HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
NGUYỄN THỊ MAI
QUẢN LÝ CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
NGUYỄN THỊ MAI
QUẢN LÝ CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG VĂN HOAN
HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của bản thân tôi với sự
giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Hoàng Văn Hoan.
Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn là số liệu thực mà tác
giả lấy từ các báo cáo của các đơn vị thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội nơi
mà tác giả đang công tác, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham
khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mai
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Hoàng Văn Hoan đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn. Cảm ơn các
anh chị, các đồng nghiệp đã cung cấp đầy đủ các tư liệu, thông tin cần thiết để em
hoàn thành luận văn. Cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý kinh tế, Học viện
Chính trị khu vực I – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã có những đóng
góp quý báu giúp em hoàn thiện bản luận văn thạc sỹ của mình.
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Mai
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................
MỤC LỤC................................................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH, BẢNG......................................................................................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................
Chương 1................................................................................................................................................
CƠ SỞ LY LUÂN VÊ CÔNG TAC QUẢN LY NHA NƯƠC.............................................................................
ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG KHOA HOC CÔNG NGHÊ.....................................................................................
1.1. Khai niêm, vai tro va phân loai cac hoat đ ông khoa hoc va công ngh ê tai cac đia phương ........7
1.1.1. Khai niêm va đăc điêm cua khoa hoc va công nghê........................................................
1.1.2.Vai tro cua nghiên cứu khoa hoc tai đia phương...............................................................
1.1.3. Vai tro cua đơn vi hanh chinh nha nươc trong hoat đ ông nghiên cứu khoa hoc va
công nghê tai đia phương.........................................................................................................11
1.2. Quan ly nha nươc đôi vơi hoat đ ông nghiên cứu khoa hoc va công ngh ê.................................13
1.2.1. Khai niêm, công cu quan ly nha nươc vê khoa hoc va công ngh ê tai cac đia phương
....................................................................................................................................................13
1.2.1.1. Khai niêm......................................................................................................................13
1.2.1.2 Công cu quan ly cua cơ quan quan ly nha nươc vê KH&CN.........................................15
1.2.2. Cac đăc trưng cua quan ly nha nươc trong hoat đ ông nghiên cứu khoa hoc va công
nghê tai cac đia phương............................................................................................................16
1.2.3. Cac nguyên tắc quan ly nha nươc cua cơ quan hanh chinh cấp đia phương trong
hoat đông nghiên cưu khoa hoc va công ngh ê........................................................................18
1.2.4. Nôi dung quan ly nha nươc cua cơ quan hanh chinh cấp đia phương vê hoat đ ông
khoa hoc va công nghê..............................................................................................................19
1.2.4.1 Lâp kê hoach va xây dưng chiên lươc phat triên khoa hoc công ngh ê tai đia
phương......................................................................................................................................20
1.2.4.2. Tham mưu xây dưng cac văn ban quan ly nghiên cứu khoa hoc va công ngh ê cho
cac cấp........................................................................................................................................20
1.2.4.3. Quan ly hoat đông triên khai nghiên cứu khoa hoc va công ngh ê.............................21
1.2.4.4. Công tac thanh tra, kiêm tra hoat đ ông khoa hoc va công ngh ê...............................22
1.2.5 Cac chinh sach quan ly khoa hoc va công nghê..............................................................23
1.3. Cac nhân tô anh hương đên công tac quan ly nha nươc đôi vơi hoat đ ông khoa hoc va công
nghê...........................................................................................................................................23
iv
1.3.1. Môi trường thê chê, chinh sach......................................................................................23
1.3.2. Đặc điêm nguồn vôn ngân sach va vôn chi cho đầu tư phat triên KH&CN ơ thanh phô
....................................................................................................................................................24
1.3.3. Tổ chức bộ may va cơ chê vận hanh cua bộ may quan ly nha nươc lam chức năng
quan ly đầu tư cho phat triên khoa hoc va công nghệ.............................................................25
1.3.4. Tinh đặc thù cua hoat động khoa hoc công nghệ..........................................................25
1.3.5. Tổ chức, ca nhân nha nghiên cứu...................................................................................26
1.4. Kinh nghiệm vê quan ly nha nươc vê khoa hoc va công nghệ.....................................................26
1.4.1. Kinh nghiệm cua Mỹ........................................................................................................26
1.4.2. Kinh nghiệm cua New Zealand va Úc..............................................................................27
