Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quy định của BLTTHS về bắt người trong trường hợp khẩn cấp và việc hoàn thiện quy định này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
Biện pháp ngăn chặn là một trong số những biện pháp cưỡng chế được pháp
luật tố tụng hình sự cho phép áp dụng trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm. Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong TTHS được áp dụng
đối với bị can, bị cáo , người bị truy nã, hoặc đối với những người chưa bị khởi
tố (trong trường hợp bắt khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang), nhằm ngăn chặn
những hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh
pháp luật hoặc có hành vi gây cản trở cho điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
hình sự. Một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS
năm 2003 là “bắt người trong trường hợp khẩn cấp”, đây là một biện pháp
thường xuyên được áp dụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử án hình sự.
Để làm rõ hơn các quy định của BLTTHS 2003 về vấn đề này, em xin chọn cho
mình đề bài số 6 : “Quy định của BLTTHS về bắt người trong trường hợp
khẩn cấp và việc hoàn thiện quy định này.” làm nội dung bài tập học kỳ.
NỘI DUNG
I – Khái quát chung về biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự :
1. Khái niệm :
Theo từ điển Tiếng Việt(1) , “bắt” có nghĩa là “nắm lấy, giữ lại, không để cho
hoạt động tự do”. Như vậy có thể hiểu “bắt người” chính là việc giữ người,
không để cho họ thực hiện các hoạt động tự do. “Khẩn cấp” được hiểu là tình
trạng cấp bách, không thể trì hoãn. Như vậy, “bắt người trong trường hợp khẩn
cấp” có thể hiểu là biện pháp bắt người được áp dụng trong tình thế cấp bách,
không thể bị trì hoãn.
Trong tố tụng hình sự, bắt người là một biện pháp ngăn chặn được áp dụng
với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc
phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm


1 Theo từ điển tiếng Việt online Soha.vn

2


ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố xét xử và thi hành án hình sự.
2. Vai trò, ý nghĩa của biện pháp bắt người :
Việc bắt người đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội
cũng như hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn trong việc giải quyết vụ án
của người phạm tội, đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
được thuận lợi. Trái lại, việc bắt người không đúng pháp luật sẽ gây tác hại nhiều
mặc như xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân, làm giảm uy tín của Nhà
nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây hoang mang trong dư luận, dễ bị các
thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước lợi dụng để xuyên tạc nói xấu
chế độ, chống lại Nhà nước.
Chính vì vậy, có thể nói việc bắt người trong TTHS có ý nghĩa và tầm quan
trọng rất lớn.
II – Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về bắt người trong trường hợp
khẩn cấp :
1. Khái niệm :
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhằm
ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội
phạm mà người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm.
2. Những trường hợp khẩn cấp :
Theo khoản 1 điều 81 BLTTHS năm 2003 quy định những trường hợp khẩn
cấp sau đây :
Trường hợp khẩn cấp thứ nhất : Khi có căn cứ cho rằng người đó đang

chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
3


Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi, kiểm tra,
xác minh các tin tức thu được và có đủ cơ sở để khẳng định một người đang
chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng nên cần bắt ngay, để ngăn chặn kịp
thời việc người đó gây thiệt hại cho xã hội.
Muốn xác định được trường hợp khẩn cấp này phải đảm bảo được hai điều
kiện sau đây:
- Thứ nhất : Phải có căn cứ để khẳng định một người (hoặc nhiều người) đang
chuẩn bị thực hiện tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội nói trên mặc dù chưa
trực tiếp xâm hại lợi ích của Nhà nước và công dân nhưng nó đã đặt các lợi
ích ấy vào tình trạng bị đe dọa rất nghiệm trọng. Vì vậy, yêu cầu của cuộc đấu
tranh đặt ra hết sức cấp bách, cần ngăn chặn ngay, không để tội phạm xảy ra.
- Thứ hai: Tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm
trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Chuẩn bị thực hiện tội phạm còn một khoảng cách nhất định với việc thực
hiện tội phạm nên không phải mọi hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm đều cần
truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định chỉ
người nào chuẩn bị thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự
không cho phép bắt khẩn cấp đối với người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm ít
nghiêm trọng, vì theo quy định người chuẩn bị phạm tội ít nghiêm trọng không
phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, đối với người chuẩn bị thực hiện tội phạm
ít nghiêm trọng, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể áp dụng các
biện pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa, không được phép áp dụng các biện
pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam…
Trường hợp khẩn cấp thứ hai : Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi

xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội
phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

