anh chuyên ngành....................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa................................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại................................................................................................... 5
1.1.3. Tình hình dạy và học TACN tại Việt Nam................................................ 7
1.2. Nhu cầu và khó khăn của người học TACN................................................ 9
1.2.1. Nhu cầu..................................................................................................... 9
1.2.2. Khó khăn................................................................................................ 14
1.3. Vai trò của tiếng Anh đối với sinh viên ngành Dược................................17
1.4. Thiết kế giáo trình TACN Dược 1 và 2 trường ĐH Nguyễn Tất Thành . 21
1.4.1. Tiếng Anh chuyên ngành 1..................................................................... 21
1.4.2. Tiếng Anh chuyên ngành 2..................................................................... 22
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.............................24
1.5.1. Tài liệu nước ngoài................................................................................. 24
1.5.2. Tài liệu trong nước................................................................................. 24
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................25
2.1. Đối tượng tham gia nghiên cứu.................................................................. 25
2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 25
2.3. Phương pháp lấy số liệu.............................................................................. 25
2.3.1. Khảo sát online....................................................................................... 25
2.3.2. Phỏng vấn............................................................................................... 27
2.4. Quy trình thu thập và phân tích số liệu..................................................... 27
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN......................................................... 29
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.......................................................................... 29
3.2. Nhu cầu học tập TACN của sinh viên........................................................ 30
3.2.1. Nhận thức của SV về mục đích học và tầm quan trọng của TACN.........30
3.2.2. Đánh giá của SV về tầm quan trọng của các kĩ năng và tính hiệu quả của
khóa học TACN trong việc nâng cao các kĩ năng.
32
3.2.3. So sánh với kết quả phỏng vấn............................................................... 34
3.3. Những khó khăn của sinh viên khi học TACN.......................................... 35
3.3.1. Khó khăn liên quan đến người học......................................................... 35
3.3.2. Khó khăn liên quan đến giảng viên......................................................... 37
3.3.3. Các yếu tố khác....................................................................................... 38
3.3.4. So sánh với kết quả phỏng vấn............................................................... 40
3.4. Đánh giá các mục tiêu môn học.................................................................. 43
3.4.1. Tầm quan trọng và mức độ đạt được các mục tiêu môn học...................43
3.4.3. So sánh với kết quả phỏng vấn............................................................... 47
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 49
4.1. Những kết quả chính................................................................................... 49
4.2. Những kiến nghị và đề xuất........................................................................ 50
4.2.1. Về phía sinh viên.................................................................................... 50
4.2.2. Về phía giảng viên.................................................................................. 50
4.3. Những hạn chế và hướng phát triển tiếp theo của đề tài.........................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát.................................................................................... PL-1
Phụ lục 2: Câu hỏi phỏng vấn.............................................................................. PL-2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Tiếng Anh
Tiếng Việt
CĐ
Cao đẳng
ĐH
Đại học
ĐHCQ
Đại học chính quy
EAP
English for Academic Purposes
Tiếng Anh học thuật
EBE
English for Business and Economics
Tiếng Anh Thương mại và
Kinh tế
EEP
English for Educational Purposes
Tiếng Anh cho mục đích
giáo dục
EGAP
English for General Academic Purposes
Tiếng Anh cho Mục Đích
Học Tập Chung
ELT
English Language Teaching
Giảng dạy Anh ngữ
EMP
English for Medical Purposes
Tiếng Anh ngành Y tế
EOP
English for occupational purposes
Tiếng Anh nghề nghiệp
ESAP
English for Specific Academic Purposes
Tiếng Anh cho Mục Đích
Học Tập Cụ Thể
ESP
English for Specific Purposes
Tiếng Anh chuyên ngành
ESS
English for Social Sciences
Tiếng Anh Khoa học Xã
hội
EST
English for Science and Technology
Tiếng Anh Khoa học Kỹ
thuật
EVP
English for vocational purposes
Tiếng Anh nghề nghiệp
f
Frequency
Tần số
SD
Standard deviation
Độ lệch chuẩn
SV
Sinh viên
TACN
Tiếng Anh chuyên ngành
TDV
Trình dược viên
TPP
Trans-Pacific Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác Xuyên
Thái Bình Dương
i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê khảo sát thông tin SV.............................................................. 29
Bảng 3.2. Tóm tắt thống kê SV đánh giá về tầm quan trọng của các kỹ năng........32
Bảng 3.3. Tóm tắt thống kê SV đánh giá về tinh hiệu quả của khóa học trong việc
nâng cao các kỹ năng
32
Bảng 3.4. Tóm tắt thống kê kết quả phỏng vấn SV đánh giá tầm quan trọng của các
kỹ năng
34
Bảng 3.5. Tóm tắt thống kê SV đánh giá về những khó khăn liên quan đến người
học TACN
35
Bảng 3.6. Tóm tắt thống kê SV đánh giá về khó khăn liên quan đến giảng viên....37
Bảng 3.7. Tóm tắt thống kê SV đánh giá về những vấn đề khó khăn khác.............38
Bảng 3.8. Thống kê KQPV những khó khăn SV thường gặp.................................. 40
Bảng 3.9. Thống kê phỏng vấn đánh giá chung của SV về các mặt của khóa học .. 42
Bảng 3.10. Thống kê SV đánh giá về tầm quan trọng của các mục tiêu môn học. .. 43
Bảng 3.11. Tóm tắt thống kê SV đánh giá mức độ khóa học giúp người học đạt
được các mục tiêu môn học.
