TẬP HUẤN
“ Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ môi
trường cấp xã trong lĩnh vực BVMT”
Người giảng: Hồ Hào Quang
Phòng Tài nguyên và Môi trường
I. Đặt vấn đề
1. Môi trường là gì???
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật (Điều 3 Luật bảo vệ môi trường
2005).
2. Chất thải, Chất thải rắn sinh hoạt???
Chất
thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ
sản xuất, KD, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là những chất thải liên
quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành
chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ thương mại.
- Thành phần bao gồm: thực phẩm dư thừa, xương động vật,
tre gỗ, vải giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả, vỏ hộp
kim loại, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất
dẻo…
II. Nhiệm vụ, quyền hạn BVMT của
UBND cấp xã, thị trấn
Tổ chức thực hiện việc bảo vệ rừng;
Phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt;
Ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng tại
địa phương;
Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo
quy định pháp luật;
Tổ chức, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh phòng chống dịch
bệnh.
2.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về
BVMT của UBND cấp xã
Chỉ
đạo, xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ BVMT
trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình;
Tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung BVMT
trong hương ước, tiêu chí môi trường trong xây dựng
NTM;
Kiểm tra chấp hành pháp luật BVMT của hộ gia đình, cá
nhân;
Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm BVMT
trên địa bàn.
2.2. Trách nhiệm của cán bộ MT cấp xã
Tham
mưu cho UBND xã về công tác môi trường, đảm nhiệm
toàn bộ công việc liên quan đến môi trường như: Điều tra
những khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các
nguồn gây ô nhiễm môi trường phối hợp với các cơ quan liên
quan tìm cách xử lý, hòa giải, giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của
Pháp luật;
Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực
hiện kế hoạch huy động các nguồn nhân lực nhằm ứng phó,
khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố sau thiên tai theo
phân công của UBND huyện;
Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông BVMT thuộc
phạm vi chức năng của xã;
Thực hiện đăng ký và kiểm tra các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn thực hiện cam kết BVMT theo ủy quyền của UBND cấp
huyện.
III. Một số vấn đề quản lý MT cấp xã
Quyết
định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm
2010 của Uỷ ban nhân dân Huyện về việc ban hành Quy
định bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đức Thọ.
Quy định bảo vệ môi trường gồm: 4 Chương, 40 Điều và 8
Phụ lục, ban hành kèm theo QĐ 04.
UBND các xã, thị trấn căn cứ để ban hành quy định cụ
thể về BVMT của địa phương mình đưa vào hương ước,
quy ước thôn xóm, làng xã.
3.1. Đề án BVMT nông thôn mới
Tiêu chí số 17 về Môi trường trong xây dựng NTM bao gồm 5
tiêu chí:
1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu
chuẩn Quốc gia.
2. Các cơ sở sản xuất KD đạt tiêu chuẩn về môi trường.
3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có
các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp.
4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
3.1. Đề án BVMT nông thôn mới
1. Nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy chuẩn QG:
- Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các
chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y
tế ban hành ngày 17/6/2009.
- Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc
thoả mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi,
không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người, có thể dùng để ăn uống sau khi
đun sôi.
- Bắc trung Bộ: 85% số hộ, trong đó 50% số hộ sử dụng
nước sạch đáp ứng quy chuẩn quốc gia.
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giới hạn
tối đa cho phép
I
II
Phương pháp thử
Mức độ giám sát
1
Màu sắc(*)
TCU
15
15
TCVN 6185 - 1996
(ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120
A
2
Mùi vị(*)
-
Không có mùi vị lạ
Không có mùi vị
lạ
Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B
A
3
Độ đục(*)
NTU
5
5
TCVN 6184 - 1996
(ISO 7027 - 1990)
hoặc SMEWW 2130 B
A
4
Clo dư
mg/l
Trong khoảng 0,30,5
-
SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1
A
5
pH(*)
-
Trong khoảng 6,0 8,5
Trong khoảng 6,0
- 8,5
TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+
A
6
Hàm lượng
Amoni(*)
mg/l
3
3
SMEWW 4500 - NH3 C hoặc
SMEWW 4500 - NH3 D
A
7
Hàm lượng Sắt
tổng số
(Fe2+ +
Fe3+)(*)
mg/l
0,5
0,5
TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc
SMEWW 3500 - Fe
B
8
Chỉ số
Pecmangan
at
mg/l
4
4
TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E)
A
9
Độ cứng tính theo
CaCO3(*)
mg/l
350
-
TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C
B
10
Hàm lượng
Clorua(*)
mg/l
300
-
TCVN6194 - 1996
(ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D
A
11
Hàm lượng Florua
mg/l
1.5
-
TCVN 6195 - 1996
(ISO10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 - F-
B
12
Hàm lượng Asen
tổng số
mg/l
0,01
0,05
TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B
B
13
Coliform tổng số
Vi khuẩn/ 100ml
50
150
TCVN 6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222
A
14
E. coli hoặc
Coliform
Vi khuẩn/ 100ml
0
20
TCVN6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222
A
3.1. Đề án BVMT nông thôn mới
2. Các cơ sở sản xuất KD đạt tiêu chuẩn về môi trường:
- Cơ sở SX-KD bao gồm: Các cơ sở SX (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp), chế biến nông, lâm, thuỷ sản
của hộ cá thể, tổ hợp tác, HTX hoặc các doanh nghiệp đóng trên địa
bàn.
- Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sản
xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn
nằm trong giới hạn cho phép theo quy định.
3.1. Đề án BVMT nông thôn mới
3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có
các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp:
- Không có cơ sở SX-KD hoạt động gây ô nhiễm môi
trường.
- Trong mỗi thôn xóm đều có tổ dọn vệ sinh, khơi thông
cống rãnh, phát quang dọn cỏ ở đường thu gom về nơi quy
định để xử lý.
- Định kỳ tổ chức tổng vệ sinh với sự tham gia của mọi
người dân.
- Tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng, đường giao
thông và các trục giao thông chính nội đồng.
- Tôn tạo các hồ nước tạo cảnh quan đẹp và điều hoà sinh
thái.
3.1. Đề án BVMT nông thôn mới
4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
- Mỗi thôn hoặc liên thôn cần quy hoạch đất làm nghĩa
trang lâu dài.
- Có quy chế về quản lý nghĩa trang quy định cụ thể khu
nghĩa trang phải có khu hung táng, cát táng, tâm linh, nơi
trồng cây xanh, có lối đi thuận lợi cho việc thăm viếng.
Mộ phải đặt theo hàng, xây dựng đúng diện tích và chiều
cao quy định.
- Cùng với việc quy hoạch và xây dựng quy chế quản lý
nghĩa trang cần vận động người dân:
+ Thực hiện hoả táng thay cho chôn cất ở những nơi có điều
kiện;
+ Thực hiện chôn cất tại nghĩa trang thay cho chôn cất tại
vườn (ở những nơi còn phong tục này).
3.1. Đề án BVMT nông thôn mới
5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
Liệt kê tình trạng chất thải, loại chất thải và hiện trạng thu gom xử
lý;
Liệt kê hiện trạng hệ thống thu gom xử lý nước thải, hệ thống ao hồ,
thoát úng trong khu dân cư và toàn xã (theo từng địa bàn xã).
3.2. Hướng dẫn thành lập Hợp tác xã
1. Thành lập Ban vận động xây dựng HTX
Vận động bà con nhân dân đề cử những người có trình độ
năng lực tổ chức, điều hành vào Ban vận động xây dựng HTX,
có nhiệm vụ:
- UBND xã phân công cán bộ Nông nghiệp - Môi trường phối
hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, phổ biến các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan về
trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức
trong công tác BVMT.
- Hỗ trợ sáng lập viên trong việc vận động nhân dân tham gia
HTX;
- Hỗ trợ sáng lập viên về các thủ tục và cùng tháo gỡ những
vướng mắc trong quá trình thành lập HTX.
1.Thành lập Ban vận động xây dựng HTX
Thành phần:
+ Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới phân công một đồng chí lãnh
đạo làm trưởng ban;
+ Các thành viên gồm: Cán bộ chuyên trách Nông nghiệp - Môi
trường, cán bộ Địa chính, Tài chính, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,
Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Các đoàn thể thôn xóm.
2. Trình tự thành lập Hợp tác xã
Bước
-
-
1. Xác định nhu cầu hợp tác :
Đối tượng cần hợp tác: Là tổ chức, hộ GĐ, cá nhân, các
loại hình SX-KD có phát sinh chất thải và cần có công tác
BVMT, thu gom xử lý;
Tình hình phát sinh chất thải và phương pháp thu gom ở
địa phương;
Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của
HTX liên quan;
Trách nhiệm của địa phương về công tác BVMT, thu gom
xử lý rác thải.
Bước 2. Sáng lập và công tác vận động
-
Nhiệm vụ 1: Tìm sáng lập viên
Sáng lập viên là người khởi xướng việc thành lập HTX (cá nhân, hộ
GĐ, doanh nghiệp, HTX, Công ty CP…)
Sáng lập viên phải là người có hiểu biết về Luật và tổ chức HTX, có
nhiệt tình, uy tín
Hiểu biết về những vấn đề mà HTX dự định hoạt động và có khả
năng đề xướng các chương trình và lập kế hoạch hoạt động của
HTX.
