Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài tình huống quản trị nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.26 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI



BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 1.3
Tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Nhóm:

HÀ NỘI 2017
4


Câu 1: Tình huống 13: Sử dụng nguồn nhân lực
1 Phân tích quan điểm quản trị của ông David Ogilvy: “Nếu bạn muốn thuê
những người nhỏ hơn bạn, công ty của bạn sẽ trở thành công ty của
những người lùn, nhưng nếu thuê những người giỏi hơn bạn, chúng ta sẽ
trở thành công ty của những người khổng lồ”.
 “Nếu bạn muốn thuê những người nhỏ hơn bạn, công ty của bạn sẽ trở
thành công ty của những người lùn”.
+ Nếu những nhà lãnh đạo thuê người nhỏ hơn họ, tức là những người kém
họ về các mặt như kiến thức chuyên môn, khả năng, ý thức nghề nghiệp thì
thường họ sẽ dẫn tới khả năng xu nịnh cấp trên, nghe lời và phục tùng tuyệt
đối.
+ Họ cũng có thể có tư tưởng kém tự tin hơn, lười biếng, không đảm nhận và
hoàn thành tốt công việc được giao, từ đó dẫn tới năng suất làm việc và chất
lượng làm việc không cao, không đạt được hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Bên cạnh đó họ thường lười suy nghĩ, không đổi mới, sáng tạo trong công
việc, làm cho hiệu quả kinh doanh đi xuống.


+ Tiếp đó, khi thuê những người không đủ khả năng, doanh nghiệp sẽ mất
nhiều chi phí đào tạo và phát triển họ. Thậm chí, họ có thể ảnh hưởng đến
văn hóa doanh nghiệp.
+ Công ty của những người lùn là công ty của những người kém cỏi, ít đổi
mới, không nhiệt tình, hiệu quả kinh doanh thấp.
Do đó, “Nếu bạn muốn thuê những người nhỏ hơn bạn, công ty của bạn sẽ
trở thành công ty của những người lùn”
 “Nếu thuê những người giỏi hơn bạn, chúng ta sẽ trở thành công ty của
những người khổng lồ”.

4


Công ty của những người khổng lồ là công ty gồm nhiều người giỏi. Bởi
vậy, khi nhà quản trị thuê được những người giỏi, biết khéo léo trong quản
trị thì họ sẽ đưa công ty đến sự thành công vì:
+ Năng lực cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp xuất phát từ nguồn nhân
lực chứ không phải các yếu tố khác trong hàm sản xuất như vốn, công
nghệ,...Nếu doanh nghiệp có được những người tài giỏi, thêm vào đó là nhà
quản trị biết cách dùng người thì doanh nghiệp sẽ duy trì và phát triển được
năng lực cạnh tranh bền vững của mình.
+ Khi biết cách dùng những người giỏi, biết khích lệ, họ sẽ luôn phát huy
được năng lực làm việc của mình ở mức độ cao nhất,họ sẽ cống hiến nhiệt
tình năng lực của mình cho doanh nghiệp, từ đó, doanh nghiệp sẽ đạt được
hiệu quả kinh doanh cao hơn. Từ đó doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành
doanh nghiệp của những người khổng lồ.
2 Bình luận câu nói: “Nhà quản trị giỏi là những người biết dùng người
giỏi hơn mình”.
- Với một doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc thu hút người tài mà còn
phải biết dùng người tài như thế nào? Đây cũng chính là vấn đề lớn trong

công tác quản trị nhân lực của các doanh nghiệp hiện nay.
- “Nhà quản trị giỏi” là những người giỏi trong công tác quản trị, biết dùng
người, biết khéo léo khơi dậy sự nhiệt tình và sự cống hiến hết mình của
nhân viên dưới quyền. “Những người giỏi hơn mình” tức là những người có
thể giỏi hơn các nhà quản trị về kiến thức chuyên môn, kĩ năng làm việc,
cách thức làm việc.
- Nhà quản trị phải biết lôi kéo, thu hút người tài về với doanh nghiệp của
mình. Trong cuộc sống, kiến thức là vô tận, một người dù giỏi đến đâu cũng
không thể nắm hết kiến thức trong cuộc sống và cũng không thể là người
giỏi trong tất cả các vấn đề. Một nhà quản trị giỏi không nhất thiết phải nắm
bắt hết các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của các công việc nhưng phải là

