Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

BỘ ĐỀ THI HSG VĂN 12 CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 47 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
Môn thi: NGỮ VĂN (bảng A)
Ngày thi: 30/9/2014
Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: (8 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện ngụ ngôn sau đây:
CHIM CHÀNG LÀNG (CHIM BÁCH THANH)
Chàng làng vẫn thường hãnh diện vàkiêu ngạo về tiếng hót của mình hơn hẳn đồng
loại. Nócóthể hót tiếng của nhiều loài chim. Một hôm, nhân cómặt đông đủ bạn bèhọ nhà
chim, chú đậu tót lên cành cây cao rồi ưỡn ngực, vươn cổ cất tiếng hót. Chú hót say sưa, khi
thìgiống giọng của sáo đen, khi là giọng của chí
ch chòe, họa mi... Ai cũng khen chú bắt chước
giống vàtài tình quá. Cuối buổi biểu diễn, một chú chim sâu đề nghị: Bây giờ anh hãy hót
tiếng của riêng anh cho bọn em nghe nào! Chàng làng đứng mãi mà không hót được giọng
của riêng mì
nh, chàng làng xấu hổ cất cánh bay thẳng. Bởi vìtừ xưa đến nay, chàng làng chỉ
quen nhại theo giọng hót của các loài chim khác chứ đâu chịu luyện một giọng hót riêng cho
chí
nh mì
nh.
Câu 2: (12 điểm)

Nhà thơ Sóng Hồng nói : “Thơ là thơ, nhưng đồng thời làhọa, lànhạc, làchạm khắc
theo một cách riêng.”. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ýkiến trên? Hãy làm sáng tỏ
ýkiến trên qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?


-----HẾT-----Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………SBD:…………………………….
Giám thị 1: ………………………………………Giám thị 2:……………………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KÌTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1


LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn thi: NGỮ VĂN (BẢNG A)
Ngày thi: 30/9/2014
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 05 trang)

I. Yêu cầu chung
- Thísinh phải cókiến thức văn học vàxãhội đúng đắn, sâu rộng; có kĩ năng làm văn nghị luận tốt:
kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ, văn viết giàu cảm xúc. Thísinh cóthể lựa chọn nhiều phương thức
biểu đạt, kết hợp nhiều thao tác lập luận để làm văn.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những những nội dung cơ bản, cótí
nh chất định hướng, giám khảo cần linh
hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; cẩn trọng vàtinh tế khi đánh giá bài làm của học sinh. Đặc biệt
chútrọng khả năng sáng tạo của bài viết.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu
Câu 1

Điểm

Nội dung
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện ngụ ngôn chim chàng làng.
8,0
Yêu cầu về kĩ năng
2,0
* Điểm 2,0:
- Biết cách làm bài nghị luận xãhội.
- Kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo.
- Biết cách lựa chọn vàkết hợp nhiều thao tác lập luận để đánh giá luận bàn về vấn
đề.
* Điểm 1,5:
- Biết cách làm bài nghị luận xãhội.
- Kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ.
* Điểm 1,0:
- Biết cách làm bài nghị luận xãhội.
- Lập luận chưa tốt.
* Điểm 0,5:
- Kết cấu không rõràng.
- Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Điểm 00: Kĩ năng kém
Yêu cầu về kiến thức
Thísinh cóthể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ýsau:
6,0

1. Giải thích: Nhận thức về nội dung và ý nghĩa câu chuyện
1
- Câu chuyện kể về loài chim chàng làng( còn cótên khác làchim bách thanh), loài 2,0
chim này cókhả năng tuyệt vời làbắt chước giọng của những loài chim khác.(0,5)
- Bản thân chúchim này rất tự hào về khả năng của mì
nh vàkhi cómặt đông đủ bạn

bè, họ hàng nhàchim chúlại trì
nh diễn năng khiếu ấy cho mọi người thưởng thức.
(0,5)


Câu
2

- Tuy nhiên khi được đề nghị hót bằng giọng của mì
nh thìchúxấu hổ bay đi mất vì
xưa nay chú chỉ bắt chước, nhại theo chứ đâu có luyện cho mì
nh một giọng hót riêng.
(0,5)
=> Câu chuyện phêphán thói bắt chước, nhại lại màkhông chịu suy nghĩ, không
chịu sáng tạo để làm nên phong cách riêng ở một số người. (0,5)
2. Bì
nh luận:
3,0
-Bắt chước làmột thói quen được hì
nh thành từ thuở ấu thơ, nó giúp con người học
hỏi được mọi thứ từ thế giới xung quanh để thí
ch nghi với cuộc sống. (0,5)
- Bắt chước là giai đoạn đầu tiên của tư duy mà bất cứ ai cũng phải trải qua bởi khó
có thể phát minh, sáng tạo ra cái mới nếu không dựa vào những ý tưởng cũ. Bắt
chước trong một hoàn cảnh nào đó cũng được coi là tài năng nếu sự bắt chước y như
thật. (0,5)
- Tuy nhiên cuộc sống không ngừng đòi hỏi sự sáng tạo. Thành công của ngày hôm
nay không thể giống với ngày hôm qua, ngày mai không thể giống ngày hôm nay vì
thế con người không thể rập khuôn, bắt chước những cái đã có. (1,0)
- Câu chuyện đã phản ánh một thực trạng trong xãhội: nói theo, viết theo, nghĩ theo,

hành động theo người khác một cách máy móc, thiếu suy nghĩ, nhất là đối với học
sinh hiện nay. Việc bắt chước một cách máy móc, đã làm các em mất đi phong cách
riêng của mình, thui chột khả năng sáng tạo, mất đi sự tự chủ trong cuộc sống tương
lai. (1,0)
3. Bài học:
1,0
- Trong cuộc sống không tự biến mì
nh thành những con chim chàng làng. (0,5)
- Không ngừng học hỏi, không ngừng tư duy, sáng tạo để khẳng định mình và đi tới
thành công. (0,5)
Nhà thơ Sóng Hồng nói : “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm
khắc theo một cách riêng.”. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ýkiến trên? Hãy làm 12,0
sáng tỏ ýkiến trên qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
Yêu cầu về kĩ năng
3,0
* Điểm 2,5 - 3,0:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một ýkiến bàn về văn học.
- Kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt.
- Bài viết cótính sáng tạo, thể hiện được chất giọng riêng; có vài đoạn hay, sâu sắc.
* Điểm 2,0:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một ýkiến bàn về văn học.
- Kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt.
- Văn viết sáng tạo.
* Điểm 1,5:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một ýkiến bàn về văn học.
- Kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt.
* Điểm 1,0:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một ýkiến bàn về văn học.
- Kết cấu rõràng, lập luận tương đối chặt chẽ, diễn đạt suôn sẻ.



