Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tìm hiểu vai trò chức năng nhiệm vụ của cán bộ phòng nông nghiệp huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.47 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN TRỌNG ĐẠI
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VAI TRÒ CHƢ́C NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
PHÒNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hƣớng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Hƣớng ứng dụng
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế & PTNT
: 2013 - 2017

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN TRỌNG ĐẠI



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VAI TRÒ CHƢ́C NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
PHÒNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo
Định hƣớng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học
Giảng viên hƣớng dẫn
Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn

: Chính quy
: Hƣớng ứng dụng
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế & PTNT
: 2013 - 2017
: ThS.Hồ Lƣơng Xinh
: Nguyễn Thị Lệ

THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, em đã bước đầu được tiếp cận với
kiến thức thực tế, đây là tiền đề giúp em nâng cao kiến thức và trải nghiệm so

với những gì em đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động
hiện nay và hoàn thành khóa học của mình.
Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài “Tìm hiể u vai
trò chức năng nhiệm vụ của cán bộ p hòng nông nghiệp huyện Đồng Hỷ ” đã
được hoàn thiện. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ths.Hồ Lương
Xinh, người đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và hoàn
thiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của phòng
nông nghiê ̣p huyê ̣n Đồ ng Hỷ đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
một cách tốt nhất.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân em đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn
chế về kiến thức nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy
kính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 07 tháng 06 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Tro ̣ng Đa ̣i


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.3. Nội dung thực tập và phương pháp thực hiện. ........................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 5
Phần 2: TỔNG QUAN .................................................................................... 6
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................. 6
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập. ......................... 15
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 16
2.2.1. Kinh nghiệm của địa phương khác ....................................................... 16
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của một số huyện ở Thái Nguyên . 22
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đồng Hỷ .................................. 26
Phần 3: KẾT QUẢ THƢ̣C TẬP................................................................... 28
3.1. Khái quát về cơ sở thực tâ ̣p ...................................................................... 28
3.1.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên kinh tế - xã hội....................................................... 28
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập ................................. 36
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 39
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 40
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập....... 40


iii

3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 55
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 56
3.2.4. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 58
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 60
4.1. Kết luận .................................................................................................... 60

4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh tình hình và công tác chỉ đạo sản xuất Nông nghiệp
huyện Đại Từ và Phú Lương năm 2015.......................................... 24
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ ..................................... 31
Bảng 3.2: Kết quả gieo trồng một số cây trồng chính năm 2016 ................... 37
Bảng 3.3: Kế t quả sản xuấ t nông lâm nghiê ̣p thủy sản của huyện Đồng Hỷ
giai đoa ̣n 2014 - 2016 ..................................................................... 38
Bảng 3.4: Cơ cấu tổ chức của phòng nông nghiệp huyện Đồng Hỷ ............... 40
Bảng 3.5: Danh mục vị trí việc làm của phòng nông nghiệp.......................... 41
Bảng 3.6: Mô tả công việc của trưởng phòng ................................................. 44
Bảng 3.7: Mô tả công việc của phó trưởng phòng thường trực ...................... 45
Bảng 3.8: Mô tả công việc của Phó trưởng phòng.......................................... 46
Bảng 3.9: Mô tả công việc của phó trưởng phòng .......................................... 47
Bảng 3.10: Kinh phí hỗ trợ tiền giống (năm 2017)......................................... 53
Bảng 3.11: Kinh phí hỗ trợ sản xuất vụ đông năm 2016 ................................ 55


v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ ................................................ 28



