Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GA Hóa học 11 axit nitric ( tiết 14, 15)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.08 KB, 4 trang )

Soạn: 1/10/2016
Giảng: Tuần 7
Bài 9 ( Tiết 14, 15): AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Axit nitric
Biết được:
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều
chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).
Hiểu được :
- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.
- HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và
hữu cơ.
Muối nitrat
Biết được:
- Phản ứng đặc trưng của ion NO3- với Cu trong môi trường axit.
- Cách nhận biết ion NO3 – bằng phương pháp hóa học. Chu trình của nitơ trong tự nhiên.
2. Kỹ năng:
Axit nitric
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3.
- Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng.
- Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.
Muối nitrat
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat.
- Viết được các PTHH dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp; nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối
nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng .
II. Phương pháp
Đặt vấn đề, hỏi đáp.
III. Chuẩn bị


Nêu có điều kiện sẽ chuẩn bị:
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm.
- Hóa chất: Dung dịch: Axit HNO3 đặc, loãng, H2SO4 loãng, BaCl2, NaNO3. NaNO3 tinh thể, Cu(NO3)2
tinh thể, Cu.
IV. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số 11A4: .............................................
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
Câu hỏi: Trình bày tính chất hóa học của amoniac. Viết pthh minh họa?
3 Bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Tiết 1
Hoạt động 1:( 5 phút)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo phân tử axit
nitric qua sgk và số oxi hóa của nitơ trong pân tử
axit nitric.
- HS đọc sgk và dựa vào tính chất các nguyên tố
trong axit nitric liên kết với nhau để nêu cấu tạo
phân tử axit nitric.
Hoạt động 2:( 5 phút)
- GV: Yêu cầu HS quan sát lọ đựng dung dịch

Nội dung chính
A – AXIT NITRIC (HNO3 )
I. CẤU TẠO PHÂN TỬ:

Cấu tạo phân tử: HNO3
Công thức cấu tạo:

O
H–O–N


O
Nitơ có số oxi hoá cao nhất là +5
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ:

- Chất lỏng không màu, bốc khói trong không


HNO3 và nêu tính chất vật lí của axit HNO3?
- HS: Quan sát lọ đựng dung dịch HNO3 và dựa
vào sgk để nêu tính chất vật lí của axit HNO3.

khí, tan vô hạn trong nước.
- Dễ bị nhiệt hoặc ánh sáng phân huỷ:
4 HNO3 → 4 NO2 + O2 + 2H2O
- Axit HNO3 đặc 68 % có D = 1,4 g/cm3

Hoạt động 3:( 25 phút)
- GV: ? Nêu tính chất hóa học chung của axit và
lấy ví dụ với axit nitric.
- HS: Nêu tính chất hóa học chung của axit và lấy
ví dụ với axit nitric.

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:

- GV: ? Từ số oxi hóa của nitơ trong HNO3 xác
định tính chất của axit nitric ngoài tính chất axit
ra.
- HS: Xác định số oxy hoá của nitơ trong HNO3
→ tính chất của axit HNO3.

- GV: Tiến hành thí nghiệm;
+ Thí nghiệm 1: Thử tính axit của HNO3 bằng
quỳ tím.
+ Thí nghiệm 2: HNO3 đ + Cu
- HS : Quan sát hiện tượng từ các thí nghiệm và
giải thích các hiện tượng quan sát được.
- GV bổ sung: Tùy vào tính khử mạnh hay yếu
của kim loại và nồng độ đặc hay loãmg của axit
mà sản phẩm khử khác nhau.
- GV: Yêu cầu HS viết phản ứng giữa HNO3 đ +
Cu ; HNO3 l + Cu và cân bằng theo phương pháp
thăng bằng electron.
- HS: Viết phản ứng giữa HNO3 đ + Cu ; HNO3l
+ Cu và cân bằng theo phương pháp thăng bằng
electron.

- GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng C
+ HNO3 đ
- HS: viết phương trình phản ứng C + HNO3 đ;
HNO3l + H2S
- GV bổ sung: Nhiều hợp chất như giấy, vải,...
bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đ.

1. Tính axit:
* Chất điện ly mạnh HNO3 → H++ NO3→ làm quỳ tím đổi thành màu đỏ.
* Tác dụng oxit bazơ, bazơ → muối + nước.
* Tác dụng với muối của axit yếu hơn tạo axit
mới và muối mới.
2. Tính oxy hoá
+4

NO2
+5
+2
Chất khử + HNO3 → NO
+1
N2O
0
N2
-3
NH4 NO3
a. Phản ứng với kim loại: Oxy hoá được hầu
hết các kim loại (trừ Au, Pt) không giải phóng
H2↑
* KL có tính khử yếu + HNO3 đ → NO2
(Cu,Ag...)
l → NO
Ví dụ:
Cu+4HNO3đ→Cu(NO3)2+2NO2+2H2O
3Cu+8HNO3l→3Cu(NO3)2+2NO+4H2O
* Kim loại có tính khử mạnh hơn (Mg, Zn,
Al...)
HNO3 loãng → N2O hoặc N2
HNO3 rất loãng → NH4NO3
Ví dụ:
8Al+30HNO3→ 8Al(NO3)3+3 N2O+15H2O
5Mg +12HNO3l → 5Mg(NO3)2+3 N2+6H2O
4Zn+10HNO3rl→4Zn(NO3)2+NH4NO3+3H2O
* Chú ý:
- Fe, Al,...không tác dụng HNO3 đặc, nguội.
- Nước cường thuỷ (1 HNO3 +3 HCl) hoà tan