43
Bảng 3.12. Thống kê kết quả phỏng vấn mức độ khóa học giúp SV đạt được các
mục tiêu
ii
47
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cây ELT rút gọn (Wen, 1996)............................................................... 6
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ giới tính sinh viên....................................................................... 29
Biểu đồ 3.2. Số năm sinh viên đã học tiếng Anh..................................................... 29
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ phần trăm sinh viên lựa chọn mục đích học TACN....................30
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ phần trăm sinh viên đánh giá tầm quan trọng của TACN đối với
nghề nghiệp tương lai.
31
Biểu đồ 3.5. Đánh giá tầm quan trọng và tính hiệu quả của khóa học trong việc
nâng cao các kĩ năng
33
Biểu đồ 3.6. Đánh giá của sinh viên về những khó khăn liên quan đến người học
TACN.
36
Biểu đồ 3.7. Đánh giá của SV về những khó khăn liên quan đến giảng viên..........38
Biểu đồ 3.8. Đánh giá của SV về những khó khăn gây ra do các yếu tố khác.........39
Biểu đồ 3.9. Đánh giá của SV về tầm quan trọng và mức độ khóa học giúp người
học đạt được các mục tiêu môn học.
iii
45
Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học - Năm học 2013 – 2018
KHẢO SÁT NHU CẦU VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HỌC TIẾNG ANH
CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY KHÓA 2014 KHOA
DƯỢC TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH
Đào Thị Ngân
Hướng dẫn khoa học: ThS. Phan Thanh Thủy
Mở đầu
Trong những năm gần đây, việc dạy và học tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành
(TACN) tại các trường đại học Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của sinh
viên, giáo viên và các cơ quan liên quan vì hiệu quả giảng dạy không cao. Mục đích chính
của nghiên cứu này là để tìm hiểu nhu cầu học tập, những khó khăn sinh viên thường gặp
và đánh giá khóa học hiện tại. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả
giảng dạy và học tập TACN tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Dược năm thứ 4 (Khóa 2014 – 2019) ĐH chính quy Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Phương pháp nghiên cứu: định tính (phỏng vấn) và định lượng (khảo sát online).
Kết quả
Hầu hết sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của TACN đối với mục đích học
tập và công việc tương lai. Phần lớn các sinh viên đều đánh giá tất cả các kỹ năng đều ở
mức quan trọng hoặc rất quan trọng. Tuy nhiên, tính hiệu quả của khóa học chưa đồng
đều trong việc nâng cao các kỹ năng.
Sinh viên gặp khó khăn chủ yếu trong việc học/sử dụng các kĩ năng do trình độ tiếng
Anh tổng quát chưa cao, thường gặp nhất thuộc hai lĩnh vực từ vựng chuyên ngành và
giao tiếp. Các yếu tố khác ít được chú ý hơn.
Kết quả cho thấy các mục tiêu đã nêu của khóa học quan trọng và phù hợp, nhưng nhìn
chung, các mục tiêu này được sinh viên đánh giá là chỉ “đạt được một phần”.
Kết luận
Nghiên cứu đã làm rõ được một phần những nhu cầu và khó khăn của sinh viên, cũng như
đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn này, đạt được các mục tiêu chính
của nghiên cứu.
Từ khóa: nhu cầu ESP, khó khăn ESP, đánh giá khóa học, Tiếng Anh chuyên ngành Dược,
đại học Nguyễn Tất Thành
Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2013 - 2018
NEEDS AND DIFFICULTIES IN LEARNING ENGLISH FOR PHARMACY OF
STUDENTS OF ACADEMIC YEARS 2014-2019 AT NGUYEN TAT THANH
UNIVERSITY
Dao Thi Ngan
Supervisor: M.S. Phan Thanh Thuy
Introduction
In recent years, teaching and learning English, especially English for specific purposes
(ESP) at Vietnamese universities has received a lot of attention from students, teachers,
and relevant authorities because of low educational effectiveness. The main aim of this
study is to find out students‟ needs and difficulties and to evaluate the current English for
Pharmacy courses. Then, we give some recommendations for improving the effectiveness
of teaching and learning English for Pharmacy at Nguyen Tat Thanh University.
Materials and methods
The target population of this study comprised 201 pharmacy students of academic years
2014-2019 at Nguyen Tat Thanh University.
This study adopted a mixed methods research design: Quantitative research
(Questionnaires) and Qualitative research (Interviews).
Results
Most students were aware of the importance of English for Pharmacy for both their
academic studies and target careers. A strong majority of students considered all skills of
English to be „quite important‟ or „very important‟. But the efficiency of the course is
not equal in improving these skills.
Students have a lot of difficulties in learning/using English skills due to low proficiency
levels of general, mostly in the two language areas of pharmaceutical vocabulary and
communication. Other factors are less noticeable.
The results suggest that the stated objectives of the current English for Pharmacy course
were very important and appropriate, but overall, these objectives were just partially
achieved.
Conclusion
The study has reached a number of findings, produced a profile of needs and difficulties as
well as provided some suggestions, which help to answer the research questions and
achieve the main objectives of the study.
Key words: ESP needs, ESP difficulties, course evaluation, English for Pharmacy, Nguyen
Tat Thanh University
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, tiếng Anh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển khoa
học, công nghệ, chính trị, văn hóa và quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, nhu cầu dạy và
học tiếng Anh để phục vụ cho những ngành nghề nhất định ngày càng gia tăng.