4


Đây là trường hợp hành vi phạm tội đã được thực hiện, người phạm tội không
bị bắt ngay lúc đó, nhưng người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm
tận mắt chứng kiến hành vi phạm tội và trực tiếp xác định đúng là người đã thực
hiện tội phạm, xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Muốn bắt khẩn
cấp trong trường hợp này, cần bảo đảm hai điều kiện sau:
- Phải có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và trực
tiếp xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm. Người này chỉ có thể là
người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm đã trực tiếp chứng
kiến lúc tội phạm đang xảy ra. Có như vậy mới bảo đảm tính xác thực và giá
trị của lời tố giác tội phạm. Trường hợp người bị hại hoặc người khác đã xác
nhận về kẻ thực hiện tội phạm nhưng họ không phải là người trực tiếp chứng
kiến lúc tội phạm đang diễn ra mà nghe người khác kể lại, mô tả lại đặc điểm
nhận dạng của người phạm tội, thì không được bắt khẩn cấp.
- Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Điều kiện này cho thấy yêu
cầu ngăn chặn đặt ra rất cấp bách, nếu không bắt ngay kẻ phạm tội sẽ trốn,
gây khó khăn cho việc điều tra, khám phá tội phạm.
Những căn cứ để xét và đi đến quyết định cần bắt để ngăn chặn ngay việc
người phạm tội trốn gồm các trường hợp sau đây : đang có hành động bỏ trốn
hoặc đang chuẩn bị bỏ trốn; không có nơi cư trú rõ ràng; có nơi cư trú nhưng ở
quá xa; là đối tượng lưu manh, côn đồ, hung hãn; chưa xác định được thân nhân
người đó (căn cước lý lịch không rõ ràng).
Để có quyết định đúng đắn trong việc bắt khẩn cấp theo trường hợp thứ hai
này, cơ quan điều tra cần thẩm tra, xác minh kịp thời lời xác nhận, tố giác của
người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm, đồng thời phải kiểm tra

căn cước lai lịch và lấy lời khai của người bị tố cáo là kẻ phạm tội. Chú ý đề
phòng sự nhầm lẫn của người phát hiện, tố giác hoặc sự vu khống. Nếu người
nào lợi dụng quyền phát hiện, tố giác tội phạm để vu khống cho người khác (bịa
đặt là người khác phạm tội rồi báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền) sẽ
phải chịu trách nhiệm hình sự.
5


Trường hợp khẩn cấp thứ ba : Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người
hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn
ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
Trong trường hợp này, cơ quan điều tra chưa có đủ tài liệu, chứng cứ xác định
một người phạm tội, mới phát hiện được những dấu vết của tội phạm ở người
hoặc tại chỗ ở của người đó và từ những dấu vết ấy mà người đó bị nghi thực
hiện một tội phạm. Nếu xét thấy cần bắt ngay để ngăn chặn việc họ trố hoặc tiêu
hủy chứng cứ, thì phải ra lệnh bắt khẩn cấp.
Trong trường hợp khẩn cấp này đòi hỏi phải thỏa mãn hai điều kiện sau đây:
- Tìm thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi
thực hiện tội phạm.
- Cần ngăn chặn người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu hủy chứng
cứ.
Điều kiện này đòi hỏi phải có căn cứ để cho rằng nếu không bắt ngay, người
bị nghi thực hiện tội phạm nói trên rất có thể sẽ trốn hoặc có hành động tiêu hủy
tài liệu, chứng cứ. Các tình tiết được coi là căn cứ để ngăn chặn việc người bị
nghi thực hiện tội phạm bỏ trốn cũng tương tự như các tình tiết được trình bày
trong trường hợp khẩn cấp thứ hai. Nếu người bị nghi thực hiện tội phạm không
có biểu hiện bỏ trốn nhưng lại có hành động chuẩn bị tiêu hủy chứng cứ hoặc
đang tiêu hủy chứng cứ thì cũng cần quyết định bắt khẩn cấp ngay.
3. Đối tượng áp dụng :
Đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp chỉ có