* Điểm 0,5:
- Kết cấu chưa rõ ràng.
- Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Điểm 00: Kĩ năng kém.
Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về líluận văn học vànhững kiến thức về tác giả Quang
Dũng và bài thơ Tây Tiến, thísinh cần phải đáp ứng được các ý cơ bản sau:
1. Giải thích:
Ý kiến của Sóng Hồng bàn về những đặc trưng của thể loại thơ: Tính biểu cảm,

nh tạo hình, tính nhạc, tính độc đáo riêng biệt (của thơ ca và của các sáng tác nghệ
thuật nói chung).
- Thơ là thơ: thơ là thế giới nội tâm của con người, làcảm xúc của người nghệ sĩ
khi sáng tác. (0,5)
- Thơ là hoạ: giátrị tạo hình của ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của hì
nh
ảnh, vẽ ra trong người đọc những bức tranh sống động về cuộc sống (thi trung hữu
hoạ). (0,5)
- Thơ là nhạc: tí
nh nhạc trong thơ. Nhạc trong thơ được tạo ra từ nhịp điệu, thanh
điệu, nghệ thuật phối vần, phối âm…( thi trung hữu nhạc). (0,5)
- Thơ là chạm khắc theo một cách riêng: khả năng sáng tạo riêng của các nhà thơ,
tạo nên phong cách riêng của từng người. (0,5)
Học sinh cóthể liên hệ tới ýkiến khác bàn về đặc trưng thơ ca.( VD: Mấy ý nghĩ
về thơ - Nguyễn Đình Thi)
2. Phân tích, chứng minh
a) Phân tích: (1,0 )
- Đây là một ýkiến đúng đắn vàcógiátrị. Nónói lên những yêu cầu khắt khe đối
với việc sáng tác thơ . (0,5)

- Để sáng tác được những sáng tác thơ hay ,nhà thơ không chỉ cần cảm xúc mãnh
liệt, chân thành màcòn cần có tài năng trong việc sử dụng từ ngữ, hì
nh ảnh, thanh
điệu, nhịp điệu thật độc đáo để tạo được phong cách riêng của mì
nh. (0,5)

3. Chứng minh: (5,0)
a) Cảm xúc toàn bài thơ là nỗi nhớ về tình đồng đội, đồng chícủa Quang Dũng.
Đó là nỗi nhớ về những chuỗi ngày hành quân đầy gian khổ, đầy những thử thách
của chiến trường. Đó là nỗi nhớ về tì
nh quân dân, giữa con người và con người, con
người và thiên nhiên. Đồng thời làsự ngợi ca về sự hi sinh đầy bi tráng của đồng
đội, đồng chí.(0,5)
b) Bài thơ Tây Tiến giàu chất họa. (2,0)
- Bức tranh thiên nhiên được tái hiện bằng ngòi bút tài hoa. Có cái đẹp hùng tráng
của núi rừng hiểm trở vàvẻ đẹp bì
nh dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê

9,0

2,0

6,0


hương, có cảm hứng mạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tì
nh nhẹ nhàng mềm mại trong
thơ (Hs chọn dẫn chứng vàphân tích dẫn chứng). (1,0)
+ Các địa danh: Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai
Châu gợi nơi chốn xa xôi. (0,25)

+ Thiên nhiên giàu chất lãng mạn: sương, khói, hoa, các cô gái, cơm lên khói, lau
lách gợi hồn cảnh vật...(0,5)
+ Thiên nhiên giàu chất bi tráng: “thác gầm thét”, “cọp trêu người”. (0,25)
- Con người, đặc biệt là người lí
nh Tây Tiến được chạm khắc bằng những nét hào
hùng bi tráng. Quang Dũng khai thác các hì
nh ảnh tạo chất họa, tập trung ở hai thái
cực tưởng chừng như đối lập. Đây là thủ pháp đặc trưng của ngòi bút lãng mạn.
(Hs chọn dẫn chứng vàphân tích dẫn chứng) (1,0)
+ Đoàn quân Tây Tiến hành quân, sinh hoạt trên nền thiên nhiên lãng mạn, hoang
dã. (0,5)
+ Người lính chịu nhiều khó khăn gian khổ chết chóc nhưng có tinh thần vàýchí
quyết tâm chiến đấu mạnh mẽ, kiên cường. (0,5)
c) Bài thơ Tây Tiến giàu chất nhạc.(2,0)
- Đọc Tây Tiến, người ta “như ngậm âm nhạc trong miệng” (lời nhà thơ Xuân
Diệu). Mỗi một đoạn thơ với âm hưởng riêng: khi nhẹ nhàng, khi mạnh mẽ, đã tái
hiện thành công những khó khăn, gian khổ cũng như tinh thần sống lạc quan của
bộ đội trong kháng chiến. Chất nhạc làm cho giọng điệu bài thơ lúc thì nhẹ nhàng
lâng lâng, khi thìtrầm hùng, khỏe khoắn. Giọng điệu trên mang nét đặc trưng của
ngòi bút lãng mạn.(hs chọn vàphân tí
ch dẫn chứng)
- Vần thơ, phối thanh (1,0)
+Vần “ơi” trong khổ 1 như một bètrầm tạo sắc thái du dương lâng lâng cho nỗi nhớ.
(0,25)
+ Cách phối thanh trong các câu:
 “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm (5 trắc / 2 bằng)
Heo hút cồn mây súng ngửi trời (4 trắc / 3 bằng)
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống (3 trắc / 4 bằng)
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (0 trắc / 7 bằng)
 “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” (1 trắc / 6 bằng)

=> Phối hợp 2 nhóm thanh bằng, trắc một cách códụng ýcác câu thơ, nhằm tạo
nên một âm thanh cao thấp cóchủ ý khi đọc, gợi lên một địa hì
nh da dạng và gợi
lên tì
nh cảm quân dân đầm ấm. (0,75)
- Âm thanh (0,5)
+ Tiếng gầm, thét của sông, thác : tạo ra một âm thanh vừa trầm vừa bổng, gợi lên
chất bi hùng của cảnh vật miền Tây ...(0,25)
+ Tiếng “khèn” người dân tộc trong đêm liên hoan, tạo nên chất lãng mạn bay
bổng trong tâm hồn người lí
nh. Tiếng khèn ngất ngây ấy và điệu múa Lam vông
quyến rũ của những cô gái Lào đã “xây hồn thơ” trong lòng các chàng lính trẻ.
(0,25)
- Nhịp thơ: thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp da dạng. (0,5)


