Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

chất lượng chương trình truyền hình trên hệ thống mobile TV của truyền hình viettel luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.35 KB, 36 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, truyền hình không đơn thuần cung cấp những sự kiện, tin
tức, tuyên truyền đường lối… cho mọi tầng lớp nhân dân mà còn hấp dẫn
người xem bởi các chương trình giải trí bổ ích, các dịch vụ tương tác như
“video on demand”, “gameshow on demand”, “e- shopping on demand”,
“news on demand”, “web browsing on demand” … và đang dần trở thành
một ngành công nghiệp giải trí với dịch vụ siêu lợi nhuận.
Cuộc sống hiện đại bận rộn, thời gian eo hẹp là những thực tế khiến
người dùng có xu thế hướng tới các thiết bị nhỏ gọn, tiện ích, đa năng, tích
hợp nhiều dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của mình.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật nhanh chóng được ứng
dụng trong lĩnh vực viễn thông. Các công nghệ kỹ thuật hiện đại giúp tạo ra
các thế hệ máy di động thêm nhiều tính năng tiên tiến. Ngoài các chức năng
truyền thống của một máy điện thoại di động đúng nghĩa, Smartphone có thể
thực hiện các ứng dụng đa phương tiện công nghệ cao trong đó có truyền hình
di động.
Mobile TV - truyền hình di động là một trong những dạng thức của
truyền hình số. Nó là dịch vụ hội tụ giữa truyền hình và di động, là một trong
những hướng phát triển thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế
giới, trong đó có Việt Nam.
Công ty truyền hình Viettel là một trong nhiều nhà cung cấp đang triển
khai tích cực dịch vụ truyền hình trên hạ tầng Mobile TV. Sự lớn mạnh của
công ty mẹ-Tập đoàn viễn thông Quân đội, khiến người ta kỳ vọng hệ thống
truyền hình Mobile TV của Công ty truyền hình Viettel sẽ có nhiều tiềm năng
phát triển.


2



Tuy nhiên thực tế, sau một thời gian triển khai Mobile TV trên hệ thống
của mình, dù đã có doanh thu khá cao từ bán các gói chương trình thì truyền
hình Viettel vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Rất nhiều chương trình, gói sản
phẩm Mobile TV trên truyền hình Viettel còn hạn chế về chất lượng, dẫn đến
chưa đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Nhiều nguyên nhân được
đưa ra như khâu tổ chức sản xuất chương trình truyền hình cho Mobile TV
còn yếu kém, bất cập; hay những vấn đề về nhân lực sản xuất. Vì thế, yêu cầu
phải cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình truyền hình trên hệ thống
Mobile TV là rất cấp thiết.
Với thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Chất lượng chương
trình truyền hình trên hệ thống Mobile TV của truyền hình Viettel” làm
luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Đây là một đề tài có ý nghĩa thực tế.
Tác giả mong muốn, việc nghiên cứu thực trạng sản xuất chương trình truyền
hình trên Mobile sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp
ứng thị hiếu của khách hàng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chưa có một đề tài luận văn, luận án nào trực tiếp nghiên cứu về “Chất
lượng chương trình truyền hình trên Mobile TV của truyền hình Viettel” .
Tuy nhiên đã có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về chương trình
truyền hình nói chung và Mobile TV nói riêng, về nâng cao chất lượng
chương trình truyền hình:
+ Luận văn thạc sỹ báo chí “Nâng cao chất lượng chương trình truyền
hình tại Đài phát thanh truyền hình Nam Định hiện nay” - tác giả Trịnh Xuân
Lộc đưa ra hệ thống lý luận chi tiết về chương trình truyền hình, chất lượng
chương trình truyền hình…
+ Các hội thảo về "Đánh giá và quản lý chất lượng chương trình
truyền hình” và "Công nghệ truyền hình và sự đổi mới"- Nội dung chính của
Hội thảo là tìm giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình.



3

+ Luận văn Thạc sỹ Quan hệ công chúng “Xu hướng phát triển quảng
cáo trên điện thoại di động tại Việt Nam” bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên
truyền năm 2012. Tác giả Nguyễn Thùy Dương đề cập tới thực trạng và giải
pháp cho quảng cáo điện thoại di động ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn mới
chỉ dừng lại ở phạm vi quảng cáo trên Mobile TV
+ Các bài viết “Tính kinh tế của quảng bá TV Mobile” năm 2007 của
TS. Trần Dũng Trình trên website: phatthanhtruyenhinh.vn; Mobile TV may
still meet expectation, Telecom Asia. June 12, 2009 (Mobile TV vẫn có thể
đáp ứng mong đợi); Anthony Caruso, “Multimedia on Mobile Tv - Content
Preparation and Optimization”, CBC Technology Review, 1/2007 (“Đa
phương tiện trên truyền hình di động - Chuẩn bị nội dung và tối ưu hóa").
+ Khóa luận “Mobile và xu hướng cá thể hóa nội dung truyền hình”
(khảo sát S-Fone, Mobi Fone, VTC, VTV, Viettel, Vinaphone từ ngày
01/02/2012 đến ngày 25/5/2012), tác giả Phạm Thị Phương đã phân tích về thực
trạng mobile TV hiện nay, đồng thời chỉ rõ xu hướng cá thể hóa về nội dung của
truyền hình.
+ Nghiên cứu “Truyền hình di động mặt đất ở Hàn Quốc và hiện
trạng Mobile TV trên thế giới” của Th.S. Nguyễn Đức Hoàng, 2009 được
đăng tải trên Website: phatthanhtruyenhinh.vn: làm nổi bật quá trình triển
khai truyền hình di động mặt đất ở Hàn Quốc-một trong những nơi có dịch vụ
Mobile TV rất phát triển
+ “Báo chí truyền hình” - Tập 1 (Tác giả: X.L. Xvích. Cudơnhetxốp.
G.V. - Dịch giả: Đào Tấn Anh), Nxb Thông Tấn, 2004. “Báo chí truyền hình”
đề cập phần lí thuyết về chương trình truyền hình.
- Một số bài báo, văn bản liên quan: nghiên cứu về Tập đoàn viễn thông
Quân đội Viettel, Công ty truyền hình Viettel như: Báo cáo Hội nghị Quân
chính Công ty truyền hình Viettel năm 2014, Báo cáo Hội nghị Quân chính



