Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Việc giảng dạy về Việt Nam ở Đông Bắc Thái Lan - Trường hợp tỉnh Nakhon Phanom (giai đoạn 1946-2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.3 KB, 9 trang )

Việc giảng dạy về Việt Nam ở Đông Bắc Tha
́
i
Lan - Trươ
̀
ng hơ
̣
p tỉnh Nakhon Phanom (giai
đoạn 1946-2013)


Thouchanok Sattayavinit


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60 31 02 06
Người hướng dẫn: TS. Võ Xuân Vinh
Năm bảo vệ: 2014



Keywords. Quan hệ quốc tế; Giảng dạy; Việt Nam; Thái Lan; Tiếng Việt

Content
1. Lý do chọn đề tài
Thái Lan và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 6/8/1976 nhưng thực tế, mối
quan hệ quốc tế giữa hai nước đã có từ lâu trong lịch sử. Chúng ta có thể thấy một số lượng
không nhỏ người Việt Nam di cư sang Thái Lan, ở lại định cư lâu dài và được gọi là “Việt kiều”.
Theo các nhà nghiên cứu, cho đến nay đã có hai làn sóng di cư của người Việt Nam sang Thái
Lan. Làn sóng di cư thứ nhất diễn ra trước thời kỳ Ayutthaya và nhóm này được gọi là “Việt kiều
cũ” hoặc “Việt cũ”. Làn sóng di cư thứ hai diễn ra sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc,


nhóm này được gọi là “Việt kiều mới” hoặc “Việt mới”. Hiện nay, Việt kiều sinh sống ở nhiều
vùng ở Thái Lan nhưng tập trung lớn nhất ở vùng Đông Bắc, trong đó năm tỉnh có Việt Kiều
đông nhất là Nakhon Phanom, Udonthani, Nongkhai, Sakon Nakhon và Mukdahan.
Cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan vẫn cố gắng lưu giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp của
người Việt Nam. Những lớp học giảng dạy về Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã được
mở trong nhiều chục năm qua. Không chỉ cộng đồng người Việt Nam mở các lớp giảng dạy về
Việt Nam, những năm gần đây chương trình giảng dạy về Việt Nam cũng đã được đưa vào giảng
dạy tại một số trường đại học ở Đông Bắc Thái Lan. Học về Việt Nam không chỉ có con em Việt
kiều và hiện nay, nhiều người Thái Lan cũng rất quan tâm tìm hiểu về Việt Nam.
Trong lịch sử, Việt kiều đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của Thái Lan
cũng như quan hệ Thái Lan - Việt Nam. Quan hệ Thái Lan-Việt Nam gần đây được nâng cấp lên
tầm chiến lược cũng có một phần đóng góp không nhỏ của cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan nói
chung và vùng Đông Bắc nói riêng.
Vì vậy, việc giảng dạy về Việt Nam ở Đông Bắc Thái Lan, cụ thể là tỉnh Nakon Phanom
là việc làm cần thiết để hiểu hơn về các nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người của người Việt
Nam trong bối cảnh phải cố gắng hòa nhập với cuộc sống, nền văn hóa bản địa cũng như, và về
những nỗ lực đóng góp của cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan cho mối quan hệ Thái Lan - Việt
Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu về người Việt Nam ở Thái Lan và mối
quan hệ Thái Lan-Việt Nam.
Ở Việt Nam, có các nghiên cứu tiêu biểu như Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam -
Thái Lan (Hoàng Khắc Nam, 2004, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn) chỉ ra cơ sở hình thành và bức tranh khái quát về mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong lịch
sử, đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ này trên 2 giai đoạn từ 1976 đến 1989 trong bối cảnh quốc
tế, khu vực nhiều phức tạp và quan hệ Việt-Thái từ năm 1989 đến năm 2000 với xu thế hoà dịu
và hợp tác song phương cùng phát triển.
Công trình Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong những năm 90 (Nguyễn Tương Lai,
2001, Khoa Học Xã Hội, Hà Nội) nghiên cứu và phân tích mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan
trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1999. Tác giả đã phân tích những khía cạnh có liên quan

