Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Điều tra tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

ĐẶNG VIỆT HÙNG

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI,
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

ĐẶNG VIỆT HÙNG

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI,
TỈNH ĐỒNG NAI


Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.68

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN TẬP

Hà Nội - 2011


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Văn Tập đã tận tình hướng dẫn và dìu dắt tôi
trong quá trình thực hiện bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Lâm Nghiệp – Cơ
sở 2, các thầy cô giáo trong Ban Nông lâm, Ban Quản lý Tài nguyên rừng và
Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn
hóa Đồng Nai đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, tiến hành điều tra và
những ý kiến đóng góp trong thời gian nghiên cứu.
Tôi xin cam đoan rằng trong quá trình làm luận văn tôi có kế thừa một
số tài liệu của đoàn điều tra cây thuốc của Trung tâm Sâm và Dược liệu - TP.
Hồ Chí Minh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động
viên tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu, tôi rất mong
nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đồng Nai, tháng 11 năm 2011
Tác giả

Đặng Việt Hùng


ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 3
1.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ ............................................................... 3
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ............................ 4
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ trên Thế giới ..................... 4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam ....................... 8
1.2.3. Nghiên cứu tại Khu BTTN –VH Đồng Nai ..................................... 12
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 14
2.1.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................... 14
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 14
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 14

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 14
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 14
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 14
2.3.1. Điều tra thành phần các loại cây LSNG chủ yếu ........................... 14
2.3.2. Xây dựng danh lục các loài cây LSNG tại Khu bảo tồn ................ 15
2.3.3. Điều tra trong cộng đồng địa phương, Ban quản lý Khu bảo tồn 15
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp ............................................................... 15


iii
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 15
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 15
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp .............................................. 16
2.4.3. Xác định tên khoa học và xây dựng danh lục các nhóm LSNG ..... 19
2.4.4. Xác định các loài bị đe dọa cần bảo tồn ........................................ 21
2.4.5. Phương pháp điều tra xã hội học ................................................... 22
2.4.6. Phương pháp xác định các nguy cơ gây suy giảm và đề xuất giải
pháp bảo tồn tài nguyên LSNG ................................................................ 23
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
3.1.1. Tọa độ địa lý ................................................................................... 24
3.1.2. Phạm vi ranh giới ........................................................................... 24
3.1.3. Khí hậu thủy văn ............................................................................ 24
3.1.4. Địa hình .......................................................................................... 25
3.1.5. Đất đai ............................................................................................ 25
3.2. Tình hình tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp ....................................... 26
3.2.1. Diện tích rừng và đất rừng ............................................................. 26
3.2.2. Tài nguyên rừng ............................................................................. 27
3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 28

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 30
4.1. Sự phong phú về thành phần loài của các nhóm cây LSNG ................. 30
4.2. Kết quả điều tra cụ thể về từng nhóm LSNG ........................................ 31
4.2.1. Nhóm cây làm thuốc ....................................................................... 31
4.2.2. Nhóm cây ăn được .......................................................................... 38
4.2.3. Nhóm cây cho sợi ........................................................................... 42
4.2.4. Nhóm cây cho tinh dầu và dầu nhựa .............................................. 44


iv
4.2.5. Nhóm cây cho tanin và màu nhuộm ............................................... 46
4.2.6. Nhóm cây làm cảnh và cho bóng mát ............................................ 47
4.2.7. Cây có công dụng khác .................................................................. 49
4.3. Những loài cây quý hiếm thuộc diện cần bảo tồn tại Khu Bảo tồn ...... 50
4.3.1. Về thành phần loài ......................................................................... 51
4.3.2. Về tình trạng quần thể của các loài ............................................... 52
4.3.3. Về hiện trạng bảo tồn ..................................................................... 53
4.4. Kết quả điều tra bước đầu về tình hình khai thác, sử dụng và quản lý
LSNG tại Khu BTTN – VH Đồng Nai ........................................................... 54
4.4.1. Tình hình khai thác, sử dụng LSNG tại Khu bảo tồn ..................... 54
4.4.2. Tình hình quản lý và phát triển trồng các loài cây LSNG ............. 57
4.5. Đề xuất một số giải pháp ....................................................................... 59
4.5.1. Bảo tồn nguồn LSNG nói chung..................................................... 59
4.5.2. Phát triển gây trồng tại chỗ một số loài LSNG tiềm năng............. 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

IUCN

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

KBTTN - VH

Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa

NN&PTNT

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn


NĐ 32/2006

Nghị định 32/2006/NĐ – CP của Chính phủ

TNCT

Tài nguyên cây thuốc

PRA

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia

RRA

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

SĐVN 2007

Sách đỏ Việt Nam 2007

UBND

Ủy ban nhân dân

WWF

Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên bảng
1.1 Sản lượng khai thác hàng năm của một số sản phẩm LSNG ở