4


người biết dùng những người giỏi về các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
đó. Việc thuê các nhân viên giỏi sẽ giúp nhà quản trị tập trung được vào các
khâu then chốt của doanh nghiệp. Khi biết cách khích lệ, động viên đúng lúc
người tài, họ sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, từ đó nhà quản trị có
thể giảm bớt khối lượng công việc, hiệu quả kinh doanh cao.
- Một nhà quản trị giỏi là người biết nhận ra, phát hiện những người có năng
lực, chuyên môn giỏi và biết cách giao cho họ những công việc phù hợp để
họ phát huy hết được các điểm mạnh của bản thân, để họ bộc lộ, phát triển
tài năng và ngày càng gắn bó, tận tâm với doanh nghiệp. Muốn vậy, nhà
quản trị phải quan tâm tới nhân viên, có các chính sách đãi ngộ hợp lý và
luôn luôn phải trao dồi các kỹ năng, phẩm chất, kiến thức.
Vì vậy, muốn cho công việc đạt hiệu quả cao, nhà quản trị ngoài việc thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình thì cũng phải biết nghệ thuật dùng người.
3 Hãy đưa ra một quan điểm quản trị nhân lực ở Việt Nam, phân tích quan
điểm đó.

Quan điểmquản trị nhân lực ở Việt Nam: “Để quản lý tốt nhân viên của mình
thì phải biết lắng nghe ý kiến cuả họ”.
Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên là quan hệ giữa con người với con
người, nó đầy tính nhân văn, nhưng cũng đầy nguyên tắc. Nếu sếp quá nguyên
tắc mối quan hệ trong cơ quan sẽ cứng nhắc, mọi người thấy thiếu thoải mái,
thậm trí không muốn đến cơ quan nữa.Vì thế phải biết lắng nghe mong muốn
của nhân viên mình là gì, phải biết lắng nghe ý kiến đóng góp của họ trong
công việc.
Biết lắng nghe ý kiến của nhân viên để tìm ra giải pháp quản lý tối ưu là một
trong những yếu tố có thể giúp một người lãnh đạo, công ty đạt hiệu quả cao
trong kinh doanh. Biết lắng nghe là một nghệ thuật của nhà quản lý bởi không

4


chỉ nghe mà còn biết cách đưa ra những câu hỏi không trùng lặp, biết kiềm chế,
biết ghi nhận những thông tin quan trọng cũng như sử dụng kiến thức của mình
như một vũ khí chiến lược. Kiên nhẫn, sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để thể hiện sự
lắng nghe một cách chân thành sẽ gây ấn tượng tốt trước đối tác.Biết dừng lại
đúng lúc và không ngắt lời người khác cũng sẽ giúp bạn thành công hơn trong
công việc giao tiếp.Vấn đề là mọi người đều muốn được lắng nghe hơn là bị bắt
buộc phải nghe.Ai vận dụng điều này sẽ có cơ hội đạt được nhiều kiến thức
hơn, từ đó hướng mọi người tới mục đích chính của mình. Việc lắng nghe và
tiếp thu ý kiến của nhân viên sẽ tạo được lòng tin ở nhân viên của mình, họ sẽ
cảm nhận được vị trí, vai trò của mình trong doanh nghiệp. Họ sẽ thấy mình
được quan tâm từ đó hăng say làm việc hơn. Nếu như nhà quản trị chỉ lắng nghe
mà không hề tiếp thu chút nào thì nhân viên của bạn sẽ thất vọng. Họ sẽ hỏi:
“Như vậy ý kiến đóng góp của mình cho sếp có ích lợi gì nếu như những ý kiến
đó không bao giờ được để tâm tới”.
Trong công việc, có 3 yếu tố thuộc về nhu cầu có liên quan mật thiết tới việc