đến mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong chinh sách đối với Mỹ, Nhật Bản, đối với khu vực
Đông Nam Á; những vấn đề cơ bản tác động đến mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan; chính sách
của các nước Đông Nam Á trong việc hình thành một ASEAN có tác động tới quan hệ Việt Nam
– Thái Lan. Ngoài ra tác giả phân tích và đánh giá thực trạng 10 năm của mối quan hệ Việt Nam
– Thái Lan trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao và kinh tế. Nêu lên những khả năng và động
thái phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong những năm tới, trong đó lưu ý những
tác động do chính sách của các nước lớn có thể xảy ra đối với mối quan hệ này.
Công trình Người Việt ở Thái Lan (Peter A.Poole, 1973, Đại học Cornell U.S.A.) nghiên
cứu về lịch sử Việt kiều ở khu vực Đông Bắc Thái Lan từ năm 1946; làm rõ thái độ và chính
sách của chính phủ Thái Lan đối với cộng đồng Việt kiều; miêu tả cuộc sống của Việt kiều ở
Thái Lan. Ngoài ra, công trình cũng đưa ra số lượng Việt kiều sinh sống ở Thái Lan.
Bài viết Có một phong trào giáo dục “Gia đình học hiệu” trong cộng đồng người Thái
gốc Việt ở Thái Lan (Nguyễn Công Khanh, 2009, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11) bàn về một
loại hình giáo dục độc đáo, đó là “Gia đình học hiệu” hay “Tiểu học vụ”. Việt kiều tự nguyện
làm giáo viên dạy học trong cộng đồng. Ngoài ra tác giả còn miêu tả phong trào yêu nước qua
cách dạy và học của họ.
Bài viết Đời sống văn hóa của cộng động người Việt Nam tại Đông Bắc Thái Lan
(Nguyễn Hồng Quang, 2007, Viện nghiên cứu Đông Nam Á) chỉ ra những nét chính, đặc điểm,
lịch sử vùng Đông Bắc ở Thái Lan cho đến việc di cư đầu tiên của Việt kiều sang Thái Lan từ
thời Ayutthaya. Trong đó, tỉnh Nakhon Phanom là một tỉnh đông đảo người Việt tập trung sinh
sống.
Bài viết Vài nét về quan hệ Việt Nam - Thái Lan những năm đầu thế kỷ XXI (Nguyễn Thị
Hoàn, 2005, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1) và bài viết 30 năm quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái
Lan (Nguyễn Thị Hoàn, 2005, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5) bàn về những tiến bộ trong các
lĩnh vực về hợp tác kinh tế, văn hóa-khoa học kỹ thuật, chính trị-ngoại giao và các lĩnh vực khác
giữa hai nước trong suốt 30 năm.
Ở Thái Lan, nghiên cứu về các chủ đề trên đã được thực hiện từ khá sớm. Các nghiên cứu
tiêu biểu có thể kể đến bao gồm: Luận văn Việt Kiều đối với sự ổn định trong nước (Tiếng Thái
Lan - Wichan Champisi và Suvit Supun, 1976, Odien Store, Băng cốc) nghiên cứu về chính sách
chính phủ Thái Lan đối với cuộc sống của Việt kiều tại Thái Lan, như các chính sách hạn chế

