Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

giáo án ngữ văn 7 bài 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.23 KB, 6 trang )

Ngày soạn: 4/10/2015
Ngày giảng: 7/10: 7A; 9/10: 7B
Tiết 30 – Bài 8
Văn bản

BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
- Nguyễn Khuyến -

I. Mục tiêu
* Mức độ cần đạt
- Học sinh hiểu được tình bạn đậm đà, thắm thiết của tác giả Nguyễn
Khuyến qua bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú
- Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường luật
- HS biết trân trọng tình bạn đằm thắm, trung thực, hồn nhiên.
*Trọng tâm kiến thức, kỹ năng
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến. Bước đầu cảm nhận
được sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn, sâu
sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
Học sinh có kỹ năng phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
II. Chuẩn bị
- GV: Bài soạn, tài liệu
- HS: Vở soạn, nháp học tập....
III. Phương pháp: Phân tích, bình, nêu vấn đề...
Kĩ thuật Đắp bông tuyết, động não phần tìm hiểu văn bản.
IV. Các bước lên lớp.
1.Ổn định tổ chức: 1p.
2. Kiểm tra bài cũ: 4p
-H: Đọc thuộc bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan và nêu
đặc sắc về nghệ thuật và nội dung?


(Bài thơ đạt đến độ mẫu mực về thể thơ Đường luật, tả cảnh ngụ tình, sử dụng tài
tình các nghệ thuật đảo trật tự cú pháp, chơi chữ… khắc hoạ bức tranh Đèo
Ngang hoang vắng, um tùm, hiu quạnh qua đó thấy được tâm trạng cô đơn, buồn,
nhớ nước thương nhà của tác giả.)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. 37p
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung chính
Hoạt động 1: Khởi động
1'
H. Ai được coi là nhà thơ của làng cảnh
Việt Nam? Nhà thơ này nổi tiếng với
những đề tài nào?
HS: TL.
GV: Tình bạn là một trong số những đề
tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn
học Việt Nam. “Bạn đến chơi nhà” của
1


Nguyễn Khuyến là 1 trong những bài thơ
hay nhất về đề tài tình bạn và cũng là bài
hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói
riêng, thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói
chung. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu
về bài thơ...
Hoạt động 2: Đọc, tìm hiểu chú thích.
6p
Mục tiêu: Có hiểu biết cơ bản về tác giả,
giải nghĩa được một số từ khó.

HS có kĩ năng đọc diễn cảm.

I. Đọc và thảo luận chú thích

- GV hướng dẫn đọc: nhịp 4/3; 2/2/3;
giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh...
- GV đọc mẫu. HS đọc -> nhận xét
H: Dựa vào chú thích * SGK, em hãy nêu
vài nét về tác giả?
- Đỗ đầu ba kì thi do đó có tên gọi là
“Tam nguyên Yên Đổ”.
- Ông làm quan cho nhà Nguyễn khoảng
10 năm.
H: Tại sao người ta thường gọi Nguyễn
Khuyến là Tam Nguyên Yên Đổ?
- GV nhấn mạnh: Khi thực dân Pháp
đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan
về ở ẩn, trước khi mất ông còn để lại di
chúc với những dòng thơ như sau:
“Đề vào mấy chữ trong bia
Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”
Như để phân bua với đời sau rằng ông
không hề dính dáng, hợp tác với thực dân
Pháp. Ngoài khoảng thời gian làm quan,
cuộc đời ông đều gắn bó với làng quê.
- Sự nghiệp thơ ca: Hầu hết sáng tác sau
lúc làm quan xấp xỉ 400 bài (thơ, văn, câu
đối bằng chữ Hán + chữ Nôm).
Sáng tác xoay quanh ba nội dung chính
+ Bộc bạch tâm sự của mình.

+Viết về cảnh vật, cuộc sống quê hương
-> nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
+ Chế giễu , đả kích những kẻ tham lam,
ích kỉ, cơ hội.
- Đặc điểm thơ: đưa chất trào phúng vào
thơ chữ Hán, dùng “điển cố” lấy từ ca
2

* Tác giả:
Nguyễn Khuyến (1835-1909).
Quê: Yên Đổ - Bình Lục - Hà
Nam.
- Là nhà thơ lớn của dân tộc.


dao.
- Thơ Nôm: ngôn ngữ giản dị, tinh tế, kín
đáo, thâm trầm.
H: Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh
nào?
GV: Tác phẩm ra đời khi ông cáo quan về
ở ẩn ở vườn cũ.
Là bài thơ mang cái hồn xanh của vườn
tược và một tình bạn được thể hiện hết
sức độc đáo.