Trang
9

Việt Nam
2.1 Giá trị sử dụng các loài trong hệ thực vật

20

4.1 Các nhóm LSNG tại Khu BTTN – VH Đồng Nai

30

4.2 Sự phân bố các taxon của từng ngành tại Khu BTTN – VH

32

Đồng Nai
4.3 Thành phần song mây tại Khu Bảo tồn

43

4.4 Những loài LSNG cần bảo tồn ở Khu BTTN – VH Đồng Nai

50


4.5 Các vụ vi phạm về bảo vệ rừng tại Khu BTTN – VH Đồng Nai

54

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
TT

Tên phụ lục

1

Danh lục các loài LSNG tại Khu BTTN – VH Đồng Nai

2

Danh lục cây thuốc tại Khu BTTN – VH Đồng Nai

3

Danh lục cây ăn được tại Khu BTTN – VH Đồng Nai


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là tài nguyên rừng không phải là gỗ mà
trong đó đặc biệt là nhóm có nguồn gốc từ thực vật rừng. Nhóm tài nguyên
LSNG này bao gồm: cây có sợi (Tre nứa, song mây, cây có sợi khác), cây ăn
được (Rau, củ, quả....), cây làm thuốc, cây có dầu, nhựa, cây có tanin và thuốc

nhuộm, cây cảnh và cho bóng mát…
LSNG từ thực vật là nhóm tài nguyên có vai trò quan trọng với đời
sống kinh tế, xã hội của các cộng đồng dân cư sống ở vùng núi. Tuy nhiên do
khai thác liên tục nhiều năm, cùng nhiều nguyên nhân khác đã là cho nguồn
tài nguyên này bị giảm sút nghiêm trọng. Nhiều loài LSNG quý hiếm hiện đã
lâm vào tình trạng có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam. Trước tình hình đó,
năm 2007 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã phê duyệt chiến lược bảo tồn và phát
triển bền vững LSNG ở Việt Nam.
Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai (Khu bảo tồn) mà trước
đây là Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu được thành lập năm 2006,
theo Quyết định số 09/2006/QĐ-UBND, của tỉnh Đồng Nai, ngày 20 tháng 2
năm 2006. Toàn bộ Khu bảo tồn nằm trong 3 xã: Mã Đà, Hiếu Liêm và Phú
Lý thuộc huyện Vĩnh Cửu - tỉnh Đồng Nai, với diện tích 68.788,3 ha. Đây là
vùng rừng nằm trên địa hình đồi núi thấp. Kiểu rừng chủ yếu của khu Bảo tồn
là rừng thưa rụng lá và nửa rụng lá, xen kẽ là rừng kín thường xanh, trảng cây
bụi và trảng cỏ. Về thực vật, theo kết quả điều tra của Quỹ Bảo tồn thiên
nhiên thế giới (WWF), Phân Viện Điều tra Quy hoạch rừng và Viện Sinh thái
& Tài nguyên Sinh vật (IEBR), bước đầu đã thống kê được 614 loài thuộc
390 chi, 111 họ, của 6 ngành thực vật khác nhau. Trong đó có một số loài cây
gỗ quý như: Trắc, Cẩm lai, Dầu rái, Dầu mít, Dầu song nàng, Sao đen... Tuy
nhiên kết quả này chủ yếu mới về thành phần thực vật rừng, chưa đi sâu điều
tra nghiên cứu về tài nguyên LSNG.


2
Hơn nữa, cộng đồng dân cư sống xung quanh và xen kẽ ở Khu bảo tồn
có tới 24.518 nhân khẩu. Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, từ xa xưa đến nay họ
vẫn vào rừng khai thác, thu hái các loại LSNG bao gồm: cây thuốc, tre nứa,
song mây, cây ăn được... cung cấp cho nhu cầu tại chỗ và đem bán lấy tiền.
Về lĩnh vực này, hiện cũng chưa có bất cứ công trình điều tra nghiên cứu nào

ở Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai được công bố.
Để góp thêm những hiểu biết khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền
vững nguồn tài nguyên này chúng tôi đã lựa chọn đề tài: "Điều tra tài nguyên
lâm sản ngoài gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng
Nai " làm Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ
Theo Jenne H. De Beer và McDermott (1989) [44]: “Lâm sản ngoài gỗ
bao gồm toàn bộ những nguyên liệu sinh học không kể gỗ và củi. Những
nguyên liệu này được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của con người”. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm cho sợi như
song mây, tre nứa; những sản phẩm ăn được như gia vị, hoa quả; các sản
phẩm từ động vật như: thịt, tổ chim, mật ong, da, xương, sừng; cây thuốc và
các chất tiết của thực vật như: gôm, tinh dầu, chất nhuộm màu… cũng như
các sản phẩm thu được từ hệ sinh thái biển và rừng ngập mặn.
Hội nghị lâm nghiệp do Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO,
1999) [44] đã đưa ra và thông qua một khái niệm và định nghĩa khác về
LSNG “Lâm sản ngoài gỗ (Non-timber forest product) bao gồm những sản
phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có cây
rừng (wooded lands) và cây ở ngoài rừng”. Thuật ngữ này phải dịch sang
tiếng việt là “Lâm sản ngoài gỗ cây”. Nhưng để đơn giản vẫn dùng thuật ngữ
LSNG. Với định nghĩa này, LSNG bao gồm cả động vật, gỗ nhỏ và củi và
rộng hơn so với định nghĩa trước. Trong tài liệu sách báo nước ngoài, hiện tại
cả hai thuật ngữ NWFP và NTFP vẫn được dùng. Song có tác giả, để hạn chế
đối tượng nghiên cứu, đánh giá giá trị kinh tế của LSNG như J. H. De Beer

thêm vào định nghĩa trên một mệnh đề, thành một định nghĩa khác như sau:
“LSNG bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không phải gỗ được
người ta khai thác từ rừng để sử dụng”.