khu vực sinh sống của Việt kiều, vấn đề hội hương. Tác giả cũng đề cập đến vấn đề người Việt
dạy con cháu yêu nước và yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như việc mở trường dạy học trong
cộng đồng.
Công trình Việt Kiều (Tiếng Thái Lan - Khachatphai Burutsaphat, 1978, Jareanvit, Băng
cốc) nghiên cứu về lịch sử Việt kiều di cư sang Thái Lan, trong đó miêu tả đến những cuộc sống,
các vấn đề của Việt kiều, mức độ kiểm tra người Việt di cư, trách nhiệm của miền Bắc – miền
Nam Việt Nam đối với Việt kiều, cho đến vấn đề Việt kiều hồi hương, giải quyết các vấn đề
người Việt ở lại tại Thái Lan và vấn đề với mối quan hệ với Việt Nam. Ngoài ra tác giả còn làm
rõ số lượng Việt kiều sang Thái Lan. Đó là lý do cuốn sách của tác giả được nhiều người tham
khảo.
Luận văn The development of Vietnamese refugee policy in Thailand, 1945-1992 (Gun
Sirikul, 1993, Master Degree of Arts, Department of Social Policy and Planning Graduate
School, Institute of Social Technology, Bangkok) nghiên cứu các chính sách đối với Việt kiều
trong năm 1945 đến 1992 của chính phủ Thái Lan. Nghiên cứu đã phân tích hệ thống sự phát
triển Việt kiều năm 1945 đến 1992 và chính sách của chính phủ Thái Lan trong từng giai đoạn cụ
thể.
Công trình Quan hệ Thái Lan-Việt Nam đầu Triều đại Rattanakosin theo quan điểm của
nhà nhiên cứu () Việt Nam (Thanyatip Sripana, 1998, Asia Paritat. 19) đã nghiên cứu mối
quan hệ giữa Xiêm – Việt Nam trong thời Rattanakosin, đặc biệt là quan hệ buôn bán giữa hai
nước từ thế kỷ XII.
Công trình Bác Hồ đối với chiến lược giải phóng ở tỉnh Nakhon Phanom (Thunwa
Jaithieng, 2001, Quỹ Chinakul vì sự phát triển người dân trên hai bên sông Mê Kông, Nakhon
Phanom) đề cập về cuộc sống của Hồ Chí Minh khi sống ở Nakhon Phanom với công cuộc giải
phóng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược của Hồ Chí Minh để huấn luyện thanh niên trở thành lực
lượng quan trọng làm cách mạng khi ở Na Choc.
Luận văn thạc sĩ The policy of the Pibulsonggram regime regarding Vietnamese refugees
in Thailand 1948-1957 (Thananan Boonwanna, 2002, Master of Arts in History, Department of
History Faculty of Arts, Chulalongkron University, Bangkok) đã nghiên cứu chính sách chính
phủ Plaek Phibunsongkhram những năm 1948-1957 đối với Việt kiều trong bối cảnh chính phủ
Thái có chính sách thân Mỹ. Luận văn cũng miêu tả cuộc sống khó khăn của Việt kiều trên đất