+ Phần lớn là2/2/3 nhịp dài tạo nên âm hưởng lâng lâng, trầm hùng của Đường
thi.(0,25)
+ Nhưng cũng có khi là 4/3 nhịp ngắn: “ Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống” ;
“Quân xanh màu lá / dữ oai hùm”; “Hồn về Sầm Nứa / chẳng về xuôi”, chắc, khỏe,
dứt khoát như một lời thề. (0,25)
d) Bài thơ Tây Tiến thể hiện phong cách riêng của Quang Dũng: phóng
khoáng, hồn hậu, lãng mạn vàtài hoa. (0,5)
- Tâm hồn phóng khoáng hồn hậu trong hồn thơ thể hiện ở nỗi nhớ nhẹ nhàng, lâng
lâng nhưng nồng nàn tha thiết.(0,25)
- Lãng mạn, tài hoa thể hiện ở trí tưởng tượng bay bổng, vận dụng âm nhạc, hội
họa vào trong thơ một cách độc đáo. (0,25)
3. Đánh giá chung:
1,0
- Nỗi nhớ đồng đội nồng nàn tha thiết. Nỗi nhớ nồng nàn ấy được chắp cánh bởi sự

tài hoa, lãng mạn qua việc sử dụng nhạc vàhọa trong thơ.(0,5)
- Các yêu tố trên góp phần giúp tác giả để lại cho thơ ca Việt Nam một thi phẩm bất
hủ.(0,5)

-------HẾT-------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
Môn thi: NGỮ VĂN (Bảng B)
Ngày thi: 30/9/2014
Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)

Câu 1: (8,0 điểm)
Trong bài thơ “Một khúc ca xuân” (12-1977), Tố Hữu cóviết:
“Nếu làcon chim, chiếc lá
Thìcon chim phải hót, chiếc láphải xanh
Lẽ nào vay màkhông cótrả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình ”
Anh (chị) hãy phát biểu ýkiến của mì
nh về đoạn thơ trên.
Câu 2: (12,0 điểm)


Phân tí
ch chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

-------HẾT-------


- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……………………………………SBD:……………………………….
Giám thị 1: ………………………………………Giám thị 2: ……………………………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
Môn thi: NGỮ VĂN (Bảng B)
Ngày thi: 30/9/2014
Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Gồm 4 trang)
I. YÊU CẦU CHUNG
- Thísinh phải cókiến thức văn học vàxãhội đúng đắn, sâu rộng; có kĩ năng làm văn nghị
luận tốt: kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ, văn viết giàu cảm xúc.
- Thísinh cóthể lựa chọn nhiều phương thức biểu đạt, kết hợp nhiều thao tác lập luận để
làm văn.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, cótí
nh chất định hướng, giám khảo cần
linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; cẩn trọng vàtinh tế khi đánh giá bài làm của học
sinh. Đặc biệt chútrọng khả năng sáng tạo của bài viết.
II. YÊU CẦU CỤ THỀ
Câu
ĐÁP ÁN

ĐIỂM


Câu 1 Trong bài thơ “Một khúc ca xuân” (12-1977), Tố Hữu cóviết:
“Nếu làcon chim, chiếc lá
Thìcon chim phải hót, chiếc láphải xanh
Lẽ nào vay màkhông cótrả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Anh (chị) hãy phát biểu ýkiến của mình về đoạn thơ trên.
1. Yêu cầu về kĩ năng
* Điểm 2,0:
- Biết cách làm văn nghị luận xãhội.
- Kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ.
- Văn viết sáng tạo.
- Biết cách lựa chọn vàkết hợp các thao tác lập luận để đánh giá
luận bàn về vấn đề.
* Điểm 1,5:
- Biết cách làm văn nghị luận xãhội.
- Kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ.
* Điểm 1,0:
- Biết cách làm văn nghị luận xãhội.
- Kết cấu rõràng, lập luận chưa tốt.
* Điểm 0,5:
- Kết cấu không rõràng.
- Mắc nhiều lỗi diễn đạt, lập luận chưa tốt.
* Điểm 00: Kĩ năng kém.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thísinh cóthể trì
nh bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần đảm
bảo các ýsau:

a. Giải thích ý nghĩa của đoạn thơ:
- Nếu là: cách nói giả định. Con chim, chiếc lálànhững sinh linh bé
nhỏ trong cõi đời. Tuy nhỏ bé như con chim, chiếc lá nhưng một khi
đã hiện diện trên đời thìvẫn có trách nhiệm với đời; nghĩa là “con
chim phải hót, chiếc láphải xanh”.(1,0)
- Từ đó, suy ra con người cũng vậy; một khi đã sống, đã “vay” trong
xãhội thìphải biết “ trả” : “ lẽ nào vay màkhông cótrả” là như thế.
Biết trả nợ xãhội đó là trách nhiệm của con người ở đời : “ sống là
cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đúng là con người sống trong xãhội
đâu chỉ biết hưởng thụ màcòn phải biết cống hiến.(1,0)
b. Khẳng định quan niệm sống trong đoạn thơ của Tố Hữu là
hoàn toàn đúng :

8,0

2,0

6,0

2,0

1,5


- Quan niệm sống phải biết cống hiến của nhà thơ thể hiện quan niệm
sống cao đẹp, vị tha của thanh niên thời đại hiện nay.(0,5)
- Làmột thanh niên sống trong cộng đồng xãhội, mỗi con người phải
hòa đồng với nhau, sống phải cótrách nhiệm với nhau. Ai cũng vậy,
phải ra sức trả món nợ ấy cho xãhội.(0,5)
- Để trang trải được món nợ đã vay ấy của xãhội, chúng ta phải ra

sức cống hiến hết sức lực của mình cho người, cho đời.(0,5)
 Nếu mọi người đều hiểu thấu đáo như vậy, đất nước ta nhất định
sẽ tiến lên văn minh, công bằng vàgiàu mạnh, xãhội nhất định sẽ tốt
đẹp.
c. Bàn luận mở rộng :
- Phêphán : những ai chỉ biết hưởng thụ, vị kỉ, vụ lợi, chỉ biết “vay”
màkhông biết “trả”, sống ở đời màthiếu tinh thần trách nhiệm với
cuộc đời. Những kẻ này chỉ cản trở, gây khó khăn cho cả bước đường
đi lên của xãhội màthôi.(0,5)
- Trong tì
nh hì
nh hiện nay, mỗi một con người phải xác định đúng
việc rèn luyện, tu dưỡng bản thân mình ; luôn luôn biết sống làm
người, thấy được “ sống làcho” đó là điều hạnh phúc.(0,5)
- Làhọc sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần
cóýthức sống vìmọi người, sống làcống hiến.(0,5)
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Bốn câu thơ của Tố Hữu làmột bài học, làmột lời khuyên thấm thía
và đầy bổ ích đối với tất cả mọi người trong cuộc sống hôm nay.(0,5)
+ Nhà thơ nêu lên một quan niệm sống cao đẹp màmọi người, mọi
lứa tuổi nên noi theo. Để cho đất nước phát triển, xãhội văn minh tốt
đẹp, mỗi chúng ta cần biết sống làcống hiến, “cóvay cótrả” và“sống
là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.(0,5)
Câu 2 Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
1. Yêu cầu về kĩ năng
* Điểm 2,5 - 3,0:
- Biết cách làm văn nghị luận văn học.
- Kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt.
- Bài viết cótí
nh sáng tạo, thể hiện được chất giọng riêng; cóvài

đoạn văn hay, sâu sắc.
* Điểm 2,0:
- Biết cách làm văn nghị luận văn học.
- Kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt.
- Văn viết sáng tạo.
* Điểm 1,5:
- Biết cách làm văn nghị luận văn học.