thể là người chưa bị khởi tố về mặt hình sự đối với tội phạm mà họ chuẩn bị thực
hiện hoặc đã thực hiện hay nói cách khác, họ chưa phải là bị can, bị cáo.
Điều này xuất phát từ tính khẩn cấp của việc ngăn chặn tội phạm cho nên
không cần phải đợi đến khi có quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra mới có
thể tiến hành việc bắt người, mà khi đã xác định được bất kì đối tượng nào thuộc
6


một trong ba trường hợp nêu trên thì có thể tiến hành bắt khẩn cấp theo quy định
của pháp luật.
4. Thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp :
Khoản 2 Điều 81 BLTTHS năm 2003 quy định
“Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn
cấp:
a. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp;
b. Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương,
người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
c. Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay,
bến cảng.”
5. Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp :
Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp về cơ bản cũng được BLTTHS
quy định tại khoản 3,4 Điều 81 và áp dụng tương tự như thủ tục bắt bị can, bị cáo
để tạm giam nhưng có một số điểm khác.
Thứ nhất : Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không cần sự phê
chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành. Quy định như vậy nhằm
đảm bảo cho việc bắt đạt hiệu quả và kịp thời, đúng như tên gọi “khẩn cấp” của
trường hợp bắt người này, nếu trì hoãn không tiến hành ngay thì sẽ mất cơ hội
ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người có hành vi phạm tội trốn tránh hoặc gây
khó khăn cho việc điều tra khám phá tội phạm.
Thứ hai : Sau khi đã bắt người, việc bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện

kiểm sát cùng cấp bằng văn bản cùng các tài liệu liên quan để xét và phê chuẩn.
Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì phải trả tự do ngay cho người bị bắt (thời
hạn xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp quy định cho viện kiểm sát là 12 giờ kể từ
khi nhận được đề nghị phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp).
Thứ ba : Trong trường hợp khẩn cấp được bắt người vào bất kỳ lúc nào,
không kể ban ngày hay ban đêm.
7


III – Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về bắt người trong
trường hợp khẩn cấp :
1. Thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS về biện pháp bắt người
trong trường hợp khẩn cấp :
Theo số liệu của các cơ quan tiến hành tố tụng thì tình hình tội phạm ở nước
ta có diễn biến rất phức tạp, cụ thể theo số liệu thống kê do Cục Thống kê tội
phạm và Công nghệ thông tin, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Vụ Thống kê –
Tổng hợp, Tòa án nhân dân tối cao, trên phạm vi cả nước(2):
-

Năm 2010 có khoảng 55221 vụ;
Năm 2011 có khoảng 60925 vụ;
Năm 2012 có khoảng 67369 vụ;
Năm 2013 có khoảng 68751 vụ.

Tuy đã được kiềm chế, số các vụ phạm tội vẫn còn tăng giảm không theo quy
luật chung, có diễn biến ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong 6 tháng đầu năm 2016, TAND hai cấp
TP Hà Nội đã thụ lý 16.501 vụ án; giải quyết 12.082 vụ, đạt tỷ lệ 73,2%. So với
6 tháng đầu năm 2015, số thụ lý tăng 1.381 vụ (bằng 8,3%), số giải quyết tăng
956 vụ (8,6%). Về chất lượng xét xử : Án bị hủy 84 vụ (giảm 26 vụ so với 6

tháng đầu năm 2015); án sửa 342 vụ (giảm 61 vụ). Tòa án hai cấp còn 109 vụ án
quá hạn và 624 vụ án tạm đình chỉ. Số án quá hạn tăng 3 vụ và án tạm đình chỉ
tăng 108 vụ so với 6 tháng đầu năm 2015.(3)
Tình hình trên phần nào đã phản ánh được yêu cầu cấp bách cần phải quan
tâm đúng mức vấn đề phòng ngừa, ngăn chặn các loại tội phạm.
Việc áp dụng các biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp cũng góp
phần quan trọng trong công tác ngăn chặn tội phạm, tuy nhiên bên cạnh những
ưu điểm, các biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp vẫn còn một số hạn
chế, cụ thể :
2 Kết quả thống kê của Tòa án nhân dân tối cao
3 Báo điện tử Xã hội & Pháp luật ngày 01/08/2016