Thái Lan, đặc biệt là vấn đề nhập quốc tịch Thái.
Công trình Lịch sử huyện Thadphanom (Tiếng Thái Lan - Pavit Kumprom, 2003, Quản lý
địa phương tỉnh Nakhon Phanom, Nakhon Phanom) đã miêu tả bối cảnh của huyện Thadphanom
tại tỉnh Nakhon Phanom, trong đó nhấn mạnh đến cộng đồng 800 người Việt kiều tại huyện và
quá trình di cư của họ.
Công trình Viet Kieu in Thailand in Thai-Vietnamese Relationship (Thanyatip Sripana
and Trinh Dieu Thin, 2005, Institute of Asian Studies Chulalongkorn University, Siboon
computer Thailand) đã nghiên cứu quá trình nhập cư của cộng đồng người Việt Nam từ vương
triều Ayutthaya vào vương Quốc Thái Lan đến nay, phong trào yêu nước của người Việt, chính
sách của chính phủ Thái Lan đối với Việt kiều, vấn đề hồi hương, vấn đề hòa nhập của Việt kiều
hồi hương vào xã hội Việt Nam, vấn đề bảo tồn văn hóa của cộng đồng Việt kiều ở Đông Bắc
Thái Lan nói chung và ở tỉnh Nakhon Phanom nói riêng.
Cuốn sách Encyclopedia of Ethnic Group in Thailand: Vietnamese (Sophana Srichampa,
2005, Research Institute for Languages and Cultures of Asia. EkpimThai, Bangkok) nghiên cứu
về bối cảnh di cư của người Việt, cách sinh sống của người Thái gốc Việt qua các thế hệ. Công
trình cũng đã giới thiệu về nghề nghiệp, đời sống xã hội, ngôn ngữ, ẩm thực, tín ngưỡng tôn giáo
của người Thái gốc Việt ở vùng Đông Bắc Thái Lan
Những nghiên cứu vừa kể trên đây là những tư liệu vô cùng quý báu đối với việc thực
hiện luận văn này. Tuy nhiên, trên thực tế, những nghiên cứu đó mới chủ yếu đề cập đến quan hệ
Việt Nam-Thái Lan, đến Việt kiều với mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan, đến chính sách của
chính phủ Thái Lan đối với Việt kiều hay đời sống của Việt kiều (chính trị, văn hóa, kinh tế…) ở
vùng Đông Bắc Thái Lan chứ chưa nghiên cứu một cách có hệ thống việc giảng dạy về Việt
Nam của Việ kiều ở tỉnh Nakhon Phanom. Vì vậy, việc nghiên cứu về việc giảng dạy về Việt
Nam ở Đông Bắc Thái Lan, cụ thể là ở tỉnh Nakhon Phanom là rất cần thiết để hiểu hơn nữa về
cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ vấn đề giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon
Phanom, Thái Lan.
4. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon
Phanom. Sở dĩ chúng tôi chọn tỉnh Nakhon Phanom làm địa bàn nghiên cứu là vì ngay từ làn
sóng di cư đầu tiên của người Việt Nam sang Thái Lan, tỉnh Nakhon Phanom là nơi có số lượng
người Việt Nam đến định cư nhiều nhất và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng hoạt động cách
mạng ở đây. Điều quan trọng hơn, việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom cũng ra
đời sớm và có quy mô khá rộng lớn.
Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra ở trên, luận văn có nhiệm vụ phải hoàn
thành các nội dung nghiên cứu sau: (1) tìm hiểu về Việt kiều và việc giảng dạy về Việt Nam của
Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan giai đoạn từ 1946 đến 2013; (2) nghiên cứu về các vấn đề liên
quan đến việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom; và (3) Đánh giá tác động của việc
giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom.
Phạm vi:
Không gian cụ thể mà luận văn nghiên cứu là tỉnh Nakhon Phanom trong bối cảnh khu
vực Đông Bắc Thái Lan.
Thời gian nghiên cứu chủ yếu là từ trước năm 1946 (khi một làn sóng di cư mới của Việt
người Việt Nam đến Thái Lan) đến năm 2013. Vấn đề Việt kiều và việc giảng dạy của Việt kiều
trước năm 1946 cũng được nghiên cứu để làm rõ hơn giai đoạn nghiên cứu sau.
5. Nguồn tư liệu
Để thực hiện các nội dung của luận văn, học viên sử dụng các nguồn tài liệu chính như
sau:
Các tài liệu gốc bao gồm các thống kê của chính phủ Thái Lan và các tỉnh, huyện, xã ở
Đông Bắc Thái Lan về Việt kiều; chính sách của chính phủ Thái Lan đối với kiều dân nói chung
và Việt kiều nói riêng.
Các nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu người Việt Nam, người Thái Lan
cũng như thế giới về quan hệ Thái Lan-Việt Nam, về Việt Kiều ở Thái Lan nói chung và khu vực
Đông Bắc nói riêng.
Tài liệu, số liệu, đánh giá mà tác giả luận văn thu thập được trong quá trình đi thực tế tại
tỉnh Nakhon Phanom.
6. Phương pháp tiếp cận, nghiên cứu