1,5

1,0

12,0
3,0


- Kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt.
* Điểm 1,0:
- Biết cách làm văn nghị luận văn học.
- Kết cấu rõràng.
- Lập luận tương đối chặt chẽ, diễn đạt suôn sẻ.
* Điểm 0,5:
- Kết cấu chưa rõ ràng.
- Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Điểm 00: Kĩ năng kém.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thísinh cóthể linh hoạt trong cách trình bày nhưng cần đảm bảo các
ýsau:
a. Giải thích chất thơ là gì?
Chất thơ là một thuật ngữ lýluận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn

xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem làcóchất thơ khi nội dung của
nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ
quan với những rung động tinh tế.
b. Phân tích: Chất thơ được thể hiện trong “Hai đứa trẻ” như thế
nào?
- Kết cấu truyện ngắn: (1,0)
“Hai đứa trẻ” dường như không có cốt truyện. Tuy chỉ tập trung vào
những diễn biến nội tâm của nhân vật, những mảnh ghép của bức
tranh phố huyện nhạt nhòa, mòn mỏi. Song, Thạch Lam đã để lại ấn
tượng đầy ám ảnh cho tác phẩm.
- Khung cảnh thiên nhiên: (1,0)
Đó là một “mùa hạ êm như nhung và thoảng qua giómát” với “vòm
trời huyền bílấp lánh những vìsao, những con đom đóm lập lòe”…
Những chi tiết thơ mộng đã làm giảm bớt màu sắc ảm đạm, u tối của
bức tranh đời.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lýnhân vật: (1,0)
Nếu Nam cao thường đi vào phân tích những quátrì
nh tâm lýphức
tạp thìThạch Lam lại chủ yếu đi sâu vào những trạng thái của tâm
hồn màtâm hồn mới làđối tượng của chất thơ. Nếu Nguyễn Tuân
thường đi sâu vào miêu tả những cảm xúc mạnh mẽ dữ dội thìThạch
Lam lại cố vẽ nên hì
nh những cảm giác mong manh, mơ hồ, tinh tế
“như những rung động của một cánh bướm non”.
- Nghệ thuật ngôn từ: (1,0)
Giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Ngôn ngữ vừa giàu nhạc điệu vừa
giàu tí
nh tạo hình.
c. Bình luận: Ý nghĩa của chất thơ?


9,0

2,0

4,0

1,0


- Chất thơ trong “Hai đứa trẻ” đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của
truyện ngắn này. Thạch Lam đã phát hiện ra được “cái đẹp chứa ở chỗ
không ai ngờ tới”: Đó là cái đẹp kín đáo bị khuất lấp bởi đời sống
nhọc nhằn, cái đẹp màchỉ tâm hồn tinh tế hồn hậu mới có thể cảm
nhận hết được.(0,5)
- Chất thơ trong truyện ngắn của Thạch Lam thể hiện một trong những
tôn chỉ của ông trong việc sáng tạo nghệ thuật. Đó là làm cho tâm hồn
con người “thêm trong sạch và phong phú hơn”.(0,5)
d. Đánh giá: (1,0)
- Chất thơ là yếu tố làm nên vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn cho
truyện ngắn Hai đứa trẻ. (0,5)
- Chất thơ làm nên dấu ấn phong cách Thạch Lam: "mỗi truyện ngắn
như một bài thơ trữ tình đượm buồn..."(0,5)
Lưu ý: Học sinh phân tí
ch nhuần nhuyễn các chi tiết biểu hiện các
khía cạnh của chất thơ trong tác phẩm văn học, luôn có sự gắn kết
giữa lập luận với dẫn chứng minh họa.

1,0

----------------Hết---------------SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LONG AN

KÌTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12

CẤP TỈNH VÒNG II, NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
NGÀY THI: 30/10/2014
THỜI GIAN: 180 phút
(Đề thi có01 trang gồm 02 câu)
(Không kể thời gian phát đề)

CÂU 1: (8,0 điểm)
“Nơi đâu sự nhàn rỗi thống trị thì nơi đó không thấy lấp lánh những tia sáng của thiên
tài, ở đó không có khát vọng vươn tới vinh quang vàbất tử” (Tat-xô).
“Hai tiếng “nhàn rỗi” gây cho ta ấn tượng tám giờ không làm gì
, cóvẻ vô thưởng vô
phạt, không quan trọng. Kìthực thời gian nhàn rỗi làcực kì quí báu” (Hữu Thọ).
Hãy nêu suy nghĩ của anh (chị) về hai ýkiến trên.
CÂU 2: (12,0 điểm)
“Văn học hiện thực chủ trương phản ánh bản chất vàqui luật khách quan của đời sống
xãhội. [...] Khi tái hiện đời sống, nhà văn hiện thực không gán ghép tư tưởng chủ quan cho


đời sống, không biến nhân vật thành cái loa cho tư tưởng của mình, màbiến các hiện tượng
vàquátrình hiện thực thành phương tiện biểu hiện tư tưởng của mình”.
(Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, NXBGD, 2007, tr 166-167)
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ýkiến trên bằng một số tác phẩm văn học hiện thực (gồm
văn học Việt Nam và văn học nước ngoài).
-------HẾT----------


Thísinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gìthêm.
Họ vàtên thísinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chữ kí: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Chữ kígiám thị 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chữ kígiám thị 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
CẤP TỈNH VÒNG II, NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN
NGÀY THI: 30/10/2014
THỜI GIAN: 180 phút
(Không kể thời
gian phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 03 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quátrình chấm. Khuyến
khích những bài viết cócảm xúc, sáng tạo. Chấp nhận những bài viết không giống đáp án nhưng phải
có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.