8


• Đối với trường hợp bắt người khẩn cấp khi có căn cứ để cho rằng một
người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng :
Trường hợp bắt khẩn cấp thứ nhất này thường được áp dụng sau khi cơ quan
có thẩm quyền thực hiện một thời gian quá trình theo dõi, thực hiện các biện
pháp nghiệp vụ phòng, chống tội phạm hoặc kiểm tra, xác minh các nguồn tin
báo rằng một hay một số người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. Tuy nhiên,
trên thực tế, việc áp dụng chính xác quy định này còn gặp nhiều khó khăn. Cụ
thể là lúc mới phát hiện hành vi chuẩn bị phạm tội thường rất khó xác định ngay
được tội phạm đang được chuẩn bị đó thuộc tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng(4). Bên cạnh đó, tính cấp bách của biện pháp ngăn chặn này
cùng với yêu cầu bảo vệ trật tự xã hội không cho phép việc cơ quan có thẩm
quyền xem xét hay do dự đợi tội phạm xảy ra rồi mới tiến hành xử lí. Do vậy,
trên thực tế việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp này thường không đảm
bảo yêu cầu thứ hai mà pháp luật đã quy định cụ thể đối với trường hợp bắt

người này. Từ đó, ta có thể thấy điểm bất cập của quy định này ở chỗ quy định cả
hành vi và hậu quả là hai điều kiện cần và đủ để áp dụng biện pháp ngăn chặn
bắt người khẩn cấp. Rất khó để biết hậu quả của hành vi này là rất nghiệm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng khi ta đã ngăn chặn hành vi thực hiện. Một hành vi
đã bị ngăn chặn thì hậu quả của hành vi đó cũng không thể xảy ra được. Vì vậy
cũng không thể nhận biết được hậu quả đó là gì, tính chất và mức độ nguy hiểm
của hành vi gây ra cho xã hội nghiêm trọng như thế nào.
Mặt khác, mặc dù các căn cứ bắt người trong các trường hợp quả tang và
khẩn cấp được quy định cụ thể trong Luật như trên, nhưng trong thực tế có Cơ
quan điều tra (CQĐT) vẫn còn có sự nhầm lẫn nhất định giữa bắt khẩn cấp và bắt
bắt người phạm tội quả tang, có thể xem xét ví dụ như sau(5) :

4 Đọc thêm khoản 2 & 3 Điều 8 BLHS năm 1999.
5 Tham khảo tại cổng thông tin Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

9


Vũ Công H và Đặng Xuân K học cùng nhau tại trường Cao đẳng nghề mỏ
Hồng Cẩm thuộc TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Sáng ngày 07/7/2014, H chuẩn
bị 01 vam phá khóa tự chế hình rồi rủ K vào huyện B trộm cắp xe mô tô để bán
lấy tiền, K đồng ý và điều khiển xe mô tô của Kchở H đi vào huyện B. Khoảng
10 giờ cùng ngày, khi đi đến đoạn đường liên thôn Khe Trong, xã Thanh Sơn,
huyện B thì cả hai nhìn thấy đường đất dẫn vào đồi có vết bánh lốp xe mô tô, nên
đoán biết có xe để trộm cắp. K điều khiển xe chở H đi vào đường đất, đi được
một đoạn thì K dừng lạicảnh giới, còn H tiếp tục đi bộ vào khoảng hơn 100m thì
phát hiện có khoảng 4-5 xe mô tô của người dân đi làm rừng, dựng sát nhau tại
chân đồi Khe Sung thuộc thôn Khe Trong. Quan sát thấy không có người trông
coi, H đi đến gần xe mô tô nhãn hiệu Sirius, màu sơn đen – đỏ, BKS 14R1003.83 của anh Lục Văn Ốn (trú tại thôn Khe Pụt, xã Thanh Sơn, huyện B) rồi
dùng vam tự chế chọc phá ổ khóa điện. Sau đó, H khởi động và điều khiển xe đi