Luận văn được thực hiện với việc sử dụng các phương pháp tiếp cận chính như phương
pháp sử học, phương pháp chính trị học và quan hệ quốc tế.
Phương pháp sử học được sử dụng để tìm hiểu quá trình di cư của người Việt Nam sang
Đông Bắc Thái Lan nói chung và tỉnh Nakhon Phanom nói riêng; việc giảng dạy về Việt Nam
qua từng thời kỳ…
Phương pháp chính trị học và quan hệ quốc tế được sử dụng để tìm hiểu về chính sách
của chính phủ Thái Lan đối với Việt kiều quốc gia này và quan hệ Thái Lan-Việt Nam…
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu bao gồm phân tích, tổng hợp, so
sánh, điều tra xã hội học
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài hy vọng sẽ có những đóng góp chủ yếu như sau:
Làm rõ tình hình và việc giảng dạy về Việt Nam ở vùng Đông Bắc Thái Lan nói chung và
tỉnh Nakhon Phanom nói riêng.
Đóng góp thêm cho các nghiên cứu về Việt kiều ở Thái Lan.
Là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu thêm về việc giảng dạy về Việt Nam ở
Thái Lan, Việt kiều ở Thái Lan, chính sách của chính phủ Thái Lan đối với Việt kiều và quan hệ
Thái Lan-Việt Nam.



8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương
như sau:
Chương 1:
Khái quát về Việt kiều ở vùng Đông Bắc Thái Lan
Chương 2:
Việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom
Chương 3:
Tác động của việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom.



References

Tài liệu tiếng Việt
Sách báo và tạp chí
1. Đặng Văn Chương và Trấn Quốc Nam (2007), “Hoạt động yêu nước của người Việt ở
Thái Lan trong mối quan hệ với cách mạng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”. Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, (số 4).
2. Nguyễn Công Khanh (2009), “Có một phong trào giáo dục “gia đình học hiệu” trong
cộng đồng người Thái gốc Việt ở Thái Lan”. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á , (số 11).
3. Nguyễn Thị Thanh Nga (2002), “Vài cảm nghĩ về người Việt sống ở Nakhon Phanom –
Thái Lan”, Tạp chí Nghiên cưu Đông Nam Á, (số 5).
4. Nguyễn Hồng Quang (2011), “Quá trình bảo lưu và hội nhập văn hóa của cộng đồng
người Việt ở Đông Bắc Thái Lan”. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (số 5).
5. Phan Hữu Tuấn (2011), “Về cộng đồng người Việt nam tại Thái Lan”. Tạp chí Sự kiện &
nhân vật nước ngoài, (số 11).
6. Song Ha. “Báo chí Thái Lan: Di tích nhà bác Hồ ở Na-Khon-Pha-Nôm, Biểu tượng của
tình hữu nghị Việt Nam – Thái Lan”. Báo Nhân dân, ngày 17 tháng 2 năm 2004.
7. Trịnh Diệu Thìn (2007), “Cộng đồng người Việt ở Thái Lan (Quá trình hội nhập và bảo
tồn văn hóa tộc người)”. Nghiên cưu Đông Nam Á, (số 2).
8. Việt Nam hoan nghênh người Việt trở về quê hương. Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 6
tháng 6 năm 2006.

Sách, luận văn, luận án
9. Hoàng Khắc Nam (2004), Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam – Thái Lan, Luận án
Tiến sĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).
10. Ngô Thị Khánh (2009), Mối quan hệ kinh tế và giao lưu văn hóa Việt - Thái trong lịch
sử, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Bảo Chung (2008), Chính sách của Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước
ngoài trong thời kỳ đổi mới, Luận án Tiến sĩ, Học Viện ngoại giao.