4
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ trên Thế giới
Trên thế giới, tài nguyên LSNG rất phong phú và đa dạng, có đến 25.000
loài cây hoặc hơn. LSNG cung cấp nhiều sản phẩm cần thiết cho đời sống
cộng đồng và phát triển kinh tế. Nhiều cộng đồng đã biết sử dụng LSNG từ xa
xưa, việc buôn bán trao đổi quốc tế cũng diễn ra rất sớm, từ các đảo Tây
Indonesia tới Trung Hoa đầu thế kỷ V; Trung Đông buôn bán với đảo
Malaysia từ năm 850; Châu Âu nhập khẩu các sản phẩm khai thác ở rừng từ
thế kỷ XV [53]. Trải qua nhiều thế kỷ, sản phẩm rừng đã và đang cung cấp
cho các nước một nguồn thu nhập lớn lao. Giá trị sử dụng rộng lớn của gỗ
trong các ngành công nghiệp xây dựng và nội thất dường như đã làm cho con
người nhiều khi quên mất giá trị của LSNG. Thực tế về buôn bán, trao đổi
lâm sản ngoài gỗ trên thị trường đã cung cấp cho người dân sống ở vùng rừng
và các doanh nghiệp địa phương một nguồn thu nhập đáng kể.
Bắt đầu từ năm 1984, nhà môi trường học Marius Jacobs [52] đã thực
hiện nghiên cứu về các sản phẩm LSNG. Tác giả cho biết rừng mưa nhiệt đới
chứa đựng sự đa dạng kỳ diệu của các loài thực vật được con người sử dụng
như gỗ, lương thực, thuốc men, nguyên liệu công nghiệp và gia vị. Trong đó,
LSNG đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nội địa của đất nước, tuy
nhiên sự tồn tại của chúng đang bị đe doạ do hoạt động khai thác gỗ và
chuyển đổi canh tác - hai hoạt động này gây lãng phí và tàn phá tự nhiên - kết
quả dẫn đến sự biến mất một số loài đáng kể. Để bảo vệ rừng mưa nhiệt đới
nói chung và lâm sản ngoài gỗ nói riêng, cần có phương pháp bảo tồn mới.
Đó là tập trung nghiên cứu nhiều hơn nữa về giá trị sử dụng của các loài lâm

sản ngoài gỗ, đồng thời khuyến khích sử dụng bền vững các loài cả ở phạm vi
trong và ngoài rừng.


5
Kết quả nghiên cứu của Ajay Mahapatra và C. Paul Mitchell (1997) [41]
về phát triển bền vững LSNG ở Ấn Độ cho thấy khai thác bền vững nguồn tài
nguyên ngoài gỗ vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên rừng vừa tạo thu nhập
cho người dân. Để đạt được cả hai mục tiêu này, cần phải hiểu rõ cách thức
khai thác và vai trò của thị trường nguồn lâm sản ngoài gỗ. Các nhân tố ảnh
hưởng tới sản lượng lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế được xác định thông
qua một trường hợp nghiên cứu cụ thể ở Ấn Độ và sự thiếu hụt chiến lược
marketing đã được phân tích.
Kevin Gould, Andrew F. Howard và Gustavo Rodriguéz (1998)[49] thực
hiện nghiên cứu khai thác bền vững các loài cây cho chất nhuộm tự nhiên ở
Petén (Guatemala). Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ ở Petén là một mô
hình của chương trình phát triển và bảo tồn lâm sản ngoài gỗ. Chương trình
này đã tạo ra một sản phẩm ngoài gỗ mới gọi là Gatherings TM, đó là hỗn hợp
tạo hương thơm bao gồm hạt, hoa và lá cây. Các nhà khoa học đã dùng
phương pháp để thử tính bền vững của hoạt động khai thác cây có chất màu
dùng nhuộm cho hỗn hợp tạo hương thơm đó. Kết quả cho thấy có 2 loài cây
có chất nhuộm màu bị khai thác quá mức trong vòng 10 năm và việc sản xuất
sản phẩm GatheringsTM không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho khu rừng.
Để đánh giá sinh khối và năng lượng của nguồn tài nguyên LSNG,
M.K.Misra và S.S. Dash (2000) [50] đã tiến hành điều tra tại các bộ lạc của 3
làng vùng phía Đông Ghat của Ấn Độ là Rajikakhola, Nediguda và
Badruguda. Kết quả thu được sản lượng lâm sản ngoài gỗ ở mỗi làng là
253,55 GJ, trong đó sản lượng tiêu thụ là 190,57 GJ. Tổng năng lượng bỏ ra
để khai thác lâm sản ngoài gỗ ở mỗi làng là 16,1 GJ, trong đó đàn ông đóng
góp 37,3%, phụ nữ 53,8% và trẻ em 8,9%. Tỷ lệ đầu vào - đầu ra năng lượng

lâm sản ngoài gỗ là 16,56.


