BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Phạm Văn Dư
TẬP BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 1
(Lưu hành nội bộ)
HÀ NỘI - NĂM 2016
Phạm Văn Dư
TẬP BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 1
(Tài liệu dùng cho sinh viên và giảng viên
ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh)
HÀ NỘI - NĂM 2016
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Trang
Chương 1: NỘI DUNG DẠY HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN
7
NINH
1.1
Quan niệm về nội dung dạy học Giáo dục quốc phòng và an ninh
7
1.1.1
Khái niệm
7
1.1.2
Mức độ nội dung dạy học mà sinh viên cần đạt được
7
1.2
Các thành phần cơ bản của nội dung dạy học Giáo dục quốc phòng và an
ninh
8
1.2.1
Hệ thống tri thức về quốc phòng và an ninh
8
1.2.2
Hệ thống kiến thức về quân sự chung
8
1.2.3
Hệ thống kiến thức về kỹ thuật bắn súng và chiến thuật bộ binh
9
1.2.4
Hệ thống kinh nghiệm sáng tạo trong hoạt động quốc phòng và an ninh
9
1.3
Sự biểu hiện của nội dung dạy học Giáo dục quốc phòng và an ninh
10
1.3.1
Kế hoạch dạy học
10
1.3.2
Môn học
10
1.3.3
Chương trình dạy học
11
1.3.4
Sách giáo khoa, giáo trình và các tài liệu dạy học khác
12
Chương 2: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, TÀI LIỆU, CƠ
14
SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ
AN NINH
2.1
Chương trình đào tạo
14
2.1.1
Những căn cứ và yêu cầu xây dựng chương trình
14
2.1.2
Chương trình đào tạo và Giáo dục quốc phòng và an ninh cho các cấp
học.
17
2.1.3
Chương trình “Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh” cho các đối
tượng
32
2.2
Tài liệu, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Giáo dục quốc phòng và an
ninh.
46
2.2.1
Tài liệu, giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh
46
2.2.2
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Giáo dục quốc phòng và an ninh
47
Chương 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ SOẠN GIÁO ÁN
59
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
3.1.
Những vấn đề chung
59
3.1.1
Khái niệm và vai trò của kế hoạch
59
1
3.1.2
Nội dung cơ bản của kế hoạch dạy học
59
3.1.3
Kế hoạch dạy học
61
3.2.
Một số loại kế hoạch trong dạy học Giáo dục quốc phòng và an ninh
62
3.2.1
Kế hoạch về thời gian.
62
3.2.2
Kế hoạch làm thao trường (bãi tập)
63
3.2.3
Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, trợ giảng, người làm mẫu, đội mẫu.
63
3.2.4
Kế hoạch hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh.
63
3.2.5
Kế hoạch thông qua giáo án
64
3.2.6
Kế hoạch giảng dạy của một bài, một tiết học
64
Chương 4: THIẾT KẾ GIÁO ÁN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ
AN NINH
65
4.1.
Một số vấn đề chung
65
4.1.1
Khái niệm giáo án
65
4.1.2
Ý nghĩa của việc soạn giáo án
65
4.2
Các bước thiết kế một giáo án
67
4.2.1
Xác định mục tiêu của bài học
67
4.2.2
Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan
68
4.2.3
Xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ nhận thức của học sinh
69
4.2.4
Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức
dạy học và cách thức đánh giá thích hợp
69
4.2.5
Thực hành soạn giáo án
69
4.3
Cấu trúc giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh
70
4.3.1
Cấu trúc cơ bản của giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh
70
4.3.2
Mẫu soạn giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh
72
4.4.
Cách soạn bài theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
75
Chương 5: KỸ NĂNG DẠY HỌC CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
78
5.1
Khái niệm kỹ năng và kỹ năng dạy học
78
5.1.1
Khái niệm kỹ năng
78
5.1.2
Khái niệm kỹ năng dạy học
80
5.1.3
Xây dựng và phát triển kỹ năng sư phạm đối với người giáo viên giáo
dục quốc phòng và an ninh
83
5.2
Kỹ năng dạy học bài lý thuyết
86
5.2.1
Kỹ năng chuẩn bị bài lên lớp
86
2
5.2.2
Kỹ năng dạy học trên lớp (kỹ năng lên lớp, đứng lớp)
92
5.2.3
Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
109
5.2.4
Hướng dẫn tổ chức và phương pháp dạy học các nội dung lý thuyết
111
5.3
Kỹ năng dạy học bài thực hành
114
5.3.1
Kỹ năng chuẩn bị bài lên lớp
114
5.3.2
Kỹ năng thực hiện động tác làm mẫu.
114
5.3.3
Kỹ năng dạy học thực hành
114
5.3.4
Kỹ năng tổ chức luyện tập
116
5.3.5
Kỹ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh
117
5.3.6
Hướng dẫn tổ chức và phương pháp dạy học các nội dung thực hành
118
5. 4.
Phát huy tính tích cực nhận thức của người học trong quá trình dạy học
môn giáo dục quốc phòng và an ninh
136
5.4.1. Quan niệm chung về tính tích cực nhận thức của người học và vấn đề
phát huy tính tích cực nhận thức trong dạy học GDQP&AN
136
5.4.2. Các phương hướng, biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của
người học trong dạy học môn GDQP&AN
138
TÀI LIỆU THAM KHẢO
142
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số TT
1
Tên bảng
Bảng 2.1: Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT
Trang
18
2
Bảng 2.2 : Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trình độ
TCCN
20
3
Bảng 2.3: Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh trình độ đại
học, cao đẳng.
22
4
Bảng 2.4: Khung chương trình đào tạo ngắn hạn giáo viên Giáo dục
quốc phòng và an ninh Hệ 24 tháng - Trường ĐHSP Hà Nội 2
25
5
Bảng 2.5: Khung chương trình đào tạo ngắn hạn giáo viên Giáo dục
quốc phòng và an ninh Hệ 18 tháng Trường ĐHSP Hà Nội 2
28
6
Bảng 2.6: Khung chương trình đào tạo giáo viên Sư phạm Giáo dục
quốc phòng và an ninh - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
30
7
Bảng 2.7: Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và
an ninh cho đối tượng 1.
37
8
Bảng 2.8: Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và
an ninh cho đối tượng 2
40
9
Bảng 2.9: Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và
an ninh cho đối tượng 3
42
10
Bảng 2.10: Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và
an ninh cho đối tượng 4
44
11
Bảng 2.11: Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho
chức sắc tôn giáo, nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật
45
12
Bảng 2.12: Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho
chức việc tôn giáo, già làng, trưởng họ tộc
46
12
13
14
15
Bảng 2.13 : Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học GDQP&AN
trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học
phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp trung học phổ
thông)
Bảng 2.14: Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học GDQP&AN
sửa đổi, bổ sung kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BGDĐT ngày 01
tháng 3 năm 2013
Bảng 4.1:So sánh điểm khác nhau của giáo án được soạn theo
phương pháp dạy học tích cực với phương pháp dạy học truyền
thống
Bảng 5.1: Nhiệm vụ và công việc của giáo viên Giáo dục quốc phòng&
an ninh.