12. Nguyễn Thị Hoàn (2005), 30 năm quan hệ hợp tác Việt Nam – Thái Lan, Nghiên cứu
Đông Nam Á.
13. Nguyễn Thị Hoàn (2005), Vài nét về quan hệ Việt Nam – Thái Lan những năm đầu thế
kỷ XXI, Nghiên cứu Đông Nam Á.
14. Nguyễn Văn Khoan (1996), Thái Lan địa bàn liên lạc của cách mạng Việt Nam, Nghiên
cứu Đông Nam Á.
15. Nguyễn Văn Khoan và Nguyễn Tiến (2003), Bác Hồ ở Xiêm (1928-1029), Lý luận chính
trị, Hà Nội.
16. Nguyễn Tương Lai (2001), Quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong những năm 90, Khoa
Học Xã Hội, Hà Nội.
17. Nguyễn Hồng Quang (2007), Đời sống văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại Đông
Bắc Thái Lan, Viện nghiên cứu Đông Nam Á.
18. Nhiệm vụ đường lối và phương châm của tổ chức cách mạng Việt Kiều từ năm 1945đến
năm 1975 (1976), Ban Đông Nam Á.
19. Peter A.Poole (1973), Người Việt ở Thái Lan,U.S.A.: trường Đại học Cornell.
20. Silapakit Teekantikun (2005), “Cộng đồng người Việt ở Thái Lan dưới ảnh hưởng của
văn hóa - xã hội Thái Lan trong giai đoạn hiện nay”. Tạp chí Cộng đồng ASEAN: Từ ý
tưởng hiện thực.
21. Trần Định Lưu (2004), Việt kiều Lào – Thái với Quê hương, Chính trị quốc gia, Hà nội.
22. Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana(2007), Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ
Thái Lan – Việt Nam, Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Vũ Thanh Bình và Vương Đình Chính(2013), Việt Kiều “Bạn Mày” sống tại Mương Vê
hiện nay có tên là: huyện Rê Nu Na Khon, Nakhon Phanom.
24. Vũ Hào Quang. Những đặc trưng cơ bản về con người và văn hóa của cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài hiện nay. Hà Nội, Báo cáo tóm tắt đề tài, Đại học khoa học xã hội
và nhân văn Hà Nội, 2010.
25. Vương Đình Chính (2004), Tâm sự Giáo Viên Nakhon Phanom Thái Lan, Nakhon
Phanom.

Nguồn internet

26. Đài Lân (2012), Đặng Thúc Hứa – Người con trung kiên của Đất Thanh chương, Văn
hóa Nghệ An.
27. Nguyễn Thị Kim Dung (2014),Bác Hồ với công tác tuyên truyền cách mạng thời kỳ hoạt
động ở Thái Lan (1928-1929), Tuyên giáo, 9/6/2014.
28. Phạm Văn Đồng (1959), Nghị quyết của hội đồng chính phủ ngày 23 tháng 10 năm 1959
về việc đón tiếp việt kiều ở Thái Lan, Tân đảo, Tân thế giới về nước.

Tài liệu tiếng Anh
Sách, luận văn, luận án
29. Andrew Heywood (2007), Politics, Houndmills, New York.
30. Christopher E.Goscha(1999), Thailand and the Southeast Asian Networks of the
Vietnamese Revolution, 1885-1954, Nordic Institute of Asian Studies, Great Britain.
31. Edward Shils (1961), Centre and periphery, in The Logic of Personal Knowledge:
Essays Presented to Michael Polanyi, Routledge & Kegan Paul.
32. Michael J. Rowlands (1987), Centre and periphery in the ancient world, Great Britain
The University Press, Cambridge.
Nguồn internet
33. T. Kittikachorn(1994), Revolutionary Council Announcement No. 337 dated 13
December 1972, The Government of Thailand.