2. Đáp án chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn, giám khảo dựa trên tổng thể các ýthí

sinh có được mà định điểm nhưng phải đảm bảo không sai lệch mức điểm đã được qui định trong
Hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
3. Điểm chi tiết, điểm toàn bài tính đến điểm lẻ 0,25.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ:
CÂU 1: 8,0 điểm
Suy nghĩ về hai ýkiến:
“Nơi đâu sự nhàn rỗi thống trị thì nơi đó không thấy lấp lánh những tia sáng của thiên tài, ở đó
không cókhát vọng vươn tới vinh quang vàbất tử” (Tat-xô).
“Hai tiếng “nhàn rỗi” gây cho ta ấn tượng tám giờ không làm gì,cóvẻ vô thưởng vôphạt, không
quan trọng. Kìthực thời gian nhàn rỗi làcực kì quí báu” (Hữu Thọ).
I.Về hình thức vàkĩ năng: (2,0 điểm)
- Thísinh cónăng lực huy động những hiểu biết về đời sống xãhội vàkhả năng bày tỏ thái độ,
chủ kiến của mình.
- Thísinh có kĩ năng viết một bài văn nghị luận xãhội: luận điểm rõràng, luận cứ vững chắc,
lập luận chặt chẽ, giọng điệu chân thành, tha thiết; vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi tổ chức bài văn (kết cấu, đoạn văn), hành văn (viết câu, dùng từ, chính tả).
II.Về nội dung, kiến thức: (6,0 điểm)
1.Giải thích (1,0 điểm)
- Ý kiến thứ nhất:
+ “Sự nhàn rỗi” được hiểu làkhông làm gìcả, để thời gian trôi qua vôích.
+ “Không lấp lánh những tia sáng của thiên tài”, “không có khát vọng vươn tới vinh quang và
bất tử”: không phát huy được tài năng tiềm ẩn, không vươn tới đỉnh cao trong cuộc sống.
+ Tác giả nêu quan niệm: nếu lãng phíthời gian thì con người không thành công, không trở
thành thiên tài.
- Ý kiến thứ hai:
+ “Nhàn rỗi” làthời gian còn lại trong một ngày trừ đi thời gian làm việc vàthời gian ngủ.
+ Tác giả cho rằng thời gian nhàn rỗi rất quíbáu đối với con người.
2.Bình luận (4,0 điểm)
- Nhìn bên ngoài hai ýkiến cóvẻ trái ngược nhau nhưng thực ra bổ sung cho nhau:
+ Ý kiến thứ nhất nêu lên vai tròquan trọng của thời gian nói chung đối với sự thành đạt của

con người.
+ Ý kiến thứ hai khẳng định giátrị của thời gian nhàn rỗi trong quĩ thời gian của con người.
- Khẳng định thời gian cóvai tròquan trọng cho việc phát triển tài năng:
+ Thời gian chính làtài sản quíbáu của mỗi đời người, làbằng chứng cho mỗi giai đoạn tồn
tại của cuộc đời con người.
+ Đối với tài năng, thời gian là điều kiện tiên quyết để con người cóthể làm việc, nghiên cứu,
sáng tạo.


- Khẳng định thời gian nhàn rỗi làcực kìquíbáu:
+ Đó là thời gian để mỗi người cócuộc sống riêng: giải trí,sáng tạo nghệ thuật, mở rộng quan
hệ, làm việc từ thiện, tái tạo sức lao động của con người... Nói chung, thời gian nhàn rỗi làm cho con
người có đời sống phong phú vàphát triển toàn diện.
+ Thời gian nhàn rỗi theo ý nghĩa tích cực làmục tiêu hướng tới của mỗi con người vàtoàn
xãhội.
- Phêphán những ai lãng phíthời gian, dùng thời gian vào những việc tiêu cực.
3.Bài học (1,0 điểm)
- Mỗi người phải biết quítrọng thời gian, biết tận dụng thời gian vào việc phát triển bản thân
vàcống hiến cho xãhội, cho quê hương đất nước.
- Mọi người vàtoàn xãhội phải làm sao để mỗi người cóthời gian nhàn rỗi vàbiết sử dụng
hữu ích thời gian ấy.
- Bản thân có thái độ tí
ch cực trước các loại thời gian.
CÂU 2: 12,0 điểm
Làm sáng tỏ ýkiến: “Văn học hiện thực chủ trương phản ánh bản chất vàqui luật khách quan của
đời sống xãhội. [...] Khi tái hiện đời sống, nhà văn hiện thực không gán ghép tư tưởng chủ quan cho đời
sống, không biến nhân vật thành cái loa cho tư tưởng của mình, màbiến các hiện tượng vàquátrình hiện
thực thành phương tiện biểu hiện tư tưởng của mình”.
I.Về hình thức vàkĩ năng (3,0 điểm)
- Thísinh cóhai năng lực: nắm bắt vàlàm sáng tỏ một vấn đề líluận văn học, cảm nhận và

phân tích được những giátrị của các tác phẩm văn học theo yêu cầu của đề bài.
- Thísinh có kĩ năng viết một bài văn nghị luận văn học: luận điểm điểm rõ ràng, luận cứ
vững chắc, lập luận chặt chẽ, giọng điệu chân thành, tha thiết; vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi tổ chức bài văn (kết cấu, đoạn văn), hành văn (viết câu, dùng từ, chính tả).
II.Về nội dung, kiến thức (9,0 điểm)
1.Giải thích (2,0 điểm)
Ý kiến trên nêu lên phương pháp sáng tác của văn học hiện thực:
- “Văn học hiện thực chủ trương phản ánh bản chất và qui luật khách quan của đời sống xã
hội”:
+ Đối tượng phản ánh là đời sống xãhội, nhà văn chú ý chọn đề tài, chủ đề từ hiện thực đời
sống của con người.
+ Nguyên tắc phản ánh là bảo đảm tí
nh khách quan, chân thật. Nhà văn không tô vẽ, cũng
không nétránh hiện thực xãhội xấu xa, đen tối.
- “Khi tái hiện đời sống, nhà văn hiện thực không gán ghép tư tưởng chủ quan cho đời sống,
không biến nhân vật thành cái loa cho tư tưởng của mình, màbiến các hiện tượng vàquátrì
nh hiện
thực thành phương tiện biểu hiện tư tưởng của mình”:
+ Cách thức thể hiện tư tưởng trong tác phẩm: nhà văn không trực tiếp bộc lộ tư tưởng chủ
quan của mình mà thông qua các “hiện tượng vàquátrình hiện thực”.