47
54
75
79
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AN
An ninh
CĐ, ĐH
Cao đẳng, đại học
CTGD
BGD&ĐT
Chương trình giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo
BTTM
GV
Bộ Tổng tham mưu
Giáo viên
HS, SV
Học sinh, sinh viên
QP
Quốc phòng
QP&AN
Quốc phòng và an ninh
QĐND
TCCN
Quân đội nhân dân
Trung cấp chuyên nghiệp
THPT
Trung học phổ thông
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
5
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện kế hoạch công tác năm học 2015 - 2016 về việc biên soạn giáo trình,
tập bài giảng, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập; Trung tâm
Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2 triển khai biên soạn tập bài giảng “Phương pháp dạy
học giáo dục quốc phòng an ninh 1” do thạc sỹ, thượng tá Phạm Văn Dư làm chủ biên.
Tập bài giảng được dùng cho giảng viên và sinh viên chuyên ngành Giáo dục
quốc phòng và an ninh sử dụng làm tài liệu phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ giảng dạy
và học tập môn học “Phương pháp dạy học giáo dục quốc phòng an ninh 1”; đồng thời
là tài liệu để các giảng viên giảng dạy môn Phương pháp dạy học cùng nghiên cứu để
thực hiện thống nhất trong việc trang bị các kiến thức nghiệp vụ cho sinh viên ngành
Giáo dục quốc phòng và an ninh. Nội dung của tập bài giảng được biên soạn phù hợp
với chương trình khung và đề cương chi tiết môn học “Phương pháp dạy học giáo dục
quốc phòng an ninh 1”; đề cập đến những vấn đề chung về dạy học môn giáo dục quốc
phòng - an ninh; phương pháp chuẩn bị dạy học. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giảng
dạy, thiết kế bài học theo hướng tích cực, biết chuẩn bị bài giảng môn học giáo dục
quốc phòng - an ninh. Cấu trúc tập bài giảng gồm 5 chương: Nội dung dạy học Giáo
dục quốc phòng và an ninh. Giới thiệu chương trình đào tạo, tài liệu, cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học; Xây dựng kế hoạch dạy học; Thiết kế giáo án Giáo dục quốc phòng
và an ninh; Kỹ năng dạy học các nội dung cơ bản của môn học giáo dục quốc phòng
và an ninh.
Tập bài giảng được biên soạn theo Chương trình đào tạo mới được thực hiện từ
năm học 2016-2017 (K41) do Trường ĐHSP Hà Nội 2 ban hành, có cập nhật những
nội dung kiến thức mới, những thông tin mới về chương trình môn học Giáo dục quốc
phòng và an ninh, tham khảo và vận dụng cách thiết kế bài giảng theo hướng tích cực
của các ngành học khác cho phù hợp với công tác giảng dạy cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông hiện nay.
Để phù hợp với Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, trong tập bài giảng khi
thể hiện cụm từ “giáo dục quốc phòng – an ninh” được thay thế bằng cụm từ “giáo dục
quốc phòng và an ninh”
Quá trình biên soạn tập bài giảng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót,
hàng năm cần được bổ sung, chỉnh lý, cập nhật nội dung cho phù hợp với yêu cầu đào
tạo. Rất mong được sự đóng góp của quý thấy cô và các bạn sinh viên để tập bài giảng
ngày càng được hoàn thiện tốt hơn./.
6
Chương 1
NỘI DUNG DẠY HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
1.1. Quan niệm về nội dung dạy học Giáo dục quốc phòng và an ninh
1.1.1. Khái niệm
Nội dung dạy học:“Nội dung dạy học là một hệ thống các kiến thức, kỹ năng, và
thái độ mà việc lĩnh hội chúng đảm bảo sự phát triển toàn diện của nhân cách và sự
xác lập nghề nghiệp của người tốt nghiệp”[8; Tr 53].
Trong khái niệm này cần lưu ý:
- Nội dung dạy học phải đảm bảo toàn diện cả về hồng và chuyên (phẩm chất và
năng lực).
- Hai yếu tố: Dạy học (tạo ra tri thức, kỹ năng...) và giáo dục (tạo ra giá trị tinh
thần, đạo đức) của nội dung dạy học không thể tách rời mà gắn bó mật thiết với nhau.
- Trong giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, nội dung dạy học thường được
gọi là nội dung đào tạo.
Nội dung dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh: “Nội dung dạy học giáo dục
quốc phòng và an ninh là hệ thống các tri thức khoa học về quốc phòng và an ninh,
kiến thức cơ bản cần thiết về kỹ thuật, chiến thuật quân sự, phương pháp sáng tạo,
chuẩn mực, giá trị mà sinh viên cần chiếm lĩnh để hình thành và phát triển nhân cách
của người học”[1;Tr 168].
1.1.2. Mức độ nội dung dạy học mà sinh viên cần đạt được
Đối với các cơ sở đào tạo cả ở trong và ngoài quân đội, căn cứ vào mục tiêu dạy
học của bài học, căn cứ vào thời gian và các điều kiện dạy học; ngoài việc xác định
chính xác các kiến thức, thái độ, kỹ năng cần phải xác định mức độ người học viên
(sinh viên) cần đạt theo từng kiến thức, thái độ, kỹ năng. Thông thường trong dạy học,
người ta chia mức độ cần đạt ra ba mức:
Lĩnh vực kiến thức (hiểu biết) thường chia thành ba mức cơ bản:
Mức 1: Nhớ lại được. Sau khi học, sinh viên có thể kể ra, viết ra, vẽ ra, mô tả
được những điều đã học. Đây là sự hiểu biết ở mức độ thấp nhất, học viên chỉ tường
thuật lại những gì mình nhìn thấy và nghe thấy trong quá trình học.
Mức 2: Diễn giải được: Sinh viên có thể trình bày, giải thích, nêu ý nghĩa, chỉ rõ
liên quan, nguyên nhân, hậu quả của những điều mình đã được học. Rõ ràng ở mức 2
đã cao hơn mức 1, đòi hỏi sinh viên phải biết chắp nối với các sự kiện nghe được, nhìn
được thành vấn đề có "đầu - đuôi", nghĩa là có sự "động não".
- Mức 3: Giải quyết vấn đề về mặt lý thuyết: Sinh viên đã biết cách phân tích, so
sánh, tổng hợp, lý giải và đề xuất được cách giải quyết vấn đề về mặt lý thuyết (nếu
cần), dựa trên nhãng điều học được. Đây là mục tiêu kiến thức cao nhất.
Lĩnh vực thái độ. Mục tiêu thái độ có ba mức:
Mức 1: Cảm nhận, thông cảm, nhận ra điều cảm nghĩ của người khác. Sinh viên
phải làm được ở mức này là mô tả, nói lên được cảm nghĩ của người khác.
Mức 2: Đáp ứng, có thể trả lời, giải thích, an ủi, động viên người khác phù hợp
với tình huống. Rõ ràng không thể là câu trả lời, động viên hay an ủi có thể dùng
chung cho tất cả mọi người.
7
Mức 3: Nội tâm hóa, là sự đồng cảm, coi tình huống của người khác là tình
huống của chính mình. Thể hiện của điều này là sự nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ giải
quyết, làm việc thận trọng, chính xác.
Lĩnh vực kỹ năng là những thao tác thực hành mà sinh viên có thể làm được sau
khi học. Kỹ năng được chia làm ba mức độ.