ra chỗ K đang đứng chờ và thông báo cho K biết đã lấy được xe. K điều khiển xe
của K đi trước, H điều khiển xe mô tô trộm cắp được đi sau theo đường thôn
Lang Cang, xã Đồn Đạc về thị trấn B. Khoảng 30 phút sau, anh Ốn đi xuống
chân đồi thì phát hiện bị mất xe, anh Ốn đã cùng mọi người đi xe máy đuổi theo
hướng dấu vết bánh xe, đồng thời gọi điện thông báo đặc điểm xe cho anh Sùng
cùng các anh Vạn, Toàn và Đại (đang có mặt tại thị trấn B) cùng truy bắt đối
tượng trộm cắp. Tại thị trấn B, thấy H đang điều khiển xe mô tô giống đặc điểm
xe anh Ốn, nên mọi người đuổi theo. H thấy bị nhiều người đuổi đã điều khiển
xe bỏ chạy. Khi điều khiển xe đến khu 6, thị trấn B thì bị ngã, nên H bỏ xe lại,
chạy lên đồi cây ẩn nấp. Sau khi phát hiện H trốn trên đồi, các anh Ốn, Sùng,
Toàn, Vạn, Đại tiếp tục truy bắt H, đến 13 giờ cùng ngày thì cùng quần chúng
nhân dân và Công an thị trấn B bắt giữ được H, thu giữ chiếc vam phá khóa
trong người H và chiếc xe mô tô do H cùng K trộm cắp. Đối với K, khi phát hiện
thấy H bị truy đuổi thì đã điều khiển xe đi về khu ký túc xá trường Cao đẳng
nghề mỏ Hồng Cẩm, đến ngày 08/7/2014, K đến Công an huyện B đầu thú. Cơ
quan điều tra Công an huyện B đã lập biên bản bắt người có hành vi phạm tội
quả tang đối với H, tạm giữ, khởi tố các bị can H, K về tội “Trộm cắp tài sản”.
10


Trong vụ án này, việc khởi tố và xử lý đối với H, K về tội “Trộm cắp tài sản ”
là có cơ sở nên không đề cập mà chỉ đi sâu phân tích việc áp dụng biện pháp
ngăn chặn đối với đối tượng H. Trong trường hợp trên, việc CQĐT áp dụng biện
pháp bắt quả tang đối với H là chưa chính xác mà phải áp dụng biện pháp bắt
người trong trường hợp khẩn cấp. Bởi lẽ, việc H thực hiện hành vi trộm cắp xe
mô tô của anh Ốn không ai chứng kiến, 30 phút sau khi H đã thực hiện xong
hành vi trộm cắp thì anh Ốn mới phát hiện bị mất xe và đi tìm xe. Thực tế có
việc truy đuổi đối tượng trộm cắp nhưng bản chất là truy tìm tài sản và đối tượng
tình nghi, bởi H không bị phát hiện ngay sau khi vừa thực hiện tội phạm; các anh
Ốn, Sùng, Toàn, Vạn, Đại đuổi theo H do nghi ngờ chứ không trực tiếp nhìn thấy

H trộm cắp tài sản. Vì vậy, trường hợp trên cần bắt H trong trường hợp khẩn cấp
theo điểm c khoản 1 Điều 81 Bộ luật TTHS.
Qua trường hợp trên có thể thấy trên thực tiễn vẫn còn xảy ra sự nhầm lần
giữa các biện pháp ngăn chặn bắt người. Sự khác nhau về thời điểm phát hiện tội
phạm, người phạm tội và diễn biến hành vi phạm tội, tính liên tục hay ngắt
quãng của việc đuổi bắt là điểm mấu chốt để phân biệt giữa các trường hợp trên.
• Đối với trường hợp bắt người khẩn cấp khi người bị hại hoặc người có
mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là
người đã thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc
người đó trốn.
Trong trường hợp này khi người bị hại, hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội
phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà
xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn thì mới áp dụng biện pháp bắt
người khẩn cấp. Để có quyết định đúng đắn trong việc bắt khẩn cấp theo trường
hợp thứ hai này, cơ quan có thẩm quyền cần thẩm tra, xác minh kịp thời lời xác
nhận, tố giác của người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm, đồng
thời phải kiểm tra căn cước lai lịch và lấy lời khai của người bị tố cáo là người
phạm tội. Chú ý đề phòng sự nhầm lẫn của người phát hiện, tố giác hoặc sự vu
khống.
11


