Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

GA Hóa học lớp 11 sự điện li của nước ( tiết 6,7,8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.24 KB, 6 trang )

Soạn ngày: 3/09/2016
Giảng : Tuần 3
Bài 3 (Tiết 6): SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH
CHẤT CHỈ THỊ AXIT - BAZƠ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Biết được:
- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.
- Chất chỉ thị axit - bazơ : quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng
2. Kỹ năng:
- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.
- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím
hoặc dung dịch phenolphtalein.
II. Phương pháp
Đàm thoại, nêu vấn đề
III. Chuẩn bị
- Dung dịch axit loãng (HCl hoặc H2SO4), dung dịch bazơ loãng (NaOH hoặc Ca(OH)2),
phenolphtalein, giấy chỉ thị axit - bazơ vạn năng.
IV. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số : 11A4: .....................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Phát biểu các định nghĩa axit, axit nhiều nấc, bazơ, hidroxit lưỡng tính. Lấy các ví
dụ minh họa.
3. Nội dung bài:
Hoạt động của GV – HS
Hoạt động 1:
- GV: Bằng thực nghiệm xác định nước là
chất điện li rất yếu. ? Viết phương trình
điện ly của nước?
- HS viết phương trình điện ly của nước.


- GS hướng dẫn HS đọc sgk tìm hiểu về
tích số ion của nước.
- HS đọc sgk tìm hiểu về tích số ion của
nước.
- GV: Dựa vào KH2O hãy tính [H+] và
[OH-] ?
- HS tính [H+] và [OH-] dựa vào KH2O
- GV: Nước là môi trường trung tính, nên
môi trường có [OH+] = 10-7 mol/l là môi
trường trung tính.
Hoạt động 2:
- GV: Tính số ion của nước là 1 hằng số
đối với cả dung dịch các chất vì vậy nếu
biết [H+] trong dung dịch thì sẽ biết [OH-]
và ngược lại.
- GV: ? Tính [H+] và [OH-] của dung dịch
HCl 0,01M và so sánh 2 giá trị đó trong
dung dịch (môi trường axit)?
- HS tính [H+] và [OH-] và rút ra kết luận
về [H+] và [OH-] trong môi trường axit.
- Tính [H+] và [OH-] của dung dịch

Nội dung chính
I. Nước là chất điện li rất yếu
1. Sự điên li của nước
Theo Are-ni-ut:

→ H++ OHH2O ¬



2. Tích số ion của nước:

→ H++ OHH2O ¬



(1)
(1)

K H2O = K. [H2O] = [H+]. [OH-]
- Tích số ion của nước
KH2O = 10-14 (to = 25oC)
[H+] = [OH-]= 10 −14 =10-7mol/l
- Môi trường trung tính là môi trường có
[H+] = [OH-] = 10-7mol/l
3. ý nghĩa tích số ion của nước:
a. Môi trường axit: [H+]〉 10-7mol/l
- Ví dụ: Dung dịch HCl 0,01 M có:
[H+] = 0,01 M. và [OH-] = 10-12 M
Ta thấy [H+] > [OH-] và [H+] > 10-7mol/l
b. Môi trường trung tínht: [H+]= 10-7mol/l
c. Môi trường kiềm: [H+]〈 10-7mol/l
- Ví dụ: Dung dịch NaOH 0,01M có:
[H+] = 10-12M. và [OH-] = 0,01 M
Ta thấy [H+] < [OH-] và [H+] < 10-7mol/l


NaOH 0,01M và so sánh 2 giá trị đó trong
dung dịch (môi trường bazơ)?
- HS tính [H+] và [OH-] và rút ra kết luận

về [H+] và [OH-] trong môi trường bazơ.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS đọc SGK và cho biết pH
là gì? Cho biết dung dịch axit, kiềm, trung
tính có giá trị pH trong khoảng nào?
- HS cho biết ý nghĩa của pH và khoảng
của pH trong các môi trường.
- GV: Để xác định môi trường của dung
dịch người ta thường dùng chất chỉ thị
như quỳ, phenol phtalein.
- GV dùng chất chỉ thị axit - bazơ nhận
biết các chất trong 3 ống nghiệm đựng:
H2O. HCl, NaOH.
- HS quan sát và đọc sgk tìm hiểu về chất
chỉ thị axit – bazơ.

II. Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit – bazơ.
1.Khái niệm về pH:
* [H+] = 10-PHM
* Thang pH: 1 ÷ 14
Môi
trường 〉 10-7M =10-7M 〈 10-7M
pH

〈 7

=7

〉 7


2. Chất chỉ thị axit-bazơ:
Môi trường
Axit
Trung Kiềm
tính
Chất chỉ thị
Quỳ
Đỏ
Tím
Xanh
Phenolphtalein Không Không Hồng
màu
màu
.

4. Củng cố dặn dò:
- Tích số ion của nước. pH
- Dặn dò HS về nhà học bài và làm bài tập.
5. Hướng dẫn HS tự học.
Bài 1: Tính nồng độ mol của Fe3+ và NO3— có trong dd Fe ( NO3 )3 2M. b. tính nồng độ mol/l cùa
ion H+ và SO4 2 – có trong dd H2SO4 20% ( d = 1,14 g/ml ). c. tính nồng độ mol các ion H + VA
CH3COO – có trong dd CH3COOH 0,8 M . cho biết a = 1,4 %.
Bài 2: Trộn lẫn 200 ml dd KOH 5,6% ( d=1,045 g/ml) với 50 ml dd H 2SO4 0,5 M . phản ứng xong
thu được dd A. a. tính nồng độ mol các ion trong dd A. b. hỏi khi khô cạn dung dịch a thu được bao
nhiêu gam chất rắn khan. c./ tính thề tích dd NaOH 1M hay thể tích dung dịch HCl 1M cần cho vào
để trung hoà dd A.
Bài 3: Tính pH của : a/ dd HNO3 biết rằng trong 500 ml dd có hoà tan 3,15g axit . b. dd NaOH biết
rằng trong 400 ml dung dịch có hoà tan 0,16g NaOH . d. một dung dịch a có KOH có Ph bằng 13 .
pha loãng dung dịch a đến 50 lần thì thu được dung dịch B. tính pH của dung dịch B. e/ một dung
dịch X ccó HNO3 có pH = 1 pha loãng dung dịch X đến 40 lần thu được dung dịch Y . tính Ph của

dung dịch Y.
Ngày soạn: 10/09/2016
Giảng: tuần 4
BÀI 4 ( Tiết 7): PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG
DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LY
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Hiểu được:
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều
kiện: + Tạo thành chất kết tủa.
+ Tạo thành chất điện li yếu.
+ Tạo thành chất khí.
2. Kỹ năng:


- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.
- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
- Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính % khối lượng các chất trong hỗn
hợp; tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
II. Phương pháp
Đặt vấn đề , hỏi đáp, vấn đáp gợi mở
III. Chuẩn bị
Nếu có điều kiện, GV chuẩn bị:
- Dụng cụ :4 ống nghiệm, giá ống nghiệm.
- Hóa chất: dung dịch: NaCl, AgNO3, NH3, CH3COONa, Al2(SO4)3, giấy quỳ tím
IV Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số 11A4: ...........................................
2. Kiểm tra bài cũ: Câu 4, 5, 6 ( sgk – 14)

3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV – HS
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS làm t/ngiữa Na2SO4 và
BaCl2,viết pt phản ứng duời dạng ion và chỉ
ra thực chất của phản ứng là sự phản ứng
giữa 2 ion Ba2+ và SO42- tạo thành kết tủa.
- HS làm thí nghiệm, quan sát và viết pthh.
- HS : Tương tự, viết phuơng trình phân tử,
ion và rút gọn của phản ứng CuSO4 và
NaOH.
- GV lưu ý HS :
+ Chất dễ tan và điện ly mạnh viết thành
ion.
+ Chất khí, kết tủa, điện ly yếu để nguyên
dạng phân tử.
Hoạt động 2
- GV : ? Viết pt phân tử,ion và ion rút gọn
của phản ứng giữa 2 dung dịch NaOH và
HCl?
- HS viết pt phân tử,ion và ion rút gọn của
phản ứng giữa 2 dung dịch NaOH và HCl.
- GV: ? Viết phản ứng giữa Mg(OH)2 với
axit mạnh HCl?
- HS viết phản ứng giữa Mg(OH)2 với axit
mạnh HCl.
- GV làm thí nghiệm: đổ dung dịnh HCl vào
cốc đựng NaCH3COO, thấy có mùi giấm
chua.
? Hãy giải thích hiện tượng và viết phương

trình phân tử ứng dưới dạng phân tử, ion và
ion rút gọn.
- HS giải thích và viết pthh.
Hoạt động 4
- GV hướng dẫn HS viết pthh giữa HCl và
Na2CO3 ; CaCO3 và HCl ; BaCO3 và HCl và
đưa ra kết luận về phản ứng tạo thành chất
khí trong dung dịch các chất điện li.
- HS viết pthh giữa HCl và Na2CO3 và đưa