1.4.3. Kinh nghiệm cua Đa Nẵng...............................................................................................28
1.4.4. Một sô bai hoc kinh nghiệm cho Thanh phô Ha Nội vê quan ly nha nươc đôi vơi hoat
động khoa hoc va công nghệ.....................................................................................................29
Chương 2..............................................................................................................................................30
THỰC TRANG CÔNG TAC QUẢN LY NHA NƯƠC ĐÔI VƠI HOAT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VA TRIỂN KHAI
TAI SỞ KHOA HOC VA CÔNG NGHỆ THANH PHÔ HA NỘI GIAI ĐOAN 2011 – 2015................30
2.1. Tổng quan vê Sơ Khoa hoc va công nghệ thanh phô Ha Nội.......................................................30
2.2. Khai quat vê lĩnh vưc nghiên cứu va triên khai hoat động khoa hoc va công nghệ cua thanh
phô Ha Nội giai đoan 2011 – 2015............................................................................................34
2.2.1. Công tac tham mưu xây dưng văn ban quan ly..............................................................35
2.2.2 . Tham mưu xây dưng kê hoach chiên lươc phat triên thanh phô.................................36
2.2.3. Tổ chức thưc hiên cac nhiêm vu nghiên cứu theo lu ât đinh .........................................38
2.2.4. Công tac thanh tra, kiêm tra cac hoat đ ông nghiên cứu khoa hoc va công ngh ê.........39
2.3. Thưc trang công tac quan ly hoat động nghiên cứu va triên khai tai Sơ Khoa hoc va công nghệ
Thanh phô Ha Nội giai đoan 2011 – 2015................................................................................40
2.3.1. Xây dưng kê hoach nhiệm vu khoa hoc va công nghệ...................................................42
2.3.3. Quan ly nội dung, tiên độ thưc hiện nhiệm vu Khoa hoc va công nghệ........................57
2.3.4. Quan ly qua trình sử dung kinh phi thưc hiện nhiệm vu khoa hoc va công nghệ.........59
2.3.5. Quan ly kêt qua nghiên cứu va tổ chức ứng dung nhiệm vu.........................................64
2.4. Đanh gia chung vê công tac quan ly hoat động nghiên cứu va triên khai tai Sơ Khoa hoc va
công nghệ Ha Nội giai đoan 2011 – 2015.................................................................................73
2.4.1. Kêt qua đat đươc............................................................................................................73
2.4.2. Một sô han chê................................................................................................................76
2.4.3. Nguyên nhân cua han chê...............................................................................................77
v
Chương 3..............................................................................................................................................80
GIẢI PHAP TĂNG CƯỜNG CÔNG TAC QUẢN LY NHA NƯƠC ĐÔI VƠI HOAT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VA
TRIỂN KHAI TAI SỞ KHOA HOC VA CÔNG NGHỆ THANH PHÔ HA NỘI.....................................80
3.2. Giai phap tăng cường công tac quan ly nha nươc đôi vơi hoat động nghiên cứu va triên khai
nhiệm vu khoa hoc va công nghệ tai Sơ Khoa hoc va công nghệ Thanh phô Ha Nội..............83
3.2.1. Nâng cao nhận thức vê vai tro nên tang va động lưc phat triên kinh tê - xã hội cua
khoa hoc va công nghệ..............................................................................................................83
3.2.2. Kiện toan, nâng cao năng lưc bộ may quan ly nha nươc đôi vơi hoat động nghiên
cứu va triên khai nhiệm vu khoa hoc va công nghệ tai Sơ.......................................................83
3.2.3. Đổi mơi căn ban việc xây dưng va tổ chức thưc hiện nhiệm vu khoa hoc va công
nghệ...........................................................................................................................................86
3.2.4. Đổi mơi cơ chê quan ly tai chinh đôi vơi hoat động khoa hoc va công nghệ................87
3.2.5. Đẩy manh việc ứng dung kêt qua nghiên cứu sau nghiệm thu.....................................90
3.2.6. Tập trung xây dưng một sô tổ chức khoa hoc va công nghệ va cơ sơ ha tầng đat trình
độ tiên tiên trong khu vưc cho một sô hương khoa hoc va công nghệ trong điêm................90
3.2.7. Phat triên thi trường khoa hoc va công nghệ.................................................................91
3.2.8. Tăng cường hơp tac vê khoa hoc va công nghệ.............................................................92
3.3 Môt sô khuyên nghi đôi vơi cac cơ quan cấp trên ........................................................................93
KẾT LUÂN..............................................................................................................................................96
DANH MỤC TAI LIÊU THAM KHẢO.......................................................................................................98
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCN
Ban chủ nhiệm
BKHCN
Bộ Khoa học và công nghệ
DA
Dự án
ĐT
Đề tài
HĐND
Hội đồng nhân dân
KH&CN
Khoa học và Công nghệ
KHCN
Khoa học công nghệ
KTXH
Kinh tế xã hội
NCKH
Nghiên cứu khoa học
NC-PT
Nghiên cứu phát triển
NC-TK
Nghiên cứu triển khai
NN&PTNT
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
PTNN
Phát triển Nông thôn
SXTN
Sản xuất thử nghiệm
TP
Thành phố
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
vii
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................
MỤC LỤC................................................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH, BẢNG......................................................................................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................
Chương 1................................................................................................................................................
CƠ SỞ LY LUÂN VÊ CÔNG TAC QUẢN LY NHA NƯƠC.............................................................................