Au, Pt
Au + HNO3 + 3HCl →AuCl3 + 2H2O
b.Oxi hóa một số phi kim đến mức oxi hóa
cao nhất (to )
SO + 6 HNO3 đ → H2SO4+6NO2+2H2O
C + HNO3 → CO2+ NO2 + H2 O
c. Với hợp chất:
HNO3 l + H2S → S + NO + H2O
FeO + HNO3l →
⇒ Kết luận:
- HNO3 có đầy đủ tính chất 1 axit mạnh.
Là chất oxy hoá mạnh, khả năng oxi hoá phụ
thuộc vào nồng độ axit ,to và bản chất của


chất phản ứng
4. Củng cố, dặn dò ( 2 phút)
- Củng cố Tính chất hóa học của axir nitric.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 3 phút)
Hướng dẫn HS chưa bài tập 1, 2, 3 SGK

Tiết 2
1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số. 11A4: ..................
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
Nêu tính chất hóa học của axir nitric. Viết pthh.
3. Nội dung bài.
Hoạt động 1: ( 3 phút)
- GV : ? Dựa vào SGK và thực tế tìm hiểu ứng
dụng?
- HS đọc sgk và nêu ứng dụng của axit nitric.

Hoạt động 2: ( 5 phút)
- GV : Tìm hiểu SGK cho biết cách điều chế
trong phòng thí nghiệm? Giải thích?
- HS : Tìm hiểu SGK, nêu cách điều chế trong
phòng thí nghiệm
-GV:? Dựa vào SGK cho biết sản xuất HNO3 từ
NH3 qua mấy giai đoạn? viết phương trình phản
ứng của từng giai đoạn?
Muốn có HNO3 đậm đặc hơn người ta có thể
chưng cất với H2SO4 đặc hoặc hoà tan thêm N2O4
lỏng vào dung dịch HNO3 63%.
Hoạt động 3: ( 15 phút)
- GV : ? Nghiên cứu SGK cho biết đặc điểm về
tính tan của muối nitrat? Viết phương trình điện
ly của một số muối?

- GV hướng dẫn HS viết pthh về tính chất hóa
học của muối nitrat.
- HS viết pthh theo hướng dẫn của GV.

Hoạt động 4:( 8 phút)
TN: Cu + dd NaNO3 + dd H2SO4
Quan sát hiện tượng và giải thích?

IV. ỨNG DỤNG (SGK)

V ĐIỀU CHẾ:
1.Trong phòng thí nghiệm:
NaNO3r + H2SO4đ,n → HNO3 + NaHSO4
2.Trong công nghiệp:

Pt + Ir
→ 4NO + 6H2O
4 NH3 +5O2 < 
850 - 9000C
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
⇒ dd HNO3 60-63%
B. MUỐI NITRAT (NO3-)
I. TÍNH CHẤT CỦA MUỐI NITRAT:
1. Tính chất vật lý:
- Tất cả các muối đếu tan, là chất điện ly
mạnh
- Màu của muối là màu cation kim loại.
- Một số muối dễ bị chảy rữa trong không khí.
2. Tính chất hoá học:
Phản ứng nhiệt phân:
t0
* Muối của KL hoạt động →
muối NO2VD: 2KNO3 → 2KNO2 + O2
* Muối của KL hoạt động trung bình
t0
(Mg, Zn...Cu) →
KL oxit + NO2 +O2
Cu(NO3)2 → CuO + 2NO2+1/2O2
* Muối của kim loại kém hoạt động
t0
(Ag, Hg) →
Kl + NO2 + O2
VD:
t0

AgNO3 →
Ag + NO2 + 1/2O2
- Khi đun nóng muối nitrat là chất oxy hoá
mạnh.
VD: Muối NO3- + C nóng đỏ
3. Nhận biết ion NO3-:
VD:
3Cu + 8NaNO3 + 4H2SO4l → 3Cu(NO3)2 +
+2NO↑ + 4NaSO4 + 4H2O
Phương trình rút gọn:
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
2NO + O2 →2NO2↑ (Nâu đỏ)


Hoạt động 5:( 5 phút)
- HD HS Nghiên cứu SGK + tìm hiểu thực tế →
ứng dụng?
4. Củng cố, dặn dò. ( 2 phút)
- Củng cố: Tính chất hóa học của axit nitric.
- Dặn dò Hs về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)

II. ƯNG DỤNG CỦA MUỐI NO3-:
Phân bón hoá học, chế thuốc nổ đen.

Câu 1: Nhiệt phân KNO3 thu được
A. K, NO2, O2

B. KNO2, O2


C. K2O, NO2

D. KNO2, O2, NO2

Câu 2: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể
tích khí thoát ra là (ở đktc)
A. 2,24 lít

B. 1,12 lít

C. 4,48 lít

D. 6,72 lít

Câu 3: Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian thì dừng lại, để nguội, đem cân thấy khối
lượng giảm 54 gam. Vậy khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là
A. 50 gam

B. 49 gam

C. 94 gam

D. 98 gam



×