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

NTM

nông thôn mới

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

TW

Trung ương

BVTV

Bảo vệ thực vật

BCĐ

Ban chỉ đạo


HTX

Hợp tác xã


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Việt Nam là nước có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nằm trong
nhóm các nước đang phát triển và thuộc trong số các nước nghèo trên thế
giới. Với phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn, phát triển kinh tế nông
thôn đươ ̣c xem là yế u tố quan tro ̣ng nhấ t đảm bảo cho sự phát triể n bề n vững
của quốc gia. Nông thôn góp phần giải quyết vấn đề việc làm và xây dựng cuộc
sống mới ở nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao và phong phú của con
người về lương thực, thực phẩm. Có thể khẳng định trong quá trình phát triển
nông nghiệp nông thôn, cán bộ xã nói chung và cán bộ phòng nông nghiệp nói
riêng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, giúp thúc đẩy sự phát triển đi lên.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, một vùng đất còn
gặp nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, vẫn còn nhiều hộ nghèo. Đời
sống người dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp điều kiện sản xuất gặp
nhiều khó khăn, đất nghèo dinh dưỡng, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, hệ
thống thủy lợi chưa đồng bộ, khí hậu thời tiết có nhiều bất lợi do đó năng suất
cây trồng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp không
cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Để khắc phục được những tồn tại và hạn chế trên cần có sự lãnh đạo
của Đảng và Chính Phủ, các cơ quan và cán bộ khuyến nông, sự nỗ lực của
hàng chục triệu nông dân và sự đóng góp to lớn của tất cả đội ngũ cán bộ phụ

trách nông nghiệp xã.
Đội ngũ cán bộ nông nghiệp ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của
mình trong cộng đồng, xã hội với nhiệm vụ truyền bá kiến thức về phát triển
nông nghiệp, nông thôn cho nông dân, tuyên truyền phổ biến những kĩ thuật
mới về nông lâm ngư nghiệp cho nông dân, hướng dẫn nông dân về quy trình


2

kĩ thuật về thâm canh các loại cây trồng vật nuôi mới, xây dựng các mô hình
cho cộng đồng tham quan học tập...cán bộ nông nghiệp đã đem “nguyên liệu”
thông tin khoa học đến, bày vẽ cách làm cho người dân, là chất “xúc tác” thổi
bùng ngọn lửa canh tân trong từng hộ, trong cả cộng đồng, để người người,
nhà nhà và toàn thể cộng đồng tự chủ, giải quyết tốt những công việc của
chính mình.
Phòng NN& PTNT nhấ n ma ̣nh vai trò , chức năng và nhiệm vu ̣ mà ho ̣
phải thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội
trên cương vi ̣là người đứng đầu về phát triển lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn
.
Do đó , viê ̣c xây dựng nề n hành chiń h công và hoàn thiê ̣n chế đô ̣ công
vụ quy định trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ cán bộ

, công chức hiê ̣n

nay, đă ̣c biê ̣t là phòng NN & PTNT rấ t quan tro ̣ng . Thực hiê ̣n những vấ n đề
này cũng chính là sự khẳng định vai trò
, trách nhiệm của các cán bộ phòng NN&
PTNT trong viê ̣c thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ phát triển kinh tế- xã hội, có ý nghĩa quyết
đinh
.

̣ đế n đời số ng của nhân dân ở điạ phương
Xuất phát từ thực tế trên, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu
vai trò chức năng nhiê ̣m vu ̣ của cán bộ phòng nông nghiệp huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
* Mục tiêu về chuyên môn.
- Khái quát những vấn đề chung về tình hình phát triển kinh tế của huyện
Đồng Hỷ.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng NN & PTNT
huyện Đồng Hỷ.
- Tìm hiểu cách thức phân công giao nhiệm vụ, các chế độ làm việc trong
năm của phòng NN & PTNT huyện Đồng Hỷ.


3

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ của cán
bộ phòng NN & PTNT huyện Đồng Hỷ.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cán
bộ phòng NN & PTNT huyện Đồng Hỷ.
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao tại cơ sở thực tập
* Về thái độ và ý thức trách nhiệm.
- Ham học hỏi, biết lắng nghe, ghi chép đầy đủ, tạo mỗi quan hệ thân
thiện hòa nhã với mọi người hoàn thành tốt công việc chủ trang trại giao.
- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến
nơi đến chốn, chính xác kịp thời do đơn vị thực tập phân công.
- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người để
hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng định được
năng lực của bản thân sinh viên

* Về kỹ năng sống và làm việc
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tâ ̣p ngoài trường không
chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập
thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế .
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các cán bộ tại nơi thực tập.
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ phòng ban để có thể
hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân.
- Năng động, tự chủ, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Thật sự thích nghi và hội nhập vào môi trường làm việc.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường .
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm.