ĐÔI VƠI HOAT ĐÔNG KHOA HOC CÔNG NGHÊ.....................................................................................
1.1. Khai niêm, vai tro va phân loai cac hoat đ ông khoa hoc va công ngh ê tai cac đia phương ........7
1.1.1. Khai niêm va đăc điêm cua khoa hoc va công nghê........................................................
1.1.2.Vai tro cua nghiên cứu khoa hoc tai đia phương...............................................................
1.1.3. Vai tro cua đơn vi hanh chinh nha nươc trong hoat đ ông nghiên cứu khoa hoc va
công nghê tai đia phương.........................................................................................................11
1.2. Quan ly nha nươc đôi vơi hoat đ ông nghiên cứu khoa hoc va công ngh ê.................................13
1.2.1. Khai niêm, công cu quan ly nha nươc vê khoa hoc va công ngh ê tai cac đia phương
....................................................................................................................................................13
1.2.1.1. Khai niêm......................................................................................................................13
1.2.1.2 Công cu quan ly cua cơ quan quan ly nha nươc vê KH&CN.........................................15
1.2.2. Cac đăc trưng cua quan ly nha nươc trong hoat đ ông nghiên cứu khoa hoc va công
nghê tai cac đia phương............................................................................................................16
1.2.3. Cac nguyên tắc quan ly nha nươc cua cơ quan hanh chinh cấp đia phương trong
hoat đông nghiên cưu khoa hoc va công ngh ê........................................................................18
1.2.4. Nôi dung quan ly nha nươc cua cơ quan hanh chinh cấp đia phương vê hoat đ ông
khoa hoc va công nghê..............................................................................................................19
1.2.4.1 Lâp kê hoach va xây dưng chiên lươc phat triên khoa hoc công ngh ê tai đia
phương......................................................................................................................................20
1.2.4.2. Tham mưu xây dưng cac văn ban quan ly nghiên cứu khoa hoc va công ngh ê cho
cac cấp........................................................................................................................................20
1.2.4.3. Quan ly hoat đông triên khai nghiên cứu khoa hoc va công ngh ê.............................21
1.2.4.4. Công tac thanh tra, kiêm tra hoat đ ông khoa hoc va công ngh ê...............................22
1.2.5 Cac chinh sach quan ly khoa hoc va công nghê..............................................................23
1.3. Cac nhân tô anh hương đên công tac quan ly nha nươc đôi vơi hoat đ ông khoa hoc va công
nghê...........................................................................................................................................23
viii
1.3.1. Môi trường thê chê, chinh sach......................................................................................23
1.3.2. Đặc điêm nguồn vôn ngân sach va vôn chi cho đầu tư phat triên KH&CN ơ thanh phô
....................................................................................................................................................24
1.3.3. Tổ chức bộ may va cơ chê vận hanh cua bộ may quan ly nha nươc lam chức năng
quan ly đầu tư cho phat triên khoa hoc va công nghệ.............................................................25
1.3.4. Tinh đặc thù cua hoat động khoa hoc công nghệ..........................................................25
1.3.5. Tổ chức, ca nhân nha nghiên cứu...................................................................................26
1.4. Kinh nghiệm vê quan ly nha nươc vê khoa hoc va công nghệ.....................................................26
1.4.1. Kinh nghiệm cua Mỹ........................................................................................................26
1.4.2. Kinh nghiệm cua New Zealand va Úc..............................................................................27
1.4.3. Kinh nghiệm cua Đa Nẵng...............................................................................................28
1.4.4. Một sô bai hoc kinh nghiệm cho Thanh phô Ha Nội vê quan ly nha nươc đôi vơi hoat
động khoa hoc va công nghệ.....................................................................................................29
Chương 2..............................................................................................................................................30
THỰC TRANG CÔNG TAC QUẢN LY NHA NƯƠC ĐÔI VƠI HOAT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VA TRIỂN KHAI
TAI SỞ KHOA HOC VA CÔNG NGHỆ THANH PHÔ HA NỘI GIAI ĐOAN 2011 – 2015................30
2.1. Tổng quan vê Sơ Khoa hoc va công nghệ thanh phô Ha Nội.......................................................30
2.2. Khai quat vê lĩnh vưc nghiên cứu va triên khai hoat động khoa hoc va công nghệ cua thanh
phô Ha Nội giai đoan 2011 – 2015............................................................................................34
2.2.1. Công tac tham mưu xây dưng văn ban quan ly..............................................................35
2.2.2 . Tham mưu xây dưng kê hoach chiên lươc phat triên thanh phô.................................36