6
Nghiên cứu thủ tục chính sách lâm sản ngoài gỗ ở Nêpan, H.O. Larsen,
C.S. Olsen và T.E. Boon (2000) [47] đã dựa trên 400 cuộc phỏng vấn với
1.000 người quản lý trong giai đoạn 1992 - 1998. Kết quả cho thấy, việc xây
dựng và thực thi chính sách về lâm sản ngoài gỗ không có sự liên kết chặt chẽ
với thực tế: công cụ thực thi chính sách không phù hợp với mục tiêu của
chính sách, điều kiện thực tế của vùng quản lý không được đề cập đến. Do đó,
cần một số thay đổi khi ban hành luật, quy chế về lâm nghiệp nhằm nâng cao
đời sống của người dân địa phương.
Nghiên cứu của J.E. Michael Arnold và M. Ruiz Pérez (2001) [48] về sự
phù hợp của Lâm sản ngoài gỗ với mục tiêu phát triển và bảo tồn rừng nhiệt
đới. Những giá trị mà lâm sản ngoài gỗ mang lại cho người dân địa phương
cùng với việc khai thác chúng ít gây mất cân bằng sinh thái so với khai thác
gỗ đã tạo niềm tin rằng việc tăng cường quản lý các loài lâm sản ngoài gỗ này
có thể đảm bảo cả hai mục tiêu là bảo tồn và phát triển, và dẫn tới việc mở
rộng khai thác lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
việc “bảo tồn thông qua thương mại hoá” này cần được xem lại. Thực tế, nhu
cầu của thị trường và thậm chí sự phân phối không công bằng giá trị sử dụng
của tài nguyên có thể làm nguồn tài nguyên bị biến đổi và suy thoái. Vì vậy,
cần phải nỗ lực đạt tới một sự cân bằng thực sự giữa bảo tồn và phát triển.
Nhằm tăng cường nhận thức về LSNG, các tác giả Emery, Marla R. và
Rebecca J. McLain đã xuất bản cuốn sách “Non-timber forest products”
(2002) [45] trong đó liệt kê và mô tả công dụng các loài cây làm thuốc, các
loài nấm, cây ăn được, cây có hạt và các sản phẩm tự nhiên khác từ rừng.
Theo Peter C. Boxall và đồng nghiệp (2003) [53], các sản phẩm ngoài gỗ
khai thác từ rừng phương bắc của Canađa là những cơ hội phát triển kinh tế
mới cho vùng đất này, đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Tác giả đã tiến hành đánh giá tiềm năng thị trường sản phẩm mứt làm từ quả


7
mọng hoang dại do người dân phương bắc cung cấp. Kết quả cho thấy những
sản phẩm này có thể đạt giá cao hơn 100% so với giá thị trường quốc tế.
E.M. Bruna và R.C.G. Mesquita (2005) [46] đã tiến hành thử nghiệm 3
năm khai thác loài lâm sản ngoài gỗ Ischnosiphon polyphyllus ở miền Trung
Amazon, E.M. Nakazono theo phương thức chủ yếu khai thác thân - phương
thức khai thác truyền thống của người dân để làm rổ, chiếu và các sản phẩm
thủ công khác. Kết quả cho thấy mức độ hồi phục của cây rất chậm, tức là
phương thức khai thác hiện tại không đủ an toàn để bảo tồn sự sống sót của
quần thể cây về lâu dài.
Theo kết quả nghiên cứu của A.K. Mahapatra và D.D. Tewari (2005)
[40] về tầm quan trọng của các sản phẩm ngoài gỗ từ các khu rừng khô rụng
lá trong nền kinh tế ở Ấn Độ, giá trị kinh tế của các sản phẩm ngoài gỗ ít khi
được tính đến trong giá trị của rừng. Thực tế giá trị thu nhập tinh từ lâm sản
ngoài gỗ được ước tính khoảng 1.016 USD/ha rừng ở vùng ven biển và 1.348
US$/ha rừng trong đất liền, cao hơn đáng kể so với cách khai thác đất khác.
Thậm chí còn cao hơn giá trị từ sản phẩm gỗ (268 USD/ha).
Theo ước tính khoảng chừng 200 đến 300 triệu người trên trái đất, trong
đó các nước Đông Nam Á chiếm 29 triệu người có cuộc sống phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn tài nguyên ngoài gỗ. Lợi nhuận hàng năm thu được từ lâm
sản ngoài gỗ của các nước trong khu vực Đông Nam Á lên tới vài tỷ đô la
Mỹ, trong đó riêng thu nhập từ những mặt hàng song mây đã chiếm khoảng 3
tỷ đô la. Như vậy, ở các nước Đông Nam Á thì giá trị về kinh tế của lâm sản
ngoài gỗ đóng vai trò quan trọng trong kinh tế địa phương và trung ương.
Lâm sản ngoài gỗ đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho các ngành sản xuất,
tạo thu nhập kinh tế và công ăn việc làm cho các cộng đồng và các doanh
nghiệp địa phương [44].