đi hay ở, làm việc có hiệu quả hay không của nhân viên là thu nhập, môi trường
và cơ hội phát triển. Nhà quản trị có thể hoàn toàn lắng nghe những nhu cầu này
để đi tới quyết định hành động hay không hành động. Cơ chế lắng nghe sẽ bao
gồm cả những giải pháp mang tính kĩ thuật cũng như nghệ thuật quản trị. Về kí
thuật, thông qua các bản báo cáo, đánh giá nhân lực và các cuộc họp giao ban
cũng như trao đổi trực tiếp, nhà quản trị sẽ nắm được tâm nguyện của cấp dưới
để có điều chỉnh cần thiết. Nghệ thuật lắng nghe thì không mấy ai giống ai, vô
cùng linh hoạt theo từng hoàn cảnh và mục đích. Giả dụ một nhà quản trị có
quan điểm chỉ cần giữ chân nhân viên chủ chốt vẫn có thể tham gia một chuyến
dã ngoại tập thể nhân viên toàn công ty để hiểu được tinh thần của cả đội ngũ.

4


Tạo lập một kênh thông tin để kết nối với đội ngũ nhân sự rộng rãi là một
biện pháp cần thiết để nhà quản trị lắng nghe được nhiều tiếng nói hơn. Chưa
xét tới hiệu quả trực tiếp, nhưng bằng kênh thông tin đối ngoại rộng rãi, chẳng
hạn như email, diễn đàn điện tử hay blog của công ty,...ít nhất nhà quản trị cũng
cho nhiều người thấy thiện chí muốn lắng nghe của mình. Tất nhiên, không phải
mọi thông tin thu được đều chính xác nhưng vẫn cần có sự nhạy cảm và kinh
nghiệm để biết được nên nghe ai, nghe cái gì.
Càng ở vị trí cao, nhà quản trị càng khó nghe được những ý kiến phản hồi từ
phía nhân viên, trong khi nhiệm vụ quan trọng nhất của họ vẫn là quản lý con
người. Do đó, các nhà quản trị cần thường xuyên thu thập thông tin đa chiều và
xây dựng cho mình cách nhìn đa chiều, mà trước hết là lắng nghe từ chính các
nhân viên của mình.
Câu 2:Nêu các quan điểm quản trị nhân lực của chủ tịch Hồ Chí Minh? Tại
sao nói quản trị nhân lực ở Việt Nam là sự kết hợp giữa quản trị nhân lực của
Phương Đông và phương Tây?
Bài làm

Từ hệ thống tư tưởng của Người, chúng ta thấy toát lên nội dung quan
niệm về con người như sau:
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, con người là tổng hòa của các quan hệ xã
hội từ hẹp đến rộng. Người từng khẳng định: “Chữ Người, nghĩa hẹp là gia đình,
anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài
người”(3). Hồ Chí Minh không bao giờ xem xét con người một cách trừu tượng mà
luôn xuất phát từ hoàn cảnh con người hiện thực cụ thể trong các quan hệ xã hội

