Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Biên bản phỏng vấn sâu: Đề bài: “Định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.55 KB, 5 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VN
TRƯỜNG DẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
KHOA XÃ HỘI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1
Đề bài: “Định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái”
Mã số:
Thời gian phỏng vấn

: 15h46’ ngày 22/11/2013

Địa điểm phỏng vấn

: Phố An Hòa, Phường Ninh Phong, Tp Ninh Bình

Người được phong vấn : Đỗ Thị Ánh (37 tuổi)
Phỏng vấn viên

: Cấn Thị Hạnh

Giám sát viên

:

1. Giới thiệu chung
Xin chào cô ! Cháu tên là Cấn Thị Hạnh khoa xã hội học, trường Đại học công
đoàn hiện cháu đang tiến hành cuộc nghiên cứu với chủ đề “Định hướng nghề nghiệp
của cha mẹ đối với con cái”


Nghiên cứu này của cháu thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu sự định hướng, nghề
nghiệp của cha mẹ đối với con cái. Thông qua đó có cái nhìn rõ nét hơn về sự tác
động, ảnh hưởng định hướng của cha mẹ đối với con cái trong vấn đề nghề nghiệp
tương lai của các em. Kết quả của nghiên cứu này phụ thuộc nhiều vào câu trả lời của
cô cung cấp. Cháu xin cam đoan câu trả lời của cô sẽ được cháu sử dụng cho nghiên
cứu đề tài trên và thông tin các nhân viên của cô sẽ được giữ kín; lượng câu hỏi mang
tính khảo sát nên không làm mất nhiều thời gian của cô.
Cháu rất mong được cô giúp đỡ.
Cháu xin chân thành cảm ơn cô !
2. Nội dung phỏng vấn
NPV: Cô có thể cho cháu biết một vài thông tin của cô được không ?
NĐPV: Được
Cô tên: Đỗ Thị Ánh, 37 tuổi
Hiệu phó trường THCS Thanh Thắng – An Hòa – Ninh Phong – Ninh Bình.
NPV: Xin cô cho biết cô sinh được mấy người con ?
NĐPV: Cô sinh được 2 em.
1


NPV: Hai em nhà cô học lớp mấy ạ ?
NĐPV: Em đầu thì học lớp 9.
Em út thì học lớp 5
NPV: Xin cô cho biết suy nghĩ của mình về “định hướng nghề nghiệp của cha
mẹ đối với con cái”.
NĐPV: Cô nghĩ việc định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái.
NPV: Nếu định hướng nghề nghiệp cho 2 em cô sẽ hướng các em vào lĩnh vực
nào:
Lĩnh vực khoa học tự nhiên
Lĩnh vực khoa học xã hội
Lĩnh vực công nghệ thông tin

Lĩnh vực điện ảnh
Ý kiến khác
NĐPV: Cô nghĩ là cô sẽ hướng 2 em học các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự
nhiên.
NPV: Lý do gì khiến cô lại hướng 2 em học các ngành thuộc lĩnh vực khoa học
tự nhiên ?
NĐPV: Vì 2 em nhà cô học khá chắc, nắm vứng các môn tự nhiên.
NPV: Theo cô khi cha mẹ định hướng nghề ghiệp cho con cái thì họ thường căn
cứ vào yếu tố:
Điều kiện xã hội
Năng lực, lực học của con cái
Khả năng có việc làm củ ngành đó
Yếu tố 2 và yếu tố 3
NĐPV: Cô không rõ, nhưng nếu căn cứ yếu tố nào thì cô nghĩ cô sẽ căn cứ yếu tố
năng lực, lực học của em, và khả năng có việc làm của ngành đó.
NPV: Giả sử khi em đầu nhà cô học lớp 12 em có mong muốn học các ngành các
trường đào tạo lĩnh vực xã hội trong khi cô chú lại muốn em học trwngf các ngành đào
tạo lĩnh vực tự nhiên thì cô sẽ làm gì khi đó.
NĐPV: (Cười) cô nghĩ thì cô sẽ ủng hộ em nhà cô. Nếu em kiên định khẳng định
có đam mê thì cô quyết định ủng hộ.
NPV: Điều gì khiến cô ủng hộ quyết định đó của em ?
2


