Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

BÀI GIẢNG SỎI TIẾT NIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.16 KB, 18 trang )

SỎI TIẾT NIỆU
Hướng dẫn : Ths.Bs Nguyễn Phúc Học
Thực hiện : Nhóm 5 - Lớp T20/3A


I. ĐỊNH NGHĨA
• Sỏi tiết niệu: là những khối tinh thể kết tụ thành sỏi ở
đường tiết niệu (chủ yếu là Canxi).
• Bao gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một
số trường hợp có cả sỏi niệu đạo do từ trên đi xuống.


II.Dịch Tễ Học
1.Theo giới tính:
- Trước đây Nam gấp 2-3 lần nữ
- Theo số liệu gần đây của NHANES: Tỉ lệ Nam/nữ là 1.54
2.Chủng tộc: Theo Nghiên cứu của Saucie và cộng sự (1994)
- Mỹ da trắng có tỉ lệ mắc cao nhất 10% số dân
- Mỹ La Tinh/Châu Á/Da đen lần lượt 70%/63%/44% vs trên
3.Tuổi: Nhiều nhất là từ 40-60 tuổi, hiếm gặp dưới 20 tuổi
4.Địa dư: Vùng núi, hoang mạc nhiệt đới mắc nhiều hơn
5.Nghề nghiệp: Theo Nghiên cứu của Blacklock (1969)
- Nghề tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao có tỉ lệ mắc cao hơn
- Nghề nghiệp chỉ ngồi một chổcũng có tỉ lệ mắc cao hơn
6.BMI và Cân nặng: Những người có chỉ số BMI và cân nặng cao
thường có tỉ lệ mắc cao


III. CÁC DẠNG SỎI TIẾT NIỆU







Sỏi Canxi
Sõi Struvite
Sỏi Uríc
Sỏi Cystine


IV. NGUYÊN NHÂN TẠO SỎI
1. Sỏi canxi: Thường do Cường tuyến giáp, gãy xương lớn
hoặc nằm bất động lâu ngày, Dùng nhiều Vit D và
Corticoid, ung thư xương. Sỏi Canxi Oxalat: Tỉ lệ tái hấp
thu Oxalat ở ruột thấp nên lượng còn lại kết hớp với Ion
Canxi tạo sỏi.Ngoài ra còn có sỏi Canxi phosphat
2. Sỏi Struvite (Amoni-magne-phosphat): được hình thành
do nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn proteus
3. Sỏi Uric: Môi trường pH<6, chuyển hóa purin tăng,
bệnh gout
4. Sỏi Cystine: Do khuyết tật ống thận làm kém hấp thu
Cystine


V. CƠ CHẾ BỆNH SINH
 Hiện chưa có một cơ chế hoàn toàn đầy đủ để giải thích cho
việc hình thành và phát triển của sỏi tiết niệu. Hiện có nhiều
cơ chế được đưa ra:
• Thuyết keo tinh thể
• Thuyết hạt nhân

• Thuyết bão hòa quá mức
• Thuyết nhiễm khuẩn
• …….


VI. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
1. Biểu hiện lâm sàng:
a) Đau:
- Cơn đau dữ dội “cơn đau quặn
thận”
- Cơn đau âm ỉ
b) Đái máu
c) Đái buốt, đái rắt, đái mủ
d) Sốt
e) Các dấu hiệu tắc nghẽn bài niệu


VI. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
2. Cận lâm sàng
a) Chẩn đoán hình ảnh:
- Chụp bụng không chuẩn bị: phát hiện sỏi cản quang.
- Chụp UIV: Xác định chính xác vị trí của sỏi cản quang,
không cản quang đồng thời đánh giá được chức năng thận
từng bên.
- Chụp thận ngược dòng (UPR
- Chụp bể thận, niệu quản qua da và qua bể thận
- Siêu âm
- Soi bàng quang



VI. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
b. Các xét nghiệm khác:
• Xét nghiệm máu và nước tiểu
- Tìm HC, BC trong nước tiểu
- Tìm các tinh thể như oxalat, phosphat trong nước tiểu
• XN công thức máu:
- HC thấp khi: thận mủ, suy thận, đái máu kéo dài, hoặc do
suy thận.
- BC máu tăng cao gặp khi nhiễm khuẩn niệu nặng như viêm
bể thận cấp.
• XN sinh hoá: định lượng urê, creatinin đánh giá tình trạng
suy thận.
• Đồng vị phóng xạ.
• Cấy khuẩn niệu: Vi khuẩn (+) khi có nhiễm khuẩn niệu.


VII. ĐIỀU TRỊ
A. Điều trị Sỏi thận và sỏi niệu quản
1. Căn cứ lựa chọn phương pháp điều trị
 Sỏi: vị trí, hình dáng, kích thước của sỏi.
 Tình trạng thận và hệ TN: chức năng thận, hình dáng đài bể
thận niệu quản.
 Các biến chứng do sỏi gây ra.
 Tình trạng toàn thân của bệnh nhân.
 Khi sỏi hai bên mà đều có chỉ định can thiệp, thì căn cứ vào
nguyên tắc:
 Dễ trước, khó sau (ưu tiên nguyên tắc dễ trước, khó sau).
 Tốt trước, xấu sau.