Tài liệu tiếng Thái Lan
Tạp chí
34. Thanyatip Sripana (1998, 1 January), Quan hệ Thái Lan-Việt Nam đầu Triều đại
Rattanakosin theo quan điểm của nhà nhiên cứu() Việt Nam. Asia Paritat. 19(1),
29-43.
( (2541,1). -.
. 19(1), 29-43.)
Sách, luận văn, luận án
35. Boonrat Rattaborirak (2006), Chích sách đối ngoại Việt Nam từ chính phủ Chatichai
Choonhavan đến chính phủ Thaksin Shinawatra (năm 1998-2004), nghiên cứu thác sĩ

chính trị học, ngành quan hệ quốc tế và ngoại giao, khoa chính trị, trường đại học
Thammasat.
(
(2549).
 ( ..1998-2004 : 2531-2547). ,


.)
36. Gun Sirikul (1993), The devellopment of Vietnamese refugee policy in Thailand, 1945-
1992, Master Degree of Arts, Department of Social Policy and Planning Graduate
School, Institute of Social Technology (Krirk).
(

 (2536). ..2488-2535.,
 ().)
37. Khachatphai Burutsaphat (1978), Việt Kiều, Jareanvit, Băng cốc.
( (2521). . : .)
38. Mahasarakham (2010), Chương trình cử nhân ngành tiếng Việt 2004, Trương đại học
Mahasarakham, Maharakham.
((2010). . .)
39. Pantip Kanchanajittra Saisunthorn (2555), Luật Thái và tài liệu quan trọng về dân Nhập
cư tại Thái Lan, Vinyuchon, Bangkok.
(  (2555).
.: .)
40. Pavit Kumprom (2003), Lịch sử huyện Thadphanom, Nakhon Phanom: Quản lý địa
phương Tỉnh Nakhon Phanom.
( (2546). . : 

.)
41. Sophana Srichampa (2005), Encyclopedia of Ethnic Group in Thailand: Vietnamese,

EkpimThai, Bangkok.
( (2548). :. : .)
42. Thananan Boonwanna (2002), The policy of the Pibulsonggram regime regarding
Vietnamese refugees in Thailand 1948-197, Master of Arts in History, Department of
History Faculty of Arts, Chulalongkron University.
( 

(2545). ...2491-2500.
, .)
43. Thanyatip Sripana và Trinh Dieu Thin (2005), Viet Kieu inThailand in Thai-Vietnamese
Relationship, Siboon computer, Bangkok.
(  Trinh Dieu Thin (2548).-. :
.)
44. Thanyatip Sripana. Người Việt Nam di cư trong Miền Đông Bắc Thái Lan, Viện Châu Á
Học, Trường đại học Chulalongkron.
( (). , .)
45. Thunwa Jaithieng (2001), Bắc Hồ đối với việc chiến lược giải phóng ở tỉnh Nakhon
Phanom, Quỹ Chinakul để sự phát triển người dân trên hai bên sông Kông, Nakhon
Phanom.
( (2544). . :






.)
46. Wichan Champisi và Suvit Supun (1976), Việt Kiều đối với sự ổn định trong nước,
Odien store, Băng cốc.
(   (2519). . : .)


Nguồn internet
47. Các lễ truyền thống và văn hóa tỉnh NaKhon Phanom,
asdeeNakhon Phanom.com/
48. Dự án trao đổi sinh viên học viên giáo viên giảng viên Thái Lan với tiểu vùng sông
Mekong nước Lào và Việt Nam năm 2012, <
lgc.snru.ac.th/UserFiles/File/gms1_2555.pdf>, xem 12/8/2014
49. Economic Community, Hồi ban điều hành của tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan với tỉnh
Hà Tĩnh Việt Nam, ngày 5 tháng 3 năm 2014, <http://Nakhon
Phanom.go.th/wp_twincity/?p=236>, xem 29/6/2014
50. Hội Thái –Việt tỉnh Nakhon Phanom, Ảnh hoạt động trong cộng đồng người Việt,
< xem 16/7/2014
51. Jarinee Maha(2012), Sự quản lý giáo dục cho người không có quốc tịch,
<http://203.172.183.121/myoffice/2555/?name=news&file=readnews&id=253>, xem
10/6/2014
52. Khái quát về tỉnh Nakhon Phanom,
<hon Phanom.m-society.go.th/aboutprovince.htm>, xem 27/6/2014
53. Nakhon Phanom University Language Institute, Chương trình dạy học tiếng Việt,
< xem 28/4/2014
54. Pantip Kanchanajittra Saisunthorn(2009), Chứng minh thư Việt kiều: Luật và chính sách
của chính phủ Thái Lan,
< xem 10/6/2014
55. Pitak Rattanabunpot, dân tộc ít người và lao động Tàng Đáo thoát vào Thái Lan,
<www.policy.doe.go.th/ebookdoc/020400001850_3.doc>, xem 8/6/2014
56. Thai Civic Action Network(2005), Tình hình nhân quyền của các dân tộc trong xã hội
Thái Lan,
< xem 9/6/2014
57. Văn phòng tỉnh Nakhon Phanom, Tỉnh Nakhon Phanom,
< xem 25/2/2014
58. Văn phòng tỉnh Nakhon Phanom(2012), Thông tin cuộc họp,