Không chỉ dừng lại ở việc học tiếng Anh giao tiếp đơn thuần, nhiều người đã tìm
đến những khóa học tiếng Anh chuyên ngành với mong muốn nâng cao kiến thức
phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu, học tập và làm việc của mình. Chính vì vậy, tiếng
Anh chuyên ngành (ESP - English for Specific Purposes) càng ngày càng được quan
tâm nhiều hơn. Việc dạy tiếng Anh chuyên ngành (TACN) đang trở thành một trong
những nội dung cơ bản của quá trình giảng dạy tiếng Anh. Hutchison và Waters
(1987) đã đề cập rằng, hiện nay TACN đang trở thành một phương pháp giảng dạy
ngoại ngữ trong đó tất cả các quyết định liên quan tới nội dung giảng dạy và phương
pháp dạy-học đều phải dựa trên nhu cầu học tập của người học, phục vụ cho mục
đich học tập của họ. Nó tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh hiệu quả cho các lĩnh
vực cụ thể như kinh tế, ngân hàng, luật, y-dược, các môn khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội, vv… Tuy nhiên, cho đến giờ, việc giảng dạy và học tập TACN vẫn chưa
đáp ứng được những kỳ vọng đặt ra. Với những đặc điểm và nội dung của nó, so với
tiếng Anh giao tiếp đơn thuần, TACN vẫn được coi là một môn học khó đối với cả
người học lẫn người dạy.
Ở trường Đại học Nguyễn Tất Thành, sinh viên hệ Đại học nói chung và
khoa Dược nói riêng thường được học TACN vào năm thứ 3. Mục tiêu của việc học
TACN Dược là sinh viên phải được trang bị vốn từ vựng cơ bản, ôn tập lại những kiến
thức ngữ pháp đã học, củng cố các kỹ năng để đọc hiểu, dịch tài liệu, giao tiếp hoặc
viết một số báo cáo có liên quan đến chuyên ngành mà họ đang theo học. Tuy nhiên,
với khá nhiều thách thức mà giảng viên và sinh viên gặp phải trong quá trình giảng dạy
và học tập môn TACN nên mục tiêu của khóa học chưa đạt được như kỳ vọng. Sinh
viên thường học một cách thụ động thông qua những giải thích của giảng viên. Thêm
vào đó, thời lượng dành cho một học phần khá ít nên không đủ để sinh viên có thể nhớ
và luyện tập những kiến thức đã học. Hơn thế, một lớp học
1
TACN lại quá đông, gồm nhiều sinh viên với kiến thức đầu vào khác nhau đã tạo ra
nhiều thách thức cho việc dạy và học.
Chính vì những lí do kể trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Khảo sát
nhu cầu và khó khăn trong việc học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Đại học
chính quy khóa 2014 khoa Dược Trường Đại học Nguyễn Tất Thành” với mục đích
tìm hiểu nhu cầu học tập và những khó khăn sinh viên thường gặp phải khi học môn
TACN Dược, từ đó sẽ có những kiến nghị, đề xuất nhằm điều chỉnh chương trình
giảng dạy hiện tại để phù hợp với nhu cầu của sinh viên và khắc phục những khó
khăn để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Nội dung nghiên cứu
- ND 1: Nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Khóa 14 – Khoa
Dược trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
- ND 2: Những khó khăn thường gặp khi sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành.
- ND 3: Sinh viên đánh giá như thế nào về môn TACN đang được thực hiện tại
trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Cấu trúc của đề tài
PHẦN I: Mở đầu, cung cấp tổng quan về đề tài.
PHẦN II: Tổng quan vấn đề nghiên cứu, trình bày các vấn đề cơ sở về TACN,
nhu cầu và khó khăn trong học tập TACN
PHẦN III: Phương pháp nghiên cứu, trình bày các vấn đề về đối tượng khảo sát,
phương pháp, quy trình thu thập và xử lý số liệu.
PHẦN IV: Kết quả nghiên cứu, trình bày kết quả thu được thông qua các phương
pháp lấy số liệu và thảo luận.
PHẦN V: Kết luận và kiến nghị, trình bày những kết quả chính mà đề tài đạt
được, những kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học
tập môn TACN Dược, những hạn chế và hướng phát triển của đề tài, và kết
luận chung về đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về tiếng Anh chuyên ngành
1.1.1. Định nghĩa
1.1.1.1. Tiếng Anh chuyên ngành (TACN)
Tiếng Anh chuyên ngành (ESP) nổi lên từ những năm 1960 khi con người trở
nên ngày càng nhận thức được rằng các khóa học tiếng Anh tổng quát không đáp
ứng được nhu cầu của người học. Khi tiếng Anh tiếp tục thống trị trong hầu hết các
ngành như công nghệ, kinh doanh, truyền thông, giáo dục v.v.., nhu cầu về TACN
ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là ở các nước không thuộc Châu Âu - nơi tiếng Anh
được sử dụng chủ yếu.
TACN được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bởi các nhà nghiên cứu.
Theo Strevens (1988) [39], TACN là một khái niệm ám chỉ việc dạy hay học tiếng
Anh nhằm phục vụ cho một nghề nghiệp hay chuyên ngành nhất định nào đó và nó
được biết đến là một phương pháp giảng dạy tiếng Anh như là một ngoại ngữ hoặc
ngôn ngữ thứ hai lấy người học làm trung tâm. Nó nhằm đáp ứng những nhu cầu
của người học ở độ tuổi trưởng thành - những người cần học ngoại ngữ để áp dụng
nó cho những lĩnh vực cụ thể như khoa học, kỹ thuật, y học, học thuật hay thậm chí
là giải trí.
Theo Hutchinson và Walters (1987) [19], TACN là một phương thức giảng
dạy ngôn ngữ trong đó tất cả các quyết định về nội dung và phương pháp giảng dạy
đều dựa trên mục đích học tập của người học. Điều này có nghĩa rằng TACN không
liên quan tới một phương pháp dạy ngôn ngữ hay một tài liệu cụ thể nào. Việc dạy
TACN cần phải dựa trên nguyên tắc đầu tiên là giảng dạy và học tập hiệu quả.