4

Tập đoàn Viễn thông Quân đội năm 2014…Đây là cơ sở số liệu tin cậy để tác
giả đưa vào, phân tích trong luận văn.
*Hầu hết các công trình kể trên đều mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên
cứu sâu dưới góc độ kỹ thuật của truyền hình di động - Mobile TV. Còn chất
lượng chương trình phát ở truyền hình di động không được đề cập tới nhiều.
Nhưng đó là những tài liệu quan trọng giúp tác giả bổ sung cho phần lý thuyết
về chất lượng chương trình truyền hình Mobile TV
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của đề tài
Thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng
chương trình truyền hình phát sóng trên Mobile TV của Viettel để đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của chương trình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hình thành khung lý thuyết, lí luận về chương trình truyền hình,
chương trình truyền hình Mobile TV; chất lượng chương trình truyền hình
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, thành công và hạn chế,
nguyên nhân dẫn tới thành công, hạn chế của chương trình.
- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng chương
trình truyền hình trên Mobile TV.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Chất lượng chương trình truyền
hình trên hệ thống Mobile TV của Viettel” .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát chương trình truyền hình trên hệ thống Mobile TV của
truyền hình Viettel trong khoảng thời gian từ tháng 1.2014 đến tháng 1.2015.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận


5

Luận văn được thực hiện dựa trên
+Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về phát
triển các loại hình báo chí, trong đó có truyền hình trong giai đoạn hiện nay.
+Hệ thống lý luận về báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói
riêng, tâm lý học báo chí, xã hội học.
+ Tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học của một số tác
giả trước đó về truyền hình, chất lượng chương trình truyền hình, Mobile TV.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phân tích tác phẩm
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra xã hội học
-Phương pháp phỏng vấn sâu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Về ý nghĩa lí luận
Tác giả khẳng định chương trình truyền hình Mobile TV là xu thế tất
yếu của truyền hình hiện đại, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, nhu cầu
và điều kiện của công chúng và nhu cầu phát triển của truyền hình.
Chất lượng chương trình là yếu tố quyết định
6.2. Về ý nghĩa thực tiễn
+ Luận văn có giá trị thực tiễn với truyền hình Viettel.
+ Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các Đài truyền

hình, Đài Phát thanh-Truyền hình khác đang sản xuất Mobile TV.
+ Là tài liệu tham khảo cho các đơn vị đào tạo báo chí- truyền thông
đặc biệt là đào tạo nhà báo truyền hình.


6

+ Là tài liệu cho những ai quan tâm tới chương trình truyền hình
Mobile TV.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, kết cấu
của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Lí luận chung về chương trình truyền hình Mobile TV.
Chương 2: Thực trạng chất lượng chương trình truyền hình trên hệ
thống Mobile TV của truyền hình Viettel.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình
trên hệ thống Mobile TV của truyền hình Viettel.


7

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH MOBILE TV
1.1. Các khái niệm cơ bản và đặc điểm chương trình truyền hình
Mobile TV
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Truyền hình
Hai tác giả người Pháp Brigitte và Didier Deormeaux, trong cuốn
Phóng sự truyền hình, quan niệm rằng truyền hình là “truyền thanh có
minh họa” .

Trong Tập Bài giảng môn Truyền hình của PGS, TS. Dương Xuân Sơn,
Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn: “Truyền hình là
một phương tiện thông tin đại chúng truyền đạt thông tin nhờ phương tiện kỹ
thuật đến đối tượng tiếp nhận là người xem. Thông tin trong truyền hình gồm:
hình ảnh và âm thanh. Hình ảnh trong truyền hình có cả hình ảnh động và
hình ảnh tĩnh” [48, tr.3].
Tác giả Tạ Ngọc Tấn, trong cuốn Truyền thông đại chúng, NXB Chính
trị quốc gia Hà Nội, 2001 cho rằng: “Truyền hình là một loại phương tiện
thông tin đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh. Nguyên
nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình bắt đầu từ hai từ Tele có nghĩa là
“ở xa” và vision nghĩa là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa” [54, tr.143].
1.1.1.2 Chương trình truyền hình
Chương trình là toàn bộ những nội dung dự kiến hành động theo một
trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định.
Trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình của tác giả Trần Bảo
Khánh, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội, 2003: “với sự xuất hiện của phát
thanh, sau đó là truyền hình thì cũng xuất hiện thuật ngữ chương trình. Đây