Thực tiễn công tác điều tra mở rộng các vụ án hình sự nói chung, đặc biệt là
các vụ án ma tuý, Cơ quan điều tra gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc
vận dụng các quy định về bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó,
còn một số điểm yếu như :
- So với các trường hợp bắt quả tang, tạm giam và truy nã thì bắt khẩn cấp thể
hiện rõ hơn những “dấu hiệu nghi ngờ” tội phạm hay nói cách khác, chứng cứ
để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội còn mờ nhạt.
- Dấu hiệu “xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn” được nhắc tới

trong quy định tại điểm b và điểm c, khoản 1 Điều 81 là khe hở cho tình trạng
lạm dụng bắt khẩn cấp, xâm hại đến các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ.
Rất nhiều tội phạm được thực hiện rõ về hậu quả, chứng cứ, bị hại, nơi cư trú
tại địa phương nhưng bị bắt khẩn cấp mà đáng lý họ được tại ngoại để điều
tra hoặc chỉ là bắt bình thường. Trong khi hậu quả của việc lạm dụng bắt khẩn
cấp là rất lớn, vì bất cứ lúc nào người có hành vi có dấu hiệu phạm tội cũng
có thể bị bắt. Về hậu quả tố tụng thì việc bắt khẩn cấp buộc Viện kiểm sát
phải gấp rút xem xét phê chuẩn trong thời hạn 12 giờ, việc này khó mà đúng
thời hạn tố tụng và không hoàn toàn chắc chắn là có căn cứ, hợp pháp.
• Đối với trường hợp bắt khẩn cấp khi thấy có dấu vết của tội phạm
ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét
thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng
cứ.
Trường hợp này cần thỏa mãn hai điều kiện :
- Tìm thấy dấu vết của của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị
tình nghi là tội phạm :
Người bị nghi thực hiện tội phạm là người mà CQTHTT chưa có đủ tài liệu,
chứng cứ để xác định họ phạm tội nhưng đã phát hiện được những dấu vết của
tội phạm ở người hoặc tại chỗ của người đó và từ những dấu vết này mà người
đó bị nghi đã thực hiện một tội phạm.
12


Các dấu vết được tìm thấy thường là thông qua sự tố giác của người dân, qua
khám xét chỗ ở, khám người, xem xét dấu vết trên thân thể và thông qua việc
kiểm tra hành chính.
Mặc dù luật không quy định nhưng cũng có thể hiểu ngoài chỗ ở hoặc trên
người của người bị nghi thực hiện tội phạm, thì dấu vết tội phạm còn có thể được
phát hiện tại nơi làm việc, trên các phương tiện vận tải của họ. Khi phát hiện
được dấu vết tội phạm ở những nơi này thì cũng có thể ra lệnh bắt người theo

trường hợp bắt khẩn cấp.
- Cần bắt ngay để ngăn chặn việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ:
Điều kiện này đòi hỏi phải có căn cứ cho rằng nếu không bắt ngay, người bị
nghi thực hiện tội phạm nói trên rất có thể sẽ bỏ trốn hoặc sẽ có hành động tiêu
hủy chứng cứ. Các tình tiết được coi là căn cứ để ngăn chặn việc người bị nghi
thực hiện tội phạm không có biểu hiện bỏ trốn nhưng lại có hành động chuẩn bị
tiêu hủy chứng cứ hoặc đang tiêu hủy chứng cứ thì cũng quyết định bắt khẩn cấp
ngay.
2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về bắt người
trong trường hợp khẩn cấp :
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn cho thấy quy định của BLTTHS 2003
cần sửa đổi hoàn thiện một số quy định bắt người trong trường hợp khẩn cấp để
đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật một cách
chính xác, như sau :
Thứ nhất, vấn đề thời hiệu của lệnh bắt khẩn cấp là vấn đề mà nhiều cơ quan
tố tụng ở địa phương vướng mắc do không được quy định trong Bộ luật Tố tụng
hình sự và chưa có thông tư hướng dẫn. Cụ thể là khi thực hiện lệnh bắt khẩn
cấp, đối tượng bỏ trốn, tài liệu khởi tố bị can chưa đủ nên chưa khởi tố được bị
can, một thời gian sau đối tượng xuất hiện, nếu dùng lệnh bắt khẩn cấp cũ sẽ
không được Viện kiểm sát phê chuẩn. Vì vậy, Cơ quan điều tra chỉ có thể triệu

13


tập đối tượng để lấy lời khai. Nếu đối tượng không khai nhận thì không thể xử lý
hình sự được. Điều này chính là khe hở dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
Để khắc phục tình trạng này, cần quy định lệnh bắt khẩn cấp (nếu chưa khởi tố
được bị can) có giá trị bao lâu trong thời hạn điều tra vụ án. Khi thực hiện lệnh
bắt khẩn cấp, đối tượng không có ở nhà thì lực lượng bắt bí mật lệnh, đồng thời
lập biên bản xác nhận với chính quyền địa phương việc đối tượng vắng mặt.