Robinson (1980) lập luận rằng một khóa học ESP nên tập trung vào sự thành
công của người học, đó là họ có thể vận dụng tốt trong các tình huống nghề nghiệp
hoặc học tập. Ngoài ra, khóa học nên được thiết kế riêng và dựa trên phân tích một
cách chi tiết các nhu cầu của người học. Sự nhấn mạnh của Robinson đối với nhu
cầu của người học là phù hợp với Hutchinson & Waters.
Theo Strevens (1988) [39], TACN có những đặc điểm sau đây:
3
- Được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu cụ thể của người học;
- Liên quan giữa nội dung (chuyên đề hay chủ đề) với những nguyên tắc và
hoạt động cụ thể;
- Tập trung vào ngôn ngữ phù hợp với ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, v.v.., và
với phân tích diễn ngôn;
- Tương phản với tiếng Anh phổ thông (General English);
- Có thể hạn chế các kỹ năng học tập (ví dụ: chỉ tập trung vào kỹ năng đọc
hoặc viết);
- Có thể không cần dạy theo một phương pháp đã vạch sẵn.
T. Dudley - Evans và M.J.St. John (1998) cũng có chung những ý kiến như
trên, tuy nhiên, hai ông có bổ sung thêm một số đặc điểm. Họ đã mô phỏng rằng:
- TACN có thể liên quan tới hoặc được thiết kế cho những môn học cụ thể;
- TACN có thể sử dụng những phương pháp giảng dạy khác với phương pháp
giảng dạy tiếng Anh phổ thông trong những tình huống cụ thể;
- TACN thường được thiết kế cho những người học ở độ tuổi trưởng thành, có
thể là học sinh phổ thông, cũng có thể là những người học ở cấp độ lớn hơn
như sinh viên đại học hay những người học để phục vụ mục đích nghề
nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng có thể được dạy cho học sinh ở trình độ thấp hơn.
- TACN thường được dạy cho những người học ở trình độ cao hoặc trình độ
trung cấp. Hầu hết các khóa học TACN đều yêu cầu người học phải có những
hiểu biết cơ bản về hệ thống ngôn ngữ. Trong một vài trường hợp cụ thể, nó
có thể được dạy cho những người mới học.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy rằng TACN có thể được dạy
cho tất cả các đối tượng người học ở tất cả các độ tuổi và bất kể trình độ ngôn ngữ
nào. Nó không có một nguyên tắc cụ thể nào cho tất cả các trường hợp. Từ việc xem
xét những đặc điểm kể trên của TACN, chúng ta có thể thấy mức độ đa dạng của
TACN và những định nghĩa về nó ngày càng trở nên phức tạp.
4
1.1.1.2. Tiếng Anh cho ngành y tế
Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế trong ngành y học [25], [12]. Do
đó, những người có ý định tham gia vào lĩnh vực y tế hoặc chăm sóc sức khỏe “cần
tiếng Anh như là một phương tiện để làm việc một cách hiệu quả và tiếp tục nâng
cao chuyên môn của họ” [21]. Do đó, việc sử dụng tiếng Anh trong ngành y dược
không chỉ giới hạn ở những quốc gia có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Nó có thể là ngôn
ngữ trung lập được sử dụng bởi các bác sĩ và dược sĩ không phải là người bản xứ
trong các bệnh viện ở các nước không nói tiếng Anh.
Tiếng Anh cho ngành y tế (EMP - ENGLISH FOR MEDICAL PURPOSES)
xuất hiện vào năm 1960 [26], là một phần của ESP [28], [10], [2], [18]. Maher định
nghĩa tiếng Anh cho mục đích y học là “dạy tiếng Anh cho bác sĩ, y tá và nhân viên
khác trong ngành y tế” [26], sau đó tiếp tục giải thích rằng EMP:
Được thiết kế để đáp ứng nhu cầu tiếng Anh chuyên ngành của người học
về y tế (ví dụ: y tá, nha sĩ);
Tập trung vào các đề tài và chủ đề cụ thể cho lĩnh vực y tế;
Tập trung vào các kỹ năng có phạm vi bị hạn chế mà người học có thể yêu
cầu (ví dụ: để viết một bài báo y khoa, chuẩn bị một cuộc nói chuyện cho
một cuộc họp y tế).
1.1.2. Phân loại
Hutchinson và Walters (1987) đã sử dụng “cây ELT” (Tree of ELT) để mô
phỏng cho mối quan hệ của tiếng Anh chuyên ngành với tiếng Anh phổ thông [19].
Theo các tác giả này, TACN được chia thành ba nhánh chính: Tiếng Anh cho những
ngành khoa học và kỹ thuật (EST), tiếng Anh cho thương mại và kinh tế (EBE) và
tiếng Anh cho ngành khoa học xã hội (ESS). Mỗi nhánh này phân chia thành hai
nhóm: tiếng Anh học thuật (EAP) và tiếng Anh nghề nghiệp (EOP/EVP). Một ví dụ
về tiếng Anh học thuật thuộc nhánh TACN thương mại, kinh tế là “TACN cho sinh
viên y khoa”; ví dụ cho tiếng Anh nghề nghiệp thuộc nhánh TACN thương mại,
kinh tế là “TACN cho quân đội”.