+ Cụ thể, trong tác phẩm, nhà văn xây dựng những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển
hình, lựa chọn những chi tiết từ hiện thực đời sống, người kể chuyện ở ngôi thứ ba,...
2.Phân tích, chứng minh (6,0 điểm)
- Chọn được một số tác phẩm (hai tác phẩm trở lên), trong đó có tác phẩm văn học Việt Nam
vàtác phẩm văn học nước ngoài. Mỗi tác phẩm được chọn phải tiêu biểu và đúng loại thể văn học
hiện thực.
- Khi phân tí
ch mỗi tác phẩm, cần làm rõnhững nội dung cơ bản sau:

+ Hiện thực xãhội được phản ánh trong tác phẩm.
+ Tư tưởng nhà văn thể hiện qua những nhân vật, tính cách điển hình, những chi tiết tiêu
biểu, ngôn ngữ trần thuật,...
3.Bình luận (1,0 điểm)
- Ý kiến trên nêu lên những đặc trưng cơ bản của văn học hiện thực. Từ đó đặt ra yêu cầu đối
với người sáng tác và định hướng cho người tiếp nhận văn học.
- Nhiều tác giả đã đóng góp cho nền văn học dân tộc vànhân loại nhiều tác phẩm văn học hiện
thực xuất sắc.
-------HẾT----------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
MÔN THI: NGỮ VĂN (BẢNG A)
NGÀY THI: 09/10/2015
THỜI GIAN: 180 phút (Không kể phát đề)

(Đề thi có 01 trang gồm 02 câu)

CÂU 1: (8,0 điểm)
“Đừng bao giờ ném bùn vào người khác. Bạn cóthể ném trượt nhưng tay bạn chắc chắn bị
bẩn”.
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mì
nh về câu nói trên.
CÂU 2: (12,0 điểm)
Giáo sư Lê Đình Kỵ cho rằng: “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được
sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài, đồng thời mang được sự thật tâm tì
nh của con người”.

Bằng những hiểu biết về quan niệm sáng tác vàcác tác phẩm của Nam Cao trong chương
trì
nh Ngữ văn 11 (nâng cao) hiện hành, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ýkiến trên.


-------HẾT-------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gìthêm.
Họ vàtên thísinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số báo danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chữ kígiám thị 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chữ kígiám thị 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
MÔN THI:NGỮ VĂN (BẢNG A)
NGÀY THI: 09/10/2015
THỜI GIAN: 180 phút (Không kể phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 04 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Thísinh phải cókiến thức văn học vàxãhội đúng đắn, sâu rộng; có kĩ năng làm văn nghị
luận tốt: kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ, văn viết giàu cảm xúc.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quátrì
nh chấm. Khuyến
khí
ch những bài viết cócảm xúc, sáng tạo. Chấp nhận những bài viết không giống đáp án nhưng
phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

- Đáp án chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn, giám khảo dựa trên tổng thể các ýthí
sinh có được mà định điểm nhưng phải đảm bảo không sai lệch mức điểm đã được qui định trong
Hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài làtổng điểm của hai câu.


II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ:
CÂU Ý
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
“Đừng bao giờ ném bùn vào người khác. Bạn có thể ném trượt nhưng
8,0
tay bạn chắc chắn bị bẩn”.
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.
I
Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
2,0
- Thí sinh có năng lực huy động những hiểu biết về đời sống xã hội và
khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.
- Thí sinh có kĩ năng viết một bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng
đạo lí: luận điểm rõ ràng, luận cứ vững chắc, lập luận chặt chẽ, giọng
điệu chân thành, tha thiết; vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi tổ chức bài văn (kết cấu, đoạn văn), hành văn (viết
câu, dùng từ, chính tả).
II
Yêu cầu về nội dung, kiến thức: Thí sinh có thể trình bày bài viết theo
6,0
nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:
1

Nêu vấn đề cần nghị luận.
0,5
2
Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Câu nói trên dùng một hình ảnh so sánh: bùn. Bùn có thể hiểu là
1,0
những điều xấu. Khi ta định làm những điều xấu với người khác, chưa
chắc ý định đó đã thành công nhưng gần như chắc chắn là ta sẽ bị vấy
bẩn bởi chính những điều xấu đó.
- Ý nghĩa câu nói: khuyên con người ta không nên có ý định làm điều
0,5
xấu với người khác, dù là với bất cứ lí do gì.
3
Bàn luận mở rộng:
- Hành động xấu có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, từ lời nói
0,5
đến hành động. Nhưng tất cả đều giống nhau ở chỗ, đó là những hành
động không đúng đắn nếu ta xét theo những tiêu chuẩn đạo đức hoặc
những tiêu chuẩn về pháp luật.
- Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến ta muốn “ném bùn” vào
người khác:
+ Đó có thể là những lí do chính đáng, khi chính kẻ khác có những
0,5
hành động xấu với ta trước, gây cho ta sự căm phẫn, uất ức, muốn trả
thù.
+ Đó có thể là những lí do không chính đáng, khi xuất phát từ sự nhỏ
0,5
nhen, từ những ý nghĩ xấu của chí
nh chúng ta.
- Dù xuất phát từ nguyên nhân nào chăng nữa thì khi ta có một hành

0,5
động xấu cũng là lúc chính ta đang là một kẻ xấu.


4

Câu 2

I

II
1
2

- Khi đó, ta sẽ phải chịu sự day dứt với lương tâm của chính chúng ta,
bị những người xung quanh đánh giá không tốt hoặc thậm chí, có thể bị
trừng phạt trước pháp luật.
- Phê phán những người có lối sống nhỏ nhen, ganh đua và hay làm
điều xấu hãm hại người khác vì mục đích cá nhân.
*Lưu ý: Thí sinh cần đưa ra những dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ
luận điểm.
Bài học nhận thức và hành động:
Không bao giờ làm điều xấu có hại cho người khác. Để trở thành người
tốt, con người sống phải chấp hành những chuẩn mực đạo đức và pháp
luật. Dù với bất cứ lí do gì, chúng ta cũng phải hành động đúng với
những chuẩn mực đó, nếu không, chính chúng ta cũng sẽ bị vấy bẩn và
bị trừng phạt trước lương tâm và pháp luật.
Giáo sư Lê Đình Kỵ cho rằng: “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp
theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài, đồng thời
mang được sự thật tâm tình của con người”.

Bằng những hiểu biết về quan niệm sáng tác và các tác phẩm của Nam
Cao trong chương trình Ngữ văn 11 (nâng cao) hiện hành, anh (chị) hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.
Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
- Thísinh cóhai năng lực: nắm bắt và làm sáng tỏ một ý kiến bàn về
văn học, cảm nhận và phân tích được những giá trị của tác phẩm văn
học theo yêu cầu của đề bài.
- Bài viết không được thoát li văn bản tác phẩm.
- Thí sinh có kĩ năng viết một bài văn nghị luận văn học: luận điểmrõ
ràng, luận cứ vững chắc, lập luận chặt chẽ, giọng điệu chân thành, tha
thiết; vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi tổ chức bài văn (kết cấu, đoạn văn), hành văn (viết
câu, dùng từ, chính tả).
Yêu cầu về nội dung, kiến thức: Thí sinh có thể trình bày bài viết theo
nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
Dẫn dắt và giới thiệu được luận đề.
Giải thích ý kiến:
- “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự
thật sâu xa của đời sống bên ngoài”: Phản ánh được chân thực hiện thực
khách quan của đời sống, không phải chỉ là bề ngoài mà ở bề sâu.