* Tác phẩm:
Tác phẩm ra đời khi ông cáo
quan về ở ẩn .


H: Bài thơ thuộc thể thơ gì? Vì sao?
* Thể thơ: Thất ngôn bát cú
- Tám câu, mỗi câu 7 chữ
đường luật
- Gieo vần bằng: nhà, xa, gà, hoa, ta
- Câu 3,4 đối nhau, câu 5,6 đối.
H: So với những bài thơ Thất ngôn bát
cú khác thì bài thơ này có điểm khác
biệt nào về cấu trúc ?
- Hai câu đề nhưng chỉ sử dụng một câu,
còn một câu chuyển sang phần thực, câu
7 là câu kết nhưng vẫn gắn với phần luận.
Hoạt động 4: Tìm hiểu văn bản.
25p III. Tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: HS phân tích bài thơ, cảm nhận
được tình cảm chân thành đậm đà, dân dã
mà sâu sắc cảm động của Nguyễn
Khuyến đối với bạn.
- HS đọc câu thơ đầu.
1. Câu thơ đầu
H: Câu thơ thứ nhất cho thấy điều gì về
“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”
quan hệ của Nguyễn Khuyến với bạn
mình?
(Đã bấy lâu nay cho thấy 2 người bạn
lâu ngày mới gặp. Có lẽ do tuổi già, sức
yếu, đi lại khó khăn nhưng cuộc gặp gỡ
này là sự đợi chờ, mong nhớ của 2 người
bạn. Câu thơ bộc lộ niềm vui sướng khi
Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên như

gặp bạn.
một lời chào hỏi, cách xưng hô
H: Nhận xét cách xưng hô của tác giả
thân tình, câu thơ ngắt ra nhấn
đối với bạn và ngôn ngữ ở câu thứ
mạnh sự xa cách và tôn thêm
nhất?
niềm vui khi gặp mặt.
Bác - danh từ được sử dụng như đại từ
- Mở đầu là tiếng chào hồ hởi
nhân xưng ngôi thứ nhất gợi thái độ niềm
thân tình của hai người bạn thân
nở, kính trọng. Cách gọi rất thân tình,
lâu không gặp.
giản dị.
H: Cách sử dụng từ ngữ và cách xưng
2. Sáu câu tiếp theo
hô trên có diễn tả điều gì?
3


- HS đọc 6 câu thơ tiếp theo
H: Theo nội dung của câu thơ thứ nhất,
đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi
bạn như thế nào khi bạn đến chơi nhà?
( Phải tiếp đãi thật hậu hĩnh)
H: Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì
hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại như
thế nào?
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu của

tác giả qua những câu thơ trên?
(Hóm hỉnh pha chút vui đùa).
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật gì trong các câu thơ trên?
(Sử dụng hàng loạt các tính từ: sâu, cả,
rộng, thưa, khôn, khó.
Các phụ từ chỉ sự tiếp diễn: chửa, đương,
mới, vừa.
Biện pháp liệt kê: kê ra hàng loạt những
thứ có mà không thể đem tiếp bạn được:
gà, cá, cải, mướp....
Nghệ thuật đối rất chỉnh: câu 3-4 và câu
5- 6.
H: Có ý kiến cho rằng, vì người bạn đến
không đúng lúc, không hợp thời. Lại có
ý kiến cho rằng đây hoàn toàn chỉ là
cách nói phóng đại, cường điệu chỉ cốt
để đùa cho vui như tính tình vốn hóm
hỉnh của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Ý
kiến của em ? ( SD KT động não)
- Không phải than nghèo vì mọi cái đều
có nhưng chưa sử dụng được chứ không
phải không có.
- Giọng thơ hóm hỉnh, cách nói cường
điệu hoá tạo nên nụ cười vui của tác giả.
- Khó khăn lan cả xuống câu 7- câu đáng
ra có chức năng khác -> cường điệu đến
mức tối đa (đến cả miếng trầu là đầu câu
chuyện cũng không có).
H: Các biện pháp nghệ thuật trên cho

thấy hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến
như thế nào?
GV: Ngay sau câu mở đầu, Nguyễn
khuyến đã cho bạn thấy hoàn cảnh của
4

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”
"Ao sâu nước cả"
"Vườn rộng rào thưa khó đuổi
gà"
"Cải chửa ra cây cà mới nụ"
"Bầu vừa rụng rốn mướp đương
hoa"
“ ...trầu không có”

Tác giả muốn tiếp bạn bằng cây
nhà lá vườn, bằng tấm chân tình
song tất cả đều không có.