Như vậy, nhiều cộng đồng dân cư trên thế giới đã có truyền thống sử
dụng LSNG từ lâu đời. Ngày nay, chính phủ nhiều nước đã quan tâm quản lý


8
nguồn tài nguyên LSNG, có chính sách hỗ trợ các cộng đồng quản lý sử dụng
hợp lý chúng. Nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, nhiều chính phủ và các
tổ chức phi chính phủ đã chú ý đến việc nghiên cứu phát triển và sử dụng bền
vững này. Nghĩa là, nghiên cứu LSNG đã trở thành một nhiệm vụ khoa học
nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Nước ta có nguồn tài nguyên rừng, biển, đất ngập nước phong phú. Đa
dạng sinh học của Việt Nam đã hình thành nên những di sản tự nhiên vô giá
cho quốc gia và quốc tế. Một loạt các sản phẩm ngoài gỗ được khai thác từ
rừng hoặc từ các mô hình nông lâm kết hợp để phục vụ sử dụng trong gia
đình, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu như: nấm, cây
thuốc và cây tinh dầu, hoa quả và rau ăn, mật ong, sợi, tre nứa, song mây,
phong lan, nhựa, gôm, chất nhuộm, cá, rắn, rùa, tôm…
Cùng với các sản phẩm gây trồng trên trang trại và vườn đồi, lâm sản
ngoài gỗ từ rừng đã cung cấp cho người dân địa phương sống ở trong và xung
quanh vùng rừng nguồn thực phẩm, dược liệu, thức ăn cho gia súc, củi đun,
nguyên liệu cho xây dựng và nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp nhỏ,
đồng thời tạo ra thu nhập bổ sung cho kinh tế gia đình. Hiện tại lâm sản ngoài
gỗ đóng vai trò quan trọng trong kinh tế, phúc lợi của người dân ở các cộng
đồng và có tiềm năng rộng lớn cho phát triển tương lai.
Cùng với sản phẩm nông nghiệp, lâm sản ngoài gỗ tham gia đảm bảo an
ninh lương thực, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, là nguyên liệu để xây dựng,
làm thức ăn cho gia súc và là nguồn tạo ra thu nhập. Tác động về mặt tài
chính của lâm sản ngoài gỗ thậm chí còn lớn hơn cả các hoạt động lâm nghiệp
khác. Theo ước tính, nước ta có khoảng 25 triệu người sống ở vùng rừng,

chiếm tới 30% dân số và khoảng 320.000 người tham gia vào sản xuất lâm
sản ngoài gỗ. Trung bình 1 ha lâm sản ngoài gỗ cần khoảng 3 lao động, gấp
10 lần so với các hoạt động trồng cây lấy gỗ. Giá trị lợi nhuận từ nguồn tài


9
nguyên ngoài gỗ ở nước ta khó có thể tính toán chính xác, nhưng theo ước
tính giá trị từ nguồn tài nguyên sinh học khoảng chừng 2 tỷ USD/năm [11].
Rất khó có thể thống kê chính xác về số lượng lâm sản ngoài gỗ đã được
thu hoạch ở nước ta nhưng người ta ước tính sản lượng hàng năm của một số
sản phẩm như bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Sản lượng khai thác hàng năm của một số
sản phẩm LSNG ở Việt Nam
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Sản lượng khai thác
hàng năm (tấn)
Nhựa thông
4.500
Nhựa trám
100-150
Nhựa trai
500
Tinh dầu hồi
2.000
Quế
2.000
Tinh dầu pơ mu
50
Tinh dầu xá xị
10
Tinh dầu long não
100
Tinh dầu tràm

50
Tinh dầu màng tang
30
Dầu trẩu
100 - 400
Dầu sở
100
Tanin
8
Cánh kiến
90 - 140
Hạt điều
200
Sa nhân
50
Thiên niên kiện
200
Thảo quả
80-150
Hà thủ ô
50
Đẳng sâm
50
Mây
7.000
Song
250 triệu m
Trúc
100 triệu cây
Tre

400 triệu cây
Mắc kén
70 - 134
Mật ong rừng
200 - 400
“Nguồn: Tổng quan về ngành LSNG ở Việt Nam, 2002”
Sản phẩm


