Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

BÀI GIẢNG HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.05 KB, 52 trang )

HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG

Bs Nguyễn Tiểu
Miêu


TỲ
Tỳ thuộc kinh thái âm,
thuộc hành Thổ


1. Tỳ chủ vận hóa
Vận : chuyển vận và phân bố
Hóa: tiêu hóa, biến hóa
Tỳ chủ vận hóa: tỳ vận hóa thức ăn thành thủy cốc
tinh vi, tân dịch và chuyển vận nó đến toàn thân


Chức năng vận hóa của Tỳ thể hiện chủ yếu ở các
mặt sau:
(1)Vận hóa thủy cốc
Thức ăn sau khi tiêu hóa, dưỡng chất đưa lên phế,
phế sẽ ban phát khắp cơ thể đến tạng phủ, da lông,
tay chân
Bệnh lý biến hóa:
Tỳ khí suy: đầy bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, gầy ốm….


(2) Vận hóa thể dịch: Tỳ xúc tiến quá trình trao đổi dịch
thể
♣ Quá trình hấp thu và bài tiết dịch thể.


♣ Tác dụng điều tiết dịch thể (cùng với phế, thận)
Bệnh lý biến hóa:
Chức năng vận hóa hư nhược: thủy dich đình trệ, sinh
chứng đàm ẩm, phù thủng, tiêu chảy


2. Tỳ thống nhiếp huyết
Tỳ có thể thống huyết, chủ yếu dựa vào tác dụng cố
nhiếp của tỳ khí.
Bệnh lý biến hóa:
Tỳ khí suy : không thể thống huyết
lậu, xuất huyết dưới da……

tiêu máu, băng


3. Tỳ khí chủ thăng
(1) Tỳ khí thăng thanh
Trong điều kiện bình thường tỳ khí thăng thanh làm khí
huyết hóa sinh sung túc.

Tỳ không thăng thanh : hoa mắt chóng mặt, tinh thần mệt
mỏi, bụng chướng đầy, tiêu phân sống, tiêu chảy


(2) Tỳ khí thăng cử (nội tạng)
Chức năng thăng cử của Tỳ khí làm cho nội tạng ở được
vị trí ổn định tương ứng, phòng ngừa sa dãn xuống.
Biến hóa bệnh lý
Tỳ khí suy không thể thăng lên mà hạ hãm dẫn đến nội

tạng sa dãn. Như sa da dày, tử cung, trực tràng…
Trong lâm sàng điều trị chứng sa nội tạng bằng phương
pháp kiện tỳ thăng đề.


4. Tỳ chủ cơ nhục
Cơ nhục được cung cấp dinh dưỡng từ thủy cốc. Mà chất
dinh dưỡng thủy cốc do tỳ vận hóa.
Tác dụng sinh lý
Chất dinh dưỡng đầy đủ thì cơ nhục săn chắc, khỏe mạnh
Rối loạn bệnh lý :
Tỳ khí hư : mệt mỏi, gầy ốm, tay chân mềm nhão, mí mắt
sụp….


5. Tỳ khai khiếu ra miệng
Tinh khí của Tỳ thông vào miệng. Nhu cầu ăn và khẩu vị có
liên quan đến tỳ khí
Nhu cầu ăn và khẩu vị phản ánh
công năng vận hóa của tỳ khí .
Bệnh lý biến hóa
Tỳ bất kiện vận : ăn không ngon, không muốn ăn, miệng
lạt, miệng cảm giác dính….


6. Sắc hoa của Tỳ thể hiện ở môi
Sự tươi nhuận hay khô khan của môi liên quan mật
thiết đến sự kiện vận của tỳ. Tỳ khí kiện vận tốt: khí huyết
sung túc, môi hồng nhuận
Bệnh lý biến hóa

Tỳ bất kiện vận: khí huyết suy yếu, môi nhạt không nhuận


7. Dịch của Tỳ là nước miếng
Nước miếng là dịch ở miệng, giúp bảo vệ niêm mạc miệng,
nhuận môi, tiêu hóa thức ăn. Do đó Tỳ khai khiếu ở miệng,
lại chủ tiêu hóa nên nói nước miếng là dịch của Tỳ.
Bệnh lý:
Tỳ vị bất hòa : nước miếng hóa sinh bất thường gây chứng
chảy nước miếng


8. Chí của Tỳ là Tư (lo nghĩ)
Trong điều kiện bình thường lo nghĩ không ảnh hưởng
bất lợi đến cơ thể.
Bệnh lý biến hóa
Suy nghĩa quá độ sẽ ảnh hưởng đến sự vận động bình
thường của khí. Dẫn đến khí trệ hay khí kết, làm tỳ khí
không thăng thanh: bệnh nhân không muốn ăn, bụng
trướng, hoa mắt chóng mặt....Nặng thì khí huyết không
đủ làm người mệt mỏi, tứ chi yếu vô lực....