0,5

0,5

1,0

12,0

3,0


9,0
0,5
0,5


3

4

- “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự
thật tâm tình của con người”: Phản ảnh được chân thực thế giới tâm hồn,
tình cảm của con người.
=> Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp là những tác phẩm phản ánh
được một cách chân thực, sâu sắc hiện thực khách quan cũng như khám
phá được thế giới tâm hồn, tình cảm của con người.
Phân tích, chứng minh:
- Văn học phản ánh hiện thực khách quan và thể hiện tư tưởng, tình
cảm của người nghệ sĩ. Thước đo giá trị của một tác phẩm văn học là ở
sự chân thực, sâu sắc trong phản ánh đời sống với những qui luật khách
quan và thế giới nội tâm của con người.
- Về quan niệm sáng tác của Nam Cao: Nhà văn phê phán, xem nhẹ
thứ văn chương nhạt nhẽo, diễn một vài ý rất nhẹ, rất nông, thứ văn
chương bằng phẳng và quá dễ dãi. Sự cẩu thả trong văn chương là bất
lương, đê tiện.
- Từ quan niệm trên, Nam Cao được xem là nhà văn tiêu biểu của chủ
nghĩa hiện thực với khả năng phản ánh chân thực hiện thực của đời sống
khách quan và khám phá bề sâu tâm trạng con người.
- Về các tác phẩm của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 (nâng
cao): Thí sinh cần phân tích được sự đóng góp của những tác phẩm của

Nam Cao trên hai phương diện:
+ Khả năng phản ánh bề sâu hiện thực khách quan với những quy luật
của nó, cho đọc giả một cái nhìn sâu sắc về đời sống. Nhà văn không chỉ
phản ánh mà còn phân tích, lí giải hiện thực ấy và chỉ ra những quy luật
của nó (Ví dụ: ChíPhèo, Đời thừa).
+ Khả năng khám phá, phân tích tâm lí của con người. Nam Cao là bậc
thầy của nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật (Ví dụ: ChíPhèo,
Đời thừa).
*Lưu ý: Thísinh cần phân tích cụ thể, chi tiết các dẫn chứng đưa ra
nhằm làm sáng tỏ luận điểm.
Đánh giá chung:
- Với khả năng phản ánh hiện thực khách quan và tâm trạng con người,
những tác phẩm của Nam Cao đã khẳng định được sức sống bền vững
của mình.
- Nhận định trên là tiêu chí quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong định
hướng sáng tác và đánh giá tác phẩm văn học có giá trị.

0,5

0,5

0,5

1,0

0,5

2,0

2,0


0,5

0,5


-------------------------Hết--------------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
MÔN THI:NGỮ VĂN (BẢNG B)
NGÀY THI: 09/10/2015
THỜI GIAN: 180 phút (Không kể phát đề)

(Đề thi có 01 trang gồm 02 câu)

CÂU 1: (8,0 điểm)
Ngạn ngữ cócâu: Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quánhiều.
Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước
mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại.
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mì
nh về vấn đề đặt ra trong hai ýkiến trên.
CÂU 2: (12,0 điểm)
Cóýkiến cho rằng: “Tràng giang làmột bài thơ đậm chất cổ điển” nhưng cũng có ý kiến
cho rằng: “Tràng giang làmột bài thơ hiện đại”.
Bằng những hiểu biết về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận, anh/chị hãy làm sáng tỏ hai ý
kiến trên.


-------HẾT-------


Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gìthêm.

Họ vàtên thísinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Số báo danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chữ kígiám thị 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chữ kígiám thị 2: . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
MÔN THI:NGỮ VĂN (BẢNG B)
NGÀY THI: 09/10/2015
THỜI GIAN: 180 phút (Không kể phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 04 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Thísinh phải cókiến thức văn học vàxãhội đúng đắn, sâu rộng; có kĩ năng làm văn nghị
luận tốt: kết cấu rõràng, lập luận chặt chẽ, văn viết giàu cảm xúc.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quátrì
nh chấm. Khuyến
khí
ch những bài viết cócảm xúc, sáng tạo. Chấp nhận những bài viết không giống đáp án nhưng
phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
- Đáp án chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn, giám khảo dựa trên tổng thể các ýthí

sinh có được mà định điểm nhưng phải đảm bảo không sai lệch mức điểm đã được qui định trong
Hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài làtổng điểm của hai câu.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ:
CÂU Ý
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
Ngạn ngữ cócâu:Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá
8,0
nhiều. Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: Phải ước mơ


I

II
1
2

3

nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành
hiện tại.
Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong hai ý kiến trên.
Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
- Thí sinh có năng lực huy động những hiểu biết về đời sống xã hội và
khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.
- Thí sinh có kĩ năng viết một bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng
đạo lí: luận điểm rõ ràng, luận cứ vững chắc, lập luận chặt chẽ, giọng
điệu chân thành, tha thiết; vận dụng tốt các thao tác lập luận.

- Không mắc lỗi tổ chức bài văn (kết cấu, đoạn văn), hành văn (viết
câu, dùng từ, chính tả).
Yêu cầu về nội dung, kiến thức: Thí sinh có thể trình bày bài viết theo
nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:
Nêu vấn đề cần nghị luận.
Giải thích ý kiến:
- Ý kiến 1: Cuộc sống ngắn ngủi, con người sẽ không đủ thời gian để
thực hiện ước mơ, vì vậy không nên mơ ước quá nhiều, quá xa rời thực
tại.
- Ý kiến 2: Con người cần mơ ước nhiều hơn, khát khao mãnh liệt hơn
để đủ sức mạnh biến những điều mơ ước thành hiện thực.
Bàn luận mở rộng
-Không nên ước mơ xa vời, viễn vông, ước mơ phải thiết thực:
+ Không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khao mãnh liệt thìtất cả đều
trở thành hiện thực.
+ Phải biết kết hợp giữa ước mơ và thực tại, ước mơ phải bắt nguồn
từ cuộc sống. Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng mơ ước hão huyền.
- Ước mơ và khát vọng sống làm nên vẻ đẹp cuộc sống: Trong cuộc
sống, nếu không có nhiều mơ ước, không có những ước mơ cao, xa, con
người sẽ không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì
diệu.
- Hai ýkiến trên bổ sung cho nhau, có ý nghĩa hướng con người vươn
tới lối sống đẹp, sống có ý nghĩa.
- Phêphán những người không dám ước mơ và những kẻ mơ ước viễn
vông.
- Thời đại hôm nay mở ra nhiều cơ hội cho tuổi trẻ. Sống phải cókhát
vọng vàbiết cách giữ niềm tin ở bản thân để cóthể vươn tới bao mục
tiêu phía trước đang chờ ta chinh phục.