10
Sau Hội thảo quốc gia ngày 20/3/2003 tại Hà Nội giới thiệu về Dự án hỗ
trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam (gọi tắt là Dự án lâm sản
ngoài gỗ), đã có 2 cuộc họp tư vấn về tổ chức mạng lưới lâm sản ngoài gỗ
Việt Nam. Kết quả đã dự thảo mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt
động của Mạng lưới Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là
Vietnam NTFP Network). Đây là tổ chức phi chính phủ, không lợi nhuận, tự
nguyện của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước có quyền lợi, nghĩa vụ
hoặc quan tâm tới hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, sản xuất, chế biến, thị
trường, chính sách xã hội về lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Mục tiêu của Mạng
lưới nhằm khuyến khích, tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các tổ
chức, cá nhân, cộng đồng trong và ngoài nước có liên quan đến lâm sản ngoài
gỗ để góp phần bảo tồn và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ Việt Nam.
Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ hiện có 49 cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý
nhà nước.
Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 đưa lâm sản ngoài gỗ trở thành một
phân ngành sản xuất trong lâm nghiệp, đạt giá trị xuất khẩu từ 700-800 triệu
USD, chiếm hơn 20% giá trị sản xuất lâm nghiệp; đồng thời tạo việc làm ổn
định cho 1,5 triệu lao động nông thôn miền núi vào việc thu hái, sản xuất kinh
doanh lâm sản ngoài gỗ. Đến năm 2020, diện tích gây trồng tái tạo cây lâm
sản ngoài gỗ ít nhất phải tăng gấp 2 lần so với năm 2004 (tương đương 3 triệu

ha - tăng bình quân hàng năm 10% diện tích). Diện tích rừng tự nhiên có khả
năng khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 2,2- 2,5 triệu ha. Rừng
trồng lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 700-800 ngàn ha [12].
Với sự tài trợ của Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan, tổ chức bảo tồn
thiên nhiên thế giới (IUCN) và chính phủ Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu
lâm đặc sản - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã hoàn thành pha I dự
án “Hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” trong năm 2002 [19].


11
Hiện nay pha II của dự án đang tiếp tục được thực hiện cho đến tháng 6 năm
2007. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện tại 5 tỉnh là Quảng Ninh, Bắc
Giang, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị, dự án đã thực sự đóng góp lớn
vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân sống
dựa vào rừng. Mô hình trồng các loại lâm sản quý hiếm như: Trám, Ba kích,
Phong lan đã được dự án thực hiện thành công. Ngoài mô hình trồng các loại
cây trên, dự án còn hỗ trợ các hộ dân một số các mô hình khác như: nuôi tắc
kè, trồng mây, thanh mai. Cho đến nay, dự án đã xây dựng được hơn 20 mô
hình thử nghiệm tại các điểm hiện trường với tổng số 951 hộ dân vùng Bắc
trung bộ và 88 hộ dân vùng Bắc bộ tham gia thực hiện. Dự án đã phối hợp tổ
chức cho 47 khoá đào tạo, tập huấn cho 722 người về nâng cao nhận thức về
phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ.
Ngoài ra cũng có nhiều cá nhân nghiên cứu nhiều chủ đề liên quan đến
LSNG nhưng hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào các loại tre trúc như:
Thử nghiệm nhân giống Luồng của trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai,
nghiên cứu nhân giống và gây trồng các loài tre lấy măng của phân Viện
Khoa học Lâm nghiệp miền Nam; Nghiên cứu nhân giống tre Lồ Ô và Luồng
của Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế; Một số tác giả khác đã
nghiên cứu về cây thuốc nam. Ngoài ra có một số đề tài nghiên cứu về khai
thác và sử dụng cũng như chế biến các loại LSNG của một số cộng đồng dân

tộc thiểu số của sinh viên khoa Lâm nghiệp các trường Đại học Lâm nghiệp
Xuân Mai, Đại học Huế và Đại học Tây Nguyên.
Trung tâm Nghiên cứu lâm đặc sản cũng đã hoàn thành Đề án quốc gia
về LSNG giai đoạn 2006 – 2020 [12]. Đề án được xây dựng với 2 mục tiêu:
Xây dựng ngành lâm sản ngoài gỗ phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng
sinh học, môi trường sinh thái; tạo nghề rừng thu hút cộng đồng thôn bản vào
gây trồng sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ phục vụ xoá đói giảm nghèo,


12
phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Trung tâm phối hợp với các địa
phương quy hoạch vùng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ gắn với phát triển công
nghiệp chế biến lâm sản; xác định các tập đoàn cây trồng lâm sản ngoài gỗ
chủ lực, phù hợp với các vùng sinh thái; khuyến khích nhân rộng mô hình gây
nuôi sinh sản động thực vật hoang dã trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh các
hoạt động khuyến lâm. Trung tâm cũng đang nghiên cứu, đề xuất Bộ
NN&PTNT hình thành cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về lâm sản
ngoài gỗ từ cấp Bộ đến địa phương và hoàn thiện quy chế khai thác, sử dụng
bền vững lâm sản ngoài gỗ.
1.2.3. Nghiên cứu tại Khu BTTN –VH Đồng Nai
Năm 1995, Giáo sư Phan Kế Lộc cùng nhóm nghiên cứu đã tiến hành
điều tra thành phần các loài thực vật rừng vùng Đông Nam bộ. Đây là một đề
tài nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Khoa học tự nhiên trên một
vùng rộng lớn nhằm đánh giá tài nguyên thực vật rừng thuộc lưu vực sông
Đồng Nai.
Tháng 9/2009, tại Khu BTTN - VH Đồng Nai đã báo cáo công trình
Điều tra xây dựng danh lục động, thực vật rừng do Phân viện Điều tra quy
hoạch rừng Nam bộ thực hiện đã thống kê được 1.401 loài thực vật bậc cao có
mạch, nhưng dự án cũng chỉ dừng lại ở điều tra, thống kê số lượng các loài
thực vật bậc cao có mạch, tình trạng các loài quý hiếm mà chưa nghiên cứu