Mức 1: Bắt chước. Sinh viên làm lại được những thao tác, kỹ thuật mà giáo viên
vừa làm, đúng với trình tự, đúng với yêu cầu.
Mức 2: Làm chủ thao tác. Sinh viên thực hành lại một thao tác một cách vững
vàng, chắc chắn, tự chủ và an toàn.
Mức 3: Tự động hóa. Ở mức này không những sinh viên hoàn toàn làm chủ
được thao tác mà còn thực hành được các thao tác một cách thuần thục, khéo léo.
Ba lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ của bài học có liên quan mật thiết với
nhau và xuất phát từ các mục tiêu chuyên biệt tạo thành nội dung dạy học của bài học
cụ thể. Giảng viên cần phải dành nhiều công sức xác lập nội dung dạy học một cách
đầy đủ, chính xác. Đây là yếu tố quyết định hiệu quả dạy học của từng bài học.
1.2. Các thành phần cơ bản của nội dung dạy học giáo dục Quốc phòng và an ninh
1.2.1. Hệ thống tri thức về quốc phòng và an ninh
Nhà nước quy định nhiệm vụ về quân sự, quốc phòng, an ninh cho các bộ, ngành,
cơ quan Trung ương, địa phương và cơ sở thông qua hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Mọi
công dân đều có trách nhiệm tham gia công tác quốc phòng; luyện tập quân sự; giữ gìn
bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật
đổ, chiến tranh công nghệ cao của địch trong tương lai. Thực hiện tốt công tác quốc
phòng, an ninh để xây dựng lòng tin chiến thắng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ
thù đối với cách mạng Việt Nam.
Kiến thức quốc phòng và an ninh là hệ thống các quan điểm của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh, xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an
ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, phòng thủ dân sự, động viên
quốc phòng, kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước về quốc
phòng, an ninh. Truyền thống chống giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước, lòng tự hào,
tự tôn dân tộc; các văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh; phổ cập những kiến thức
cần thiết về lực lượng vũ trang nhân dân; nghệ thuật quân sự Việt Nam; phòng, chống
chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách
mạng Việt Nam; kiến thức cơ bản cần thiết về kỹ thuật, chiến thuật quân sự, phòng thủ
dân sự, nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết toàn diện, đúng đắn về thế giới
khách quan, trên cơ sở đó xây dựng thế giới quan khoa học, niềm tin cách mạng cho
sinh viên ở nhà trường.
1.2.2. Hệ thống kiến thức về quân sự chung
Hệ thống kiến thức về quân sự chung trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về
điều lệnh đội ngũ và kỹ thuật thực hiện động tác như tập hợp đội hình cơ bản của tiểu
đội, trung đội, vận dụng thành thạo điều lệnh đội ngũ từng người không có súng, góp
phần nâng ý thức, tác phong học tập giáo dục Quốc phòng và an ninh và vận dụng tích
cực trong sinh hoạt tập thể tại nhà trường; tác dụng, tính năng, cấu tạo, tác dụng một
8
số loại vũ khí bộ binh như súng trường bán tự động CKC, súng trung liên RPD, súng
diệt tăng B40, B41; hiểu biết về một số loại thuốc nổ TNT, Mêlinít, C4 và thuốc nổ
Pentrit, bản đồ địa hình quân sự, vũ khí hủy diệt lớn như vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá
học, vũ khí sinh học; kỹ thuật cơ bản về băng bó cấp cứu trong chiến đấu.
Rèn luyện cho sinh viên tư thế, tác phong chững chạc, nghiêm túc, ý thức tổ chức
kỷ luật cao; biết cách sử dụng bản đồ địa hình quân sự; biết thực hành băng bó, chuyển
thương và biết vận dụng một cách linh hoạt trong học tập, công tác khi xảy ra tai nạn.
1.2.3. Hệ thống kiến thức về kỹ thuật bắn súng và chiến thuật bộ binh
Kỹ năng quân sự là khả năng thực hành những kiến thức cơ bản cần thiết về kỹ
thuật, chiến thuật quân sự. Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo về quân sự là các hành động đã
được tự động hoá và cách thức vận dụng đúng đắn, sáng tạo các tri thức được trang bị,
các kỹ xảo đã được hình thành vào thực tiễn quân sự, thực tiễn học tập nhằm giải
quyết các nhiệm vụ trong các tình huống và điều kiện khác nhau một cách có hiệu quả
cao.
Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và chiến thuật bộ binh là môn học trang bị cho
sinh viên kiến thức cơ bản về tác dụng, tính năng, cấu tạo súng tiểu liên AK, cách
ngắm bắn và biết các thực hành bắn trúng, bắn chụm vào mục tiêu cố định ban ngày
bằng súng tiểu liên AK; biết cách lợi dụng địa hình địa vật và thực hiện tốt các tư thế
động tác vận động trong chiến đấu, xử lý được một số tình huống trong quá trình tiến
công địch phòng ngự cũng như thực hành phòng ngự đánh bại các đợt tiến công của
địch. Nắm đặc điểm thủ đoạn chiến đấu của địch; nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật; đặc
điểm và cách đánh chiếm một số mục tiêu của địch; hành động của chiến sỹ trước,
trong và sau mỗi lần chiến đấu; cách xử lý một số tình huống cụ thể sát với điều kiện
địch, địa hình; hành động chiến đấu mau lẹ, khẩn trương, lợi dụng địa hình, địa vật
tốt; vận dụng kỹ thuật chiến đấu bộ binh vào thực hành xử lý tình huống; nhận định,
đánh giá, phân tích tình hình địch, địa hình; xử lý linh hoạt các tình huống chiến đấu.
1.2.4. Hệ thống kinh nghiệm sáng tạo trong hoạt động quốc phòng và an ninh
Việc trang bị cho sinh viên những kinh nghiệm sáng tạo trong hoạt động quốc
phòng và an ninh giúp sinh viên tổ chức hoạt động học tập của mình một cách tốt nhất.
Hệ thống kinh nghiệm sáng tạo trong hoạt động quốc phòng và an ninh là những
phương thức phát hiện vấn đề mới nảy sinh và phương thức vận dụng các tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo đã có vào những tình huống mới, giải quyết một cách với hiệu quả cao
nhất. Kinh nghiệm sáng tạo trong hoạt động quốc phòng và an ninh có những đặc điểm
nổi bật sau:
Tự lực chuyển tri thức và kỹ năng vào tình huống mới.
Nhìn thấy vấn đề mới trong tình huống quen thuộc.
Nhìn thấy cấu trúc, chức năng mới của đối tượng
Tự lực phối hợp các phương pháp hoạt động quen thuộc thành những cách thức
mới để giải quyết vấn đề, xây dựng cách giải quyết hoàn toàn mới với hiệu quả tốt
nhất.
Để trang bị cho sinh viên những kinh nghiệm sáng tạo trong hoạt động quốc
phòng và an ninh, trong tổ chức quá trình dạy học cần thực hiện tốt một số vấn đề cơ
bản sau:
Phải thực hiện tối ưu hoá hoạt động dạy học.
Phải tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học.