8

là thuật ngữ mang tính bản chất của chúng. Có thể đưa ra khái niệm như sau
về chương trình: Là kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công
chúng” . [34, tr.30] và “chương trình tạo thành chu kỳ khép kín những mắt
xích trong chuỗi xích giao tiếp” [34, tr.30].
Chương trình truyền hình là sự sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng
biểu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định. Một chương trình
truyền hình trọn vẹn thường được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết
thúc bằng lời chào tạm biệt….đáp ứng yêu cầu của cơ quan báo chí truyền
hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả.

Như vậy: “Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập
thể các nhà báo và các cán bộ kỹ thuật dịch vụ. Đồng thời đó cũng là quá
trình giao tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hình với công
chúng xã hội.” .
1.1.1.3 Chất lượng chương trình truyền hình:
Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) nêu định nghĩa về chất lượng
như sau: “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự
việc” .
Theo “Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa” ban hành năm 2007, điều
3, tiết 5 quy định: “Chất lượng sản phẩm hàng hóa là mức độ của các đặc
tính của sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp
dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng” .
Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng
là: "Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có".
Nhìn chung, chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả
mãn nhu cầu của khách hàng.
- Chất lượng chương trình truyền hình:


9

Bàn về chất lượng chương trình truyền hình, trong cuốn “Báo chí truyền
hình, tập 1” của nhóm tác giả G.V. Cudơnhetxốp, X.L.Xvích, A.la.Lurôpxki,
Nxb Thông tấn Hà Nội, năm 2004, có đoạn viết:
“Viện nghiên cứu về các phương tiện thông tin đại chúng của Châu Âu
khi định nghĩa về một chương trình truyền hình có chất lượng đã nêu lên khả
năng và sự cần thiết phải cung cấp cho khán giả “một quan điểm rộng rãi về
thế giới”,“mở rộng tầm nhìn của khán giả”, “tôn trọng phẩm giá của con
người và cung cấp thông tin với tinh thần khách quan” [24].
Trong cuốn Truyền thông đại chúng, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, NXB

Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001 cho rằng: “Một chương trình gọi là có chất
lượng khi nó thu hút được sự quan tâm của người xem, và thể hiện được tính
mục đích của người sáng tạo. Mặt khác ở bất cứ một chương trình nào cũng
hàm chứa những giá trị tư tưởng văn hóa đặc thù của mỗi dân tộc, quốc gia,
mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội cụ thể. Những giá trị này không chỉ được
chuyển tải qua nội dung mà còn biểu hiện cả trong phương pháp sáng tạo và
hình thức thể hiện của tác phẩm, tài liệu cũng như cách thức tổ chức xây
dựng chương trình” [54].
1.1.2 Truyền hình Mobile TV
1.1.2.1 Xu hướng phát triển truyền hình kỹ thuật số và sự ra đời của
Mobile TV
Truyền hình số - làn sóng công nghệ và kỷ nguyên mới của truyền hình
Sự phát triển không ngừng của kỹ thuật số đã thâm nhập vào hầu hết tất
cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Công nghệ truyền hình kỹ thuật số với
những tính năng tích hợp, tương tác và đa dạng đang dần thay thế truyền hình
Analog.
Số hóa truyền hình là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp
thế giới.


10

Truyền hình kỹ thuật số đem lại cho người tiêu dùng số lượng kênh lớn,
nội dung chương trình phong phú, chất lượng hình ảnh và âm thanh cao.
Sự ra đời của Mobile TV
Khái niệm Mobile TV:
Theo thông cáo báo chí của Ericsson thì thuật ngữ “Mobile TV”: “Nó
bao hàm ý nghĩa truyền các nội dung của các chương trình truyền hình, các
đoạn video, hình ảnh, âm thanh, các nội dung đa phương tiện đến máy thu
phát cầm tay di động như điện thoại di động, PDA, các thiết bị multimedia

cầm tay hay các đầu thu thích hợp cho máy tính xách tay hay lắp trong ô tô…
Các thiết bị di động có ưu điểm là người dùng có thể cập nhật các bản tin,
các thông tin khác một cách nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi họ đi
ngoài đường, đang di chuyển trên xe…
Cuốn “Sách trắng- Truyền hình di động: Chứng kiến sự lớn mạnh”
định nghĩa về Mobile TV như sau: “Truyền hình di động thường được hiểu là
trực tiếp phát hình trên các thiết bị di động cung cấp nội dung tương tự như
trên truyền hình vệ tinh, truyền hình kĩ thuật số hoặc truyền hình cáp thông
thường tại nhà.” [45, tr.1].
*Mobile TV trên thế giới
Một số nước Châu Âu bắt đầu thương mại hóa Mobile TV vào đúng
mùa bóng Euro 2008. Anh, Phần Lan và Italy là những quốc gia nhanh
chóng thu được lợi nhuận từ thị trường béo bở này .
Thị trường Mobile TV trên thế giới được nhận định kéo theo sự phát
triển của dịch vụ quảng cáo.
Tại châu Á: Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ là những nước đạt được
nhiều thành công khi triển khai dịch vụ Mobile TV.
Mobile TV tại Việt Nam:


11

Từ cuối năm 2006, đầu năm 2007 thị trường Mobile TV đã được thử
nghiệm ở Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm của Mobile TV
1.1.2.1. Về nội dung
Mang chức năng và nhiệm vụ giống như truyền hình truyền thống,
nhưng nội dung của Mobile TV lại có những đặc điểm khác biệt ở chỗ:
+ Người xem có quyền lựa chọn và yêu cầu phát sóng các chương trình
mình yêu thích trên thiết bị thu hình tại gia đình, không phải chờ đợi hay lựa

chọn các chương trình phát sóng hàng ngày.
+ Người xem truyền hình có thể mua hàng qua điện thoại (Home
Shoping), có thể chơi các trò chơi điện tử giao lưu trên các kênh truyền hình.
+ Các tính năng tương tác trên Mobile TV mang lại cho người dùng
một thế giới giải trí đa phương tiện.
1.1.2.2: Về hình thức
STT

Đặc điểm
so sánh

1

Phương
thức truyền
dẫn

2
4

Thiết bị
đầu cuối
Chất lượng
hình ảnh,
âm thanh

5

Giá thành


Truyền hình
tương tự (analog
TV)
- Phát quảng bá
đến mọi người xem
trong vùng phủ
sóng

Nhiều

Truyền hình di động
(Mobile TV)
- Phát quảng bá trên trên sóng
truyền hình với các công nghệ
như DVB-H, MediaFLo, DMB
hoặc DAB
- phát trên chính cơ sở hạ tầng
mạng di động của nhà khai thác
Khan hiếm

Thường bị can Khả năng chống nhiễu cao, chất
nhiễu, và hiện lượng trung thực, ít bị ảnh hưởng
tượng bóng ma
bởi nhiễu đường truyền, tránh
được hiện tượng bóng hình
Miễn phí
Giá thành dịch vụ cao


12


6

Liên kết

Việc kết hợp dịch
vụ truyền hình với
dịch vụ viễn thông
hạn chế.

Có thể truyền nhiều chương trình
trên cùng một băng tần.
Có thể kết hợp các dịch vụ truyền
hình và các dịch vụ viễn thông
khác.

1.1.2.3: Công chúng của Mobile TV
-Công chúng Mobile TV có những đặc điểm riêng, thường là nhóm
công chúng trẻ, có nhu cầu tương đối đặc biệt.
“Cá thể hóa nội dung truyền hình” tức là các nhà khai thác xây dựng
các chương trình truyền hình, các dịch vụ mobile TV thích hợp với sở thích
của cá nhân khách hàng cũng như chia sẻ các sở thích của họ một cách riêng
biệt.
Xu hướng cá thể hóa nội dung truyền hình cũng đồng nghĩa với việc
truyền hình cá nhân lên ngôi.
- Công chúng Mobile TV phải đảm bảo các điều kiện tiếp nhận: như
khả năng, trình độ nhận thức; có khả năng đáp ứng về kinh tế, sử dụng thiết bị
di động công nghệ cao (Smartphone, Ipad...)
1.1.2.4. Phương tiện và phương thức chuyển tải thông tin
Phương tiện lên lạc di động cá nhân - nền tảng hình thành của Mobile TV

Cốt lõi của Mobile TV là máy điện thoại di động, các thiết bị di động
cầm tay được trang bị thêm chíp giải mã tín hiệu truyền hình kỹ thuật số để
biến thành âm thanh và hình ảnh.
Phương thức truyền thông của Mobile TV
+ Thứ nhất: Truyền hình di động dựa trên sóng thông tin di động.
+ Thứ hai: Mobile TV dựa trên sóng truyền hình.
Sự liên kết giữa nội dung truyền hình với dịch vụ Viễn thông
Tập hợp, hỗ trợ nhiều mô hình vận hành
Dạng thức sản phẩm và chuẩn công nghệ chính của Mobile TV


13

- Dạng thức 1: Truyền hình thời gian thực (Live TV)
- Dạng thức 2: Truyền hình tương tác (Participation TV)
- Dạng thức 3: Nhật ký truyền hình (Video Blogging)
- Dạng thức 4: Truyền hình quảng cáo (Video Push)
- Dạng thức 5: Dịch vụ Video theo yêu cầu(Video on Demand - VOD)
- Dạng thức 6: Dịch vụ âm nhạc theo yêu cầu (Music on Demand MoD)
1.1.2.5. Điều kiện tiếp nhận
Các đơn vị sản xuất, khai thác nội dung cho Mobile TV cần đảm bảo
các điều kiện về công nghệ như:
+ Mạng di động
+ Thiết bị sử dụng công nghệ cao
+ Các thiết bị sản xuất, biên tập sản phẩm truyền hình
1.2 Vai trò của truyền hình Mobile TV
1.2.1 Thực hiện nhiệm vụ chính trị
Hướng dẫn nhận thức và hành động cho công chúng, luôn bám sát chủ
trương, chính sách của Đảng và nhà nước, phục vụ nhu cầu, lợi ích của nhân dân
và sự tiến bộ xã hội.