2.2.3. Tổ chức thưc hiên cac nhiêm vu nghiên cứu theo lu ât đinh .........................................38
2.2.4. Công tac thanh tra, kiêm tra cac hoat đ ông nghiên cứu khoa hoc va công ngh ê.........39
2.3. Thưc trang công tac quan ly hoat động nghiên cứu va triên khai tai Sơ Khoa hoc va công nghệ
Thanh phô Ha Nội giai đoan 2011 – 2015................................................................................40
2.3.1. Xây dưng kê hoach nhiệm vu khoa hoc va công nghệ...................................................42
2.3.3. Quan ly nội dung, tiên độ thưc hiện nhiệm vu Khoa hoc va công nghệ........................57
2.3.4. Quan ly qua trình sử dung kinh phi thưc hiện nhiệm vu khoa hoc va công nghệ.........59
2.3.5. Quan ly kêt qua nghiên cứu va tổ chức ứng dung nhiệm vu.........................................64
2.4. Đanh gia chung vê công tac quan ly hoat động nghiên cứu va triên khai tai Sơ Khoa hoc va
công nghệ Ha Nội giai đoan 2011 – 2015.................................................................................73
2.4.1. Kêt qua đat đươc............................................................................................................73
2.4.2. Một sô han chê................................................................................................................76
2.4.3. Nguyên nhân cua han chê...............................................................................................77
ix
Chương 3..............................................................................................................................................80
GIẢI PHAP TĂNG CƯỜNG CÔNG TAC QUẢN LY NHA NƯƠC ĐÔI VƠI HOAT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VA
TRIỂN KHAI TAI SỞ KHOA HOC VA CÔNG NGHỆ THANH PHÔ HA NỘI.....................................80
3.2. Giai phap tăng cường công tac quan ly nha nươc đôi vơi hoat động nghiên cứu va triên khai
nhiệm vu khoa hoc va công nghệ tai Sơ Khoa hoc va công nghệ Thanh phô Ha Nội..............83
3.2.1. Nâng cao nhận thức vê vai tro nên tang va động lưc phat triên kinh tê - xã hội cua
khoa hoc va công nghệ..............................................................................................................83
3.2.2. Kiện toan, nâng cao năng lưc bộ may quan ly nha nươc đôi vơi hoat động nghiên
cứu va triên khai nhiệm vu khoa hoc va công nghệ tai Sơ.......................................................83
3.2.3. Đổi mơi căn ban việc xây dưng va tổ chức thưc hiện nhiệm vu khoa hoc va công
nghệ...........................................................................................................................................86
3.2.4. Đổi mơi cơ chê quan ly tai chinh đôi vơi hoat động khoa hoc va công nghệ................87
3.2.5. Đẩy manh việc ứng dung kêt qua nghiên cứu sau nghiệm thu.....................................90
3.2.6. Tập trung xây dưng một sô tổ chức khoa hoc va công nghệ va cơ sơ ha tầng đat trình
độ tiên tiên trong khu vưc cho một sô hương khoa hoc va công nghệ trong điêm................90
3.2.7. Phat triên thi trường khoa hoc va công nghệ.................................................................91
3.2.8. Tăng cường hơp tac vê khoa hoc va công nghệ.............................................................92
3.3 Môt sô khuyên nghi đôi vơi cac cơ quan cấp trên ........................................................................93
KẾT LUÂN..............................................................................................................................................96
DANH MỤC TAI LIÊU THAM KHẢO.......................................................................................................98
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định
phát triển khoa học – công nghệ là nền tảng then chốt và là động lực đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, từng bước phát triển, đóng góp nhất định vào những thành
tựu kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, Khoa học và công nghệ đã
đóng vai trò chủ đạo, tạo ra được những bước phát triển đột phá về lực lượng sản
xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Với vị thế là trái tim của cả nước, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia,
Hà Nội luôn xác định được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động khoa học và
công nghệ đối với sự phát triển của Thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói
chung. Thời gian qua, hoạt động khoa học và công nghệ đã có những đóng góp
quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, cung cấp nhiều luận
cứ khoa học cho việc xây dựng và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách
phát triển trên các lĩnh vực của Thành phố; tiếp thu nhanh chóng những thành tựu
khoa học và công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ bên ngoài, từng bước giải
quyết được nhiều vấn đề khoa học và công nghệ do yêu cầu thực tiễn phát sinh.
Hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đã có nhiều tiến bộ và đạt
được những kết quả đáng ghi nhận. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được thực
hiện thành công, chuyển giao và được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống góp phần
tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân.
Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động khoa học và công nghệ của Thành phố
có nhiều bất cập như: việc thực thi các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản
lý nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ chưa thực sự đáp ứng yêu cầu
thực tiễn; việc xây dựng kế hoạch áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào đời
sống và sản xuất chưa kịp thời. Đặc biệt trong hoạt động nghiên cứu và triển khai
2
việc chuyển giao, nhân rộng và phát huy các kết quả nghiên cứu khoa học và công
nghệ sau khi được nghiệm thu còn hạn chế. Nhiều kết quả mới dừng ở mô hình,
chưa được nhân rộng trong sản xuất, mối liên kết được giữa nhà khoa học - quản lý
– doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ... Trong thời gian tới, cần phải có những giải
pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nghiên cứu và triển
khai góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về Khoa học và công
nghệ, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội Việt nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ thực tiễn trên, với vị trí là một người công tác trong lĩnh vực quản
lý nhà nước về khoa học và công nghệ của Thành phố, tôi đã lựa chọn đề tài:
“Quản lý của Sở Khoa học và công nghệ đối với hoạt động khoa học và công
nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội”, làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Khoa học công nghệ, quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoa học và
công nghệ là vấn đề được các nhà quản lý, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm vì
khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững cho đất nước cũng như trong từng địa
phương. Cho đến hiện nay có một số công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối
với hoạt động khoa học và công nghệ của các tác giả trong và ngoài nước. Ở Việt
Nam, một số công trình tiêu biểu là:
+ Năm 2010, Tạp chí Khoa học và đào tạo có bài viết của Tác giả Nguyễn
Thị Mỹ Hương “Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý khoa học và công
nghệ trên địa bàn Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai”. Bài viết đã nêu những vấn đề
về thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đối với một địa
phương, những vấn đề cơ bản đặt ra đối với quản lý khoa học và công nghệ. Tác giả
cũng đã đề xuất một mô hình quản lý khoa học và công nghệ, đề xuất một số giải
pháp để phát huy hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ tại tỉnh Đồng Nai. Tại
3
nghiên cứu này, tác giả chưa đề cập đến những vấn đề cơ sở lý luận về nội dung
quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
+ Năm 2012, Tác giả Lê Xuân Minh với đề tài “Quản lý nhà nước về khoa
học và công nghệ trên đia bàn tỉnh Thanh Hóa” . Trong đó, tác giả đi sâu phân tích
khái niệm, đặc điểm và nội dung của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
Trình bày thực trạng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả đề xuất một số giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên
trong nghiên cứu này, tác giả chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ.
+ Năm 2005, Tác giả Bùi Văn Sỹ có đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động
khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tác giả đã đề
cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động khoa học và công nghệ
dưới góc độ pháp lý. Xác định những đặc trưng cơ bản của quản lý nhà nước trong
lĩnh vực này. Đồng thời, tác giả đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động
khoa học và công nghệ. Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
+ Năm 2013, Tác giả Trần Xuân Hải trong đề tài “Bàn thêm về công tác quản
lý nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt nam” đã làm rõ thêm
vai trò của khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định sự phát triển và thịnh vượng
của mọi quốc gia. Tác giả cho rằng hoạt động khoa học và công nghệ cần phải
thường xuyên đổi mới, trong đó công tác quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng.
Tác giả phân tích và đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nước thời gian qua,
chỉ rõ những bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoa học và
công nghệ, đó là hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng được các yêu cầu
của thực tiễn, tính thực thi chưa cao, chuyển giao công nghệ chưa có tính thị
trường...Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, phân tích các nguyên nhân tác giả
đề xuất các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và
4
công nghệ. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu công tác
quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ ở một địa phương.
+ Năm 2014, Tác giả Phạm Đình Quang trong nghiên cứu đề tài “Tăng cường
công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn quận, huyện thành
phố Đà Nẵng” đã tiến hành nghiên cứu thực trạng về hoạt động khoa học và công
nghệ trên địa bàn quận, huyện trong tất cả các lĩnh vực. Trên cơ sở nghiên cứu thực
trạng, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá một cách toàn diện về nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức của phòng kinh tế, phòng công thương các quận, huyện trong việc
thực hiện chức năng tham mưu cho UBND các quận, huyện trong công tác quản lý
nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn. Trong nghiên cứu này, tác giả chưa
đề cập đến quy trình quản lý việc thực hiện một nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở
một địa phương.
Qua các nghiên cứu trên cho thấy các tác giả chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu
vai trò của khoa học và công nghệ, những tác động của khoa học và công nghệ tới
sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương… Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có công trình nghiên cứu nào trực tiếp nghiên cứu về quản lý hoạt động khoa học
và công nghệ trong đó tập trung vào quản lý hoạt động nghiên cứu và triển khai tại
một địa phương có tính đặc thù, Thủ đô của một quốc gia như Thành phố Hà Nội
trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động nghiên cứu và triển khai, luận văn đề xuất các giải pháp
tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động nghiên cứu và triển khai tại Sở
Khoa học và công nghệ Thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
5
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động khoa học và công nghệ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
nghiên cứu và triển khai tại Sở Khoa học và công nghệ Thành phố Hà Nội giai đoạn
2011 – 2015.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động nghiên cứu và triển khai tại Sở Khoa học và công nghệ Thành phố Hà
Nội cho giai đoạn tới
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về khoa học và
công nghệ trong đó tập trung vào quản lý hoạt động nghiên cứu và triển khai nhiệm
vụ khoa học và công nghệ (hay nói cách khác là hoạt động quản lý các đề tài, dự án
khoa học và công nghệ)
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Sở Khoa học và công nghệ
Thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động nghiên cứu và triển khai giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng giải pháp cho
các năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn dựa trên
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, sử dụng tổng hợp một số phương
pháp như: thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp …
Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo những số liệu thứ cấp đã được công
bố, kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên quan, đồng thời dựa
vào các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động
khoa học và công nghệ.
