Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

Tổ Chức Hoạt Động Cho Trẻ Mg Phát Triển Nhận Thức Về Khám Phá Khoa Học, Xã Hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.67 KB, 31 trang )

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO
TRẺ MG PHÁT TRIỂN NHẬN
THỨC VỀ KHÁM PHÁ KHOA
HỌC, XÃ HỘI
Người Thực hiện: Nguyễn Thị Kim Xuyến
Trường MN Tam Dương


Mục đích bài học
Sau bài học này học viên có thể:
• Biết vận dụng kiến thức đã học vào nâng cao chất
lượng soạn giáo án, tổ chức cho trẻ KPKH, KPXH
phù hợp với từng độ tuổi
• Biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục KPKH
phù hợp với cách học của trẻ.
• Giúp học viên nắm chắc mục tiêu, nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ
khám phá khoa học và xã hội.


Hoạt động 1: Trao đổi về
nội dung KPKH
• Đ/C hãy nêu những thuận lợi và Khó khăn gặp
phải trong chỉ đạo/ thực hiện nội dung KP KH
trong chương trình GDMN? Cách giải quyết như
thế nào? Còn vấn đề gì vướng mắc?


Nội dung
KP khoa học


Khám phá xã hội

Khám phá khoa học
- Các bộ phận của cơ thể con người.
- Đồ vật.
- Động vật và thực vật.
-Một số hiện tượng tự nhiên.

Khám phá xã hội
- Bản thân, gia đình, họ hàng và cộng đồng.
- Trường mầm non.
- Một số nghề phổ biến.
- Danh lam, thắng cảnh và các ngày lễ, hội.

( Nội dung cụ thể minh hoạ ở ngoài)

( Nội dung cụ thể minh hoạ ở ngoài)


Mục tiêu giáo dục phát triển
nhận thức,KPKH,KPXH cho trẻ


Đối tượng 3-4 tuổi
* Thích tìm hiểu khám phá đồ vật và hay đặt các câu
hỏi: Ai đấy? Cái gì đây?
* Nói được vài đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng
quen thuộc.
Nhận biết được sự thay đổi rõ nét của sự vật hiện tượng.
Phân loại đối tượng 1-2 dấu hiệu cho trước

*Nhận biết một só nghề phổ biến, gần gũi.
Biết họ và tên của bản thân, tên gọi của người thân
trong gia đình, tên trường, tên lớp.


Đối tượng 4-5 tuổi
Tìm hiểu khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Tại sao? Để
làm gì?...
* Nhận biết được vài đặc điểm giống nhau và khác nhau của
bản thân với người gần gũi.
* Phân loại được các đối tượng theo2-3 dấu hiệu cho trước
*Nhận ra mối quan hệ đơn giản giữa sự vật, hiện tượng quen
thuộc
* Nhận biết một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề
phổ biến và gần gũi.
* Nói được địa chỉ, số điện thoại của gia đình
* Biết tên của một vài danh lam thắng cảnh của quê hương đất
nước.
*


Đối tượng trẻ 5-6 tuổi
* Thích tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh.Hay đặt
câu hỏi: Tại sao: Để làm gì? Làm như thế nào? Khi nào?
* Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi.
* Phân loại được các đối tượng theo2-3 dấu hiệu cho trước
*Nhận biết một số công cụ, sản phẩm, công việc ý

nghĩa của một số nghề phổ biến, nghề truyền thống của
địa phương

* Biết được một số công việc của các thành viên trong
gia đình, của GV và trẻ trong lớp, trường mầm non.
* Nhận biết được vài nét đặc trưng về danh lam thắng
cảnh của địa phương và quê hương đất nước.
( Nội dung cụ thể ở chương trình GDMN)


Hoạt động 2:
Các kỹ năng cơ bản cần hình thành cho trẻ mẫu
giáo trong khám phá khoa học, khám phá xã hội.


Một số kỹ năng trong hoạt động:
Khám phá khoa hoc, khám phá xã hội








- Quan sát
- So sánh
- Phân loại
- Phán đoán
- Thí nghiệm
- Suy luận
- Giao tiếp



Bức tranh có gợi ý cho bạn điều gì
trong tổ chức cho trẻ khám phá KH


Con nào khác với những con còn
lại?