5
Biểu đồ 2.1. Cây ELT rút gọn (Wen, 1996)
David Carter (1983) chia TACN thành ba nhóm: tiếng Anh như một ngôn
ngữ thu hẹp, tiếng Anh cho mục đích học thuật và nghề nghiệp, tiếng Anh cho
những chủ đề cụ thể. Nhóm tiếng Anh thứ hai của Carter được Robert Jordan (1997)
phân chia thành hai nhóm TACN chính là EOP và EAP. Sau đó, nhóm EAP lại được
phân thành tiếng Anh cho mục đích học thuật chuyên ngành (ESAP) và tiếng Anh
cho mục đích học thuật nói chung (EGAP). Cây phả hệ TACN của Pauline
Robinson lại phân chia nó thành EOP và EAP/EEP (tiếng Anh cho mục đích giáo
dục). Mặc dù có sự khác nhau trong việc phân chia các nhóm TACN giữa Carter,
Robinson, Jordan cũng như Hutchinson & Walters, nhưng có hai nhóm EAP và EOP
trong lĩnh vực TACN là được công nhận một cách rộng rãi trong lĩnh vực giảng dạy
TACN ngày nay.
Hutchinson và Walters (1987) chỉ ra rằng, không có sự phân chia rạch ròi
giữa tiếng Anh học thuật (EAP) và tiếng Anh nghề nghiệp (EOP) [19]. “Người ta có
thể vừa làm việc, vừa học tập cùng lúc; do vậy mà trong nhiều trường hợp, ngôn
ngữ đã được học ở mức độ trung cấp trong một môi trường học tập có thể sẽ được
sử dụng sau này khi người học tiến đến cấp độ cao hơn hoặc khi họ tham gia làm
việc”. Có lẽ điều này giúp giải thich lí do Carter phân loại EAP và EOP đều cùng
6
một loại TACN. Điều đó ám chỉ rằng mục đích cuối cùng của cả EAP và EOP đều
giống nhau, đó là phục vụ cho công việc. Tuy nhiên, mặc dù mục đích cuối cùng là
giống nhau, nhưng phương thức để đạt được mục tiêu cuối cùng này lại hoàn toàn
khác nhau.
1.1.3. Tình hình dạy và học TACN tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên
ngành tại các trường đại học Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của sinh
viên, giáo viên và các cơ quan liên quan vì hiệu quả giảng dạy không cao. Điều này
dẫn đến thực tế là sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng yêu cầu tiếng Anh của
nhà tuyển dụng, do đó tỷ lệ thất nghiệp trở nên nghiêm trọng hơn. Đây là một tình
huống đáng báo động vì tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ giao tiếp gần như
không thể thiếu của giới trẻ ngày nay.
Trong xu hướng hiện đại hóa và hội nhập, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử
dụng rộng rãi thứ ba trên thế giới với 335 triệu người dùng làm ngôn ngữ mẹ đẻ và
110 quốc gia sử dụng ngôn ngữ chính thức. Ngoài ra, các lớp học tiếng Anh thu hút
số lượng học viên lớn nhất trên thế giới với 1,5 tỷ người theo học. Nó đóng một vai
trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của khoa học, công nghệ, chính trị,
kinh tế, văn hóa và quan hệ quốc tế. Do đó, nhu cầu dạy và học tiếng Anh, đặc biệt
là tiếng Anh chuyên ngành đang tăng lên, không chỉ cho mục đích giao tiếp. Các
khóa học tiếng Anh chuyên ngành đang nhận được rất nhiều sự chú ý, đặc biệt là
trong các trường đại học.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ở Việt Nam
vẫn không hiệu quả và không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Theo Bộ Giáo dục
Đại học Việt Nam, chỉ có khoảng 49,3% sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng yêu
cầu tiếng Anh của người sử dụng lao động; gần 19% những người không đáp ứng
yêu cầu tiếng Anh của nhà tuyển dụng; và gần 32% cần được huấn luyện thêm.
Ngay cả đối với các chuyên ngành liên quan chặt chẽ đến tiếng Anh như Báo chí
Truyền hình (Học viện Báo chí và Truyền thông), có hơn 1/3 sinh viên làm lại bài
kiểm tra tiếng Anh chuyên ngành. Bên cạnh đó, trình độ và phương pháp giảng dạy
7
của giáo viên; thiếu thời gian; các lớp học với quá nhiều sinh viên; không thường
xuyên cập nhật sách giáo khoa, v.v.., đặt ra nhiều thách thức cho việc dạy và học
môn này.
Hiện nay, chương trình giảng dạy tiếng Anh đại học được xây dựng trong
khuôn khổ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Có 90-210 lớp học; và chủ yếu
tập trung vào ngữ pháp, đọc tài liệu hoặc giao tiếp cấp cơ bản, không phát triển kỹ
năng tiếng Anh. Ngoài ra, số lượng các lớp học tiếng Anh nói chung luôn luôn lớn
hơn so với ESP. Kết quả là, ngữ pháp tiếng Anh của học sinh Việt Nam thường tốt;
trong khi đó, khả năng giao tiếp của họ vẫn còn yếu. Vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp vẫn
cao. Khoảng 50,7% sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng yêu cầu tiếng Anh của nhà
tuyển dụng (Theo Bộ Giáo dục Việt Nam, 2015).
Ngoài ra, thiếu tài liệu giảng dạy và nội dung sách giáo khoa không đầy đủ là
một vấn đề lớn đối với việc dạy học ESP. Thực tế là sách giáo khoa ESP chỉ tập
trung vào ngữ pháp và từ vựng; và đôi khi được biên soạn từ nhiều nguồn khác nhau
hoặc sử dụng tài liệu nước ngoài. Điều này làm cho nội dung sách giáo khoa không
phù hợp và không phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.
