Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án giáo dục công dân 6 tuần 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82 KB, 4 trang )

Trường THCS Vĩnh My

GV Đỗ Thị Cẩm Thu

Ngày soạn: 16/02/2016
Ngày dạy: 23-24/02/2016

Dạy học theo chủ đề: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI
Tuần 23 - Tiết: 23

Bài 14:Thực hiện trật tự an toàn giao thông
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
Chỉ ra được nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường
- Nhận biết dấu hiệu chỉ dẫn, biết xử lí tình huống khi đi đường, biết đánh giá hành vi đúng
sai của người khác về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng, ủng hộ và có những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông, phản
đối việc làm sai trái.
II. Giáo dục ky năng sống
Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về trật tự, an toàn giao thông.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: đọc tài liệu, soạn giáo án
- Học sinh: đọc trước bài ở nhà,
IV. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, lớp.
- Xử lí tình huống.
- Tổ chức trò chơi, sắm vai.


V. Tài liệu và phương tiện:
- SGK+ SGV; luật giao thông đường bộ.
- Nghị định 39/ CP ngày 13/ 7 / 2001.
- Số liệu các vụ tai nạn giao thông, số người bị thương, tử vong trong cả nước.
- Biển báo giao thông.
VI. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với đất nước?
- Đáp:
+ Quyền:
- Được HT, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
- Được hưởng các chế độ bảo vệ sức khoẻ.
- Được tự do đi lại, cư trú.
+ Nghĩa vụ:
- Học tập thật tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước.
- Tuân theo hiến pháp và pháp luật
Giáo án GDCD 6

Năm học 2015-2016


Trường THCS Vĩnh My

GV Đỗ Thị Cẩm Thu

3.Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
GV hỏi HS: thường ngày em đi học bằng gì?

Nếu HS trả lời là đi bộ thì hỏi: Em đi bên phần đường nào? Đi như thế nào? Muốn qua đường
em phải làm sao?
Nếu HS trả lời là đi xe đạp thì hỏi: Em điều khiển xe như thế nào? Muốn qua đường thì phải
làm sao?
Nếu HS trả lời là gia đình đưa đi học thì hỏi: Em thấy cha (mẹ) điều khiển xe như thế nào? Khi
lên xe có đội mũ bảo hiểm không? Muốn qua đường thì phải làm sao?
Từ đó GV kết luận và dẫn vào bài.
Có nhà nghiên cứu nhận định rằng: “Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là
thảm hoạ thứ ba gây ra cái chết và thương vong cho loài người”. Vì sao họ lại khẳng định như vậy?
Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn
đề trên.
3.2. Các hoạt động dạy và học

Thời
gian

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
- H/S đọc thông tin SGK- GV nhận xét.
Qua số liệu thồng kê em có nhận xét gì về chiều hướng
tăng, giảm các vụ tai nạn giao thông và thiệt hại về con
người do tai nạn giao thông gây ra?

1. Thông tin, sự kiện:
*/ Tình trạng giao thông
hiện nay:
- Số tai nạn giao thông có số

người chết và bị thương ngày
càng gia tăng.
*/ Nguyên nhân:
- Dân cư gia tăng.
- Các phương tiện giao thông
ngày càng nhiều.
- Việc quản lý giao thông
ngày càng hạn chế.
- ý thức người tham gia giao
thông chưa tốt như: Đi không
đúng phần đường quy định,
phóng nhanh vượt ẩu…
*/ Nguyên nhân chủ yếu:
- Sự thiếu hiểu biết của người
tham gia giao thông.
- ý thức kém khi tham gia
giao thông.
*/ Biện pháp khắc phục:
- Tuyệt đối chấp hành quy
định của pháp luật về trật tự
an toàn giao thông.
2. Nội dung bài học:
a. Để đảm bảo an toàn khi
đi đường phải tuyệt đối chấp

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn GT
Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông
nhiều như vậy?

Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là chủ

yếu gây ra tai nạn giao thông?

Vậy để tránh tai nạn giao thông chúng ta cần phải làm
gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
Mỗi chúng ta cần phải làm gì để đảm bảo an toàn khi đi
đường?
Giáo án GDCD 6

Năm học 2015-2016


Trường THCS Vĩnh My

Thời
gian

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV Đỗ Thị Cẩm Thu

Nội dung cần đạt

hành hệ thống báo hiệu gồm
hiệu lệnh của người điều
khiển giao thông, tín hiệu
đèn giao thông, biển báo
hiệu, vạch kẻ đường, cọc
tiêu, tường bảo vệ, hàng rào
chắn.

Khi tham gia giao thông đường bộ các em thường thấy -> Đèn tín hiệu giao thông:
có những đèn tín hiệu nào? ( treo bảng phụ)
- Đèn đỏ- Cấm đi.
Mỗi loại tín hiệu đèn có ý nghĩa như thế nào?
- Đèn vàng- Chuẩn bị đi.
- Đèn xanh- Được phép đi.
Dựa vào màu sắc hình khối hãy nhận xét biển báo hiệu b.Các biển bảo thông dụng:
thuộc loại nào? Mỗi loại có biển báo có ý nghĩa gì?
*/ Biển báo cấm: Hình tròn,
Treo bảng biển báo.
nền trắng, viền đỏ, hình vẽ
- H/S nhận xét từng loại biển báo hiệu.
đen-> nguy hiểm cần đề
Chú ý: Biển báo 101, 102 là biển báo đặc biệt.
phòng.
giao thông đường bộ không? Vì sao?
*/ Biển hiệu lệnh: Hình
tròn, màu xanh lam, hình vẽ
trắng-> Báo điều phải thi
hành.
*/ Biển chỉ dẫn: Hình chữ
nhật, hình vuông, nền xanh
lam.
Hoạt động 4: Hướng dẫn hs làm bài tập
Giới thiệu điều 10 luật giao thông đường bộ.
3. Bài tập
- H/S quan sát
Người tham gia giao thông có vi phạm luật
-> Vi phạm luật giao thông
Treo bảng phụ.

đường bộ đi vào đường cấm
Điền dấu x vào đầu câu những nguyên nhân gây ra tai đi ngược chiều.
nạn giao thông?
- Vì đã có biển báo cấm đi
- H/S lên bảng đánh dấu trên bảng phụ.
ngược chiều.
*/ Bài tập:
1- Đi đúng theo tín hiệu
đèn giao thông.
x 2- Đi vào đường cấm đi
ngược chiều.
x 3- Đi đường không chú ý
vạch kẻ.
x 4- Đi xe không chú ý biển
báo.
x 5- Sang đường không quan
sát kĩ.
x 6- Coi thường luật giao
Giáo án GDCD 6

Năm học 2015-2016


Trường THCS Vĩnh My

Thời
gian

Hoạt động của giáo viên và học sinh


GV Đỗ Thị Cẩm Thu

Nội dung cần đạt
thông.

3.3 Củng cố kiến thức: (15 phút)
? Theo em, có mấy loại biển báo giao thông thông dụng? Kể tên.
? Nêu đặc điểm biển báo cấm?
? Nêu đặc điểm biển báo hiệu lệnh?
? Nêu đặc điểm biển báo chỉ dẫn?
3.4 Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: (1 phút)
- Học nội dung bài học.
- Chuẩn bị nội dung còn lại trong bài học.
- Xem trước các bài tập trong SGK.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Giáo án GDCD 6

Năm học 2015-2016




×