9
Gắn chặt hoạt động học tập của sinh viên với thực tiễn xã hội, thực tiễn quân đội
và thực tiễn nghề nghiệp tương lai của họ.
Căn cứ tính chất, cấp độ đào tạo của nhà trường để xác định mức độ, hình thức,
phương pháp tập dượt nghiên cứu khoa học cho người học.
Đề phòng và khắc phục hiện tượng dạy học xuôi chiều, máy móc, áp đặt cho
người học.
Các thành phần của nội dung dạy học giáo dục Quốc phòng và an ninh gắn bó
chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất, một cấu
trúc trọn vẹn đảm bảo cho quá trình dạy học đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định.
Như vậy, nội dung dạy học giáo dục Quốc phòng và an ninh, có ý nghĩa hết sức
quan trọng góp phần giáo dục toàn diện cho sinh viên về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm
của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước
âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối quốc
phòng, an ninh và công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh; có kỹ năng quân
sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, hình thành cho sinh viên những phẩm chất, năng lực cần thiết, tư duy, hoạt
động sáng tạo trong quá trình học tập và công tác sau này đạt chất lượng và hiệu quả
tốt.
1.3. Sự biểu hiện của nội dung dạy học giáo dục Quốc phòng và an ninh
1.3.1. Kế hoạch dạy học
Kế hoạch dạy học là văn bản xác định thành phần các môn học trong một khóa
học, sự phân bổ của chúng trong năm học, số giờ trong một học kỳ, một tuần, các hình
thức dạy học và kiểm tra đối với từng môn học.
Kế hoạch dạy học do phòng đào tạo lập ra, được nhà trường phê chuẩn. Sinh viên
nắm kế hoạch dạy học để chủ động tổ chức việc học tập của bản thân. Giảng viên nắm
kế hoạch dạy học để chủ động triển khai giảng dạy các môn học và phối hợp thực hiện
chương trình đào tạo. Nhà trường nắm kế hoạch dạy học để quản lý quá trình dạy học.
“Kế hoạch dạy học Giáo dục quốc phòng và an ninh là văn kiện do cơ quan có thẩm
quyền về giáo dục và đào tạo ban hành, trong đó quy định các môn học, các chuyên đề, các
hoạt động cơ bản; trình tự thực hiện; thời lượng dành cho từng môn học, chuyên đề và các hoạt
động cơ bản; quy chế tổ chức năm học, khoá học”[1; Tr 171].
Người giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh ngoài việc nắm chắc kế hoạch dạy học
của trên để thực hiện, cần phải biết lập các kế hoạch liên quan tới công tác bảo đảm cho hoạt
động giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh ở nhà trường.
1.3.2. Môn học
Một số khái niệm về môn học (theo Qui chế học vụ bậc Đại học – Cao đẳng, theo
QĐ Số: 958/QĐ-ĐHBK-ĐT, ngày 27 tháng 06 năm 2012 của Đại học Bách Khoa –
Đại học Quốc Gia Tp.HCM):
Môn học là các đơn vị cấu thành của các chương trình giáo dục. Môn học là tập
hợp những tri thức về một lĩnh vực chuyên môn cụ thể và là một đơn nguyên trọn vẹn
được tổ chức giảng dạy và đánh giá nội trong một học kỳ.
Môn học bắt buộc là các môn học, học phần trong chương trình giáo dục
(CTGD) chứa đựng những nội dung chính yếu của nhóm ngành, ngành và chuyên
10
ngành đào tạo mà sinh viên bắt buộc phải hoàn tất đạt yêu cầu - có chứng chỉ của các
học phần nếu có quy định, để được xét tốt nghiệp.
Môn học bắt buộc theo lựa chọn là nhóm các môn học trong CTGD chứa đựng
những nội dung cơ bản của một ngành/chuyên ngành hay hướng chuyên môn, mà tất
cả các sinh viên sau khi tự nguyện đăng ký lựa chọn hoặc được phân ngành/chuyên
ngành đều bắt buộc phải hoàn tất trọn vẹn - đạt yêu cầu để được xét tốt nghiệp.
Môn học tự chọn là các môn học trong CTGD chứa đựng những nội dung cần
thiết cho một trong nhiều định hướng nghề nghiệp (ngành/chuyên ngành/hướng
chuyên môn) mà sinh viên có thể tự do lựa chọn đăng ký học.
Trong chương trình giáo dục, môn học tự chọn được xếp theo từng nhóm với
quy định cụ thể về số tín chỉ tối thiểu phải tích lũy cho mỗi nhóm. Để đủ điều kiện tốt
nghiệp, sinh viên phải hoàn tất đạt yêu cầu một số môn nhất định trong từng nhóm
nhằm tích lũy đủ số tín chỉ tối thiểu quy định cho nhóm môn học tự chọn tương ứng.
Môn học thay thế: Khái niệm môn học thay thế được sử dụng khi một môn học
có trong CTGD nhưng nay không còn tổ chức giảng dạy nữa và được cho phép thay
bằng một môn học (một nhóm môn học) đang còn tổ chức giảng dạy cho các khóangành khác tại trường hoặc/và ở trường ngoài. Môn học thay thế nhìn chung phải có
thời lượng tương đương hoặc lớn hơn nhưng có thể có nội dung khác với môn học
hiện không còn tổ chức giảng dạy. Trường hợp môn thay thế có số tín chỉ ít hơn môn
cũ (là một môn ở trong phần bắt buộc của CTGD) thì sinh viên phải học thêm các môn
tự chọn khác để đảm bảo tích lũy đủ số TC theo quy định của CTGD khóa-ngành.
Môn tương đương được hiểu là một hay một nhóm môn học thuộc CTGD một
khóa-ngành khác đang tổ chức đào tạo tại trường – có nội dung hoàn toàn tương
đương hoặc bao trùm sâu-rộng hơn, mà sinh viên được phép tích lũy để thay cho một
môn học hay một nhóm môn học trong CTGD của ngành đào tạo.
Môn học tiên quyết : Môn học A là môn tiên quyết của môn học B, khi điều kiện
bắt buộc để đăng ký học môn học B là sinh viên đã đăng ký học và hoàn tất đạt môn A
Môn học thay thế : Môn học A là môn học thay thế của môn học B, khi điều kiện
bắt buộc để đăng ký học môn học B là sinh viên đã đăng ký và có theo học, tham gia
đánh giá – có điểm tổng kết của môn A khác không (cấm thi và vắng đều tính là không
điểm). Như vậy sinh viên được phép đăng ký học môn B vào học kỳ tiếp sau học kỳ đã
học môn A.
Môn học song hành: Môn học A là môn học song hành của một môn học B, khi
điều kiện bắt buộc để đăng ký học môn học B là sinh viên đã đăng ký học môn A. Sinh
viên được phép đăng ký học môn B vào cùng học kỳ đã đăng ký học môn A hoặc vào
các học kỳ tiếp sau đó.
Khái niệm về môn học GDQP&AN:
“Môn học giáo dục Quốc phòng và an ninh là tập hợp những tri thức về lĩnh vực
quốc phòng, an ninh được thực hiện giảng dạy ở các nhà trường, có cấu trúc và lôgíc
phù hợp với các ngành khoa học và thực tiễn tương ứng; phù hợp các quy luật tâm sinh lý của học sinh và sinh viên trong quá trình dạy - học” [1; Tr 171].