4

1.3. Nội dung thực tập và phƣơng pháp thực hiện.
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn tại
cơ sở thực tập.
- Tìm hiểu bộ máy quản lý và môi trường làm việc của các ban, các tổ
chức chính trị cơ sở thực tập.
- Tìm hiểu vị trí và vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp.
- Tham gia trực tiếp vào ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp xã và
một số nội dung khác khi cơ sở yêu cầu.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động của cán bộ phòng nông nghiệp
huyê ̣n Đồ ng Hỷ
1.3.2. Phương pháp thực hiện

- Phương pháp thảo luận: Tổ chức trao đổi, thảo luận các vấn đề về
thực tập bao gồm các thành phần là cán bộ tại cơ sở thực tập, giảng viên
hướng dẫn và sinh viên nhằm giúp cho sinh viên hình thành, nắm bắt được
các nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình thực tập; từ đó rút ra được các kết
luận theo yêu cầu của quá trình thực tập.
- Phương pháp tham vấn: Lấy ý kiến trực tiếp của giảng viên hướng
dẫn, các giảng viên khác cùng cán bộ tại cơ sở thực tập để có thể hoàn thiện
nội dung cũng như hình thức của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin
liên quan đến quá trình công tác của cán bộ phòng nông nghiệp
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu,
giáo trình, báo viết và các nguồn thông tin có chọn lọc trên Internet có liên
quan tới quá trình công tác của cán bộ điều phối chương trình xây dựng nông
thôn mới.


5

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Từ việc nghiên cứu tài
liệu, giáo trình, tìm hiểu các nguồn thông tin, tham khảo ý kiến, học hỏi kinh
nghiệm làm việc của các cán bộ tại cơ sở thực tập để tiến hành thực hiện vai
trò của cán bộ văn phòng điều phối.
- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả những đặc tính
cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách
thức khác nhau. Các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu trong thống kê mô
tả cung cấp những thông tin về quá trình thực hiện, hiện trạng, tiến độ thực
hiện chương trình phát triể nông thôn.
- Phương pháp tuyên truyền: Trong quá trình thực tập, sinh viên tham gia
vào công tác tuyên truyền cùng với cán bộ, vận động nhân giúp người dân hiểu rõ
về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây

dựng nông thôn mới, cổ vũ động viên người dân thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật, công
nghệ và kiến thức quản lý kinh tế cho người dân ...
- Phương pháp phỏng vấ n : Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên
cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra để tim
̀ hiể u
mô ̣t số thông tin như: vai trò, chức năng, nhiê ̣m vu ̣,...của cán bộ.
- Phương pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và
xử lý công việc của các cán bộ.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian:Từ ngày 07/2/2017 đến ngày 29/4/2017
- Địa điểm: Phòng NN& PTNT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.


6

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp và một số vấn đề liên quan
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản[12].
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của
nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát
triển [12].

Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng.
Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông
nghiệp sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
trường hay xuất khẩu [12].


7

Kinh tế trang trại: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng
hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở
rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ
nông, lâm, thuỷ sản.
-Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất
đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền
vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói
giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới [13].
-Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất đã hình thành các trang trại
gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển
dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến

trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.
Kinh tế hộ:Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà các thành viên đều dựa
trên cơ sở sản xuất chung, các nguồn sản phẩm do các thành viên cùng tạo ra
và cùng sử dụng chung. Quá trình sản xuất của hộ được tiến hành một các độc
lập và điều quan trọng là các thành viên cuả hộ thường có cùng huyết thống,
thường cùng chung một ngôi nhà, có quan hệ chung với nhau, họ cũng là một
đơn vị để tổ chức lao động. Kinh tế hộ là sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất
phục vụ cho gia đình không kinh doanh mua bán ra thị trường nên sản phẩm
của kinh tế hộ không gọi là hàng hóa. Kinh tế hộ không thuê mướn lao động
mà chỉ sử dụng lao động trong gia đình.
Giá trị sản xuất nông nghiệp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn
bộ kết quả lao động trực tiếp, hữu ích của ngành nông nghiệp trong một thời
kỳ nhất định, và được thể hiện bằng giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ
sản xuất ra trong thời kỳ đó của ngành nông nghiệp [13].
Phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế tạo kiều kiện cho con người bất kỳ
nơi đâu trong 1 quốc gia hay cả hành tinh này nữa, điều được thỏa mãn nhu