9. Tỳ chủ mùa trưởng hạ
(Giao giữa mùa hạ và thu là trưởng hạ. Vì trưởng hạ mưa
nhiều làm thấp khí trọng. Đồng thời khí hậu nóng bức nên
thấp được nhiệt chưng. Mà Tỳ là tạng thấp thổ lại chủ vận
hóa. Do đó nói tỳ và khí mùa trưởng hạ tương ứng)
Bệnh nhân vào mùa này tỳ bị suy yếu rất dễ bị thấp bệnh:
tứ chi nặng nề, tiêu hóa không thông, tiêu chảy....đồng thời

ảnh hưởng thêm cái nóng của thời tiết làm thấp nhiệt giao
quyện mà bệnh nặng thêm.


10. Bệnh ở Tỳ chủ yếu biểu hiện ở các điểm sau:
(1) Chứng bệnh tiêu hóa
Công năng của Tỳ là vận hóa thủy cốc.
Tỳ bị bệnh chức năng vận hóa giảm sút xuất hiện các
triệu chứng ăn ít, bụng đau, đầy bụng, sôi bụng…


(2) Chứng bệnh về vận hành thủy dịch
Chức năng của tỳ là vận hành thủy dịch
Tỳ bị bệnh, thủy thấp vận hành không thông lợi làm cho
thủy dịch ứ trệ trong cơ thể sinh ra các chứng thủy
thủng, đàm ẩm…


(3) Chứng bệnh về vận hành máu
Tỳ có chức năng nhiếp huyết
Tỳ bị bệnh huyết dịch tuần hành không thông lợi, xuất
hiện các triệu chứng đại tiện ra máu, băng lậu….


(4) Chứng bệnh sa các tạng khí
Tỳ chủ thăng , tác dụng nâng đỡ các tạng phủ
Tỳ bị bệnh không giữ tạng phủ ở vị trí bình thường sẽ
phát sinh các chứng bệnh sa tạng phủ



(5) Chứng bệnh ở da thịt, chân tay, môi lưỡi
Tỳ chủ cơ nhục, khai khiếu ở miệng, sắc hoa thể hiện ở
môi. Tỳ là cơ bản của hậu thiên, là nguồn của khí huyết
Tỳ bị bệnh sinh các chứng bệnh làm cho khí huyết suy
giảm, gầy ốm, da thịt nhão, teo, mệt mỏi, sắc mặt vàng
tối, môi lưỡi nhạt ….


11. Biện chứng bệnh Tỳ
-

-

-

Triệu chứng lâm sàng thường thấy là ăn ít, tiêu hóa
kém, đầy bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, thủy thủng, thoát
giang….
Biện chứng thực hư
Chứng hư: khí hư, dương hư
Chứng thực : hàn, thấp
Bệnh tỳ chủ về thấp, thường liên quan đến các tạng
phủ khác, như tỳ hư thường làm cho phế, thận, tâm hư
nhược.


VỊ
1. Chức năng sinh lý của Vị
Vị chủ thu nạp thủy cốc
Thu nạp : tiếp thu và dung nạp

Thức ăn vào Vị được tiếp thu và dung nạp, đồng thời trữ
tồn ở Vị phủ. Nên Vị còn được gọi là “ Thủy cốc chi
hải”


2. Vị chủ thông giáng
Tác dụng thông giáng của Vị thể hiện ở quá
trình tiêu hóa thức ăn và bài tiết chất căn bã


3. Vị và Tỳ có quan hệ biểu lý
Tỳ chủ thăng, Vị chủ giáng phối hợp nhịp nhàng trong quá
trình tiêu hóa thức ăn. Khí của Vị tiêu hóa thức ăn rồi đẩy
xuống tiểu trường. Các chất tinh vi của thức ăn được Tỳ
vận hóa đưa lên Phế để đi nuôi dưỡng thân thể.
Trên lâm sàng khí của Tỳ Vị được coi trọng và được
gọi tắt là “Vị khí”


THẬN
Thận thuộc kinh thiếu âm,
thuộc hành Thủy


1. Thận là gốc của tiên thiên, nguồn gốc của sự sống
“Tiên thiên chi bản, sinh khí chi nguyên”
Thận là cái được sinh thành, sẽ phát sinh, phát
triển, quyết định xu hướng phát triển của con
người
Cái lập mệnh, cái sức sống của mỗi cá thể được

quyết định nơi thận
Cái di truyền cho thế hệ sau, tạo cơ thể mới nằm
ở nơi thận


×