6
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoa
học và công nghệ.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nghiên cứu
và triển khai tại Sở Khoa học và công nghệ Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
nghiên cứu và triển khai tại Sở Khoa học và công nghệ Thành phố Hà Nội.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Thế kỷ XXI lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia, thành phố, doanh nghiệp đều
dựa trên hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN). Từ nhận định
trên có thể thấy được tầm quan trọng của KH&CN đối với mỗi quốc gia và vùng
lãnh thổ. Chính vì vậy, Nhà nước luôn phải giữa vai trò chủ đạo trong quản lý đối
với hoạt động nghiên cứu KH&CN, trong cơ cấu tổ chức từ trung ương xuống địa
phương đều có các cơ quan chuyên trách cho lĩnh vực nghiên cứu KH&CN. Sở
Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về KH&CN.
Chương 1 sẽ giới thiệu nội dung chính về quản lý nhà nước trong hoạt động nghiên
cứu KH&CN, đây sẽ là tiền đề để phân tích thực trạng quản lý trong chương 2.
1.1. Khái niệm, vai trò và phân loại các hoạt động khoa học và công nghệ
tại các địa phương
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của khoa học và công nghệ
Theo luật Khoa học và công nghệ năm 2013, Khoa học là hệ thống tri thức
về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng tự nhiên, xã hội và
tư duy. Khoa học và một loại hình hoạt động xã hội đặc biệt nhằm đạt tới những
hiểu biết mới và vận dụng những hiểu biết đó vào sản xuất và đời sống trong những
điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Khoa học là một dạng hoạt động đặc biệt của
con người với những đặc điểm riêng về nội dung, về phương thức hoạt động, về quy
luật phát triển và chức năng xã hội.
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không
kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Công
nghệ bao gồm 4 yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và cùng thực hiện quá trình sản
xuất đó là (1) công cụ hay còn gọi là phần cứng gồm trang thiết bị, khí cụ, nhà
xưởng (2) con người gồm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kinh nghiệm (3)
8
Thông tin các bí quyết, quy trình, phương pháp... (4) Tổ chức, quản lý thể hiện
trong bố trí sắp xếp, điều động, quản lý các yếu tố trên.
Người ta vốn thường nói đến khoa học và công nghệ như một yếu tố không
thể tách rời nhưng thực chất KH&CN là hai lĩnh vực khác nhau, giữa chúng có sự
khác nhau căn bản. Một bên là đề cập đến hệ thống tri thức, còn một bên đề cập đến
quy trình sản xuất cụ thể. Tuy nhiên, giữa KH&CN tồn tại mối quan hệ biện chứng
thống nhất với nhau, tác động lẫn nhau.
Hoạt động KH&CN là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển
khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KH&CN,
phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KH&CN.
- Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng sự
vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng
vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng.
- Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ
mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ gồm: triển khai thực nghiệm và sản xuất
thử nghiệm.
+ Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới.
+ Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả, triển khai thực
nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm
mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.
- Dịch vụ KH&CN là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công
nghệ, các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri
thức KH&CN vào thực tiễn.
- Ngoài ra, hoạt động KH&CN có các đặc điểm riêng sau:
- Tính sáng tạo: Đây là điểm cơ bản nhất để phân biệt nó với lao động sản
xuất bình thường, tức là lao động sản xuất mang tính lặp đi, lặp lại
9
- Tính rủi ro: mang tính sáng tạo, tìm kiếm cái chưa biết nên cũng có thể
thành công, mà cũng có thể thất bại
- Tính kế thừa: được tiến hành trên cơ sở sáng tạo của người khác hoặc người
đi trước. Đồng thời, những tri thức mới mà họ sáng tạo ra cũng tất nhiên sẽ được
người khác hoặc người đời sau kế thừa và phát triển
- Tính tích lũy: sự triển khai của bất kỳ hoạt động KH&CN nào cũng đều phải
qua thời gian dài "thai nghén", thu thập và tích lũy lượng lớn thông tin có liên quan
đến phương pháp và hướng tư duy của công việc nghiên cứu ấy; đồng thời cần tiến
hành phân tích, đánh giá, chỉnh lý, gia công một cách toàn diện mới có thể cung cấp
những điều kiện khả thi và cơ sở cho sự xuất hiện nghiên cứu mới. Trong mỗi khâu,
mỗi bước nghiên cứu, tính tích lũy này cũng được biểu hiện đầy đủ từ đầu đến cuối.
Các đặc điểm trên của hoạt động KH&CN có liên hệ với nhau, không thể
chia cắt. Chỉ có nhận thức đầy đủ các tính đặc thù này thì QLNN về KH&CN mới
đem lại hiệu quả cao.