8

cầu sinh sống, đều được tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt mà không phải lao
động cực nhọc đều có trình độ học vấn cao, đều được những thành tựu về văn
hóa tinh thần, có đủ tiện nghi cho một cuộc sống sung túc và đều được sống
trong một môi trường lành mạnh, được hưởng các quyền lợi cơ bản của con
người và việc đảm bảo an ninh [13].
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
bao gồm tăng về quy mô sản lượng, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế xã hội [13].
Một khái niệm không thể bao hàm hết được nội dung rộng lớn của nó.
Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được nội dung cơ bản sau
+ Sự tăng lên về quy mô sản suất làm tăng thêm giá trị sản lượng của

cải, vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tề, tạo ra một cơ
cấu hợp lý có khả năng khai thác nguồn lực trong và ngoài nước.
+ Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải
thiện đời sống dân cư, giảm bớt đói nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các
tầng lớp dân cư đảm bảo an toàn xã hội.
+ Sự phát triển là quy luật tiến hóa, song nó nó chịu tác động của nhiều
nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài
có vai trò quan trọng. phát triển kinh tế phản ánh sự vận động của nền kinh tế
từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.
Phòng NN & PTNT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có
chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển
nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác
xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực
hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND huyện, bảo
đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương. Phòng
NN & PTNT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo,


9

quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ
đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở nông nghiệp phát
triển nông thôn [15].
Xây dựng nông thôn mới cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã khang trang, sạch
đẹp; phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ một cách toàn
diện; có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
2.2.1.2.Khái niệm về cán bộ, cán bộ phụ trách nông nghiệp

- Cán bộ, công chức là 2 phạm trù khác nhau. Theo điều 4 Luật cán bộ
công chức 2008 [10]:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập


10

thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật.
Cán bộ xã, huyê ̣n, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức
vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí
thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công
chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước.

- Cán bộ phụ trách nông nghiệp là những người làm công tác nhiệm vụ
chuyên môn trong một cơ quan hay một tổ chức quan hệ trực tiếp đến sản
xuất và các ngành kĩ thuật trong nông nghiệp [11].
- Cán bộ nông nghiệp cấp xã là người trực tiếp chỉ đạo hay trực tiếp
làm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã. Đây là người
trực tiếp tiếp cận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển khai các hoạt
động nông nghiệp của nông dân [11].
2.1.1.3. Vị trí và chức năng của Phòng NN & PTNT ( Theo thông tư số Số:
14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV của bộ NN & PTNT ngày 25 tháng 3
năm 2015)
- Phòng NN & PTNT ở các huyện và phòng kinh tế ở các, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tham mưu,
giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương
về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông
thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã
nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và
thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cấp
huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của
ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương.


11

- Phòng NN & PTNT và phòng kinh tế có tư cách pháp nhân, con dấu
và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác
của Uỷ ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng
dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2.1.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn (Theo thông tư số 14/2015/TTLTBNNPTNT-BNV của bộ NN & PTNT ngày 25 tháng 3 năm 2015)
1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình khuyến khích

phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát
triển nông thôn để Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
thông qua; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách
hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về
lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được phê duyệt;
thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi lĩnh
vực quản lý được giao.
4. Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp; công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sâu bệnh, dịch
bệnh trên địa bàn.
5. Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; công
trình nuôi trồng thuỷ sản; công trình cấp, thoát nước nông thôn; công trình
phòng, chống lũ, lụt, bão; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
6. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã
trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm


12

nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn; về thực hiện
các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ sản, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản; chế biến nông sản,
lâm sản, thuỷ sản và muối; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn.
7. Đầu mối phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên
quan đến phát triển nông thôn; tổng hợp tình hình, báo cáo Uỷ ban nhân dân

huyện việc xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện về các lĩnh
vực: phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp;
phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn; khai thác và sử dụng nước sạch
nông thôn; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối.
8. Thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm
nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, diễn biến rừng; tổ chức thực hiện các
biện pháp canh tác phù hợp để khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất,
nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nghề muối.
9. Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm
nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản; vật tư nông lâm nghiệp, phân bón và thức ăn
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện.
10. Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
khuyến diêm và các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp,
thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện.
11. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về
việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và
thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo
phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
12. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội
và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của phòng
theo quy định của pháp luật.


