Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG Đề tài: MỨC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NINH BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HIỆN NAY (Nghiên cứu tại Phố An Hòa, phường Ninh Phong, TP. Ninh Bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.84 KB, 9 trang )

BIÊN BẢN
THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG

Đề tài:
MỨC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN NINH BÌNH TRONG QUÁ
TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HIỆN NAY
(Nghiên cứu tại Phố An Hòa, phường Ninh Phong, TP. Ninh Bình)

Thành viên tham gia: 6 thành viên
Thời gian thảo luận: 14 giờ 30 phút ngày 22 tháng 11 năm 2013
Địa điểm thảo luận: Số nhà 1, Phố An Hòa, phường Ninh Phong, thành phố
Ninh Bình
Phần I: Giới thiệu
Xin chào các bác, chúng cháu là sinh viên Đại học Công Đoàn đang
làm bài thực tập, tiến hành tìm hiểu về mức sống của người dân ở phố An
Hòa. Cảm ơn các chú và các bác đã đồng ý tham gia vào nhóm thảo luận
ngày hôm nay, sự giúp đỡ của các bác giúp chúng cháu có cái nhìn khách
quan hơn về cuộc sống của người dân, ý kiến trao đổi trong buổi thảo luận
này rất quan trọng để chúng cháu thu thập thông tin, hoàn thành tốt đề tài
nghiên cứu của mình.


Trước tiên cháu xin được giới thiệu : Nhóm thảo luận gồm có 6 thành
viên, trong đó: một người điều hành, hai thư ký và 3 thành viên tham gia
thảo luận.buổi thảo luận xoay quanh 3 vấn đề chính : thực trạng mức sống
của người dân phố An Hòa hiện nay như thế nào?; nhu cầu của người dân
hiện nay ra sao?làm cách nào để nâng cao mức sống của người dân ở đây?
Để không bỏ xót những ý kiến của mọi người cháu xin được phép ghi âm
lại. cháu xin cam đoan những ý kiến mà các chú, các bác trao đổi sẽ chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu.


Phần 2.Nội dung
Giai đoạn 1: Khởi động
Giới thiệu các thành viên tham dự
Người điều hành: Trần Thị Hương
Thư kí: Phạm Thị Liên, Nguyễn Thị Mai Hương
Chúng cháu đều là sinh viên khoa Xã hội học, trường Đại học Công
đoàn.
Để cuộc thảo luận diễn ra thoải mái và dễ trao đổi, các thành viên cung
cấp 1 số thông tin cá nhân
• Nguyễn Văn Anh: 44 tuổi, làm đậu phụng và làm ruộng.
• Đào Thị Miễn : 52 tuổi, nội trợ
• Nguyễn Vân Nam: 42 tuổi, làm ruộng


Giai đoạn 2: Thảo luận
Qua nhận xét đánh giá chung về tình hình chính trị, kinh tế, của địa
phương có thể nói mức sống của người dân nơi đây có sự thay đổi từ khi quy
hoạch ruộng đất và xác nhập địa phương vào thành phố Ninh Bình. Để làm
rõ vấn đề này chúng cháu cần sự đóng góp ý kiến, trao đổi của mọi người
xoay quanh 3 vấn đề chính vừa nêu trên.
Câu 1 :Thực trạng việc làm, mức sống của người dân Phố An Hòa
hiện nay như thế nào?
Theo chú Anh: “Phố An Hòa so với trước thì có thể nói là khá hơn, nói
chung là mình có trình độ thì sẽ có thu nhập cao, không có trình độ lao động
trực tiếp thì thu nhập sẽ thấp hơn. Về mức sống bây giờ thì thực tế nhà nước
không để cho đói, nếu để đánh giá chung thì rất khó, mức sống thì cao hơn
trước nhưng nói chung vẫn khó khăn lắm.”
Bác Miễn: Các hộ dân ở đây phần lớn là làm nông nghiệp nhưng quá
trình đô thị hóa diễn ra, An Hòa từ thôn lên phố, ruộng đất cũng bị thu hẹp
rồi, nên nhiều người đã chuyển sang nghề khác như đi làm thuê, công