NĐPV: Cô nghĩ học hay làm bất cứ điều gì phải có đam mê, nhiệt huyết thì mới
phát huy hết khả năng của bản thân. Học, làm gì mà không có đam mê thì cũng giống
như đổ nước vào cái thùng bị thủng mà thôi.
NPV: Theo cô thì việc cha mẹ và con cái có nên thường xuyên tâm sự trao đổi
với nhau về học tập và các vấn đề:
Nên nó rất cần thiết.

Không nê
NĐPV: Cô nghĩ là nên nó rất cần thiết
NPV: Lý do nào khiến cô nghĩ việc cha mẹ và con cái thường xuyên tâm sự trao
đổi học tập các vấn đề khác là nên và rất cần thiết ?
NĐPV: Cô và chú thường quan niệm: “Làm cha mẹ thì dễ nhưng làm bạn của
con thì khó”
Với cô việc chăm sóc các em không có gì khó mà khó ở việc nắm bắt suy nghĩ,
tâm lý và hiểu được con là cả vấn đề nan giải đáng suy nghĩ. Vì vậy mà cha mẹ phải
thường xuyên trao đổi tâm sự với con cái để nắm bắt suy nghĩ tâm lý của con mình.
NPV: Theo cô việc “Làm bạn của con” thì khó ở điểm gì ?
NĐPV: Thật ra thì con lớn nhà cô học lớp 9, con nhỏ học lớp 5 nên việc nắm bắt
tâm lý suy nghĩ của 2 em tầm này là không hề đơn giản, nên cô chú thường xuyên trao
đổi, tâm sự với 2 em nhà cô về học tập và nhiều vấn đề khác trong xã hội qua đó để
đoán suy nghĩ, tâm lý của em.
Đối với cô trong mối quan hệ với con cái là không có khoảng cách.
NPV: Theo ý kiến trên là cô chú thường xuyên trao đổi tâm sự với các em ?
NĐPV: Đúng ! cô chú trao đổi, tâm sự, san sẻ với 2 chuyện học tập và mọi vấn
đề xã hội, tâm lí của các em nhà cô ở lứa tuổi này.
NPV: Cô thường định hướng cho em bằng cách nào ?
NĐPV: Cô định hướng cho con cái qua các câu chuyện cuộc sống, câu chuyện
gia đình, các câu chuyện liên quan các lĩnh vực và lồng ghép quan điểm của cô chú
vào.
NPV: Cô nghĩ sao về việc cô nên tạo áp lực cho con cái không ?
NĐPV: Cô nghĩ là không, cô và chú không bao giờ tạo áp lực hay bắt con phải
làm thế này, con phải làm thế kia. Các câu chuyện cô kể hay nói chuyện tới các em cô

3


chú lồng quan điểm của cô chú vào để các em thấy rằng à quan điểm của bố mẹ là như

