Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bố cục đề tài nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.37 KB, 5 trang )

Lời cảm ơn
Trang giải thích những từ viết tắt (nếu có)
Mục lục
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài/ Lý do chọn đề tài/Đặt vấn đề
Trả lời câu hỏi: Tại sao tôi chọn lựa?
Thể hiện được cái mong đợi/cái kỳ vọng cái đáng phải là của chủ đề nhưng
trong thực tế nó đang là khác biệt với tính lôgic vấn đề đặt ra.
- Thể hiện được vấn đề xã hội
- Vấn đề nghiên cứu
- Tên đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Trả lời câu hỏi: Ai đã làm gì? Tôi khác gì?
Tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đề tài nghiên
cứu. Chú ý đến Luận điểm – Luận cứ - Luận chứng của các tài liệu. Nghĩa là
phải phân tích, tóm lược được nội dung và cách thức nghiên cứu của các tài
liệu.
=> Nhằm mục đích chỉ ra + Cái mới, không trùng lắp…. + Cái tính khoa học
của đề tài của mình
Các tài liệu có thể dùng: Sách – tạp chí nghiên cứu – công trình nghiên cứu
(khóa luận – luận văn thạc sỹ - luận án tiến sỹ), Các dự án của các tổ
chức/viện/cơ quan ban ngành/…. Được thẩm định khoa học.
Không dùng các loại như báo thường nhật, báo, tin tức, thời sự….
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nói đến đề tài sẽ mang tính khoa học vì


+ ứng dụng các lý thuyết của xhh vào trong thực tế để tìm hiểu giải thích các
vấn đề xã hội.
+ (Nếu ở trình độ rất cao thường từ Luận án tiến sỹ trở nên đến đề tài cấp


nhà nước hoặc quốc tế thì có thể bổ xung hoàn thiện 1 phần nào đó của 1 lý
thuyết nào đó . hoặc sinh ra một lý thuyết mới)
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giải thích được hiện tượng nào? Giúp cho ai? Tổ chức nào? Để làm gì.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính là đề tài ta đang nghiên cứu
4.2. Khách thể nghiên cứu
Là lĩnh vực của thực tế xã hội chứa đựng đối tượng nghiên cứu đó. Có thể là
+ Các lĩnh vực của đời sống xã hội + Thiết chế/các tổ chức + Tập hợp người
nhóm người.
=> Tùy vào từng nghiên cứu cụ thể phải chỉ rõ khách thế không nói một
cách chung chung
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian : tôi thực hiện NC ở đâu?
+ Phạm vi về thời gian: tôi thực hiện NC trong thời gian nào?
+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Tôi chỉ chọn nội dung nào để NC?
5. Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Mục đích nghiên cứu
-Là cái đích mà chúng ta hướng tới sau khi nghiên cứu.
-Trả lời câu hỏi: Nghiên cứu để làm gì?
-Viết ngắn học từ 2 đến 3 câu.
5. 2. Mục tiêu nghiên cứu
Trả lời câu hỏi: Tôi tìm hiểu những nội dung nào cụ thể?


Cần chỉ rõ Mục đích nghiên cứu (Mục tiêu chung) + Các mục tiêu để đạt
mục đích + Các nhiệm vụ cần làm về nội dung để mục tiêu được thực hiện
5.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tôi sẽ làm gì? Là phần nhỏ hơn và cụ thể hơn mục tiêu nghiên cứu

6.Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Trong phần này lý luận về cách thức tiếp cận của nhà nghiên cứu. Nhà
nghiên cứu đựa trên quan điểm, lập trường của ai? Tác giả nào?
6.2. Phương pháp thu thập thông tin
Tùy thuộc vào từ đề tài nghiên cứu cụ thể nhà nghiên cứu sẽ đề xuất dự kiến
có thể sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể của xã hội học như
thế nào. Ví dụ : Phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán cấu trúc,
phỏng vấn cấu trúc, thảo luận nhóm….
6.3. Phương pháp chọn mẫu
Trong các đề tài nghiên cứu chọn mẫu đại diện là điều hết sức quan trọng để
có thể lấy được các thông tin đại diện của mẫu từ đó suy rộng ra cho tổng
thể.
Trong nghiên cứu xã hội học có thể sử dụng các phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên thuận tiện, chọn mẫu hạn ngạch…..
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
7.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu là một giả định được nhà nghiên cứu đưa ra để kiểm
chứng trong thực tiễn của đời sống xã hội. Giả thuyết đưa ra có thể kiểm
chứng được hoặc chưa có thể kiểm chứng được. Có các loại giả thuyết như
sau.
- Giả thuyết mô tả (S là P). Hiện tại sự kiện đang diễn ra như thế nao?


- Giả thuyết giải thích (S có ảnh hưởng/tác động đến P). Yếu tố nào hiện tại
đang có ảnh hưởng đến sự kiện đang diễn ra , và yếu tố nào là yếu tố có sức
mạnh quyết định đến sự kiện?
- Giả thuyết xu hướng (Càng có S thì càng có khả năng sinh ra P). Nếu như
xuất hiện cùng lúc các yếu tố thì sẽ có khả năng làm cho P xuất hiện
7.2. Khung lý thuyết

- Khung lý thuyết thể hiện toàn bộ ý tưởng của quá trình nghiên cứu. Khung
lý thuyết được xây dựng trên các yếu tố:
+ Đề tài nghiên cứu
+ Mục tiêu nghiên cứu
+ Lý thuyết được sử dụng trong đề tài
+ Giả thuyết nghiên cứu
+ Hệ thống các khái niệm trong đề tài.
- Khung lý thuyết có thể được trình bày theo 2 cách
+ Vẽ thành mô hình các yếu tố tác động
+ Mô tả bằng một đoạn văn bản, các yếu tố trong khung lý thuyết.
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ …. (Ghi cụ thể theo đề tài NC)
1.1. Các lý thuyết (làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu).
1.2. Các khái niệm (làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu).
CHƯƠNG 2: …. (Vấn đề nghiên cứu)
(Ghi cụ thể theo đề tài NC)
2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. …….
2.1.2. ……
2.2. Mô tả kết quả nghiên cứu …. (Ghi cụ thể theo đề tài NC)
2.3 .......


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP….(Vấn đề nghiên cứu)
3.1. ….
3.2.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ




×