Tải bản đầy đủ (.ppt) (110 trang)

Giới Thiệu Sổ Ghi Chép Ban Đầu Về Dân Số Và Kế Hoạch Hóa Gia Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 110 trang )

GIỚI THIỆU
SỔ GHI CHÉP BAN ĐẦU VỀ DÂN SỐ
VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH


Nội dung giới thiệu
1. Thiết kế của Sổ A0
2. Một số quy định chung
3. Một số khái niệm và định nghĩa
4. Phương pháp ghi thông tin vào Sổ A0
5. Những việc thực hiện trong Đổi sổ 2011


Nội dung giới thiệu

1. Thiết kế của Sổ A0
2. Một số quy định chung
3. Một số Khái niệm và định nghĩa
4. Phương pháp ghi thông tin vào sổ A0
5. Những việc thực hiện trong Đổi sổ 2011


Thiết kế Sổ A0

=> Trang Bìa
=> Trang Bảng kê địa bàn
=> Trang hỗ trợ
=> Trang ruột


Thiết kế Sổ A0




Trang bìa


Bảng kê địa bàn


Trang hỗ trợ


Trang hỗ trợ


Trang hỗ trợ


Trang hỗ trợ


Trang ruột


Nội dung giới thiệu
1. Thiết kế của Sổ A0

2. Một số quy định chung
3. Một số Khái niệm và định nghĩa
4. Phương pháp ghi thông tin vào sổ A0


5. Những việc thực hiện trong Đổi sổ 2011


Tổng quan chung




Chế độ ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ phản ánh


Các thông tin cơ bản để nhận biết chung nhất của bản
thân từng người trong hộ (Mục I);



Các thông tin về KHHGĐ/SKSS (Mục II);



Các thông tin thay đổi về DS-KHHGĐ (Mục III).

Sổ ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ (Sổ A0) là tài
liệu ghi chép ban đầu của hệ thống tin thống kê
chuyên ngành DS-KHHGĐ.


I. Một số quy định chung
1. Chế độ ghi chép ban đầu là nhiệm vụ và yêu cầu
bắt buộc đối với cộng tác viên tại địa bàn.

2. Cán bộ dân số xã có trách nhiệm kiểm tra, giám
sát và thẩm định các thông tin đã được ghi
chép trong Sổ A0.
3. Việc ghi chép ban đầu phải đảm bảo đúng sự
thật khách quan, không biết không điền thông
tin vào Sổ A0. Khi ghi chép thông tin ban đầu
vào Sổ A0 phải sử dụng đúng khái niệm và
phạm vi hướng dẫn.


I. Một số quy định chung
4. Việc ghi chép ban đầu vào Sổ A0 được thực hiện
trực tiếp thông qua phỏng vấn từng thành viên
trong hộ hoặc thông qua phỏng vấn người có
trách nhiệm trong hộ, trong thôn, trong xã.
5. Viết gọn: Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, thôn.
6. Viết tắt: Ban Dân số xã, cán bộ dân số xã, CTV,
CBYT, TYT,KHHGĐ,BPTT, SKSS, SLTS, SLSS.


Nội dung giới thiệu
1. Thiết kế của Sổ A0
2. Một số quy định chung

3. Một số Khái niệm và định nghĩa
4. Phương pháp ghi thông tin vào sổ A0
5. Những việc thực hiện trong Đổi sổ 2011


II. Một số khái niệm và định nghĩa

1.Phạm vi theo dõi DS-KHHGĐ
2.Đối tượng theo dõi DS-KHHGĐ
3.Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ
4.Những người không được tính là
nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ.


1. Phạm vi theo dõi DS-KHHGĐ
1.1. Tất cả các hộ cư trú trên địa bàn của xã
đều được theo dõi về DS-KHHGĐ, bao gồm:


Hộ gia đình: những người sống chung (ở chung và ăn
chung) có quan hệ hôn nhân, ruột thịt hoặc nhận nuôi
dưỡng, không phân biệt là đã hay chưa được ngành
công an cho tách hoặc nhập hộ khẩu thường trú.



Hộ tập thể: (nhiều) người sống xa gia đình hoặc chưa
có gia đình riêng ở chung với nhau trong một phòng ở,
nhà ở tập thể do cơ quan, xí nghiệp, trường học, các tổ
chức xã hội quản lý và của tư nhân cho thuê sử dụng.


1. Phạm vi theo dõi DS-KHHGĐ
1.2. Những khu vực có các hộ gia đình và hộ
tập thể đặc thù (như bộ đội, công an,
người nước ngoài, phạm nhân cải tạo)
thuộc cơ quan quốc phòng, công an,

ngoại giao quản lý được các Bộ chủ quản
theo dõi riêng.


1. Phạm vi theo dõi DS-KHHGĐ
LƯU Ý
(1) Trường hợp một hộ gia đình có người giúp việc gia
đình, người ở trọ và người không có quan hệ họ hàng,
thường xuyên sinh sống (ở chung và ăn chung) trên 6
tháng, thì họ được xác định là nhân khẩu thực tế
thường trú tại hộ. Nếu trong hộ gia đình có 3 người
thuộc nhóm này, thì những người này được tách riêng
thành 1 hộ tập thể tách biệt với hộ gia đình nêu trên.


1. Phạm vi theo dõi DS-KHHGĐ
LƯU Ý
(2) Trường hợp hai nhóm người hoặc nhiều hơn (có hoặc
không có quan hệ họ hàng) tuy có ở chung trong một
đơn vị nhà ở, nhưng không ăn chung với nhau, thì hai
nhóm này tạo thành hai hộ khác nhau.


1. Phạm vi theo dõi DS-KHHGĐ
LƯU Ý
(3) Trường hợp hai nhóm người hoặc nhiều hơn (có hoặc
không có quan hệ họ hàng) tuy ăn chung nhưng lại
ngủ riêng ở hai đơn vị nhà ở khác nhau, thì hai nhóm
này tạo thành hai hộ khác nhau. Riêng trường hợp khi
người chưa thành niên còn phụ thuộc kinh tế vào bố

mẹ nhưng ngủ ở (các) đơn vị nhà ở gần đó (hộ có
nhiều nơi ở), thì quy ước số người này là thành viên
hộ của bố mẹ và được theo dõi chung vào một hộ;
không tách riêng hộ.


2. Đối tượng theo dõi DS-KHHGĐ
2.1. Tất cả những người Việt Nam thực tế thường trú tại hộ
(thành viên của hộ).
2.2. Những nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ trong khu
vực do cơ quan quốc phòng, công an, ngoại giao quản lý
được các Bộ chủ quản theo dõi riêng.
2.3. Đối tượng theo dõi về KHHGĐ là những cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ, quy định lấy tuổi của người vợ từ 15
đến 49, không quan tâm đến nơi cư trú và tuổi của người
chồng (bao gồm cả cặp nam nữ sống chung như vợ
chồng).


3. Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ
Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ: Là
những người thực tế đã và đang sống ổn định tại
hộ hoặc đã chuyển đến ở ổn định tại hộ, không
phân biệt họ đã hay chưa được cơ quan công an
cho đăng ký hộ khẩu thường trú.
Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ
bao gồm cả số người tạm vắng,
nhưng không gồm số người tạm trú.



×