<http://103.28.101.10/briefprovince/filedoc/48000000.pdf>, xem 25/2/2014
59. Văn phòng tỉnh Nakhon Phanom(2008), Tỉnh Nakhon Phanom lễ khai trương trung tâm
hữu nghị Nakhon Phanom-Hà Nội tại tỉnh Nakhon Phanom,
< xem
2/5/2014
60. Văn phòng giáo dục tỉnh Nakhon Phanom(2009), Chương trình giáo dục Trường
Anuban Nakhon Phanom,
< />100240.pdf>, xem 28/4/2014
61. Văn phòng tỉnh Nakhon Phanom, Lịch sử tỉnh Nakhon Phanom,
<hon Phanom.go.th/Nakhon Phanom/history.php>, xem 14/5/ 2014
62. Văn phòng trường tiểu học Anuban Nakhon Phanom, Chương trình đào tạo học ,
< xem 3/5/2014

Phỏng vấn
63. Bà Ánh ( ), giáo viên cũ dạy lớp mở lòng (khoảng năm 1974), 77 tuổi, ở Na
Choc tỉnh Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 26/1/2014.
64. Đặng Văn Gia ( ), cộng đồng người Việt thế hệ thứ 3, 90 tuổi, ở Pon Bok
Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 30/1/2014.
65. Đặng Minh Cương (

 ), giáo viên cũ dạy lớp 9, cộng đồng người Việt thế hệ
thứ 2, 63 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 27/1/2014.
66. Đào Hoài Thu ( ), giáo viên cũ dạy lớp 6, cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2,
60 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 27/1/2014.
67. Đào Thị Tâm ( ), giáo sinh cũ (khoảng năm 1964), cộng đồng người Việt
thế hệ thứ 2, 58 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 26/1/2014.
68. Krairerk Wongsurapinunt ( ), cộng đồng người Việt thế hệ thứ 5, 35 tuổi,
ở Na Choc Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 30/1/2014.
69. Lê Thị Hương ( () ), giáo viên cũ dạy lớp mở lòng đến lớp 5 (khoảng
năm 1965), 65 tuổi, ở Na Choc tỉnh Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 26/1/2014.

70. Nguyễn Sĩ Tường ( ), giáo viên cũ dạy từ lớp 7 (khoảng 1967), cộng
đồng người Việt thế hệ thứ 2, 67 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn
28/1/2014.
71. Phan Thị Mai Nang ( ), giáo viên cũ lớp vỡ giáo, cộng đồng người Việt thế
hệ thứ 2, 57 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 28/1/2014.
72. Phatcharaphong Phubetpeerawat ( ), cộng đồng người Việt thế hệ thứ 5,
27 tuổi, ở Pon Bok Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 9/8/2014.
73. Trịnh Cao Sơn ( ), giáo viên cũ dạy lớp 5-7, cộng đồng người Việt thế hệ
thứ 2, 64 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 28/1/2014.
74. Trần Thị Lọt ( ), giáo viên cũ dạy lớp mở lòng và lớp 1-3, cộng đồng người
Việt thế hệ thứ 3, 64 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 28/1/2014.




×