13

13. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi
hành pháp luật; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết các
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ
sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,
bão; tìm kiếm cứu nạn; các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa
cháy rừng của huyện theo quy định; đề xuất phương án, biện pháp và tham
gia chỉ đạo việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ, lụt, bão,
sạt, lở, hạn hán, úng ngập, xâm nhập mặn và dịch bệnh trong sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn huyện.
15. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm
nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của Uỷ ban
nhân dân cấp huyện và Sở NN &PTNT.
16. Quản lý công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định
của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
17. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp huyện,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Vai trò của cán bộ phụ trách nông nghiệp [8]
Cán bộ phụ trách nông nghiệp huyê ̣n ph ải có trách nhiệm cung cấp
thông tin để giúp người dân hiểu biết được và đưa ra quyết định một cách cụ
thể (ví dụ một cách làm ăn mới hay gieo trồng một loại giống mới). Khi nông
dân quyết định làm theo Cán bộ phụ trách nông nghiệp huyê ̣n chuy ển giao
kiến thức kinh nghiệm cần thiết để họ áp dụng thành công cách làm đó.
Cán bộ phụ trách nông nghiệp huyê ̣n ph ải biết giúp người nông dân
phát triển sản xuất trên những điều kiện, nguồn lực có sẵn của họ. Muốn vậy
Cán bộ phụ trách nông nghiệp huyê ̣n phải thường xuyên hỗ trợ và động viên


14

nông dân phát huy những tiềm năng và sáng kiến của họ để chủ động giải
quyết những vấn đề trong cuộc sống.
Một cán bộ phụ trách nông nghiệp có vai trò đối với người nông dân ở

các lĩnh vực như sau:
+ Người đào tạo: Cán bộ phụ trách nông nghiệp tập huấn, hướng dẫn
các kỹ năng và chuyển giao kiến thức, tiến bộ kỹ thuật mới, nên CBNN thực
hiện đào tạo người nông dân.
+ Người tổ chức: Cán bộ phụ trách nông nghiệp phải tổ chức các buổi
tập huấn, các chuyến tham quan… Ngoài ra còn tổ chức nông dân thành các
nhóm, các hội nông dân cùng sở thích.
+Người lãnh đạo: Để thực hiện các hoạt động tập huấn hay thực hiện
các mô hình nông dân cần người đứng đầu lãnh đạo họ, để cùng đi đến cái
đích cuối cùng. Đó chính là người cán bộ nông nghiệp.
+ Người quản lý: Cán bộ phụ trách nông nghiệp trực tiếp quản lý hoạt
động của các lớp tập huấn, chuyến tham quan. Quản lý về tổ chức, con người,
tài chính, các trang thiết bị phục vụ đào tạo, tập huấn.
+ Người tư vấn: Cán bộ phụ trách nông nghiệp đóng vai trò cố vấn cho
nông dân để họ tự quyết định mình sẽ sản xuất như thế nào để phù hợp với
điều kiện hiện có nhằm đem lại hiệu quả.
+ Người bạn: Muốn thực hiện được nhiệm vụ của mình thì Cán bộ
nông nghiệp phải là người bạn của nông dân. Không thể làm việc với nông
dân như người đi ban phát hay cấp trên.
+ Người tạo điều kiện: Nông dân luôn muốn nhận được những thông
tin và lời khuyên cũng như các yếu tố phục vụ sản xuất. Cán bộ nông nghiệp
làm nhịp cầu trung gian tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin, hay
nhận được sự hỗ trợ từ các chương trình dự án.