2,0


6,0
0,5

0,5

0,5

0,5
0,5

1,0

0,5
0,5

0,5


4

2

I

II

1
2


*Lưu ý: Thí sinh cần đưa ra những dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ
luận điểm.
Bài học nhận thức và hành động
- Phải biết kết hợp ước mơ và thực tại, ước mơ phải bắt nguồn từ cuộc
sống, phải có ước mơ, có những khao khát mãnh liệt, cháy bỏng nhưng
đừng mơ ước hão huyền.
- Tuổi trẻ cần phải vạch ra những kế hoạch để biến ước mơ thành hành
động, phải trau dồi tri thức, phải rèn luyện ý chí
, những kĩ năng sống,
rèn đức luyện tài để cókhả năng biến ước mơ thành hiện thực.
Có ý kiến cho rằng: “Tràng giang là một bài thơ đậm chất cổ điển”
nhưng cũng có ý kiến cho rằng: “Tràng giang là một bài thơ hiện
đại”.Bằng những hiểu biết về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận,
anh/chị hãy làm sáng tỏ hai ý kiến trên.
Yêu cầu về hình thức và kĩ năng
- Thí sinh có hai năng lực: nắm bắt và làm sáng tỏ ý kiến bàn về văn
học, cảm nhận và phân tích được những giá trị của tác phẩm văn học
theo yêu cầu của đề bài.
- Bài viết không được thoát li văn bản tác phẩm.
- Thí sinh có kĩ năng viết một bài văn nghị luận văn học: luận điểm rõ
ràng, luận cứ vững chắc, lập luận chặt chẽ, giọng điệu chân thành, tha
thiết, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi tổ chức bài văn (kết cấu, đoạn văn), hành văn (viết
câu, dùng từ, chính tả).
Yêu cầu về nội dung, kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo
các ýsau:
Dẫn dắt để giới thiệu được luận đề.
Giải thích ý kiến:
- Ý kiến 1: Vẻ đẹp cổ điển: là vẻ đẹp đã trở thành chuẩn mực trong

văn học trung đại.
- Ý kiến 2: Vẻ đẹp hiện đại: là sự sáng tạo, sự cách tân của cá nhân
nhà thơ hiện đại thể hiện ở cách cảm, cách tả, cách sử dụng ngôn
từ…không còn tính qui phạm như trong thơ cổ, tuy họ vẫn kế thừa vẻ
đẹp của thơ cổ.
=>Bài thơ hiện đại có vẻ đẹp cổ điển là muốn nói bài thơ đó gợi cho ta
nhớ tới vẻ đẹp của những bài thơ cổ ở cách dùng từ, cách sử dụng các

0,5

0,5
12,0

3,0

9,0
0,5
0,5

0,5

0,5


3

thi liệu, cách tả cảnh (theo lối chấm phá), cách tả tình (tả cảnh ngụ
tình)…
Chứng minh ý kiến (thông qua phân tích bài thơ “Tràng giang”)
a. Chất cổ điển trong bài thơ “Tràng giang”:

- Hình thức bài thơ mang dấu ấn của thơ thất ngôn Đường luật:
+ Bài thơ được chia thành nhiều khổ, mỗi khổ đều đặn bốn dòng thơ,
mỗi dòng thơ có 7 chữ, giống như được ghép bởi những bài thơ tứ tuyệt
Đường luật. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả.
+ Bài thơ sử dụng thành công phép đối: đối giữa hai câu thơ (Sóng
gợn tràng giang buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái nước song song),
tiểu đối trong từng câu thơ (Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Nắng
xuống, trời lên sâu chót vót).
+ Nhiều câu thơ được ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 giống hình thức thơ
Đường (Nắng xuống/ trời lên/ sâu chót vót // Sông dài /trời rộng /bến cô
liêu).
- Đề tài của bài thơ mang đậm chất Đường thi. Đó là cảnh sông nước
mênh mông không có bóng dáng con người. Đó là một nhân vật trữ tình
đối diện với không gian mênh mông vô tận trong sự lẻ loi cô độc.
- Trong bài thơ có sự xuất hiện những hình ảnh quen thuộc trong thơ
Đường (cánh chim lẻ trong ráng chiều, dòng sông mênh mông, bến nước
vắng vẻ…). Đặc biệt câu thơ cuối trực tiếp đối thoại với thơ Đường
(Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà).
- Bài thơ sử dụng nhiều từ Hán Việt (tràng giang, cô liêu, hoàng
hôn,…)
b. Chất hiện đại trong bài thơ “Tràng giang”:
- Thể thơ tự do 7 chữ, những hình ảnh thơ chân thực, mang đậm dấu
ấn của hiện thực đời thường, không ước lệ (cành củi khô,….).
- Ngôn ngữ thơ vẫn có sự tự nhiên của lời nói thường (Đâu tiếng làng
xa vãn chợ chiều; Mênh mông không một chuyến đò ngang/ Không cầu
gợi chút niềm thân mật).
- Tâm trạng của nhà thơ phản ánh thời đại mà nhà thơ đang sống. Đó
là tâm trạng cô độc, lạc loài, cảm thấy xa lạ ngay trên chính quê hương
mình.
- Bài thơ cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ

tình. Đó là “cái tôi” Thơ mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối ra”, qua

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

1,0

0,5
0,5

1,0


4

những từ ngữ mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (buồn điệp điệp,
sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…).
Đánh giá chung:
- Đó là một vẻ đẹp của thơ ca hiện đại, không đoạn tuyệt với thơ ca
truyền thống. Đồng thời cũng cho thấy sự phong phú, đa dạng của phong
cách thơ Việt Nam hiện đại.

- “Tràng giang” là một bài thơ dù mang đậm nét cổ điển nhưng vẫn là
một bài thơ hiện đại, mang hơi thở của chính thời đại mà nhà thơ đang
sống.
*Lưu ý: Thísinh cần phân tích cụ thể, chi tiết các dẫn chứng đưa ra
nhằm làm sáng tỏ luận điểm.

0,5

0,5

----------------------Hết--------------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

KÌTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH
VÒNG 2 NĂM 2015
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 05/11/2015
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH
THỨC
Đề thi có01 trang, gồm 2 câu
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Câu 1 (8,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
LỜI NÓI DỐI NHÂN ÁI
Giónói với chiếc láúa:
“Trong vòng luân hồi bất tận của kiếp lá,
Màu vàng của mi trong khoảnh khắc này

Làsắc đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa thu tàn phai nhanh;
Đừng buồn!
Cái đẹp nào cũng phù du


×