Trong thời gian chưa bắt được đối tượng, Cơ quan điều tra tiếp tục củng cố
chứng cứ, nếu đủ căn cứ thì ra quyết định khởi tố bị can, không đủ căn cứ thì khi
kết thúc điều tra chuyển tài liệu cho lực lượng trinh sát để lập án đấu tranh.
Thứ hai, khoản 4 Điều 81 BLTTHS 2003 có quy định về thẩm quyền xét phê
chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thuộc về Viện Kiểm sát cùng cấp. Tuy nhiên, đối với
trường hợp người có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp là “Người chỉ huy đơn vị
quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy bộ đội biên
phòng ở hải đảo và biên giới” và “Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tài bay,
tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng” quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 81
Bộ luật này” thì rất khó xác định được Viện Kiểm sát cùng cấp như khi tài bay
đang bay trên bầu trời, tàu biển đang ở ngoài biển…Do đó, cần quy định bổ sung
trong khoản 4 Điều 81 “đối với trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 điều
luật này, thẩm quyền để phê chẩn lệnh bắt khẩn cấp là Viện Kiểm sát nơi có sân
bay hoặc bến cảng về đầu tiên hoặc nơi tài bay, tàu biển đó được đăng ký”. Quy
định như vậy mới kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn chặn hành động gây
khó khăn cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
Thứ ba, ở khoản 1 Điều 83 BLTTHS quy định “Sau khi bắt hoặc nhận người
bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải
lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự
do cho người bị bắt”. Và khoản 1 Điều 87 quy định về thời hạn tạm giữ như sau:
“Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận
người bị bắt”. Trên thực tế đã xảy ra là có trường hợp khi bắt người và lập biên
bản trong trường hợp bắt khẩn cấp (tội phạm ma túy) từ lúc 8 giờ sáng, nhưng
14


đến 15 giờ mới có kết quả giám định về ma túy. Cơ quan điều tra ra lệnh tạm giữ
từ 15 giờ nhưng Viện kiểm sát lại phê chuẩn lệnh tạm giữ từ 8 giờ.Như vậy giữa
2 cơ quan không có sự thống nhất gây ảnh hưởng đến quá trình tác nghiệp của
mỗi cơ quan. Do đó các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét sửa đổi hoặc bổ

sung các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể những quy định này để các cơ quan
tiến hành tố tụng các cấp thống nhất thực thi.
Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cũng cần xem xét lại một số bất cập
phát sinh trong trường hợp bắt người khẩn cấp (như đã phân tích ở mục 1, phần
III) để đưa ra các biện pháp khắc phục và hoàn thiện quy định của pháp luật,góp
phần vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được hiệu quả, tránh bỏ sót
tội phạm gây khó khăn trong công tác ngăn chặn bắt người.
KẾT LUẬN
Tuy là một biện pháp ngăn chặn cần thiết trong tố tụng hình sự nhưng bắt
người cũng là một biện pháp có ảnh hưởng lớn đến các quyền cơ bản của công
dân. Việc thực hiện các quy định của BLTTHS 2003 về bắt người trong trường
hợp khẩn cấp tuy đạt được nhiều thành tích nhưng vẫn còn tồn đọng những hạn
chế gây ảnh hưởng không chỉ tới các cơ quan tố tụng mà còn tác động tới đời
sống nhân dân, tới đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy các cơ
quan có thẩm quyền trong dựng luật, các cơ quan tố tụng và tất cả các công dân
cần có ý thức trong việc thực thi và xây dựng hoàn thiện luật, nhằm nâng cao
hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an ninh xã hội.

PHỤ LỤC
Danh mục tài liệu tham khảo :
1. Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội;
2. Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003;
15


3. Bộ Luật hình sự năm 1999;
4. Bình luân khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 – NXB Tư pháp.
Một số link tài liệu tham khảo :
/> /> />
16




×