1.3.3. Chương trình dạy học
Chương trình dạy học là văn bản xác định nội dung khoa học của môn học và
các hình thức dạy học để học sinh, sinh viên lĩnh hội được môn học.
Chương trình môn học phải thể hiện được:
11
- Tính đầy đủ theo mục tiêu đào tạo của ngành học mà môn học là một yếu tố của
chương trình.
- Tính cụ thể: Từng chương, từng tiết và các hình thức lĩnh hội được cụ thể hóa.
- Tính vận hành được thể hiện ở sự thống nhất các nội dung và phương thức lĩnh
hội.
Bộ môn (khoa) là người chịu trách nhiệm xây dựng chương trình môn học. Đối
với các môn học chuyên môn của ngành (chuyên ngành) thì vai trò của bộ môn lại
càng quan trọng.
Chương trình dạy học giáo dục Quốc phòng và an ninh là văn kiện do cơ quan
có thẩm quyền về giáo dục - đào tạo ban hành, trong đó quy định cụ thể: mục tiêu yêu cầu, vị trí, phạm vi môn học, các chuyên đề; số lượng các học phần, học trình
dành cho từng môn học, chuyên đề; phân phối thời gian cho các thành phần của nội
dung dạy học; giải thích và hướng dẫn việc thực hiện chương trình; quy định các
sách và tài liệu bắt buộc, các sách và tài liệu tham khảo; bao gồm:
Chương trình giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông.
Chương trình giáo dục Quốc phòng và an ninh trình độ trung cấp chuyên
nghiệp.
Chương trình giáo dục Quốc phòng và an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
Ngoài ra còn chương trình Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối
tượng theo quy định của Nhà nước.
Chương trình dạy học giáo dục Quốc phòng và an ninh là căn cứ để các cơ quan
quản lý nhà nước về giáo dục tiến hành giám sát hoạt động dạy học ở các nhà trường.
Đồng thời là căn cứ để nhà trường, các giáo viên tiến hành hoạt động theo đúng yêu
cầu của nhà nước, của quân đội; để nhà trường kiểm tra dạy học của giáo viên, cũng
như các giáo viên tự kiểm tra hoạt động giảng dạy của mình. Chương trình dạy học
còn là căn cứ để sinh viên tiến hành học tập, tự kiểm tra và thi theo yêu cầu chung.
Cấu trúc của chương trình dạy học bao gồm:
Mục đích, vị trí yêu cầu môn học.
Nội dung các đơn vị học trình của từng học phần tạo nên chương trình dạy học.
Phân phối thời gian cho các thành phần của từng đơn vị học trình trong học phần
(bao gồm cả thời gian ôn, kiểm tra).
Giải thích và hướng dẫn thực hiện chương trình.
Quy định các sách, tài liệu bắt buộc; các sách và tài liệu tham khảo.
1.3.4. Sách giáo khoa, giáo trình và các tài liệu dạy học khác
Tài liệu dạy học bao gồm: Giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài
liệu hướng dẫn dạy học, các loại phim ảnh, các băng ghi âm...chứa đựng nội dung dạy
học. Tài liệu dạy học phải thể hiện:
- Phản ánh đầy đủ chương trình môn học.
- Có tính hệ thống.
- Có tính thống nhất giữa nội dung và phương tiện lĩnh hội.
- Phù hợp với tâm sinh lý người học.
Sách giáo khoa thuộc hệ thống sách giáo khoa giáo dục phổ thông, sử dụng cho
học sinh cấp trung học phổ thông; gồm có: giáo dục Quốc phòng và an ninh 10, giáo
12
dục Quốc phòng và an ninh 11, giáo dục Quốc phòng và an ninh 12. Sách giáo viên
giáo dục Quốc phòng và an ninh quy định nội dung, thời gian và phương pháp giảng
dạy từng bài trong sách giáo khoa giáo dục Quốc phòng và an ninh, sử dụng cho giáo
viên giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông.
Giáo trình giáo dục Quốc phòng và an ninh thuộc giáo trình sử dụng chung trong
các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, gồm có:
Giáo trình giáo dục Quốc phòng và an ninh trung cấp chuyên nghiệp.
Giáo trình giáo dục Quốc phòng và an ninh đại học, cao đẳng.
Nếu chương trình dạy học quy định phạm vi dạy học của môn học thì sách giáo
khoa có nhiệm vụ trình bày nội dung của môn học một cách rõ ràng, cụ thể và chi tiết
với cấu trúc xác định. Sách giáo khoa là hình thái vật chất của môn học, của nội dung
học vấn mà môn học thể hiện. Sách giáo khoa là văn bản thể hiện nội dung chi tiết của
chương trình môn học được dành cho người dạy và sinh viên sử dụng chính thức trong
quá trình dạy học và được Nhà nước ban hành.
Sách giáo khoa phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
Nội dung phải phù hợp với chương trình, đảm bảo tính khoa học, tính hiện đại,
tính thực tiễn nghề nghiệp của sinh viên và tính giáo dục cao.
Cấu trúc bảo đảm trật tự, hệ thống - là hợp kim của lôgíc khoa học tương ứng và
lôgíc nhận thức chung của người học.
Ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu thống nhất, đúng ngữ pháp, đúng chính tả;
giấy in, khổ chữ, màu sắc, mực in, hình vẽ phải tuân thủ những yêu cầu vệ sinh và
những yêu cầu thẩm mỹ, đảm bảo sinh viên đọc và xem dễ dàng, có hứng thú, không
mệt mỏi, không hại mắt…
Sự chỉ dẫn học tập đối với từng chương, từng đơn vị học trình hay từng học phần
phải kích thích được tính tích cực tư duy độc lập, sáng tạo của người học.
Ngoài sách giáo khoa, ở các nhà trường còn có nhiều tài liệu học tập khác như:
sách hướng dẫn dạy học, sách tham khảo, sách tra cứu, từ điển môn học, sách bài
tập… Giáo án là dạng thể hiện đặc biệt của nội dung dạy học, đó là bài soạn của giảng
viên cho một buổi lên lớp.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Trình bày khái quát hệ thống tri thức về quốc phòng, an ninh và hệ thống
kiến thức về quân sự chung?
2. Ý nghĩa của việc trang bị cho người học hệ thống kiến thức về kỹ thuật bắn
súng và chiến thuật bộ binh?
3. Tại sao cần phải tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học?
4. Phân tích vai trò của những kinh nghiệm sáng tạo trong hoạt động quốc
phòng và an ninh.
5. Hãy nêu sự thể hiện cuẩ nội dung dạy học Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Ý nghĩa thực tiễn đối với giáo viên, giảng viên Giáo dục quốc phòng và an ninh?