Giảng dạy ESP vẫn không hiệu quả vì giáo viên không được đào tạo kiến
thức chuyên môn. Nhiều giáo viên tiếng Anh nói chung thừa nhận rằng họ không
thể dạy ESP vì bản thân họ không hiểu đầy đủ thuật ngữ chuyên ngành. Ngay cả
giáo viên tiếng Anh phổ thông tại các trường trung học phổ thông cũng không đáp
ứng các yêu cầu về trình độ giảng dạy. Theo thống kê, tại thành phố Hồ Chí Minh,
chỉ có 5% cho cả hai trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đáp ứng yêu
cầu giảng dạy.
Dự án giảng dạy ESP đã được thực hiện từ năm 2010. Theo đó, tính đến năm
2015-2016, 60% sinh viên đại học, cao đẳng và trung học phải được dạy ESP,
nhưng trên thực tế chỉ có 35-40%. Do đó, rất khó cho sinh viên Việt Nam nâng cao
trình độ tiếng Anh toàn cầu (số 8/20 khả năng đọc và viết 18/20 khả năng nghe nói,
Hội đồng Anh năm 2011). Tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp không tự tin với kỹ
năng tiếng Anh của họ là rất cao.
8
1.2. Nhu cầu và khó khăn của người học TACN
1.2.1. Nhu cầu
1.2.1.1. Định nghĩa và đặc điểm
Thuật ngữ “nhu cầu” đã được đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau bởi các
nhà nghiên cứu: Robinson (1991: 23), Brindley (1984: 29), Richterich và Chancerel
(1987: 9). Nó có thể bao gồm một loạt các ý nghĩa trong ngữ cảnh ESP như mục
tiêu, mong muốn, yêu cầu, sở thích, những thiếu sót, động lực… của người học. Đối
với nhiều người, thuật ngữ 'nhu cầu' có nghĩa là một khoảng trống được bắc cầu
giữa trạng thái hiện tại và tương lai mong muốn, hoặc sự tiến tới mục tiêu mong
muốn, hoặc sự thay đổi đạt được [3], [15]. Theo đó, mục đích của khóa học TACN
nhằm thu hẹp khoảng cách này, giúp người học đạt được hiệu quả thay đổi tốt hơn.
Phân tích nhu cầu lần đầu tiên được phổ biến trong thập niên 1960 tại Hoa
Kỳ, ủng hộ trách nhiệm và sự liên quan trong các chương trình giáo dục, mối quan
hệ chặt chẽ giữa học tập và mục đích của nó. Bước đầu tiên trong việc xây dựng bất
kỳ giáo trình hoặc khóa học ngôn ngữ nào là để xác định mục tiêu. Bất cứ khi nào
có thể, chúng sẽ dựa trên một phân tích về nhu cầu của những người học.
“Tất cả các khóa học đều phải dựa trên nhu cầu của người học, kể cả các
khóa học giao tiếp đơn thuần” [19]. Những gì bài nghiên cứu muốn nhấn mạnh ở
đây chính là đề xuất của hai tác giả trên: “Cái quan trọng không phải là bản chất của
nhu cầu học tập - dùng để phân biệt tiếng Anh chuyên ngành với tiếng Anh giao tiếp
- mà là nhận thức về nhu cầu đó” để có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Do vậy, khi
muốn thiết kế một giáo trình cho người học một chuyên ngành nào đó thì việc đầu
tiên chúng ta cần nghĩ tới là phân tích nhu cầu người học.
Theo Hutchinson và Waters (1987: 55), nhu cầu có thể được chia thành nhu cầu
mục tiêu và nhu cầu học tập [19]. Nhu cầu mục tiêu là những gì một người sẽ có thể
làm trong tình huống sử dụng ngôn ngữ mục tiêu: (i) những gì học sinh/người học cần
biết để hoạt động hiệu quả trong một ngữ cảnh cụ thể; (ii) những trở ngại mà học
sinh/học viên sẽ phải đối mặt trong bối cảnh cụ thể này; và (iii) những gì học sinh/học
viên thấy là quan trọng hoặc thú vị và muốn học. Nhu cầu
9
học tập là những gì học sinh/học viên cần phải làm để học hỏi. Để phù hợp với
Hutchinson và Waters (1987), nhu cầu học tập cũng phải được phản ánh bằng cách
học tập (tài liệu), và không chỉ nhu cầu mục tiêu như thường là trường hợp.
Phân tích nhu cầu chỉ ra rằng điều quan trọng đối với các học viên là sử dụng
ngôn ngữ một cách hiệu quả trong một bối cảnh chuyên nghiệp và đặc biệt, để: (i)
phát triển các kỹ năng giao tiếp chung; (ii) tìm hiểu về các nền văn hóa của khách
hàng của họ, đặc biệt là khi liên quan đến (sử dụng) thuốc; và (iii) học thuật ngữ y
tế cùng với các từ vựng chuyên ngành khác bằng các ngôn ngữ khác nhau.
Trước khi quyết định cần dạy những kiến thức tiếng Anh chuyên ngành nào,
chúng ta cần phải xem xét đến những yếu tố như sự cần thiết, các khía cạnh kiến
thức còn thiếu và những gì người học muốn học một cách cụ thể. Theo Hutchinson
& Waters, sự cần thiết có thể được hiểu là “những gì người học cần phải nắm được
để hiểu những tình huống đích một cách hiệu quả” [19].Điều này có nghĩa là hiểu
được từ vựng “thường sử dụng trong những tình huống xác định”. Chính vì vậy,
việc xác định những gì người học đã biết rồi cũng rất quan trọng. Sự thiếu vốn kiến
thức là khoảng cách giữa những kiến thức mà người học đã biết và những gì mà họ
cần phải trang bị. Điều đó có nghĩa là phải xác định được lượng từ nào trong số
những từ thường được sử dụng trong những ngữ cảnh cụ thể là lượng từ người học
đã biết và những từ nào cần được dạy.