nhân… vì thế mà mức sống cũng thay đổi theo. Mức sống đã cao hơn trước
vì làm thêm nhiều nghề mới chứ không phụ thuộc vào cây lúa như trước
nữa.
Chú Nam: “ Chú đồng ý với ý kiến của cô Miễn. Đa phần người dân ở
đây đã bỏ làm nông và chuyển sang làm những công việc khác như là đi
xây,làm nghề thủ công mỹ nghệ,làm công nhân.Nói chung thì cuộc sống đầy
đủ hơn trước kia làm nông nghiệp, gia đình nào cũng sắm thêm được đồ
dùng sinh hoạt cho gia đình.Nhìn chung mức thu nhập của các hộ dân trong
phố là tương đối đồng đều, nhưng vì giá cả bây giờ cái gì cũng đắt mà lương


của người làm thuê thì chẳng thấy tăng. Nên nói đến mức sống bây giờ chỉ
tương đối thôi, như anh Anh nói thì vẫn còn khó khăn lắm.”
Chú Anh: Đúng, gia đình nào mà có con đi học đại học thì vất vả lắm
cháu ạ. Như nhà chú với nhà chú Nam đây đều có con đi học đại học, tiền
cho chúng nó ăn học đã gần hết số tiền kiếm được. May nhà chú mới làm
thêm nghề làm và bán đậu phụ tháng cũng thu về được thêm 3 – 4 triệu thì
mới đủ trang trải cho chúng nó. Như các hộ khác họ đi làm thêm nghè phụ
ngày được 100 đến 150 nghìn /1 công, nếu làm trung bình tháng làm 20
công là cũng được 2 triệu rồi. Chứ nếu mà chỉ trông chờ vào nông nghiệp thì
tính trung bình tháng chỉ được 200 nghìn thôi”
Chú Nam: “ Làm sao mà được 200 một tháng ”
Chú Anh: “ Đấy là tính cả lúc cao lúc thấp, còn mất mùa nữa tháng được
200 nghìn đủ tiền gạo thôi. Đây là các chú còn đang trong độ tuổi lao động
còn như cô Miễn hết tuổi lao động giờ chỉ trông cậy vào các con thôi.”(cười)
Theo Bác Miễn: “ Nhà tôi thì chúng nó lập gia đình hết rồi, giờ chỉ còn 2
ông bà già trông vào 5 sào ruộng với 3 triệu tiền lương hưu của ông nhà chỉ
đủ ăn và thuốc thang.”
Hỏi: Với mức thu nhập như vậy thì các chú và bác đây thường chi
tiêu vào những việc gì ạ?

Chú Anh: “ Còn việc gì ngoài việc học của con cái, tiếp đó là tiền ăn, tiền
điện, tiền sinh hoạt,…”
Chú Nam: Đâu phải chỉ có các khoản đó đâu, thỉnh thoảng lại có đám
cưới hỏi, ma chay, giỗ bàn cũng khá tốn kém.