13
Chương 2:
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, TÀI LIỆU, CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ
DẠY HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
2.1. Chương trình đào tạo giáo dục quốc phòng và an ninh
2.1.1. Những căn cứ và yêu cầu xây dựng chương trình
2.1.1.1. Những căn cứ xây dựng chương trình
Thực hiện Nghị định 219/CP ngày 28/12/1961 của Hội đồng Chính phủ (nay là
Chính phủ) về việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị và dân quân tự vệ, việc
huấn luyện quân sự phổ thông đã được đưa vào giảng dạy cho học sinh, sinh viên từ
cấp trung học phổ thông đến trình độ đại học với mục đích chuẩn bị cho thế hệ trẻ cả
về mặt tinh thần và kỹ năng quân sự cơ bản nhằm sẵn sàng tham gia quân đội, dân
quân tự vệ đáp ứng sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Luật nghĩa vụ quân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 30-12-1981 và được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
sửa đổi, bổ sung ngày 21-12-1990. Điều 17 luật nghĩa vụ quân sự xác định “ Việc huấn
luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở trường phổ thông trung học, trường dạy nghề,
trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thuộc chương trình chính khoá”.
Chiến tranh kết thúc, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong thời bình. Từ thực tiễn phát triển của kinh tế - xã hội và sự đổi mới của giáo dục
đào tạo, năm 1991 chương trình giáo dục quốc phòng ban hành theo Quyết định
2732/QĐ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những thay đổi lớn về tên gọi,
về kết cấu nội dung theo hướng tăng thời lượng giáo dục truyền thống và nhận thức,
giảm bớt phần thực hành kỹ năng quân sự cho phù hợp với điều kiện thời bình.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục đào tạo và bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới, năm 2000 chương trình giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên
tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và ban hành theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Để bảo đảm hòa nhập trong quá trình đổi mới giáo dục ở các cấp học phổ thông
ngày 05 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông,
trong đó có môn học giáo dục quốc phòng và an ninh với thời gian 35 tiết cho mỗi lớp,
105 tiết cho cả cấp học, đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy, học theo phân phối chương
trình. Tuy nhiên, kiến thức về an ninh chưa được quy định cụ thể, cơ bản số tiết bổ
sung được điều chỉnh bởi các nội dung trong chương trình ban hành theo Quyết định
số 16/2006/QĐ-BGDĐT.
Thực hiện Chỉ thị 12/CT-TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về “ Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình
mới”; Ngày 10 tháng 7 năm 2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2007/NĐ-CP
về giáo dục quốc phòng và an ninh, theo đó chương trình giáo dục quốc phòng cho học
sinh, sinh viên được sửa đổi lồng ghép nội dung an ninh và cập nhật kiến thức quốc
phòng, quân sự. Chương trình được ban hành theo các Quyết định riêng cho mỗi cấp
học và trình độ đào tạo đã đánh dấu bước thay đổi lớn cả về hình thức và nội dung
trong quá trình phát triển của môn học.
14
2.1.1.2. Những yêu cầu của việc xây dựng chương trình, kế hoach dạy học
a. Yêu cầu chung
Trong hệ thống giáo dục quốc gia hiện nay, môn giáo dục quốc phòng và an ninh
là môn học bắt buộc, thuộc chương trình chính khoá; có vị trí, ý nghĩa như mọi môn
học khác trong chương trình giáo dục, đào tạo toàn khoá. Trong những năm qua, chất
lượng dạy học môn giáo dục quốc phòng đã được nâng lên rõ rệt. Tuy vậy, với sự vận
động phát triển của tình hình và yêu cầu của nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN hiện nay; đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng
dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh trong hệ thống giáo dục ở nước ta nói
chung và các trường THPT và THCN nói riêng. Muốn vậy, phải thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp; trong đó, thực hiện tốt yêu cầu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện tốt kế hoạch là khâu có ý nghĩa quyết định.
Nội dung, chương trình môn giáo dục quốc phòng - an ninh trong hệ thống giáo
dục quốc gia là hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
về quân sự, quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN và hệ thống kiến
thức, kỹ xảo, kỹ năng quân sự cần thiết nhất định; được sắp xếp thành các chuyên đề,
chủ đề hoặc bài học ứng với các hoạt động dạy học theo trình tự lôgíc nội dung và
lôgíc nhận thức, thực hiện trong thời gian nhất định đối với từng đối tượng giáo dục
quốc phòng nhằm hình thành trong họ lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước XHCN,
niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, chế độ XHCN, ý chí quyết tâm và năng lực
hoạt động thực tiễn bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình
huống, điều kiện, hoàn cảnh.
Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của giáo dục quốc phòng - an ninh nói chung và
đối với từng đối tượng giáo dục quốc phòng nói riêng; từ những thay đổi của tình hình
kinh tế- xã hội, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và tư duy mới của Đảng ta về quốc
phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; từ đối tượng giáo dục quốc phòng
an ninh và thực trạng nội dung, chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho các
đối tượng giáo dục quốc phòng và an ninh đang đặt ra những yêu cầu “phải tiếp tục
đổi mới chương trình, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đặt ra là
yêu cầu có tính pháp lý trong dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình
hình hiện nay” [1; tr 201”.
Theo phương hướng đó, việc xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học môn học giáo
dục quốc phòng và an ninh hiện nay phải đạt được các yêu cầu chủ yếu sau:
* Thứ nhất, phải kết hợp giữa thể hiện những nội dung cơ bản với cập nhật thông
tin trong nội dung môn giáo dục quốc phòng- an ninh.
Nội dung môn giáo dục quốc phòng và an ninh sau khi đổi mới, phải tiếp tục
khẳng định, làm rõ những luận điểm, quan điểm cơ bản có tính nguyên tắc của lí luận
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về quân sự, quốc phòng,
an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; và phải kịp thời quán triệt làm rõ những
phát triển trong quan điểm của Đảng ta trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh,
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN . Đồng thời phải làm rõ những thay đổi của tình hình
kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá, tư tưởng, ngoại giao, quân sự, quốc phòng, an ninh
trên thế giới, trong nước có liên quan đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; nhất là những thay đổi trong âm mưu, thủ đoạn chống
phá cách mạng nước ta của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, và tư duy mới
của Đảng ta về quốc phòng, về bảo vệ Tổ quốc XHCN.
15
* Thứ hai, tăng cường tính giáo dục trong nội dung môn giáo dục quốc phòng - an ninh
Mục tiêu của giáo dục quốc phòng - an ninh ở nước ta là xây dựng được những
con người (những công dân), những tổ chức, những lực lượng có đủ phẩm chất chính
trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng và năng lực hoạt động quân sự, quốc phòng, an ninh,
bảo vệ Tổ quốc XHCN để thực hiện bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong
mọi tình huống, điều kiện, hoàn cảnh. Trong đó, phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo
đức cách mạng là yếu tố quan trọng hàng đầu; nó qui định ý thức, trách nhiệm, nghĩa
vụ của mỗi công dân đối với thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, bảo vệ
Tổ quốc XHCN. Vì thế, trong nội dung môn giáo dục quốc phòng và an ninh phải có
dung lượng cần thiết nhất định về giáo dục xây dựng phẩm chất chính trị, tư tưởng,
đạo đức cách mạng; cụ thể là phải đảm bảo từ 50% trở lên nội dung “Giáo dục quyền
và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; yêu cầu nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh; truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc; bồi dưỡng lòng
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch chống phá chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”1 và “những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự và công tác quản lý nhà nước
về quốc phòng”2.
* Thứ ba, chương trình phù hợp đối tượng giáo dục quốc phòng; sát thực tế
nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; có tính liên
thông, kế thừa giữa các cấp học về nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh.