Do vậy, những khía cạnh khách quan của nhu cầu đích cần được quan tâm,
nhưng người học cũng có những mong muốn của riêng họ. Bởi vi hứng thú của
người học rất quan trọng đối với cả quá trình dạy và học nên những mong muốn của
người học cũng là một khía cạnh cần sự quan tâm đặc biệt của người giáo viên khi
dạy tiếng Anh chuyên ngành. Nói một cách ngắn gọn “nếu người học không cảm
nhận được vốn từ vựng được học là hữu ích thì rất khó để khuyến khích sự hứng thú
của họ và do đó, hiệu quả của việc học những kiến thức khác cũng sẽ bị giảm đang
kể” [13].
Tóm lại, ESP là một cách tiếp cận để giảng dạy ngôn ngữ dựa trên nhu cầu
của người học có thể được xác định bằng phân tích nhu cầu. Những nhu cầu được
10
xác định này có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc phát triển chương trình giảng
dạy ESP.
Mặc dù các mô tả nhu cầu của người học khác nhau, hầu hết (Trim, 1980;
Brown 1995; Harding, 2007; Cooke và Simpson, 2008; Reguzzoni, 2008) đồng ý
rằng nhu cầu:
- Đa dạng hoặc nhiều mặt;
- Có thể thay đổi;
- Không cố định;
- Thay đổi từ người này sang người khác tùy thuộc vào mỗi cá nhân và môi
trường, hoạt động của họ;
- Không hoàn toàn độc lập;
- Luôn được nâng cao;
- Có thể được xác định và phân tích.
Tuy nhiên, sự mơ hồ của thuật ngữ và ý nghĩa đa nghĩa của nó không nên
được xem là một vấn đề lớn. Trong nghiên cứu này, các nhu cầu của học viên ESP
được hiểu là bao gồm lý do học ESP, khả năng hiện tại của họ trong các kỹ năng
ngôn ngữ chính, nhiệm vụ ngôn ngữ tiếng Anh, chức năng và hoạt động sẽ được sử
dụng cả trong nghiên cứu học tập và mục tiêu nghề nghiệp của họ. Trình độ tiếng
Anh trong mỗi kỹ năng chính cần thiết trong nghiên cứu học tập và mục tiêu nghề
nghiệp, phương tiện dạy và học ESP, ví dụ các ưu tiên về phương pháp và tài liệu,
khó khăn hoặc các vấn đề gặp phải khi học và sử dụng tiếng Anh và thông tin về
hoàn cảnh mà tiếng Anh được học và sẽ được sử dụng.
1.2.1.2. Phân loại
Nhu cầu thực tế và nhu cầu lý tưởng
De Escorcia (1985: 229) phân biệt giữa hai loại nhu cầu: nhu cầu thực tế và
nhu cầu lý tưởng [9]. Ông mô tả nhu cầu thực tế, hoặc theo Harding (2007: 17) gọi
là nhu cầu trước mắt [16], là những gì được nhận ra trong hầu hết các trường hợp
nghề nghiệp của người học. Điều này có ba ý nghĩa. Đầu tiên, người học có thể
không cảm thấy thực sự cần thiết hoặc cần ngay lập tức cho chuyên ngành tiếng
11
Anh tại thời điểm học ESP; do đó điều quan trọng là nâng cao nhận thức của họ về
tình hình mục tiêu và thực tế liên quan của nó. Thứ hai, họ thường không đưa ra
được những đánh giá đúng đắn về nhu cầu thực sự của họ, bởi vì, như Scrivener
(2005: 71) lập luận, sinh viên thực sự không biết họ cần gì hoặc muốn gì [38].
Richterich và Chancerel (1987: 3) cũng quan sát thấy rằng “kinh nghiệm cho thấy,
nói chung người học ít nhận thức được nhu cầu của mình và đặc biệt, họ không thể
diễn đạt chúng một cách rõ ràng” [35]. Điều này cũng cho thấy rằng giáo viên hoặc
người hướng dẫn có trách nhiệm điều tra nhu cầu của người học và nâng cao nhận
thức của họ về việc thể hiện nhu cầu và giải thích nhu cầu và khó khăn gặp phải.
Thứ ba, nhu cầu thực tế thường được xem là liên quan chặt chẽ đến những gì xảy ra
trong tình huống mục tiêu, trái ngược với nhu cầu lý tưởng, như ngụ ý của nó, ám
chỉ một tình huống lý tưởng hay trạng thái mà họ mong đợi.
Rõ ràng, nhu cầu lý tưởng có thể thay đổi tùy theo quan điểm và hoàn cảnh
cụ thể của mỗi người, trong khi nhu cầu thực tế, theo De Escorcia, là tri thức tối
thiểu mà người học phải có để thành công trọng việc học một cách dễ dàng.
Nhu cầu khách quan và nhu cầu chủ quan
Một số học giả (ví dụ: Brindley 1989; Brown, 1995; Tudor, 1996; Van
Avermaet và Gysen, 2006) xác định có 2 loại nhu cầu: khách quan và chủ quan [5],
[7], [41], [42]. Một mặt, Brindley (1989: 70) và Van Avermaet và Gysen (2006: 20)
nói rằng nhu cầu khách quan là những nhu cầu có thể lấy từ thông tin thực tế về
người học, việc sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp thực tế, trình độ
thông thạo ngôn ngữ hiện tại và những khó khăn về ngôn ngữ [5], [42]. Điều này có
nghĩa rằng, nhu cầu khách quan được thu thập từ dữ liệu khách quan quan sát được
[7]. Có nghĩa là nhu cầu khách quan có xu hướng chủ yếu là quan tâm đến các yếu
tố ngôn ngữ cụ thể. Mặt khác, nhu cầu chủ quan là những nhu cầu của người học
trong tình huống học tập của họ, xuất phát từ cả hai yếu tố nhận thức và cảm nhận,
ví dụ như tự nhận thức, nhận thức về tình huống mục tiêu, thái độ đối với việc học
tiếng Anh, mong muốn và kỳ vọng trong giảng dạy [5], [4]. Nói cách khác, nhu cầu
chủ quan đề cập đến những yếu tố không thể kiểm soát như sự mong muốn [7]. Có
12
thể nói rằng các thuật ngữ như “sự tự nhận thức”, “thái độ”, “mong muốn” và “kỳ
vọng” là khái niệm rộng hơn trong nhu cầu và có thể không chỉ các yếu tố ngôn ngữ
mà còn là các yếu tố không phải ngôn ngữ.