các loài LSNG có giá trị được khai thác, sử dụng tại địa phương [32].
Năm 2009, UBND huyện Vĩnh Cửu đã điều tra xây dựng đề án “Phát
triển nghề tre trúc trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2010 – 2015” kết
quả nghiên cứu cho thấy trong cơ cấu rừng tự nhiên của huyện Vĩnh Cửu,
rừng tre nứa hỗn giao chiếm tỷ lệ tương đối, một số loài tre đã được khai
thác sử dụng làm các sản phẩm như: bàn ghế, mành sáo, rổ rá, các sản phẩm
thủ công mỹ nghệ như đũa tre xuất khẩu, tăm, … với lợi thế nguồn nguyên
liệu tại chỗ và nguồn lao động dồi dào huyện Vĩnh Cửu có điều kiện phát triển
tiểu thủ công nghiệp từ tre trúc. Nghiên cứu này cũng đã xác định được người
dân trong các khu vực gần rừng đang có cuộc sống phụ thuộc vào nguồn


13
LSNG (riêng xã Phú lý có đến 516 hộ có cuộc sống phụ thuộc vào việc thu
hái và chế biến LSNG).
Qua các nghiên cứu tại khu vực có thể thấy rằng tại Khu bảo tồn chưa
có công trình nghiên cứu nào đánh giá hiện trạng tài nguyên LSNG cũng như
các giá trị kinh tế của tài nguyên LSNG, chính vì vậy chưa có giải pháp bảo
tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này. Vì thế để thực hiện tốt
chương trình phát triển LSNG nói riêng và phát triển tài nguyên rừng nói
chung cần thiết phải nghiên cứu bổ sung một số vấn đề và đó cũng là những
nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn này gồm:
- Xác định hiện trạng tài nguyên LSNG; các phương thức quản lý, khai
thác và sử dụng tài nguyên LSNG tại khu vực
- Các nhân tố tác động đến nguồn tài nguyên LSNG tại Khu bảo tồn
- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nguồn LSNG có giá trị kinh
tế tại Khu bảo tồn


14

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá thực trạng nguồn tài nguyên LSNG, từ đó đề xuất được
một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài
nguyên lâm sản ngoài gỗ tại Khu BTTN – VH Đồng Nai.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được thành phần loài để xây dựng danh lục LSNG, bao
gồm: cây thuốc, cây có sợi, cây ăn được, cây cho tinh dầu và dầu nhựa, cây
tanin và thuốc nhộm, cây cảnh và cho bóng mát tại Khu Bảo tồn.
- Qua điều tra nhằm nắm được sơ bộ về tình hình hiện trạng, nhất là các
hoạt động như: khai thác, sử dụng LSNG, cũng như các hoạt động khác liên
quan tới việc quản lý bảo vệ tài nguyên thực vật rừng ở Khu Bảo tồn.
- Trên cơ sở của các kết quả điều tra nghiên cứu, đề xuất được một số
giải pháp nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, đưa vào trồng
trong tương lai một số loài cây LSNG phù hợp tại Khu Bảo tồn.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài cây Lâm sản ngoài gỗ bao gồm: cây làm thuốc, cây cho sợi,
cây ăn được, cây cho tanin, nhựa, tinh dầu, màu nhuộm…
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Chủ yếu tập trung vào việc điều tra khảo sát, thu thập thông tin và phân
tích đánh giá tài nguyên LSNG tại Khu BTTN – VH Đồng Nai.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra thành phần các loại cây LSNG chủ yếu gồm:



15
- Cây làm thuốc
- Cây ăn được (làm rau, ăn quả, củ và các bộ phận khác)
- Cây cho sợi (Tre nứa, song mây, cây cho sợi và dây buộc khác)
- Cây cho tinh dầu, nhựa và dầu béo
- Cây cho tanin, thuốc nhuộm
- Cây làm cảnh và cho bóng mát
- Cây có công dụng khác (lá để gói bánh, lợp nhà, làm men rượu…)
2.3.2. Xây dựng danh lục các loài cây LSNG tại Khu bảo tồn
- Mỗi loài trong danh lục có các thông tin về tên gọi phổ thông, tên gọi
theo địa phương (nếu có), tên khoa học, họ thực vật, công dụng.
- Xây dựng danh lục các loài cây LSNG thuộc diện cần bảo tồn ở Việt
Nam đã phát hiện thấy ở Khu bảo tồn có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007,
Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam 2006 và Nghị định 32/2006 của Chính phủ.
- Căn cứ vào danh lục để phân tích, đánh giá về mức độ đa dạng sinh
học, sự phong phú và giá trị sử dụng toàn bộ nguồn tài nguyên thực vật đã
biết ở Khu bảo tồn.
2.3.3. Điều tra trong cộng đồng địa phương, Ban quản lý Khu bảo tồn
- Thu thập các thông tin về tình hình khai thác sử dụng và gây trồng
thêm các loại LSNG chủ yếu
- Tìm hiểu về mối liên quan giữa yêu cầu của công tác quản lý tài nguyên
với nhu cầu thực tế của cộng đồng địa phương về LSNG ở Khu bảo tồn
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp khả thi góp phần vào công tác quản lý, bảo
tồn và phát triển bền vững tài nguyên LSNG
- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên
- Vấn đề khai thác hợp lý
- Đưa vào trồng tại địa phương các loại cây LSNG phù hợp và có giá trị
kinh tế cao
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Điều tra thu thập thông tin từ những tài liệu, văn bản hiện có, những số
liệu thống kê, lưu trữ hàng năm có liên quan đến đối tượng điều tra bao gồm:


16
- Kế thừa các tài liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
tại khu vực nghiên cứu
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về LSNG tại Khu bảo tồn
- Kế thừa các tư liệu khác liên quan đến điều tra tài nguyên thực vật
rừng của Khu BTTN – VH Đồng Nai
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu theo tuyến điển hình
Điều tra khảo sát trực tiếp tuyến trên thực địa bằng việc vận dụng tổng
hợp các phương pháp truyền thống như:
* Điều tra trên các tuyến để phát hiện và ghi nhận được các loài LSNG
hiện có. Các tuyến điều tra chủ yếu theo các tuyến tuần tra bảo vệ rừng của
lực lượng kiểm lâm Khu bảo tồn và các đường mòn, đường be vận chuyển gỗ
trước đây.
Trong thời gian từ tháng 7/2010 đến 7/2011 chúng tôi đã tiến hành
nhiều đợt điều tra thực địa để thu thập số liệu, thu thập mẫu vật và thống kê
tất cả các loài cây LSNG. Tổng số các tuyến điều tra là 9 tuyến chính và hệ
thống các tuyến xương cá, các tuyến được bố trí đi qua các tiểu khu và rải đều
trong phạm vi của Khu bảo tồn bao gồm:
- Khu vực Bờ Hào, Suối Móp, Tiểu khu 137
- Trạm Cây Gùi đi Trạm Cây Sung, Tiểu khu 121
- Từ Bờ Hào đến Khu di tích Chiến khu Đ, Mã Đà
- Từ Bờ Hào đến Trạm Suối Giàng, Phú Lý
- Trạm Suối Koop đi Trạm Cây Gõ, Phú Lý
- Khu vực Trung ương Cục miền Nam, Phú Lý
- Trạm Đá Dựng đi khu vực Công viên đá, Hiếu Liêm

- Từ Chiến khu Đ đến Trạm Cu Đinh, Hiếu Liêm
- Từ Chiến khu Đ đến Trạm Suối Cạn, Tiểu khu 108
Với tổng chiều dài tuyến đã điều tra khoảng 45km, kết quả điều tra
được thống kê vào biểu sau:


17
Biểu 01: Điều tra LSNG theo tuyến
Số hiệu tuyến: ............................................... Người điều tra: ...........................
Địa điểm: ....................................................... Ngày điều tra: ............................
Chiều dài tuyến: ............................................
TT

Tên phổ thông

Tên địa
phương

Công dụng

Bộ phận
sử dụng

Ghi chú

1
2
3
...


* Điều tra trên cây tiêu chuẩn đại diện
Tuy nhiên sản phẩm ngoài gỗ được lấy từ các bộ phận khác nhau của
cây (vỏ, lá, nhựa, tinh dầu, hoa,...) cần có các phương pháp khác nhau được
trình bày chi tiết dưới đây.
Các số liệu đã đo đếm cần ghi vào biểu một cách thống nhất. Thực tế
không thể xác định được ngay và chính xác tên loài tất cả các cây trong rừng,
vì vậy ngoài việc ghi chép đầy đủ cần lấy tiêu bản để giám định.
Phương pháp thông thường được phân chia sản phẩm theo công dụng
cho cây nhóm sau:
+ Điều tra cây làm thuốc và cây ăn được
Đối với những cây làm thuốc và cây ăn được có ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh mệnh. Vì vậy, phải kiểm nghiệm thận trọng mới nên khẳng định.
Phương pháp điều tra:
- Phỏng vấn dân địa phương, những người cao tuổi, già làng và những
người làm nghề thuốc nam trong vùng
- Kiểm nghiệm nhanh: cây ăn được thường là những cây có nhiều
đường và tinh bột người ta dựa vào đặc tính hòa tan trong nước của đường,
đặc tính hòa không tan trong nước, khả năng nhuộm màu của Iốt và độ dính
khi đun nóng của tinh bột để đoán định. Chim thú thường ăn quả hạt, ta cũng
có thể quan sát các phần thức ăn của động vật để đoán định.


×