4


với nhiều bình diện, nhiều chiều khác nhau. Đặc biệt ở Hồ Chí Minh, bên cạnh
những khái niệm phổ quát như giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, nhân dân lao
động, chúng ta đã thấy xuất hiện thêm các khái niệm mới: “Người nô lệ mất nước”,
“Người cùng khổ”. Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu, đấy là những khái
niệm xuất hiện đầy ấn tượng và là một cách tiếp cận riêng của Hồ Chí Minh trong
quan niệm về con người. Có thể khẳng định: cách tiếp cận cơ bản nhất của Hồ Chí
Minh vẫn là đặt con người trong mối quan hệ với cộng đồng dân tộc. Bởi vì, hơn
bất cứ ai, Hồ Chí Minh luôn luôn ở trong lòng nhân dân, mang cùng một truyền
thống anh hùng, gắn bó với con người, với nhân dân từ trong khối óc, khát vọng và
con tim, trọn vẹn suốt cuộc đời.
Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Vì
vậy, Hồ Chí Minh luôn quan niệm con người, trong cấu trúc nhân cách, là một hệ
thống bao gồm tổng hoà nhiều yếu tố hợp thành như: thể xác và tâm hồn, thể lực
và trí tuệ, cái sinh vật và cái xã hội... Con người ai cũng có chỗ hay chỗ dở, ai cũng
có tính tốt tính xấu, có thiện có ác. Vấn đề là làm sao cho phần xấu mất dần đi,
phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân; con người ta sinh ra, ai cũng lớn lên, già đi rồi
chết; người ta ai cũng muốn sung sướng, mạnh khoẻ... Cách quan niệm như thế cho
phép Hồ Chí Minh đạt tới cái nhìn toàn diện về con người; là cơ sở để Người hiểu,
cảm thông, lo lắng cho con người. Đây là tư tưởng chủ đạo, bao trùm và xuyên

suốt, vừa có ý nghĩa như tiền đề xuất phát đồng thời lại là mục đích trong hệ thống
tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhân tố con người là vốn quý nhất, là động lực vĩ đại, nhân
tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; dân là vốn quý nhất, có dân là có
tất cả, nên phải bắt đầu từ nhân tố con người, vì con người, cho con người và trở về
với con người.

4


Tại sao nói quản trị nhân lực ở Việt Nam là sự kết hợp giữa quản trị nhân
lực của Phương Đông và phương Tây?
Ở Việt Nam, Tư tưởng quản trị nói chung và quản trị nhân lực nói riêng đã
được hình thành từ rất sớm, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước; quá
trình đấu tranh bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc.Trong đó,các bài nói viết
và tấm gương vể Chủ tịch Hồ Chí Minh là chuẩn mực cho tư tưởng quản trị nhân
lực Việt Nam hiện đại.
Hồ Chí Minh kế thừa các tư tưởng quản trị nhân lực của các nhà thuyết gia
phương đông và cả phương tây. Ở Người không có sự coi trọng “đức” hơn hay
pháp luật hơn trong quản trị nhân lực cũng như quản lý kinh tế xã hội. người học
hỏi và kế thừa những giá trị tiêu biểu của khổng tử về việc lấy đức trị người nghĩa
là để thu phục và dẫn dắt người khác nhà quản trị phải tu dưỡng những đức tính
cần thiết như : nhân, trí, dung, nghĩa và trước hết người quản trị của Hàn Phi Tử
như quản trị phải tiếp quyền biến chứ không câu nệ sách vở, thời khác thì sự việc
phải khác, trong mỗi trường hợp thì cần có những cách xử lý khác nhau. Từ đây,
Hồ Chí Minh đã cùng với những tư tưởng mới của chủ nghĩa Mác –Lênin, Người
đã xây dựng nên những tư tưởng mới và tiến bộ hơn về quản trị nhân lực nói riêng
và quản trị nhà nước xã hội chung. Tư tưởng của Người có sự kết hợp của các học
thuyết quản trị phương đông, phương tây và đặc biệt là những tiếp thu tinh tế của
chủ nghĩa Mác –Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong quản trị có sự kết hợp cả yếu
tố cứng là pháp luật và các yếu tố mềm dẻo là đạo đức.

Từ đó mà ta nói: “quản trị nhân lực ở Việt Nam là sự kết hợp giữa quản trị
nhân lực của Phương Đông và phương Tây”

4



×