Brindley (1989: 70) cho rằng có thể thu thập dữ liệu về cả hai nhu cầu chủ
quan và khách quan [5], trong khi Graves (1996a: 14) chỉ ra rằng nhu cầu khách
quan cũng quan trọng như nhu cầu chủ quan vì nhu cầu khách quan có thể không
được thỏa mãn nếu không xem xét nhu cầu chủ quan [14]. Điều này cho thấy rằng
khi thiết kế khóa học ESP, nhu cầu khách quan và chủ quan cần được xác định và
cân nhắc.
Nhu cầu mục tiêu và nhu cầu học tập
Hutchinson và Waters (1987: 54) phân biệt giữa nhu cầu mục tiêu và nhu cầu
học tập [19]. Nói chung, nhu cầu mục tiêu là những gì người học yêu cầu trong tình
huống mục tiêu, tức là kiến thức và khả năng họ phải có để có thể thực hiện đến
mức độ năng lực và trình độ yêu cầu trong tình huống mục tiêu. Chambers (1980:
30) mô tả đây là những nhu cầu thực tế và lâu dài. Hutchinson và Waters (1987: 55)
chia nhu cầu mục tiêu thành ba loại [19]:
1) Sự cần thiết: Những nhu cầu này dựa trên những yêu cầu của tình huống
mục tiêu, tức là những gì người học cần biết để hoạt động hiệu quả trong
tình huống đích (ví dụ: các tính năng ngôn ngữ: diễn ngôn, chức năng, cấu
trúc, từ nguyên). Sự cần thiết thể hiện đích đến.
2) Những thiếu sót: Điều quan trọng là phải so sánh giữa năng lực mục tiêu
đối với khả năng hiện tại của người học. Khoảng trống này là những gì
người học còn thiếu, ví dụ: để đọc tài liệu chuyên ngành. Sự thiếu sót
được coi là điểm khởi đầu của một hành trình hướng tới đích đến
3) Mong muốn: Chúng đại diện cho quan điểm của người học về nhu cầu của
họ, nghĩa là họ cần gì, chúng có thể khác hoặc trái ngược với quan điểm
của những người có liên quan như người thiết kế khóa học, giáo viên và
người hướng dẫn (ví dụ: mục đích các nhân khi học tiếng Anh). Mong
muốn được cho là gây ra nhiều tranh cãi để xác định đích đến thực sự.
13
Dường như cả „sự cần thiết‟ và „những thiếu sót‟ đại diện cho nhu cầu
khách quan, trong khi „mong muốn‟ đại diện cho những chủ quan; nhưng nhận thức
về nhu cầu cụ thể là khách quan hay chủ quan có thể thay đổi từ người này sang
người khác.
1.2.2. Khó khăn
Tiếng Anh chuyên ngành, cùng với những đặc điểm và nội dung của nó, vẫn
được coi là một môn học khó đối với cả người dạy lẫn người học. Bởi vậy, việc xác
định rõ những khó khăn trong quá trình học là vô cùng cần thiết.
Có một số nghiên cứu trên thế giới về những khó khăn trong dạy học ESP.
Chúng được chia thành 03 nhóm chính: (1) những khó khăn liên quan đến sinh viên;
(2) những khó khăn liên quan đến giảng viên; và (3) những vấn đề khác.
1.2.2.1. Những khó khăn liên quan đến giảng viên
Thứ nhất, có một sự nhầm lẫn của các giảng viên ESP về các mục tiêu của
ESP: “giảng dạy kiến thức chuyên môn” hay “những kỹ năng ngôn ngữ”. Sự nhầm
lẫn này là do phương pháp dạy tập trung nhiều vào ngữ pháp và từ vựng hiện đang
rất phổ biến trong việc dạy và học ESP không chỉ ở Việt Nam mà còn ở những nền
văn hóa khác [29].
Trong các khóa học ESP hiện nay, hầu hết các tài liệu được thiết kế để phát
triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và dịch, nhưng một số giảng viên cho rằng chỉ từ
vựng tốt là đủ cho sinh viên. Do đó, một số tài liệu do giáo viên biên soạn không
đem lại nhiều hứng thú cho SV, vì chỉ tập trung vào kỹ năng đọc và các bài tập từ
vựng. Theo Lâm (2011), sinh viên thường quên những từ đã học ngay sau mỗi kỳ
thi [23].
Những khó khăn liên quan đến giảng viên bao gồm: khác biệt về trình độ của
giảng viên, khác biệt về phương pháp giảng dạy, đặc biệt là thiếu kiến thức chuyên
môn vì họ không được tham gia các khóa bồi dưỡng về phương pháp và kiến thức
dạy học ESP. Đối với bản chất và mục tiêu của giáo dục ESP, thực tế đã được chứng
minh rằng giảng viên ngôn ngữ EFL phù hợp cho việc dạy ESP hơn là giảng
14