1.2.2 Thỏa mãn nhu cầu của công chúng, đặc biệt với công chúng
chuyên biệt
Mobile TV có thể thỏa mãn nhu cầu của đông đảo công chúng, nhưng
đặc biệt hướng tới công chúng chuyên biệt; phục vụ người xem trên nhiều
lĩnh vực khác nhau như tin tức sự kiện, thể thao, phim truyện, thời tiết,
shopping…
1.3 Vai trò nhìn từ góc độ kinh tế của việc phát triển các Đài truyền
hình, Đài Phát thanh - Truyền hình


14

Truyền hình trực tiếp tạo ra các sản phẩm mang tính hàng hóa, tạo ra
nguồn thu trên nhiều hình thức khác nhau.
Người ta có thể ví vai trò của các cơ quan báo chí truyền thông như một
"đơn vị kinh tế” độc lập, vị thế rõ ràng.
1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền hình trên
Mobile TV
1.4.1 Về nội dung
1.4.1.1 Đa dạng về đề tài, đảm bảo hướng tới đúng các đối tượng
1.4.1.2 Không sản xuất và duyệt các tin bài có nội dung nhạy cảm,
chứa đựng thông tin vi phạm pháp luật
1.4.2 Về hình thức
1.4.2.1 Đa dạng về thể loại
Bao gồm đầy đủ các thể loại như Tin, Phóng sự, Tọa đàm,…
1.4.2.2. Kết cấu phải đảm bảo đồng bộ
1.4.2.3 Đảm bảo các yếu tố chất lượng hình ảnh
- Hình ảnh: Đảm bảo đáp ứng yêu cầu: độ nét, không giật hình, không
rách hình…
- Giao diện và lựa chọn ảnh đại diện: Tiêu biểu nhất, lột tả được toàn

bộ nội dung chính của clip, tránh hình ảnh phản cảm, không phù hợp với
thuần phong mỹ tục.
- Title của chương trình Mobile TV
+ Ngắn gọn xúc tích, title phải có ý nghĩa, không mang tính chất phản
cảm
+ Phải tuân thủ theo đúng quy chuẩn tiếng Việt
1.4.2.4 Đảm bảo yếu tố về quy định thời gian thực, độ dài của chương
trình hay các Clip.
1.5 Yếu tố tác động đến chất lượng chương trình Mobile TV
1.5.1 Thị trường và nhu cầu của công chúng


15

Chất lượng sản phẩm gắn liền với sự vận động và biến đổi của thị
trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường
Qua phân tích nhu cầu của công chúng, đơn vị sản xuất có thể đưa ra
chiến lược hoặc đầu tư cho những sản phẩm đang được quan tâm, thải loại
những chương trình không có giá trị…
1.5.2 Chất lượng chương trình truyền hình Mobile TV chịu sự tác
động của công nghệ, khoa học kỹ thuật
Trong các thể loại báo chí, truyền hình phụ thuộc vào máy móc trang
thiết bị lớn nhất.
Việc tổ chức sản xuất hệ thống máy móc trang thiết bị một cách hiệu
quả còn có tác dụng trong việc tối ưu hóa lợi ích kinh tế, tiết kiệm thời gian
và tạo ra môi trường làm việc thuận lợi
1.5.3 Chất lượng chương trình Mobile TV phụ thuộc và tiềm lực tài
chính của đơn vị, định hướng sản xuất và phát triển
Mô hình và phương pháp tổ chức sản xuất hoạt động hiệu quả thì cần
phải có năng lực của đội ngũ quản lý, định hướng phát triển của đơn vị.

Nếu không có sự đầu tư, tạo dựng format dành riêng cho điện thoại di
động để phù hợp với đặc điểm của di động thì cũng sẽ hạn chế sự phát triển
của Mobile TV.
1.5.4 Yếu tố con người (nguồn nhân lực) ảnh hưởng rất lớn tới chất
lượng chương trình Mobile TV
Trong tất cả các hoạt động sản xuất, xã hội, nhân tố con người luôn
luôn là nhân tố quyết định tới chất lượng của các hoạt động đó.
Nguồn nhân sự sản xuất Mobile TV có những đặc điểm riêng nên cần
phải nắm bắt được các tính năng công nghệ của sản phẩm; các tiêu chí
chương trình, các yêu cầu cụ thể. …
1.5.5 Nguồn nội dung để khai thác và sản xuất


16

Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng
nguyên vật liệu đầu vào. Với dịch vụ Mobile TV, nguồn nội dung có bản
quyền để khai thác sẽ tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp đó với các đối thủ
khác


17

Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
TRÊN HỆ THỐNG MOBILE TV CỦA TRUYỀN HÌNH VIETTEL
2.1. Giới thiệu về truyền hình Viettel và hệ thống Mobile TV của
truyền hình Viettel
2.1.1 Giới thiệu về Truyền hình Viettel
Công ty truyền hình Viettel là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Viễn Thông