1.1.2. Vai trò của nghiên cứu khoa học tại địa phương
Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định coi
khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, coi đó là đòn bẩy
thúc đẩy xã hội phát triển vững chắc. Hầu hết trong các lĩnh vực tại mỗi địa phương
đều cần có nghiên cứu khoa học. Mỗi địa phương đều có những đặc thụ riêng, vì thế
nó cũng cần có những chính sách quản lý và khuyến khích những lĩnh vực nghiên
cứu mà họ cần trong tương lai. Tuy nhiên, các địa phương đều thấy được những lợi
ích do nghiên cứu KH&CN đem lại như:
- KH&CN góp phần mở rộng khả năng sản xuất của nền kinh tế và nối dài
khả năng của con người trong việc chiếm lĩnh tự nhiên. Vì thế trình độ khoa học
công nghệ cao đến đâu thì khả năng sản xuất của nền kinh tế sẽ tăng đến đó.
KH&CN làm biến đổi chất lượng nguồn lao động theo hướng tiến bộ. Mặt khác,
KH&CN còn mở rộng khả năng huy động tập chung di chuyển các nguồn vốn một
cách an toàn, chính xác và kịp thời, tạo điều kiện chuyển nền kinh tế phát triển theo
chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.
10
- KH&CN phát triển với sự ra đời của các công nghệ mới (vật liệu mới, công
nghệ sinh học, công nghệ điện tử) đã làm cho nền kinh tế phát triển theo chiều rộng,
tức sự tăng trưởng kinh tế nhờ vào việc gia tăng các yếu tố đầu vào của sản phẩm
sang phát triển theo chiều sâu tức là tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở nâng cao
hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Như vậy khoa học và công nghệ là phương
tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và kinh tế tri
thức, trong đó phát triển nhanh ngành công nghệ cao và sử dụng nhiều lao động trí
tuệ là đặc tính nổi bật. Qua đó thúc đẩy qúa trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
- KH&CN góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, thúc đẩy phát triển
kinh tế thị trường. Một trong các mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi
nhuận, để làm được điều này thì cần phải tối thiểu hóa chi phí sản xuất, đa dạng hóa
và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này chỉ thực hiện được khi áp dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Riêng đối với nền kinh tế thị
trường, việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ làm cho các yếu tố đầu vào
của nền kinh tế như sức lao động, tư liệu sản xuất ngày càng hiện đại và đồng bộ
hóa; quy mô của sản xuất ngày càng được mở rộng, thúc đẩy sự ra đời và phát triển
các loại hình sản xuất mới, nhất là công ty cổ phần. Mặt khác việc ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ còn tạo ra tính chất mới của nền kinh tế thị trường với đặc
trưng tốc độ cao trong tất cả các hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa; làm thay
đổi chiến lược kinh doanh từ hướng nội, thay thế nhập khẩu sang hướng ngoại,
hướng vào xuất khẩu, từ thị trường trong nước ra thị trường thế giới, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.
- Phát triển nghiên cứu KH&CN thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế. Chỉ có phát triển nghiên cứu
KH&CN mới có thể giúp cho các nước đang phát triển đuổi kịp được các nước công
nghiệp phát triển. Lực lượng lao động tại các nước đang phát triển thường quen làm
việc với các công cụ lao động lạc hậu và phương pháp quản lý không hiệu quả. Vì
thế, khoa học công nghệ không chỉ tạo ra công cụ lao động mới mà còn tạo ra
phương pháp sản xuất mới để thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển.
11
1.1.3. Vai trò của đơn vị hành chính nhà nước trong hoạt động nghiên cứu
khoa học và công nghệ tại địa phương
Trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp (năm
2003); được cụ thể hóa tại các thông tư liên tịch Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan chuyên môn về KH&CN thuộc
UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện.
Sở KH&CN (Thông tư liên tịch 05/2008/TTLT-BNV-BKHCN): giúp UBND
cấp tỉnh QLNN về KH&CN, bao gồm: hoạt động KH&CN; phát triển tiềm lực
KH&CN; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng
vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Sở
quản lý trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Sở KH&CN của các địa phương đều được giao các nhiệm vụ cụ
thể trong các hoạt động tham mưu cho UBND các tỉnh và thành phố trong quản lý
các hoạt động nghiên cứu KH&CN như:
- Đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội
dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự
vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào
thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển
khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển
khai thực nghiệm
- Dự án sản xuất thử nghiệm là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm ứng
dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải
pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội hoặc sản xuất thử ở quy mô
nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và
đời sống.
- Đề án khoa học là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu xác định
cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật.
12
- Dự án khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ giải quyết
các vấn đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ việc sản xuất một sản phẩm
hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực có tác động nâng cao trình độ công nghệ
của một ngành, một lĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố, được triển khai dưới hình thức đề tài khoa học và công nghệ, dự án
sản xuất thử nghiệm và dự án đầu tư khoa học và công nghệ có mục tiêu, nội dung
gắn kết hữu cơ, đồng bộ và được tiến hành trong một thời gian nhất định.