Đây là yêu cầu rất quan trọng, bởi vì, mục tiêu chung của giáo dục quốc phòng
toàn dân là giống nhau, nhưng với từng đối tượng giáo dục quốc phòng và an ninh cụ
thể lại có mục tiêu, yêu cầu cần đạt được ở mức độ nhất định. Điều đó xuất phất từ
trình độ nhận thức, từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của từng đối tượng. Đồng thời, với sự vận động phát
triển của kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá, tư tưởng…ở mỗi thời điểm, mỗi ngành
nghề đào tạo có khác nhau sẽ đặt ra yêu cầu về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an
ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN khác nhau. Vì vậy, nội dung môn giáo dục
quốc phòng và an ninh cho từng đối tượng phải không ngừng bổ sung, điều chỉnh cho
thích ứng với thực tế; nhất là nội dung trong từng chuyên đề (chủ đề, bài học) trong
chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh của từng đối tượng. Mặt khác, với sự
phát triển của giáo dục, đào tạo ở nước ta; ngày càng hình thành rõ nét sự liên thông,
kế thừa, phát triển “sản phẩm” giáo dục, đào tạo trong hoạt động giáo dục, đào tạo
quốc gia. Vì vậy, có thể có vấn đề được đề cập đến trong nội dung môn giáo dục quốc
phòng - an ninh của nhiều cấp học, trình độ đào tạo nhưng phải có độ nông, sâu khác
nhau.
b. Những yêu cầu cụ thể
Yêu cầu đổi mới chương trình, kế hoạch môn giáo dục quốc phòng và an ninh ;
chương trình kế hoạch môn giáo dục quốc phòng và an ninh trong hệ thống giáo dục
quốc gia là quá trình làm cho các yếu tố trong cơ cấu của chương trình (mục tiêu, yêu
cầu, đối tượng, hệ thống các chuyên đề hoặc chủ đề hoặc bài học, thời gian, tổ chức,
phương pháp…) được chính xác, hoàn hảo hơn và có tính thống nhất, đồng bộ, đảm
bảo chương trình được thực hiện tốt; đạt mục tiêu, yêu cầu giáo dục quốc phòng đã đề
ra.
1
2
Luật Quốc phòng (2005)
Luật quốc phòng (2005)
16
Theo phương hướng đó, chương trình, kế hoạch môn giáo dục quốc phòng - an
ninh phải đạt được các yêu cầu cụ thể sau:
* Thứ nhất, xác định chính xác mục tiêu, yêu cầu, đối tượng, hệ thống các chuyên
đề (chủ đề hoặc bài học), thời gian, tổ chức, phương pháp, tài liệu trong chương trình
của từng đối tượng
Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu, nội dung giáo dục quốc phòng nói chung và sự
phân định các đối tượng giáo dục quốc phòng, chương trình giáo dục quốc phòng và
an ninh cho từng đối tượng hiện nay; gắn với tiêu chí “đúng, đủ, cập nhật, hợp lý” để
xác định chính xác mục tiêu, yêu cầu, hệ thống các chuyên đề (chủ đề, bài học), thời
gian, tổ chức, phương pháp, tài liệu… trong chương trình giáo dục quốc phòng của
từng đối tượng cụ thể.
*Thứ hai, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hợp lý giữa các yếu tố trong cơ cấu
của chương trình, kế hoạch
Với mỗi đối tượng giáo dục quốc phòng và an ninh cụ thể phải đặt ra mục tiêu,
yêu cầu cụ thể cần đạt được; từ đó phải có một nội dung giáo dục quốc phòng và an
ninh tương ứng, một quỹ thời gian hợp lý và cách thức tổ chức, phương pháp giáo dục
quốc phòng phù hợp, tài liệu cần thiết… Vì vậy, phải nắm vững mục tiêu, yêu cầu giáo
dục quốc phòng và sự phân định các đối tượng giáo dục quốc phòng ở nước ta. Trên
cơ sở đó, xem xét kỹ biểu hiện của từng yếu tố trong cơ cấu chương trình, phát hiện
những mâu thuẫn giữa chúng để điều chỉnh cho thống nhất, đồng bộ, hợp lý.
*Thứ ba, tính khả thi cao:
Tính khả thi cao là yêu cầu rất quan trọng. Vì đổi mới chương trình giáo dục
quốc phòng là để chương trình được thực hiện tốt và đạt được mục tiêu, yêu cầu giáo
dục quốc phòng đã đề ra. Vì vậy, cần phải rà soát lại tất cả các biểu hiện của từng yếu
tố trong cơ cấu chương trình giáo dục quốc - an ninh của từng đối tượng cụ thể. Từ đó
liên hệ với thực tế đời sống xã hội, với đặc điểm của từng đối tượng giáo dục, với môi
trường dạy học, giáo dục chung của xã hội…để thêm, bớt, điều chỉnh cho hợp lý, đảm
bảo thực hiện tốt nội dung, chương trình giáo dục quốc phòng đã được đổi mới.
2.1.2. Chương trình đào tạo và Giáo dục quốc phòng và an ninh cho các cấp học.
2.1.2.1: Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông
Chương trình GDQP&AN cấp trung học phổ thông được ban hành theo Quyết
định số 79/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo
Hệ thống kiến thức giáo dục quốc phòng và an ninh được đưa vào chương trình
trung học phổ thông là những kiến thức ban đầu, cần thiết cho việc nhận thức về quốc
phòng - an ninh và thực hành các kỹ năng quân sự phục vụ trực tiếp cho việc hình
thành nếp sống có kỷ luật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở trường, lớp và
sẵn sàng tham gia vào lực lượng vũ trang. Nội dung chương trình đã được lựa chọn
phù hợp với năng lực tư duy, khả năng hoạt động thực tiễn theo lứa tuổi và điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Hệ thống kiến thức trong chương trình môn học được cấu trúc theo hệ thống
hình bậc thang từ thấp đến cao, luôn có sự kế thừa và phát triển; những kiến thức và kỹ
năng ở lớp dưới là tiền đề để nhận thức tốt hơn những kiến thức và kỹ năng ở lớp trên.
Mặc dù trong mỗi mạch nội dung kiến thức và thực hành đều có tính độc lập tương đối
17
song tổng hợp của mỗi lớp sẽ tạo cho học sinh một mảng kiến thức tương đối cơ bản
về quốc phòng và an ninh.
Môn học giáo dục quốc phòng và an ninh ở cấp trung học phổ thông trong giai
đoạn hiện nay cần coi trọng việc giáo dục nhận thức về quốc phòng và an ninh cho học
sinh, giáo dục lịch sử, truyền thống của dân tộc gắn với lịch sử, truyền thống của địa
phương; gắn liền với phần thực hành các kỹ năng quân sự, an ninh và tổ chức hội thao
giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định.