VII. ĐIỀU TRỊ
2. Điều trị nội khoa
a) Điều trị nội khoa tống sỏi tích cực
- Chỉ định: Sỏi nhỏ (<7mm), nhẵn thon, chức năng thận tốt,
lưu thông niệu tốt, sỏi chưa gây biến chứng, sức khỏe tốt
- Phương pháp: giãn cơ trơn, lợi tiểu, uống nước nhiều hoặc
truyền dịch nếu cần, vận động
b) Điều trị nội khoa triệu chứng và biến chứng
-

-

Chỉ định: Sỏi to, sỏi gây ảnh hưởng chức năng thận, bệnh
nhân quá yếu, điều kiện trang thiết bị không cho phép, điều
trị chuẩn bị cho phẩu thuật
P.Pháp: K.Sinh chống nhiễm khuẩn, giãn cơ, giảm đau

c) Điều trị nội khoa theo quan điểm YHCT


VII. ĐIỀU TRỊ
3. Phương pháp điều trị ít san chấn
a) Tán Sỏi ngoài cơ thể (ESWL)
 Nguyên lý: Dùng năng lượng  của sóng xung tán vụn sỏi, sau
đó các mảnh sỏi tống ra ngoài.
a) Tán sỏi nội soi niệu quản (URS)
 Nguyên lý: Soi bàng quang đưa ống soi niệu quản, quan sát
sỏi và tán sỏi bằng máy tán sử dụng điện thuỷ lực, siêu âm
hoặc laser. Các mảnh sỏi vỡ nhỏ và được lấy ra bằng dụng
cụ.

a) Tán và lấy sỏi qua da (PCNL)
 Nguyên lý: Dùng kim chọc dò qua thành bụng, qua nhu mô
thận vào thận dưới hướng dẫn của X-quang trên màn hình
tăng sáng. Nong rộng đưa máy soi tiếp cận sỏi, dùng xung
tán vỡ sỏi ra nhiều mảnh nhỏ, hút ra ngoài.


VII. ĐIỀU TRỊ
4. Điều trị mổ mở
- Chỉ định:
o Sỏi san hô nhiều viên
o không thành công với PP ít san chấn
o sỏi gây biến chứng nặng
o dị dạng đường niệu…
-

Phương pháp:

o Mở bể thận, nhu mô, mở niệu quản lấy sỏi.
o Dẫn lưu thận khi: thận ứ mủ, suy thận.
o Cắt thận khi: thận mất chức năng.


VII. ĐIỀU TRỊ
B. Điều trị Sỏi Bàng Quang
1. Điều trị nội khoa: điều trị kháng sinh chống viêm, giảm
đau giãn cơ trơn để đái ra sỏi.
2. Phương pháp ít xâm lấn
- Tán sỏi ngoài cơ thể (ít áp dụng)
- Tán sỏi qua da

- Kẹp cơ học
3. Phẫu thuật
• C.Định: Sỏi >3mm, có kèm hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt,
túi thừa bàng quang (vừa lấy sỏi, vừa giải quyết nguyên
nhân)
• Phương pháp: Mở bàng quang lấy sỏi + dẫn lưu bàng
quang trên xương mu


VII. ĐIỀU TRỊ
C. Sỏi Niệu Đạo
 Căn cứ vào vị trí nằm của sỏi để điều trị:
 Khi sỏi nằm ở niệu đạo trước, gắp sỏi qua miệng sáo, có
thể mở rộng miệng sáo lấy sỏi.
 Sỏi nằm ở niệu đạo sau, đẩy ngược viên sỏi vào bàng
quang và sau đó giải quyết như sỏi bàng quang.
 Phẫu thuật trong 2 trường hợp.
 Sỏi mắc kẹt ở niệu đạo không đẩy vào bàng quang được và
cũng không lấy theo đường niêụ đạo thì phải mở tại chỗ
niệu đạo lấy sỏi.
 Sỏi trong túi thừa niệu đạo hay hẹp niệu đạo, phẫu thuật
lấy sỏi và giải quyết nguyên nhân tạo hình niệu đạo.


VIII. Phòng bệnh
1. Với bất kỳ loại sỏi nào:
 Cần phải uống nhiều nước để đảm bảo lượng nước tiểu ít
nhất là từ 2,5 lít/24giờ trở lên.
 Chữa các đợt nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận.
 Điều trị nguyên nhân

 Chữa các triệu chứng và các biến chứng khác: Ứ nước, ứ
mủ bể thận, bí đái ...
1. Với sỏi cystin:
- Uống nhiều nước đảm bảo lượng nước tiểu ≥ 2,5lít/24giờ.
- Kiềm hóa nước tiểu:
. Natribicarbonat 6 g/24giờ chia 4 lần.
. Kalicitrat liều tương tự.
. Mục đích đạt pH niệu: 7 - 7,5.


VIII. Phòng bệnh

3. Sỏi acid uric:
- Uống nhiều nước đảm bảo lượng nước tiểu ≥ 2,5lít/24giờ.
- Hạn chế thức ăn nhiều acid uric (đạm 0,6 g/kg/24giờ).
- Kiềm hóa nước tiểu bằng Natribicarbonat hoặc Kalicitrat.
4. Sỏi struvit:
- Uống nhiều nước.
- Điều trị tích cực nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Sau khi mổ lấy sỏi vẫn cần kiểm soát, điều trị tốt nhiễm
khuẩn tiết niệu.
5. Sỏi calci:
- Cần uống nhiều nước.
- Chế độ ăn hạn chế calci.
- Hạn chế hấp thu calci ở ruột
- Thăm dò tìm nguyên nhân rối loạn chuyển hóa


Xin cảm ơn rất nhiều!!!!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×