Quân đội, được thành lập ngày 20/01/2012.
2.1.1.1 Quan điểm, định hướng tổ chức
Định hướng trở thành Công ty nội dung hàng đầu tại Việt Nam trong
việc Việt hóa các sản phẩm nội dung nhập khẩu và Quốc tế hóa các sản phẩm
nội dung trong nước vào năm 2020.
- Là nhà sản xuất, chế biến và cung cấp nội dung về giáo dục, thể thao
uy tín nhất, đa dạng nhất tại Việt Nam vào năm 2016.
- Tổ chức bộ máy có trọng tâm, phục vụ nhiệm vụ chính là sản xuất nội
dung và tổ chức kinh doanh trên các hạ tầng.
2.1.1.2 Cơ chế hoạt động, quản lý, điều hành, mối quan hệ của Viettel
TV và phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị trong lĩnh vực truyền hình:
+ Cơ chế hoạt động, quản lý, điều hành
+ Mối quan hệ của Công ty với các đơn vị trong và ngoài Tập đoàn
2.1.1.3. Nhiệm vụ chính của Công ty
- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
+ Khai thác, sản xuất nội dung theo định hướng của Tập đoàn.
+ Hợp tác, trao đổi, mua bán bản quyền nội dung
+ Tổ chức kinh doanh nội dung trên các hạ tầng (truyền hình, di động,
internet,…).


18

- Nhiệm vụ quản lý điều hành nội bộ Công ty
2.1.1.4.Mô hình tổ chức
2.1.2 Giới thiệu về dịch vụ Mobile TV của truyền hình Viettel
2.1.2.1 Quá trình ra đời và triển khai sản xuất trên Mobile TV
Công ty truyền hình Viettel bắt đầu phối hợp sản xuất với trung tâm
kinh doanh VAS- Tổng Công ty Viễn thông Viettel theo tờ trình “Về việc hợp
tác nội dung dịch vụ Mobile TV với Công ty truyền hình Viettel” số 218/TtrVAS..

2.1.2.2 Tổng quan các chương trình trên Mobile TV của truyền hình Viettel
-Các chương trình sản xuất: (Chiếm khoảng 17% cơ cấu chương trình)
+ Là những chương trình được Công ty truyền hình Viettel sản xuất
riêng cho Mobile TV.
+ Các chương trình sản xuất trên kênh Quốc phòng Việt Nam, được cắt
gọt, xử lý theo nội dung khác.
+ Là các chương trình đối tác sản xuất và cung cấp theo gói .
+ Là các chương trình truyền hình trực tiếp trên kênh QPVN
- Các chương trình khai thác: (Chiếm khoảng 83% cơ cấu chương trình):
Các Bản tin, các VOD hay thể loại Phim… được cắt ghép, biên tập lại từ các
nguồn Video trên nhiều hạ tầng, hệ thống như Internet, có bản quyền….
2.1.2.3 Lợi thế, khó khăn, thời cơ và thách thức đối với Mobile TV của
truyền hình Viettel
-Lợi thế:
+ Viettel có lượng thuê bao lớn: gần 30 triệu thuê bao di động thực,
chiếm 40% thị trường viễn thông nước nhà.
+ Viettel phủ sóng 3G đến 84% lãnh thổ.
+ Hạ tầng cơ sở kỹ thuật, công nghệ, đường cáp quang trên toàn quốc.


19

+ Viettel có mạng lưới cửa hàng, siêu thị tại 63 tỉnh thành- kênh truyền
thông trực tiếp tới khách hàng.
+ Nguồn lực trẻ, năng động và yêu nghề.
- Khó khăn:
Đây là lĩnh vực mới được triển khai chưa thực sự lâu nên còn có nhiều
điều bỡ ngỡ.
Nhân lực mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm
Chưa có thông tư hướng dẫn hay văn bản pháp luật nào của Bộ Thông

tin và Truyền thông quy định cho dịch vụ truyền hình di động.
- Cơ hội:
+ Trở thành nhà cung cấp nội dung có bản quyền lớn nhất Việt Nam tại
thị trường truyền hình di động
+ Tạo thêm được một kênh truyền thông tới người sử dụng.
+ Tạo doanh thu lớn.
-Thách thức:
+ Việc thay đổi hành vi của khách hàng cần nhiều thời gian cũng như
sự tinh tế trong việc chọn lọc cung cấp nội dung.
+ Là một dịch vụ mới, đòi hỏi nỗ lực và sáng tạo rất cao.
2.2. Đánh giá về chất lượng chương trình truyền hình trên hệ thống
Mobile TV của truyền hình Viettel hiện nay
Trong thời gian tác giả tiến hành khảo sát, từ 1.2014 đến tháng 1.2015,
tổng cộng đã có 12.540 sản phẩm Mobile TV được phê duyệt và phát sóng.
2.2.1 Thành công
2.2.1.1 Chương trình truyền hình Mobile TV của Truyền hình Viettel
đạt được nhiều tiêu chí về nội dung
Đề tài đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu quan tâm của khách hàng