Bác Miễn: Gia đình bác cũng vậy, ngoài chi tiêu trong gia đình, hiếu hỉ ra
bác còn phải mua thuốc thang cho bác trai, có bảo hiểm đấy nhưng bác vẫn
phải mua thêm thuốc ngoài.
Hỏi:Vậy 2 chú và bác có thể kể ra những tài sản, đồ dùng sinh hoạt
nhà ở, công trình vệ sinh, nước SH hiện có trong gia đình mình không ạ?
Chú Nam: “ Đồ dùng sinh hoạt, tài sản trong nhà chú thì chỉ có tivi, tủ
lạnh, xe máy, điện thoại, nhà chú thì chỉ là nhà mái bằng thôi, cũng mới xây
được khu vệ sinh tự hoại, nước thì là dùng nước sạch của địa phương cung
cấp.”
Chú Anh: “ Nói chung những đồ dùng đó bây giờ nhà nào cũng có, tùy
từng nhà người ta có thích dùng hay không thôi, như nhà chú đây không có
bếp ga nồi cơm điện vẫn đun bằng than đấy.”
Hỏi:Còn gia đình bác Miễn thì sao ạ?
Bác Miễn: Gia đình bác 2 người già cả rồi cũng không có gì nhiều chỉ có
tivi, cái bếp ga, nhà bác là nhà cấp 4, mới sửa được cái bếp mới xây được
nhà vệ sinh tự hoại. Đầu năm thàng con trai có mua cho cái bình nóng lạnh
cả cái điện thoại này để tiện liên lạc.”(vẻ mặt phấn khởi)
Chú Nam: Bác sướng thế còn gì (cười) như chúng cháu đây còn phải làm
nụng vất vả lắm.
Hỏi: Xin bác và chú cho biết cơ sở vật chất, hạ tầng của phố An Hòa
hiện nay như thế nào?


Chú Nam: “Cơ sở vật chất, hạ tầng nói chung là xây dựng vô tư rồi(chỉ

tay ra đường) khang trang hơn, sạch đẹp hơn trước. Cả địa phương và người
dân cùng đóng góp xây dựng đường điện này.”
Chú Anh: “ Có thêm nước sạch được 2, 3 năm nay, cũng mới kéo lại
đường dây điện, dây cáp, sửa lại nhà văn hóa xây thêm một gian nên rộng rãi
hơn.”
Hỏi: Bác Miễn có bổ sung thêm ý kiến gì không ạ?
Bác Miễn : “ Bác đồng ý với ý kiến của 2 chú .”
Câu 2: Những nhu cầu giải trí, trong thời gian rảnh rỗi mọi người
thường làm gì ạ?
Bác Miễn: “ Lúc rảnh thì bác thường trồng thêm luống râu để láy rau
ăn, không thì dọn dẹp, xem vô tuyến.”
Chú Nam: Công việc bận suốt cũng không có nhiều thời gian ngày đi
làm tối về nghỉ ngơi xem tivi . Hôm nào nghỉ thì chú hay đạp xe đi lượn phố,
đi uống nước chè nói chuyện với hàng xóm.
Chú Anh: Chú thường xem tivi thôi.không thì sang hàng xóm nói
chuyện.
Hỏi: Vậy gia đình các chú và bác đây có hay đi tham quan du lịch
không ạ?
Chú Nam: Đi làm suốt thời gian đâu mà du với trả lịch. Tiền ăn, sinh
hoạt hàng ngày còn phải chi li từng tí một thì lấy đâu ra tiền mà đi.
Bác Miễn: Các con bác cũng hay tổ chức đi,những dịp tết là hay đi lắm.
Bác già rồi cũng chỉ đi cùng chúng nó những chỗ gần, trong tỉnh thôi.


Chú Anh: Bây giờ lo cho cuộc sống gia đình vất vả lắm. nhiều lúc chú
cũng muốn cho gia đình được đi đâu đó nhưng làm gì có thời gian đâu, đi thì
mất việc, mất công .
Hỏi: Vậy gia đình các chú và bác có hay đi khám bệnh định kỳ không
ạ?
Bác Miễn: Bác có hay đi khám định kỳ vì bác có thẻ bảo hiểm cả bây giờ