mình:
+ Trẻ đi vắng, chợ thì xa. Ông phân bua
với bạn về sự tiếp đãi của mình. Muốn đi
chợ mua thức ăn về tiếp bạn nhưng trẻ đi
vắng mà chợ thì xa quá thân già không đi
được vì sức khỏe yếu. Mọi thứ khác đều
có nhưng không dùng được: Cá đầy ao
nhưng ao sâu, nước cả, gà đầy vườn
nhưng vườn rộng, rào thưa không bắt
được.

cài, bầu mướp cũng có nhưng chưa ăn
được.
H: Theo em, tác giả có dụng ý gì khi cố
tình tạo ra một tình huống như thế?

GVB: Cách viết của Nguyễn Khuyến thật
hóm hỉnh, độc đáo khiến cho sự thiếu
thốn về vật chất cứ mỗi lúc một tăng. Từ
chỗ không có cá, có gà đến không có rau,
đến miếng trầu cũng không có. Nguyễn
Khuyến đã lấy rất nhiều cái không có để
nói một cái có. Đó là có một tình bạn
thiêng liêng, chân thành, thắm thiết. Một
tình bạn cao quý vượt lên trên cái tầm
thường cảu vật chất.
H: So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài
“Bạn đến chơi nhà” và cụm từ “ ta với
ta” trong bài “ Qua Đèo Ngang” em
thấy có gì giống nhau và khác nhau?
Qua đó khẳng định điều gì?
HS thảo luận nhóm 4, TG 5 phut
Đại diện báo cáo, điều hành
- GV kết luận
(Cùng cụm từ, đại từ nhân xưng ngôi thứ
nhất.
Trong bài “Qua Đèo Ngang” cả hai từ
"ta" đều chỉ tác giả -> sự cô đơn
Bài “ Bạn đến chơi nhà” chỉ chủ nhà và
5


- Với nghệ thuật đối, cách nói
cường điệu hoá, giọng thơ hóm
hỉnh, Nguyễn Khuyến đã phân
bua với bạn về hoàn cảnh thiếu
thốn và sự tiếp đãi đạm bạc của
mình.
Nguyễn Khuyến muốn vui đùa
với bạn nhưng đồng thời còn để
nhấn mạnh sự thiêng liêng cao
quý của tình bạn. Mọi thứ không
có nhưng có một tình bạn thắm
thiết, chân thành. Nghèo vật
chất nhưng sang về tình bạn,
tình người.

3. Câu thơ cuối
“Bác đến chơi đây ta với ta”

- Câu thơ cuối bài khẳng định
tình cảm của Nguyễn Khuyến
với bạn rất chân thành, đằm
thắm, trong sáng. Một tình bạn
cao khiết vô cùng đáng quý.


khách nhưng không phân biệt được từ
nào chỉ chủ và từ nào chỉ khách -> sự
thống nhất trọn vẹn giữa chủ và khách).
GV liên hệ tình bạn Nguyễn Khuyến và
Dương Khuê. Sau này Nguyễn Khuyến

đã viết bài thơ "Khóc Dương Khuê".
Hoạt động 5: Tổng kết rút ghi nhớ.
3p III. Ghi nhớ (SGK)
Mục tiêu: HS khái quát được giá trị nội
dung và nghệ thuật của bài.
- Nghệ thuật:
H: Bài thơ có đặc sắc gì về nghệ thuật?
- Nội dung:
H: Nhận xét chung về tình bạn của
Nguyễn Khuyến trong bài thơ?
H: Có ý kiến cho rằng bài thơ không chỉ
ngợi ca tình bạn mà còn gợi ra không
khí làng quê miền bắc Việt Nam? Theo
em có đúng không?
- HS đọc ghi nhớ. GV chốt.
Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập
2p IV. Luyện tập
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức
đã tìm hiểu để làm bài tập.
HS đọc bài tập, nêu yêu cầu của bài tập 2.
Bài tập 2: Đọc thuộc lòng bài
GV gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ.
thơ.
* HS đọc nội dung trong phần đọc thêm
SGK
* Đọc thêm
4. Củng cố: 2p
- Đọc bài thơ, nêu nội dung chính.
5. Hướng dẫn đọc ở nhà: 1p
- Học thuộc lòng bài thơ và nội dung đã hướng dẫn phân tích, làm bài tập 1.b

- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình bạn.
- “Luyện làm bài văn biểu cảm hoàn chỉnh”, chuẩn bị viết bài tập làm văn số 2
tại lớp.

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×