3.2. Hướng dẫn thành lập Hợp tác xã
Nhiệm
-
-
-
vụ 2
Sáng lập viên báo cáo bằng văn bản với UBND cấp xã nơi dự
định đặt trụ sở chính của HTX về việc thành lập, địa điểm
đóng trụ sở, phương hướng hoạt động dịch vụ thu gom xử lý
rác thải, BVMT và kế hoạch hoạt động của HTX.
Sáng lập viên tiến hành tham mưu đề xuất với UBND xã
tuyên truyền, vận động cá nhân, hộ GĐ…có nhu cầu tham gia
HTX
Xây dựng phương hướng hoạt động dịch vụ thu gom xử lý rác
thải, BVMT
Dự thảo Điều lệ HTX và xúc tiến các công việc cần thiết khác
để tổ chức hội nghị thành lập HTX
Chuẩn bị thu thập những tài liệu pháp lý, quản lý nhà nước
liên quan đến hoạt động của HTX.
3.2. Hướng dẫn thành lập Hợp tác xã
Nhiệm vụ 3: Xây dựng dự thảo Điều lệ Hợp tác xã
-
Sáng lập viên xây dựng Điều lệ cho Hợp tác xã trên cơ sở bản
hướng dẫn xây dựng Điều lệ Hợp tác xã (theo các nội dung Nghị
định số 77/2005/NĐ-CP ngày 09/6/2005 của Chính phủ).
3.2. Hướng dẫn thành lập Hợp tác xã
Nhiệm vụ 4: Xây dựng dự thảo phương hướng SX-KD-DV của
HTX:
4.1. Nêu rõ các lĩnh vực hoạt động của HTX
+ Dự kiến đầu vào: KL rác cần thu gom, vận chuyển; nguồn vốn;
bộ máy HTX; phương tiện…
+ Dự kiến đầu ra: Các chi phí; thu nhập xã viên; đóng góp xử lý
tại bãi rác tập trung của huyện…
+ Biện pháp xử lý môi trường: Chất thải rắn, lỏng, khí, nguy hại;
biện pháp khắc phục.
4.2. Mục tiêu và các giải pháp để đạt được mục tiêu
4.3. Dự kiến hướng phát triển HTX trong các năm tới
3.2. Hướng dẫn thành lập Hợp tác xã
Nhiệm vụ 5. Xác lập danh sách những người có nhu cầu tham gia
HTX.
Nhiệm vụ 6. Lấy ý kiến đóng góp của dân (những người sẽ là xã
viên) về dự thảo Điều lệ HTX và dự thảo phương hướng sản xuất
KD-dịch vụ của HTX.
Các chức danh của HTX được xã viên bầu trực
tiếp gồm:
Ban Quản trị, Chủ nhiệm và Trưởng Ban quản trị (trong số thành
viên của Ban quản trị)
Ban kiểm soát và Trưởng Ban kiểm soát (trong thành viên của Ban
kiểm soát)
Thông qua biên bản hội nghị thành lập HTX.
(Sau khi hội nghị, vai trò của sáng lập viên kết thúc. Việc điều hành
HTX do Ban quản trị và Ban Chủ nhiệm đảm trách).
Bước 4: Đăng ký hoạt động kinh doanh
Hồ
sơ đăng ký KD gồm các loại sau:
1. Đơn đăng ký KD;
2. Điều lệ HTX;
3. Số lượng xã viên, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát của HTX;
4. Biên bản đã thông qua tại Hội nghị thành lập HTX.
HTX đăng ký KD tại cấp huyện (nơi HTX dự định đặt trụ sở chính)
Người đại diện theo pháp luật của HTX nộp hồ sơ tại cơ quan
đăng ký KD cấp huyện và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác,
trung thực của hồ sơ đăng ký KD.
HTX có tư cách pháp nhân và có quyền hoạt động kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký KD.
Cơ chế chính sách
Chính
sách hỗ trợ bằng tiền (theo quy định tại Đề án phát triển
kinh tế tập thể giai đoạn 2010-2015 ban hành kèm theo Nghị
quyết số 122/2010/NQ-HĐND ngày 30/7/2010 của HĐND tỉnh)
như sau:
1. Hỗ trợ thành lập mới, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục
pháp luật về HTX, tổ HTX mức ngân sách nhà nước hỗ trợ là
25 triệu đồng (trong đó ngân sách tỉnh 20 triệu đồng, ngân sách
huyện 05 triệu đồng).
2. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng, ngân sách huyện tối thiểu
50 triệu đồng, số còn lại do HTX huy động để mua 01 xe ô tô
vận chuyển rác thải.
Tùy điều kiện ngân sách hàng năm UBND huyện có cơ chế
chính sách hỗ trợ thêm khi HTX đầu tư mua xe vận chuyển rác
thải.