Con nào không bay được?


Hoạt động 3: Trao đổi thảo luận

1/ Theo bạn, trẻ mẫu giáo khám phá khoa học như thế nào? Hãy mô tả
cách khám phá khoa học của trẻ. Với cách học này bạn tổ chức các
hoạt động cho trẻ khám phá khoa học như thế nào?
2/Trình bày cách xây dựng kế hoạch hoạt động học có chủ định (bài học)
cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học.
3/ Trình bày cấu trúc của kế hoạch bài học cho trẻ mẫu giáo khám phá
khoa học. Xây dựng 1 kế hoạch bài học theo cấu trúc này.


Trẻ MG khám phá khoa học như thế nào?
• Khám phá khoa học không phải là những thông
tin đơn lẻ mà giáo viên cung cấp cho trẻ, mà
khám phá khoa học là tìm hiểu thế giới thực và
trải nghiệm hằng ngày của trẻ: trẻ băn khoăn suy
nghĩ về những cơn gió thổi, về những của sổ mờ
sương, về những chiếc lá rơi, về những con mèo

con nghịch ngợm, về chiếc răng trẻ con nhú lên và
những thanh nam châm hút nhau…
• Khám phá khoa học không chỉ là kiến thức về sinh
vật sống và những thứ dường như vô tri trong môi
trường xung quanh.


Trẻ MG khám phá khoa học như thế nào?
• Khám phá khoa học là một quá trình - là cách tìm hiểu
thế giới, cách đặt các câu hỏi và học cách giải quyết vấn
đề.
• Và như vậy, khám phá khoa học đối với trẻ là cảm giác
băn khoăn và phấn khích của chúng về thế giới. Trẻ
không suy nghĩ một cách trừu tương. Chúng phải được
trải nghiệm cụ thể, thực tế, được thao tác với các đối
tượng, nếu không thì chúng sẽ không hiểu.
• Trẻ khám phá khoa học qua sử dụng các giác quan.
Chúng phải được nhìn, được nghe, được sờ, được nếm,
được ngửi và sử dụng cơ bắp để khám phá, thử nghiệm,
tìm hiểu thế giới xung quanh.


Các cách học của trẻ
• 1/ Trẻ học tự nhiên: được khởi đầu từ trẻ, khi trẻ
sử dụng các giác quan và cơ bắp để tham gia vào
các hoạt động hằng ngày: ăn, uống, cầm nắm, chơi
đồ chơi, giao tiếp… là trẻ đang khám phá về đồ
dùng, đồ chơi và trẻ học về hình dạng, kích thước,
mầu sắc và tập sử dụng các đồ đùng đó…



Các cách học của trẻ
• 2/ Trẻ học không chính thức (không có kế hoạch trước):
Loại học này được bắt đầu từ giáo viên nhưng không được
lập kế hoạch trước. Bằng kinh nghiệm của mình mà giáo
viên nhận ra được cơ hội để hướng dẫn trẻ học. Nó có thể
xảy ra với nhiều lý do như khi trẻ mắc lỗi, trẻ gặp khó
khăn, trẻ lung túng trong giải quyết vấn đề đang cần gợi
ý…. (đặc biệt khi trẻ chơi trong các góc hay các hoạt động
do trẻ tự lựa chọn, nó cũng có thể xảy ra các tình huống
trong các hoạt động học có chủ định - ngoài kế hoạch đã
lập/dự kiến trước của giáo viên). Khi đó, một cơ hội học
tập không mong đợi đã xuất hiện và giáo viên cần hành
động, tận dụng cơ hội này để giúp trẻ phát triển.