thế này, như thế kia từ đó các em suy nghĩ là có lựa chọn của mình.
NPV: Giả sử em đầu nhà cô mà học tới lớp 12 mà em xin cô ý kiến, sự định
hướng của cô về khối thi “trường, ngành học thì cô sẽ tư vấn định hướng cho em như
thế nào ?”
NĐPV: Cô sẽ cân nhắc suy nghĩ rồi phân tích mặt mạnh, hạn chế của em trong
các môn học cô lựa chọn ra sao thì cô nghĩ sau thì cô phân tích xong thì em đã có lựa
chọn cho riêng mình, thật sự cô mong muốn em học Y.
NPV: Điều gì khiến cô mong muốn em đầu nhà cô học y vậy ?
NĐPV: Thứ nhất nhu cầu bác sĩ và khả năng xin việc ra trường khá ổn. Thứ hai
là gia đình nhà cô chú có một vài người làm trong ngành y (nhìn, cười) không phải là
trong ngành thì dễ hơn nữa lí do là những người trẻ ngành y như cậu của cô, anh trai
cô, bác của cô, … một trong số họ là thần tượng của cô chú và cả các con cô nữa.
NPV: Dạ, cháu hiểu. Vậy cô sẽ định hướng cho em học y Hà Nội không ?
NĐPV: Cái này cô chỉ phân tích tình hình, khả năng của bản thân em, gia đình
chẳng hạn như lực học, lực học của em tầm trung trung thì có lẽ nên học y ở tỉnh gần
địa phương lựa chọn an toàn lực học vững, kiến thức bám chác thì học Y Hà Nội.
NPV: Xin cô cho biết cô có dự kiến nào cho em thi ngành nào của trường y?
NĐPV: Điề này cô chưa biết định hướng ra sao (chau mày). Cô nghĩ cái này còn
tùy khả năng và ý muốn của em.
NPV: Ngoài mong muốn em thi vào khối B thì theo cô có nên cho em thi thêm
một khối nào khác nữa không ? Nếu có thì thi khối nào ạ ?
NĐPV: Có, và cô nghĩ con cô nên thi thêm khối A. Con trường cụ thể nào thì cô
chưa thể nói vì giờ còn quá sớm.
NPV: Để chuẩn bị hành trang cho em có kiến thức vững chắc trước ngưỡng cửa
Đại học, ngành nghề thì cô và chú đã làm:
Cho các em đi học thêm một số môn học
Cho các em tự nghiên cứu tự học
Kết hợp 2 giải pháp trên
Ý kiến khác
NĐPV: (cười) tình hình là cô chú có cho em đi học thêm một số môn học. Môn

Toán thì cô kèm, còn các môn Lý, Hóa, Sinh, Anh Văn thì cô cho em theo học mấy
4


người quen của cô họ là người trong nhà, đồng nghiệp của cô. Thật ra quan điểm của
cô là không quá nặng nề trong việc học thêm. Học thêm chỉ là định hướng giúp các em
nắm được phương pháp học, phương pháp giải các bài tập, nắm bắt được lượng kiến
thức mà em phải học thôi. Theo cô phải có sự hài hòa giữa đi học thêm và tự học.
NPV: Lí do gì khiến cô không định hướng các em hướng tới học các ngành xã
hội ? Cháu thấy các ngành xã hội khá hữu ích. Định hướng rèn luyện nhân cách, tư
duy cho các em toàn diện, cách cư xử, ứng xử, … cô nghĩ sao ?
NĐPV: Đúng ngành xã hội rất hay nhưng cô nhận thấy các em nhà cô kéo khiếu
trẻ các môn xã hội. Dường như ở đây cô thấy do người nhà cô, chuyên các môn tự
nhiên nên dường như cô thấy các em chịu ảnh hưởng nên khả năng học các môn tự
nhiên của các em khá tốt, các em nhạy bén với các môn tự nhiên.
NPV: Xin cô cho biết cô có thường xuyên mua sách tham khảo, các đầu sách
định hướng nghề nghiệp, đầu sách tâm lí giới tính cho 2 em không ?
NĐPV: Có, và cô sẵn sàng trao đổi với em những điều mà em trăn trở, suy tư sau
mỗi lần đọc những cuốn sách như ở trên.
NPV: Dạ, vâng cháu xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của cô trong quá trình
trao đổi, cháu chúc gia đình cô luôn mạnh khỏe, cô chú công tác tốt, 2 em học giỏi.
3. Tổng kết
Qua trao đổi với cô Đỗ Thị Ánh tôi nhận thấy:
- Việc định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái là một điều cần thiết
nó góp phần giúp các em định hướng được con đường mà các em sẽ đi sau khi tốt
nghiệpTHPT.
Giám sát viên

Người tiến hành phỏng vấn


Cấn Thị Hạnh

5



×