Căn cứ nội dung, điều kiện thực tế của môn học và để đảm bảo thuận lợi cho
việc phân phối chương trình 1 tiết/ tuần trong 35 tuần thực học, thời lượng chương
trình cho cả cấp học là 105 tiết, trong đó: lớp 10: 35 tiết, lớp 11: 35 tiết và lớp 12: 35
tiết; mỗi tiết 45 phút. Nội dung được mô tả cụ thể trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT(1)
Thời gian
Stt
Nội dung
Tổng
số tiết
Lý
thuyết
Thực
hành
Chương trình GDQP&AN lớp 10
1
Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc
Việt Nam
4
4
2
Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an
nhân dân Việt Nam
5
5
3
Đội ngũ từng người không có súng
4
1
3
4
Đội ngũ đơn vị
7
1
6
5
Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn
và thiên tai
2
2
6
Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và
băng bó vết thương
5
2
7
Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh
trong phòng chống ma tuý
4
4
8
Kiểm tra
4
2
2
35
21
14
Cộng:
3
Chương trình GDQP&AN lớp 11
(1)
1
Đội ngũ đơn vị
2
2
Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học
sinh
4
2
4
Quyết định số 79/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
18
3
Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
5
5
4
Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường
CKC
4
1
3
5
Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường
CKC
8
2
6
6
Kỹ thuật sử dụng lựu đạn
3
1
2
7
Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương
5
1
4
8
Kiểm tra
4
1
3
35
15
20
Cộng:
Chương trình GDQP&AN lớp 12
1
Đội ngũ đơn vị
2
2
Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân
5
5
3
Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt
Nam
3
3
4
Nhà trường quân đội, công an và tuyển sinh đào
tạo
2
2
5
Giới thiệu Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam và Luật Công an
4
4
6
Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến
trường
6
7
Lợi dụng địa hình, địa vật
2
1
8
Kiến thức cơ bản về phòng không nhân dân
4
4
9
Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an
ninh Tổ quốc
3
3
10
Kiểm tra
4
2
2
35
24
11
Cộng:
2
6
1
2.1.2.2: Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh trình độ trung cấp chuyên
nghiệp.
Chương trình GDQP&AN trình độ TCCN được ban hành theo Quyết định số
80/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo
Mục tiêu: Giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân
trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của các lực lượng vũ
trang nhân dân Việt Nam; về nhiệm vụ công tác quốc phòng, an ninh trong tình hình
mới, phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù
địch đối với cách mạng Việt Nam. Trang bị kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng
19
yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
*Thời lượng chương trình: Gồm 3 học phần, 120 tiết
Học phần I: Bổ sung kiến thức giáo dục quốc phòng và an ninh trung học phổ
thông (45 tiết)
Học phần II: Công tác quốc phòng, an ninh (45 tiết)
Học phần III: Chiến thuật và Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (30 tiết)
* Nội dung các học phần được thể hiện trong bảng 2.2
Bảng 2.2 : Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trình độ TCCN (2)
Thời gian
TT
Tên bài
Số tiết
Lý
thuyết
Thực
hành
Học phần I: Bổ sung kiến thức quốc phòng, an ninh trung học phổ thông
1
Đội ngũ từng người không có súng
6
1
5
2
Đội ngũ đơn vị
6
1
5
3
Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc
Việt Nam
5
5
4
Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của
thanh niên
4
4
5
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân
4
4
6
Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường
CKC
8
2
6
7
Kỹ thuật sử dụng lựu đạn
3
1
2
8
Các tư thế động tác cơ bản vận động trên
chiến trường
4
1
3
9
Lợi dụng địa hình địa vật
2
1
1
10
Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học
sinh trong phòng chống ma tuý
3
3
45 tiết
23 tiết
Cộng:
22 tiết
Học phần II: Công tác quốc phòng, an ninh
(2)
Quyết định số 80/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
20
1
Phòng chống chiến lược "diễn biến hòa
bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù
địch đối với cách mạng Việt Nam
6
6
2
Phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ
khí công nghệ cao
6
6
3
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực
lượng dự bị động viên và động viên công
nghiệp quốc phòng
7
7
4
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia
6
6
5
Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo
và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn
đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng
Việt Nam
5
5
6
Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc
gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
5
5
7
Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc
5
5
8
Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng
chống tội phạm và tệ nạn xã hội
5
5
45 tiết
45 tiết
Cộng:
0
Học phần III: Chiến thuật và Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK
1
Từng người trong chiến đấu tiến công
5
1
4
2
Từng người trong chiến đấu phòng ngự
5
1
4
3
Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK
20
4
16
30 tiết
6 tiết
24 tiết
Cộng:
Môn học trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về quốc phòng và an
ninh, một số nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình
hình mới, bao gồm những nội dung chủ yếu về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự
bị động viên, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược "diễn biến
hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới, an ninh quốc gia; đấu tranh phòng chống tội phạm và
tệ nạn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Rèn luyện các kỹ năng đội ngũ, thực hành bắn súng tiểu liên AK; huấn luyện
những động tác cơ bản chiến thuật chiến đấu bộ binh, hành động của từng người trong
công sự, ngoài công sự trong chiến đấu tiến công và phòng ngự.
Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh áp dụng thực hiện từ năm học
2008 - 2009 cho tất cả các ngành, chuyên ngành đào tạo, kể cả các chương trình đào
21
tạo liên thông, chương trình chất lượng cao thuộc các trường công lập và ngoài công
lập; các học viện, nhà trường quân đội có đào tạo hệ dân sự theo trình độ tương ứng.
Căn cứ vào chương trình đào tạo cụ thể, các trường quy định mã số môn học
giáo dục quốc phòng - an ninh để quản lý như các môn học khác.
Học sinh trung cấp chuyên nghiệp có đầu vào tốt nghiệp trung học cơ sở thực
hiện cả 3 học phần: I, II, III với 8 đơn vị học trình; học sinh trung cấp chuyên nghiệp
có đầu vào tốt nghiệp trung học phổ thông học 2 học phần II và III, với 5 ĐVHT.
2.1.2.3. Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
Thực hiện theo Thông tư số 31/2012/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng và an
ninh trình độ đại học, cao đẳng, loại hình đào tạo chính quy.
*Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công
tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước; những kỹ năng quân sự, an ninh cần
thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng
tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn
trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Về kiến thức: Có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, chiến tranh nhân nhân, an ninh nhân dân; đấu tranh, phòng chống chiến lược
“diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam
trong tình hình mới.
- Về kỹ năng: Thuần thục trong thao tác các kỹ năng quân sự cần thiết, biết sử
dụng một số loại vũ khí bộ binh, thành thạo trong sử dụng súng tiểu liên AK.
- Về thái độ: Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu
CNXH; xây dựng tác phong nhanh nhẹn; hình thành nếp sống có kỷ luật trong sinh
hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở trường, lớp và khi ra công tác.
*Thời lượng chương trình: Gồm 3 học phần, 11 đơn vị học trình (8 tín chỉ)
- Học phần 1. Đường lối quân sự của Đảng: 04 đơn vị học trình (3 tín chỉ)
- Học phần 2. Công tác quốc phòng, an ninh: 03 đơn vị học trình (2 tín chỉ)
- Học phần 3. Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK: 04
đơn vị học trình (3 tín chỉ).
* Nội dung các học phần được thể hiện trong bảng 2.3
Bảng 2.3. Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh trình độ đại học, cao đẳng3
TT
Tên bài
Thời gian
Số
tiết
Lý
thuyết
Thảo
luận
Thực
hành
Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng
1
(3)
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn
học
2
2
Thông tư số 31/2012/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
22