- Chương trình khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có
mục tiêu chung giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển và
ứng dụng khoa học và công nghệ trung hạn hoặc dài hạn được triển khai dưới hình
thức tập hợp các đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án
khoa học và công nghệ.
- Đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là việc bên đặt hàng
đưa ra yêu cầu về sản phẩm khoa học và công nghệ, cung cấp kinh phí để tổ chức,
cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tạo ra sản phẩm khoa học và công nghệ
thông qua hợp đồng.
- Đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ là các yêu cầu đặt ra cho
khoa học và công nghệ dưới dạng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố
nhằm thực hiện yêu cầu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Thành phố hoặc
đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công tác quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh và phát triển khoa học và công nghệ cho các ngành, lĩnh vực
do các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất
với Sở Khoa học và Công nghệ để đặt hàng các tổ chức và cá nhân thực hiện.
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng là đề tài, dự án sản xuất thử
nghiệm, đề án, dự án khoa học và công nghệ hoặc chương trình có tên gọi và các
mục thể hiện yêu cầu cơ bản đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ làm căn cứ để
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đặt hàng cho tổ chức và cá nhân có đủ năng lực
triển khai thực hiện.
13
- Tuyển chọn là việc lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực và kinh nghiệm tốt
nhất để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo đặt hàng của cơ quan có
thẩm quyền thông qua việc xem xét, đánh giá các hồ sơ đăng ký tham gia tuyển
chọn theo những yêu cầu, tiêu chí quy định.
- Giao trực tiếp là việc chỉ định tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, điều kiện và
chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo đặt hàng
của cơ quan có thẩm quyền
1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động nghiên cứu khoa
học và công nghê
Kể từ khi con người có nhu cầu lao động và sinh hoạt theo nhóm nhằm thực
hiện những mục tiêu mà con người không thể đạt được với tư cách là cá nhân, riêng
lẻ, thì quản lý đã là một yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp với những nỗ lực cá
nhân. Ngày nay quản lý hiện diện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và hơn thế nữa
là nhân tố cần thiết tất yếu để duy trì sự tồn tại và phát triển của các loại hình tổ
chức của con người với mọi quy mô và phạm vi khác nhau.
1.2.1. Khái niệm, công cụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tại
các địa phương
1.2.1.1. Khái niệm
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý. Tuy vậy, các quan niệm về quản
lý đều thể hiện ba yếu tố: ai quản lý; quản lý cái gì; quản lý nhằm đạt được cái gì?
Tương ứng với ba yếu tố đó là: chủ thể quản lý; đối tượng quản lý; mục tiêu quản
lý. Như vậy, khái niệm chung nhất về quản lý cần thể hiện được mối liên hệ của ba
yếu tố này. Với cách tiếp cận này, quản lý được hiểu là sự tác động của chủ thể quản
lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu.
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt
được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Hay có thể hiểu cụ thể hơn: Quản lý là quá trình thực hiện những hoạt động
(chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ mật thiết với nhau và theo một trình tự
nhất định, hướng tới việc phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thông
14
tin) để đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất (xem hình 1.2), đó là các hoạt động
1) Lập kế hoạch (phải làm gì); 2) Tổ chức (ai làm và làm cách nào); 3) Điều khiển
(gây ảnh hưởng lên cách làm) và 4) Kiểm tra (bảo dảm kế hoạch được thực thi).
Tuy nhiên, quản lý nhà nước (QLNN) không giống như các hình thức quản
ly thông thường khác, vì QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực của nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ
chức trên tất cả trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ
máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển
của xã hội.
QLNN bao gồm các hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp,
trong khi hành chính nhà nước chỉ là hoạt động của hệ thống các cơ quan hành pháp
từ Trung ương đến địa phương. Như vậy hành chính nhà nước là hoạt động thực thi
quyền hành pháp, hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính
nhà nước trong quản lý hệ thống và xã hội theo pháp luật nhằm đảm bảo sự ổn
định, phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội.
QLNN về KH&CN là dạng quản lý mà trong đó chủ thể quản lý là nhà nước.
Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực
nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người
trong lĩnh vực hoạt động KH&CN.
Hoạt động khoa học và công nghệ nước ta được xác lập về mặt pháp lý tại
Luật Khoa học và công nghệ (năm 2000) sau đó được thay thế bởi Luật Khoa học
và Công nghệ năm 2013. Từ năm 2005, QLNN về KH&CN ở nước ta bước vào một
giai đoạn mới với việc triển khai mạnh mẽ quá trình giao quyền tự chủ cho các tổ
chức KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ
Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ
công lập.
QLNN về hoạt động KH&CN là một hoạt động bao trùm, có tính chất vĩ mô,
bao gồm những động tác như hoạch định chiến lược phát triển khoa học và công
nghệ, kế hoạch và qui hoạch dài hạn, xây dựng chính sách, thể chế cho hoạt động