già rồi nên đi thăm khám xem có bệnh gì không? Bác đang bị thoái hóa cột
sống lên cũng không làm được nhiều việc, 5 sào ruộng đến vụ cũng phải
thuê người làm đấy cháu.
Chú Anh: Chú thì không có bệnh gì quan trọng, chỉ bị đau lưng thôi nên
cũng không đi khám thường xuyên, chú lại không có bảo hiểm nên đi tốn
tiền lắm .
Chú Nam: Chú cũng giống chú Anh, giờ vẫn khỏe thì chú tâm vào làm
việc kiếm tiền cho con cái ăn học. Bệnh tật cũng quan trọng nhưng mình vẫn
khỏe thì không có vấn đè gì?
Câu 3: Vậy bác và các chú có mong muốn và nguyện vọng gì về cuộc sống
không?
Chú Anh: Mong muốn thì nhiều lắm, điều đầu tiên chú muốn đó là các
cấp chính quyền nên tiếp xúc với người dân nhiều hơn để lắng nghe các tâm
tư, nguyện vọng của người dân. Nhiều khi người dân muốn kiến nghị gì cán
bộ cũng không biết mà giải quyết.
Chú Anh: Các cháu cũng thấy đấy, quá trình đô thị hóa phát triển làm mất
đi những nét chân quê, chú là chú không thích hiện đại hóa quá vì mình giờ
vẫn chưa phù hợp để hưởng thụ những thứ đó. Chú muốn các cấp chính


quyền làm thế nào mà để kinh tế địa phương vừa phát triển mà không làm
mất đi những gì vốn có như đất đai chẳng hạn. Trước thì nó của dân mình,
bay giờ thu hồi hết, tiền đền bù được vài dồng có đủ để dân trang trải không.
Ví dụ như bây giờ muốn xây cho trẻ cái sân bóng cho trẻ chơi đấy lấy đâu ra
đất. Nhiều cái nó khó nên mong các cấp chính quyền phải cân nhắc các
quyết định của mình sao cho phù hợp với lòng dân, không thể bừa được.
Bác Miễn: Bác cũng đồng ý với ý kiến của chú Anh. Bác già rồi cũng
không mong muốn gì nhiều chỉ mong sao cho phố mình ổn định phát triển,
người dân sống hòa thuận là vui rồi.
Giai đoạn 3: Kết thúc

Cháu xin cảm ơn các ý kiến trao đổi của các chú các bác về nagyf hôm
nay. Như vậy nhóm đã thảo luận và đã đưa ra được những thông tin xoay
quanh 3 vấn đề chính của đề tài. Sau đay chúng cháu xin tổng kết lại những
ý chính : Về mức sống của người dân phố An Hòa sau khi xác nhập vào
thành phố Ninh Bình thì việc làm cũng như mức sống của người dân có
nhiều chuyển biến, kinh tế phát triển đồng đều, đời sống đầy đủ hơn trước,
ngoài công việc nông nghiệp đã xuất hiện thêm nhiều công việc mới làm
thay đổi đời sống của người dân. Về nhu cầu và mong muốn của người dân
cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, vẫn còn gặp phải những khó khăn cần có
sự quan tâm, xem xét của các cấp chính quyền.Buổi thảo luận cũng đã nêu ra
những mong muốn, nguyện vọng của người dân phố An Hòa để mức sống
được nâng cao hơn nữa.
Qua cuộc thảo luận chúng cháu cũng xin được đóng góp ý kiến của mình
về vấn đề này: Mức sống người dân phố An Hòa cao hơn trước tuy vậy có sự
chênh lệch giữa các hộ.Nhu cầu và mong muốn của các hộ dân khác nhau.


Khó khăn các hộ dân gặp phải phần lớn là vấn đề việc làm và thu nhập. Vì
vậy, rất mong các cấp chính quyền tổ dân phố có những biện pháp phù hợp
để có thể giúp cho các hộ dân có thể ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Trên đây là phần tổng kết cuộc thảo luận, bác và 2 chú có điều gì muốn
góp ý thêm không?Nếu không ai có ý kiến bổ sung thì buổi thảo luận xin
được dừng tại đây.
Cháu xin cảm ơn sự có mặt và các thông tin của bác và 2 chú đã trao
đổi trong buổi thảo luận ngày hôm nay. Các thông tin này rất quan trọng
giúp chúng cháu có thể hoàn thành tốt đề tài thực tập ở Phố An Hòa !




×