Nội dung chính
I. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung
dịch chất điện ly:
1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa:
VD1: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4+2NaCl
Phơng trình ion:
2Na+ + SO42- + Ba2+ → + 2Cl- → BaSO4↓+2Na++2ClPhơng trình ion rút gọn:
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
VD2: CuSO4 + NaOH
* Chú ý: Chất dễ tan và điện ly mạnh viết thành ion.
- Chất khí, kết tủa, điện ly yếu để nguyên dạng phân
tử.
2. Phản ứng tạo thành chất điện ly yếu:
a. Phản ứng tạo thành nước:
VD1: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Na+ + OH- + H+ + Cl- → Na+ + Cl- + H2O
H+ + OH- → H2O
VD2: Mg(OH)2 + HCl →
b. Phản ứng tạo thành axit yếu:
VD1: NaCH3COO + HCl


3. Phản ứng tạo thành chất khí:
VD1:
H+ + Cl- + 2Na+ + CO32-→ 2Na+ + 2Cl- + CO2↑ + H2O
2H+ + CO32-→ CO2↑+H2O
VD2: CaCO3 + HCl →


ra kết luận.
Hoạt động 5
- GV yêu cầu HS đọ sgk và nêu các điều
kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong
dung dịch các chất điện li.
- HS đọc sgk và trả lời.

II KẾT LUẬN
- Phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện ly thực
chất là phản ứng giữa các ion.
- Phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện ly chỉ
xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau:
+ Tạo thành chất kết tủa.
+ tạo thành chất khí.
+ Tạo thành chất điện ly yếu

4. Củng cố, dặn dò;
- Củng cố
Ví dụ 1: T/n: nhúng quì tím vào 4 dd :
+ Ống 1: Nước cất
+ Ống 2: Dung dịch NaCH3COO
+ Ống 3: Dung dịch Al2(SO4)3

+ Ống 4: Dung dịch NaCl
- Nhận xét và kết luận môi trường của dd
Ví dụ 2: Chỉ dùng quì tím nhận biết các dd sau:
HCl; NaOH; Na2CO3; Ba(NO3)2
5. Hướng dẫn HS tự học
Bài 1: Trộm 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1 M và H2SO4 0,5 M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 a
mol/1 thì thu được b gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH =13. Tính a và b.
Bài 2: Một dung dịch a gồm HCl và H2SO4 có pH = 2. Trộn 250 ml dd A với 250 ml dung dịch
Ba(OH)2 có pH = 13 thì thu được 0,1165 g kết tủa. a/ Tính nồng độ mol cùa mỗi axit ban đầu. b/
tính pH của dung dịch thu được sau pứ.
Bài 3: Dung dịch HCl 0,2M và dung dịch H2SO4 0,2M có thể tích bằng nhau . trộn 2 dung dịch này
với nhau thu được dung dịch A . tính pH của dung dịch A .

Ngày soạn: 10/09/2016
Giảng: tuần 4
BÀI 5 ( Tiết 8): LUYỆN TẬP AXIT - BAZƠ VÀ MUỐI.
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION
TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Củng cố khái niệm axit, bazơ theo thuyết A-re-ni-ut.
- Củng cố kiến thức về phản ứng trao đổi trong dd chất điện li.
- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li
- Phương trình ion rút gọn có ý nghĩa gì?
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng dưới dạng ion và ion rút gọn, rèn luyện kỹ năng tính
pH của dung dịch ba zơ, axit.
- Vận dụng thuyết axit, bazơ của A-re-ni-ut để xác định tính axit, bazơ hay lưỡng tính.
- Tính pH của dung dịch.
II. Phương pháp

Vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị
- Phiếu học tập và các bài tập


IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số 11A4: ...........................................
2. Kiểm tra bài cũ: câu 4, 6 trang 20 sgk
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV – HS
Hoạt động 1
- GV tổ chức chia nhóm HS thành các nhóm nhỏ
tổng hợp kiến thức về axit, bazơ và muối.
+ Định nghĩa theo Areniut.
+ Định nghĩa muối và sự điện li của muối trong
nước.
+ Tích số ion của nước, pH.
+ Chất chỉ thị axit, bazơ.
+ Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong
dd các chất điện li.
+ Ý nghĩa của phương trình ion rút gọn.
- HS chia thành các nhóm nhỏ trong lớp và thảo
luận về các nội dung kiến thức mà GV đưa ra.
HS đại diện các nhóm lên bảng trình bày, HS
khác nhận xét và bổ sung.
+ GV nhận xét chung.
Hoạt động 2
- GV tổ chức cho HS chữa bài tập trong sgk.
- HS thảo luận và chữa bài tập theo hướng dẫn
của GV.