15

+ Người môi giới: Cán bộ phụ trách nông nghiệp là người đại diện,
người trung gian cho nông dân khi làm việc với doanh nghiệp, nhà cung cấp
hay tiêu thụ sản phẩm. Đưa thông tin về giá cả, chất lượng, số lượng và có khi

làm đại diện cho nông dân để tiến hành giao dịch, mua bán.
+ Người cung cấp thông tin: Cán bộ phụ trách nông nghiệp không
những cung cấp thông tin cho nông dân, khuyến cáo kỹ thuật còn là cầu nối
thông tin của người nông dân với Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và
ngược lại.
+ Người hành động: Là người trực tiếp thực hiện các thử nghiệm, tập
huấn, đào tạo người nông dân. Làm trước để nông dân có sự so sánh giữa các
phương thức làm ăn cũ và phương thức làm ăn mới.
+Người trọng tài: Trong thực tế hoạt động của mình người cán bộ phụ
trách nông nghiệp không chỉ làm trọng tài giữa người nông dân với nhau mà
còn làm trọng tài của nông dân với nhà doanh nghiệp hay các tổ chức, đoàn
thể khác.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập.
Cán bộ phụ trách nông nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì rất cần
đến các quy định của nhà nước, sau đây là một số văn bản pháp lý liên quan
đến nội dung học tập:
- Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính Phủ về việc
Qui định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
- Quyết định số 8022/QĐ-UBND ngày 31/12/1015 về việc phê duyệt
phương án Sản xuất nông nghiệp năm 2016.
- Công văn số 428/KH-UBND, ngày 19/2/2016 về kế hoạch chuyển đổi
hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Luật số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội luật
cán bộ, công chức (Chương 1 điều 4).


16

- Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính

Phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức ở xã, huyê ̣n, tỉnh.
- Thông tư 04/2009/TT-BNNngày 21 tháng 01 năm 2009 của Bộ Nông
Nghiệp về Hướng dẫn nhiệm vụ của Cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật
ngành NN & PTNT công tác trên địa bàn cấp xã, huyê ̣n Thái Nguyên.
- Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ
Nội vụ về việc hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển
dụng công chức.
- Thông tư 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/03/2015 của liên
bộ Bộ NN & PTNT và Bộ Nội Vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về NN & PTNT thuộc ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
- Công văn số 428/KH-UBND, ngày 19/2/2016 về kế hoạch chuyển đổi
hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Căn cứ vào công văn số 14/CV-KN ngày 07/08/2016 của Ban
khuyến nông huyện về việc chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại
cây trồng vụ mùa.
- Số: 01/BC- BCĐ báo cáo đánh giá kết quả sản xuất nông - lâm nghiệp
huyện Đồng Hỷ.
- Báo cáo tổng kết(số:01 /BC-BCĐ ngày 5 tháng 01 năm 2017 của
BCĐ sản xuất NLN-TL huyện Đồng Hỷ).
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của địa phương khác
2.2.1.1.Bài học kinh nghiệm phát trển nông nghiệp của một số nước trên thế giới
1. Nước Mỹ:
- Phát triển ngành “kinh doanh nông nghiệp”
Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông
nghiệp. Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới.



17

Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước
ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa.
Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao
động có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp
Mỹ. Điều kiện làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận
lợi: máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy
cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền. Công nghệ sinh học giúp
phát triển những loại giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học và
thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến, thậm chí, theo các nhà môi trường, quá
phổ biến. Công nghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất
cho việc gieo trồng và thâm canh mùa màng.
- Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh
nông nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn
của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Nhiều
nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của
mình sao cho linh hoạt hơn.
- Luôn đi đầu trong mọi hoạt động, mọi quyết định do cấp trên đề ra,
phổ biến sâu sát tới các xã triển khai đúng thời gian quy định.
- Cán bộ phụ trách nông nghiệp tập huấn, hướng dẫn các kỹ năng và
chuyển giao kiến thức, tiến bộ kỹ thuật mới, nên CBNN thực hiện đào tạo
người nông dân. chức các buổi tập huấn, các chuyến tham quan… Ngoài ra
còn tổ chức nông dân thành các nhóm, các hội nông dân cùng sở thích.
2. Nước Hàn Quốc:
- Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự
lực vượt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Chính phủ khuyến khích và
hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu
nhập cho nông dân.



×