20

Sự đa dạng về các gói sản phẩm VOD trước hết được thể hiện ở số
lượng trên dưới 30 gói, đầy đủ các lĩnh vực như thể thao, văn hóa, giải trí,
thời sự….
Thông tin nóng, lạ:
-Các thông tin nóng trong đầy đủ mọi lĩnh vực được cập nhật nhanh
nhất có thể. Người dùng có thể xem các chương trình mọi lúc, mọi nơi
-Nội dung các chương trình truyền hình Mobile TV của truyền hình
Viettel đáp ứng tiêu chí: không đề cập tới những vấn đề nhạy cảm, vi phạm

pháp luật
2.2.1.2 Chương trình truyền hình trên hệ thống Mobile TV của truyền
hình Viettel cơ bản đảm bảo tiêu chí về hình thức thể hiện
Đa dạng về Thể loại: Từ tin, phóng sự, tọa đàm…các Clip ngắn
Kết cấu chương trình tương đối hợp lý
Các tác phẩm ít nhiều đảm bảo về tính ổn định của kết cấu.Ưu tiên các
chương trình ngắn, đảm bảo người xem không nhàm chán.
- Hình ảnh:
Hình ảnh có sự chọn lọc, nguồn hình chất lượng ổn định; âm thanh gốc
đạt tiêu chuẩn.
Tín hiệu đường truyền tốt, ít có hiện tượng giật hình. Dạng thức Live
TV đã đảm bảo đúng các yêu cầu về chất lượng hình ảnh.
- Cách giật Title đạt yêu cầu ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo sự thu hút.
Đa phần title sử dụng có ý nghĩa, không mang tính chất phản cảm
nhưng mang đậm tính chất giải trí. Tuân thủ theo đúng quy chuẩn tiếng Việt.
2.2.2. Hạn chế của chương trình truyền hình trên Mobile TV của
truyền hình Viettel
2.2.2.1 Chưa đảm bảo một số tiêu chí về nội dung
Chưa có nhiều đề tài đặc sắc


21

Chưa có nhiều Format chuyên biệt phù hợp với chương trình truyền
hình dành cho điện thoại di động.
Nội dung không được trau chuốt, các video khai thác thường bê nguyên
từ nguồn ngoài mà không có đầu tư chất xám.
Mảng đề tài trong lĩnh vực giải trí là một thế mạnh cần khai thác, thỏa
mãn nhu cầu công chúng thì ở truyền hình Viettel lại rất yếu, thiếu.
2.2.1.2 Nhiều tiêu chí về hình thức chưa đáp ứng được kỳ vọng

Kết cấu chưa thực sự ổn định:
Có Clip khi sản xuất thiếu hình hiệu, hoặc thiếu thanh Bar tên chương
trình…
Hình ảnh:
+ Cách thể hiện tác phẩm chưa đổi mới. Hình thức theo mô típ của
truyền hình truyền thống . Hình ảnh còn xấu, được cắt rất thô từ những Clip
trên mạng vốn không có chất lượng tốt.
+ Giao diện còn đơn giản, khó thu hút sự quan tâm của khách hàng.
+ Chọn hình đại diện cho Clip một cách thụ động Các Thumbnail
thường được chọn một cách ngẫu nhiên
Âm thanh:
Âm lượng không ổn định (lúc to lúc nhỏ), giọng đọc lời bình chưa
truyền cảm.
Chưa có người dẫn nên không tạo ra sự khác biệt:
Không có người dẫn nên chương trình Mobile TV của Viettel chưa có
sự đột phá, khác lạ so với các đơn vị khác
Cách sử dụng Title chưa phù hợp:
+ Title thô thiển, câu khách, vi phạm các nguyên tắc chuẩn mực văn hóa
+ Nhiều Title (tít) sai quy chuẩn: đặt quá dài, thậm chí sai chính tả, sai
tên riêng, sai quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài


22

Phần mô tả cho các tác phẩm rất sơ sài:
Nhiều chương trình Mobile TV của truyền hình Viettel, phần mô tả
được làm rất qua loa, thể hiện sự hời hợt của người làm sản phẩm.
Nhiều chương trình chưa đảm bảo thống nhất tiêu chí thời lượng
chương trình:
Cùng là một thể loại, mặc dù có quy định rõ ràng về mặt thời lượng

nhưng các sản phẩm không đồng nhất.
2.3 Nguyên nhân thành công, hạn chế về chất lượng chương trình
truyền hình trên Mobile TV của truyền hình Viettel
2.3.1 Nguyên nhân thành công
2.3.1.1.Định hướng quan tâm đầu tư cho Mobile TV, đón đầu xu thế
dựa vào sự lớn mạnh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Những thế mạnh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội ở thị trường Viễn
thông là điều kiện tuyệt với để truyền hình Viettel triển khai sản xuất dịch vụ
Mobile TV đạt hiệu quả cao nhất.
+ Triết lý Viettel: Sáng tạo để phục vụ con người - Caring Innovator
+ 8 Giá trị cốt lõi:
Với triết lý kinh doanh của mình, Viettel luôn hướng tới những giá trị
mới, đi trước đón đầu, chấp nhận rủi ro.
2.3.1.2 Xây dựng quy trình sản xuất và thực hiện nghiêm qui trình
Công ty truyền hình Viettel ban hành những quy định cụ thể, quy định
tiêu chí, quy định sau kiểm duyệt, chế tài xử lý; quy trình biên soạn, Upload
và kiểm duyệt nội dung….cho các chương trình; từ đó tạo ra sự đồng nhất
trong thực hiện và triển khai.
2.3.1.3 Nhân sự có kinh nghiệm sản xuất truyền hình
+ Đội ngũ sản xuất của Công ty truyền hình Viettel: bao gồm các biên
tập viên, phóng viên, quay phim, kỹ thuật viên có khả năng chuyên môn, được


23

đào tạo bài bản về truyền hình truyền thống, quy tụ nhân lực từ nhiều Đài báo
lớn trong nước
+Đội ngũ năng động, có đầy đủ phẩm chất chính trị, tâm huyết với
nghề.
+ Đội ngũ Hội đồng nghiệm thu giàu kinh nghiệm.