Các cách học của trẻ
3/ Trẻ học chính thức – có cấu trúc của giờ học
(trong các giờ học/hoạt động học có chủ định):
Loại học tập cũng được xuất phát từ giáo viên.
Các hoạt động học của trẻ đã được giáo viên cân
nhắc một cách cẩn thận để lập kế hoạch trước khi
tổ chức thực hiện cho trẻ


Tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá
khoa học, khám phá xã hội






1/ Tổ chức môi trường học tập:
Với cách học tự nhiên của trẻ: giáo viên cần tạo một môi trường hấp dẫn,
phong phú với những thứ cho trẻ nhìn, sờ, nếm, ngửi, và nghe. Người lớn
muốn trẻ học gì, khám phá chủ đề nào, làm quen với kiến thức nào, rèn kỹ
năng nào thì sẽ tạo môi trường với đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ học kiến thức, kỹ
năng đó. Giáo viên cần quan sát các hoạt động của trẻ, chú ý tới cách trẻ thao
tác và sau đó đáp lại bằng cái nháy mắt, gật đầu, mỉm cười hoặc 1 từ khích lệ,
động viên. Trẻ cần biết chúng đang làm những điều phù hợp.
Với cách này, trẻ được cung cấp môi trường trải nghiệm phong phú khuyến
khích trẻ học tích cực; trẻ được tự do lựa chọn, quyết định hoạt động của mình
và được tham gia thử nghiệm thực sự. Trẻ tự xây dựng sự hiểu biết của mình
trên cơ sở tham gia trọn vẹn hoạt động. Tuy nhiên, trẻ sẽ dễ dàng bỏ dở hoạt
động hoặc chỉ quan sát các sự vật hiện tượng mà không biết được lý do tại sao
chúng lại như vậy. Hơn nữa để theo dõi, quan sát trẻ khi trẻ được tự quyết
định việc mình làm (không theo kế hoạch của giáo viên) thì lệ giáo viên /trẻ
phải cao.


Tổ chức hoạt động cho trẻ Khám phá
khoa học, khám phá xã hội
.
2/ Phát hiện và tận dụng cơ hội:
• Trong các hoạt động của trẻ ở trường (các hoạt động này
có thể đã được lập kế hoạch hay chưa được lập kế hoạch
trước), giáo viên luôn quan sát, chú ý tới trẻ, nhạy cảm
với các cơ hội học tập đến một cách ngẫu nhiên và đừng
bỏ qua thời cơ để hướng dẫn trẻ. Với cách làm này,
không phải giáo viên nào cũng có thể nhận ra và tận

dụng được cơ hội để hướng dẫn trẻ. Nó phụ thuộc vào
kinh nghiệm và sự nhạy cảm của mỗi giáo viên.


Tổ chức hoạt động cho trẻ Khám phá khoa học và
Khám phá xã hội như thế nào?

• 3/ Lập kế hoạch bài học:
• Để dạy trẻ cách suy nghĩ, cách học thì việc tổ chức hoạt
động học có chủ định là rất quan trọng: giáo viên phải
lập kế hoạch bài học, tức là xác định được mục tiêu của
bài học, dự kiến trước các công việc mà trẻ phải làm để
đạt được mục tiêu đã đặt ra, và chuẩn bị các đồ dùng đồ
chơi cần thiết để tổ chức các hoạt động đã dự kiến này.


• Kỹ thuật xây dựng hoạt động học
có chủ định như thế nào?


Sáu câu hỏi được đặt ra tương ứng với sáu bước
như sau :
• 1. Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào ? Khảo sát, tìm hiểu trẻ.
• 2. Trẻ cần học gì tiếp theo ? Chọn nội dung; xác định mục tiêu.
• 3. Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này ? Dự kiến
các công việc / hoạt động cụ thể của trẻ cho trẻ trải nghiệm nhằm
vào các mục tiêu đã đặt ra.
• 4. Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này ?
Chọn học liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô.
• 5. Các hoạt động đã được lập và các học liệu đã chọn có phù hợp

không ? Dạy – Tiến hành tổ chức các hoạt động đã được lập đối
với trẻ.
• 6. Trẻ có học được những điều đã dạy thông qua các hoạt động đã
tổ chức không ? Trẻ có đạt mục tiêu, yêu cầu đã đạt ra không ?
Đánh giá trẻ.


Sáu bước trên được minh hoạ bằng sơ đồ sau

:


×