Bài 1:
- GV hướng dẫn:
+ Xác định thành phần cấu tạo nên hợp chất, xác
định điện tích của các cation và anion cấu tạo
nên hợp chất. Phương trình điện li sẽ điện li ra
các cation và anion đó.

Nội dung chính
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Định nghĩa về axit, bazơ và muối, chất lưỡng
tính
- Axit là chât khi tan trong nước phân li ra H+
- Bazơ là chất khi tan trong nc phân li ra OH- Chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng thể
hiện tính axit vừa có khả năng thể hiện tính bazơ
- Muối là chất khi tan trong nước phân li ra
cation KL(hoặc NH4+)và anion gốc axit
2. Tích số ion của nước KH2O= [H+] [OH-]=10-14
3. [H+]; pH đặc trưng cho môi trường
4. Chất chỉ thị.
5. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong
dd các chất điện li.
6. Ý nghĩa của phương trình ion rút gọn.
II. Bài tập
Bài 1
a) K2S → 2K+ + S2b) Na2HPO4 → 2Na+ + HPO42
→ H+ + PO43HPO42- ¬


c) NaH2PO4 → Na+ + H2PO4
→ H+ + HPO42H2PO4- ¬




→ H+ + PO43HPO42- ¬



→ Pb2+ + 2OHd) Pb(OH)2 ¬



→ 2H+ + PbO22Pb(OH)2 ¬



→ H+ + Fe) HBrO ¬




→ H+ + Fg) HF ¬


Bài 2
Bài 2, 3:
[H+] = 0,01M → pH = 2 và [OH-] = 10-12 M
- GV hướng dẫn:
→ Môi trường axit → quỳ có màu đỏ.
+
Dựa vào công thức tính pH, tự nồng độ H tính phenolphtalein có màu hồng.

được pH và suy ra nồng độ ion OH- và ngược lại. Bài 3:
pH = 9 → [H+] = 10-9 M và [OH-] = 10-5 M.
→ Môi trường kiềm → phenolphtalein có màu
hồng.
Bài 4:
Bài 4:
Phương trình ion rút gọn
- GV hướng dẫn:
a) Ca2+ + CO32- → CaCO3↓
Viết phương trình ion đầy đủ, từ đó giản ước b) Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓
những ion giống nhau của phương trình và tìm c) HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O
được phương trình ion thu gọn.
d) HCO3- + OH- → CO32- + H2O


e) Pb(OH)2 + 2H+ → Pb2+ + 2H2O
g) Pb(OH)2 + 2OH- → PbO22- + 2H2O
h) Cu2+ + S2- → CuS↓
4. Củng cố, dặn dò
- Củng cố nội dung theo từng phần trong bài giảng.
- Dặn dò HS về nhà học bài và làm bài tập, chuẩn bị trước nội dung bài mới.
5. Hướng dẫn Hs tự học
Câu 1: Cho 4 dung dịch có cùng nồng độ mol là NaCl; CH3COONa; CH3COOH; H2SO4. Dung dịch
có độ dẫn điện nhỏ nhất là
A. NaCl.

B. CH3COONa.

C. CH3COOH.


D. H2SO4.

Câu 2: Chia dung dịch X gồm CuSO4 và Al(NO3)3 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với
dung dịch BaCl2 dư thu được 6,99 gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, rồi
lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,4.

B. 3,2.

C. 4,4.

D. 12,6.

Câu 3: Trong dãy các chất dưới đây, dãy nào mà tất cả các chất đều là chất điện li mạnh?
A. KCl, Ba(OH)2, Al(NO3)3.

B. CaCO3, MgSO4, Mg(OH)2, H2CO3.

C. CH3COOH, Ca(OH)2, AlCl3.

D. NaCl, AgNO3, BaSO4, CaCl2.

Câu 4: Trong 150ml dung dịch có hoà tan 6,39g Al(NO3)3. Nồng độ mol/l của ion NO3- có trong
dung dịch là
A. 0,2M.

B. 0,06M.

C. 0,3M.


D. 0,6M.



×