+ Đội ngũ kinh doanh tốt: Nắm bắt được cơ bản các quy trình sản xuất
truyền hình, Mobile TV…để hỗ trợ cho phần bản quyền.
2.3.1.4 Nguồn sản xuất, khai thác phong phú
+ Nguồn tự sản xuất là những sản phẩm được làm cho Mobile TV và
những sản phẩm phát sóng trên kênh Quốc phòng Việt Nam được “chế biến” lại
thành các Clip ngắn.
+ Nguồn khai thác cực kỳ phong phú, không vi phạm bản quyền
2.3.2 Nguyên nhân của hạn chế
2.3.2.1 Chất lượng chương trình phụ thuộc vào định hướng theo từng
thời điểm của Công ty
Nhiều thời điểm công ty không lấy chất lượng làm tiêu chí đánh giá sản
phẩm, nhiều khi còn chạy theo số lượng
2.3.2.2 Quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là khai thác- điều bất hợp lý với
một đơn vị có thế mạnh sản xuất chương trình truyền hình
Quy mô sản xuất quá nhỏ, không phù hợp với một đơn vị có thế
mạnh về sản xuất như Công ty truyền hình Viettel.
2.3.2.3 Khâu tổ chức sản xuất tồn tại nhiều hạn chế
+ Chưa ban hành được một quy trình cụ thể dành riêng cho khâu sản
xuất Mobile TV.
+ Lực lượng sản xuất chính lại là kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ.
+ Các khâu từ tiền kỳ (với sản xuất), hậu kỳ, nghiệm thu chưa có sự
phối hợp với nhau. Vẫn còn sự chồng chéo trong nhiều bộ phận.
+ Chưa có sự phối hợp tốt giữa phần nội dung và kinh doanh.


24

2.3.2.4 Không có nhân lực sản xuất chuyên biệt cho Mobile TV
Nhân lực của truyền hình Viettel rất dồi dào, nhưng họ chỉ có kinh
nghiệm trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình truyền thống. Không

ai thực sự chuyên biệt cho mảng sản xuất, hay khai thác các chương trình
truyền hình cho Mobile TV.
Nhân sự làm chương trình Mobile TV ít có cơ hội được đào tạo cơ bản
về sản xuất đặc thù này.
2.3.2.5 Khâu kiểm duyệt hạn chế
+ Hiện tại hầu như biên tập viên nào có account cũng có thể tự đẩy
chương trình lên Mobile TV, tự duyệt nên chất lượng không đảm bảo.
+ Thời gian Up Load các sản phẩm mặc dù đã có tiêu chí riêng nhưng
đa phần các biên tập viên chưa thực hiện nghiêm túc.
2.3.2.6 Sự cạnh tranh về mặt nội dung
Do sinh sau đẻ muộn nên dịch vụ Mobile TV của truyền hình Viettel
chắc chắn phải cạnh tranh gay gắt với các dịch vụ Mobile TV của nhiều đơn
vị khác.

Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH TRÊN HỆ THỐNG MOBILE TV CỦA
TRUYỀN HÌNH VIETTEL


25

3.1.Một số kinh nghiệm sản xuất chương trình Mobile TV trên thế
giới và Việt Nam
3.1.1 Hiệu quả từ kinh nghiệm sản xuất chương trình Mobile TV của
Hàn Quốc
Hàn Quốc được coi là “cái nôi” của dịch vụ này.
Thành công của các nhà cung cấp dịch vụ MobileTV ở Hàn Quốc là bởi:
+ Họ đã cung cấp nội dung và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng
+ Đảm bảo vùng phủ sóng tốt, làm cho người tiêu dùng thân quen với

thiết bị thu MobileTV không khác gì chiếc máy điện thoại di động thông
thường nhưng với tiện ích lớn hơn rất nhiều
+ Chú trọng đầu tư những nội dung có bản quyền
3.1.2 Kinh nghiệm các nhà cung cấp dịch vụ Mobile TV ở Việt Nam
S-fone: mạng điện thoại di động CDMA đầu tiên của Việt Nam đã triển
khai dịch vụ truyền hình trên điện thoại vào quí 4/2006.
Những nguyên nhân khiến mobile TV của S-Fone chưa phổ dụng tại
Việt Nam là bởi: Chính sách cước chưa hợp lý với người dùng trong nước;
chất lượng đường truyền đôi khi không được tốt...
Mobifone và Vinafone: Công nghệ từ Viễn thông không thua kém với
bất kỳ đơn vị nào trong nước. Tuy nhiên họ không xây dựng được một chiến
lược nội dung hiệu quả để cạnh tranh chất lượng.
3.2. Dự báo xu thế phát triển của Mobile TV
Xu thế kinh doanh băng rộng di động có xu hướng tiếp tục phát triển
mạnh trong tương lai không xa là điều kiện để đầu tư các dịch vụ giá trị gia
tăng.
3.3 Những vấn đề đặt ra với chương trình truyền hình trên Mobile
TV của truyền hình Viettel


×